àm rõ sự trông đợi. Với cương vị và uy quyền của một trưởng nhóm, hãy truyền đạt một cách rõ ràng sự trông đợi của bạn vào việc thi hành và những kết quả. Làm cho những thành viên của nhóm hiểu vì sao cần phải làm việc theo nhóm. Tạo điều kiện thuận lợi để họ thực hiện tốt nhiệm vụ chung bằng các nguồn tài nguyên về nhân lực, thời gian và ngân sách. Làm sao để họ lĩnh hội đầy đủ tầm quan trọng cũng như ưu thế của họ trong các điều khoản về thời gian, các cuộc thảo luận và sự quan tâm của người chỉ đạo
Trang 1MỤC LỤC
Công trình: TRƯỜNG QUAY - NHÀ BÁ ÂM FM ĐÀI PTTH BÌNH DƯƠNG Hạng mục: KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT
Địa điểm: KHU LIÊN HỢP CÔNG NGHIỆP - DỊCH VỤ VÀ ĐÔ THỊ,
TP THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Trang
A Thuyết minh báo cáo khảo sát địa chất công trình 1-11
B Các phụ lục :
Phụ lục 1 : Sơ đồ vị trí lỗ khoan khảo sát 12
Phụ lục 2 : Hình trụ hố khoan 13-14
Phụ lục 3 : Mặt cắt địa chất 15
Phụ lục 4 : Bảng tổng hợp tb kết quả th.nghiệm cơ lý đất theo lớp 16
C.Tài lệu gốc
Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm mẫu đất 17
Kết quả thí nghiệm hóa nước 18
Biểu đồ kết quả thí nghiệm mẫu đất 18-57
Biên bản nghiệm thu hiện trường 58-59
@@@
Trang 2-A THUYẾT MINH BÁO CÁO KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
Công trình: TRƯỜNG QUAY - NHÀ BÁ ÂM FM ĐÀI PTTH BÌNH DƯƠNG Hạng mục: KHOAN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT
Địa điểm: KHU LIÊN HỢP CÔNG NGHIỆP - DỊCH VỤ VÀ ĐÔ THỊ,
TP THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG
I NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC KHẢO SÁT ĐCCT
I.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát cho xây dựng nói chung và khảo sát ĐCCT nói riêng là công việc mở đầu chủ yếu cho việc xây dựng tất cả các công trình nhằm mục đích: Đánh giá mức độ thích hợp tổng quát của địa điểm và môi trường đất đá đối với công trình dự kiến Cho phép lập được bản thiết kế hợp lý và tiết kiệm Vạch ra được phương pháp xây dựng tốt nhất, thấy trước và dự báo những khó khăn trở ngại có thể nảy sinh trong quá trình xây dựng do điều kiện đất đá và nước ngầm
Để đạt được các mục đích trên cần phải xác định được sự phân bố theo không gian của các lớp đất đá và tính chất cơ lý của chúng qua các hố khoan khảo sát, công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn (SPT) hiện trường, công tác phân tích mẫu trong phòng
Công tác khảo sát ĐCCT tại công trình: “Trường quay - Nhà bá âm FM Đài PTTH Bình Dương - Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương” cũng không ngoài những mục đích và nội dung nghiên cứu trên
I.2 CĂN CỨ
Khảo sát ĐCCT tại công trình: “Trường quay - Nhà bá âm FM Đài PTTH Bình Dương - Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương” do Công ty TNHH MTV Địa chất Xây dựng Minh Thái tiến hành căn cứù vào:
- Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 05-2013/HĐKT, ký ngày 24 tháng 05 năm 2013,
giữa chủ đầu tư là BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỈNH BÌNH DƯƠNG và
đơn vị khảo sát là Công ty TNHH MTV Địa chất Xây dựng Minh Thái
- Căn cứ vào đề cương “Khảo sát địa chất công trình: Trường quay - Nhà bá âm FM Đài PTTH Bình Dương - Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương” do Công ty TNHH MTV Địa chất Xây dựng Minh Thái lập, tháng
05 năm 2013
Trang 3- Căn cứ vào yêu cầu của chủ đầu tư khảo sát Địa chất công trình nhằm phục vụ cho việc thiết kế cơ sở công trình “Trường quay - Nhà bá âm FM Đài PTTH Bình Dương - Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương”
II ĐẶC ĐIỂM – QUY MÔ – TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TRÌNH
Công trình thuộc loại: I-2-a: Công trình công cộng: Trường quay - Nhà Bá âm FM Đài truyền hình Chịu tải trọng tĩnh và được xây dựng độc lập, có các công trình đang xây dựng nằm liền kề
III VỊ TRÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC KHẢO SÁT
III.1 VỊ TRÍ
Công trình dự kiến xây dựng tọa lạc Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị,
TX Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương Xung quanh là các công trình đang được xây dựng, mặt bằng đã được san lấp bằng phẳng, giao thông thuận lợi
III.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Khí hậu khu vực khảo sát mang đặc điểm của miền cận nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và mưa nhiều Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt trong năm Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng tháng 4 năm sau Theo số liệu thống kê từ năm 2002 đến năm 2011, khí hậu khu vực khảo sát có những đặc điểm sau:
Lượng mưa tại khu vực khảo sát hàng năm rất lớn, song phân bố không đều Trung bình: 1946,15mm Mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,9 và 10, chiếm gần 90% lượng mưa trong năm Mùa khô mưa rất ít, có tháng lượng mưa bằng 0
Nhiệt độ khu vực khảo sát cao quanh năm và tương đối ổn định, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm không cao Ban ngày trung bình từ 26 đến 36OC, ban đêm từ
16 đến 22OC
Nhiệt độ cao và nắng nhiều (2500 – 2700 giờ nắng/năm) đã tạo điều kiện cho quá trình bốc hơi nước Lượng bốc hơi trung bình hàng năm thay đổi từ 1075,4 đến 1738,4 Vào cuối mùa khô (tháng 3 và tháng 4) có lượng bốc hơi cao nhất: từ 140,3 đến 161,2mm Cuối mùa mưa (tháng 9, tháng 10) có lượng bốc hơi thấp nhất: từ 55 đến 60mm
Độ ẩm khu vực khảo sát quanh năm cao do quá trình bốc hơi mạnh Trung bình trong năm từ 75 đến 79% Cao nhất: từ 92 đến 95%, thấp nhất: từ 68 đến 71%
IV CÁC TIÊU CHUẨN VỀ KHẢO SÁT XÂY DỰNG ĐƯỢC ÁP DỤNG
Công tác khảo sát ĐCCT tại công trình “Trường quay - Nhà bá âm FM Đài PTTH Bình Dương - Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương”, bao gồm các dạng công tác khoan khảo sát, thí nghiệm ngoài trời, thí nghiệm trong phòng, chỉnh lý số liệu, lập báo cáo khảo sát đều được tuân theo các quy phạm của nghành xây dựng Việt Nam cụ thể là:
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn khảo sát xây dựng Việt Nam hiện hành như :
Khảo sát hiện trường :
• Quy trình định vị lỗ khoan của Tổng cục địa chất: 96 TCN/TCN 43-90.
Trang 4• Khảo sát cho xây dựng - Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng: TCXD 9363-2012.
• Lấy mẫu-bảo quản-vận chuyển mẫu đất-đá : TCVN 2683-2012
• Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT : TCVN 9351-2012
Thí nghiệm trong phòng :
• Thí nghiệm thành phần hạt : TCVN 4198 : 1995
• Thí nghiệm khối lượng riêng : TCVN 4195 : 1995
• Thí nghiệm nén lún không nở hông : TCVN 4200 : 1995
• Thí nghiệm hóa nước ăn mòn bê tông : 22TCN 61-84
• Thí nghiệm nén 3 trục sơ đồ UU : ASTM 2435 : 1995
• Thí nghiệm nén 3 trục sơ đồ CU : ASTM 2435 : 1995
Công tác lập báo cáo :
• Chỉnh lý thống kê số liệu thí nghiệm : TCXD 74 - 1987
V KHỐI LƯỢNG KHẢO SÁT
Khối lượng công tác khảo sát địa chất công trình “Trường quay - Nhà bá âm FM Đài PTTH Bình Dương - Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương” theo yêu cầu của chủ đầu tư bao gồm công tác khoan, lấy mẫu hiện trường khối lượng cụ thể như bảng sau:
Bảng 1 : Khối lượng công việc khảo sát địa chất công trình
Số
Đơn vị tính
Khối
Khảo sát hiện trường
VI QUY TRÌNH - PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ KHẢO SÁT
Trang 5VI.1 CÔNG TÁC KHOAN
Vị trí các hố khoan được Chủ đầu tư xác định từ bản vẽ thiết kế ra hiện trường được bàn giao cho tổ khoan ngay tại hiện trường
Thiết bị khoan là máy khoan XJ-100 (Trung Quốc sản xuất), đường kính hố khoan
Φ90mm, thực hiện theo phương pháp khoan xoay, bơm rửa tuần hoàn bằng dung dịch bentonite
Thời gian thực hiện công tác khoan từ ngày 24/05/2013 đến ngày 30/05/2013
Tổng số hố khoan là 03 hố khoan có ký hiệu là HK1, HK2 và HK3
Trong suốt quá trình khoan luôn có kỹ sư địa chất công trình của Công ty, giám sát của chủ đầu tư theo dõi tiến trình khoan, giải quyết sự cố, xác định ranh giới địa tầng, giám sát quá trình lấy mẫu và ghi chép nhật ký khoan
Kết quả của quá trình khoan được trình bày trong phụ lục 2 - Hình trụ hố khoan
VI.2 LẬP BÁO CÁO :
Căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất công trình ngoài hiện trường, thí nghiệm trong phòng và các tiêu chuẩn hiện hành Công tác lập báo cáo khảo sát địa chất công trình cho xây dựng công trình: “Trường quay - Nhà bá âm FM Đài PTTH Bình Dương - Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị, TP Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương” gồm các nội dung chính sau:
A Thuyết minh báo cáo khảo sát địa chất công trình
B Các phụ lục :
Phụ lục 1 : Sơ đồ vị trí công trình khảo sát
Phụ lục 2 : Hình trụ hố khoan
Phụ lục 3 : Mặt cắt địa chất
Phụ lục 4 : Bảng tổng hợp trung bình kết quả thí nghiệm cơ lý đất theo lớp
C Tài lệu gốc :
Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm mẫu đất
Kết quả thí nghiệm hóa nước
Biểu đồ kết quả thí nghiệm mẫu đất
Biên bản nghiệm thu hiện trường
VII KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH
VII.1 KẾT QUẢ PHÂN CHIA ĐỊA TẦNG
Qua quan sát ngoài hiện trường và phân tích kết quả thí nghiệm tính chất cơ lý cuả các lớp đất đá, cũng như tham khảo các tài liệu điạ chất công trình đã tiến hành trong vùng cuả Công ty, chúng tôi nhận thấy khu vực khảo sát được cấu tạo bởi các lớp đất đá với thành phần đại diện là cát pha, sét pha, sét Đối chiếu kết quả phân tích tính chất cơ lý với tiêu chuẩn phân loại đất TCVN và kết hợp với mô tả đất đá ngoài hiện trường chúng tôi chia đất đá cuả khu vực khảo sát trong phạm vi chiều sâu nghiên cứu (45,0m) ra thành các lớp như sau:
1/ Lớp 1a: Sét pha, lẫn sạn sỏi Laterit, trạng thái nửa cứng - cứng [1a]:
Trang 6Thành phần chủ yếu là sạn sỏi Laterit, sét, bột, cát hạt mịn, màu nâu đỏ - nâu hồng, trạng thái nửa cứng - cứng
Chiều sâu gặp, bề dày của lớp đất này tại các hố khoan phân bố như sau:
Tên hố khoan
Chiều sâu mặt lớp (m)
Chiều sâu đáy lớp (m)
Chiều dày lớp (m)
Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này như sau:
Chỉ Tiêu cơ Lý
- Thành phần hạt + Hàm lượng % hạt sỏi : 41,0 + Hàm lượng % hạt cát : 17,7 + Hàm lượng % hạt bột : 19,7 + Hàm lượng % hạt sét : 21,6
- Độ ẩm tự nhiên (W%) : 20,35
- Dung trọng tự nhiên ( γw g/cm3 ) : 2,03
- Dung trọng khô ( γk g/cm3 ) : 1,69
- Dung trọng đẩy nổi ( γđn ) : 1,08
2/ Lớp 1: Sét pha, lẫn sạn sỏi Laterit, trạng thái nửa cứng [1]:
Thành phần chủ yếu là sét, cát hạt mịn - trung, sạn sỏi Laterit, màu nâu đỏ - xám trắng, trạng thái nửa cứng
Chiều sâu gặp, bề dày của lớp đất này tại các hố khoan phân bố như sau:
Tên hố khoan
Chiều sâu mặt lớp (m)
Chiều sâu đáy lớp (m)
Chiều dày lớp (m)
Trang 7Tên hố khoan
Chiều sâu mặt lớp (m)
Chiều sâu đáy lớp (m)
Chiều dày lớp (m)
Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này như sau:
Chỉ Tiêu cơ Lý
- Thành phần hạt + Hàm lượng % hạt sỏi : 17,0 + Hàm lượng % hạt cát : 41,3 + Hàm lượng % hạt bột : 18,7 + Hàm lượng % hạt sét : 23,1
- Độ ẩm tự nhiên (W%) : 21,33
- Dung trọng tự nhiên ( γw g/cm3 ) : 2,06
- Dung trọng khô ( γk g/cm3 ) : 1,70
- Dung trọng đẩy nổi ( γđn ) : 1,08
- Góc ma sát trong ( ϕo ) : 15o58'
- Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0,298
- Mô đun tổng biến dạng (E1-2kG/cm2) : 48,27
- Sức chịu tải qui ước (R0, kG/cm2) : 2,263
3/ Lớp 2: Cát pha, màu nâu vàng - nâu hồng - xám trắng [2]:
Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn - trung, màu nâu vàng - nâu hồng - xám trắng Chiều sâu gặp, bề dày của lớp đất này tại các hố khoan phân bố như sau:
Tên hố khoan
Chiều sâu mặt lớp (m)
Chiều sâu đáy lớp (m)
Chiều dày lớp (m)
Trang 8Tên hố khoan
Chiều sâu mặt lớp (m)
Chiều sâu đáy lớp (m)
Chiều dày lớp (m)
Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này như sau:
Chỉ Tiêu cơ Lý
- Thành phần hạt + Hàm lượng % hạt sỏi : 0,5 + Hàm lượng % hạt cát : 78,0 + Hàm lượng % hạt bột : 14,3 + Hàm lượng % hạt sét : 7,2
- Độ ẩm tự nhiên (W%) : 18,55
- Dung trọng tự nhiên ( γw g/cm3 ) : 2,05
- Dung trọng khô ( γk g/cm3 ) : 1,73
- Dung trọng đẩy nổi ( γđn ) : 1,08
- Góc ma sát trong ( ϕo ) : 24o05'
- Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0,059
- Mô đun tổng biến dạng (E1-2kG/cm2) : 89,93
- Sức chịu tải qui ước (R0, kG/cm2) : 1,456
4/ Lớp 3: Sét, màu nâu vàng - nâu hồng, trạng thái cứng [3]
Thành phần chủ yếu là sét, bột, cát hạt mịn, màu nâu vàng - nâu hồng, trạng thái cứng Chiều sâu gặp, bề dày của lớp đất này tại các hố khoan phân bố như sau:
Tên hố khoan
Chiều sâu mặt lớp (m)
Chiều sâu đáy lớp (m)
Chiều dày lớp (m)
Trang 9Tên hố khoan
Chiều sâu mặt lớp (m)
Chiều sâu đáy lớp (m)
Chiều dày lớp (m)
Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này như sau:
Chỉ Tiêu cơ Lý
- Thành phần hạt + Hàm lượng % hạt sỏi : 0,0 + Hàm lượng % hạt cát : 23,8 + Hàm lượng % hạt bột : 36,9 + Hàm lượng % hạt sét : 39,2
- Độ ẩm tự nhiên (W%) : 20,07
- Dung trọng tự nhiên ( γw g/cm3 ) : 2,05
- Dung trọng khô ( γk g/cm3 ) : 1,71
- Dung trọng đẩy nổi ( γđn ) : 1,08
- Góc ma sát trong ( ϕo ) : 15o32'
- Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0,422
- Mô đun tổng biến dạng (E1-2kG/cm2) : 36,65
- Sức chịu tải qui ước (R0, kG/cm2) : 2,932
5/ Lớp 4: Cát pha, màu nâu vàng [4]
Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn - trung, màu nâu vàng
Chiều sâu gặp, bề dày của lớp đất này tại các hố khoan phân bố như sau:
Tên hố khoan
Chiều sâu mặt lớp (m)
Chiều sâu đáy lớp (m)
Chiều dày lớp (m)
Trang 10Tên hố khoan
Chiều sâu mặt lớp (m)
Chiều sâu đáy lớp (m)
Chiều dày lớp (m)
Các chỉ tiêu cơ lý của lớp này như sau:
Chỉ Tiêu cơ Lý
- Thành phần hạt + Hàm lượng % hạt sỏi : 0,0 + Hàm lượng % hạt cát : 81,8 + Hàm lượng % hạt bột : 11,9 + Hàm lượng % hạt sét : 6,3
- Độ ẩm tự nhiên (W%) : 16,89
- Dung trọng tự nhiên ( γw g/cm3 ) : 2,08
- Dung trọng khô ( γk g/cm3 ) : 1,78
- Dung trọng đẩy nổi ( γđn ) : 1,11
- Góc ma sát trong ( ϕo ) : 24o37'
- Lực dính ( C kG/cm2 ) : 0,056
- Mô đun tổng biến dạng (E1-2kG/cm2) : 92,26
- Sức chịu tải qui ước (R0, kG/cm2) : 1,488
BẢNG TỔNG HỢP CHỈ TIÊU CƠ LÝ CỦA CÁC LỚP ĐẤT
Chỉ Tiêu cơ Lý Lớp 1a Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4
- Độ ẩm tự nhiên (W%) : 20,35 21,33 18,55 20,07 16,89
- Dung trọng tự nhiên ( γw g/cm3 ) : 2,03 2,06 2,05 2,05 2,08
Trang 11Chỉ Tiêu cơ Lý Lớp 1a Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4
- Dung trọng khô ( γk g/cm3 ) : 1,69 1,70 1,73 1,71 1,78
- Dung trọng đẩy nổi ( γđn ) : 1,08 1,08 1,08 1,08 1,11
- Góc ma sát trong ( ϕo ) : 15o58' 24o05' 15o32' 24o37'
- Mô đun tổng biến dạng (E1-2kG/cm2) : 48,27 89,93 36,65 92,26
- Sức chịu tải qui ước (R0, kG/cm2) : 2,263 1,456 2,932 1,488
VII.2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN:
Mực nước ngầm vào thời điểm khảo sát là cuối tháng 05, thời điểm đầu mùa mưa tại khu vực khảo sát có độ sâu như bảng sau:
Bảng kết quả quan trắc mực nước ngầm
Theo tài liệu của Công ty TNHH MTV Địa chất Xây dựng Minh Thái và tham khảo tài liệu khác thì nước dưới đất trong khu vực khảo sát không có tính ăn mòn bê tông và kim loại
VIII PHÂN TÍCH CÁC GIẢI PHÁP NỀN MÓNG
VIII.1 GIẢI PHÁP MÓNG NÔNG
Với cấu trúc địa chất như trên thì nếu xây nhà từ 4 tầng trở xuống thì có thể sử dụng giải pháp móng nông, nếu trên 4 tầng thì tùy từng quy mô cụ thể Cần cân nhắc về vấn đề kinh tế khi lựa chọn giải pháp móng nông
VIII.2 GIẢI PHÁP MÓNG SÂU
Với quy mô và tính chất của công trình như vậy việc sử dụng móng sâu như móng cọc khoan nhồi đường kính lớn để gia cố là rất an toàn về mặt chịu lực Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện kinh tế và để tiết kiệm thì chúng ta cũng có thể cân nhắc việc lựa chọn giải pháp móng nào cho phù hợp để đảm bảo tính kỹ thuật và kinh tế, bên cạnh tính thẩm mỹ cao
Trang 12IX KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
IX.1 Kết luận:
- Công tác khảo sát được thực hiện đúng theo yêu cầu Các phương pháp kỹ thuật và phân tích cho những tài liệu chính xác, tin tưởng sử dụng cho lập luận chứng và thiết kế xây dựng
- Địa tầng khu vực khảo sát khá tốt có thể xây nhà cao tầng mà giải pháp nền móng lại ít tốn kém
- Không xuất hiện lớp bùn yếu (địa tầng bất lợi cho xây dựng)
- Khu vực khảo sát đã được san lấp mặt bằng, hạ tầng gần như hoàn thiện, mức độ giao thông rất thuận tiện cho việc vận chuyển vật liệu và thi công công trình Có các công trình xây dựng đang trong giai đoạn xây dựng tại khu vực khảo sát
IX.2 Kiến nghị:
- Khi xây dựng nhà cao tầng phải xử lý móng để ngăn ngừa các hiện tượng lún, trượt Phương pháp xử lý nào còn tuỳ thuộc vào qui mô và tải trọng của công trình cụ thể Tốt nhất nên sử dụng móng sâu cho nhà cao tầng, sẽ an toàn về mặt chịu lực
- Tuy nhiên, tùy theo kinh phí mà nhà thiết kế chọn giải pháp móng thích hợp để đem lại hiệu quả kinh tế, tiết kiệm và đảm bảo tính khả thi cho công trình
Người lập báo cáo
KS Đỗ Anh Phong