1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi ôn thi lịch sử thế giới lớp 12

27 505 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 274,6 KB

Nội dung

- Về quan hệ giữa các nước trong khu vực: Từ chỗ là những quốc gia biệt lập, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được hình thành 1967, đến tháng 4-1999 có 10 nước thành viên, nhằm xây dựng

Trang 1

LỚP 12 - CÂU HỎI LỊCH SỬ THẾ GIỚI

c) Hậu quả

- Sự phân chia thế giới thành hai phe, hai cực làm cho tình hình thế giới ngày càng căng thẳng, hai cường quốc Liên Xô và Mĩ từ từ liên minh chống phát xít nhanh chóng đi tới tình trạng đối đầu

- Sự đối đầu Đông - Tây và Chiến tranh lạnh: Mĩ triển khai "Học thuyết Truman" (3-1947), 'Kế hoạch Mácsan" (6-1947), thành lập khối NATO (1949), Liên Xô thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 1-1949), Tổ chức Hiệp ước Vácsava (5-1955) Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava (5-1955) đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới

Câu 2:

Khái quát những biến đổi to lớn ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai Hiện nay Việt Nam và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình an ninh và ổn định khu vực?

a) Những biến đổi to lớn ở các nước Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai

- Về chính trị: các nước Đông Nam Á từ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc, trở thành những quốc gia độc lập, có chủ quyền

Trang 2

+ Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là thuộc địa của các đế quốc Âu – Mĩ Khi chiến tranh bùng nổ, Nhật Bản xâm chiếm cả vùng Đông Nam

Á

+ Tận dụng thời cơ Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (8-1945), nhiều nước đã đứng lên giành độc lập hoặc đã giải phóng phần lớn lãnh thổ, nhưng lại bị các nước phương Tây trở lại xâm lược + Nhân dân Đông Nam Á lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống xâm lược và đã giành thắng lợi hoàn toàn (dẫn chứng)

- Về kinh tế: Từ sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng và phát triển nền kinh tế, làm cho nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào nước ngoài trở nên ngày càng phát triển và đạt nhiều thành tựu to lớn, đặc biệt là Xingapo là nước có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á và được xếp vào hàng các nước phát triển trên thế giới

- Về quan hệ giữa các nước trong khu vực: Từ chỗ là những quốc gia biệt lập, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được hình thành (1967), đến tháng 4-1999 có 10 nước thành viên, nhằm xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hòa bình, hữu nghị hợp tác và cùng phát triển, xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh

b) Hiện nay Việt Nam và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần làm gì để bảo đảm hòa bình an ninh và ổn định khu vực?

- Căn cứ vào các nguyên tắc trong Hiệp ước Bali (1976) như tôn trọng độc lập chủ quyền, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; căn cứ vào Công ước quốc tế về luật Biển năm

1982 (Liên hợp quốc), tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Động năm 2002 (DOC), kiên trì đấu tranh ngoại giao và pháp lí, lên án mạnh mẽ mọi hành động xâm phạm chủ quyền, đặc biệt là chủ quyền biển, đảo, kiên quyết tôn trọng và đòi được tôn trọng nền độc lập, chủ quyền của các nước trong khu vực và tôn trọng luật pháp quốc tế

- Việt Nam đoàn kết với các nước Đông Nam Á, cùng các nước thể hiện trách nhiệm chung để bảo vệ hòa bình và an ninh trong khu vực

Trang 3

Liên minh Châu Âu (EU) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)

- Trong những năm 1951-1957, một số nước

Tây Âu thành lập các tổ chức hợp tác khu vực

về than-thép, năng lượng và kinh tế

- Từ giữa những năm 60 của thế kỉ XX, nhiều nước trong khu vực nhận thấy cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển

- Năm 1967, các tổ chức trên hợp nhất thành

Cộng đồng châu Âu (EC); tháng 1-1993 đổi

tên là Liên minh Châu Âu (EU)

- Tháng 8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan)

Tháng 6-1979, bầu cử Nghị viên Châu Âu đầu

tiên; tháng 3-1995, bảy nước EU đã hủy bỏ sự

kiểm soát việc đi lại của công dân các nước

qua biên giới của nhau

- Tháng 2-1976, Hiệp ước Bali xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước

- Tháng 1-1999, đồng tiền chung Châu Âu

được phát hành; tháng 1-2002, chính thức được

sử dụng ở nhiều nước EU

- Từ đầu những năm 90, các nước ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển

- Khi thành lập có 6 nước (Pháp, CHLB Đức,

Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúcxămbua) Năm 1995,

EU đã phát triển thành 15 nước Năm 2007 có

27 nước

- Khi thành lập có 5 nước thành viên (Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin) Đến năm 199, ASEAN phát triển thành 10 nước

- Đến cuối thập kỉ 90, Liên minh Châu Âu

(EU) chiếm hơn ¼ GDP của thế giới

- Đến cuối thập kỉ 90, ASEAN đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong khu vực và không ngừng nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế Tháng 11-2007, Hiến chương ASEAN được kí kết

a) Sự hình thành

- Sau khi phục hồi kinh tế, một số nước Tây Âu đã thành lập ba tổ chức hợp tác khu vực về than – thép, năng lượng và kinh tế (Cộng đồng than – thép Châu Âu, Cộng đồng năng lượng nguyên

tử Châu Âu và Cộng đồng kinh tế Châu Âu); sau đó hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC)

và từ tháng 1-1993, đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU)

- Sau khi giành độc lập, nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á bước vào thời kì ổn định, phát triển kinh tế Trong bối cảnh sự hợp tác của các nước Tây Âu đã đem lại nhiều hiệu quả, một số

Trang 4

nước trong khu vực có nhu cầu hợp tác để cùng phát triển, tháng 8-1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với 5 thành viên

b) Nội dung hợp tác

- Trong giai đoạn đầu, các nước EU chỉ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ Từ đầu những năm

90, các nước EU không chỉ hợp tác, liên minh trong các lĩnh vực đó mà còn trong lĩnh vực chính trị, đối ngoại và an ninh

- Trong giai đoạn đầu, các nước ASEAN muốn hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế và văn hóa Từ đầu những năm 90, các nước ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển Hiệp ước Bali mở ra bước ngoặt trong sự phát triển của ASEAN

c) Sự phát triển thành viên

- Khi mới hình thành Cộng đồng châu Âu (EC) chỉ có một số nước tham gia, đến năm 2007, hầu hết các nước trong khu vực đã gia nhập Liên minh Châu Âu (EU) Từ 6 nước sáng lập (Pháp, CHLB Đức, Italia, Hà Lan và Lúcxămbua), đến năm 207 phát triển lên 27 nước thành viên

- Khi mới thành lập chỉ có một số nước tham gia ASEAN, đến nay hầu hết các nước trong khu vực đã gia nhập tổ chức này: năm 1967, 5 nước sáng lập (Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin); đến năm 1990, đã có 10 nước gia nhập ASEAN

Câu 4:

Nêu những thắng lợi của quân Đồng minh đối với chủ nghĩa phát xít trong năm 1945 Sự kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai tác động như thế nào đến tình hình thế giới?

a) Những thắng lợi của quân Đồng minh đối với chủ nghĩa phát xít trong năm 1945

- Thắng lợi trong quá trình phản công

Trang 5

+ Trên chiến trường Châu Âu, quân Đồng minh Anh – Mĩ đổ bộ vào nước Pháp, giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của phát xít Đức, Chính phủ Đờ Gôn trở về cầm quyền ở Pari Ở mặt trận phía Đông, Hồng quân Liên Xô giải phóng các nước Đông Âu và tiến vào nước Đức

+ Ở mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương, Anh chiếm lại Miến Điện, Mĩ chiếm lại Philíppin, đường biển của quân phiệt Nhật Bản đi xuống các căn cứ ở phía nam bị cắt đứt, chỉ còn đường

bộ duy nhất từ Mãn Châu xuống Đông Nam Á qua Đông Dương

- Thắng lợi hoàn toàn, tiêu diệt chủ nghĩa phát xít:

+ Hồng quân Liên Xô tiến vào nước Đức từ phía đông, quân Đồng minh Anh – Mĩ từ Pháp tiến công nước Đức từ phía Tây Ngày 30-4-1945, Hồng quân Liên Xô cắm cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc hội Đức Ngày 9-5-1945, nước Đức phát xít kí văn bản đầu hàng, chiến tranh kết thúc

ở Châu Âu

+ Ở Châu Á, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản ở Đông Bắc Trung Quốc, đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở đây Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống các thành phố Hirôsima và Nagaxaki của Nhật Bản Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh không điều kiện Các lò lửa chiến tranh ở Châu Âu và Châu Á đều được dập tắt, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt

- Trật tự thế giới mới được xác lập – Trật tự hai cực Ianta, do sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước Đồng minh, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mĩ Mĩ và Liên Xô từ những nước Đồng minh trong chiến tranh, sau chiến tranh trở thành đối thủ của nhau Cục diện đối đầu hai cực, hai phe hình thành Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới

Trang 6

- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, không chỉ làm cho các nước phát xít bị đánh bại mà chính các nước tư bản có nhiều thuộc địa như Anh, Pháp, Hà Lan,… cũng bị suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc bùng nổ và phát triển, làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, đưa hàng trăm nước thuộc địa và phụ thuộc từng bước trở thành các quốc gia độc lập

Câu 5:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nhân tố nào đã tạo cơ hội thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ? Nêu những biểu hiện sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản a) Những nhân tố nào đã tạo cơ hội thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển

- Tháng 6-1950, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh Triều Tiên, sự kiện này được coi là “ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ

- Bước sang những năm 60 của thế kỉ XX, Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, nền kinh tế Nhật Bản lại có cơ hội mới để đạt sự tăng trưởng cao Từ một nước bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã đạt những thành tựu to lớn được đánh giá là phát triển “thần kì”

b) Những biểu hiện của sự phát triển “thần kì” (Như trong chuẩn)

Câu 6:

Trình bày nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc Anh (chị) hiểu thế nào là giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình? Liên hệ với việc giải quyết vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trong thời điểm hiện nay

a) Nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc (Như trong chuẩn)

b) Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình là không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, mà dùng các biện pháp ngoại giao hoặc đấu tranh pháp lí như đàm phán, thương lượng, hòa giải, hoặc nhờ sự phán xét của các tổ chức quốc tế,…

c) Liên hệ với việc giải quyết vấn đề chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trong thời điểm hiện nay

Dựa trên hiểu biết về nguyên tắc “giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”, học sinh có thể liên hệ với tình hình thực tiễn chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc Việt Nam đã và đang

Trang 7

bị xâm phạm, để trình bày suy nghĩ, phát biểu ý kiến riêng về biện pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, nhưng phải lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc

Câu 7:

Nêu những thỏa thuận của các nước Mĩ, Anh và Liên Xô tại Hội nghị Ianta (2-1945) về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Châu Á và tác động của sự phân chia đó đến quan hệ quốc tế ở Châu Á trong thời kì Chiến tranh lạnh

a) Việc phân chia phạm vi ảnh hưởng giữ các nước lớn tại Hội nghị Ianta (2-1945) (Như trong chuẩn)

b) Tác động của việc phân chia đó đến quan hệ quốc tế ở khu vực Châu Á trong thời kì Chiến tranh lạnh

- Cuộc nội chiến nội chiến ở Trung Quốc (1946-1949): Lực lượng của Đảng Cộng sản được hậu thuẫn của Liên Xô, lực lượng của Quốc dân đảng được sự giúp đỡ của Mĩ Cuộc chiến kết thúc với thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung Quốc

- Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945-1954) Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thực dân Pháp trở lại xâm lược các nước Đông Nam Á Mĩ viện trợ cho Pháp và can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam được sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

từ năm 1950 Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương đánh dấu thắng lợi của nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia nhưng mặt khác cũng phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữ hai phe

- Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953): Năm 1948, Đại Hàn Dân quốc thành lập ở phía nam

và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc vĩ tuyến 38, được Mĩ và Liên Xô bảo trợ cho mỗi bên Tháng 6-1950, cuộc chiến tranh giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên bùng nổ, có sự tham chiến của quân đội Mĩ và Trung Quốc Tháng 7-1953, Hiệp định đình chiến được kí kết giữa Trung Quốc – Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên với Mĩ – Hàn Quốc

- Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ (1954-1975): Sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam có sự ủng hộ và giúp đỡ của Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa, đến năm 1975 giành thắng lợi hoàn toàn

Trang 8

Câu 8:

Trình bày chính sách đối ngoại của Mĩ trong thời kì Chiến tranh lạnh Nêu quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam trong thời kì đó

a) Chính sách đối ngoại của Mĩ trong thời kì Chiến tranh lạnh

- Chiến lược toàn cầu của Mĩ được triển khai qua nhiều học thuyết cụ thể với những tên gọi khác nhau, nhưng đều nhằm thực hiện 3 mục tiêu:

+ Một là, ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới

+ Hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế, phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ trên thế giới

+ Ba là, khống chế, chi phối các nước tư bản Đồng minh phụ thuộc và Mĩ,

- Thực hiện chiến lược trên, Mĩ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như bao vây cấm vận, viện trợ kinh tế để nuôi dưỡng các chính quyền và quân đội tay sai, tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp, lật đổ, trực tiếp can thiệp về quân sự…

b) Quan hệ giữa Mĩ và Việt Nam thời kì Chiến tranh lạnh

- Từ tháng 5-1949, Mĩ từng bước can thiệp vào Đông Dương Ngày 23-12-1950, Mĩ kí với Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương Đây là Hiệp định viện trợ kinh tế - tài chính của Mĩ cho Pháp và tay sai, qua đó, Mĩ từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương

- Tháng 9-1951, Mĩ kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ nhằm trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ

- Dựa vào viện trợ Mĩ, Pháp đề ra và thực hiện các kế hoạch Rơve, kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi, rồi tiếp đó là kế hoạch Nava nhằm mở rộng và kéo dài chiến tranh Đông Dương

- Sau Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương, Mĩ đã nhanh chóng thay thế Pháp ở miền Nam Việt Nam, thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á

- Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe Nhưng cuối cùng, mọi chiến lược chiến tranh đều bị phá sảm Tháng 1-

1973, Hiệp định Pari được kí kết, Mĩ cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và rút quân khỏi miền Nam Việt Nam

- Hai thập kỉ sau mùa Xuân năm 1975, Mĩ tiến hành bao vây, cấm vận đối với Việt Nam

Trang 9

Câu 8:

Có đúng hay không khi cho rằng các nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về

sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao?

- Thủ phạm gây ra cipc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, nhưng ba nước Mĩ, Anh và Pháp phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ cuộc Chiến tranh Thái độ cụ thể của các nước này như sau:

+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập” ở Tây bán cầu, không tham gia Hội Quốc liên và không can thiệp vào các sự kiện ở bên ngoài Châu Mĩ

- Anh và Pháp vừa lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, vừa thù ghét chủ nghĩa cộng sản, nên không liên kết với Liên Xô để chống phát xít, mà thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đổi lấy hòa bình

- Tạo Hội nghị Muyních (9-1938), không có Tiệp Khắc và Liên Xô tham dự, Anh và Pháp đã kí một Hiệp định trao vùng Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức, để đổi lấy sự cam kết của Hítle về việc chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu

- Như vậy, trước hành động xâm lược của liên minh phát xít Đức (phe Trục), các nước Mĩ, Anh

và Pháp đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa còn

có hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít Chính điều đó làm cho thế lực phát xít mạnh bạo hơn nữa trong việc phát động chiến tranh thế giới

Câu 9:

Trình bày nội dung cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong nửa sau thế kỉ XX

a) Nội dung cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc

- Nêu mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hòa bình, quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc

- Xác định 5 nguyên tắc hoạt động: 1- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; 2- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; 3-

Không can thiệp và công việc nội bộ của bất cứ nước nào; 4- Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; 5- Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc)

- Quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc, gồm 6 cơ quan chính:

Trang 10

+ Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng, họp 1 lần/năm

+ Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong duy trì hòa bình và an ninh thế giới Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được 9/15 phiếu, trong đó có sự nhất trí của 5 nước ủy viên thường trực (Liên Xô - nay là Nga, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc) mới được thông qua

+ Hội đồng Kinh tế và Xã hội: có nhiệm vụ nghiên cứu và xúc tiến việc hợp tác quốc tế về các mặt kinh tế, xã hội

+ Hội đồng Quản thác: được ủy thác quản lí một số lãnh thổ, tạo điều kiện để nhân dân các lãnh thổ đó có thể tiến tới để khả năng tự trị hoặc độc lập

+ Tòa án Quốc tế: Cơ quan tư pháp chính của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm

kì 5 năm

Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều cơ quan chuyên môn giúp việc

b) Vai trò của Liên hợp quốc trong nửa sau thế kỉ XX

- Trong bối cảnh trật tự hai cực, Liên hợp quốc là diễn ìan quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các quốc gia – dân tộc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới

- Có nhiều cố gắng trong các hoạt động:

+ Giải quyết hòa bình các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia, tiến hành giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt

+ Thủ tiêu chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

+ Thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc và kinh tế, văn hóa, giáo dục… Liên hợp quốc còn có nhiều chương trình hỗ trợ, giúp đỡ các dân tộc kém phát triển, các nước đang phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, nhân đạo,…

- Tuy nhiên, Liên hợp quốc cũng có những hạn chế trong việc giải quyết xung đột kéo dài ở Trung Đông, ngăn ngừa Mĩ gây chiến tranh ở Irắc…

- Để thực hiện tốt vai trò, Liên hợp quốc đang tiến hành nhiều cải cách quan trọng trong đó có quá trình cải tổ và dân chủ hóa

Trang 11

Từ những nước nghèo nàn, lạc hậu hoặc bị chiến tranh tàn phá, trở thành một khu vực có sự tăng trưởng nhanh chóng

- Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công được đánh giá là những "con rồng" kinh tế

- Nhật Bản từ đống đổ nát do chiến tranh, vươn lên trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới, là nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới

- Trung Quốc hiện nay có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và cao nhất thế giới, trở thành nền kinh tế lớn trên thế giới

b) Biến đổi về chính trị

Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước thuộc khu vực Đông Bắc Á đều là thuộc địa và phụ thuộc vào chủ nghĩa thực dân Âu-Mĩ, Nhật Bản Sau chiến tranh, khu vực này có sự biến đổi sâu sắc

- Từ năm 1946 đến năm 1949, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng, có sự hậu thuẫn của Mĩ và Đảng Cộng sản, có sự hậu thuẫn của Liên Xô Cuối năm 1949, nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa được giải phóng Ngày 1-10-1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời Tuy nhiên, chính quyền Trung Hoa Dân quốc vẫn tồn tại ở Đài Loan như một nhà nước độc lập Lãnh thổ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị chia cắt: Hồng Công, Ma Cao vẫn là thuộc địa của Anh và Bồ Đào Nha, phải đến cuối thế kỉ XX những vùng đất này mới được trở về với Trung Quốc: Hồng Công (1997), Ma Cao (1999)

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt, dẫn đến sự hình thành 2 quốc gia: Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Tháng 6-1950, cuộc chiến tranh giữa hai miền bùng nổ, kéo dài đến tháng 7-1953, Hiệp định đình chiến được kí kết Những năm 50,

60 (thế kỉ XX), hai nhà nước ở trong tình trạng căng thẳng, đối đầu Từ những năm 70, đặc biệt

từ năm 1990 hai bên chuyển dần sang hòa dịu, đối thoại Năm 2000, tiến trình hòa hợp, thống nhất trên bán đảo có bước tiến mới

c) Ảnh hưởng đến tình hình quốc tế

- Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1949) làm cho phe xã hội chủ nghĩa được mở rộng và nối liền từ Âu sang Á, tác động mạnh mẽ đến phong trào giải phóng dân tộc

Trang 12

- Việc Trung Quốc trở thành Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc làm cân bằng lực lượng giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong tổ chức quốc tế này, qua

đó góp phần duy trì hòa bình, an ninh thế giới

- Cuộc nội chiến ở Trung Quốc và cuộc chiến tranh Triều Tiên làm cho cuộc Chiến tranh lạnh và

sự đối đầu giữa hai cực, hai phe hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai càng thêm mở rộng

+ Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập Các quốc gia độc lập ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới với ý chí chống chủ nghĩa thực dân,

vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội

+ Góp phần vào quá trình làm "xói mòn" và tan rã Trật tự thế giới hai cực Ianta được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Câu 12:

Có đúng không khi khẳng định rằng Mĩ và các nước Đồng minh của Mĩ đặt khởi động cuộc Chiến tranh lạnh trong những năm 1947-1949?

Mĩ và các nước Đồng minh của Mĩ đặt khởi động Chiến tranh lạnh, thể hiện qua ba sự kiện sau:

- Sự kiện được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô, gây nên tình trạng Chiến tranh lạnh của Mĩ là thông điệp của Tổng thống "Học thuyết Truman" (3-1947) tại Quốc hội Mĩ (3-1947), khẳng định : Sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước này thành những căn cứ tiền phương chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu

Trang 13

- Tháng 6-1947, Mĩ đề ra "'Kế hoạch Mácsan" (6-1947) để giúp các nước Tây Âu phục hồi kinh

tế, nhằm tập hợp các nước này vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu Việc thực hiện kế hoạch này đã tạo ra sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây

Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa

- Tháng 4-1949, Mĩ thành lập khối quân sự - Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu

Câu 13:

Dựa vào những dữ liệu trong bảng dưới đây và kiến thức đã học, hãy nhận xét về những thay đổi trong quan hệ của Tây Âu với Mĩ và Liên Xô / Liên bang Nga từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000

Giai đoạn Với Mĩ Với Liên Xô / Liên bang Nga 1945-1950 Liên minh chặt chẽ với Mĩ,

nhiều nước tham gia khối NATO do Mĩ đứng đầu

Đối đầu với Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông

Âu

1950-1973 - Liên minh chặt chẽ với Mĩ

- Anh: ủng hộ cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam

- Pháp: phản đối Mĩ xâm lược Việt Nam, rút khỏi Bộ chỉ huy NATO (1966)

- Năm 1954, Cộng hòa Liên bang Đức gia nhập NATO

- Các nước Tây Âu đều chú ý

mở rộng quan hệ với Liên bang Nga với các nước thuộc Liên Xô cũ

Ngày đăng: 01/06/2016, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w