1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Ebook thương mại quốc tế và an ninh lương thực (sách tham khảo) phần 1

105 345 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 2,89 MB

Nội dung

Trang 1

Tài liệu dành cho nhân viên ActionAid | và các đối tác ActionAid i

Trang 3

Mục lục | Lời Nhà xuất bắn 11 Dẫn luận 13

Chiên dịch vận động cho quyền đượccô 13 lương thực của Tổ chức ActionAid quốc tê

Ngược dòng thời gian 14 Mục đích của tài liệu này 16

Sử dụng tài liệu này như thê nào? 16 Bắn chú giải các chữ viết tắt 18

Phần một

l 21 Chương ! Về an ninh lương thực 21

Thê nào là an ninh Lương thực? 21

An ninh lương thực trong hộ gia đình 23

An ninh lương thực quốc gia 26 TAm quan trong của mậu dịch quốc tê đôi — 28

với an ninh lương thực

Trang 4

Chugng II Chương IÌI Chương IV Tài liệu đọc thêm Tổng quát Những rào cản mậu dịch tự do (Ì) Thuê quan

Hàng rào phi thuê quan

Các rào cân thuê quan và phi thuê quan

Trang 5

Chương V

Chương VI

Chương Vil

Tổ chức thương mại thê giới

Đôi cảnh ra đời của WTO

Các chức năng và nguyên tặc của WTO WTO hoạt động như thê nào

Các nước đang phát triển và WTO Tài liệu đọc thêm

Tổng quát

Hiệp định về nông nghiệp Các điều khoản của Hiệp định Hiệp định được thi hành như thê nào

Những hệ quả của Hiệp định

Tổng quát

Tài liệu đọc thêm

Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ

Quyền sở hữu trí tuệ

Hiệp định TRIPs

Những hệ quả đổi với an ninh lương thực

tại các nước đang phát triển

Trang 6

Tổng quát 111

Tài liệu đọc thêm 112 = hai

Chương VIII Lịch sử mậu dịch quốc tế 113 Mau dich dưỡi thời thuộc địa 113

Mậu dịch dưới thời hậu thuộc địa 115 Cán cân thương mại xâu di 117

Tổng quát 121

Tài liệu đọc thêm 122

Chương IX Điều chỉnh cơ cấu 123 Cuộc khủng hoảng nợ 123 Kinh tê vĩ mô và các chính sách 125

điều chỉnh cơ câu

Những tác động của điều chỉnh cơcấu 127 đôi với sản xuất lương thực

Tác động của điều chỉnh cơ câu đôi với 130

tự do hóa thương mại

Trang 7

Chương X Crương XI Tổng quát Tài liệu đọc thêm Các thiết chế ảnh hưởng đến thương mại thê giới

Trang 8

Chương XI Các khối thương mại trong WTO

Các lĩnh vực thương mại và các hiệp định của WTO

Liên minh châu Âu Tổng quát

Tài liệu đọc thêm

Trang 9

Dẫn luận

Chiến dịch vận động cho quyền được có

lương thực của Tổ chức ActionAid quốc tế

Mục đích chủ yếu của chiến dịch vận động cho quyền được có lương thực của Tổ chức ActionAid quốc tế là nhằm khẳng định

quyền của người nghèo được có lương thực trong chính

sách thương mại quốc tế bằng việc đòi hỏi thương mại nông nghiệp quốc tế phải mang lại lợi ích cho người nghèo, và bằng việc chống cấp bằng sáng chế cho các nguôn lực cần thiết dé san xuất lương thực

AcHonAid quan hệ đối tác với các nhóm công dân khác và sử

dụng kinh nghiệm của mình để ủng hộ các nước phương Nam,

đồng thời thúc ép các nước phương Bắc và quốc tế phải có các

chính sách để tạo nên một hệ thống mậu dịch quốc tế đáp ứng

được yêu cầu của tất cả các quốc gia

ActionAid nhận thức rằng mậu dịch quốc tê không phải là nhân tố dưy nhất ảnh hưởng đến an ninh lương thực Các quyết định ở nhiều cắp - từ quốc gia đến hộ gia đình - cũng có tính chất quyết

định đến việc liệu dân chúng có được đủ ăn không Do đó, Chiến

dịch vận động này chỉ là một phần công việc của ActionAid về an

ninh lương thực

Trang 10

Ngược dòng thời gian

Trong 30 năm qua đã có biết bao thay đổi sâu sắc về phương thức sản xuất và mua bán lương thực Trong quá khứ, phần lớn lương thực ở các nước đang phát triển được sản xuất, mua bán và tiêu dùng ngay tại địa phương; ngày nay lương thực ngày

càng được mua bán trên các thị trường quốc tế Nhưng các luật lệ điều chỉnh các thị trường này lại nghiêng về các nước giàu phương Bắc

Các nước lắm tiền nhiều của phương Bắc hô hào cạnh tranh quốc tế và tự do thương mại Thế nhưng cũng chính các nước này lại nói một đẳng làm một nẻo:

m họ dựng lên các hàng rào thương mại phân biệt đối xử với

các sản phẩm của phương Nam, đồng thời ép buộc các nước phương Nam phải mở cửa thị trường cho các hàng

hóa phương Bắc

m họ trợ cấp ð ạt cho nông dân trong nước để những người này có thể thao túng thương mại quốc tế về sản phẩm lương

thực

m họ khuyến khích việc xây dựng các luật lệ và chính sách quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các công tự xuyên quốc gia

thống trị việc sản xuất và mua bán lương thực

Hai hiệp định mới nhất điều chỉnh việc sản xuất và mua bán lương thực là Hiệp định về nông nghiệp và Hiệp định về

Trang 11

các phương diện liên quan đến thương mại của các quyên sở hữu trí tuệ (TRIPS) của Tế chức thương mại thé giới (gọi tắt trong tiếng Anh là WTO) Theo các hiệp định này:

w Các nước phương Nam bị buộc phải giảm hỗ trợ cho nông nghiệp trong lúc các quốc gia phương Bắc vẫn tiếp tục trợ

cấp rất lớn cho nông dân của họ

m Các nước phương Nam cần tăng cường tiếp cận với các thị trường phương Bắc, nhưng các nước phát triển phương Bắc vẫn duy trì các rào cản rất khó vượt qua làm nắn lòng việc

nhập khẩu hàng hóa từ phương Nam

m Các tập đoàn xuyên quốc gia lợi dụng luật cấp bằng sáng chê mới để tăng cường việc kiểm soát các nguồn lực cần thiết để sản xuất lương thực ở phương Nam

a Các tập đoàn xuyên quốc gia sẽ được phép khẳng định

quyền được thu lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm lương thực được sản xuất từ các giống câu đã được phát triển và

gieo trồng qua nhiều thế kỷ ở phương Nam

Cả Hiệp định về nông nghiệp và Hiệp định về quyền sở hữu trí

tuệ đều phải được định ky duyệt lại ActionAid tin rằng việc hiểu

rõ những hệ quả của các hiệp định nàu có tầm quan trọng sống còn đối với các nước đang phát triển, và các nước này phải làm rõ quan điểm lập trường của mình dé ảnh hưởng tới việc xem

xét lại và đạt được những điều khoản công bằng hơn trong các

hiệp định nay

Trang 12

Mục đích cúa tài liệu này

Nhiều người có kỹ năng, kiến thức và chuyên môn khác nhau sẽ

tham gia Chiên dịch này Một số sẽ là những chuyên gia trong

thương mại quốc tế và sản xuất lương thực; số khác thì không Tài liệu nàu mang tính chất một dẫn luận Nó được viết ra để cung cấp cho những người làm việc cho ActionAid (Tổ chức Viện trợ hành động) và các đối tác một nhận thức cơ bản về các chủ đề này Cuối mỗi chương có tóm tắt lại một số luận cứ

chính

An ninh lương thực là một vẫn đề rộng lớn và phức tạp Tài

liệu này chỉ bàn đến những phương điện của an ninh lương thực trực tiếp liên quan đến Chiến dịch vận động nàu

Sử dụng tài liệu này như thế nào?

Tài liệu này chia ra làm hai phần:

m Phần một gii thích an ninh lương thực là gì và tại sao

người nghèo lại bị phân biệt đối xử trong thương mại quốc tê uề lương thực, các chủ đề và luận cứ liên quan trực tiếp đến các Quyền được có lương thực

m Phần hai nhìn lại lịch sử của thương mại quốc tế và cung

cấp một số thông tin về các thiết chế liên quan, các hiệp

định và công ước gắn với các thiết chế đó Chủ yêu là nhằm

Tie |

Trang 13

giúp bạn đọc một nguồn tư liệu tham khảo Mỗi chương đều

có tóm tất

Cuối cùng, sau mỗi chương chúng tôi giới thiệu những tài liệu

nên đọc thêm Các ẫn phẩm có đánh dấu hoa thị có thể tìm

thấy ở thư viên của Trung tâm vận động CCAF tại trụ sở Luân Dén cua ActionAid

Đối với bạn đọc có quá ít thời gian, lời khuyên của chúng tôi là hãy trước hết đọc các tổng quát ở cuối mỗi chương, rôồi đọc hệt chương nào thay cần thiết và bé ich

Trang 14

ACP AOA CAP CBD DSB EC EU FAO GATT GATS IMF IPRs ITO MAI NAFTA NGO NGDO NTB Bản chú giải các chữ viết tắt

Các quốc gia châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương

Hiệp định về nông nghiệp

Chính sách nông nghiệp chung

Công ước về đa dạng sinh học Cơ quan xử lọ tranh chấp

Ud ban chau Âu Lién minh chau Au

Tổ chức lương nông của Liên hợp quốc Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ

Quỹ tiền tệ quốc tế

Cac quyén sở hữu trí tuệ Tổ chức thương mại quốc tế Hiệp định đa phương về đầu tư

Hiệp hội tự do thương mại Bắc Mỹ

Tổ chức phi chính phủ (TCPCP)

Tổ chức phi chính phủ phát triển

Hàng rào phi thuế quan

Trang 15

OECD SAP SAPTA SPS TBT TNC TRIMs TRIPs UNCTAD UPOV UN UNHCR US WFP WHO WIPO Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Chương trình điều chỉnh cơ cấu Thoả thuận ưu đãi thương mại Nam Á

Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực vật

Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với mậu dịch Tập đoàn xưyên quốc gia

Hiệp định về các biện pháp đầu tư lên quan đến

thương mại

Hiệp đính về các phương diện liên quan đến thương mại của các quyền sở hữu trí tué

Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển

Công ước của Liên minh bảo vệ các giống loài cây mới Liên hợp quốc (LHQ) Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn Hoa Ky (Mj) Chuong trinh luong thuc thé gidi Té chtic y té thế giới

Té chiic sé hitu tri tué thé giới

Trang 16

* ˆ Phan mot Chuong mot Về an ninh lương thực

Chương này tập trung giới thiệu về an ninh lương thực liên quan

tới thương mại quốc tế trên những nội dung sau: Thế nào là an ninh lương thực

An ninh lương thực trong hộ gia đình

An nỉnh lương thực quốc gia

Tại sao thương mại quốc tế lại là một chủ đề quan trọng của

an ninh lương thực

Thế nào là an ninh lương thực?

Khái niệm “an ninh lương thực” được sử dụng ở nhiều cấp độ khác nhau An ninh lương thực ở cấp hộ gia đình được định

nghĩa như sau:

"Các hộ gia đình được bảo đảm an nình lương thực là các hộ có đủ khả năng cung cấp một cách bền vững cho

Trang 17

mỗi thành viên gia đình, bất kế gái hay trai, lớn hay bé, khoẻ mạnh hay ốm véu, một khẩu phần lương thực đủ

chất dinh dưỡng" (CARE 1998)

Ấn ninh lương thực còn được xem xét trên bình diện địa phương quốc gia và toàn cầu

mg Ấn ninh lương thực địa phương là có đủ lương thực trong

một địa phương để cung cấp đầu đủ cho tất cả các hộ gia

đình trong phạm vi dia ban

mAnninh lương thực quốc gia là có đủ hiơng thực trong nước đề cung cấp đầy đủ cho tất cả các hộ gia đình trong phạm

vi quốc gia

m Án ninh lương thực toàn cầu là có đủ lương thực trong phạm ví toàn cầu để cung cấp đầy đủ cho tất cả các hộ gia

đỉnh trên thế giới

Tài liệu này chỉ đóng khung trong phạm vi an ninh lương thực hộ gia đình và quốc gia

Nếu tất cả các hộ gia đình trong một nước được bảo đảm an ninh lương thực thi quốc gia đó cũng được coi là có an ninh lương thực Tuy nhiên, không nhất thiết như vậy Một quốc gia có thể có đủ lương thực để cung cấp cho tất cả các hộ gia đình, nhưng nêu việc phân phối không đều thì sẽ có tỉnh trạng kẻ thừa, người thiêu Điều này cũng đúng với mỗi hộ gia đình Có

đủ lương thực nói chung cho mọi thành viên, nhựng nêu không

chia sẻ công bằng thì một số thành viên sẽ lâm vào cảnh thiếu

Fo

Trang 18

an nính lương thực Ví dụ, sự phân biệt về giới trong hộ ở những nền văn hóa trọng nam khinh nữ sẽ làm cho phụ nữ bị thiệt thời về lương thực Trong cả hai trường hợp, hộ gia đình và quốc gia, vấn đề quan trọng không phải chỉ là có đủ lương

thực hay không, mà là lương thực được phân phối như thế nào

An ninh lương thực trong hộ gia đình

Có nhiều quan điểm khác nhau về những gì là cần thiết để bảo

đảm an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình Tuy nhiên, tựu trung

có bốn điều cơ bản: có đủ lương thực

khả năng tiếp cận lương thực

tính chất bền vững của khả năng tiếp cận lương thực sức đề kháng trước biên động

Lương thục có đủ

Đây là nói tới lượng lương thực có sẵn Điều ai cũng biết, nếu không có đủ lương thực thì một số người sẽ đói Nhưng nêu có đủ lương thực thì điều đó không có nghĩa là mọi người đều no

Tiếp cận lương thục

Tiếp cận lương thực là khả năng một hộ gia đình có thể trồng trọt hoặc mua được lương thực Một khái niệm bồ ích là quyền

Trang 19

chính đáng của người dân được có lương thực (xem Sen 1981) Sen sử dụng khái niệm này để mô tả khả năng của các

hộ gia đình tiếp cận được lương thực Tại các cộng đồng nghèo,

sự tiếp cận lương thực của nhân dân có thể bị ảnh hưởng bởi lượng lương thực có sẵn và giá cả, đồng lương làm ra, sản phẩm

kiêm được để bán, hoặc mùa màng thu hoạch tốt hay xấu Có nhiều lý do khiến các hộ gia đình có khả năng tiếp cận

lương thực khác nhau

m Các hộ nông nghiệp kiểm soát được nhiều hơn việc cung

cấp lương thực của mình, nhưng có thể bị tác động ngược

lại do hạn hán, bão lụt, hoặc do nợ nân

m Những người chủ yêu sống bằng đồng lương phải phụ thuộc

vào việc liệu họ có việc làm hay không, thu nhập được bao nhiêu, và giá cả của lương thực Họ dưa vào thị trường để

thoả mãn yêu cầu (Thị trường nói đây là bất cứ nơi nào

lương thực được đem ra mua hau bán)

m Sự tiếp cận lương thực thay đổi theo mùa vu Giá lương thực rẻ nhất ngay sau khi thu hoạch và sau đó tăng lên, rồi lên đến mức cao nhất khi chớm bước vào vụ thu hoạch mới

Day là thời điểm thóc gạo trong bổ của nông dan voi di

Trang 20

tồn tục lâu dài của an nính lương thực Vấn đề không chỉ là liệu các hộ có đủ ăn trước mắt hay không mà là liệu các khả năng

tiếp cận lương thực của họ có thê tồn tục lâu dài hay không Chẳng hạn, nếu nông dân làm ra lương thực cho mình nhưng

bằng các phương thức canh tác làm đất đai mất phì nhiêu thì khó có khả năng có đủ lương thực về lầu dài

Những nguyên nhân về môi trưởng rộng lớn hơn ở cấp quốc gia và toàn cầu, như nạn phá rừng, tác động xâu đến an ninh lương thực tương lai của các hộ gia đình Các quốc gia và cả trên bình diện toàn cầu đã có sự chú ý đến việc sử dụng sao cho đúng các tài nguyên thiên nhiên như đất, rừng, nước, nhưng vì chúng không gây ra hậu quả nhãn tiên nên các cộng đồng thường không lẫy đó làm trọng

Sức đề kháng trước biễn động

Một nhân tố quan trọng của an ninh lương thực là khả năng đề

kháng trước những biến động như:

mất mùa trên điện rộng hoặc dịch bệnh gia súc tràn lan người trụ cột làm ra tiền trong một hộ gia đình từ trần hoặc mất sức lao động

m chiến tranh hoặc xung đột kinh tế thế giới xấu đi

Những hộ nào đễ bị tốn thương nhất trước các chan động thì

không được coi là có an ninh lương thực

Trang 21

An ninh lương thực quốc gia

Đối với một quốc gia số lương thực có sẵn là tổng số lương thực được sản xuất trong nước đó, cộng thêm lượng lương thực nhập khẩu và trừ đi số lương thực xuất khẩu Nếu muốn đạt

được an ninh lương thực quốc gia, một quốc gia cần phải:

m có găng đề tự túc về hiơng thực có nghĩa là cần sản xuất đủ lương thực trong phạm vi quốc gia đề cung cấp cho toàn thê

dân chúng

m nhập lương thực từ nước ngoài và trả bằng tiền thu nhập

được từ xuất khâu

m phối hợp cả hai biện pháp đó

Lựa chọn phương án nào còn từy một phần vào tính chất hệ thống lương thực nông nghiệp của một nước Một số nước đã

có thế tự túc lương thực Một số nước khác không có đủ tài nguyên thiên nhiên để sản xuất lương thực đủ đáp ứng nhu cầu và phải dựa vào nhập khẩu từ bên ngoài Một số quốc gia sản xuất đủ lương thực đáp ứng được đòi hỏi nhưng lại phải bán ổi phần lớn số lương thực đó để mua các sản phẩm khác mà họ không sản xuất được

Có những quan điểm khác nhau về lợi ích tương đối của các phương án đó Một số lập luận cho rằng vì lương thực quá quan

trọng nên phải cế gắng sản xuất cho đỏ nhu cầu chứ không thể phó mặc cho các hịc lượng không đắng tin cay của thị trường

Trang 22

© 1.1: Lý thuyết tự do mau dich

Luận đề cơ bản của lý thuyết tự do mậu dịch là việc buôn bán thơng thống giữa các nước sẽ giúp cho tất cả các nền kinh tế quốc gia tăng trưởng và do đó cải thiện nền kinh tế

toàn cầu như một tổng thể Sự cạnh tranh giữa các quốc gia

sẽ giúp cho mỗi nước chuyên môn hóa các sản phẩm mà

họ có thế mạnh tương đối Và như vậu hàng hóa sẽ có sẵn

cho người tiêu dùng với giá thắp nhất có thê Mọi người đều

được, chẳng ai thua thiệt Bất hạnh là không có cách gì dé

biết liệu lý thuyết này có thê trở thành hiên thực hay không

bởi vì chẳng có chính phủ nào lại chịu áp dụng một chính

sách thực sự tự do mậu dịch - tất cả các chính phủ, bảng

cách này hay cách khác, đều trước hết chăm lo bảo vệ lợi ích của nước mình

Những người chống đối tự do mậu dịch lập luận rằng, vì các nước xuất phát từ các trình độ phát triển rất khác nhau, kết quả của cạnh tranh luôn luôn có lợi cho quốc gia giàu

Một số khác lại cho rằng vì tự do mậu dịch phát huy tác dụng về lâu dài, nên nếu các quốc gia tập trung sản xuất cho xuất khẩu rồi dùng tiên đó để mua lương thực của các nước với giá rẻ hơn

thì điều đó có lợi cho phát triển (xem Ô 1.1)

Quan điểm tự do mậu dịch đó hiện đang được các nước

L2 |

Trang 23

phát triển phương Bắc và các thiết chế quốc tế mà họ chỉ phối

cổ vũ (xem Chương 10) Tuy nhiên, có rất nhiều người không

tán thành quan điểm này và cho rằng mậu dịch quốc tế không thể giải quyết vấn đề an ninh lương thực, và các chính sách thương mại quốc tế hiện hữu thực tế có thể là nguyên nhân của

bất an ninh lương thực ở nhiều nơi (ví dụ Watkins 1996)

Tâm quan trọng của mậu dịch quốc tế

đối với an ninh lương thực

Dé bao dam an ninh lương thực, không thẻ không tính đến mậu dịch quốc tê

Mọi quốc gia đều có thương mại ngoài lãnh thổ quốc gia m Luật pháp và chính sách quốc tế về mậu dịch ảnh hưởng

đến an rinh lương thực ở mọi cấp

m Do sự hội nhập lớn hơn của nền kinh tế thế giới và sự ra đời của Tô chức thương mại thế giới (WTO), các quốc gia không còn có thể hành động biệt lập để quyết định sự phỏn vinh của nên kinh tế quốc gia

m Nếu có được một hệ thống mau dịch quốc tế công bằng thì

sẽ có nhiều cơ hội hơn cho các giải pháp địa phương và quốc gia được thực hiện hiệu quả hơn

Phần dưới đâu là bàn về an ninh lương thực liên quan đến hệ

Trang 24

thống mậu dịch quốc tế Tuy nhiên, điều quan trọng cân chú ¢ là các chính sách mậu dịch quốc tê chỉ là một trong số những

Trang 25

Tài liệu đọc thêm]

Crow,B (1992) "Tìm hiểu nan thiéu déi” trong sach do Allen,

T & Thomas, A bién tap Nghéo khé va phát triển trong những năm 1990, Oxford University Press, Oxford

Madeley J (1996) Thuong mai vd người nghèo: Tác động

của mậu dịch quốc tê đối uới các nước đang phát triển, Các ấn phẩm công nghệ trưng gian Rugbg

Mukherjee, A (1994) Chương trình điều chỉnh cơ cầu vd

an mình ludng thuc, Avebury, Hampshire, Vermont, v.v

Mukherjee A (1996) Chương trình nghị sự quốc gia vé an

ninh lương thực (Bão cáo trình bày tại Hội nghị Nam Á về an ninh

lương thực, Delhi, 1996)

Sen, A & Dreze J (1992) Đổi ăn ud hành động công cộng Clarendon Press Oxford

Sen A (1997) "Đói trong thế giới đương đại” trong DERPS,

tháng Mười một 1997

Tansey G & Worsley, T (1995) Hệ thông lương thực: Một hướng dân, Earthscan Publications Luân Đôn

Watkins K (thang Ba 1996) Thương mại nông nghiệp uà an

Trang 26

Tổng quát

Phạm trù an ninh lương thực bao quát nhiều cấp độ, từ cá nhân đến quốc tế Nhưng thường được bàn đến là cấp hộ

gia đình và quốc gia

Nói an ninh lương thực quốc gia là nói đến số lương

thực có sẵn trong một quốc gia và liệu số lương thực đó có đủ để bảo dam an ninh lương thực cho mỗi hộ gia đình

trong nước hay không Tuy nhiên, an ninh lương thực của

mỗi quốc gia, dù được bảo đảm cũng chưa có nghĩa là mỗi

hộ gia đình trong quốc gia đó được bảo đảm an nình lương thực

Đã mỗi hộ gia đình bảo đảm được an nình hiong thuc

thì cần phải: có sẵn đủ lượng lương thực cần thiệt; hộ gia

đình phải tiếp cận được với số lương thực đó: lương thực

đó phải phù hợp với truyền thống văn hóa; hộ gia đình

không dễ bị tốn thương trước các cơn chân động; các biện

pháp tiếp cân lương thực phải tồn tục lâu dài

Các quốc gia có thê có gắng bao dam an ninh hiong

thực bằng cách sản xuất đủ lương thực để tự túc hoặc nhập khâu lương thực từ nước ngoài dé bồ sung cho số

thiếu hụt

Các chính sách thương mại quốc tế ảnh hưởng đến các hộ gia đình trên toàn thế giới Tuy nhiên, cũng có nhiều quyết định ở các cấp khác (như cấp khu vực, quốc gia) cũng ảnh hưởng đê an ninh lương thực của hộ gia đình

Trang 27

Phần một

Chương hai

Những rào căn mau dich tu do (I)

Trong một mô hình hoàn hảo của hệ thống tự do mau dich,

hàng hóa sản xuất ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều có thể

cạnh tranh trên cơ sở chất lượng và giá thành Tuy nhiên, mặc

dù nói rất ồn ào về cam kết tự do thương mại, nhưng các chính phủ đều áp dụng một loạt biện pháp để bảo vệ và hỗ trợ cho

những người sản xuất của nước mình Những biện pháp đó gọi

chung là rào cản mậu dịch

Chương này bàn đến các biện pháp sau day: thuê quan

hàng rào phi thuê quan

áp đặt các hàng rào thuế quan và phi thuê quan như thế

Trang 28

Thuế quan

Thuế quan (hoặc thuê đánh vào hàng nhập khẩu) là thứ

thuế áp dụng đối với hàng nhập khâu Thuê quan buộc nhà nhập khẩu phải trả cho nhà nước một tỷ lệ phần trăm nhất định

tính trên giá trị của hàng nhập Nó làm tăng giá hàng nhập trên

thị trường nội địa, và do đó làm cho những người sản xuất các

hàng hóa đó khó cạnh tranh với công nghiệp nội địa Đối với chính phủ nước nhập khâu, đánh thuế quan là nhằm:

tăng thu

ws bao vệ công nghiệp nội địa chống sự cạnh tranh của nước

ngoài

m hạn chế nhập khâu đề tiết kiệm ngoại tê

Hàng rào phi thuế quan

Hàng rào phi thuê quan có nhiều loại hình và nhằm nhiều mục

đích khác nhau Chúng bao gồm bất cứ quy định nào (không kế

thuê quan) nhằm phân biệt đối xử với hàng ngoại và có lợi cho

hàng nội

Dưới đây là những thí dụ về các rào cần phi thuê quan:

*- Thuế quan cũng có lúc đánh vào hàng xuất khẩu nhằm tăng thu của chính phủ hoặc đề giữ tại một số hàng cho nhụ cầu trong nước

Trang 29

m hạn ngạch (quota) túc hạn chế số lượng một mặt hàng nhất

định có thể cho phép nhập (có khi chỉ quy định đối với một nước nào đó, chẳng hạn xe ô tô Nhật bán sang Mỹ)

m quợ định tiêu chuẩn hoặc dân nhăn trên mặt hàng mà nhà sản xuất nước ngồi khơng có tập quán làm như vay

các chính sách yêu cầu công chức phải mua sắm hàng nội các chiến dịch vận động dân chúng tiêu dùng hàng trong

nước

Trong lúc thuê quan thường là cô định và hữu hình, thì khó mà

lượng hóa được ảnh hưởng của các rào cản phi thuế quan Những người cổ súy cho tự do mậu dịch thích các rào cản thuế quan hơn là các rào cản phi thuế quan, vì người xuất khẩu cũng

như người nhập khẩu có thể tính toán được chính xác số thuế

quan phải nộp Những năm gần day, có nhiều áp lực yêu cầu

các nước chuyến các rào cản phi thuế quan thành thuế quan

Tuy nhiên, trong suốt những năm 1980, hàng rào phi thuê

quan tăng lên (Coote 1996)

Các rào cản thuê quan và phi thuê quan được áp đặt ra sao

Các rào cản thuế quan và phi thuế quan có thể được áp đặt một cách chọn lọc theo các tiêu chí khác nhau

Trang 30

m Nhiều nước cùng nhau họp thành các khối mậu dịch hoặc có các hiệp định mậu dịch song phương Điều đó có nghĩa là các công ty trong khối có thê buôn bán với nhau mà

không vấp phải các rào cản thuế quan hoặc phi thuê quan, trong lúc các công tụ ở ngoài khối (hoặc ngồi hiệp định) lại

khơng được như vậy Chăng hạn, Liên minh châu Âu (EU)

có các hiệp định cho phép các quốc gia thành viên buôn

bán với nhau mà không phải chịu những hạn chế về mậu dịch nhưng các quốc gia ngoài EU thì không được hưởng quyền tiếp cận các thí trường châu Âu một cách không hạn chế Xin xem danh sách các khối mậu dịch ở Chương 12

m Các rào cản thuế quan và phi thuê quan có thể được áp dụng một cách có chọn lọc Các chính phủ có thể áp đặt các rào cản đối với những mặt hàng mà trong nước có sản

xuất để ngăn chặn hàng nhập giá rẻ hơn, đồng thời có thể tháo dỡ rào cán đối với những mặt hàng trong nước không sản xuất

m Mức thuế cũng thay đổi tùy theo các giai đoạn sản xuất của

một mặt hàng Đối với các chính phủ phương Bắc, thì ít rào

can hon déi với các mặt hàng chưa qua chế biến (sản phẩm

ở dạng thô như dầu mỏ, gỗ, các thực phẩm cơ bản), trong lúc các mặt hàng được chế biến thì bị đánh thuế cao hơm Người ta gọi kiểu đánh thuế này là mức thuê bậc thang

Tác động của các rảo cần thuế quan và phỉ thuế

quan đối với các nước đang phát triển

Nói chung các thành phẫm (như sôcôla) tăng được thu nhập

Trang 31

hơn cho người sản xuất so với sản phẩm chưa qua chế biến (như cacao hạt) Điều này có nghĩa là các nước đang phát triển sẽ thu được nhiều lợi nhuận qua xuất khẩu hơn nêu họ có khả năng chế biến chúng trước khi bản ra nước ngoài Thế nhưng các nước phát triển lại bị thua thiệt vì các công ty của họ không mua được nguyên liệu cản cho công nghiệp chế biến của họ, và

lại còn phải chịu sự cạnh tranh của hàng đã qua chế biến của

các nước phương Nam

Kết quả là các nước giàu có phương Bắc có xu hướng định ra mức thuê quan và phi thuế quan nhằm khuyên khích mua bán các sản phẩm chế tạo hoặc sản phẩm da qua ché biên giữa

họ với nhau chứ không phải với các nước đang phát triển Chẳng hạn, năm 1991, 20 phản trăm hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển đến các nước phát triển phải chịu các rào cản phi thuế quan, trong lúc giữa các nước phát triển với nhau thì tỷ lệ đó chỉ là 10 phần trăm (Coote 1996, tr 102) Tinh hình đó làm cho các nước đang phát triển khó tìm được thị

trường cho các hàng hóa đã qua chế biến

Thêm vào đó nhiều nước phát triển định mức thuê thấp

cho các mặt hàng chưa qua chê biến nhằm khuyến khích các

nước này tiếp tục giữ vai trò cung cấp nguyên liệu cho họ Thuê nhập khẩu của EU chẳng hạn, có truyền thống định mức rất cao đối với các nông phẩm đã qua chế biến so với nông phẩm

nguyên liệu Bảng 2.1 cho thấy hạt ca cao xuất sang châu Âu

vào những năm 1980 chỉ phải chịu mức thuế có 3 phần trăm:

tuy nhiên, bột ca cao lại phải gánh mức thuế tới 16 phần trăm

Trang 32

Bảng 2.1: Thuê quan một số mặt hàng nông nghiệp

và sản phẩm chế biên năm 1984

NHÓM HÀNG TY LE PHAN TRAM THUE QUAN

Trang 33

Còn ở Nhật, thuê đánh vào sôcôla lên tới 16 phần trăm Việc áp đặt thuê bậc thang là lý do giải thích tại sao các nước đang

phát triển vẫn chủ yêu là những nước xuất khẩu các sản phẩm

thô

Đáng chú ý là Hoa Kỳ tưy đánh thuế thấp các sản phẩm đó,

nhưng lại sử dụng công cụ rào cản phi thuế quan để làm nản

lòng việc nhập khẩu hàng đã qua chế biến Chẳng hạn, mỗi

bang của Mỹ có thể định ra các yêu cầu dán nhãn trên sản

phẩm khác nhau, ghi rõ những thành tố gi, gia trị dinh dưỡng,

lượng calort /

Cac loai tro cap

Đối với nông nghiệp có thể chia ra ba loại trợ cấp

m Trợ cấp xuất khâu nhằm khuyên khích bán hàng ra nước

ngoài Nó tạo điều kiện cho người sản xuất bán được hàng

ra thị trường thế giới với giá thấp giả tạo Đó là lối cạnh

tranh không lành mạnh vì các sản phẩm của các nhà sản

xuất không được trợ cấp không thể cạnh tranh nôi hoặc

không thể thu được lợi nhuận như trước

m Trợ cấp cho các nông trại là nhằm khuyên khích mở

Trang 34

sức cạnh tranh hơn, nhưng nó vẫn có thể đưa tới kết quả

đó Nó cũng được coi như một thứ rào cản đỗi với mậu dịch, vì nó giảm được giá thành sản xuất trong nước và hạ thấp nhu cầu những hàng nhập khẩu đất tiền hơm

4 Trợ cấp thực phẩm do chính phủ quy định là nhằm làm

cho đời sống bớt đắt đỏ, nhất là ở các khu vực đô thị Chính

phủ thường mua thực phẩm của nông dân và bán ra với giá

thập hơn giá mua vào Hình thức trợ cấp này hạ được giá

của lương thực thực phẩm sản xuất trong nước cho người tiêu dùng, và làm cho hàng nhập khó cạnh tranh

Đối với những người ứng hệ tự do mậu dịch, những trợ cấp đó được coi là xấu vì theo họ, chúng khuyên khích các ngành công nghiệp không có hiệu quả Hẹ lập luận rằng nêu những người

sản xuất lượng thực không cạnh tranh được với lương thực của

nước ngoài vì không được trợ cấp, thì tốt hơn là họ nên thôi sản

xuất lương thực mà chuyên sang sản xuất những mặt hàng khác

có hiệu quả hơn để xuất khẩu, rồi dùng tiền đó để nhập khẩu lương thực giá rẻ hơn từ bất cứ nơi nào khác

Trợ cắp ở phương Bắc

Tại các nước phương Bắc, sự hỗ trợ cho nông nghiệp nổi lên ở Hoa Kỳ trong thời kỳ tổng khủng hoảng những năm 1930, với việc nhà nước trơ cấp cho các nông trại để ngăn chặn tình trạng

mức sống bị giảm ở các vùng nông thôn Sau Chiến tranh thế

giới thứ hai, EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản trợ cấp rất nhiều cho

nông nghiệp nhằm bảo vệ phương kế mưu sinh ở nông thôn và

Trang 35

phục hồi sản xuất lương thực nội địa Trong khối EU, các nước thành viên cũng rất quan tâm đến việc tư túc lương thực bởi tất cả các nước này đều đã trải nghiệm thiếu lương thực và phải áp

dụng chễ độ khẩu phần khi lương thực nhập khẩu bị cắt đứt vì chiến tranh Tuy các chính sách cụ thể của mỗi nước có khác

nhau, nhưng tất cả đều nhằm tăng mức sản xuất trong nước và bảo vệ nông dân trước sự cạnh tranh của nước ngoài

Các chính sách đó đã giúp Nhật Bản tự túc được gạo và ngăn chặn các nhà xuất khẩu thâm nhập thị trường gạo của

nước này Nhưng các chính sách đó không tạo nên sự dư thừa

về gạo Ngược lại, Hoa Kỳ và EU sản xuất lương thực nhiều hơn mức tiêu thụ nên kết quả là có khối lượng lớn cần xuất

khẩu

Nhiều nước phương Bắc đã từng nhập khẩu một số loại lương thực thực phẩm (như ngũ cốc, thịt, sản phẩm sữa, dầu ăn,

đường), nhưng nay lại có thừa thãi Chẳng hạn, EU phải nhập khẩu đường cho mãi đến những năm 1970, nhưng từ năm

1988 họ xuất khẩu hơm 4,1 triệu tần (Coote 1996, tr 28) Việc

sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm được trợ cấp đó đã làm giá thị trường thế giới nhiều mặt hàng lương thực thực phẩm hạ

xuống, và làm qiảm thu nhập của các nước đang phát triển một

thời là những nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm đó

Trợ cấp ở phương Nam

Các nước đang phát triên cũng trợ cấp nông nghiệp đề thúc đây sản xuất nội địa Họ trợ cấp cho nông nghiệp trong nước, hoặc

Trang 36

dựng rào cản đề hạn chế việc nhập khẩu lương thực giá rẻ do

được trợ cấp từ các nước phương Bắc

Trong hai thập kủ qua, nhiều nước đang phat triển chịu sức

ép buộc phải xóa bỏ trợ cấp sản xuất lương thực, mặc đù những trợ cấp đó không được sử dụng để sản xuất phục vụ xuất khâu Sức ép nhân danh tự do mậu dịch đó được thực hiện thông qua các chương trình điều chỉnh cơ câu (xem Chương 9) hoặc thông qua các hiệp định quốc tế (xem Chương 6)

Điều đó là nhằm buộc các nước đang phát triển phải dựa vào thương mại quốc tế đễ đạt được an ninh lương thực thay vì phát huụ nội lực để tự túc hiơng thực Chính phủ nhiều nước đang phát triển không hài lòng với cách làm đó Họ lập luận

rằng có sự khác biệt rất lớn giữa việc trợ cấp sản xuất lương

thực để bán ra nước ngoài với việc trợ cấp sản xuất lương thực trong một nỗ lực để bảo đảm an nỉnh lương thực trong nước

Tại một hội nghị gần đâu, đại sử Giamaica nói:

" Những trợ cấp làm biến dạng mậu dịch thi cần phải ngăn cam nhung ở những nơi nào đó trên thế giới mà không

sản xuất hoặc sản xuất dưới khả năng thi chúng ta tin rằng

việc khuyên khích sản xuất (lương thực) ở cấp quốc gia là một nghĩa vụ Chúng ta không coi việc đó giống với việc trợ cấp để tự túc vượt quá yêu cầu tiêu dùng trong nước

rồi đem xuất khẩu” (Watkins 1996, tr 27)

Trang 37

Sự khác nhau giữa Bắc và Nam trong trợ cấp

Mức độ trợ cấp nông nghiệp khác nhau rất lớn giữa Bắc và Nam Dưới day là những lũ do

m Nói chung, các nước phương Bắc giàu hơn và có nhiều nguồn lực hơn Cùng có nghĩa là họ có thể chỉ nhiều hơn

cho nông nghiệp

m Phần lớn số tiền dùng để trợ cấp được huy động từ những người không trực tiếp liên quan đến nông nghiệp Tủ lệ số người không dính lu đến nông nghiệp ở Anh là 98 phần

tram; nhung tai Burundi con sé dé la 8 phan tram (UNDP

1998 tr.165) Điều đó chứng tỏ rằng phần lớn các nước

đang phát triển không thê cung ứng được mức độ trợ cấp

như thê

a Các nước đang phát triển thường phụ thuộc vào viện trợ hoặc các khoản vau của phương Bắc (hoặc của các thiết chế tài chính quốc tế do phương Bắc kiểm soát) Các nước này

thường sử dụng sức mạnh đòn bấy này để buộc các nước dang phát triển phải giảm bớt hoặc xóa bỏ trợ cấp Tuy nhiên, ở phương Bắc lại không phải chịu áp lực tương tự Tình hình đó đã dẫn đến những cách biệt rất lớn về mức độ trợ cap nông nghiệp Chăng hạn, năm 1994 nông dân Mỹ nhận được bình quân trợ cấp hàng năm là 16.000 USD (Watkins 1996, tr.13) Tại nhiều khu vực ở các nước đang phát triển toàn bộ thu nhập của những người sản xuât lương thực địa phương chỉ bằng một phân nhỏ của lượng tiền đó mà thôi

Trang 38

Trong lúc cuộc tranh luận về trợ cấp nông nghiệp tiếp diễn,

thiết tưởng cần nhớ lại rằng các nước phương Bắc đã bảo hộ

nên nông nghiệp của họ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

chính bởi vì họ cảm thay an ninh lương thực và bảo vệ đời sống của khu vực nông thôn là quá quan trọng để phó thác cho thị trường Thế nhưng các nước đang phát triển lại bị ép phải giảm

trợ cấp nông nghiệp để xúc tiễn mậu dịch tự do

Watkins nhận xét:

"Có điều gì đó rất không ổn khi một hệ thống mậu dịch đa phương lại khước từ quyền (của các nước đang phát

Trang 39

Xin xem phần Khái quát những rào cản mậu dịch tự do và Tài

Trang 40

Chương ba

Những rào cân mau dich tw do (II)

Tiếp theo chương trước, chương này đi sâu thêm vào các rào

can mậu dịch tự do, bao gồm hai nội dung chính:

m phá giá

„viên trợ lương thực

Phá giá

Phá giá được định nghĩa là bán sản phẩm ra nước ngoài với giá

thấp hơn giá thành sản xuất và thắp hơn giá của thị trường thê giới Phá giá xảy ra khi các công tự kinh doanh quyết định “bóp chết” (chủ tàm bán với giá chịu lỗ vốn để đối phương không thể

chịu nổi phải bỏ cuộc), hoặc do hàng hóa được nhận nhiều trợ

cấp của chính phủ (xem Chương 2) Khải niệm phá giá thường

được sử dụng trong các văn bản về phát triển để mô tả một tình huống bán các sản phẩm được trợ cấp với giá rất thập so với giá

Ngày đăng: 01/06/2016, 12:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w