1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

Các loại điện thế trong sinh vật

16 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 178 KB

Nội dung

Khái quát về các hiện tượng điện sinh vật.- Năm 1786, Ganvanni phát hiện một tính chất mọi tổ chức tế bào sống với môi trường xung quanh luôn tồn tại một sự chênh lệch về điện thế có giá

Trang 1

Hiện tượng điện sinh vật Các loại điện thế sinh vật cơ bản

Ths Nguyễn Xuân Hoà

Bộ môn Lý sinh Y học-Trường ĐHYK Thái Nguyên

Trang 2

Mục tiêu

1 Trình bày được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của điện thế nghỉ, sự xuất hiện và lan truyền của điện thế hoạt động.

2 Giải thích được thí nghiệm.

3 Trình bày được nội dung của lý thuyết ion màng của Becstein.

4 Vận dụng lý thuyết ion màng để giải thích cơ chế của các hiện tượng điện sinh vật.

Trang 3

1 Khái quát về các hiện tượng điện sinh vật.

- Năm 1786, Ganvanni phát hiện một tính chất mọi tổ chức

tế bào sống với môi trường xung quanh luôn tồn tại một sự chênh lệch về điện thế có giá trị vào khoảng 0,1 mV

- Một vài sinh vật cá biệt, cơ thể chúng có thể phát ra những xung điện có biện độ lên tới hàng trăm mV và cường

độ dòng cỡ hàng chục mA

- Những năm đầu của thế kỷ 20 sáng tỏ cơ chế phát sinh, lan truyền và bản chất của các hiện tượng điện sinh vật

nhanh chóng ứng dụng chúng vào nhiều lĩnh vực mà trư

ớc hết là trong các ngành sinh học và y học

- Trong y học: phương pháp ghi đo điện tim, điện não,

điện cơ , điện võng mạc…

Trang 4

2 Các loại điện thế sinh vật cơ bản

2.1 Điện thế nghỉ.

Xét thí nghiệm sau:

* Dụng cụ:

- Một điện kế cực nhạy G.

- 2 vi điện cực có kích thước rất nhỏ (I,II)

* Đối tượng nghiên cứu là một tế bào hoặc một tổ chức nào đó của cơ thể sống (cụ thể trong thí

nghiệm này là một sợi thần kinh)

Trang 5

* Tiến hành thí nghiệm:

điện thế

nhàng chọc điện cực II xuyên qua màng vào bên

hợp này đã có một sự chênh lệch về điện thế

 Giữa 2 điểm A và B lúc này (cùng ở bên trong tổ chức) cũng không có sự chênh lệch về điện thế

Trang 6

A

B

II I

B

I A

II

II I

Hình minh hoạ các bước TN

UAB < 0

Trang 7

Từ các kết quả thực nghiệm đó, có thể rút ra những kết luận như sau:

1 Giữa một điểm nằm bên ngoài và một điểm nằm bên trong của một tổ chức hoặc một tế bào sống luôn tồn tại một

sự chênh lệch về điện thế mà giá trị của độ chênh lệch điện thế này được gọi là điện thế nghỉ (điện thế tĩnh)

2 Căn cứ chiều quay của kim và dấu của các điện cực,

 xác định được điện thế tại một điểm nằm trong màng

quy ước: điện thế nghỉ mang giá trị âm

3 Điện thế nghỉ hầu như không thay đổi theo thời gian,

nó là một thuộc tính vốn có đặc trưng cho mọi tổ chức và tế bào sống

4 Điện thế nghỉ còn tồn tại giữa một điểm bị thương tổn với xung quanh  điện thế nghỉ là: điện thế tổn thương

Trang 8

2.2 Điện thế hoạt động

2.2.1 Phương pháp 2 pha.

- Thí nghiệm: Dụng cụ và đối tượng nghiên cứu giống trong

TN về điện thế nghỉ

- Bắt đầu bằng việc đo điện thế tại 2 điểm A và B cùng nằm bên ngoài màng Khi đó kim điên thế chỉ số 0

- Bây giờ ta dùng một tác nhân nào đó (chọc kim, dùng xung điện, ) kích thích vào sợi dây thần kinh tại điểm C và quan sát kim điện kế ta thấy:

Thoạt đầu kim điện thế quay sang phải, đến một giá trị nào đó kim dừng lại và bắt đầu đảo chiều quay, nhưng qua

vị trí số 0, kim không dừng lại mà tiếp tục lệch sang bên trái

Đến vị trí đối diện, kim dừng lại rồi một lần nữa đảo chiều quay trở về vị trí số 0 ban đầu

Trang 9

Có thể biểu diễn kết quả quan sát thấy trên bằng

đồ thị sau:

Qua thí nghiệm ta rút ra kết luận:

1 Dưới tác dụng của tác nhân kích thích bên trong sợi dây thần kinh xuất hiện một

điện thế, điện thế này còn được gọi là điện thế hoạt động hay điện thế kích thích

Điện thế này có giá trị âm và lan truyền dọc theo sợi thần kinh.

2 Điện thế hoạt động chính là sự biến đổi đột ngột của điện thế nghỉ dưới tác dụng của tác nhân kích thích (nghĩa là biên độ của điện thế hoạt động đúng bằng biên độ của điện thế nghỉ của tổ chức, tế bào)

0

T (s)

Trang 10

* Gi¶i thÝch thÝ nghiÖm:

C

I

B

I

II A

A

II B

I

II

I

Trang 11

2.2.2 Phương pháp 1 pha.

Ta cũng trở lại thí nghiệm trên những bắt đầu bằng việc đo

điện thế nghỉ

- Lúc đầu: kim điện kế quay chỉ giá trị của điện thế nghỉ

- Dùng tác nhân kích thích vào sợi thần kinh tại điểm C , quan sát kim điện kế G ta thấy: kim từ từ trở về vị trí số 0, sau đó nó lại trở về vị trí của điện thế nghỉ ban đầu

0

A

B

unghỉ

T (s)

Trang 12

Nhận xét:

- Điện thế hoạt động chính là sự biến đổi đột ngột của

điện thế nghỉ dưới tác dụng của tác nhân kích thích

- Điện thế hoạt động cũng có giá trị âm và lan truyền dọc theo sợi dây thần kinh T

pháp 1 pha bởi vì trên đồ thị nó đươc biểu diễn bởi chỉ 1 pha chiều dương của đồ thị

+ Điện thế hoạt động cũng đo được giữa một tổ chức nghỉ ngơi và một tổ chức đang làm việc

Trang 13

3 Cơ chế phát sinh và lan truyền các loại điện thế sinh vật

3.1 Nội dung lý thuyết ion màng của Becstein

- Các ion K+, Na+, và Cl- là các ion đóng vai trò chủ yếu trong hoạt

động điện của mọi tế bào và tổ chức sống.

- Nồng độ các ion nói trên giữa 2 phía của màng luôn luôn có sự chênh lệch đáng kể (nồng độ K+ ở trong tế bào lớn hơn K+ ở ngoài màng khoảng 40 lần, còn nồng độ của Na+ và Cl- ở ngoài lớn hơn ở bên trong

tế bào khoảng 10 lần).

- Màng tế bào có tính thấm lọc lựa đối với các ion này (ở trạng thái nghỉ chỉ có K+ qua lại màng được dễ dàng, còn Na+ và Cl- thì không qua màng được).

- Khi tế bào ở trạng thái hưng phấn (kích thích hoặc đang từ trạng thái nghỉ ngơi sang trạng thái làm việc), tính thấm của màng sẽ thay đổi một cách đột ngột đối với ion Na+ ở trạng thái nghỉ, tính thấm của màng

đối với K+ : Na+ :Cl- = 1: 0,04: 0,45; ở trạng thái hoạt động tỷ lệ này là 1: 20: 0,45 Nghĩa là tính thấm của màng đối với Na+ tăng 500 lần.

Trang 14

3.2 Cơ chế của điện thế nghỉ.

- Nội dung 1 và 2 của lý thuyết ion màng chỉ ra rằng các ion

trong tế bào theo hiện tượng khuyếch tán mà chưa tính đến vai trò của màng thì theo chiều Gradien nồng độ

- Nội dung thứ 3 của lý thuyết ion màng: ở trạng thái nghỉ

từ trong tế bào là nơi có nồng độ cao ra phía ngoài của màng là nơi có nồng độ thấp (dưới tác dụng của Grandien

trong tế bào ra ngoài màng

=> Do vậy tính trung hoà điện ở tế bào, tổ chức bị phá vỡ, kết quả là lượng điện tích ở phía ngoài màng sẽ tăng lên còn trong tế bào sẽ giảm đi do đó xuất hiện sự chênh lệch

Trang 15

3.3 Cơ chế của điện thế hoạt động

Khi tế bào ở trạng thái hưng phấn do tính thấm của tế bào

đối với Na+ đã tăng gấp 500 lần do đó các ion Na+ từ phía ngoài là nơi có nồng độ cao sẽ ào ạt tràn vào trong tế bào dưới tác dụng của Gradien nồng độlượng điện tích dương bên trong tế bào đã tăng và do đó sự chênh lệch điện tích giữa 2 phía của màng cũng bị triệt tiêu

=> Điều đó cũng có nghĩa là đã xuất hiện một sự chênh lệch về điện thế nhưng có chiều ngược với chiều của điện thế nghỉ, độ chênh lệch điện thế xuất hiện khi tế bào ở

 Điện thế hoạt động chính là sự biến đổi đột ngột của của

điện thế nghỉ khi tế bào bị kích thích hoặc khi nó từ trạng thái nghỉ ngơi chuyển sang trạng thái hoạt động

Trang 16

3.4 Hạn chế của lý thuyết ion màng.

- Lý thuyết ion màng không chỉ rõ theo cơ chế nào mà tính thấm của màng lại thay đổi đột ngột với các ion K+, Na+ trong giai đoạn của điện thế hoạt động

- Lý thuyết ion màng chưa chú ý đến vai trò của ion hoá trị

- Thuyết ion màng đã thiếu sót khi cho rằng toàn bộ các ion ở hai phía của màng ở trạng thái tự do, nghĩa là có thể khuyếch tán qua màng được ( thí nghiệm đã chứng minh:

không tham gia quá trình tạo nên điện sinh vật )

- Thuyết ion màng chưa chú ý đến vai trò của màng Khi tế bào bị kích thích màng có sự biến đổi về cấu trúc, hình dạng của các phân tử cấu tạo nên màng

Ngày đăng: 28/05/2016, 16:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w