1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chính sách KTĐN SINGAPORE

27 841 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 62,28 KB

Nội dung

Do thị trường trong nước không lớn, Singapore buộc phải phát triển các ngành công nghiệp định hướng vào xuất khẩu, và cũng do trong nước không đủ vốn, công nghệ tại chỗ và điều kiện tiếp

Trang 1

MỤC LỤC

Trang 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE

Cộng hòa Singapore là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á, có diện tích 710km2 với dân số 5,312 triệu người (2012), trong đó 64% mang quốc tịch Singapore, số còn lại 36% là cư dân định cư hoặc người làm việc nước ngoài

Singapore là một quốc gia đa tôn giáo, theo thống kê khoảng 51% dân số Singapore theo Phật giáo và Đạo giáo, 15% dân số (chủ yếu là người Hoa, người gốc Âu và người Ấn Độ) là tín đồ Đạo Cơ-đốc Hồi giáo chiếm khoảng 14% dân

số, chủ yếu tồn tại trong các cộng đồng người Mã Lai, người Ấn Độ theo Hồi giáo, và người Hồi (người Hoa theo Hồi giáo) Có khoảng 15% dân số Singapore tuyên bố họ không có tôn giáo, các tôn giáo khác không đáng kể

Singapore không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét, không có nước ngọt, đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước

Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghệ lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á

Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ ( chiếm 40% thu nhập quốc dân) Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9% Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3% Từ

1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm

2000 đạt hơn 9% Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 09, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm

2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002 đạt 3%, 2003 chỉ đạt 1,1% Từ

2004, tăng trưởng mạnh: Năm 2004 đạt 8,4%, 2005 đạt 5,7%, 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5% Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2% do tác dộng không hoảng kinh tế

Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức Singapore dang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến

Trang 3

Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh.

Quan hệ quốc tế

Chính sách đối ngoại của Singapore đã được thiết kế để đảm bảo một sự cân bằng trong khu vực Singapore là một thành viên sáng lập của ASEAN vào năm 1967 và kể từ đó đến nay, Singapore đã làm việc chăm chỉ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng trong khu vực

Singapore là một cầu thủ hoạt động trên sân khẩu thế giới quốc tế thông qua các thành viên của Liên Hợp Quốc, Khối thịnh vượng chung, ASEAN, APEC, WTO và các NAM Singapore chuẩn bị cho lần đầu tiên vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào năm 2001 và 2002 Singapore là một trong năm nước ASEAN tham gia Phái đoàn EU/ASEAN Giám sát Aceh Singapore như là một quốc gia thương mại, là quốc gia ủng hộ mạnh mẽ của thương mại tự do và

sử dụng thành viên của APEC và WTO nhấn cho sự tiến bộ trong lĩnh vực này Singapore là Chủ tịch APEC trong năm năm 2009 Chủ đề “ Duy trì tăng trưởng, kết nối khu vực”, và tập trung vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại

và đầu tư trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cũng như các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực, và chống lại chủ nghĩa bào hộ

Trang 4

CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA SINGAPORE

ở, giáo dục, thiếu tài nguyên thiên nhiên và đất đai

Trong suốt thế kỷ XX, trên thế giới, xu thế toàn cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ, thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, vượt ra khỏi ranh giới quốc gia

* Trong bối cảnh đó, Singapore đã chủ trương thực hiện chủ trương tự do hóa thương mại thể hiện qua:

Thứ nhất, Singapore ngay lập tức tìm kiếm công nhận quốc tế đối với chủ

quyền của mình Ngày 21/9/1965, Singapore gia nhập Liên Hiệp Quốc và gia nhập Thịnh vượng chung vào tháng 10 cùng năm Singapore sau đó đồng sang lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào ngày 8/8/1967 và được nhận làm thành viên của Phong trào không lien kết vào năm 1970

Thứ hai, về chính sách thương mại

Trong buổi đầu phát triển độc lập, nền kinh tế Singapore gặp rất nhiều khó khăn: thị trường nhỏ hẹp, sự thiếu thốn về tài nguyên thiên nhiên… Thủ tướng

Lý Quang Diệu đã đưa ra những chính sách kinh tế hợp lý, xây dựng một nền kinh tế hướng ngoại, hoà nhâp vào hệ thống kinh tế thế giới

Singapore theo đuổi chính sách thương mại tự do và áp dụng phát triển hệ thống pháp luật kinh doanh đã từng được thực dân Anh thực hiện đã giúp thu hút nguồn vốn và nhân lực ngoại quốc

Trang 5

Do thị trường trong nước không lớn, Singapore buộc phải phát triển các ngành công nghiệp định hướng vào xuất khẩu, và cũng do trong nước không đủ vốn, công nghệ tại chỗ và điều kiện tiếp thị, Singapore đã hợp tác với các tập đoàn đa quốc gia.

Các khu công nghiệp được thành lập, đặc biệt là tại Jurong, và đầu tư ngoại quốc được thu hút đến đảo quốc do ưu đãi về thuế

Thứ ba, về chính sách thu hút vốn đầu tư

Trong thời kỳ 1965-1979, chính phủ Singapore khuyến khích thu hút đầu

tư nước ngoài để phát triển kinh tế, đặc biệt là tập trung vào các ngành công nghiệp hướng ra xuất khẩu Không vay nợ để đầu tư mà chủ yếu tạo môi trường cho tư nhân nước ngoài trực tiếp bỏ vốn đầu tư

Chính phủ đã đưa ra hàng loạt ưu đãi đối với các nhà tư bản nước ngoài.Kết quả đạt được trong thời kỳ này là:

Singapore nhanh chóng trở thành trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo hàng xuất khẩu quan trọng ở Đông Nam Á Kim ngạch xuất khẩu của Singapore không ngừng tăng lên, năm 1967 là 7896 triệu USD thì đến năm 1970 đã lên đến

12290 triệu USD

Lĩnh vực dịch vụ cũng phát triển vào đương thời nhờ nhu cầu đối với dịch

vụ cho tàu ghé qua cảng và thương mại ngày càng tăng cao

Singapore cũng thu hút các công ty dầu thô lớn như Shell và Esso đến thiết lập những nhà máy lọc dầu tại Singapore, đến giữa thập niên 1970 thì Singapore trở thành trung tâm lọc dầu lớn thứ 3 trên thế giới

Singapore cũng là một trung tâm tài chính quốc tế, nơi thu hút rất nhiều nhà đầu tư vào đây hợp tác Từ 1972 đến 1982, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Singpore đạt 7,77 tỷ đô la Singapore, trong đó Mỹ chiến 34% và châu Âu chiến 39%

Singapore tập trung phát triển thành trung tâm thương mại, hàng hải và dịch vụ du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á

2.2 Giai đoạn 1980 – 1999

2.2.1 Chính sách thương mại quốc tế

Trong giai đoạn 1980-1999, Singapore tập trung vào các chiến lược hướng về xuất khẩu Một số biện pháp đã được áp dụng như:

a. Chính sách hoàn thuế GST (Thuế hàng hóa và dịch vụ)

Trang 6

Tại Singapore hiện áp dụng thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax) ở mức 7% Để khuyến khích xuất khẩu tại chỗ, Singapore đã thực hiện chính sách hoàn thuế cho du khách để kich thích chi tiêu của họ.Theo chương trình hoàn thuế cho du khách (Tourist Refund Scheme), nếu mua hàng hóa tại Singapore từ những cửa hiệu bán lẻ tham gia chương trình, du khách có thể được hoàn lại thuế GST khi vận chuyển hàng hóa ra khỏi Singapore qua sân bay quốc tế Changi (Changi International Airport) hoặc Sân Bay Seletar (Seletar Airport) trong vòng 2 tháng kể từ ngày mua hàng Các khoản hoàn thuế GST không được áp dụng cho những du khách khởi hành bằng đường bộ hoặc đường biển.Những du khách đáp ứng các điều kiện của chương trình sẽ được quyền nhận tiền hoàn thuế GST từ những cửa hiệu bán lẻ hoặc tại một chi nhánh hoàn thuế trung tâm Hiện tại, có 2 chi nhánh hoàn thuế trung tâm, đó là: công ty Global Refund Singapore Ltd Và Premier Tax Free (Singapore) Pte Ltd.

b. Hỗ trợ xuất khẩu

Cơ quan tiền tệ Singapore tiến hành một chương trình chiết khấu lại trên các biên lai xuất khẩu mà có thể do ngân hàng chiết khấu lại một lần xuất khẩu thực và tái xuất biên lại cho cơ quan tiên tệ Singapore với mức ưu việt hơn, hiện nay là 3,75%/năm Khoản hoa hồng tối đa có thể nhận nhờ thỏa thuận của ngân hàng theo chương trình này tối đa là 1,5%/năm Tỷ lệ đặc biệt của lãi suất hoàn trả cho cơ quan trên thông qua thỏa thuận từ ngân hàng là để chuyển cho các nhà xuất khẩu

Giảm thuế: Các công ty tham gia vào thương mại quốc tế của Singapore đều được miễn giảm thuế Ngoài ra, các công ty hoạt động trong lĩnh vực vận tải đường biển quốc tế, thương mại điện tử, và các công ty trong nước mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài cũng được xét miễn giảm thuế Tỷ lệ thuế miễn giảm là đối với các công ty và các hàng hoá đã được phê chuẩn là 10% (trong khi thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 22%)

c. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu

Công ty bảo hiểm tín dụng xuất khẩu ở Singapore là công ty nhà nước góp 50% vốn cung cấp tất cả các dịch vụ bảo hiểm cho nhà xuất khẩu Singapore chống lại việc người mua không trả tiền vì lý do chính trị hoặc kinh tế đột ngột xảy ra đối với người mua Công ty này cũng đưa ra các chương trình bảo đảm của ngân hàng đối với nhu cầu bảo hiểm tín dụng ngắn, trung và dài hạn của các nhà xuất khẩu ở địa phương.Công ty này cũng là thành viên đầy đủ của Liên hiệp các nhà bảo hiểm tín dụng và đầu tư quốc tế

d. Thành lập cục xúc tiến thương mại Singapore

Cục xúc tiền thương mại Singapore được thành lập năm 1983, chịu trách nhiệm chính trong việc thúc đẩy Singapore tiến nhanh trên đấu trường thương mại quốc tế, bảo vệ quyền lợi kinh tế của quốc đảo, đồng thời giới thiệu sản phẩm của Singapore trên khắp thế giới Cục xúc tiến thương mại Singapore chú

Trang 7

trọng đến viêc mở rộng hoạt động thương mại ra nước ngoài Hiện nay, có hơn

30 văn phòng thương mại trên khắp thế giới

e. Thủ tục xuất khẩu

Nhà xuất khẩu bắt buộc phải là công ty hợp pháp hoặc nếu là công ty nước ngoài thì phải đăng ký kinh doanh theo Luật Công ty hoặc các tổ chức kinh doanh đăng ký theo Luật đăng ký kinh doanh Họ cũng phải đăng ký mã số hải quan tại Hải quan Singapore để có Mã số đăng ký trung tâm Luật Quy định hàng hoá xuất nhập khẩu 1995 có quy định tất cả các loại hàng xuất khẩu đều phải có giấy phép xuất khẩu Đối với hàng hoá không bị hạn chế xuất khẩu, người xuất khẩu phải có được giấy phép xuất khẩu từ Hải quan Singapore thông qua hệ thống Tradenet trong vòng ba ngày sau xuất khẩu, còn đối với hàng hoá

bị giới hạn xuất khẩu, giấy phép xuất khẩu phải lấy được trước khi xuất khẩu Thủ tục xuất khẩu diễn ra cũng vô cùng nhanh gọn, trong 90% số trường hợp có quá trình khai báo thông qua Tradenet được hoàn tất trong vòng mười phút

Đối với hàng hoá chiến lược, theo quy định của Luật (Kiểm soát) Hàng hoá chiến lược thì nhà xuất khẩu phải có được giấy phép có hiệu lực do Hải quan Singapore cấp trước khi xuất khẩu Các hàng hoá loại này gồm vũ khí, hoá chất và nguyên liệu sinh học, và hàng hoá tiêu dùng lâu bền, bao gồm cả chất có phóng xạ hạt nhân Giấy chứng nhận cũng cần có trước khi xuất khẩu hàng hoá chịu hạn ngạch như dệt may, quần áo xuất khẩu đến một số thị trường bị giới hạn, và đối với những hàng hoá yêu cầu những giấy tờ đặc biệt (do nước nhập khẩu yêu cầu) như sản phẩm nông nghiệp Khi hàng hoá phải di chuyển từ một vùng mậu dịch tự do sang một khu thương mại khác trong vòng lãnh thổ Singapore hay những hàng hoá nằm trong hạn chế xuất khẩu mà được di chuyển trong phạm vi cùng một vùng thương mại tự do thì phải có giấy phép chuyển tải Một số hàng hoá nhất định ví dụ như hàng hoá không thuộc diện hạn chế xuất khẩu mới được phép không cần loại giấy tờ này

Đối với hoạt động nhập khẩu, Singapore sử dụng các công cụ như:

Thuế quan ràng buộc: Thuế quan ràng buộc của Singapore nằm trong

danh mục của Hệ thống hài hòa Mô tả và Mã hóa hàng hóa 1996 Thuế suất ràng buộc của Singapore đối với các sản phẩm nông nghiệp tính trên cơ sở tỷ trọng thương mại đã giảm từ 12,4% xuống còn 5,1% Đối với các mặt hàng nông nghiệp, Singapore cam kết 100% dòng thuế quan theo Khoảng 98,7% thuế quan ràng buộc cuả nước này dựa vào thuế theo giá trị Đối với các sản phẩm khoáng sản, giầy dép, đá quý, máy móc giao thông, vũ khí, đạn dược, tác phẩm nghệ thuật thì không có hoặc rất ít các cam kết ràng buộc thuế quan Các dòng thuế cam kết ràng buộc từng phần chủ yếu là đối với các sản phẩm da hoặc thuộc da,

đá quý, máy móc và các dụng cụ chính xác

Trang 8

Về hạn ngạch thuế quan, Singapore không áp dụng bất kỳ một hạn ngạch

thuế quan hay thuế biến đổi nào

Thuế quan ưu đãi: theo các hiệp định ưu đãi thuế quan mà nước này đã ký

với các đối tác thương mại gần đây (ví dụ hiệp định thương mại tự do với Australia, Hiệp hội Mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA), Nhật Bản, New Zealand,

Mỹ, Jordan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Panama, hiệp định chung với 3 nước: Thuỵ Sỹ,

Na Uy, và New Zealand), Singapore đã dỡ bỏ tất cả hàng rào thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nước này Đồng thời, theo cam kết đối với Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), hàng rào thuế quan đối với hàng hoá nhập khẩu từ Thái Lan và Philippines cũng bị dỡ bỏ từ tháng 1 năm 2001

- Miễn giảm thuế: miễn thuế hang nhập khẩu do một số lý do và mục đích

sử dụng cuối cùng Hàng hóa được nhập khẩu tạm thời sẽ được tái xuất trong vòng 3 tháng và hàng tạm xuất sau đó sẽ được tái nhập trở lại đều không chịu thuế hải quan và thuế GST Hàng hóa nhập khẩu chịu thuế nhập khẩu là hàng nguyên liệu thô hay là nguyên liệu trực tiếp cho ngành công nghiệp trong nước; rượu samsoo và rượu cồn dùng cho ngành công nghiệp trong nước; hàng hóa nhập khẩu theo phái ngoại giao tại Singapore đều được miễn thuế theo quy định của Hải quan Singapore Tất cả hàng hóa nhập khẩu từ các nước trong Hệ thống chung về ưu đãi mậu dịch(GSPT) và Ưu đãi Khối thịnh vượng chung đều được miễn thuế

- Quy tắc xuất xứ: Singapore không duy trì bất cứ một quy tắc xuất xứ tối

huệ quốc (MFN) nào Quy tắc xuất xứ ưu đãi được điều chỉnh thông qua các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực cụ thể của nước này Trong các hiệp định thương mại tự do song phương, xuất xứ của sản phẩm phải chiếm tới từ 30% đến 60% giá trị gia tăng chung của hàng hoá là thuộc nước xuất khẩu

Cụ thể quy tắc xuất xứ của một số khu vực và đối tác thương mại song phương của Singapore như sau:

● Đối với xuất xứ ASEAN: Hàng nhập khẩu bắt buộc được sản xuất hoàn toàn tại các nước ASEAN hoặc có hàm lượng giá trị gia tăng tại các nước này ít nhất 40% giá FOB của sản phẩm hoàn thiện Dệt may và các sản phẩm dệt may đủ điều kiện được đối xử ưu đãi theo CEPT (Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung) nếu quá trình chuyển đổi giá trị chủ yếu diễn ra trong các nước ASEAN

● Đối với Hệ thống chung về ưu đãi mậu dịch GSTP (Global System of Trade Preferences): sản phẩm phải được sản xuất toàn bộ tại những nước tham gia hoặc nước tham gia phải đóng góp ít nhất 50% giá

Trang 9

FOB của sản phẩm hoàn thiện Tuy nhiên tổng giá trị gia tăng tại các nước tham gia chiếm ít nhất 60% cũng được chấp nhận.

● Đối với Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA): Sản phẩm cuối cùng phải trải qua một quá trình chuyển đổi giá trị lớn để được hưởng đối

xử ưu đãi Chuyển đổi giá trị lớn phải bắt đầu từ nguyên liệu được dùng trong sản xuất ra sản phẩm đó Đối với một số sản phẩm thì quy tắc giá trị gia tăng được quy định cho quy tắc xuất xứ của sản phẩm được hưởng ưu đãi nếu hàm lượng giá trị tại EFTA hoặc Singapore của nó đạt một tỷ lệ phần trăm cố định trên giá xuất xưởng, từ khoảng 40% - 80% tuỳ thuộc vào loại hàng hoá đó

● Đối với xuất xứ Australia: Sản phẩm phải được sản xuất hoàn toàn tại Australia hoặc có 30% đến 50% (tuỳ từng mặt hàng) giá FOB của hàng hoá đó được sản xuất tại Australia hay Singapore

● Đối với xuất xứ Mỹ: Sản phẩm phải được sản xuất hoàn toàn tại

Mỹ, hoặc đối với một số sản phẩm điện tử phải có giá trị gia tăng từ Mỹ hoặc Singapore từ 30% đến 60% giá FOB của sản phẩm cuối cùng Với một số sản phẩm, đầu vào nhập khẩu dùng để sản xuất sản phẩm cuối cùng từ Mỹ hoặc Singapore phải được phân loại theo bảng phân loại thuế quan khác biệt Đối với một số sản phẩm hoá chất và hoá dầu thì quá trình

xử lý phải diễn ra ở Mỹ hoặc Singapore

2.2.2 Chính sách đầu tư quốc tế

2.2.2.1 Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài

a. Cho phép các nhà đầu tư tự do di chuyển các khoản lợi nhuận về nước,

có chế độ ưu đãi về thuế đối với những ngành, những lĩnh vực mà chính phủ ưu tiên đầu tư phát triển như: các khoản đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công nghệ, đào tạo tay nghề cho công nhân và nâng cấp trang thiết bị sản xuất

Chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài thông qua: Luật khuyến khích và phát triển kinh tế 1967; Luật bổ sung 1970-1975; Luật thuế Thu nhậpvà những điều khoản bổ sung mới vào cuối những năm 1970; Sang những năm

1980 các luật trên lại được bổ sung và nới rộng nhiều điều khoản… Làm cho môi trường đầu tư Sing vừa minh bạch vừa hấp dẫn, thu hút nhiều các nhà đầu

tư nước ngoài đổ vốn vào

Nhờ đó mà Singapore đã rất thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và lượng vốn này thực sự là nguồn lực quan trọng đưa nền kinh tế

Trang 10

Singapore hội nhập với khu vực và trên thế giới Cụ thể, từ năm 1970-1985, Mỹ

đã đầu tư trực tiếp vào Singapore 7.9 tỷ USD Vào đầu những năm 1990, tuy đầu tư của Mỹ vào thị trường Singapore có giảm đi song Mỹ vẫn dẫn đầu danh sách các nước đầu tư nhiều nhất vào Singapore, tổng số vốn đầu tư của Mỹ vào Singapore vẫn tăng đều trong các năm: năm 1994 đầu tư đạt 10.3 tỷ USD, năm

1995 đạt 12.6 tỷ USD Về phía các nhà đầu tư Nhật Bản, từ 1991 đến nay vẫn đạt khoảng 400 triệu USD/năm

b. Cho phép các nhà đầu tư thuê lao động nước ngoài.

Theo thời gian, đặc biệt là trong thời kỳ 1985-1986, tiền lương tăng lên và Singapore nhận thấy chỉ có thể giữ vững nền kinh tế bằng cách nâng cấp FDI và nâng cao khả năng cạnh tranh của lực lượng lao động so với những nước láng giềng có chi phí thấp EDB đã tập trung vào những ngành có hàm lượng tri thức cao để có thể trả tiền lương cao hơn Để giải quyết việc thiếu lao động có kỹ thuật, các công ty được khuyến khích tuyển dụng lao động nước ngoài Gần đây, EDB đã bắt đầu thu hút các trường đại học nước ngoài Chương trình khu vực hoá của EDB khuyến khích các công ty xây dựng các cơ sở có hàm lượng kỹ năng cao tại Singapore và chuyển sản xuất sử dụng nhiều lao động và đất đai ra nước ngoài

c. Chính sách miễn thuế bản quyền và thu nhập đối với các công ty đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu.

Thời kỳ 1985-1986, là thời kỳ suy thoái đầu tiên của Singapore kể từ sau chiến tranh, đã làm thay đổi các quan hệ lao động và thúc đẩy việc hình thành các kế hoạch liên kết các công ty Singapore với các TNC (Trans National Corporations – Công ty xuyên quốc gia) Singapore chỉ có thể giải quyết được tình trạng tiền lương gia tăng nếu các công ty bản địa phát triển được năng lực (các nguồn lực kỹ thuật và con người) và chính phủ khuyến khích bằng cách tài trợ nghiên cứu và phát triển (R&D) để nâng cấp các TNC, thiết lập các cơ sở có

kỹ năng cao và các viện nghiên cứu chung)

EDB đã nỗ lực nâng cấp sản xuất trong nước bằng Chương trình Nâng cấp Công nghiệp Bản địa (LIUP) năm 1986 Theo Chương trình này, các TNC được khuyến khích ký kết các hợp đồng cung ứng dài hạn với các công ty bản địa Các công ty bản địa đã được hưởng lợi nhiều nhất trong ngành điện tử qua việc cung ứng các dịch vụ bảo hành, các linh kiện và thiết bị cho các TNC sản xuất sản phẩm bán dẫn Những sáng kiến như LIUP cũng có tác dụng gắn kết FDI nhiều hơn với nền kinh tế Singapore bằng các lợi ích chung và sự phụ thuộc lẫn nhau

2.2.2.2 Chính sách đầu tư ra nước ngoài

Trang 11

Trong giai đoạn 1965-1990, Trước tình hình nền kinh tế trong nước đã bão hòa, tích lũy cho đầu tư trong nước cao hơn nhu cầu đầu tư, Singapore bắt đầu đầu tư ra nước ngoài: chủ yêu là vào Trung Quốc, Malaixia và Indonexia Hướng đầu tư ban đầu tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến cần nhiều lao động như sản xuất đồ điện, đồ điện tử, công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn như hóa chất, cao su, lọc dầu; ngày nay các nhà đầu tư chú trọng hơn vào dịch

vụ tài chính, du lịch và xuất nhập khẩu

Bước sang thập kỷ 90, chính sách kinh tế đối ngoại của Singapore đã có nhiều thay đổi do có những sự thay đổi rất lớn trong tình hình kinh tế - chính trị

ở Singapore cũng như trên thế giới Singapore chuyển hướng sang mở rộng quan

hệ kinh tế quốc tế và hoạt động đầu tư với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN Thể hiện qua tỷ trọng đầu tư vào các nước khu vực Đông Nam Á của Singapore tăng dần qua các năm: năm 1990 đầu tư của Singapore vào khu vực này chiếm chưa đến 1%, nhưng đến năm 1997 Singapore cùng với Malaysia đã trở thành những nhà cung cấp vốn lớn trong khu vực, bên cạnh một số cường quốc như: Mỹ, Nhật và 1 số nước châu Âu, trong năm 1997, tổng vốn đầu tư của Singapore vào khu vực là 8.1 tỷ USD (chiếm 60.3% tổng lượng vốn đầu tư nội bộ khu vực) Trong các nước đang phát triển trong khối ASEAN, Singapore chú trọng đến quan hệ ngoại giao cũng như đầu tư vào các nước: Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam

Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư ra nước ngoài

• Hỗ trợ vốn thông qua vốn tín dụng ưu đãi: chính phủ sẽ cung cấp một phần tài chính đầu tư ra nước ngoài, mặt khác giúp các công ty này phát hành cổ phiếu trên thị trường để huy động thêm vốn với các xí nghiệp vừa và nhỏ được tài trợ thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư nước ngoài

• Miễn giảm thuế thu nhập công ty cho các công ty đầu tư ra nước ngoài: chính phủ quy định tất cả các xí nghiệp đầu tư ra nước ngoài mà có được lợi nhuận đều có thể xin miễn thuế, kể cả các xí nghiệp đầu tư vào các nước chưa có Hiệp định bảo hộ với Singapore vẫn được quyền miễn thuế

• Thành lập Câu lạc bộ đầu tư ra nước ngoài: hiện nay Singapore đã có 48 câu lạc

bộ đầu tư hải ngoại cung cấp thông tin về các nước và khu vực có đầu tư của Singapore, tìm kiếm đối tác mới, tư vấn đầu tư, chia sẻ kinh nghiệm, mở lớp đào tạo, huấn luyện phục vụ cho việc đầu tư ra nước ngoài Tháng 1/1993, Singapore còn lập Ủy ban xúc tiến đầu tư ra nước ngoài Nhiệm vụ của ủy ban này là đánh giá khả năng đầu tư của các xí nghiệp và đệ trình lên chính phủ những kiến nghị

có tính khả thi

Trang 12

2.2.3. Chính sách thị trường

Thời kỳ trước 1990, Singapore chú trọng phát triển quan hệ thương mại với: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Tây Âu Singapore đã được các nước phát triển cho hưởng ưu đãi tối huệ quốc về thương mại trong một thời gian dài Những nước này là thị trường lớn của Singapore (chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1989) đã giúp nền kinh tế Singapore tăng trưởng với tốc độ cao

Kể từ năm 1990, Tình hình có nhiều biến động, Liên Xô tan rã, kết thúc chiến tranh lạnh, trên thế giới xuất hiện nhiều xu tế hòa bình, hợp tác, cùng phát triển, trên thế giới xuất hiện nhiều thị trường tiềm năng Singapore bắt đầu mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với các nước trong khối ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ…nhằm tìm kiếm thị trường mới, tránh phụ thuộc vào thị trường các nước phát triển

Có thể tạm kết luận, trong giai đoạn 1970 – 1999, Singapore đã áp dụng

và thực hiện thành công mô hình chính sách tự do hóa thương mại và thúc đẩy xuất khẩu

2.3. Giai đoạn 2000 – nay

2.3.1 Chính sách thương mại

Trong giai đoạn này, chính sách đối ngoại của Singapore có những điểm mới sau:

a. Tích cực tham gia vào các FTA

Kể từ 2000 đến nay, Singapore tăng cường ký kết các hiệp định FTA song phương bởi họ cho rằng các hiệp định thương mại tự do đóng vai trò quan trọng với quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư toàn cầu Tính đến nay, Singapore

đã phát triển 13 hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương với 23 đối tác Nếu tính luôn cả các FTA đang đàm phán và đề xuất thì có tổng cộng 32 RTA/FTA Theo chính phủ Singapore “ FTA là siêu xa lộ nối Singapore với các nền kinh tế chính và những thị trường mới Các nhà xuất khẩu cũng như các nhà đầu tư đặt bản doanh tại Singapore sẽ được hưởng vô số lợi ích như giảm thuế quan, tiếp cận những khu vực ưu tiên, thâm nhập thị trường nhanh hơn trong khi đảm bảo được sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,

Hệ thống của 13 FTAs được thiết kế để định vị Singapore như là một trung tâm sản xuất tích hợp trong khu vực: thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và phát triển trong nền kinh tế, dựa vào tri thức và vận hành trung tâm dịch vụ Trong đo có 3 FTA ảnh hưởng lớn đến Singapore là FTA giữa Singapore và các đối tác Trung Quốc, Mỹ và EU

Trang 13

b. Áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật vào thương mại

_ Thương mại không giấy tờ (paperless trading): bằng việc thiết lập hệ thống Tradenet, Singapore đã cách mạng hoá các thủ tục thương mại nói chung

và xuát nhập khẩu nói riêng

_ Thương mại điện tử: được xây dựng và phát triển bởi Ủy ban phát triển thương mại Singapore (TDB)

_ Hệ thống cấp phép tự động: TDB phối hợp với các cơ quan luật pháp như cơ quan phát triển truyền thông Singapore (IDA) và cơ quan thanh tra về bức xạ (RPI) để tự động hoá hệ thống cấp giấy phép

_ Ứng dụng chứng chỉ xuất xứ (CO) trực tuyến: thương nhân Singapore

có thể xin chứng chỉ xuất xứ trên mạng Internet với các cơ quan có thẩm quyển thuộc hệ thống “Cấp chứng chỉ xuất xứ điện tử (ECO)”

c Sử dụng công cụ thương mại chặt chẽ đối với hàng nhập khẩu

* Hạn chế, cấm và cấp phép nhập khẩu

- Cấm nhập khẩu ở nước này chủ yếu được áp dụng ở một số mặt hàng

mà chính phủ cảnh báo là có hại cho sức khỏe, an ninh hay toàn xã hội, môi trường hoặc theo các hiệp định của Liên hiệp quốc hoặc các hiệp định quốc tế Một số sản phẩm cấm nhập khẩu đó là kẹo cao su, bật lửa có hình dáng súng lục hoặc hình tròn, pháo, ô tô đã sử dụng từ 3 năm trở lên Tuy nhiên, chính phủ Singapore đã nới lỏng các biện pháp này cho một số mặt hàng như: lệnh cấm nhập khẩu kẹo cao su đã được bãi bỏ một phần, cho phép sử dụng kẹo cao su để chữa bệnh theo Hiệp định thương mại tự do giữa Singapore và Mỹ năm 2004, bãi bỏ lệnh cấm nhập khẩu đổi với hàng hoá từ Irắc vào năm 2003 theo Nghị quyết của Liên hiệp quốc năm 2003 Từ năm 2006, Singapore cũng cấm hầu hết các sản phẩm vũ khí hoặc nguyên liệu có liên quan nhập khẩu hoặc quá cảnh tại Singapore để sang Iran theo Nghị quyết của Liên hiệp quốc

- Hạn chế và cấp phép nhập khẩu được áp đặt vừa để thực hiện các cam kết quốc tế và đảm bảo sức khỏe, bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia Cấp phép nhập khẩu có thể là tự động hay không tự động tùy thuộc vào loại hàng hóa, ví dụ gạo là loại mặt hàng cấp phép nhập khẩu không tự động Các sản phẩm bị kiểm soát nhập khẩu bao gồm: dược phẩm, hóa chất có hại, phim ảnh

và băng video, vũ khí đạn dược,… phải có giấy phép nhập khẩu So với danh mục hàng nhập khẩu cần có giấy phép năm 2004, hiện nay Singapore đã bổ sung vào danh sách một số mặt hàng như: mỹ phẩm, dầu điêzen, kim cương thô từ Bờ Biển Ngà, nhân sâm, thuốc nhuộm tóc, nitro-cellulose, gỗ

* Các biện pháp khẩn cấp: Biện pháp chống bán phá giá và trợ cấp

Chống bán phá giá và trợ cấp được tiến hành theo Luật thuế chống phá giá và trợ cấp 1996, sửa đổi 3 lần vào năm 2000, 2003 và 2004 Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp chịu trách nhiệm điều tra ban đầu để quyết định

Ngày đăng: 31/05/2016, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w