1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

PHAN IV

46 335 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 490,92 KB

Nội dung

Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người.. Ví dụ trong hệ sinh thái môi t

Trang 1

104

PHẦN IV

MÔI TRƯỜNG

Trang 2

105

CHƯƠNG XII

TÔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC, KHÔNG KHÍ

XII.1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA MÔN HỌC

Hiện nay môi trường là vấn đề nóng bỏng và cấp bách, không chỉ của một quốc gia, mà của toàn cầu Không chỉ riêng cho các nhà khoa học mà là của tất cả mọi người Sinh thái, tài nguyên, môi trường đã và đang bị phá hủy một cách nghiêm trọng từng ngày, từng giờ với tốc độ rất nhanh chóng Những vấn đề môi trường đang ở mức

độ báo động ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng trong những năm gần đây là: thiếu nước ngọt và sạch, ô nhiễm không khí, ô nhiễm kim loại nặng, thiếu lương thực

Trước những hiện trạng trên, để phát triển kinh tế bền vững, thì phải bảo vệ môi trường Điều tiên quyết để bảo vệ môi trường đúng khoa học và hợp lý là phải hiểu biết

cơ bản về môi trường, nhất là cơ sở môi trường đất nước và không khí Môi trường là một lĩnh vực rộng lớn với nhiều khía cạnh lớn khác nhau, mà những khía cạnh này nó

có mối liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau

XII.2 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÔI TRƯỜNG

XII.2.1 Định nghĩa về môi trường (Definition of environment)

Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên nhân tạo, lý học, hóa học, sinh học, kinh tế xã hội cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người Các yếu tố này có liên hệ mật thiết, tương tác lẫn nhau và tác động lên từng cá thể hay cả cộng đồng để cùng tồn tại và phát triển

XII.2.2 Môi trường thành phần (Component environment)

Môi trường thành phần bao gồm những thành phần khác nhau, mà những thành phần này có tác động lẫn nhau Trong đó mỗi thành phần môi trường, chính là một môi trường với ý nghĩa đầy đủ của nó Ví dụ, đất là thành phần môi trường của môi trường sinh thái, nhưng chinh đất là là một môi trường, gọi là môi trường đất Trong môi trường đất có đầy đủ các thành phần như là: các vật chất vô sinh và hữu sinh

XII.2.3 Sinh thái môi trường (Environmental ecology)

Sinh thái môi trường là ngành khoa học nghiên cứu mối tương tác giữa một cá thể, hay một tập đoàn sinh vật với một hoặc một tổ hợp các yếu tố xung quanh của cá thể hoặc của tập đoàn sinh vật đó Mà những yếu tố này có tác động mạnh mẽ đến từng cá thể hay tập đoàn Ví dụ xét môi trường sinh thái của một nhóm người, thì phải đặt người đó vào vị trí trung tâm và xét các yếu tố như: đất, nước, không khí, các yếu

tố khác có liên quan đến sự tồn tại và phát triển của họ

Một hệ sinh thái môi trường nào đó còn tồn tại thì đều đặc trưng bởi sự cân bằng sinh thái Sự cân bằng này thể hiện ở số lượng các loài, các quần xã sinh vật vẫn giữ được thế ổn định tương đối Sự cân bằng bị phá vỡ do hai yếu tố tự nhiên và nhân tạo

XII.2.4 Đa dạng sinh học (Biodiversity)

Đa dạng sinh học là khái niệm nói lên sự phong phú về nguồn gien, loại sinh vật trong hệ sinh thái và trong các hệ sinh thái trong tự nhiên Ví dụ trong hệ sinh thái môi trường không những có các sinh vật sống mà còn có cả động và thực vật khác nhau và nhiều vi sinh vật khác nhau thì đa dạng sinh học rất phong phú Ngược lại nếu số lượng

cá thể đông nhưng nguồn gen lại ít, thì đa dạng sinh học nghèo nàn

XII 2.5 Định nghĩa suy thoái môi trường (Environmental degradation)

Suy thoái môi trường là một qúa trình suy giảm mà kết quả của nó đã làm thay đổi về chất lượng, số lượng và thành phần môi trường và làm suy giảm đa dạng sinh học Hậu quả cuối cùng là gây hại cho đời sống của con người sinh vật và thiên nhiên

Trang 3

106

XII 3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CẦN BIẾT

XII 3.1 Bảo vệ môi trường (Environmental protection)

Bảo vệ môi trường bao gồm các hoạt động nghiên cứu cũng như các việc làm trực tiếp hay gián tiếp, nhằm tạo mọi điều kiện giữ cho môi trường lành mạnh trong sạch, cải thiện điều kiện vật chất, điều kiện sống của con người và sinh vật ngày càng tốt hơn, mà vẫn duy trì sự cân bằng sinh thái và tăng tính đa dạng sinh học

Một số việc làm nhằm bảo vệ môi trường: Các chính sách nhằm ngăn chặn hậu quả xấu của môi trường, sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý

XII.3.2 Quản trị môi trường (Environmental management)

Là một môn khoa học trong lĩnh vực môi trường, bao gồm việc quản lý từ nguồn thiên nhiên, môi trường và sinh thái theo hệ thống hợp lý khoa học, để từ đó làm đa dạng nguồn tài nguyên, và bảo vệ môi trường bền vừng vẫn đảm bảo kinh tế phát triển Quản trị môi trường là: quản trị sông, hồ, rừng, cây xanh, biển, bờ biển, không khí, dùng đòn bẫy kinh tế-kinh tế môi trường để thúc đẫy sự phát triển bền vững

XII.3.3 Giám sát môi trường (Environmental monitoring)

Là quá trình thu thập, phân tích và báo cáo về các dữ liệu và thông tin về môi trường một cách có hệ thống, liên tục và được thể chế hóa Chương trình giám sát môi trường thường là hệ thống giám sát môi trường, theo dõi tình hình thay đổi môi trường, biến động hệ sinh thái, đất, động thực vật và các sự cố về môi trường Chương trình giám sát môi trường có thể chỉ ở từng vùng, toàn nước, hay cả thế giới Chương trình giám sát có các thành phần tham gia: cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các nhà khoa học, các nhà nông nghiệp, tổ chức phi chính phủ, quần chúng nhân dân Mục tiêu của giám sát môi trường là:

- Mô tả hiện trạng môi trường

- Xác định xu hướng thay đổi chất lượng môi trường

- Đánh giá hậu qủa chương trình và dự án

- Thông tin về quản lý môi trường

- Thu nhập dữ liệu xây dựng mô hình

- Xác định đúng nguồn ô nhiễm

XII.3.4 Giáo dục môi trường _Environmental education_

Là môn khoa học chuyên về các biện pháp giảng dạy huấn luyện khoa học môi trường cho các đối tượng học sinh, sinh viên, hoặc quần chúng nhân dân Kết quả của giáo dục môi trường thể hiện ở trình độ dân trí môi trường Giáo dục môi trường gồm:

- Giáo dục chính quy thông qua trường lớp, có phòng thí nghiệm, nơi thực tập,

- Giáo dục đại chúng thông qua các phương tiện tuyên truyền như báo, đài, cổ động áp phích

XII.3.5 Mối liên hệ của môn học và các ngành khoa học khác

- Liên quan đến sinh học: sinh học đa dạng động vật và thực vật, nhất là các loài hoang dại

- Liên quan đến sinh thái học: liên quan một cách chặt chẽ và dựa trên những nguyên lí

cơ bản của sinh thái học để nghiên cứu

- Liên quan đến khoa học trái đất: khoa học trái đất làm nền tảng cho nghiên cứu về môi trường, những diễn biến xảy ra trong trái đất đều ảnh hưởng đến môi trường và con người

- Liên quan đến khoa học xã hội, dân số, nhân văn, tư tưởng, văn hóa xã hội rất cần thiết cho những nghiên cứu về môi trường

Trang 4

XIII.I.2 Định nghĩa môi trường đất

Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong lòng trái đất Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu

XIII.1.3 Những thành phần chủ yếu của môi trường đất

3.1 Thành phần vô sinh

Thành phần này gồm có một nữa là các khoáng chất, phân nữa còn lại là không khí và nước và một ít chất hữu cơ từ xác bã các động thực vật có trong đất Chất khoáng trong đất có được từ sự phân hũy đá, và nguồn khác đến từ sông hồ, dòng chảy đại dương, các cơn gió bảo, và từ các nguồn khác Tùy theo kích thước cỡ hạt người ta chia thành cát, bụi, đất sét, hạt keo

3.2.4 Sơ đồ các thành phần trong môi trường đất

 Xác bã đông thực vật Nước thổ nhưỡng

 Rễ cây, Không khí trong đất

 Các hạt vô cơ

Trang 5

108

 Các hạt sỏi Vi sinh vật

 Các hạt keo

 Dung dịch đất Nhiệt lượng và nhiệt độ đất

Các thành phần này tạo thành một dây chuyền thực phẩm và dây chuyền năng lượng, tồn tại tất yếu trong môi trường đất

XIII.1.4 Quá trình hình thành và phát triển môi trường đất

Đất được hình thành từ đá mẹ trong các điều kiện môi trường như thời gian, áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, gío mưa, vi sinh vật phân giải, vi sinh vật tổng hợp Tổng hòa và

tổ hợp của các yếu tố môi trường sẽ tạo nên môi trường đất nhất định

- Quá trình Alit, xảy ra trên miền núi cao, khí hậu lạnh ẩm ướt, đất giàu mùn thô

- Quá trình Sialite, quá trình trầm tích, di chuyển từ nhiều nơi để bồi lắng tạo môi

trừơng đất giàu cát và nhiều sản phẩm bồi tụ khác

4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất

- Sinh vật là yếu tố chủ đạo trong quá trình hình thành đất, chúng có chức năng tổng hợp và phân hũy chất hữu cơ Cố định đạm từ không khí và khí trời

- Thực vật màu xanh, cung cấp xác bã với lượng lớn 25 tấn/năm/ha trong rừng nhiệt đới

- Động vật, nguyên sinh động vật, côn trùng, dế, giun

- Khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, dòng chảy làm xói mòn, bốc hơi, hạn hán Địa hình, mẫu chất

- Tác động con người theo hướng tích cực sẽ tăng độ phì, tăng cường đa dạng sinh học, nếu theo hướng tiêu cực sẽ làm toái hoá, xói mòn, sa mạc hóa, laterit hoá

XIII.1.5 Sinh thái môi trường đất

Môi trường đất tự bản thân nó là một hệ phức tạp, trong đó các thành phần sinh vật và phi sinh vật có quan hệ hữu cơ với nhau Môi trường đất là thể tự nhiên phân bố trong khoảng không gian nhất định, gồm có sinh vật, chất vô cơ và chất hữu cơ, nó phân hoá thành các tầng khác nhau về sinh thái, tính chất vật lý hóa học và đặc tính sinh vật

Ngoài ra tập đoàn sinh vật là hệ sinh vật bao gồm nhóm tảo có khả năng quang hợp, nhóm sống nhờ sinh vật khác, nhóm phân giải như vi khuẩn, nấm, Môi trường đất mang tính chất hệ sinh thái hoàn chỉnh

Nghiên cứu sinh thái môi trường đất giúp các nhà nghiên cứu hiểu biết một cách khoa học và toàn diện về các đặc tính của nó, và từ đó sẽ rất hữu ích trong việc sử dụng đất nông nghiệp cũng như bảo vệ môi trường

XIII.2 SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LẠM DỤNG ĐÂT

XIII.2.1 Tài nguyên đất

1.1 Tài nguyên đất trên thế giới

Tổng diện tích đất tự nhiên trên thế giới khoảng 14.800 triệu ha, Theo đánh giá của FAO - UNESCO sự phân bố đất thế giới như sau:

- 20% diện tích đất ở vùng quá lạnh

- 20% diện tích đất ở vùng quá khô

- 20% diện tích đất ở vùng quá dốc

Trang 6

- Phải có nguồn vốn lớn

- Không được xâm canh vào đất rừng, vì rừng đã bị tàn phá nhiều

- Những vùng đất khai hoang là những vùng dân số thấp, nên sẽ hạn chế về lực lượng lao động

- Đối với các nước đã phát triển, sử dụng đất cần phải thận trọng hơn do đất bị suy thoái nhiều, và gía thành nông sản lại quá cao

1.2 Tài nguyên đất ở Việt Nam

Diện tích đất tự nhiên ở Việt nam là 33 triệu ha, trong đó đất nông nghiệp khoảng 6,9 triệu ha chiếm 21% so với đất tự nhiên Theo số liệu của tổng cục quản lí đất đai, thì trong đất nông nghiệp, có khoảng 20% là đất tốt, còn là là đất có nhiều trở ngại cho sản xuất: đất dốc, đất khô hạn, đất úng mặn, nghèo dinh dưỡng

Hiện trạng sử dụng đất ở việt nam như sau:

- Đất nông nghiệp 21,2%

- Đất lâm nghiệp 29,19%

- Đất chuyên dùng 4,91%

- Loại đất khác 44,88%

Nhìn chung, đất cho sản xuất nông nghiệp ngày càng ít, và phân bố không đồng đều,

do vậy cần tăng cường nhiều biện pháp tổng hợp để sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp trước nhu cầu mới của xã hội Việt nam Cũng cần tăng cường một số cây ăn trái có gía trị xuất khẩu trên những vùng đất thích hợp để nâng cao tỷ lệ sử dụng đất

XIII.2.2 Các cơ cấu sử dụng đất

Việc sử dụng đất của một quốc gia sẽ cho thấy tình trạng phát triển của quốc gia

và qua đó những gía trị của đất cũng được biểu hiện đầy đủ qua các sản phẩm được tạo ra từ việc sử dụng này Ngày nay trên thế giới càng chú trọng đến tỷ trọng và hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả sử dụng đất còn thể hiện ở việc bảo vệ nguồn quỹ đất và môi trường đất cho thế hệ con cháu mai sau

sự phát triển nông thôn ngày càng không cách biệt với phát triển thành thị Sử dụng đất

đô thị phải đứng trên quan điểm toàn diện và giữ sự cân đối hài hòa giữa thành thị và nông thôn, và luôn đảm bảo sự phát triển bền vững môi trường

2.2 Sử dụng đất nông thôn

Đất nông thôn sẽ bị hoang hoá dần do lực lượng sử dụng đất ngày càng giảm Thực ra đất nông thôn là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nếu như chúng ta biết sử dụng nó hợp lý và cân đối Quỹ đất nông thôn ở mỗi nước rất khác nhau tùy thuộc vào

Trang 7

110 trình độ phát triển của mỗi quốc gia Dù trong hoàn cảnh nào, theo thông cáo chung của liên hợp quốc nên phủ đất bằng các thảm thực vật phù hợp đất để bảo vệ tài nguyên đất ngày càng bền vững hơn Tránh sự mất đất và suy thoái đất do sự thiếu hiểu biết và quan tâm của cộng đồng

2.3 Sử dụng đất rừng

Đất rừng giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, điều chỉnh nước chảy tràn, cung cấp nguồn thực phẩm quý giá cho con người cũng như động thực vật Ngoài ra nó có thể cung cấp nguồn đa dạng sinh học cho con người, đáng kể nhất là vai trò lọc không khí cho môi trường xung quanh, nhiều nhà khoa học cho rằng rừng là lá phổi cho nhân loại Sản phẩm rừng thì vô cùng phong phú, từ gỗ cho nhiên liệu, gỗ cho công nghiệp và xây dựng, gỗ cho trang trí Hơn nữa rừng có gía trị về mỹ quan, về lịch sử cũng như văn hóa Do vậy chúng ta cần phải sử dụng và quản lý rừng ngày càng chặt chẽ hơn không chỉ đơn thuần khai thác giá trị kinh tế, mà các gía trị khác vô cùng đa dạng và thú vị

Hiện trạng về tài nguyên rừng trên thế giới nói chung và việt nam ngày càng ở mức báo động đỏ Diện tích rừng suy giảm theo cấp số nhân Sự thiệt hại này do nhiều nguyên nhân: cháy rừng, khai thác rừng tùy tiện, do côn trùng và dịch bệnh chỉ chiếm tỉ

lệ nhỏ Hậu quả của việc suy giảm này không thể tính hết được có thể nguy hiểm cho tính mạng và tài sản do bởi thiên tai, lũ lụt liên tiếp xảy ra

Chính vì vậy, cần phải có sự quan tâm đồng bộ để sử dụng và bảo vệ tài nguyên rừng hiệu quả hơn Cụ thể là:

- Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng đầu nguồn Xử lý thích đáng những ai phá rừng bừa bải

- Lập ra các khu bảo vệ thiên nhiên, nhất là các vườn quốc gia

- Có chính sách khen thưởng kịp thời và thích đáng cho nhân dân có trách nhiệm bảo vệ và chăm sóc rừng, chống cháy rừng

- Giáo dục tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bảo vệ và chăm sóc rừng cây xanh

- Thiết lập rừng trồng mới, rừng phòng hộ, nhiều công viên cây xanh bóng mát

- Thiết lập mô hình nông lâm kết hợp, là phương thức sản xuất tốt, cần được nhân rộng rãi trong nhân dân

2.4 Sử dụng đất có vấn đề

Đất có vấn đề là đất cho năng suất thấp, hay là đất xấu Đất này gây rất nhiều trở ngại cho sản xuất nông nghiệp Đối với các nhà khoa học đất, sử dụng đất có vấn

đề là chiến lược lớn của sản xuất nông nghiệp Bởi vì đất có vấn đề có tác động mạnh

mẽ đối với con người và môi trường do: giảm tiềm năng sản xuất của hệ sinh thái, phá

vỡ cân bằng nước, năng lượng, vật chất trong hệ sinh thái Do vậy sử dụng và quản lý đất bạc màu cần phải quan tâm ở một số mặt:

- Trên đất dốc cần phải trồng cây để chống xói mòn

- Cần bón phân chuồng phân xanh để nâng cao phì nhiêu đất

- Cần ngăn chặn sự xâm nhiễm mặn ở các vùng dễ bị nhiễm mặn

- Đất phèn tùy theo từng điều kiện cụ thể: có thể rửa phèn, ém phèn, trồng cây hoa màu chịu phèn Cần phải bảo vệ môi trường tránh bị suy giảm do cải tạo phèn

- Chú ý công tác khuyến nông để giúp người nông dân hiểu hơn về mảnh đất của mình để sử dụng và quản trị hiệu quả hơn

XIII.2.3 Qui hoạch sử dụng đất trong tương lai

Đất đai là cơ sở cho cuộc sống, là phương tiện sản xuất lương thực đầu tiên nuôi sống cuộc sống của con người Đất cũng là thành phần quan trọng của hệ thống sinh thái lãnh thổ, duy trì cuộc sống cho các loài sinh vật trên trái đất Đất là vật chất

Trang 8

111 không ổn định của bề mặt trái đất, nhưng lại là trung tâm để duy trì cuộc sống trên trái đất

Trong vài thập kỹ gần đây, đất đai đang có nhiều mối đe dọa: chất lượng đất đang suy giảm, những vùng đất xấu ngày càng gia tăng, và do nhu cầu phát triển của

xã hội, diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp

Chính vì các vấn đề đã đề cập ở trên, việc qui họach và sử dụng đất trong tương lai cần phải có những định hướng chiến lược lâu dài, những định hướng này phải tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế xã hội cũng như tự nhiên với mục đích là ngày càng tăng tỉ lệ sử dụng đất, duy trì chất lượng đất đai và giữ vững sự phát triển bền vững cho cộng đồng Muốn bảo vệ và sử dụng đất hiệu quỉa cần phải chú ý một số điểm sau:

- Luật bảo vệ đất đai

- Hệ thống tổ chức của bộ máy nhà nước để quản lý và bảo vệ đất đai

- Chính sách nông nghiệp thỏa đáng, giảm thiểu chuyển đất nông nghiệp cho mục đích khác

- Bảo vệ rừng chống du canh du cư chống bỏ đất trống

- Chống ô nhiễm đất do các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp

- Sản xuất nông nghiệp kết hợp chặt chẽ với lâm nghiệp và thủy sản

XIII.2.4 Khái niệm lạm dụng đất và hậu quả của nó

Con người đang đối mặt với sự thiếu đất tốt cho canh tác để đáp ứng nhu cầu lương thực cho hàng tỉ người, và đất sinh hoạt cho sự bùng nổ dân số Đất là nguồn tài nguyên vô gía và không thể phục hồi Trong thời gian qua chúng ta đã không sử dụng hợp lý cá nguồn taì nguyên này, đã làm cho đất ngày càng bị suy thoái, giảm nhanh về mặt chất lượng, đất xấu trở nên nhiều, và đôi lúc trở thành gánh nặng trong sản xuất cho nông dân, có hại cho sức khỏe cộng đồng thông qua chuỗi thực phẩm, và cũng chính là sự thách đố cho các nhà khoa học Do nhu cầu canh tác và những lợi ích kinh

tế trước mắt con người đã chặt và khai thác rừng bừa bãi, vì vậy mà đã xảy ra những tai hoạ về lũ lụt cũng như các hạn hán và sự bất thường về khí hậu trong lĩnh vực toàn cầu

XIII.3 Ô NHIỂM MÔI TRƯỜNG ĐẤT

XIII.3.1 Khái niệm ô nhiễm môi trường đất

Ngày nay, do hoạt động của con người mở rộng ra nhiều lĩnh vực càng đa dạng thì chất thải và ô nhiễm ngày càng phức tạp và càng nhiều Môi trường đất có thể bị ô nhiễm do sự lan truyền từ môi trường không khí, chất ô nhiễm không khí khi lắng tụ sẽì rơi vào môi trường đất

Môi trường nước và môi trường đất có liên quan chặt chẽ với nhau Nước trên mặt đất, nước trong lòng đất Khi môi trường nước bị ô nhiễm thì tất yếu làm ô nhiễm môi trường đất Ngoài ra môi trường đất bị ô nhiễm từ xác bã động thực vật tồn tại trong môi trường đất Đất được xem là ô nhiễm khi nồng độ các chất độc tăng lên quá mức an toàn, vượt trên khả năng tự làm sạch của môi trường đất

XIII.3.2 Phân loại ô nhiễm đất

2.1 Ô nhiễm do tự nhiên

- Ô nhiễm do phèn gây ra ngộ độc Fe2+, Al3+, SO4 2- Ô nhiễm này làm cho nồng

độ các chất naỳ tăng cao trong dung dịch và keo đất Gây ngộ độc cho cây con và môi trường đất

- Ô nhiễm do mặn gây nên hạn sinh lý cho cây Do ngộ độc các chất Na+, K+, Cl-

- Đất bị suy kiệt do xói mòn dinh dưỡng bởi gío mưa

Trang 9

112

2.2 Ô nhiễm nhân tạo

- Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp, khai thác hầm mỏ Ô nhiễm này chủ yếu gây ra ô nhiễm kim loại nặng như Hg, Pb, Cd, Cu

- Ô nhiễm dầu do sự khai thác và rò rĩ từ các tàu chở dầu Tác hại của dầu trên môi trường đất: làm giảm lượng nước và không khí trong môi trường đất, thay đổi kất cấu và đặc tính lý hóa học của đất đưa đến giảm tính co giãn cuả đất Ngoài ra dầu còn tiêu diệt các sinh vật trong đất và có khả năng thấm và làm ô nhiễm mạch nước ngầm

- Ô nhiễm chất hữu cơ từ xác bã hữu cơ, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường đất, làm dư thừa vi sinh vật yếm khí Sẽ gây ô nhiễm CH4, H2S

- Ô nhiễm do chất phóng xạ đến từ thành phần địa chất của đất, vụ nổ bom hạt nhân, sự rò rĩ của các lò phản ứng hạt nhân, và từ các trung tâm nghiên cứu khoa học Các chất này xâm nhập vào môi trường đất vào cơ thể động thực vật và sinh vật và thấm xuống nước ngầm

- Ô nhiễm vi sinh vật, nghiên cứu gần đây cho thấy, vi trùng gây bệnh trong đất cao rất nhiều lần trong nước, sinh sôi nảy nở cũng rất nhanh Nguồn ô nhiễm này đến từ việc sử dụng phân xanh phân chuồng chưa hoai, hoặc từ chất thải của động vật và con người

- Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp: lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu, tàn tích của thực vật trong điều kiện yếm khí sẽ gây ra nhiều chất độc, tàn tích cây rừng quá dư thừa sẽ tạo ra môi trường đất acid

- Ô nhiễm đất do chất thải đô thị: bãi rác, nước thải, bùn cống rãnh, hầm tự hoại

XIII.3.3 Tác hại của ô nhiễm đất

- Sự tồn tại của một số chất độc trong đất có tác dụng không tốt đến sinh trưởng

và phát dục của cây

- Suy kiệt dinh dưỡng, đất trở nên già cỗi , giảm diện tích đất canh tác

- Suy giảm năng suất cây trồng, đời sống không ổn định, gây sự bất ổn về xã hội

- Tàn phá về mặt sinh thái môi trường

- Có nguy hại cho sức khoẻ cộng đồng qua chuỗi thực phẩm cuả hệ sinh thái

XIII.3.4 Biện pháp khắc phục

- Hạn chế sự lạm dụng phân bón thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp

- Kiểm soát và có biện pháp xử lý các chất thải công nghiệp và chế biến một cách hữu hiệu

- Bôì hoàn độ phì tự nhiên của đất bằng việc sủ dụng phân chuồng phân xanh đã hoai và luân canh hợp lý

- Cải tạo và có biện pháp canh tác thích hợp trên đất phèn và đất mặn

XIII.3.5 Khả năng tự làm sạch của môi trường đất

5.1 Những điều kiện gia tăng khả năng tự làm sạch của đất

- Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất càng nhiều thì làm tăng khả năng tự làm sạch của đất

- Đất nhiều mùn thúc đẩy khả năng này

- Tình trạng môi trường đất chưa hoặc ô nhiễm ít

- Sự thoát và giữ ẩm tốt

- Cấu trúc đất tốt, chủ yếu là cấu trúc dạng hạt

- Giàu vi sinh vật về số lượng cũng như chủng loại, cũng như môi trường thích hợp cho các vi sinh vật hoạt động

- Khả năng oxy hóa của đất tốt

5.2 Những giới hạn của khả năng tự làm sạch

- Điều kiện môi trường; tính đệm, khả năng hấp phụ, vi sinh vật, hạt keo

Trang 10

113

- Nồng độ và cấu trúc các chất gây ô nhiễm

- Môi trường đất có tính tự làm sạch cao hơn môi trường nước và không khí nhưng khi chất ô nhiễm đã vượt khả năng tự làm sạch, thì tình trạng ô nhiễm càng trầm trọng hơn và sẽ lan truyền mạnh mẽ đến môi trường không khí và nước Vì vậy tác hại của ô nhiễm môi trường đất sẽ tăng lên đột ngột, có nhiều rủi ro cho sức khỏe của cộng đồng

XIII.4.XÓI MÒN ĐẤT

XIII.4.1 Khái niệm xói mòn đất

Xói mòn đất thường xảy ra trên lớp đất mặt đang được canh tác Sự xói mòn đất xảy ra ở những vùng đất có cao trình chênh lệch nhiều Thường xói mòn chủ yếu do nước và gío Ở các quốc gia đang phát triển, tình trạng xói mòn rầt nghiêm trong tập trung ở Châu Á và Châu Phi

XIII.4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn

2.1 Do tự nhiên

- Do nước, năng lượng rơi tự do của giọt mưa đã công phá trực tiếp và làm vỡ hạt đất Số lượng mưa càng nhiều thì sự công phá này càng mạnh, kèm theo địa hình dốc sẽ làm tăng tốc độ dòng chảy, vì vậy sự xói mòn càng mạnh

- Do gío, khi tốc độ gío vượt qua mức nhất định sẽ gây xói mòn Những hạt đất bị gío cuốn khỏi mặt đất khi rơi xuống tác động mạnh mẽ vào các hạt còn lại, tạo nên

sự kích thích chuyển động Những hạt nhẹ hơn sẽ bị gío cuốn theo Tùy theo tốc

độ của gío sẽ tạo ra xoí mòn cục bộ hay thường xuyên

- Các nhân tố môi trường đất cũng ảnh hưởng đến xói mòn: độ thấm càng lớn xoí mòn càng ít, hạt đất càng nhỏ xói mòn càng mạnh, đất có kết cấu tốt ít bị xói mòn

2.2 Do con người

- Con người có tác động trực tiếp to lớn đến quá trình xói mòn Có thể phá hủy môi trường đất nhanh chóng qua các hoạt động chủ yếu:

- Đốt rừng, phá rừng làm mất thảm thực vật phủ đất

- Khai phá đất trồng trọt bừa bãi

- Không làm đường đồng mức hay ruộng bậc thang

- Phá rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, phá rừng nơi quá dốc

- Chưa có biện pháp cụ thể để giữ đất, giữ nước, chưa chú ý đến các biện pháp tác động đến đất nhằm cải thiện tính chất đất, hạn chế xói mòn

XIII.4.3 Tác hại của xói mòn

3.1 Tác hại về mặt sinh thái nông nghiệp

- Đất sẽ bị suy kiệt về mặt dinh dưỡng, trở nên cằn cỗi và sa mạc hóa

- Giảm nhanh sản lượng cây trồng, mất dần diện tích canh tác

- Đời sống người dân không ổn định, gây bất ổn về mặt xã hội

3.2 Tàn phá môi trường

- Do xói mòn đất đưa đến việc gia tăng diện tích đất trống đồi trọc

- Xói mòn đất sẽ kèm theo lũ lụt, hạn hán, khí hậu khu vực thay đổi rõ rệt

- Công tác tưới tiêu có trở ngại do diện tích các hồ chứa bị hạn chế

- Xói mòn gây đất bị sụt lỡ, phá hại cầu đường, tàn phá ruộng nương, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng con người

XIII.4.4 Biện pháp chống xói mòn

4.1 Biện pháp thủy lợi

- Đào mương, đắp bờ trên mặt dốc, ngăn chặn dòng chảy, hạn chế tốc độ dòng chảy

- Xây dựng bờ vùng bờ thửa ở miền núi

Trang 11

114

4.2 Biện pháp nông nghiệp

- Che phủ đất

- Làm đất gieo trồng theo đường đồng mức

- Làm mương và ruộng bậc thang

- Bón phân hữu cơ cho đất tăng lượng mùn và kết cấu đất

4.3 Biện pháp lâm nghiệp

- Bảo vệ rừng nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ môi trường

- Trồng rừng phủ xanh đồi trọc, chú ý mật độ để tránh xói mòn

- Trồng cây rừng với bộ rễ ăn sâu kết hợp xen với cây phủ đất, chống xói mòn

XIII.4.5 Đánh gía sự xói mòn đất

- Dùng những dụng cụ theo dõi bằng huỳnh quang hay phóng xạ, hoặc dùng chất đồng vị phóng xạ Ca137

- Dùng cọc xác định độ cao ở một số vị trí nhất định sau từng mùa mưa đo lại khoảng cách từ mặt đất đến đầu cọc Hiệu số của các lần đo là kết quả sự xói mòn tính theo cm/ mùa mưa

- Dùng máy đo sự hạ thấp của bề mặt đất, sau đó sẽ suy đoán tổng lượng đất thất thoát, và tính kết quả thất thoát trên đơn vị diện tích

XIII.5 SỰ SUY THOÁI ĐẤT VÀ BẢO TỒN ĐẤT

XIII.5.1 Khái niệm về sự suy thoái đất

Đất là cơ sở cho cuộc sống, là thành phần quan trọng của hệ sinh thái, duy trì cuộc sống cho các loài sinh vật trên trái đất

Suy thoái đất được xem như là sự suy giảm chất lượng đất đai, sự suy giảm này

cả về mặt lý học, hóa học và sinh học Tiến trình có thể nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào một số điều kiện của thời tiết khí hậu

Ngày nay suy thoaí đất là vấn đề sinh thái quan trọng nhất ở các quốc gia đang phát triển nhất là ở Châu Phi, đặc biệt là ở những vùng sa mạc, bán sa mạc, cũng như vùng khí hậu ẩm ướt

XIII.5.2 Phân cấp mức độ suy thoái đất

2.1 Suy thoái đất nhẹ: một phần đất bề mặt bị mất đi, 70% thực vật còn được

duy trì che phủ đất

2.2 Suy thoái đất trung bình: hầu hết đất bề mặt bị mất đi Dinh dưỡng bị

nghèo kiệt, có thể gây độc cho cây trồng, khả năng giữ nước kém Chỉ có từ 30-70% thảm thực vât che phủ

2.3 Suy thoái đất nặng: Dinh dưỡng nghèo kiệt trầm trọng, độc chất tác hại

đến cây, Thực vật nghèo nàn Có khoảng ít hơn 30% thực vật tự nhiên che phủ Khả năng phục hồi chất lượng đất tương đối khó và cực kỳ tốn kém

2.4 Suy thoái đất trầm trọng: Không còn thực vật che phủ Không thể phục

hồi

XIII.5.3 Tác nhân ảnh hưởng đến sự suy thoái đất

3.1 Do tự nhiên

- Các quá trình mất chất dinh dưỡng do gió và nước mưa, nước chảy tràn

- Sự acid, phèn, mặn hóa, gley hóa, laterit hóa, sự úng và yếm khí

Trang 12

- Đất bị phá vỡ cấu trúc do mưa và chảy tràn

XIII.5.4 Hậu quả cuả sự suy thoái đất

- Làm giảm tiềm năng sản xuất của hệ sinh thái

- Phá vỡ cân bằng nước, năng lượng, chu trình vật chất trong hệ sinh thái

- Tác hại đến môi trường sinh thái như làm giảm giá trị của đất, giảm khả năng dẫn thủy, giảm sức chứa của các hồ

- Giảm diện tích canh tác gây ra sự bất ổn về xã hội

- Ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng

- Tăng nguồn đầu tư vốn canh tác nông nghiệp

- Giảm đa dạng sinh học

XIII.5.5 Mối tương quan giữa bảo tồn môi trường đất và môi trường nước

- Phản ứng của xã hội đối với sự suy thoái đất là bảo tồn đất, có thể đưa ra các phương pháp có thể kiểm soát hoặc ngăn chặn sự thoái hóa đất Mục đích cuối cùng của bảo tồn đất là duy trì sự hoạt động của sinh vật liên tục và lâu dài trong đất, hạn chế mức độ thất thoát đất

Trong thực tế, bảo tồn đất và nước là một trong những thách thức to lớn của thời đại chúng ta Những giải pháp đã được công bố và đưa vào thực tiễn, tuy nhiên làm sao có được áp dụng tốt và giải pháp thích hợp cho từng điều kiện cụ thể ở từng quốc gia

XIII.5.6 Một số định hướng chung:

- Chính sách của nhà nước từ trung ương đến địa phương

- Vấn đề về kinh tế xã hội

- Tổ chức cuả các nông dân trực tiếp tham gia sản xuất

- Các công ty xí nghiệp, các tổ chức đoàn thể

- Thị trường tiêu thụ

- Giáo dục cộng đồng

- Cộng đồng đô thị

Trang 13

116

CHƯƠNG XIV

MÔI TRƯỜNG NƯỚC (Aquatic environment)

XIV.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

XIV.1.1 Khái niệm môi trường nước

Môi trường nước là môi trường thành phần, là thành phần môi trường quan trọng không thể thiếu trong hệ sinh thái môi trường Môi trường nước duy trì sự sống,

sự trao đổi chất, sự cân bằng sinh thái trên toàn cầu Bản thân môi trường nước là dạng môi trường đầy đủ, có hai thành phần chính là nước và các chất tan và chất khí

Môi trường nước bao gồm các dạng nước: nước ngọt, nước mặn, nước ao hồ, sông ngòi, nước đóng băng tuyết, hơi nước, nước ngầm

XIV.1.2 Chu trình nước trong tự nhiên

2.1.Chu trình nước toàn cầu

Chu trình nước toàn cầu đến từ nhiều nguồn khác nhau: Sông ngòi, mưa trên biển đất liền, sông ngòi, băng tuyết, nước ngầm, hơi nước trong không khí Ngoài ra nước có thê bị mang đi do bốc hơi, chảy tràn Có thể tóm tắt chu trình nước như sau: nước từ biển bốc hơi trên bề mặt trên không trung gặp lạnh ngưng tụ thành mây, mây thấp tạo ra những hạt nước lớn dẫn đến mưa Phần nước mưa gặp lạnh sẽ đông thành băng tuyết, phần còn

lại chảy xuống trũng ao và chảy ra suối và đại dương Phần nước trên đất liền sẽ ngấm xuống đất tạo ra các dạng nước khác nhau

Chu trình nước toàn cầu quyết định khả năng cấp nước ngọt cho con người, hoạt động nông nghiệp, và các hoạt động khác Sự khác nhau giữa lượng mưa và bốc hơi, đó chính là lượng nước chảy tràn từ đất liền ra biển Trong thực tế nguồn nước ngọt và nước mưa phân bố không đồng đều Như vậy nguồn nước ngọt vẫn luôn thiếu cho một số vùng, nhất là những vùng lượng mưa hàng năm thấp mà dân số luôn gia tăng

Hiện nay hàng năm thế giới chỉ sử dụng khoảng 50 % lượng nước có thể khai thác Trong tương lai, nguồn nước ngọt theo đầu người ở Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ không thay đổi, nhưng theo dự đoán của một số chuyên gia Châu Á, Châu Phi, Mỹ LaTinh tình trạng thiếu nước ngọt sẽ xảy ra

2.2 Chu trình luân hồi của các nguồn nước

Trong tự nhiên nguồn nước luôn được luân hồi theo chu trình nước thủy văn Theo chu trình này lượng nước luôn được bảo tồn hay chuyển từ dạng này sang dạng khác hoặc từ nơi này đến nơi khác Tùy theo nguồn nước thời gian luân hồi có thể ngắn vài tuần hay rất dài hàng ngàn năm Nguồn nước ngọt được luân hồi qua quá trình bốc hơi và mưa Nguồn nước và thời gian luân hồi sẽ được giới thiệu trong bảng sau

Nguồn Thời gian luân hồi Nguồn Thời gian luân hồi

- Nước cần cho sinh hoạt Xã hội càng phát triển thì nhu cầu này càng cao

- Nước được dùng để chữa bệnh bệnh thấp khớp, bệnh tim mạch, ngoài da

Trang 14

117

3.2 Nước dùng cho sản xuất nông nghiệp

- Tất cà cá loài thực vật đều có nhu cầu về nước

- Có một số loài thực vật có thể chịu được nước phèn, mặn, lợ

- Hiện nay 80% nguồn nước ngọt được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp

3.3 Nước cho sản xuất công nghiệp

- Nước cũng rất quan trọng cho sản xuất công nghiệp như: làm lạnh động cơ, dung môi hòa tan cho các phản ứng hóa học, cho khai thác

- Tùy theo yêu cầu cho sản xuất công nghiệp, người ta đòi hỏi lượng nước rất khác nhau Nước cũng rất cần thiết cho công nghiệp chế biến: lương thực, thuộc

da, giấy, rau quả, rượu

- Nước dùng trong công nghiệp được chia làm 3 loại: nước có độ cứng tạm thời (chứa bicoabonat), độ cứng vĩnh viễn (chứa nhiều muối gốc sunphat, clo), nước có

độ cứng chung (chứa Canxi, magiê)

3.4 Nước dùng cho giao thông và phát triển du lịch

- Nước bề mặt là yếu tố quan trọng để phát triển giao thông bằng đường thủy Các sông ngòi, kênh rạch đại dương là môi trường thuân lợi để phát triển giao thông Vận chuyển bằng đường thủy gía thành lại rẽ hơn rắt nhiều

- Nước cung cấp lượng rất lớn cho sinh hoạt du lịch, bên cạnh đó nước là môi trường lý tưởng để phát triển các dạng du lịch như: du lịch bải biển, du lịch trên sông, du lịch biển,

3.5 Khối lượng nước của trái đất

- Khối lượng nước của trái đất bao hàm lượng nước của tất cả các dạng nước hiện hữu trên bề mặt của trái đất

- Có khoảng 7/10 trái đất được bao phủ bởi nước, trong đó có khoảng 98 % là nước mặn, 1,7% là nước đóng băng ở hai cực Lượng còn lại là nước ngọt Một số tính toán cho thấy rằng lượng bốc thoát hơi bằng với lượng nước mưa

XIV.2 CÁC THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA MÔI TRƯỜNG NƯỚC

XIV.2.1 Thành phần sinh học

Mức độ đa dạng của môi trường nước phụ thuộc rất nhiều yếu tố, yếu tố vô sinh như nhiệt độ, độ mặn, dòng chảy Yếu tố hữu sinh là thành phần các loài sinh vật hiện diện trong nước Các thành này có sự liên quan chặt chẽ và mật thiết với nhau Thành phần sinh học chủ yếu trong môi trường nước là:

1.1 Vi khuẩn:

- Vi khuẩn trong môi trường nước ở nhiệt độ nhất độ có tác dụng phân hũy chất hữu cơ Vi khuẩn được chia làm nhiều nhóm: vi khuẩn dị dưỡng, vi khuẩn tự dưỡng

- Vi khuẩn dị dưỡng dùng các nguồn hữu cơ làm năng lượng trong quá trình sinh tổng hợp trong nhóm này lại chia thành vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí, và vi khuẩn tùy nghi

- Vi khuẩn tự dưỡng gồm những vi khuẩn có khả năng oxy hoá chất vô cơ để thu năng lượng, và dùng CO2 làm nguồn cacbon trong quá trình sinh tổng hợp

1.2 Nấm và men

Nấm và men phát triển trong môi trường với pH và nhiệt độ thích hợp chúng sẽ phát triển rất nhanh Nấm men không có khả năng quang hợp, nước ao tù chúng phát triển rất mạnh

1.3 Siêu vi trùng

Trong nguồn nước tự nhiên thường tồn tại các loại siêu vi trùng Chúng có kích thước cực nhỏ, siêu vi trùng là dạng ký sinh nội bào, chúng chỉ sinh sôi trong tế bào của vật ký

Trang 15

118 chủ, chúng không có hệ thống tự chuyển hóa để sinh sản Khi xâm nhập vào tế bào vật chủ, chúng chuyển hóa tế bào để tạo thành siêu vi trùng mới

1.4 Các loại sinh vật khác

1.4.1 Tảo

Tảo là loại thực vật đơn giản nhất có khả năng quang hợp Chúng không có rễ, thân lá Có cấu trúc đơn bào, thuộc dạng thực vật phù du Tảo phát triển mạnh trong nguồn nước ấm, chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm và lân Nước ao tù, nước thải sinh hoạt, công nghiệp là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của tảo

1.4.2 Bèo lau sậy

Chúng phát triển mạnh ở vùng nước ao tù nhiều dinh dưỡng Cùng với rong tảo , chúng cũng là thực vật chỉ thị cho hiện tượng phú dưỡng

1.4.3 Động vật đơn bào

Là các loài động vật trong nước chỉ có một tế bào, chúng sản sinh theo cơ chế phân bào Chúng sử dụng chất hữu cơ dạng rắn để làm thực phẩm Động vật đơn bào đóng vai trò quan trọng trong dây chuyền thực phẩm

2.1 Các ion hòa tan

Nước tự nhiên là dung môi hòa tan các muối, acid, và bazơ Trong nước biển,thành phần các ion sẽ theo thứ tự giảm dần: Cl -, Na+ , SO42- , Bo, Si, F Trong nước sông hồ nhiều nhất là bi- cacbonat HCO3, Ca 2+, Thành phần nước biển tương đối đồng nhất Thành phần nước sông thường không đồng nhất Trong thực tế ở mỗi môi trường khác nhau thì hàm lượng chúng thay đổi rất nhiều, phụ thuộc vào chu trình địa chất, địa hình, vị trí thủy vực và khí hậu

2.2 Các khí hòa tan

Các khí hòa tan trong nước đến từ nhiều nguồn: sự hấp phụ của không khí vào nước, Hoặc do các quá trình sinh hóa trong nước Nồng độ các chất này phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suắt của môi trường nước Một số chất khí hòa tan được quan tâm trong môi trường nước:

- Oxy hòa tan: được sử dụng để đánh gía môi trường ô nhiễm

- CO2 đến từ nhiều nguồn khác nhau; sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu

cơ, của quá trình trao đổi giữa đất nước và không khí đi vào môi trường nước Nồng độ CO2 có tương quan đến độ pH của nước

- H2S tạo ra trong môi trường yếm khí có sự tác động của vi sinh vật Trong nước

có nhiều chất này sẽ có muì hôi nặng và gây ô nhiễm mùi cho môi trường lân cận

2.3 Các chất rắn lơ lửng

- Các chất này ở dạng vô cơ, hữu cơ, hoặc chất keo Các chất rắn co thể chia thành rắn có thể lọc được, có kích thước lớn hơn 100_m , và không lọc được có kích thước nhỏ hơn 1_m

- Các chất rắn còn được phân chia theo độ bay hơi, chất rắn bay và không bay hơi

2.4 Các chất hữu cơ

- Các chất hữu cơ là các chất có liên kết C-H trong phân tử Nước bị ô nhiễm từ nhiều nguồn thì hàm lượng chất này trong nước sẽ rất cao Trong nước chất hữu

cơ có 2 nhóm;

Trang 16

XIV.3 Ô NHIỂM NGUỒN NƯỚC

XIV.3.1 Định nghĩa ô nhiễm môi trường nước

Môi trường nước có thể bị nhiễm bẩn hoặc bị ô nhiễm Nhiễm bẩn có thể màu sắc bị thay đổi chưa gây hại Ô nhiễm môi trường nước là nồng độ chất gây ô nhiễm vượt quá mức an toàn cho phép Ô mhiễm nguồn nước cho nông nghiệp và công nghiệp thì gây ô nhiễm cho nguồn nước uống và sinh hoạt

Hay nói một tổng quát, bất cứ sự thay đổi chất lượng nước về mặt vật lý, hóa học hay sinh học, mà sự thay đổi này có tác hại đến tất cả sinh vật, hay sự thay đổi này làm cho nước không thích hợp cho bất cứ mục đích sử dụng nào thì được xem là ô nhiễm môi trường nước

XIV.3.2 Các nguồn gây ô nhiễm

Có nhiều nguồn gây ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm Hầu hết các nguồn gây ô nhiễm là do hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông thủy, dịch vụ, và sinh hoạt do con người

Ô nhiễm do tự nhiên có thể nghiêm trọng nhưng không thường xuyên và cũng không phải là nguyên nhân chủ yếu gây suy thoái chất lượng nước Một số các nguồn gây ô nhiễm:

2.1 Ô nhiễm từ khu dân cư

Nước thải từ khu dân cư là nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, các cơ quan chứa chất thải trong quá trình sinh hoạt, Đặc điểm nước thải sinh hoạt là có hàm lượng khá cao của các chất hữu cơ không bền vững, chất rắn và nhiều vi trùng Hàm lượng chất ô nhiễm trong nước thải sẽ thay đổi khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt, điều kiện sinh thái của từng vùng

2.2 Ô nhiễm từ khu công nghiệp và chế biến

Nước thải công nghiệp là nước thải từ cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất

- Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm đường, sửa, thịt, tôm, cá, nước ngọt, bia chứa nhiều chất hữu cơ

- Nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, sulfua

- Nước thải của các xí nghiệp ắc quy có nồng độ chì và acid khá cao

- Nước thải nhà máy bột giấy chứa nhiều chất rắn lơ lửng, phenol

2.3 Nước chảy tràn mặt đất

Nước chảy tràn mặt đất do mưa, nước thoát từ ruộng vườn sẽ là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ Nước chảy tràn qua đồng ruộng có thể cuốn theo rác, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón Nước rửa trôi qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ làm ô nhiễm do chất rắn, vi trùng, hóa chất, Nồng độ chất ô nhiễm do chảy tràn phụ thuộc vào cường độ và diện tích của vùng mưa, và khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt mà nước chảy qua

2.4 Môi trường nước bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên

- Ô nhiễm do mặn, nước mặn theo thủy triều hoặc từ muối mỏ trong lòng đất, khi

có điều kiện hòa lẫn trong môi trường nước, làm cho nước bị nhiễm clo, Natri nồng độ muối khỏang 8 g/l thì hầu hết các thực vật đều bị chết

Trang 17

120

- Ô nhiễm do phèn, các quá trình phèn hoá trong đất khi gặp nước sẽ loang ra làm

ô nhiễm nguồn nước Nguồn nước trở nên giàu nhôm, sắt di động Hầu hết thực vật sẽ ngộ độc khi pH< 4

- Ngoài ra sự hoạt động của con người cũng góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm

do các yếu tố tự nhiên như do xói mòn đất cuốn trôi các phần tử đất

XIV.3.3 Các tác nhân gây ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường nước có thể do hiện tượng tự nhiên như núi lửa, lũ lụt, xâm nhiễm mặn, phèn Tuy nhiên hoạt động của con người mới chính là nguyên nhân phổ biến và trầm trọng nhất Các hoạt động của con người ngày càng gia tăng về qui mô và

đa dạng trên các lĩnh vực: sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khai khoáng giao thông, nông nghiệp, công trình thủy lợi, du lịch Tất cả những hoạt động này đưa

số lượng lớn các chất thải vào đại dương, sông hồ, nước ngầm làm suy giảm rỏ rệt chất lượng nước tự nhiên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới

Có 10 nhóm tác nhân cơ bản:

1 Các chất hữu cơ dễ bị phân hũy sinh học Chất này gồm các chất béo, protein

chúng là chất gây ô nhiễm phổ biến ở khu dân cư và khu công nghiệp chế biến thực phẩm

2 Các chất hữu cơ bền vững, các chất này thường có độc tính cao khó bị phân hũy

Một số tích lũy và lưu tồn lâu dài trong môi trường và cơ thể sinh vật nên gây tác hại trầm trọng đến hệ sinh thái nước Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp, nước chảy tràn từ các vùng sản xuất nông nghiệp, các hóa chất bảo vệ thực vật

3 Các kim loại nặng, các chất này có độc tính cao đối với con người, động vật và thực

vật qua chuỗi thực phẩm Các kim loại nặng thường có trong nước thải công nghiệp là: chì, thủy ngân, asen, mangan, cadmium Đây là những chất rất độc đối với con người khi chúng vượt quá ngưỡng an toàn

4 Các ion vô cơ, các ion vô cơ có nồng độ cao trong nước tự nhiên đặc biệt là nước

biển và khu dân cư Khi vượt quá nồng độ cho phép đều không an toàn cho thực vật, động vật và sẽ có ảnh hưởng không tốt đến hệ sinh thái nước

5 Dầu mỡ là chất lỏng khó tan trong nước, nhưng tan trong dung môi hữu cơ Dầu mỡ

có thành phần hóa học rất phức tạp, có độc tính cao và tương đối bền vững trong môi trường nước Độc tính và tác động sinh thái của dầu mỡ tùy thuộc vào từng loại dầu Hầu hết các loài động và thực vật đều bị tác hại do dầu mỡ, do dầu cản trỡ quá trình quang hợp, hô hấp và cung cấp dinh dưỡng

6 Màu trong nước tự nhiên có thể do chất hữu cơ trong cây cỏ bị phân rã, nước có sắt

và mangan dạng keo hoặc hoà tan

7 Mùi trong môi trường nước do: chất hữu cơ từ cống rãnh khu dân cư, các xí nghiệp

chế biến, các khu hóa chất, sản phẩm từ sự phân hũy cây, động vật

8 Chất phóng xạ,trong môi trường luôn luôn tồn tại lượng phóng xạ do hoạt động của

con người Các sự cố phóng xạ gây tác hại nghiêm trọng đến con người và sinh vật, do khả năng xuyên thấu của chúng cưcû mạnh Một số hạt nhân phóng xạ được tìm thấy chủ yếu trong nước là Radi và Kali-40, cacbon-14 Hạt nhân phóng xạ đáng quan tâm nhất trong nước uống là rađi Những năm gần đây, ở Mỹ đã tìm thấy chất này trong nước ở một số nơi có sản xuất uran

9 Nhiệt độ cũng là tác nhân vật lý gây ô nhiễm nguồn nước Nhiệt độ gia tăng có thể

làm thay đổi cấu trúc của hệ sinh thái nước Khi nhiệt độ gia tăng thì oxy hòa tan

thường giảm, do vậy sẽ gây ảnh hưởng đến sinh sản vì trứng hay cá con rất mẫn cảm với sự tăng nhiệt độ

Trang 18

121

10 Các chất tẩy rửa, và các chất phụ gia tẩy rửa Những nghiên cứu gần đây cho thấy

các chất này đã góp phần làm ô nhiễm môi trường nước ngày càng gia tăng, do nhu cầu sử dụng các chất tẩy rửa cho sinh hoạt cũng như các ngành công nghiệp

XIV.3.4 Tác hại của ô nhiễm môi trường nước

- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng qua việc sử dụng nước cho sinh hoạt

- Khi môi trường nước bị ô nhiễm, khả năng xâm nhiễm, bay hơi, khuyến tán vào môi trường lân cận rất cao và nhanh, từ đó kéo theo sự ô nhiễm dây chuyền và gây độc

- Nhu cầu nước của thực động vật và con người rất lớn, do vậy khả năng tác hại của môi trường nước khi ô nhiễm thì rất trầm trọng

- Giáo dục trong nhân dân ý thức bảo vệ môi trường nước

- Hạn chế ô nhiễm nguồn nước ở nông thôn do các chất thải rắn, hữu cơ, nhiễm phèn, mặn

- Giảm mức độ ô nhiễm thành thị, do nước sinh hoạt, nước thải công nghiệp, chế biến,bệnh viện, và từ các khu du lịch

- Đề nghị các biện pháp xử lý nước thải thích hợp cho các nhà máy xí nghiệp trước khi thải ra hệ thống thải chung

- Thường xuyên kiểm tra và có biện pháp xử lý kịp thời những nơi vi phạm

- Đầu tư nghiên cứu triệt để và có hiệu quả các đề án xử lý ô nhiễm nước

XIV.3.6 Khái quát ô nhiễm môi trường biển và ven biển

6.1 Ô nhiễm môi trường biển

- Ô nhiễm do con người khai thác tài nguyên biển làm cho xói mòn bờ biển, mất cân bằng môi sinh, tài nguyên ngày càng cạn kiệt

- Khai thác dầu, đá dầu, đá cháy Đó là kết quả của sự rò rỉ trong quá trình khai thác

- Ô nhiễm do tàu bè, giao thông trên biển

- Ô nhiễm do chất thải đô thị

- Khả năng tự làm sạch của biển rất lớn vì vậy ô nhiễm biển vẫn còn ở mức độ thấp

6.2 Ô nhiễm ven biển

- Ảnh hưởng của ô nhiễm các hệ sinh thái lân cận nên ô nhiễm ven biển ngày nay đang ở tình trạng báo động đỏ:

- Do khai thác và sử dụng không hợp lý tài nguyên ven biển như đốn rừng, chuyển đổi hệ canh tác

- Ô nhiễm ven biển sẽ tăng lên gấp đôi do ven biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường biển, môi trường đất liền và cửa sông

- Không được quan tâm đầu tư đúng mức, nên hiệu quả sử dụng tài nguyên ven biển ngày càng thấp và nguy cơ ô nhiễm càng trầm trọng

XIV.4: HIỆN TRẠNG Ô NHIỂM NGUỒN NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

XIV.4.1 Ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

Từ năm 1977, trong chương trình môi trường của Liên hợp quốc, tổ chức khí tượng thế giới, tổ chức sức khỏe thế giới, đã phối hợp thành lập hệ thống quan trắc môi trường toàn cầu _GEMS: global environment management system_ Qua kết quả nghiên cứu

Trang 19

122 bước đầu đã cung cấp một số thông tin về mức độ ô nhiễm nguồn nước ngọt toàn cầu như sau:

1.1 Ô nhiễm do chất hữu cơ

- Chất hữu cơ là tác nhân gây ô nhiễm phổ biến nhất trong sông hồ

- Ô nhiễm hữu cơ được đánh gía chủ yếu qua các chỉ số: BOD, COD, DO Có khoảng 10% các dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ rõ rệt BOD > 6.5mg/l , COD > 44 mg/l Có khỏang 50% số dòng sông bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ BOD # 3 mg/l, COD # 18 mg/l

Trong thập kỹ gần đây, ở các nước đã phát triển, mức độ ô nhiễm hữu cơ giảm rõ rệt

do có quan tâm xử lý ô nhiễm Tại các quốc gia đang phát triển và các nước chậm phát triển lượng chất hữu cơ trong sông hồ ngày càng gia tăng ở mức báo động

1.2 Ô nhiễm do vi sinh gây bệnh

- Do ảnh hưởng của khối lượng lớn nước thải sinh hoạt, cũng như cống rãnh đổ vào các dòng sông Do vậy hàm lượng vi sinh gây bệnh ngày càng cao

- Ô nhiễm nguồn nước do vi trùng là nguyên nhân gây chết 25.000 người mỗi ngày ở các quốc gia đang phát triển

- Theo tiêu chuẩn vệ sinh của tổ chức y tế thế giới, tổng vi sinh coliform trong nước uống không vượt quá 10/100ml

1.3 Ô nhiễm do dinh dưỡng

- Ô nhiễm này thường xảy ra ở các hồ và ở các nguồn nước giàu N,P

- Khoảng 10% số dòng sông trên thế giới nồng độ nitrat cao khoảng 9-25 mg/l Trong khi đó tiêu chuẩn nước uống của tổ chức y tế thế giới khoảng 10 mg/l

- Khoảng 10% các dòng sông có nồng độ phốt-pho khoảng 0.2-2 mg/l cao khỏang hơn 20-200 lần sông bị ô nhiễm

- Hiện nay trên thế giới có khoảng 30% số hồ bị ô nhiễm do dinh dưỡng, người ta còn gọi đó là sự phú dưỡng hóa Đó là các hồ ở Tây Ban Nha, Nam Phi, Úc

1.4 Ô nhiễm do kim loại nặng

- Ô nhiễm do KLN chủ yếu từ hoạt động khai thác, công nghiệp sử dụng kim loại nặng và các bãi chôn kim loại nặng

- Ở các nước công nghiệp phát triển, nồng độ KLN trong sông Rhine chảy qua 3 nước Hà lan, Bỉ, Đức sau những năm 70 giảm rõ rệt do nhờ vào các biện pháp xử

lý nước thải

1.5 Ô nhiễm do các chất hữu cơ vi lượng

- Các chất hữu cơ vi lượng là các hóa chất hữu cơ bền vững như; clo hữu cơ, polyclobiphenol Ô nhiễm này do sự chảy tràn trên ruộng, từ các nhà máy dệt , lọc dầu, giấy, hóa chất

- Ô nhiễm này thường xảy ra ở các nước có công nghiệp phát triển mạnh như Nhật Bản, Mỹ, Canada, Anh, Đức

XIV.4.2 Ô nhiễm nguồn nước ở Việt nam

Môi trường nước Việt nam đang chịu sức ép của việc tăng dân số, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, khại thác, các dịch vụ du lịch, chế xuất đặc biệt ở các lưu vực các con sông lớn mức độ ô nhiễm càng tăng khi thảm thực vật bị suy giảm

Cũng như các quốc gia đang phát triển khác nguồn gây ô nhiễm chính ở Việt nam là do chất thải sinh họat, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, giao thông thủy Do

đó ô nhiễm tập trung là do ô nhiễm hữu cơ, vi trùng, dầu,

2.1 Ô nhiễm nguồn nước mặt ở Hà Nội và Hải phòng

- Nước sông Hồng không đạt tiêu chuẩn việt nam về nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt Tuy nhiên chất lượng nước thay đổi không đáng kễ từ đầu đến cuối thành phố do khả năng tự làm sạch cao, và không có nguồn nước thải lớn

Trang 20

2.2 Ô nhiễm nguồn nước mặt ở thành phố Huế và Đà Nẵng

- Sông Hương ở Huế bị ô nhiễm chủ yếu là do coliform, nồng độ gấp 3-8 lần nồng

độ cho phép của nước sinh hoạt Sông Hương khu vực trung tâm thành phố đã bị

ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và lượng vi trùng khá cao

- Nước ở hồ Tịnh Tâm đã bị ô nhiễm nặng, không thể là nguồn nước cấp cho sinh hoạt

2.3 Ô nhiễm nước ở khu vực sông Đồng Nai

- Ô nhiễm do chất hữu cơ từ các cơ sở sản xuất thực phẩm và ngành nghề khác nằm dọc 2 bên bờ đã có dấu hiệu rõ nhưng vẫn còn thấp Sông Đồng nai từ Hóa

An về thượng lưu vẫn đảm bảo nguồn nước cho các nhà máy nước, nguồn nước cho du lịch và giải trí

- Ô nhiễm do các hoá chất độc hại, từ hoạt động công nghiệp và từ các hệ thống canh tác lúa Ô nhiễm này có thể chấp nhận được, tuy nhiên ô nhiễm nước do dầu vẫn là vấn đề lớn ở lưu vực sông Đồng Nai-Sài Gòn

- Ô nhiễm do vi khuẩn ở Đồng Nai là tương đối trầm trọng, hàm lượng coliform cao gấp vài lần tiêu chuẩn cho phép

2.4 Ô nhiễm nguồn nước mặt ở Cần Thơ

- Nhìn chung nguồn nước sông Hậu tại Cần Thơ chỉ ô nhiễm nhẹ Hàm lượng BOD khoảng 2-3 mg/l, pH trung tính nồng độ phôt pho và coliform trong khoảng cho phép

- Nước trong các kênh rạch thì bị ô nhiễm rõ rệt

XIV.4.3 Hiện trạng nước sạch cho nông thôn và các biện pháp

3.1 Hiện trạng nước sạch cho nông thôn

Đối với nông thôn Việt nam, nước sạch nước ngọt là nhu cầu tối cần thiết cho các sinh hoạt và sản xuất của con người Các nguồn nước chính là nước bề mặt của sông rạch ao hồ gần đây đã bị ô nhiễm nhiều và giảm về trữ lượng Một số nguyên nhân chính cần được quan tâm:

- Do các thói quen sinh hoạt không khoa học như nước thải và chất thải từ con người cũng như chăn nuôi đều thải trực tiếp ra sông rạch Đây chính là nguồn gây bệnh trầm trọng như thương hàn, kiết lỵ

- Các nguồn nước thải do sản xuất công nghiệp do chưa được xử lý trước khi thải

ra sông rạch

- Các hoạt động nông nghiệp do lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu

- Các nguồn nước ngầm ở nông thôn có trữ lượng thấp và pH thấp Do vậy khả năng cung cấp nước ngọt còn nhiều hạn chế

3.2 Các biện pháp giải quyết nước sạch cho nông thôn

- Chú trọng vệ sinh nông thôn, nhằm bảo vệ chống ô nhiễm các nguồn nước đang được sử dụng làm nước sinh hoạt

- Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân các biện pháp vệ sinh cộng đồng Chống thải và phóng uế bừa bải

Trang 21

124

- Hạn chế sử dụng phân bón thuốc trừ sâu, và tuyệt đối không dùng các loại thuốc

đã được nhà nước cấm lưu hành

- Tập trung đầu tư nghiên cứu để nhằm tăng cao trữ lượng nước sạch ngọt, cũng như chất lượng nước sinh hoạt

XIV.4.5: Chất lượng nước, quản trị và bảo tồn nước

5.1 Các quan điểm cơ bản về chất lượng nước

Ngày nay tiêu chuẩn chất lượng nước được qui định dựa vào mục tiêu sử dụng Nước uống cần có độ tinh khiết cao về mặt lý, hóa, sinh, học, nước thủy lợi cần độ mặn

và một số nguyên tố dưới mức gây hại cho cây Nước nuôi trồng thủy sản cần độ mặn vừa phải và sạch Chất lượng nước tự nhiên được đánh gía qua:

- Đặc điểm các yếu tố vật lý như: độ đục, nhiệt độ, chất rắn, phóng xạ, màu,

- Thành phần và trạng thái các quần thể thủy sinh trong nước Thành phần này không thay đổi tức thời khi chất lượng nước thay đổi, và thường có sai số lớn giữa các nơi phân tích

5.2 Một số vấn đề toàn cầu về môi trường nước:

1 Nước quá ít, có khoảng 80 quốc gia bị hạn hán và hàng năm số người chết do hậu quả cuả thiếu nước càng gia tăng

2 Nước quá nhiều, gây ra sự mất cân bằng về môi trường nước Đưa đến lũ lụt và rất nhiều người đã bị chết ở những vùng mưa nhiều lũ lụt

3 Nước bị ô nhiễm nặng ở một số vùng Tỉ lệ người chết do các bênh truyền nhiễm ngày càng tăng

5.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước tự nhiên

Tài nguyên nước tự nhiên được quyết định bởi hai yếu tố:

1 Khối lượng nước thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội do sự gia tăng dân

số, sản xuất công nông nghiệp và dịch vụ

2 Chất lượng nước thỏa mãn nhu cầu sử dụng ngày càng đa dạng

Theo chu trình thủy văn, khối lượng nước ở qui mô toàn cầu là không thay đổi, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vùng này sang vùng khác tùy theo điều kiện môi trường Trái lại chất lượng nước ngày càng suy giảm do nhiều nguyên nhân Chính chất lượng nước là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và sức khỏe của con người

Do vậy, một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước là:

1 Nước chảy tràn do mưa, lũ, lụt, từ vùng nông nghiệp, công nghiệp từ khu dân cư đưa vào

2 Nước mưa cuốn theo các tác nhân ô nhiễm trong không khí đưa vào

3 Nước thải từ cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ

4 Nước thải từ khu dân cư, bệnh viện, cơ quan, trường học

5 Chất thải rắn chứa hóa chất, dầu mỡ, vi trùng từ các nguồn sinh hoạt và công

nghiệp

5.4 Quản trị nguồn nước

5.4.1 Tầm quan trọng của việc quản trị nguồn nước

Việc quản lí và khống chế ô nhiễm nước đối với các nguồn điểm là tương đối đơn giản Đối với các nguồn không điểm như nước chảy tràn, lũ lụt việc kiểm soát lại hết sức khó khăn vì không thể xác định chính xác nguồn gốc, vị trí, qui mô lan truyền các tác nhân ô nhiễm Chính vì tầm quan trọng của việc quản trị nước, cho nên một số mục tiêu chính của công tác này là:

1 Đánh giá tác động của các hoạt động do con người gây ra đối với chất lượng nước với các mục tiêu sử dụng khác nhau

2 Xác định chất lượng nước về bản chất tự nhiên hay nguồn nước từ ngoài đưa vào

Trang 22

125

3 Theo doĩ các nguồn ô nhiễm và đường đi của chất độc hại

4 Xác định xu thế thay đổi chất lượng nước ở các cơ sở

5 Đề xuất các biện pháp thích hợp nhằm năng cao chất lượng nước, hạn chế suy giảm

5.4.2 Các thành phần môi trường nước chủ yếu trong quản trị nước

Việc đánh giá chất lượng nước, nhất là sự cố ô nhiễm nguồn nước cần phải đánh giá trên 3 thành phần cấu thành nên môi trường nước:

- Các thông số thủy văn

Các thông số thủy văn bao gồm dòng chảy [m/s], mực nước [m], lưu lượng [m3/s]

- Các thông số lý,hóa

1 Nhiệt độ, độ đục, độ trong, màu

2 pH, oxy hòa tan, độ mặn, chất rắn lơ lửng, độ dẫn điện, CO2

3 BOD, COD, NH4+

, Tổng sắt, dầu mỡ, Ca2+, Na+, SO4 ,

4 Một số kim loại nặng như: Zn, Hg, Cd, Pb

Một số thông số được dùng để kiểm soát chất lượng nước Tùy theo nhu cầu sử dụng

mà các thông số theo dõi sẽ khác nhau:

+ Quản trị nước thủy lợi: độ mặn, pH, một số hóa chất độc cho cây

+ Quản trị nước thủy sản: độ mặn, độ đục, độ trong, DO, kim loại nặng, dầu mỡ, phenol, hoá chất bảo vệ thực vật

+ Quản trị chất lượng nước sinh hoạt, bao gồm các thông số có hại cho sức khỏe con người và các thông số về cảm quan: độ đục, màu, mùi

- Các thông số thủy sinh

1 Động vật đáy không xương sống gồm: ốc, hến, nghêu, sò được làm chỉ thị trong đánh gía ô nhiễm vì:

+ Phổ biến và đa dạng về loài Sự phát triển của chúng đặc trưng cho chất lượng nước

+ Tương đối cố định tại sông hồ, chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi chất lượng nước + Dễ thu mẫu và phân loài

+ Thời gian phát triển khá lâu

+ Sự lưu tồn của thuốc trừ sâu và kim loại nặng trong động vật đáy được phát hiện khá đơn giản

+ Khi nước bị ô nhiễm sẽ làm thay đổi quần thể động vật đáy

2 Phiêu sinh thực vật, có khả năng chỉ thị ô nhiễm nước do chất hữu cơ, phú dưỡng hóa, kim loại nặng, hoá chất

5.5 Một số biện pháp cụ thể để quản trị môi trường nước

Chúng ta không thể làm gia tăng sự cung ứng của trái đất, nhưng chúng ta cũng có thể làm gỉam sự hao hụt phung phí nước và đưa đến nâng cao hiệu quả sử dụng nước

5.5.1 Gia tăng sự cung ứng nước

- Gia tăng sự cung ứng nước bề mặt, bằng cách trữ lượng nước mưa và tuyết tan trông hồ và bể chứa nước

- Tăng cường những đập kiểm tra dòng chảy của các sông và để hạn chế lũ lụt

5.5.2 Các dự án khai thác nước hợp lý

- Khai thác nước ngầm một cách hữu hiệu và khoa học

- Gia tăng sự cung ứng nước ngọt bằng các dự án chuyển nước ngọt từ vùng dư thừa nước về vùng thiếu nước

- Nếu có đầy đủ tiền, có thể khử mặn để cấp nước ngọt cho vùng quá thiếu nước Khử mặn có thể bằng chưng cất, là tách muối và giữ lại nước ngọt Khử mặn cũng

có thể bằng sự thấm lọc, tạo năng lượng đẩy nước mặn xuyên qua màng, và nước

Trang 23

126

- Mưa nhân tạo được áp dụng khá thành công ở 23 tiểu bang của nước Mỹ

Nguyên lý của mưa nhân tạo là tạo ra các đám mây bền vững, sử dụng chất Iodur

để tạo ra sự ngưng hơi, gây ra giọt mưa nhỏ trong mây, và đủ để rơi xuống đất như mưa

5.6 Bảo tồn nước

5.6.1 Tầm quan trọng

Nước có vai trò rất quan trọng và tối cần thiết trong đời sống của sinh vật trên trái đất Do tình trạng dân số càng gia tăng cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật

đã làm cho chất lượng nước ngày càng suy kiệt Hơn nữa, tình trạng khan hiếm nước,

ô nhiễm nước đã ở mức độ toàn cầu Vì vậy việc bảo tồn nguồn nước sạch được đặt ra

ở tất cả các quốc gia, và con người cần phải có ý thức trong việc sử dụng và hạn chế các nguồn ô nhiễm

5.6.2 Một số biện pháp

2.1 Giảm sự hao hụt do tưới tiêu

Nước cung ứng do tưới tiêu cần:

- Vừa đủ không dư thừa, để tránh ngập úng và không làm thiệt hại cho cây trồng

- Kiểm tra các đường dẫn và thoát nước để tránh rò rỉ thất thoát

- Làm giảm sự bốc thoát hơi nước trong quá trình canh tác như che phủ đất

2.2 Giảm phung phí nước trong công nghiệp

Cần đề xuất những qui trình hợp lý để hạn chế lượng nước dùng cho chế biến ở các nhà máy giấy, kim khí, hoá chất

2.3 Giảm phung phí nước trong sinh hoạt

Sự thất thoát nước trong sinh hoạt hàng năm rất lớn nhất là trong những nơi công cộng Sự phung phí này cũng thường xảy ra ở các hộ gia đình dưới dạng đường ống bị rò rỉ, voì nước, Cần phải thực hiện tiết kiệm trong sinh hoạt nước hàng ngày

XIV.5: KHẢ NĂNG CUNG CẤP NƯỚC VÀ SỬ DỤNG NƯỚC

XIV.5.1 Những nguồn cung cấp nước

Nước lthành phần thiết yếu của con người Trong khoảng 105.000km3/năm nước mưa nguồn là cung cấp nước cho hành tinh, có khoảng 1/3 đổ ra sông, 2/3 quay trở lại khí quyển do bốc hơi bề mặt và quá trình thoát hơi nước bởi thực vật Lục địa được xem có trữ lượng nước lớn nhất là nam Mỹ và Châu Á Hai lục địa này chiếm khoảng 12% diện tích đất, nhưng trữ lượng nước chiếm khoảng 25% lượng nước trên trái đất

Tài nguyên nước ngọt cần cho sự sống con người chiếm khoảng 2,08% khối lượng chung của thủy quyến Phần nước ngọt này ở dạng đóng băng, con người không thể sử dụng được Như vậy nước sử dụng được chiếm khoảng 0,31%

XIV.5.2 Chu trình khô hạn

Nước mưa thì không bao giờ được phân phối đồng đều theo địa hình cũng như lượng nước mưa hàng năm Ở mỗi lục địa, có vài vùng mà lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của địa hình hoặc do tốc độ của gío Nhìn chung, chu kỳ của mùa khô và mưa trong năm sẽ tạo ra những vùng khô hạn tạm thời Sự thiếu nước gây ảnh hưởng trầm trọng ở những vùng bán sa mạc, nơi mà lượng nước là yếu tố thật sự là yếu tố xác định sự phân bố của thực vật và động vật Ở Mỹ chu kỳ khô hạn khoảng 30 năm, những năm khô hạn trầm trọng nhất là 1870, 1900, 1930, 1960

XIV.5.3 Các kiểu sử dụng nước

Tùy theo kiểu sử dụng nước khác nhau, đòi hỏi chất lượng nước cũng rất khác nhau

1 Sử dụng nước cho đô thị, nhằm cung cấp lượng nước cho ăn uống, sinh hoạt vệ sinh,

Ngày đăng: 01/06/2016, 23:20

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w