1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự hình thành và phát triển những luận điểm cơ bản của mác – ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân liên hệ với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân việt nam

36 1,9K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 56,74 KB

Nội dung

Những điều kiện, tiền đề sự ra đời sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 1.1. Làm rõ một số khái niệm liên quan: Theo Theo từ điển Cộng sản Chủ nghĩa xã hội khoa học: Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, là phương diện chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội TBCN sang hình thái kinh tế xã hội CSCN. Theo nghĩa rộng: Cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ xã hội cũ nhất là chế độ TBCN bằng chế độ XHCN, trong cuộc cách mạng đó GCCN là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhân dân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Theo nghĩa hẹp: Cách mạng XHCN được hiểu là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc GCCN cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản – Nhà nước của GCCN và nhân dân lao động. 1.2. Hoàn cảnh lịch sử Châu Âu những năm cuối thế kỷ XIX: Phương thức sản xuất CNTB ra đời, phát triển sau hơn một thế kỷ đã đạt được bước tiến khổng lồ, không chỉ bởi những của cải vật chất mà nền kinh tế, do tác động của phương thức sản xuất ấy tạo ra, mà điều cơ bản nữa là những tác động về phương diện xã hội – chính trị mà nó đem đến cho loài người. Trước hết, nền sản xuất TBCN, với một LLSX phát triển mạnh và với một hệ thống các QHSX chiếm hữu tư nhân TBCN được xác lập, được củng cố đã tạo ra một cơ cấu xã hội – giai cấp mới, với một hệ thống các mối quan hệ giữa các giai cấp và các tầng lớp xã hội ấy. Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp của những biến động sâu sắc trong đời sống văn hóa – xã hội, chính trị xã hội của CNTB. Quan hệ tác động qua lại và những mâu thuẫn giữa GCTS và GCCN đã trở thành mối quan hệ cơ bản trung tâm, không chỉ là thay thế cho quan hệ qua lại, mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc và giai cấp nông dân, mà còn trở thành trục trung tâm chi phối đời sống chính trị của xã hội đương thời. Mối liên hệ bản chất này của cơ cấu xã hội – giai cấp tác động chi phối đời sống chính trị, các quan hệ chính trị xã hội được biểu hiện trên hai nội dung (hai khuynh hướng) cơ bản của xã hội , có mối liên hệ mật thiết, biện chứng với nhau: thứ nhất, sự gia tăng vai trò thống trị của GCTS; thứ hai, sự gia tăng mạnh mẽ vị thế, vai trò là một động lực chính trị độc lập của GCCN. Chính sự vận động, tác động qua lại của hai khuynh hướng đối lập nhau mà thống nhất này đang tạo nên bức tranh chính trị sôi động, phức tạp đa dạng đã đặt ra nhu cầu cấp bách cần có những nghiên cứu sáng tạo mới về phương diện lý tưởng, lý luận CNXH để nhận thức những quy luật ẩn chứa bên trong, đằng sau những sự kiện chính trị phức tạp ấy, điều mà CNXH của Henri Saint Simont, Charle Fourie và Robert Owen đã không đủ sức lý giải. Những học thuyết của các ông cũng đã tạo nên những tiền đề, những giá trị cần thiết tối thiểu cho những nghiên cứu mới ấy. Đồng thời, thực tiễn chính trị sôi động ấy đã là một mảnh đất hiện thực cung cấp những dữ liệu, số liệu cần thiết để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu sáng tạo ấy.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do và tính cấp thiết của đề tài:

Trong suốt nhiều thế kỷ qua, các nhà tư tưởng tiến bộ của loài người

đã cố sức một cách khó nhọc và uổng công nhằm giải quyết vấn đề thủ tiêu sựbất bình đẳng xã hội Mỗi một giai đoạn lớn của lịch sử toàn thế giới đều có ýđịnh phát hiện những quy luật của sự phát triển xã hội trong cái mớ bòngbong những hiện tượng và sự kiện xã hội Vì vậy tất cả các thời đại lịch sửđều để lại những học thuyết, những dấu vết nào đó của sự tìm tòi lý luận Tuynhiên, cho đến khi sự xuất hiện của chủ nghĩa Mác – Lênin thì mới có sựchuyển biến căn bản trong lĩnh vực lý luận về chủ nghĩa xã hội Các nhà kinhđiển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã thực hiện một cuộc cách mạng khoa họctrong toàn bộ lĩnh vực những quan điểm xã hội, trong đó điển hình có lý luận

về học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là trọng tâmcủa chủ nghĩa xã hội nói riêng cũng như chủ nghĩa Mác nói chung V.I.Lêninviết: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai tròlịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủnghĩa”

C.Mác – Ăngghen là những người đầu tiên nhìn giai cấp công nhânkhông chỉ là một giai cấp đang bị đau khổ, mà còn với tư cách là chủ thể sángtạo lịch sử, có sứ mệnh lịch sử cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới bằngviệc thực hiện một cuộc cách mạng to lớn Hai ông đã chỉ ra người đại biểucủa LLSX và QHSX mới, người bảo vệ tất cả tập đoàn, các giai cấp bị bóc lộtkhác, người thực hiện công cuộc giải phóng xã hội loài người không phải aikhác ngoài giai cấp công nhân

Tuy nhiên, đến những năm 90 của thế kỷ XX, do những nhân tốkhách quan và chủ quan đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu.Trước tình hình đó, nhiều người đã tỏ ra hoang mang dao động và hoài nghi

Trang 2

về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Bên cạnh đó, các thế lực thù địchtìm mọi cách để chống phá và chúng đưa ra những luận điệu xuyên tạc, bôinhọ chủ nghĩa Mác Chúng cho rằng chủ nghĩa Mác mà trong đó học thuyết

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đóng vai trò to lớn là sai lầm, đã lỗithời Nhưng lịch sử đã chứng minh những luận điệu xuyên tạc của chúng làsai trái và sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu chỉ là sự sụp đổ của một môhình chưa hoàn thiện chứ không phải là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội

Hiện nay, các nước còn lại đi theo con đường chủ nghĩa xã hội như:Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam,… vẫn đang từng bước đi lên và ngàycàng lớn mạnh, tạo được vị thế của mình trên trường quốc tế Chủ tịch Hồ ChíMinh đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin con đường cứu nước, giải phóngdân tộc, đưa dân tộc bước vào kỷ nguyên mới của độc lập dân tộc gắn với chủnghĩa xã hội Người vận dụng học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân của các nhà kinh điển Mác, Ăngghen, Lênin vào thực tiễn để xây dựngthành công đội ngũ công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là cải tạo

xã hội cũ, xây dựng xã hội mới bằng việc thực hiện một cuộc cách mạng tolớn Đảng Cộng sản Việt Nam là minh chứng điển hình nhất chứng minh cho

sự đúng đắn của học thuyết Mác về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.Đảng cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập, lấy chủ nghĩaMác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động cáchmạng, kiên trì mục tiêu đấu tranh giành độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xãhội là giành được những thắng lợi vẻ vang

Từ những lý do trên, tôi với tư cách là sinh viên chuyên ngành chủnghĩa xã hội khoa học, nhận thấy mình có đủ khả năng và thấy cần thiết khi

tìm hiểu và nghiên cứu vấn đề này Vì vậy tôi chọn đề tài: “Sự hình thành và

phát triển những luận điểm cơ bản của Mác – Ăngghen về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Liên hệ với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam”.

Trang 3

2.1 Giới hạn về khách thể nghiên cứu:

Khách thể nghiên cứu của đề tài này là quá trình xây dựng học thuyết

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân của C.Mác – Ph.Ăngghen và liên hệvới sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

2.2 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nội dung học thuyết sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân của C.Mác – Ph.Ăngghen và sứ mệnh lịch sử củagiai cấp công nhân Việt Nam

2.3 Giới hạn khảo sát đề tài:

Quá trình hình thành và phát triển lý luận về học thuyết sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân được các nhà kinh điển Mác – Ăngghen nghiên cứu

từ tổng kết thực tiễn Mác – Ăngghen quan tâm đến vấn đề này ngay từ khihai ông mới bắt đầu hoạt động Các ông dần hình thành lý luận về học thuyết

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân qua đúc rút từ thực tiễn Sau này,những quan điểm, những tư tưởng ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta

kế thừa và phát huy những cống hiến và thành tựu đó của hai ông trong điềukiện lịch sử mới

Tác giả nghiên cứu vấn đề dựa trên việc tìm hiểu, nghiên cứu nhữngtác phẩm điển hình của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin về vấn

đề học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

3 Tình hình nghiên cứu có liên quan:

Hiện nay ở nước ta có rất nhiều tài liệu, các công trình nghiên cứu,các sách báo tạp chí và nhiều trang website trên mạng Internet viết về sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân như:

- Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học của Hội đồng trung ương chỉ đạo

biên soạn – NXB CTQG Hà Nội, 2004 Cuốn giáo trình này đã khái quát mộtcách cơ bản và toàn diện về chủ nghĩa xã hội khoa học, trong đó có viết rấtđầy đủ về nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Trang 4

- Giáo trình Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa, do PGS.TS Đỗ Công

Tuấn và TS.Đặng Thị Linh đồng chủ biên – Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học– Học viện báo chí và Tuyên Truyền, lưu hành nội bộ, Hà Nội 4/2007

- Đề cương bài giảng tác phẩm kinh điển Mác – Ăng ghen về chủ nghĩa

xã hội khoa học, do TS.Nguyễn Thọ Khang làm chủ nhiệm đề tài – Khoa chủnghĩa xã hội khoa học – Học viện báo chí và tuyên truyền – Hà Nội 10/2009.Trong cuốn đề cương này có những tác phẩm trực tiếp liên quan đến đề tàitiểu luận

- Đề cương bài giảng Học phần sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

do TS.Đặng Thị Linh giảng dạy cũng cung cấp rất nhiều tư liệu quý báu cho

đề tài

Đặc biệt, với tư cách là sinh viên chuyên ngành khoa chủ nghĩa xã hộikhoa học nên tác giả còn có nhiều điều kiện được học tập, nghiên cứu thôngqua các giò giảng của thầy cô và thông qua việc trao đổi bài với bạn bè Điều

đó đã trở thành cơ sở nền tảng vững chắc giúp tác giả thực hiện đề tài: ““Sự

hình thành và phát triển những luận điểm cơ bản của Mác – Ăngghen về

sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Liên hệ với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam”

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:

Mục tiêu của đề tài này là: Những quan điểm của C.Mác – Ăngghen về giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của nó, liên hệ với sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay Tác giả cố gắng

hệ thống hóa về mặt lý luận những quan điểm đó, để có một cái nhìn toàndiện và xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển Qua đó, nổi bật vềcon đường, hình thức và phương pháp thực hiện sứ mệnh lịch sử của giaicấp công nhân Để đạt được mục tiêu ấy, tác giả xác định cần thực hiệnnhững nhiệm vụ nghiên cứu dưới đây:

- Làm rõ một số khái niệm liên quan và khái quát về hoàn cảnh lịch sử

Trang 5

- Làm rõ quan điểm cơ bản của C.Mác – Ph.Ăng ghen về giai cấp công

nhân và sứ mệnh lịch sử của nó

- Vận dụng lý luận đó và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp

công nhân Việt Nam hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài:

- Phương pháp luận: Để nghiên cứu được đề tài này, tác giả dựa vào

những nguyên lý, các cặp phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứngnhư các cặp phạm trù: Bản chất và hiện tượng, nguyên nhân và kết quả, quyluật lượng – chất,…để tiến hành nghiên cứu Tuân thủ các nguyên tắc của chủnghĩa duy vật lịch sử để xem xét vấn đề

- Phương pháp nghiên cứu chung: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên

cứu như: Phương pháp logic – lịch sử Trong quá trình triển khai tác giả cũngcoi trọng sử dụng một cách hợp lý các phương pháp; phân tích - tổng hợp,trừu tượng hóa…

- Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp thu thập, nghiên cứu và

phân tích tài liệu, sắp xếp và tóm tắt tài liệu…Ngoài ra, tác giả còn tiến hànhtrao đổi, thảo luận với các thầy cô và các học viên cùng lớp để củng cố, bổsung những tri thức quý báu cho việc hoàn thành tiểu luận của mình

6 Kết cấu nội dung tiểu luận:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh lục tài liệu tham khảo và phầnphụ lục, tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương và 8 tiết

Trang 6

Chương 1:

Những điều kiện, tiền đề sự ra đời sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

1.1 Làm rõ một số khái niệm liên quan:

Theo Theo từ điển Cộng sản Chủ nghĩa xã hội khoa học: Cách mạng

XHCN là cuộc cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo, là phương diệnchuyển biến từ hình thái kinh tế - xã hội TBCN sang hình thái kinh tế - xã hộiCSCN

Theo nghĩa rộng: Cách mạng XHCN là một cuộc cách mạng nhằm

thay thế chế độ xã hội cũ nhất là chế độ TBCN bằng chế độ XHCN, trongcuộc cách mạng đó GCCN là người lãnh đạo và cùng với quần chúng nhândân lao động khác xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Theo nghĩa hẹp: Cách mạng XHCN được hiểu là một cuộc cách mạng

chính trị, được kết thúc bằng việc GCCN cùng với nhân dân lao động giànhđược chính quyền, thiết lập nên nhà nước chuyên chính vô sản – Nhà nướccủa GCCN và nhân dân lao động

1.2 Hoàn cảnh lịch sử Châu Âu những năm cuối thế kỷ XIX:

Phương thức sản xuất CNTB ra đời, phát triển sau hơn một thế kỷ đãđạt được bước tiến khổng lồ, không chỉ bởi những của cải vật chất mà nềnkinh tế, do tác động của phương thức sản xuất ấy tạo ra, mà điều cơ bản nữa

là những tác động về phương diện xã hội – chính trị mà nó đem đến cho loàingười

Trước hết, nền sản xuất TBCN, với một LLSX phát triển mạnh và vớimột hệ thống các QHSX chiếm hữu tư nhân TBCN được xác lập, được củng

cố đã tạo ra một cơ cấu xã hội – giai cấp mới, với một hệ thống các mối quan

hệ giữa các giai cấp và các tầng lớp xã hội ấy Đây được xem là nguyên nhântrực tiếp của những biến động sâu sắc trong đời sống văn hóa – xã hội, chính

Trang 7

GCTS và GCCN đã trở thành mối quan hệ cơ bản trung tâm, không chỉ làthay thế cho quan hệ qua lại, mâu thuẫn giữa giai cấp quý tộc và giai cấp nôngdân, mà còn trở thành trục trung tâm chi phối đời sống chính trị của xã hộiđương thời Mối liên hệ bản chất này của cơ cấu xã hội – giai cấp tác động chiphối đời sống chính trị, các quan hệ chính trị - xã hội được biểu hiện trên hainội dung (hai khuynh hướng) cơ bản của xã hội , có mối liên hệ mật thiết,

biện chứng với nhau: thứ nhất, sự gia tăng vai trò thống trị của GCTS; thứ

hai, sự gia tăng mạnh mẽ vị thế, vai trò là một động lực chính trị độc lập của GCCN Chính sự vận động, tác động qua lại của hai khuynh hướng đối lập

nhau mà thống nhất này đang tạo nên bức tranh chính trị sôi động, phức tạp

đa dạng đã đặt ra nhu cầu cấp bách cần có những nghiên cứu sáng tạo mới vềphương diện lý tưởng, lý luận CNXH để nhận thức những quy luật ẩn chứabên trong, đằng sau những sự kiện chính trị phức tạp ấy, điều mà CNXH củaHenri Saint Simont, Charle Fourie và Robert Owen đã không đủ sức lý giải.Những học thuyết của các ông cũng đã tạo nên những tiền đề, những giá trịcần thiết tối thiểu cho những nghiên cứu mới ấy Đồng thời, thực tiễn chính trịsôi động ấy đã là một mảnh đất hiện thực cung cấp những dữ liệu, số liệu cầnthiết để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu sáng tạo ấy

Theo phương diện thứ nhất có thể thấy, những năm giữa thế kỷ XIX

là những năm thuộc về GCTS, là thời kỳ các cuộc cách mạng tư sản Cách

mạng chẳng những nổ ra ở Pháp mà còn ở hầu khắp Châu Âu: Ý, Đức, Pháp,

… Đây là năm hỗn loạn nhất ở Châu Âu, nếu như những biến động ấy đượcnhìn nhận dưới góc độ của triết học cổ điển Đức, của kinh tế - chính trị học

cổ điển Anh và nhất là của CNXHKH không tưởng – phê phán đầu thế kỷXIX

Cách mạng Italia, Đức là đế quốc thống nhất quốc gia, các cuộc cáchmạng khác là để xác lập chế độ dân chủ Ngày 24/2/1848 bùng nổ cách mạngtháng Hai ở Pari, lật đổ nền quân chủ tháng Bảy Ngày 4/5/1848 tuyên bốthành lập nền cộng hòa thứ hai ở Pháp Ngày 25/2/1848 thành lập Chính phủ

Trang 8

lâm thời ở Pháp do kết quả của cuộc cách mạng tháng Hai 1848 Ngày5/3/1848 bùng nổ cách mạng ở Budapest chống lại ách thống trị của triềuđình, thành lập Chính phủ Hunggari độc lập Tháng 1/1849 bị quân Anh trấn

áp Từ 13/3 – 15/3/1848 cách mạng tháng Ba ở Viên, nhằm chống lại chínhquyền phản động của thủ tướng Metternich đòi ban hành hiến pháp dân chủ

và tiến hành bầu cử Ngày 14/3/1848 bùng nổ cách mạng tháng Ba ở Berlin(Đức) Công nhân và nông dân biểu tình đòi Friedric Wilhem IV tiến hành cảicách, ban bố dân chủ, ân xá tù chính trị, thành lập bộ lao động…đánh dấuđỉnh cao của phong trào cách mạng lan tràn trong các tiểu quốc ở Đức 1848

Từ tháng 2/1849 – 7/1849 thành lập cộng hòa Rooma thực hiện một cuộccách dân chủ tư sản Liên minh Pháp – Anh – Tây Ban Nha gửi quân đếntrấn áp lật đổ chính quyền cộng hòa, chấm dứt phong trào cách mạng 1848– 1849 ở Italia

Một loạt những sự kiện, những cuộc cách mạng dân chủ tư sản đượcthống kê trên đây, đủ cho thấy rằng một thời đại mới đã bắt đầu, với nhữngnội dung, quan hệ cơ bản và các mâu thuẫn mới đã thay thế hoàn toàn thời đạichuyên chính phong kiến Đây là thời đại cách mạng tư sản, thời đại củaGCTS

Nhưng, xét theo phương diện thứ hai, chính những cuộc cách mạng

DCTS là dấu hiệu báo trước về một sự lớn mạnh của một giai cấp mới đối lập với GCTS, dấu hiệu báo trước sự trưởng thành nhanh chóng, tất yếu trong đấu tranh của GCCN, với tính cách một lực lượng xã hội mới, một lực lượng chính trị độc lập, cách mạng trên vũ đài lịch sử.

Từ 21/11 – 3/12/1831, khởi nghĩa của công nhân dệt ở Lion (Pháp)

với khẩu hiệu: Sống có việc làm hay là chết trong chiến đấu Từ 9/4 –15/4/1834 khởi nghĩa Lion lần thứ hai phản đối việc Chính phủ cấm côngnhân tổ chức đoàn thể đòi tăng lương và cải thiện đời sống Tháng 6/1836thành lập Hiệp hội công nhân London (Anh) nhằm đấu tranh đòi tuyển cử phổ

Trang 9

1848) Năm 1836 thành lập đồng minh những người chính nghĩa – Tổ chứccách mạng của công nhân Đức và những người dân chủ tiến bộ ở Đức – nêukhẩu hiệu: Tất cả mọi người đều là anh em Khẩu hiệu này chứa đựng nhiềuquan điểm mơ hồ và không tưởng Đây là tiền thân của Đồng minh nhữngngười Cộng sản Ngày 2/5/1842 đại biểu công nhân London đệ trình nghị việnbản kiến nghị có 3.315.712 chữ ký đánh dấu đỉnh cao của giai đoạn II Phongtrào Hiến chương ở Anh (1842 – 1848) Ngày 3/6/1844, khởi nghĩa của côngnhân dệt Silesia ở Đức đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện đời sống Năm

1847, Chính phủ Anh ban hành đạo luật ngày làm 10 giờ đối với phụ nữ và trẻ

em Ngày 10/4/1848, công nhân Anh đệ trình Nghị viện Bản kiến nghị có 5triệu chữ ký, nhưng bị bác bỏ, kết thúc phong trào Hiến chương (1836 –1848) Tuy nhiên đây là phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên thực

sự có tính chất quần chúng và có hình thức chính trị Từ 23/6 – 26/6/1848,khởi nghĩa tháng Sáu của công nhân Pari chống Chính phủ tư sản, đòithành lập nền cộng hòa xã hội được coi là cuộc giao chiến đầu tiên giữa vôsản và tư sản

Mặc dù CNXHKH đã ra đời, nhưng đấu tranh giai cấp của GCCNmột số nước (điển hình là Pháp) vẫn còn mang nặng tính chất tự phát, chưa cóchính đảng, chưa có cương lĩnh, chiến lược, sách lược, còn chịu ảnh hưởng rõrệt của các trào lưu xã hội không tưởng - phê phán Ở Châu Âu chưa pháttriển đến mức có đủ điều kiện để xóa bỏ phương thức sản xuất TBCN Mộthiện thực đang trong quá trình thành thục ấy đòi hỏi sự tiếp tục phải nghiêncứu phát triển lý luận CNXHKH, với tính cách là sự phản ánh mảnh đất hiệnthực đang thành thục ấy Nhiệm vụ lịch sử trọng đại đó giờ đây đặt lên vaiC.Mác – Ph.Ăng ghen và những lãnh tụ chân chính của chính đảng đầu tiêncủa GCCN

Vào cuối thế kỷ XIX (từ nhứng năm 70 trở đi), cách mạng tư sản đã

cơ bản hoàn thành ở Châu Âu Một trong những hậu quả của cuộc cách mạngcông nghiệp là các nước như Anh, Pháp, Đức,…đã thực hiện chính sách đế

Trang 10

quốc bành trướng mạnh, do cần thị trường tiêu thụ máy móc và thị trườngcung cấp nguyên nhiên liệu cho sản xuất Chính sách đế quốc xâm lược lànguyên nhân bùng nổ những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ở cácnước TBCN, những cuộc cách mạng phản đế ở các thuộc địa và những cuộcchiến tranh tàn khốc giữa các đế quốc (Anh – Pháp; Pháp – Đức,…)

Cũng vào cuối thế kỷ XIX, CNTB đã mở rộng xuống các vùng nôngthôn, làm phá sản những người tiểu nông, làm cho thái độ của họ đối với cácđảng phải có sự thay đổi Do đó, các đảng xã hội dân chủ các nước này đã đề

ra cương lĩnh tranh thủ nông dân, nhưng lại sa vào hữu khuynh – tuyên bốủng hộ tất cả những người sản xuất nông nghiệp, kể cả đại nông

Những sự kiện chính trị sôi động được nêu ra trên đây đã nói lên sựlớn mạnh nhanh chóng của GCCN, với tính cách một lực lượng xã hội mới,một thế lực chính trị mới, sự tồn tại, phát triển của nó sẽ góp phần quyết định

xu thế, nội dung phát triển của xã hội kể từ khi bước vào thời đại TBCN, thờiđại của GCTS

Hoàn cảnh lịch sử trên đây – sự phát triển của CNTB, sự gia tăng vềquyền và phong trào cách mạng của GCVS là những tiền đề cơ sở khách quancho sự hình thành học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nóiriêng và cho sự ra đời của CNXHKH nói chung

Trang 11

Chương 2:

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

2.1 Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Làm rõ khái niệm GCCN không chỉ là vấn đề học thuật đơn thuần,

mà nó còn là vấn đề chính trị liên quan đến vấn đề có hay không có SMLScủa GCCN Nếu bản thân GCCN bị phủ định thì SMLS của GCCN cũng nhưviệc thực hiện một cuộc cách mạng XHCN cũng không còn Mác - Ăng ghenkhẳng định, do chính ngay địa vị khách quan của mình trong xã hội TBCN,GCVS có sứ mệnh phá hủy xã hội đó “Vấn đề không phải ở chỗ hiện nayngười vô sản nào đó, thậm chí toàn bộ GCVS, coi cái gì là mục đích củamình Vấn đề là ở chỗ GCVS thực ra là gì, và sự phù hợp với sự tồn tại ấy của

bản thân nó, GCVS buộc phải làm gì về mặt lịch sử” [1,56]

Việc phân tích quá trình hình thành phát triển nền đại công nghiệptrong điều kiện TBCN cùng các biến đổi trong cơ cấu xã hội – giai cấp, cácquan hệ chính trị giữa các giai cấp được nảy sinh tất yếu từ sự ra đời, pháttriển của nền đại công nghiệp cho phép C.Mác – Ph.Ăngghen khái quát, chỉ ramột cách chính xác hai đặc trưng bản chất nhất của GCCN:

- Thứ nhất, GCCN ra đời cùng với sự xuất hiện của nền đại công nghiệp

Có nghĩa là họ là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất trongnền đại công nghiệp có trình độ công nghệ - kỹ thuật tiên tiến hiện đại và cótính chất xã hội cao

- Thứ hai, sức lao động của GCCN kết hợp với TLSX là nguồn gốc tạo

ra giá trị thặng dư, đây là nguồn gốc chủ yếu cho sự giầu có của xã hội Đây

là một nguyên lý quan trọng được rút ra trên cơ sở học thuyết giá trị thặng dư– một phát hiện vĩ đại của Mác – Ăngghen trong lĩnh vực kinh tế và kinh tế -chính trị học hiện đại.Trong “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” Mác –Ăngghen viết: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với GCTS thì chỉ

Trang 12

có GCVS là thực sự cách mạng Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vongcùng với sự phát triển của đại công nghiệp GCVS thì trái lại, là sản phẩm củabản thân nền đại công nghiệp” [2,613]

Có rất nhiều các tài liệu đưa ra định nghĩa khái niệm về GCCN như: GCCN là giai cấp những người lao động trong quá trình sản xuất vậtchất có tính chất công nghiệp với trình độ công nghệ - kỹ thuật hiện đại, làgiai cấp của những người mà hoạt động lao động của họ (sức lao động của họkết hợp với tư liệu sản xuất) sẽ tạo ra giá trị thặng dư – nguồn gốc chủ yếucủa sự giàu có trong xã hội hiện đại” [3,30]

“GCCN là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùngvới quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triểncủa LLSX có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơbản tiên tiến trong các quá trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếphoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất

và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho LLSX và phương thức sản xuấttiên tiến trong thời đại ngày nay” [4,60]

Mác – Ăng ghen đã dùng nhiều thuật ngữ khác nhau nói về GCCN:GCVS, giai cấp của những người hoàn toàn không có của, giai cấp lao độngtrong thế kỷ XIX

Xét trên phương diện chính trị - xã hội, mỗi thời đại có một giai cấpđứng ở vị trí trung tâm, là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh của giaicấp bị thống trị, bị áp bức thủ tiêu chế độ xã hội đã lỗi thời của giai cấp thốngtrị, xây dựng chế độ xã hội mới, phù hợp với quy luật của lịch sử SMLS củaGCCN là toàn bộ những nhiệm vụ mà một giai cấp có thể, cần phải thực hiệnnhằm thủ tiêu một chế độ xã hội cũ đã lỗi thời, thiết lập một chế độ xã hộimới tiến bộ hơn Những nhiệm vụ lịch sử ấy không chỉ là phù hợp với lợi íchcủa giai cấp có SMLS mà điều cơ bản còn là do chính địa vị kinh tế - xã hộikhách quan của giai cấp đó quy định

Trang 13

CNTB sau khi đã xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, thiếtlập quan hệ sản xuất mới TBCN, chưa đầy một thế kỷ GCTS đã tạo ra mộtLLSX khổng lồ, lớn hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thời kỳ trước cộnglại Nền đại công nghiệp – vũ khí mà GCTS dùng để chiến thắng giai cấpphong kiến trước đây đã quay trở lại đánh vào GCTS Mác – Ăng ghen đi đếnkết luận: “Như vậy là sự phát triển của đại công nghiệp đã phá sập dưới chânGCTS, chính ngay cái nền tảng trên đó GCTS đã xây dựng lên chế độ sảnxuất là chiếm hữu của nó, trước hết GCTS tạo ra những người đào huyệt chônchính nó Sự sụp đổ của GCTS và thắng lợi của GCVS đều là tất yếu nhưnhau” Kết luận này vừa thể hiện tính khoa học vừa thể hiện tính chính trị sâusắc Nền đại công nghiệp TBCN đã tạo nên những điều kiện khách quan để

GCCN thực hiện SMLS của mình Tóm lại, SMLS của GCCN là toàn bộ

những nhiệm vụ cách mạng, tất yếu mà GCCN có thể, cần phải thực hiện nhằm thủ tiêu chế độ TBCN, xây dựng CNXH và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới Những nhiệm vụ lịch sử này là do chính địa vị kinh tế - xã hội của GCCN trong nền sản xuất, trong nền kinh tế - xã hội của chủ nghĩa

tư bản quy định.[3,33]

Trong các tác phẩm “Gia đình thần thánh”, “Hệ tư tưởng Đức”, đỉnhcao là “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” và cuối cùng là “Đấu tranh giai cấp ởPháp” Mác – Ăngghen đã nêu ra những thuộc tính cơ bản của GCVS Hai ông

đã trình bày khái niệm về GCVS một cách tương đối đầy đủ

Trong “Gia đình thần thánh”, C.Mác đề cập GCVS, chủ yếu với tínhcách là “lực lượng đối lập với quyền tư hữu” Mà sự vận động của hai lựclượng này tạo ra sự phát triển của CNTB Sự phát triển thường xuyên của xãhội tư bản thường xuyên tái sản xuất ra sự đối lập đó – sự đối lập giữa “quyền

tư hữu với GCVS”

Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, đứng trên quan điểm duy vật vềlịch sử C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra quá trình hình thành và pháttriển một giai cấp xã hội có vai trò và vị trí quan trọng trong quá trình phát

Trang 14

triển của xã hội loài người đó là GCVS hiện đại GCVS hiện đại là sản phẩmcủa nền đại công nghiệp TBCN Chính sự phát triển của LLSX đã dẫn đến sự

ra đời của GCVS: giai cấp bị áp bức bóc lột nặng nề và có tinh thần cách

mạng triệt để.

Đến “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, những quan niệm về GCVS

đã đạt đến một trình độ khoa học Vấn đề mà cả C.Mác và Ph.Ăngghen trăntrở ngay trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, đến lúc này cơ bản đã đượcnhận thức Trong “Gia đình thần thánh” các ông đã đưa ra một vấn đề khoahọc nghiêm túc, trên lập trường duy vật lịch sử: “Vấn đề không phải ở chỗhiện nay người vô sản nào đó, thậm chí toàn bộ GCVS, coi cái gì là mục đíchcủa mình Vấn đề là ở chỗ GCVS thực ra là gì, và sự phù hợp với sự tồn tại ấycủa bản thân nó, GCVS buộc phải làm gì về mặt lịch sử” [1,56]

Trước hết trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác – Ăngghen

đã tiếp tục luận chứng sâu sắc hơn các luận điểm về GCVS là sản phẩm củanền đại công nghiệp Trong tác phẩm này, luận điểm này được phân tích luậnchứng chủ yếu là giai cấp ấy thực sự là giai cấp cách mạng nhất, đối lập mộtcách kiên quyết và triệt để nhất với GCTS C.Mác và Ph.Ăngghen viết trongTuyên ngôn: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với GCTS thì chỉ cóGCVS là thực sự cách mạng Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùngvới sự phát triển của đại công nghiệp GCVS thì trái lại, là sản phẩm của bảnthân nền đại công nghiệp” [2,613]

Bên cạnh đó trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, C.Mác –Ăngghen đã luận chứng đầy đủ và sâu sắc hơn đặc điểm cơ bản của GCVS đãđược phác thảo trong “Gia đình thần thánh” và trong “Hệ tư tưởng Đức” Đó

là đặc điểm chính xác cho rằng, GCVS là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt

để Tinh thần cách mạng triệt để của GCVS được chứng minh trong tác phẩmnày do được quy định bởi địa vị tiến bộ của giai cấp ấy trong phương thức sảnxuất, và do đó, trong nền kinh tế của CNTB

Trang 15

Nói một cách khái quát, nội dung SMLS của GCCN là xóa bỏ chế độTBCN, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng GCCN, nhân dân laođộng và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn, lạc hậu,xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa văn minh.

Ph.Ăngghen viết: “Thực hiện sứ mệnh giải phóng thế giới ấy, - đó làSMLS của GCVS hiện đại” V.I.Lênin cũng chỉ rõ: “Điểm chủ yếu trong họcthuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của GCVS làngười xây dựng xã hội XHCN”.[5,1]

Ở nước ta, GCCN trước hết phải làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủnhân dân SMLS của GCCN là phải lãnh đạo cuộc cách mạng đó thông quađội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh giành chínhquyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân Trong giai đoạn cáchmạng XHCN, GCCN từng bước lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thànhcông CNXH, không có người bóc lột người, giải phóng nhân dân lao độngkhỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất công SMLS của GCCN chỉ được hoàn thànhkhi CNCS được thiết lập trên phạm vi thế giới

2.2 Tính tất yếu sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

Chỉ khi nào GCCN đạt tới trình độ tự giác bằng việc tiếp thu lý luậnkhoa học và cách mạng của học thuyết SMLS của GCCN thì phong trào cáchmạng của nó mới thực sự là một phong trào chính trị C.Mác – Ăng ghen đãchỉ ra rằng lợi ích giai cấp của GCVS hoàn toàn nhất trí với những lợi ích

“của số quần chúng mà những điều kiện giải phóng hiện thực khác một cáchcăn bản với những điều kiện trong đó GCTS đã có thể tự giải phóng mình vàgiải phóng xã hội” Trình độ lý luận đó cho phép GCCN nhận thức được vịtrí, vai trò của mình trong xã hội, nguồn gốc tạo nên sức mạnh đó bằng sựđoàn kết, nhận thức rõ mục tiêu, con đường tự giải phóng mình khỏi chế độbóc lột, GCVS cũng giải phóng toàn thể xã hội khỏi chế độ bóc lột Lần đầutiên trong lịch sử, lợi ích của giai cấp tiên tiến thực sự hòa làm một với lợi ích

Trang 16

của quần chúng nhân dân hết sức rộng rãi, và theo ý nghĩa đó, nó có được tínhchất lợi ích của con người nói chung.

Trong những suy luận đó của C.Mác đã có những yếu tố đầu tiêncủa luận điểm mà sau này ông sẽ phát triển, cho rằng GCVS là một giaicấp nắm bá quyền, giai cấp thực hiện vai trò lãnh đạo trong phong tràocách mạng giải phóng của quần chúng bị áp bức trong xã hội hiện đại.Phải có chủ nghĩa Mác soi sáng, GCCN mới đạt tới trình độ nhận thức lýluận về vai trò lịch sử của mình Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vàoPTCN dẫn tới sự hình thành chính đảng của GCCN V.I.Lênin chỉ ra rằng,đảng là sự kết hợp PTCN với CNXHKH Nhưng trong mỗi nước sự kếthợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng những con đườngđặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian Ở nhiều nước thuộcđịa, nửa thuộc địa, chủ nghĩa Mác thường kết hợp với PTCN và phongtrào yêu nước thành lập ra đảng cộng sản

C.Mác – Ăng ghen chỉ ra rằng, SMLS của GCCN chỉ có thể hoànthành khi có vai trò lãnh đạo quyết định quan trọng nhất của Đảng cộngsản Chỉ có Đảng cộng sản lãnh đạo thì GCCN mới chuyển từ đấu tranh tựphát sang đấu tranh tự giác trong mỗi hành động với tư cách một giai cấp

tự giác và thực sự cách mạng.Đảng cộng sản là một tổ chức bao gồmtrong đó những người cộng sản vốn là những người công nhân ưu tú nhất,giác ngộ nhất Về mặt thực tiễn, những người cộng sản là bộ phận kiênquyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, là bộ phận luônluôn thúc đẩy phong trào tiến lên Về mặt lý luận, họ hiểu rõ hơn nhữngcông nhân khác điều kiện, tiến trình và kết quả chung của phong trào vôsản Nhưng bộ phận này không thể tách rời, đối lập với các đảng côngnhân khác mà gắn liền với lọi ích của GCVS, lãnh đạo GCVS hoàn thànhSMLS Các Mác đã nhấn mạnh rằng, trong cuộc đấu tranh của mìnhchống lại quyền lực liên hiệp của các giai cấp hữu sản, chỉ khi nào GCVS

Trang 17

do giai cấp hữu sản lập ra thì mới có thể hành động với tư cách là một giaicấp được.

2.3 Điều kiện chủ quan, khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:

- Điều kiện chủ quan quy định SMLS của giai cấp công nhân:

SMLS của GCCN xuất hiện một cách khách quan, song để biến khảnăng khách quan thành hiện thực thì phải thông qua những nhân tố chủ quan.Trong những nhân tố chủ quan ấy, việ thành lập ra Đảng cộng sản trung thànhvới sự nghiệp, lợi ích của GCCN là yếu tố quyết định đảm bảo cho GCCN cóthể hoàn thành SMLS của mình

Bản thân giai cấp công nhân:

Ngay từ khi mới hình thành trong xã hội TBCN, bản thân GCCN đãkhông ngừng hoạt động và trưởng thành từng bước về số lượng và chất lượng

Về số lượng chẳng những ngày càng tăng lên rất rõ rệt ở tất cả cácnước, kể cả trong “kinh tế tri thức” hiện nay, mà còn đa dạng hơn về cơ cấucác loại công nhân với nhiều ngành nghề ngày càng phong phú, phát triển,tinh vi hơn Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì: từ năm 1990, thế giới

đã có hơn 600 triệu công nhân và đến 1998 đã có 800 triệu công nhân…

Về chất lượng, bản thân GCCN luôn có sự nâng cao về học vấn, vềkhoa học công nghệ và tay nghề; từ hoạt động kinh tế, đấu tranh kinh tế trướcmắt, đã từng bước hoạt động chính trị, đấu tranh kinh tế trước mắt, đã từngbước hoạt động chính trị, đấu tranh chính trị, thông qua các tổ chức nghiệpđoàn, công đoàn, từng bước có ý thức giai cấp, giác ngộ giai cấp và cao nhất

là dẫn đến hình thành đảng tiên phong là Đảng cộng sản Khi đó, theo chủnghĩa Mác – Lênin, GCCN đã từ chỗ là “giai cấp tự nó” (tức là chưa có ý thứcgiác ngộ giai cấp) đến chỗ là “giai cấp vì nó” (tức là giai cấp tự giác)

Vì thế, GCCN trở thành cơ sở chính trị căn bản nhất của Đảng cộng sản

- Điều kiện khách quan:

Trang 18

Trong cuốn “Gia đình thần thánh”, lần đầu tiên C.Mác đã nêu ra tưtưởng cho rằng vai trò của GCCN do những điều kiện kinh tế xã hội quyếtđịnh Ông chỉ ra rằng xã hội TBCN phát triển trong khuôn khổ sự đối khángthường xuyên của 2 lực lượng: quyền tư hữu và GCVS: “GCVS đang thi hànhbản án mà chế độ tư hữu, trong khi đẻ ra GCVS, đã làm cho mình, cũng giốngnhư nó đang thi hành bản án mà lao động làm thuê, trong khi sản xuất ra sựgiàu có cho kẻ khác và sự khốn cùng cho bản thân, đã làm ra cho mình”.Nhưvậy, do chính ngay địa vị khách quan của mình trong xã hội TBCN, GCVS có

sứ mệnh phá hủy xã hội đó

Luận thuyết về SMLS của GCCN đã được C.Mác – Ăng ghen trìnhbày sâu sắc trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” Trong tác phẩm này cácông đã chỉ rõ các điều kiện khách quan quy định SMLS của GCCN

Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, GCCN là giai cấp gắn với

LLSX tiên tiến nhất dưới CNTB Và với tính cách như vậy, nó là lực lượngquyết định phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN Sau khi giành chính quyền,GCCN đại biểu cho sự tiến bộ của lịch sử, là người duy nhất có khả năng lãnhđạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sảnxuất TBCN

GCCN, con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại: “Trong tất cả

các giai cấp hiện đang đối lập với GCTS thì chỉ có GCVS là thực sự cáchmạng Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triểncủa đại công nghiệp, còn GCVS là sản phẩm của bản thân nền đại côngnghiệp” [6,610]; “GCVS là một giai cấp cách mạng so với GCTS, bởi vì bảnthân nó, tuy lớn lên trên mảnh đất của đại công nghiệp, nhưng lại muốn làmcho nền sản xuất trút bỏ các tính chất TBCN mà GCTS đang cố duy trì vĩnh

viễn” [7,38] GCCN được rèn luyện trong nền sản xuất công nghiệp tiến bộ,

đoàn kết và tổ chức lại thành một lực lượng xã hội hùng mạnh Bị GCTS ápbức, bóc lột nặng nề, là giai cấp trực tiếp đối kháng với GCTS, và xét về bản

Ngày đăng: 30/05/2016, 17:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh [2007]: Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Về xây dựng giai cấp công nhân”. Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về xây dựng giai cấp công nhân
1. Ph.Ăng ghen [1845]: Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh, C.Mác – Ăng ghen toàn tập, tập 2, Bản dịch của NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993 Khác
2. C.Mác – Ăng ghen [1848]: Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Bản dịch tiếng Việt của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, Toàn tập, tập 4 Khác
3. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học do Học viện báo chí và tuyên truyền phát hành, lưu hành nội bộ. Hà Nội, tháng 5/2007, Khoa Chủ nghĩa xã hội khoa học Khác
5. V.I.Lê nin: Toàn tập, NXB. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, tập 23 Khác
6. C.Mác [1875]: Phê phán Cương lĩnh Gô ta, Bản dịch tiếng Việt của NXB CTQG, Hà Nội, 1995, Toàn tập, tập 20 Khác
8. C.Mác [1850]: Đấu tranh giai cấp ở Pháp, C.Mác – Ăngghen toàn tập, tập 7, Bản dịch của NXB CTQG Hà Nội, 1993 Khác
9. Hồ Chí Minh [1960]: Ba mươi năm hoạt động của Đảng, NXB CTQG, Hà Nội, 2000, Toàn tập, tập 10 Khác
10. Đảng Cộng sản Việt Nam [1951]: Luận cương cách mạng Việt Nam, NXB CTQG, Hà Nội Khác
11. Đảng Cộng sản Việt Nam [2008]: Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam khóa X, NXB CTQG, Hà Nội Khác
12. Phạm Xuân Nam [1977]: Đổi mới chính sách xã hội, luận cứ và giải pháp, NXB CTQG Hà Nội Khác
13. Đảng Cộng sản Việt Nam [1977]: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, NXB CTQG Hà Nội Khác
14. Từ điển Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Sự thật, Hà Nội, 1986 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w