1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Địa vị pháp lý của công ty cổ phần

43 3K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 120,18 KB

Nội dung

Địa vị pháp lý của công ty cổ phần

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Vấn đề doanh nghiệp Nhà nước là một vấn đề rất quan trọng của đất nước, vấn đềsống còn của nền kinh tế quốc gia Những năm qua, chúng ta thấy rằng những đónggóp tích cực, những thành tựu to lớn của các doanh nghiệp Nhà nước, song bên cạnh

đó cũng thấy những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp Nhà nước càng ngày càngtăng lên, có doanh nghiệp đã bị phá sản Do vậy việc vực dậy, chấn hưng các doanhnghiệp nhà nước phát triển vững chắc hơn nữa, ổn định chủ đạo hơn nữa, và đóng góphơn nữa trong nền kinh tế Một trong số các biện pháp cải tổ lại doanh nghiệp nhànước đó là tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.Hơn mười năm qua, việc cổ phần hía doanh nghiệp nhà nước đã được triển khai thựchiện từng bước vững chắc, theo đúng đường lối nghị quyết của Đảng Và đến nay cổphần hóa đang bước vào giai đoạn mở rộng và sẽ được thực hiện mạnh mẽ và quyếtliệt trong thời gian tới nhằm đáp ứng lộ trình hội nhập WTO Nhưng để làm tốt côngviệc đó thì vấn đề rất được quan tâm là hoạt động của những doanh nghiệp mà yếu tốđược đặt lên hàng đầu là hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của những doanhnghiệp đó

Để đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa trong các doanh nghiệp Nhà nước, đòi hỏiphải có những giải pháp, chính sách cụ thể và thông thoáng hơn và tạo ra nhiều môhình doanh nghiệp mới đa sở hữu hoạt động tốt trong nền kinh tế thị trường, mở rộngkhả năng thu hút vốn đầu tư; tăng cường trách nhiệm của các chủ sở hữu cũng nhưngười lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đóng góp tích cựcvào tinh thần làm việc chung của nền kinh tế Để có những hiểu biết sâu hơn về công

ty cổ phần nhóm em xin đi vào tìm hiểu: “Địa vị pháp lý của công ty Cổ phần”

Trang 2

Chương 3: Cổ đông, cổ phiếu, trái phiếu và địa vị pháp lý của cổ đông

1 Cổ đông, cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu

2 Địa vị pháp lý của công ty cổ phần

Chương 4: Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty cổ phần

1 Mô hình công ty cổ phần

2 Đại hội cổ đông

3 Cơ quan quản lý

4 Cơ quan kiểm soát

5 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty

6 Hoạt động của công ty cổ phần

7 Vốn điều lệ trong công ty

Trang 3

CHƯƠNG 1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN.

1 Khái niệm:

Điều 77 luật doanh nghiệp năm 2005 Công ty cổ phần:

1 Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và khônghạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừtrường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84 của Luật này

2 Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng

- Vốn điều lệ: Vốn điều lệ của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau

gọi là cổ phần Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phần và được phản ánhtrong cổ phiếu Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng cách mua cổphần

- Tư cách pháp nhân: công ty cổ phần có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm

hữu hạn về các khoản nợ của công ty trong phạm vi vốn điều lệ

- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn.

- Số lượng cổ đông: tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa.

Trang 4

3 Lý do hình thành của công ty cổ phần trong nền kinh tế.

- Do tác động của quy luật giá trị: Quá trình xã hội hoá tư bản tăng cường tích tụ

và tập trungtư bản ngày càng cao dẫn đến cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tưbản buộc họ phải tìm phương thức sản xuất sao cho giá trị hàng hoá cá biệt củamình thấp hơn hoặc bằng mức giá trị hàng hoá xã hội Đây chính là nguyênnhân hàng đầu thúc đẩy công ty cổ phần ra đời

- Do sự phát triển của lực lượng sản xuất: Do sự phát triển của lực lượng sảnxuất đòi hỏi vốn cố định ngày càng tăng, từng nhà kinh doanh không thể đápứng được yêu cầu trên phải có sự liên minh hùn vốn để cùng nhau kinh doanh.Hơn nữa, do sự ra đời và phát triển của nền đại công nghiệp cơ khí của tiến bộ

kỹ thuật cùng với sự đa dạng hoá của các ngành nghề kinh doanh để tìm kiếmđược nhiều lợi nhuận các nhà kinh doanh phải có được một lượng vốn lớn phân

bổ kịp thời để sản xuất tạo ra một sản phẩm mới cập nhật, phù hợp với thịtrường đã thúc đẩy huy động nguồn vốn từ công ty khác, các tổ chức kinh tế vàtrong dân cư Từ đây hình thành nên công ty cổ phần

- Sự phát triển của phương thức sản xuất: Sản xuất phát triển với trình độ kỹthuật ngày càng cao dẫn đến cạnh tranh khốc liệt tạo ra rủi ro lớn trong kinhdoanh Để giảm bớt rủi ro công ty phải phân tán tư bản bằng cách phân chia cổphần, phát hành cổ phiếu để huy động tập trung trí lực của các thành viên cùngtham gia hoạt động sản xuất kinh doanh

- Sự phát triển rộng rãi của chế độ tín dụng tạo động lực thúc đẩy công ty cổ

phần ra đời và phát triển.: Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có vai trò tolớn trong quá trình cạnh tranh, làm giảm đi chi phí lưu thông và đẩy nhanh quátrình tái sản xuất Tín dụng có vai trò động lực thúc đẩy việc hình thành và pháttriển các công ty cổ phần vì:

+ Việc phát hành cổ phiếu trong công ty cổ phần không thể nào thực hiệnđược nếu không có thị trường tiền tệ phát triển, nếu không có doanh nghiệp và dân cư

có nhu cầu sử dụng vốn tiền tệ trên thị trường

+ Việc phát hành cổ phiếu chỉ được thực hiện thông qua ngân hàng

4 Quá trình phát triển.

Công ty cổ phần xuất hiện ngay từ đầu thế XVII, song phải đời đến cuối thế kỷXIX mới được phát triển rộng rãi phổ biến:

a Ở nước Anh

Trang 5

- Công ty cổ phần đầu tiên là công ty Đông Ân Độ xuất hiện vào năm 1602.

- Đến cuối thế kỷ XVII công ty cổ phần bắt đầu phát triển ở các ngành ngân

hàng

- Đến giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX công ty cổ phần xuất hiện trong lĩnh

vực giao thông vận tải: đường sông, đường sắt đến 1837 số công ty cổ phầnđường sắt là 46

- Đến năm 1930 có 86.000 công ty cổ phần và 90% tư bản chịu sự khống chế

- Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI thì nước ta bắt đầu phát triển nền kinh

tế hàng hoá nhiều thành phần đã xuất hiện một số xí nghiệp, công ty cổ phầnvới quy mô nhỏ bé, trình độ thấp nguồn vốn do các xí nghiệp đóng góp và đangtrong giai đoạn sơ khai như: Xí nghiệp vận tải biển Hải Phòng, Ngân hàngcông thương thành phố Hồ Chí Minh, Công ty tài chính TP Hồ Chí Minh vàhàng loạt các công ty cổ phần liên doanh với nước ngoài và các công ty cổphần tư nhân khác

Tóm lại, sự hình thành công ty cổ phần là kết quả tất yếu của quá trình tập trung

tư bản Nó diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp và sự tự

do cạnh tranh

Trang 6

Các sáng lập viên phải có nghĩa vụ đối với công ty khi không được thành lập Họphải chịu trách nhiệm đối với những người tham gia mua cổ phần khi mời các ngườinày tham dự và chịu trách nhiệm về sáng kiến hoạt động của họ.

2 Công bố và quảng cáo.( Theo điều 28 luật doanh nghiệp năm 2005)

Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, doanh nghiệp phải đăng trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan đăng

ký kinh doanh hoặc một trong các loại tờ báo viết hoặc báo điện tử trong ba số liêntiếp về các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên doanh nghiệp;

+ Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện;

+ Ngành, nghề kinh doanh;

+ Vốn điều lệ đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; số cổ phần vàgiá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền phát hành đối với công ty cổphần; vốn đầu tư ban đầu đối với doanh nghiệp tư nhân; vốn pháp định đối với doanhnghiệp kinh doanh ngành, nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định;

Trang 7

+ Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứngthực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh củachủ sở hữu, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập;

+ Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếuhoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanhnghiệp;

+ Nơi đăng ký kinh doanh

Trong trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải công

bố nội dung những thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định tại khoản

1 Điều này

3 Điều kiện thiết yếu để thành lập công ty cổ phần.

Điều 15 Trình tự đăng ký kinh doanh

1 Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định củaLuật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm vềtính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh

2 Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét hồ sơ đăng ký kinh doanh vàcấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từngày nhận hồ sơ; nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì thông báobằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết Thông báo phải nêu rõ lý do vàcác yêu cầu sửa đổi, bổ sung

3 Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơkhi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; không được yêu cầu người thành lậpdoanh nghiệp nộp thêm các giấy tờ khác không quy định tại Luật này

4 Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gắn với dự án đầu tư cụ thể thựchiện theo quy định của pháp luật về đầu tư

Theo quy định tại điều 77 luật doanh nghiệp , các tổ chức cá nhân khi tham giathành công ty cổ phần số lượng cổ đông tối thiểu là 3, không hạn chế số lượng tối đa Ngoài ra các tổ chức, cá nhân tham gia thành lập công ty cổ phần phải đáp ứngđược các điều sau( Điều 13 luật doanh nghiệp năm 2005):

- Tổ chức cá nhân Việt Nam, tổ chức cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và

quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của luật này, trừ trường hợp

Trang 8

- Tổ chức, cá nhân sau không được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt

Nam:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tàisản của nhà nước để thành lập kinh doanh thu lợi riêng cho các cơ quan đơn vị mình + Cán bộ công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trongcác cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân việt Nam; sĩ quan hạ sĩ quan chuyênnghiệp trong các cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân việt Nam; sĩ quan hạ sĩ quanchuyên nghiệp trong các cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn chủ

sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lýphần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp khác

+ Người chưa thành niên, người hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mấtnăng lực hành vi dân sự

+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinhdoanh

+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản

2.2 Những thủ tục hành chính khi thành lập và đăng kí kinh doanh đối với những công ty cổ phần.

a Hồ sơ xin thành lập công ty cổ phần.

Điều 19 Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần

+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinhdoanh có thẩm quyền quy định

+ Dự thảo Điều lệ công ty

+ Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:

 Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặcchứng thực cá nhân hợp pháp khác;

 Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhậnđăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷquyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợppháp khác của người đại diện theo uỷ quyền

Trang 9

 Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký khôngquá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.

+ Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công

ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.+ Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối vớicông ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉhành nghề

b Thủ tục đăng ký kinh doanh công ty cổ phần.

- Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơtheo quy định tại nghị định này tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơidoanh nghiệp đăt trụ sở chính

- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh phải trao giấy biên nhận vềviệc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ

- Phòng kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ chính xácthông tin trong hồ sơ đăbg ký kinh doanh vào hệ thống thông tin đăng ký doanhnghiệp quốc gia

- Trường hợp, hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên yêu cầu đăng ký không đúng theo quyđịnh, Phòng đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung sửa đổi, bổ sungthành văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày làmviệc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

- Trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử, cơ quan kinh doanhthông báo qua mạng điện tử cho cá nhân, tổ chức đã đăng ký doanh nghiệp thờiđiểm trả kết quả đăng ký doanh nghiệp hoặc các nội dung cần bổ sung sửa đổi (nếu có)

- Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòngđăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp giáy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chodoanh nghiệp

- Thời gian cấp giấy phép là 10 ngày

- Cơ quan thẩm quyền: Sở kế hoạch và đầu tư

- Để có thể hiểu rõ được về địa vị pháp lý của công ty cổ phần chúng ta đi tìmhiểu về

Trang 10

b Các loai cổ đông ( điều 78)

+ Cổ đông phổ thông :là người sở hữu cổ phần phổ thông

+ Cổ đông ưu đãi: là người sở hữu cổ phần ưu đãi Cổ đông ưu đãi gồm các loại sauđây:

 Cổ đông ưu đãi biểu quyết;

 Cổ đông ưu đãi cổ tức;

 Cổ đông ưu đãi hoàn lại;

 Cổ đông ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định

Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ

cổ phần ưu đãi biểu quyết Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lựctrong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sauthời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phầnphổ thông

Trang 11

Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần

ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ vàlợi ích ngang nhau

Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi Cổ phần ưu đãi cóthể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông

3.1.2 Cổ phần.

a Khái niệm: Cổ phần là tượng trưng cho quyền sở hữu, nghĩa là người gửi cổ phần

là chủ sở hữu một phần tài sản của công ty, có quyền nhường một phần lợi nhuận saukhi nộp thuế và trừ đi các khoản chi phí sản xuất kinh doanh

b Hình thức cổ phần.

Cổ phần được cấp phát dưới hai hình thức: có ghi tên và không ghi tên:

+ Cổ phần có ghi tên thì ghi tên chủ sở hữu, cổ phần không ghi tên chỉ ghi một con số.Mỗi cổ phần không ghi tên có kèm theo một tờ giấy được chia cắt thành những phiếunhỏ, đó là các phiếu nhận lãi, đến hạn nhận tiền lãi, cổ đông sẽ xé một tờ phiếu mang

đi nhận lãi Cổ phần có ghi tên khi nhận lãi phải trình chứng khoán

- Cổ phần có thể được hoán cải, nghĩa là cổ phần có ghi tên đổi thành cổ phần khôngghi tên hay ngược lại ngoại trừ trường hợp luật bắt buộc cổ phần phải giữ hình thức cóghi tên

- Cổ phần không ghi tên được chuyển nhượng rất dễ dàng, người bán chỉ việc trao tay

tờ chứng khoán cho người mua là xong

- Cổ phần có ghi tên được chuyển nhượng bằng cách sang tên cổ phiếu cho người muatrong sổ sách do công ty giữ

Trang 12

3.1.3 Cổ phiếu ( Điều 85)

1 Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhậnquyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó Cổ phiếu có thể ghi tên hoặckhông ghi tên Cổ phiếu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Số lượng cổ phần và loại cổ phần;

d) Mệnh giá mỗi cổ phần và tổng mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu;

đ) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặcchứng thực cá nhân hợp pháp khác của cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú,quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh của cổ đông là tổ chứcđối với cổ phiếu có ghi tên;

e) Tóm tắt về thủ tục chuyển nhượng cổ phần;

g) Chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật và dấu của công ty;

h) Số đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty và ngày phát hành cổ phiếu;

i) Các nội dung khác theo quy định tại các điều 81, 82 và 83 của Luật này đối với cổphiếu của cổ phần ưu đãi

2 Trường hợp có sai sót trong nội dung và hình thức cổ phiếu do công ty phát hànhthì quyền và lợi ích của người sở hữu nó không bị ảnh hưởng Chủ tịch Hội đồng quảntrị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệthại do những sai sót đó gây ra đối với công ty

3 Trường hợp cổ phiếu bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khácthì cổ đông được công ty cấp lại cổ phiếu theo đề nghị của cổ đông đó

Đề nghị của cổ đông phải có cam đoan về các nội dung sau đây:

a) Cổ phiếu thực sự đã bị mất, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác; trườnghợp bị mất thì cam đoan thêm rằng đã tiến hành tìm kiếm hết mức và nếu tìm lại được

sẽ đem trả công ty để tiêu huỷ;

b) Chịu trách nhiệm về những tranh chấp phát sinh từ việc cấp lại cổ phiếu mới

Trang 13

Đối với cổ phiếu có giá trị danh nghĩa trên mười triệu đồng Việt Nam, trước khi tiếpnhận đề nghị cấp cổ phiếu mới, người đại diện theo pháp luật của công ty có thể yêucầu chủ sở hữu cổ phiếu đăng thông báo về việc cổ phiếu bị mất, bị cháy hoặc bị tiêuhuỷ dưới hình thức khác và sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng thông báo sẽ đề nghịcông ty cấp cổ phiếu mới.

3.1.4 Trái phiếu.

a Khái niệm.

- Trái phiếu là một chứng khoán mà công ty phát hành để vay vốn Mỗi một chứngkhoán đại diện cho một khoản nợ của công ty đối với người chủ sở hữu của tờ phiếu

- Trái phiếu đôi khi còn được gọi là trái khoán Thực chất đây là phiếu ghi nhận vay

nợ, trong đó nói rõ số tiền vay, mức lãi (ổn định) thời hạn trả vốn và trả lãi

b Điều kiện phát hành trái phiếu.

Việc phát hành trái phiếu trước hết phải được đại hội đồng cổ đông quyết định về sốtiền vay bằng trái phiếu, giá trị mỗi trái phiếu, lãi suất của trái phiếu, thời hạn vay vàthời hạn thanh toán (hoàn trả) trái phiếu Ngoài ra, việc phát hành trái phiếu phải được

cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cho phép

+ Có phương án kinh doanh cụ thể đòi hỏi vốn lớn;

+ Đã hoạt động ít nhất là 2 năm và chứng minh được hoạt động kinh doanh của công

ty đang được quản lý tốt có hiệu quả;

+ Được Ngân hàng nơi công ty mở tài khoản chứng nhận số tiền còn lại ở Ngân hàng

và được cơ quan công chứng chứng nhận trị giá số tài sản bằng hiện vật của công ty

đủ đảm bảo cho tổng số vốn dự định vay còn có thể được một hoặc nhiều ngân hàngbảo lãnh;

+ Được ngân hàng đảm nhiệm giúp đỡ dịch vụ ngân quỹ và kế toán liên quan đếnviệc phát hành trái phiếu

Giấy phép phát hành trái phiếu phải được quy định rõ mức vốn được vay qua pháthành trái phiếu, mức lãi và thời gian hoàn trả vốn

Trên mỗi trái phiếu phải ghi rõ thứ tự giá trị của trái phiếu, tổng số vốn huy độngbằng trái phiếu, mức lãi và thời hạn thanh toán

- Các trường hợp cấm không được phép phát hành trái phiếu:

+ Cấm tư nhân không được phát hành trái phiếu;

Trang 14

+ Cấm các công ty có vốn chưa được góp đầy đủ và công ty chưa lập xong bản cânđối tài khoản trong tài khoản thứ nhất.

3.2 Địa vị pháp lý của công ty cổ phần

3.2.1 Quyền và nghĩa vụ của công ty cổ phần.

- Quyền của công ty cổ phần.

Công ty cổ phần có quyền tự chủ hoạt động kinh doanh, chủ động lựa chọn địa bàn

và hình thức đầu tư kinh doanh

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn hình thức, phương thức huy động vốn để phục

vụ hoạt động kinh doanh

Công ty cổ phần có quyền chủ động tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khachs hàng vàogiao kết hợp đồng

- Nghĩa vụ của công ty cổ phần.

Công ty cổ phần có nghĩa vụ thực hiện hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề

Tổ chức công tác hạch toán, kế toán, lập và nộp báo caostaif chính chính xác, trungthực

Bảo đảm chất lượng của hàng hóa dịch vụ theo đúng quy định của pháp luật

Bảo đảm quyền lợi của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động

3.2.2 Quyền và nghĩa vụ của cổ đông.

a Nghĩa vụ các cổ đông.

- Tuân thủ Điều lệ và Quy chế quản lý nội bộ công ty

Trang 15

- Thanh toán tiền mua cổ phần đã đăng ký đầy đủ và đúng hạn.

- Chấp hành quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị

- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty

- Cổ đông phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức

để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

b Quyền của các cổ đông.

Cổ đông phổ thông: điều 79 luật doanh nghiệp năm 2005

1 Cổ đông phổ thông có các quyền sau đây:

a Tham dự và phát biểu trong các Đại hội cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trựctiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểuquyết;

b Được nhận cổ tức với mức theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông;

c Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông củatừng cổ đông trong công ty;

d.Được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông khác và cho người khôngphải là cổ đông, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 84 của Luật này;

e Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểuquyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;

f Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, sổ biên bản họp Đại hộiđồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

g Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứngvới số cổ phần góp vốn vào công ty;

h Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty

Trang 16

2 Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thờihạn liên tục ít nhất sáu tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty

có các quyền sau đây:

+ Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (nếu có);

+ Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáotài chính giữa năm và hàng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báocáo của Ban kiểm soát;

+ Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong trường hợp quy định tại khoản

+ Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty

3 Cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này có quyền yêu cầu triệutập họp Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

+ Hội đồng quản trị vi phạm nghiêm trọng quyền của cổ đông, nghĩa vụ của ngườiquản lý hoặc ra quyết định vượt quá thẩm quyền được giao;

+ Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị đã vượt quá sáu tháng mà Hội đồng quản trị mớichưa được bầu thay thế;

+ Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ công ty

+ Yêu cầu triệu tập họp Hội đồng cổ đông phải được lập bằng văn bản và phải có

họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực

cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch,

số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổphần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổđông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệutập họp Đại hội đồng cổ đông Kèm theo yêu cầu phải có các tài liệu, chứng cứ về các

vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩmquyền

Trang 17

4 Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc đề cử người vàoHội đồng quản trị và Ban kiểm soát quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được thựchiện như sau:

a) Các cổ đông phổ thông tự nguyện tập hợp thành nhóm thoả mãn các điều kiện quyđịnh để đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thông báo về việchọp nhóm cho các cổ đông dự họp biết chậm nhất ngay khi khai mạc Đại hội đồng cổđông;

b) Căn cứ số lượng thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, cổ đông hoặcnhóm cổ đông quy định tại khoản 2 Điều này được quyền đề cử một hoặc một sốngười theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông làm ứng cử viên Hội đồng quản trị vàBan kiểm soát Trường hợp số ứng cử viên được cổ đông hoặc nhóm cổ đông đề cửthấp hơn số ứng cử viên mà họ được quyền đề cử theo quyết định của Đại hội đồng cổđông thì số ứng cử viên còn lại do Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và các cổ đôngkhác đề cử

- Nghĩa vụ :Điều 80 Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

1 Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngàycông ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về cáckhoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào côngty

+ Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hìnhthức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần Trường hợp có

cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản nàythì thành viên Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của công ty phảicùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công tytrong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút

Cổ đông ưu đãi biểu quyết.

- Quyền của cổ đông ưu đãi biểu quyết.( Điều 81)

1 Cổ phần ưu đãi biểu quyết là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổphần phổ thông Số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết do Điều lệcông ty quy định

2 Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền sau đây:

a) Biểu quyết về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông với số phiếu

Trang 18

b) Các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điềunày.

3 Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đócho người khác

- Cổ đông ưu đãi hoàn lại (Điều 83)

1 Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nàotheo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổphần ưu đãi hoàn lại

2 Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông,trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này

3 Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hộiđồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát

- Cổ đông sáng lập.( Điều 84)

1 Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổthông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trongthời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh

2 Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh,công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh.Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơiđăng ký kinh doanh;

b) Tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, số cổ phần các cổ đông sáng lậpđăng ký mua;

c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặcchứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, địa chỉthường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổđông là tổ chức; số cổ phần đăng ký mua, số cổ phần và trị giá cổ phần đã thanh toán,loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập;

d) Tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty

Trang 19

Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệthại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trungthực, không chính xác, không đầy đủ.

3 Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký muathì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong cáccách sau đây:

a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họtrong công ty;

b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty Trongtrường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên khôngcòn là cổ đông của công ty

Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổđông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản kháccủa công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó

4 Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyềnchào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm,

kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

5 Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mìnhcho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông củamình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hộiđồng cổ đông Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không

có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyểnnhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty

Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinhdoanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ

Trang 20

+ Mô hình 1: Mô hình (phải) có Ban kiểm soát

+ Mô hình 2: Mô hình không có (không bắt buộc) Ban kiểm soát

Điều 95 Luật doanh nghiệp 2005 quy định mô hình quản trị CTCP như sau:

“Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổnggiám đốc; đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổđông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.”

Mô hình tổ chức quản lý của công ty cổ phần đựơc thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 21

2 Đại hội đồng cổ đông (điều 96 luật DN năm 2005)

2.1.Đại hội đồng cổ đô ng :

a Khái niệm:gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao

nhất của công ty cổ phần

b Phân loại:

 Đại hội đông thường niên:

Phải họp thường niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tàichính Theo đề nghị của Hội đồng quản trị, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể giahạn, nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính

Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

- Báo cáo tài chính hằng năm;

-Báo cáo của Hội đồng quản trị đánh giá thực trạng công tác quản lý kinhdoanh ở công ty;

Chủ tịch HĐQT

Tổng giám đốc hoặc giámđốc điều hành

Phòngbanchuyênmôn

Phòngbanchuyênmôn

Phó GĐ hoặc GĐ chuyên môn

Phó GĐ hoặc GĐchuyên môn

Đại hội đồng cổ đông

Phòngbanchuyênmôn

Ban kiểm soát

Phó GĐ hoặc GĐ

chuyên môn

Phòngbanchuyênmôn

Phòng ban chuyên môn

Phòng

ban

chuyên

môn

Ngày đăng: 29/05/2016, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w