TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Để xác định thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của bột rong Mơ và đánh giá được khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt khi sử dụng bột rong Mơ trong thức ăn của gà
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
ĐỖ TRÍ HÒA
SỬ DỤNG BỘT RONG MƠ (SARGASSUM SPP.)
LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI GÀ THỊT
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2015
Trang 2HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015
Tác giả
Đỗ Trí Hòa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS Lê Việt Phương, giảng viên Bộ môn Dinh dưỡng – Thức ăn – Khoa Chăn nuôi – Học Viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn Dinh dưỡng – Thức ăn, Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Trại thực nghiệm gà Liên Ninh thuộc Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi – Viện Chăn nuôi đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2015
Học viên
Đỗ Trí Hòa
Trang 52.1 Một số đặc điểm của rong mơ (sargassum spp.) 3
2.1.2 Cấu trúc quần thể, vùng tập trung phân bố và vấn đề nuôi trồng, thu
2.1.3 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rong Mơ 6
2.2 Sinh trưởng của gia cầm và các yếu tố ảnh hưởng 8
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng 9 2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất, chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng 15
2.3 Đặc điểm giống gà và tổ hợp lai liên quan tới nghiên cứu 22
Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 26
Trang 63.2 Thời gian nghiên cứu 26
3.5.1 Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bột rong Mơ khai
3.5.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng bột rong Mơ trong khẩu phần của gà sinh trưởng 27
4.1 Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bột rong mơ 32 4.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng bột rong mơ trong khẩu phần của gà 35
4.2.4 Lượng thức ăn thu nhận của gà ở các lô qua các tuần tuổi 44 4.2.5 Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi 47
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
LTATN : Lượng thức ăn thu nhận
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Diện tích rong Mơ theo vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ 5 Bảng 2.2 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gà thịt 16 Bảng 4.1 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của bột rong Mơ 32 Bảng 4.2 Hàm lượng các axit amin của bột rong Mơ 34 Bảng 4.3 Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) 36 Bảng 4.4 Sinh trưởng tuyệt đối của gà qua các tuần tuổi (g/con/ngày) 40 Bảng 4.5 Sinh trưởng tương đối của gà qua các tuần tuổi (%) 42 Bảng 4.6 Lượng thức ăn thu nhận của gà qua các tuần tuổi 45 Bảng 4.7 Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi (%) 47 Bảng 4.8 Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng (kg) 50 Bảng 4.9 Năng suất thân thịt của gà thí nghiệm 52
Trang 9DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ
Hình 4.1 Thịt lườn và thịt đùi của gà ở lô ĐC và các lô TNError! Bookmark not defined
Hình 4.2 Màu sắc da của gà ở lô ĐC và các lô TN 535
Đồ thị 4.1 Khối lượng gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g) 37
Đồ thị 4.2 Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) 41
Đồ thị 4.3 Tốc độ sinh trưởng tương đối của gà trong thí nghiệm (%) 43
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Để xác định thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của bột rong Mơ và đánh giá được khả năng sinh trưởng, chất lượng thịt khi sử dụng bột rong Mơ trong thức ăn của gà thịt Thí nghiệm được tiến hành trên 300 con gà Tò x VP3 một ngày tuổi hướng thịt, gà được chia làm 4 lô (01 lô đối chứng và 3 lô thí nghiệm) Ở 3 lô thí nghiệm thức ăn của gà được bổ sung bột rong Mơ với tỷ lệ 3%, 4% và 5%, lô đối chứng không bổ sung bột rong
Mơ Kết quả phân tích thành phần hóa học cho thấy rong Mơ có hàm lượng protein thô và lipit thô ở mức thấp (Protein-4,03% và Lipit-0,1%) Tuy nhiên, hàm lượng khoáng tổng
số của rong Mơ lại khá cao (35,36%) Đặc biệt, hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cao (sắt đạt 535,15 mg/100g, đồng là 3,65; mangan là 181,79 và kẽm là 20,88 mg/100g) Kết quả sau khi kết thúc thí nghiệm gà ở 14 tuần tuổi cho thấy việc bổ sung bột rong Mơ vào khẩu phần thức ăn của gà thí nghiệm không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nuôi sống và lượng thức ăn thu nhận Khối lượng gà ở các lô thí nghiệm có bổ sung bột rong
Mơ trong khẩu phần thức ăn cao hơn khối lượng gà ở lô đối chứng; gà ở thí ngiệm có bổ sung 3% bột rong Mơ tại thời điểm 14 tuần tuổi có khối lượng cao nhất (1831,6g), tăng 134,4g so với gà ở lô đối chứng (1697,2g) Các chỉ tiêu đánh giá năng suất, chất lượng thịt của gà ở lô thí nghiệm đều cao hơn so với lô đối chứng
Trang 11THESIS ABSTRACT
To determine the chemical composition, nutritional value of algae powder Mo and assess the growth and quality of meat to use powder open in broiler feed The experiment was carried out on 300 chickens a day old VP3 Tò x direction meat, chicken
is divided into 4 blocks (01 control group and three experimental groups) In three experimental groups of chicken feed is supplemented with wide open powder 3%, 4% and 5%, no additional control group wide open powder The analysis results showed that the chemical composition Mo rong crude protein and crude lipid is low (4.03% of protein-lipid-and 0.1%) However, the total mineral content of the open again relatively high (35.36%) In particular, the levels of the trace mineral elements are very high (iron reached 535.15 mg/100g, and 3.65; manganese and zinc was 20.88 181.79 mg/100g) The results after the end of the experiment at 14 weeks old chickens showed the addition of flour open in the diet of chicken experiments do not affect the survival rate and the amount of food intake Volume chickens in the experimental groups supplemented with powdered seaweed in the diet apricots higher body weight in the control group; chicken in science fair experiment with additional 3% seaweed powder
Mo at 14 weeks of age have the highest volume (1831,6g), up 134,4g than chickens in the control group (1697,2g) The evaluation criteria of productivity, quality of chicken meat in the experimental groups were higher than the control group
Trang 12PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong các loài rong biển phân bố tại Việt Nam, rong mơ (Sargassum spp.)
phân bố ở cả vùng cận nhiệt đới và cả vùng nhiệt đới nên có thành phần loài phong phú nhất ở vùng biển nước ta, chúng phân bố rộng, trên khắp các vùng biển nước
ta từ Quảng Ninh, Hải phòng đến các tỉnh miền Trung như Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận và vịnh Thái Lan Trong các loài rong có ở vùng biển nước ta, rong mơ có sản lượng tự nhiên cao nhất với ước tính đạt 35.000 tấn khô/năm và tiềm năng phát triển nuôi trồng nhân tạo còn rất lớn
Hiện nay, việc sử dụng rong mơ của các cư dân ven biển còn rất đơn giản, một lượng rất nhỏ được thu hái từ biển về làm thực phẩm cho con người, làm thức ăn dạng tươi cho động vật, ngoài ra, phần khác được sơ chế (phơi khô) rồi bán thô nên giá trị kinh tế rất thấp, đa phần người dân vùng biển chưa biết đến giá trị và tiềm năng của rong mơ nên dẫn đến sử dụng khá lãng phí nguồn lợi to lớn này
Rong mơ rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, niacine, vitamin C, nhóm carotenid và các khoáng chất như canxi, natri, magie, kali và đặc biệt hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng rất cần thiết cho cơ thể người, động vật như Iod, sắt, coban, đồng, kẽm, mangan rất cao, đặc biệt thích hợp cho động vật trong giai đoạn sinh trưởng, ngoài ra rong mơ còn chứa nhiều hoạt chất sinh học quí khác
Hàng năm Việt Nam phải bỏ ra một lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu đến 70-80% các nguyên liệu như ngô, bột cá, khô đỗ tương, các loại thức ăn bổ sung, phụ gia, chất nhuộm màu, cỏ và bột cỏ alfalfa để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm Ngành chăn nuôi nước ta đang rất cần các loại nguyên liệu thức ăn có nguồn gốc tự nhiên, được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu sẵn có, chủ động, có tiềm năng lớn, tái tạo và bền vững để thay thế và giảm các nguồn nguyên liệu thức ăn nhập khẩu
Việc nghiên cứu chế biến, sử dụng rong biển làm thức ăn chăn nuôi nếu thành công sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội do tạo ra cho người
Trang 13dân vùng ven biển sinh kế mới là trồng và khai thác và chế biến rong biển, nhà nước sẽ tiết kiệm được nguồn ngoại tệ không nhỏ do giảm áp lực nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài
Xuất phát từ các vấn đề thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Sử dụng bột rong Mơ (Sargassum spp.) làm thức ăn chăn nuôi gà thịt”
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được khả năng và hiệu quả sử dụng bột rong mơ làm thức ăn cho
gà nuôi thịt
Trang 14PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA RONG MƠ (SARGASSUM SPP.)
2.1.1 Giới thiệu về rong mơ
Rong mơ là một giống tảo lớn (macroalgae) thuộc bộ rong đuôi ngựa
(Fucales), ngành rong nâu, họ rong mơ (Sargassaceae) Rong mơ mọc ở những
vùng biển ấm nóng, trên nền đá vôi, san hô chết, nơi sóng mạnh và nước trong, nhất là ven các đảo Rong mơ phân bố rộng ở các vùng biển nước ta, kéo dài từ vùng biển Quảng Ninh đến Kiên Giang Chúng mọc từ phía trên của mức nước trung bình thấp của con nước, thường đến độ sâu từ 2 - 4m, điều kiện độ mặn khoảng 30–32‰, nhiệt độ khoảng 25–300C Sinh trưởng trung bình từ 2.000 - 4000g/m2, tuy nhiên, ở một số vùng như ở Hòn Chồng, Nha Trang có thể đạt đến 7.000g/m2
Rong mơ có thân dạng trụ gần tròn, màu từ xanh ô liu, vàng đến nâu, dài
từ 0,7-1,2m, có nhiều mấu lỗi nhỏ nhưng có khi mọc dài đến một vài mét bao gồm một chân bám, một bộ cuống dài phân nhánh và bộ lá mang theo các túi sinh dục (noãn, phấn) Nơi một số loài mọc ra nhiều túi khí hình cầu giúp cây đứng thẳng nhờ đó bộ lá dễ dàng quang hợp Nơi một số loài khác có thân khá nhám
để bấu vào nhau nhằm giữ cho cây khỏi bị cuốn trôi nơi dòng chảy mạnh
Nhánh chính trụ dẹp, các nhánh thứ cấp trụ tròn, dài 5-6cm, mọc theo kiểu
Trang 15lông chim không theo quy luật về hai phía của nhánh chính, trên đó mọc ra nhiều chùm nhánh bên nhỏ, ngắn Lá hình bầu dục dài hay dạng kim lớn, số lượng nhiều, đặc biệt là phần ở gốc; thường chia nhánh, dài 3,5-6,5cm, rộng 3-8mm; mép nhẵn hay có răng cưa, đôi khi có răng cưa kép, có ổ lông, có gân giữa Túi khí hình cầu hay hình bầu dục tròn, đường kính 2-3mm, có cuống hình trục, dài 3-8mm
Rong mơ là loài có kích thước cá thể lớn và trữ lượng cao nhất trong các loài rong biển Việt Nam Rong mơ mọc trên tất cả các loài vật bám cứng, trên các vách đá dốc đứng, các bãi đá tảng, các vùng có đá ngầm hay rạn san hô ngầm, nhưng thích nghi nhất là trên vật bám đá san hô Trên các bờ đá dốc đứng, chúng phân bố thành đai hẹp ở dưới mức triều thấp đến sâu khoảng 0,5 m Ở các
bờ biển đá tảng nằm trên nền cát hay đá cuội, chúng mọc thành quần thể dày, phân bố tương đối đều, mật độ khi rong trưởng thành có thể đạt 10 cá thể/dm2, cho nên vào mùa phát triển của chúng rất ít các loài rong biển khác có thể mọc chen được vào trong quần thể rong này Đa số các loài rong đều thích mọc nơi
có sóng mạnh Ở các đảo, bờ phía Đông chúng mọc dày và phong phú hơn bờ phía Tây Ở các bãi đá hướng ra biển khơi, chúng phát triển mạnh và sinh lượng cao hơn nhiều so với các bãi rong trong các vũng, vịnh yên sóng Các bãi rong trên bờ biển dốc, thềm san hô chết, đá vôi đóng vai trò quan trọng trong nguồn lợi của rong mơ, nhiều vùng rộng 30 – 50 ha hay hàng trăm ha, kéo dài vài chục
km, thường gặp ở ven biển miền Trung, nhất là từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận
Mùa vụ rong mơ có sự sai khác chút ít tùy thuộc từng loài, nơi phân bố, tùy các điều kiện môi trường sống…, nhưng nhìn chung qui luật về mùa vụ khá
rõ rệt Chúng tăng trưởng rất mạnh từ tháng 2 đến tháng 3, đa số các loài có kích thước tối đa vào tháng 3, 4 và hình thành các cơ quan sinh sản, sau đó sẽ bị sóng nhổ tấp vào bờ và tàn lụi Đến tháng 7 hầu hết các loài rong đều trơ trụi Một số
loài mọc lên cao hoặc phân bố lên cao (vùng triều thấp) như: Sargassum
mcclurei, Sargassum polystum phát triển và tàn lụi sớm (tháng 4) Trong khi đó các loài mọc vùng dưới triều như Sargassum binderi, Sargassum microcystum… mọc chậm hơn, đến tháng 6, 7 đôi nơi vẫn còn các quần thể rong này Một vài loài thích nghi trong các vũng, vịnh yên sóng có thể tồn tại và phát triển tốt vào
tháng 7 như Sargassum polycystum và Sargassum longicaulis
Rong trưởng thành và phóng thích giao tử vào các tháng 3, 4, 5, vào thời điểm này, kích thước của rong đạt đến tối đa và sinh lượng cao nhất Các đặc
Trang 16điểm này rất quan trọng, phù hợp và có lợi cho việc khai thác nguồn lợi từ tháng
4 trở đi Việc khai thác đúng mùa vụ hoàn toàn có khả năng bảo vệ nguồn giống
tự nhiên, giúp cho rong tái phát triển lại vào mùa sau Ngoài ra việc khai thác bằng cách cắt cách gốc rong từ 10cm giúp cho một số nhánh còn sót lại vẫn tiếp tục phát triển tạo ra các cơ quan sinh sản Các bãi rong mơ mọc trên thềm san hô chết có diện tích rộng lớn, mật độ dày, sinh lượng cao (trên 12kg rong tươi/m2) rất quan trọng với nguồn lợi, tìm thấy ở các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận Các bãi rong rộng lớn nằm gần trục giao thông rất thuận lợi cho việc khai thác và vận chuyển Sản lượng hàng năm ước tính có thể đạt 10.000 tấn rong tươi
2.1.2 Cấu trúc quần thể, vùng tập trung phân bố và vấn đề nuôi trồng, thu hoạch của rong mơ vùng bờ biển Việt Nam
Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại (1997), nhiều nơi, rong hình thành nên những thảm rong dày đặc, rất nhiều bãi có diện tích 30-50ha, một số bãi có diện tích lên tới 100ha, kéo dài hàng chục km như ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, Ninh Thuận Sinh lượng rong trung bình đạt 7kg tươi/m2 Tại vùng Hòn Chồng (Nha Trang – Khánh Hòa), 15.000 tấn rong khô/năm Cũng theo nghiên cứu của ông, trong thời gian trưởng thành của rong, có tới 10 cá thể/dm2
Các vùng có khả năng khai thác lớn nhất nguồn lợi rong mơ tự nhiên theo thứ tự là: Khánh Hòa (Vịnh Nha Trang, Vịnh Cam Ranh, Vịnh Văn Phong – Hòn Khói), Bình Định (Qui Nhơn – Phù Mỹ), Ninh Thuận, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên,…
Rong mơ phân bố dọc bờ biển nước ta, khu vực miền Trung và phía Nam, rong mơ tập trung chính tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang
Bảng 2.1 Diện tích rong Mơ theo vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ
lượng (kg/m 2 )
Mùa vụ (tháng)
Trang 17Vùng biển Khánh Hòa có diện tích rong Mơ mọc cao nhất, tổng diện tích lên đến 2.000.000m2, sinh lượng khá cao có thể lên tới hơn 5,5 kg/m2, trữ lượng
có thể khai thác hàng năm ước tính hơn 11.000 tấn rong tươi
Theo kết quả khảo sát của Bùi Minh Lý (Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang) cho thấy rong Mơ là loài chiếm ưu thế nhất ở các khu vực với trữ lượng chiếm 98% tổng trữ lượng của các bãi rong, mật độ cây trung bình 43,8 ± 20,2 cây/m2 và sinh lượng trung bình đạt 456 ± 64,2g khô/m2 Diện tích phân bố rong Mơ tại Khánh Hòa ước tính là 1.167,33 ha, trữ lượng 7.302,12 tấn khô/năm, tập trung ở 4 khu vực chính: Vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh Số lượng loài ưu thế tạo nên sinh lượng lớn ở các điểm khảo sát là 21 loài Trong đó có loài Sagarssum mcclurei có tần suất xuất hiện cao trên 95%, thường thấy ở phần lớn các bãi triều ven bờ với độ sâu từ 1 đến 6m
2.1.3 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của rong Mơ
Rong mơ chứa 10-15% muối vô cơ (trong đó có nhiều iod 0,05-0,25%, asen, kali), 0,2-0,6% lipid, 5-15% protein và rất nhiều algin hay acid alginic Hàm lượng protein trong rong Mơ không cao, chỉ từ 5-15% so với trọng lượng khô Lượng protein này không chỉ phụ thuộc vào loài mà còn phụ thuộc vào quá trình phát triển của cá thể, điều kiện sống của rong, cách phơi sấy, bảo quản rong nguyên liệu Rong mơ chứa 17 loại axit amin thiết yếu Vì vậy protein của rong mơ có tính dinh dưỡng cao hơn các protein của các cây trồng trên cạn Hàm lượng lipid chỉ chiếm một phần nhỏ so với các chất hữu cơ khác có trong rong Rong mơ có tới 28 loại axit béo chủ yếu là axit palmitic, axit linoleic, axit oleic với khoảng 0,2-0,6% so với trọng lượng khô
Thành phần quan trọng nhất trong rong là các gluxid, gồm nhóm monosaccarid và polysaccarid Nhóm monosaccarrid gồm các đường đơn với tỷ
lệ khác nhau như mannitol, galactose, manose, xylose nhóm polysaccarid gồm
có alginat, laminaran, fucoidan, cellulose trong đó thành phần hoá học quan trọng nhất là alginat Laminarin chiếm 10-15%, có khi tới 43%; fucoidan chiếm khoảng 4%, có khi tới 20% Dạng chủ yếu của alginat trong rong là các sợi calci
và magie alginat không tan, giúp tạo độ rắn chắc cho tế bào Phần nhầy vô định hình bao quanh dạng sợi chủ yếu là alginat tan trong nước hoặc fucoidan Hàm lượng alginat trong rong chiếm khoảng 19-44% So với hàm lượng của các loài
Trang 18rong nâu trên thế giới thì hàm lượng này của rong mơ Việt Nam khá cao
Các chất khoáng có mặt trong rong với tỷ lệ tùy thuộc vào từng loài , nơi phân bố và giai đoạn phát triển Tổng lượng khoáng theo trọng lượng khô dao động từ 20-40% Ngoài các nguyên tố phổ biến như K, Na, Ca, Mg , rong mơ Việt Nam cũng có khả năng tích tụ nguyên tố stronti khá cao
Hàm lượng iod khoảng 0,05-0,25% Ngoài ra còn có chất diệp lục và một
số chất khác
Giá trị dinh dưỡng của rong mơ là cung cấp đầy đủ các khoáng chất đặc biệt
là các nguyên tố vi lượng, các acid amin cần thiết cho cơ thể, các loại vitamin, các carbohydrate đặc trưng và các hoạt chất sinh học có lợi cho cơ thể, đồng thời
có khả năng phòng và trị bệnh Theo số liệu nghiên cứu của Nhật Bản trong rong
mơ có chứa các vitamin sau đây (miligam %): tiền vitamin A (caroten)-1.1; A – 622; B1 – 0.53; B2 – 0.41; acid nicotin- 1.6; acid folic – 0.14; B12 – 0.0033 và ascorbic – 28 Rong mơ có hàm lượng lipid rất thấp (ít hơn 2%) Nhưng acid licozopentae khá cao tới 20 ÷ 25% tổng số lượng các acid béo, trong rong biển còn tìm thấy nhiều fucosterol và nhiều nguyên tố vi lượng khác Trong rong mơ
có chứa nhiều Iod hữu cơ rất có giá trị trong y học
2.1.4 Ứng dụng của rong mơ
Các sản phẩm hữu cơ từ rong mơ ngày nay được sử dụng hết sức rộng rãi trong các ngành như: thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp dệt, nông nghiệp, công nghệ sinh học và nghiên cứu khoa học
Các polysaccharide từ rong mơ được coi là những hợp chất hữu cơ không thể thay thế trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khi được sử dụng như chất tạo đông, làm đặc, chất ổn nhũ và chất ổn định Giá trị công nghiệp của rong mơ là cung cấp các chất keo rong quan trọng như: Agar, Alginate, Carrageenan, Fucryllanzan… dùng cho thực phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác Khoảng 20% sản lượng rong biển Thế giới được dùng để sản xuất các loại keo rong, chế biến thức ăn cho vật nuôi và làm phân bón, số còn lại chủ yếu được dùng làm thức ăn cho người (Ohno và Critchley, 1997) Năm 1870 người ta điều chế xà phòng từ các chất K2O, Na2O lấy từ rong biển (rong mơ), phát hiện trong rong
mơ có chứa Iod, từ đó người ta dùng nguyên liệu rong mơ để điều chế Iod và được dùng làm thuốc phòng chống và chữa bệnh bướu cổ (Basedow)
Trang 192.2 SINH TRƯỞNG CỦA GIA CẦM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 2.2.1 Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do quá trình đồng hoá và
dị hoá, là sự tăng lên về khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể về chiều dài, chiều rộng, chiều cao của con vật dựa trên cơ sở tính di truyền từ đời trước Quá trình sinh trưởng chính là sự tích luỹ dần các chất, chủ yếu là protein nên tốc độ và khối lượng tích luỹ của các chất, tốc độ và sự tổng hợp protein cũng chính là sự hoạt động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể Theo Trần Đình Miên và Nguyễn Kim Đường (1992), quá trình sinh trưởng
là quá trình phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống
Phát triển là sự biến đổi không những về đặc điểm hình thái mà cả chức năng sinh lý theo từng giai đoạn của sinh vật Sinh trưởng và phát triển luôn gắn liền với nhau, bổ sung cho nhau để sinh vật lớn nhanh và trưởng thành Sinh trưởng là điều kiện để phát triển và phát triển làm thay đổi sự sinh trưởng Tính giai đoạn của sinh trưởng biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau Thời gian của các giai đoạn dài hay ngắn, số lượng giai đoạn và sự đột biến trong sinh trưởng của từng giống, từng cá thể có sự khác nhau Giai đoạn này nối tiếp giai đoạn khác, không đi ngược trở lại, không bỏ qua thời kỳ nào, ở mỗi giai đoạn, thời kỳ đều có đặc điểm riêng
Ở gà, căn cứ vào sự sinh trưởng của các cá thể ta có thể phân biệt các giai đoạn phát triển của phôi trong trứng trước khi đẻ, giai đoạn phát triển của phôi trong trứng sau khi đẻ, giai đoạn trứng nở thành con (sơ sinh) đến khi thành thục sinh dục, giai đoạn sinh sản Mỗi giai đoạn đều có đặc điểm hình thái, sinh
lý đặc trưng
Đối với gia cầm, sinh trưởng là sự biến đổi, tổng hợp của sự tăng lên về số lượng, kích thước của tế bào và thể dịch trong mô bào ở giai đoạn phát triển của phôi Trong giai đoạn sau khi nở thì sinh trưởng là do sự lớn lên của các mô Trong một số mô, sinh trưởng là do sự tăng lên về kích thước của các tế bào Giai đoạn này sinh trưởng được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ gà con và thời kỳ
gà trưởng thành
- Thời kỳ gà con: Thời kỳ này lượng tế bào tăng nhanh nên quá trình sinh trưởng diễn ra rất nhanh, một số cơ quan nội tạng chưa phát triển hoàn chỉnh như các men tiêu hóa chưa đầy đủ, khả năng điều tiết thân nhiệt kém, gà con dễ bị
Trang 20ảnh hưởng bởi thức ăn và nuôi dưỡng Vì vậy thức ăn và nuôi dưỡng trong thời
kỳ này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm Thời kỳ này còn diễn ra quá trình thay lông, đây là quá trình sinh lý quan trọng của gia cầm, nó làm tăng trao đổi chất Cho nên cần chú ý vấn đề nuôi dưỡng đặc biệt là các chất dinh dưỡng có trong thức ăn, trong đó quan trọng nhất là các axit amin hạn chế như lysine, methionine, tryptophan…
- Thời kỳ gà trưởng thành: Thời kỳ này các cơ quan trong cơ thể gia cầm gần như đã phát triển hoàn thiện Số lượng tế bào tăng chậm, chủ yếu là quá trình phát dục Quá trình tích lũy chất dinh dưỡng của gia cầm một phần là để duy trì sự sống, một phần để tích lũy mỡ, tốc độ sinh trưởng chậm hơn thời kỳ
gà con Vì vậy giai đoạn này cần xác định tuổi giết mổ thích hợp để cho hiệu quả kinh tế cao
Trong chăn nuôi gia cầm, việc nghiên cứu sinh trưởng đầu tiên là phải xác định khối lượng cơ thể qua các tuần tuổi Đây là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá sinh trưởng
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng
* Các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, từ lúc thụ tinh đến khi trưởng thành Do vậy việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng không phải dễ dàng Tuy nhiên, các nhà chọn giống gia cầm có khuynh hướng sử dụng cách đo đơn giản và thực tế Theo Chambers (1990), để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu chính như kích thước cơ thể, sinh trưởng tích luỹ (khối lượng cơ thể), tốc độ sinh trưởng (sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối) và đường cong sinh trưởng
- Kích thước cơ thể
Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc trưng cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống, qua đó góp phần vào việc phân biệt giống Giới hạn kích thước của loài, cá thể… do tính di truyền quy định Tính di truyền của kích thước không tuân theo sự phân ly đơn giản theo các quy luật Mendel
Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan thuận chặt chẽ với khối lượng cơ thể Kích thước cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như tuổi thành thục
về thể trọng, chế độ dinh dưỡng, thời gian giết thịt thích hợp trong chăn nuôi gà
Trang 21- Khối lượng cơ thể
Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và được quy định bởi yếu tố
di truyền Khối lượng gà con khi nở phụ thuộc vào khối lượng quả trứng và khối lượng của gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng Tuy nhiên khối lượng gà khi nở ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng tiếp theo (Jonhanson, 1992)
Đối với gà hướng thịt, điều quan trọng nhất là khối lượng gà khi giết mổ Khối lượng cơ thể không những liên quan đến hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn cần thiết để quyết định thời gian nuôi thích hợp Khối lượng cơ thể được minh họa bằng đồ thị sinh trưởng tích lũy Đồ thị này thay đổi theo dòng, giống, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc
+ Tốc độ sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN – 2.40, 1977) Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol: liên tục giảm dần theo độ tuổi Gà broiler thường có tốc độ sinh trưởng tương đối tăng từ tuần tuổi đầu tới tuần tuổi thứ ba, sau đó giảm dần
Gà còn non tốc độ sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi Tốc độ sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, đặc điểm cơ thể và điều kiện môi trường
- Đường cong sinh trưởng
Đường cong sinh trưởng dùng để biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia súc, gia cầm nói chung Chambers (1990) cho biết: đường cong sinh trưởng của gà thịt gồm 4 pha và mỗi pha có đặc điểm như sau:
+ Pha sinh trưởng tích lũy: tăng tốc độ nhanh sau khi nở
+ Điểm uốn của đường cong tại thời điểm sinh trưởng có tốc độ cao nhất + Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần theo điểm uốn
Trang 22+ Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi gà trưởng thành
Thông thường, người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi để thể hiện đồ thị sinh trưởng tích lũy và cho biết một cách đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng
Đường cong sinh trưởng không chỉ sử dụng để chỉ rõ về số lượng mà còn làm rõ về chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, các giống, giới tính, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, môi trường
* Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà với những mức độ khác nhau như di truyền, tính biệt, tốc độ mọc lông, các điều kiện môi trường, nuôi dưỡng, chăm sóc…
- Ảnh hưởng của di truyền
Tốc độ sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào loài, giống, dòng, cá thể Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả E F Chnetzlen (1936), đã khẳng định: Các giống gia cầm khác nhau có ảnh hưởng của di truyền tới khả năng sinh trưởng khác nhau Như giống gà hướng thịt BE88, AA, ISA… có tốc độ sinh trưởng cao hơn giống gà kiêm dụng thịt trứng như Lương Phượng, Rhode và các giống hướng trứng như Leghorn, Brown – nick… giữa các dòng trong cùng một giống cũng có sự khác nhau về khả năng sinh trưởng Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang và cs (1999), khi nuôi gà thịt Tam Hoàng ở 85 ngày tuổi cho thấy dòng 882 có khối lượng trung bình đạt 1418g trong khi dòng Jiangcun chỉ đạt 1248g
Các loài gia cầm khác nhau thì có khả năng sinh trưởng hoàn toàn khác nhau Nguyễn Duy Hoan và cs (1998), tốc độ tăng trọng tương đối của một số giống gà ở các giai đoạn tuổi là hoàn toàn khác nhau Ở tháng thứ nhất của gà 150%, của vịt là 180%, của ngỗng là 170%, ở tháng thứ năm lần lượt là 20%, 4%
và 7%
- Ảnh hưởng của giới tính
Ở gia cầm tốc độ sinh trưởng giữa hai giới có sự khác nhau về trao đổi chất, đặc điểm sinh lý, tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể Thường thì con trống có tốc độ sinh trưởng mạnh hơn con mái Sự khác nhau này được giải thích qua tác động của các gen liên kết giới tính
Trang 23Tác giả Jull (1972), cho biết gà trống có tốc độ sinh trưởng khác gà mái từ
24 – 32%, những gen này ở gà trống (2 nhiễm sắc thể giới tính) hoạt động mạnh hơn ở gà mái (1 nhiễm sắc thể giới tính) Theo M.O North (1990) ở cùng điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng giống nhau thì gà trống thường sinh trưởng nhanh hơn
gà mái
Lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1% và sự sai khác này ngày càng lớn khi tuổi càng tăng, lúc 7 tuần tuổi là 23%, 8 tuần tuổi là 27% Sự khác nhau này là
do nhiều nguyên nhân nhưng quá trình trao đổi chất, đặc điểm sinh lý giữa hai giới
là khác nhau Như vậy gà trống và gà mái đòi hỏi mức năng lượng và protein khác nhau cho quá trình sinh trưởng và phát triển Vì vậy để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi nên tách và nuôi riêng trống mái ngay từ khi còn nhỏ
- Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông
Những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xác định trong cùng một giống, cùng giới tính ở gà có tốc độ mọc lông nhanh có tốc độ sinh trưởng, phát triển cao hơn gà mọc lông chậm Kushner (1974) cho rằng tốc độ mọc lông
có quan hệ chặt chẽ tới tốc độ sinh trưởng, thường gà lớn nhanh thì mọc lông nhanh và đều hơn ở gà chậm mọc lông Hayer và cs (1970) đã xác định trong cùng một giống thì gà mái mọc lông đều hơn gà trống và tác giả cho rằng ảnh hưởng của hoocmon sinh trưởng có tác dụng ngược chiều với giới tính quy định tốc độ mọc lông
Theo Siegel and Dumington (1978) thì những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gia cầm Chế độ dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển khác nhau của các tổ chức trong cơ thể mà nó còn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của từng mô trong cơ thể như mô cơ, mô mỡ, mô xương… dinh dưỡng không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng mà còn ảnh hưởng đến biến động di truyền về sinh trưởng
Nếu không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng sẽ làm cho gia cầm không phát huy hết khả năng sinh trưởng, khả năng sản xuất, đồng thời cũng không phát huy hết đặc tính của giống Dinh dưỡng ảnh hưởng tới sinh trưởng của gia cầm không chỉ ở mức năng lượng và protein khác nhau mà còn là sự cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng giữa axit amin với các chất dinh dưỡng và vitamin
Trang 24Lã Văn Kính (1995), cho rằng nên nuôi gà thịt V135 tốt nhất là khẩu phần
có chứa 24% protein với mức năng lượng là 3000 - 3150Kcal ME, tỷ lệ giữa năng lượng so với mức protein (ME/CP) là 131 - 138 cho giai đoạn từ 0 - 4 tuần tuổi Đến giai đoạn 5 - 8 tuần tuổi thì protein và mức năng lượng cho gà này là 20% CP và 3150 - 3300 KcalME, chỉ số ME/CP là 158 - 165
Theo Bùi Đức Lũng và cs (1992) để phát huy khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn có chứa đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng đặc biệt
là cân bằng axit amin, cân bằng năng lượng và protein Ngoài ra thức ăn cho gia cầm cần phải được bổ sung hàng loạt các chế phẩm sinh học không mang ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng, làm tăng chất lượng thịt
- Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường
Gà thịt thương phẩm đặc biệt nhất là giống gà cao sản có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất mạnh, nhưng sức đề kháng của cơ thể với môi trường sống kém hơn, vì vậy nó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ thông thoáng, mật độ nuôi… Theo H.Newmeister (1978), cho biết: các yếu tố môi trường như quá nóng, quá lạnh, ẩm độ quá cao hay quá thấp, mật độ nuôi quá đông, độ thông thoáng kém sẽ gây tác động xấu đến quá trình sinh trưởng của gia cầm
+ Nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ môi trường là yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng của gia cầm Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng tới sinh trưởng của gia cầm Khi nhiệt độ quá cao gà sẽ giảm lượng thu nhận thức ăn, mất năng lượng để làm mát cơ thể, nóng quá gà sẽ chết Khi nhiệt độ thấp gà phải sản sinh ra một lượng năng lượng để chống rét làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của gà
Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng và protein của gà Khi nhiệt độ môi trường tăng nhu cầu về năng lượng và protein
giảm Theo Cerniglia et al (1983), khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi 1oC thì tiêu thụ năng lượng của gà mái thay đổi tương đương 2 KcalME Vì vậy muốn đạt tỷ
lệ nuôi sống cao, khả năng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp phải tạo nhiệt
độ thích hợp cho gà
Ở nước ta, vào mùa hè để cho gà sinh trưởng và phát triển tốt khi phải sử dụng khẩu phần có mức năng lượng cao cần phải tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng khác (đặc biệt là protein) để khi lượng thức ăn thu nhận thấp thì vẫn đủ
Trang 25các chất để gà sinh trưởng và phát triển bình thường Ngoài ra còn dùng các biện pháp khắc phục chống nóng cho gà
+ Ẩm độ
Ẩm độ cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của gà Ẩm độ thích hợp nhất cho gia cầm từ 65 -70%, nếu ẩm độ quá thấp hay quá cao đều gây ảnh hưởng tới sức khỏe đàn gà Nếu ẩm độ cao làm cho chất độn chuồng ẩm ướt, thức ăn dễ ôi, mốc tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc phát triển, sản sinh ra nhiều khí NH3 do vi khuẩn phân huỷ các axit nucleic trong phân và chất độn chuồng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của đàn gà Tất cả các yếu tố trên tác động làm cho gà dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá nhất là bệnh do Ecoli gây ra và bệnh cầu trùng…; nếu ẩm độ thấp sẽ làm cho không khí chuồng nuôi khô, chất độn chuồng khô tạo nhiều bụi nên gà rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp như CRD, IB, nấm phổi Ngoài ra tiểu khí hậu chuồng nuôi vô cùng quan trọng, chuồng nuôi thông thoáng
sẽ cung cấp đầy đủ oxy cho gà, giảm thải các khí độc như CO2, CO, NH3,
H2S…Vì vậy việc điều chỉnh ẩm độ trong chuồng nuôi là vấn đề hết sức quan trọng trong chăn nuôi gia cầm
+ Ảnh hưởng của ánh sáng
Ngoài các vấn đề về ẩm độ và nhiệt độ thì chế độ chiếu sáng cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gà vì gà rất nhạy cảm với ánh sáng Khi kéo dài thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng đòi hỏi về thức ăn và kích thích cho cơ thể phát triển, song lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức ăn, nhưng nếu thời gian chiếu sáng ngắn sẽ gây nên hậu quả ngược lại tức là làm giảm nhu cầu về thức ăn, giảm tăng trọng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn
Ánh sáng có cường độ chiếu sáng quá yếu sẽ khiến gà không nhìn thấy đường, khó tìm đến được máng ăn Nhưng nếu cường độ chiếu sáng quá mạnh sẽ
là nguyên nhân gây hiện tượng mổ cắn nhau Như vậy để thúc đẩy quá trình sinh trưởng và sức sản xuất của gia cầm chúng ta cần có chế độ chiếu sáng thích hợp cho từng gia cầm, với từng phương thức chăn nuôi
Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều do đó làm giảm khả năng tăng khối lượng Với chuồng nuôi thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần phải che ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào chuồng, nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng, ánh sáng được phân bố đều trong chuồng và sử dụng bóng đèn có cùng công suất để
tránh gà tụ tập vào nơi có ánh sáng mạnh hơn
Trang 26- Ảnh hưởng của mật độ nuôi
+ Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi gà đạt hiệu quả cao Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có quy định mật
độ nuôi nhất định (phương thức chăn thả tự do, bán chăn thả, nuôi nhốt trên đệm lót dày, nuôi nhốt có sân chơi yêu cầu mật độ lần lượt: 0,35; 0,3; 0,1; 0,2
m2/con…) Nếu nuôi quá thưa thì lãng phí diện tích, nhưng nếu nuôi quá dày thì ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của gà Bởi lẽ, khi mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ
bị cảm nhiễm bệnh tật, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi Ngược lại, mật độ nuôi nhốt thấp thì chi phí chuồng trại cao Do vậy, tuỳ theo mùa vụ, tuổi gà và mục đích sử dụng cần có mật độ chăn nuôi thích hợp
+ Theo Lewis and Hurnik (1990) thì sự vận động của gà có ảnh hưởng chủ yếu tới sức sản xuất, vì nó có liên quan đến sự đi tìm kiếm và sử dụng thức ăn, nước uống Ông thấy rằng gà broiler hoạt động suốt ngày và đi lại với khoảng cách trung bình là 8,8m/giờ hay 212m/ngày Mật độ chuồng nuôi tăng đã làm giảm khoảng cách đi lại, nhưng không ảnh hưởng đến số trung bình của gà đi đến máng ăn (4 lần/giờ) và máng uống (2 lần/giờ)
+ Theo Van Horne (1991) khi chăn nuôi gà ở mật độ cao thì hàm lượng
NH3, CO2, H2S được sinh ra trong chất độn chuồng cao Vì khi mật độ gà đông thì lượng bài tiết thải ra nhiều hơn, trong khi đó gà cần tăng cường trao đổi chất nên lượng nhiệt thải ra cũng nhiều, do đó nhiệt độ chuồng nuôi tăng, nên sẽ ảnh hưởng đến việc tăng khối lượng gà và làm tăng tỷ lệ chết khi mật độ chuồng nuôi quá cao cùng nhiệt độ không khí cao
2.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng suất, chất lượng thịt và các yếu tố ảnh hưởng
Năng suất thịt hay tỉ lệ thịt xẻ chính là tỷ lệ phần trăm của khối lượng thân thịt so với khối lượng sống của gia cầm Năng suất của các thành phần thân thịt
là tỷ lệ phần trăm của các phần so với thân thịt và năng suất của cơ là tỷ lệ phần trăm của cơ so với thân thịt Chambers (1990), Peter (1959), Ristic và Shon (1977) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004) đã tổng hợp trên nhiều loại gia cầm và đưa ra tỷ lệ các phần của thân thịt như sau: khối lượng sống của gia cầm 100%, trong đó khối lượng thân thịt chiếm khoảng 64% (trong đó 52% là thịt và
Trang 2712% là xương), phủ tạng chiếm khoảng 6%, máu, lông, đầu, chân, ruột chiếm khoảng 17% và tỷ lệ hao hụt khi giết mổ chiếm khoảng 13%
* Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất thịt
Khả năng cho thịt phụ thuộc vào khối lượng cơ thể, sự phát triển của hệ
cơ, kích thước và khối lượng khung xương Một số yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu này là:
- Chế độ dinh dưỡng
Có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thịt, cụ thể là chất lượng thức ăn Thức ăn cho gia cầm thịt cần cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng như protein, lipit, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các axít amin không thay thế như lysine, methionine, threonine, tryptophane… Theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành TCVN 2265 : 2007, thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức
ăn cho gà thịt được trình bày ở bảng 2.2
Bảng 2.2 Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn cho gà thịt
Tên chỉ tiêu
Mức
Gà lông trắng Gà lông màu
Gà con Gà dò
Gà vỗ béo
Gà con Gà dò
Gà vỗ béo
Năng lượng trao đổi (Kcal/kg),
không nhỏ hơn 3000 3000 3100 2900 2900 3000 Hàm lượng protein thô (%) không
Trang 28Bùi Đức Lũng và cs (1992) chỉ ra rằng để phát huy được tốc độ sinh trưởng tối đa cần cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng nghiêm ngặt giữa protein và các axit amin với năng lượng Ngoài ra trong thức
ăn hỗn hợp còn được bổ sung hàng loạt các chế phẩm hóa sinh học không mang
ý nghĩa dinh dưỡng nhưng nó kích thích sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng thịt
Bagel và Pradhan (1989) cho thấy khi gà ăn thức ăn năng lượng cao (3200Kcal/kg thức ăn) kết hợp với protein cao (25-24-23%) ở ba giai đoạn nuôi
sẽ cho tăng trọng và hiệu quả chuyển hóa tốt nhất so với gà các lô ăn mức năng lượng và protein thấp hơn
- Ảnh hưởng của di truyền
Giữa các giống, dòng khác nhau tồn tại sự sai khác di truyền về năng suất thịt xẻ, các phần của thân thịt (Chambers 1990), kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Singh (1992); Lê Thanh Hải và cs (1999) Khi so sánh giữa các giống gà đẻ dòng nặng cân với gà nhẹ cân với gà thịt lai Cornish x White Rock ở 8 tuần tuổi, Peter (1958) (dẫn theo Trần Thị Mai Phương, 2004) cho biết, năng suất thịt của các giống gà đẻ thấp hơn 2,6-3,4% so với các giống
gà thịt, tỷ lệ đùi, lườn, thịt đùi, thịt lườn cũng thấp hơn khoảng 2% Trần Công Xuân và cs (1999) cho biết, ở gà Tam Hoàng dòng 882 lúc 15 tuần tuổi gà trống
có tỷ lệ thân thịt 65,32% và tỷ lệ thịt đùi là 33,55%; gà mái có các chỉ tiêu tương ứng là 67,25%, 25,96% và 31,81%
- Ảnh hưởng của tính biệt và tuổi gia cầm đến năng suất thịt
Ở tất cả các giống gia cầm tuổi giết mổ và tính biệt có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thịt gia cầm Nhìn chung, tỷ lệ thân thịt chỉ tăng đến một độ tuổi nhất định nào đó, tỷ lệ thân thịt ở gia cầm trống và mái cũng khác nhau Ricard (1998) cho biết, tuy con trống lớn nhanh, nạc hơn nhưng năng suất thịt lại ít hơn con mái Rất nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ lệ thân thịt của gia cầm tăng lên theo tuổi, tuổi càng cao, tỷ lệ này càng cao Ngô Giản Luyện (1994), Đoàn Xuân Trúc và cs (1999) cho biết, trong cùng một dòng gà tỷ lệ thân thịt của gà trống lớn hơn gà mái là 1-2%, trong khi đó tỷ lệ thịt lườn của gà mái lại cao hơn
gà trống
Ngoài các yếu tố trên, năng suất thịt còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như thời tiết, khí hậu, chế độ chiếu sáng, chăm sóc, nuôi dưỡng…
Trang 29* Phẩm chất thịt
Chất lượng thịt được quyết định bởi nhiều yếu tố Các tác giả Neumeister (1978), Nguyễn Duy Hoan và cs (1998), Lê Thanh Hải và cs (1999), đều thống nhất cho rằng thành phần hóa học, chất lượng thịt xẻ có sự khác nhau giữa các loài, các dòng, các giống và các tổ hợp lai khác nhau Chamber (1990) cho biết, tốc độ sinh trưởng có tương quan âm với tỷ lệ mỡ (r = 0,39) và tương quan dương với tỷ lệ protein (r = 0,53)
Nguyễn Văn Hải và cs (1999) cho biết, thịt gà Ri có tỷ lệ protein là 21,45%, mỡ thô 1,5%, khoáng tổng số 1,37%, sắt 3,9mg/100g và hàm lượng các axit amin như alanine 1,334%, arginine 1,261%, axit aspartic 1,857%, axit glutamic 2,784%, glycine 0,819%, histidine 0,835%, iso-leucine 0,949%, leucine 1,557%, lisine 1,903%, methionine 0,452%, phenylanalin 0,842%, proline 0,984%, serine 0,871%, treonine 1,006%, tyrosine 0,664% và valine là 1,007%
Hiện nay, trong chăn nuôi gia cầm, để tạo màu sắc cho lòng đỏ trứng, mỡ,
da, chân và mỏ có thể sử dụng một số sắc chất tạo màu vàng, vàng – cam có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp Theo NRC (1994), xantophyll với đặc trưng
có nhóm hydroxyl là carotenoid được quan tâm nhất trong dinh dưỡng gia cầm Xantophyll được coi trọng nhất là lutein trong cỏ xanh như cỏ linh lăng và
zeaxanthin trong ngô Theo Fletcher et al (1985), Saylor (1986), các xantophyll
tự nhiên khác nhau sẽ có khả năng tạo màu khác nhau cho lòng đỏ và da gia cầm, bột cỏ linh lăng có nhiều loại xantophyll khác nhau, song loại có nhiều và có giá trị nhất là lutein là chất tạo màu vàng, zeaxanthin có nhiều trong ngô và gluten ngô là chất tạo màu vàng – da cam Mô của các loại gia cầm có thể tích lũy xantophyll trong khi võng mạc mắt lại có tích lũy carotenoid khác (Goodwin,
1986 dẫn theo NRC, 1994) Goodwin (1986) cho rằng trong cơ thể gia cầm, xantophyll được dự trữ ở mô cơ và da, khi gia cầm trưởng thành, buồng trứng bắt đầu phát triển thì nó được chuyển tới buồng trứng và quá trình vận chuyển này diễn ra suốt trong quá trình gia cầm đẻ, vì vậy, nó góp phần làm mất dần sắc tố của chân, mỏ trong quá trình gia cầm đẻ
* Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt
Theo Bùi Hữu Đoàn và cs., để đánh giá chất lượng thịt gia cầm, bên cạnh việc mổ khảo sát để đánh giá chất lượng thân thịt theo truyền thống: Khối lượng
và tỷ lệ thân thịt, thịt ngực, thịt đùi, mỡ bụng, nồng độ các axit amin trong thịt
Trang 30hiện nay, người ta còn xác định thêm một số chỉ tiêu sau đây:
- Độ pH
Thông thường, sau khi bị giết thịt, do quá trình chuyển hóa vật chất sau
giết mổ xảy ra trong thịt, chủ yếu là phân hủy đường và các chất hữu cơ, đó là
quá trình axit hoá làm cho pH của thịt bị giảm xuống pH giảm càng nhanh thì chứng tỏ quá trình axit hoá càng nhanh, thịt càng có chất lượng kém Thường xác định giá trị pH ở cơ ngực vào thời điểm 15 phút (pH15) sau khi giết thịt và tại thời điểm 24 giờ (pH24) bảo quản trong nhiệt độ 2 – 4oC
- Tỷ lệ mất nước sau 24 giờ bảo quản và chế biến
Sự mất nước của thịt là sự chênh lệch khối lượng mẫu trước bảo quản (ở nhiệt độ 2 – 4oC trong thời gian 24 giờ) và sau chế biến (hấp trong nồi cách thủy
ở nhiệt độ 85 oC trong vòng 25 phút) Thịt mất nước càng nhiều thì chất lượng càng kém
(+) màu thịt càng đỏ, a càng bé thịt (-) chuyển màu xanh lá cây Màu vàng (b): có
giá trị từ - 60 tới + 60 (giá trị - là màu xanh sẫm , + là màu vàng), giá trị b càng lớn (+) màu thịt càng vàng, b càng bé (-) thịt chuyển màu xanh sẫm
- Xác định độ dai của thịt
Độ dai của thịt rất quan trọng, liên quan đến thị hiếu của người tiêu dùng Ở nước ta, người tiêu dùng thích ăn thịt gà hơi dai hoặc dai trong khi phần lớn người châu Âu và châu Mỹ thích ăn thịt mềm Độ dai được xác định bằng lực cắt tối đa đối với cơ sau khi hấp cách thuỷ Mẫu cơ sau khi hấp cách thuỷ sẽ được làm nguội và dùng ống thép đường kính 1,25cm để khoan thịt dọc theo chiều dài của sợi cơ Sử dụng máy xác định lực để đo lực để cắt mẩu thịt vừa khoan được Lực cắt được tính bằng đơn vị Newton (N) Độ dai của mỗi mẫu thịt được xác định là trung bình của 5 lần đo lặp lại Phân loại chất lượng thịt dựa vào màu sáng thịt (L), giá trị pH15 và pH24 cơ ngực theo tiêu chuẩn của Barbut và cs
Trang 31(2005): Thịt bình thường (chất lượng tốt): 46 < L < 53 và 5,7 < pH24 < 6,1 Độ
dai thịt gà phân loại theo tiêu chuẩn của Schiling et al (2008):
Độ dai > 4,5kg: thịt dai
Độ dai < 4,5kg: thịt không dai
Chất lượng thịt còn được đánh giá qua độ tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng và điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng Các tác giả Sonaiya (1990),
Yamashita et al (1976), Touraille et al (1981) cho biết, giảm tuổi giết mổ đã
làm thay đổi đặc điểm cảm quan của thịt
2.2.4 Sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống và khả năng kháng bệnh là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể Hiệu quả chăn nuôi bị chi phối bởi các yếu tố bên trong cơ thể (di truyền) và môi trường ngoại cảnh (dinh dưỡng, chăm sóc, mùa vụ, dịch tễ, chuồng trại…) Lê Viết Ly (1995) cho biết, động vật thích nghi tốt thể hiện ở sự giảm khối lượng cơ thể thấp nhất khi bị stress, có sức sinh sản tốt, sức kháng bệnh cao, sống lâu và tỷ lệ chết thấp
Sức sống được xác định bởi tính di truyền, đó là khả năng có thể chống lại các ảnh hưởng bất lợi của môi trường cũng như ảnh hưởng của dịch bệnh (Jonhanson, 1972)
Khả năng di truyền về sức sống của gia cầm là tương đối thấp Theo Lenrr and Taylor (1943) dẫn theo Nguyễn Văn Thạch (1996), cho biết hệ số di truyền sức sống của gà là 0,13 Theo Trần Long và cs (1994), hệ số di truyền rất thấp là 0,01 nên sức sống của gà con phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện ngoại cảnh Nguyễn Văn Thiện và Trần Đình Miên (1995), cho biết hệ số di truyền về sức sống là 0,03 Theo Trần Huê Viên (2000), hệ số di truyền của sức sống (h2) là 0,05 còn Đặng Hữu Lanh và cs (1999), cho biết hệ số di truyền là 0,06
Như vậy sức sống và khả năng kháng bệnh của gia cầm phụ thuộc vào hai yếu tố chính là di truyền và ngoại cảnh Trong đó yếu tố ngoại cảnh đóng vai trò quan trọng Vì thế trong chăn nuôi để nâng cao tỷ lệ nuôi sống, sức đề kháng bệnh cần thiết phải tiến hành các biện pháp thú y và chăm sóc nuôi dưỡng thích hợp với từng đối tượng và độ tuổi của vật nuôi
2.2.5 Hiệu quả sử dụng thức ăn
Hiệu quả sử dụng thức ăn được định nghĩa là mức độ tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm Tiêu tốn thức ăn trên một kg tăng khối lượng là tỷ lệ
Trang 32chuyển hoá thức ăn để đạt được tốc độ tăng trọng
Chi phí thức ăn thường chiếm đến 70% giá thành của sản phẩm chăn nuôi Chính vì vậy HQSDTA là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó quyết định tới giá thành chăn nuôi và là mối quan tâm lớn nhất của các nhà chăn nuôi Đồng thời đây cũng là chỉ tiêu quan trọng trong công tác giống vật nuôi nói chung và gia cầm nói riêng
Theo Dean (1985), việc chọn lọc về tốc độ tăng trọng thường đi kèm theo
sự cải tiến HQSDTA Chambers et al (1984), xác định hệ số tương quan di
truyền giữa khối lượng cơ thể và tốc độ tăng trọng với lượng thức ăn tiêu thụ là rất cao (0,5 - 0,9) còn hệ số tương quan di truyền giữa tốc độ sinh trưởng và HQSDTA có giá trị âm và biến động từ -0,2 đến -0,8 Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau Đoàn Xuân Trúc và cs (1993), cho biết TTTA phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng dòng giống gia cầm Bùi Đức Lũng và
Lê Hồng Mận (1993), cho biết nuôi gà broiler đến 9 tuần tuổi tiêu tốn 2,39- 2,41
kg thức ăn cho một kg tăng trọng Đoàn Xuân Trúc, Lê Hồng Mận (1993), nghiên cứu trên 4 công thức lai AV35, AV53, V135, V153 cho biết TTTA cho một kg tăng trọng ở 56 ngày tuổi của các công thức lai tương ứng là 2,34kg; 2,23kg, 2,26kg và 2,32kg
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (1994), đã kết luận sử dụng mức năng lượng và protein thích hợp trong khẩu phần sẽ làm tăng HQSDTA của gà broiler Cũng theo Nguyễn Thị Mai (2001), HQSDTA có liên quan chặt chẽ với tốc độ sinh trưởng của gà trong cùng một chế độ dinh dưỡng, cùng một giống, tại một thời điểm, những lô gà có tốc độ sinh trưởng cao hơn thì HQSDTA cũng tốt hơn
Proudman et al (1970), Pym et al (1979), cho biết gà có tốc độ tăng trọng
cao thì hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn, bởi vì ở gà một phần năng lượng cho duy trì, còn một phần dùng cho tăng trọng Cá thể nào có tốc độ tăng trọng nhanh
sẽ cần ít năng lượng cho duy trì hơn Mặt khác tăng trọng nhanh thì cơ thể đồng hoá và dị hoá tốt hơn nên hiệu quả sử dụng thức ăn cũng tốt hơn
Nhìn chung HQSDTA là chỉ tiêu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả trong chăn nuôi Do vậy để nâng cao HQSDTA cần cho gia cầm ăn theo nhu cầu và phù hợp với đặc điểm sinh lý ở mỗi giai đoạn khác nhau
Trang 332.3 ĐẶC ĐIỂM GIỐNG GÀ VÀ TỔ HỢP LAI LIÊN QUAN TỚI NGHIÊN CỨU
2.3.1 Đặc điểm của giống gà Tò
Gà Tò có xuất xứ từ làng Tò (xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) Gà Tò phù hợp với hình thức chăn nuôi chăn thả, cho thịt đặc biệt thơm ngon Xưa kia là sản vật quí báu để dân làng nơi đây dâng tiến Vua Gà Tò có dáng vóc to cao hơn các giống gà khác Con trống có trọng lượng trung bình đạt từ 6 tới 7kg Con mái có trọng lượng trung bình đạt từ 3 tới 4kg Khi trưởng thành, gà trống thường có lông màu cánh gián, mã tím, có chút pha hoa mơ Gà mái có lông màu trứng cà cuống
Gà Tò từ lúc mới nở tới khi đạt 4 tuần tuổi đạt khoảng 0,6-0,7kg Đến thời
kì này, lông chân gà có hiện tượng thưa dần Và đến tận kì sinh sản, lông mới mọc lại như thường Lúc này, gà Tò trống có da đỏ như gà nòi Gà Tò có một đặc điểm đặc biệt là có lông phần chân (từ bàn chân tới nơi tiếp giáp với đùi) Kẽ chân có màu đỏ tía
Gà Tò đẻ một lần từ 15 đến 18 trứng Một năm đạt khoảng 130 tới 150 trứng Không có hiện tượng ấp bóng như một số giống gà khác, sau mỗi lần đẻ chúng nghỉ từ 5 tới 7 ngày sau đó đẻ tiếp Gà mái khi đẻ trứng đạt tới trọng lượng khoảng 2,5kg Từ khi ấp nở tới lúc xuất chuồng khoảng 7 tháng
Gà Tò mái do có lông chân dễ bị ngấm nước, làm ảnh hưởng đến quá trình
ấp nở trứng, nên tỷ lệ nở trứng ở gà Tò không cao Cũng có ý kiến cho rằng, với thể hình quá khổ làm cho gà Tò mái trở nên vụng về trong việc ấp trứng Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm cho gà Tò trở nên hiếm
2.3.2 Đặc điểm giống gà VP3
Gà VP3 là tổ hợp lai tạo ra từ bốn giống HubbardRedbro, Sasso, Lương Phượng và gà Ri
2.4 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RONG MƠ Ở VIỆT NAM
Ở nước ta, rong mơ phân bố dọc bờ biển, chủ yếu ở khu vực miền Trung
và phía Nam, chúng tập trung chính tại các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Vũng Tàu, Kiên Giang
Khi nghiên cứu về thành phần loài và phân bộ họ rong Mơ tại khu vực ven đảo Hải Vân-Sơn Chà - tỉnh Thừa Thiên Huế, Hồ Thị Thu Hoài và cs (2012),
Trang 34thấy rằng, họ rong Mơ (Sargassaceae) có 7 loài thuộc 2 chi: Sargassum,
Turbinaria chiếm 70% tổng số loài trong ngành rong Nâu Chi Sargassum có số loài phong phú nhất rong họ rong mơ (5 loài) trong khi chi Turbinaria chỉ xác
định được 2 loài, trong đó, rong Mơ xuất hiện đến 8/9 điểm khảo sát Loài có tần
xuất xuất hiện cao ở các điểm thu mẫu là Sargassum swartzii, Sargassum
feldmannii là loài chỉ thấy xuất hiện ở vùng biển phía Nam bán đảo Đa số các điểm khảo sát định lượng rong Mơ đều có độ che phủ từ bậc 4- đến bậc 5, với giá trị trung bình % diện tích che phủ từ 37,5 – 75 % diện tích Vùng có độ phủ rong
Mơ lớn thường tập trung ở vùng giữa phía Bắc bán đảo trong đó vùng biển phía Nam bán đảo và các điểm độ phủ của rong Mơ trở nên nghèo nàn hơn
Trong số các loài rong biển đã được xác định, ngoài một số loài có sản lượng thấp (K cottonii, K enerme) hoặc có giá trị kinh tế cao (Eucheuma arnoldii và Betaphycus gelatinum, rong Đông) được sử dụng làm thực phẩm
(Porphyra, Gelidiella acrosa, Kappaphycus và Gracilaria, Ulva, Caulerpa
racemosa …), dược phẩm và chế biến công nghiệp như các loại rong Câu (Gracilaria arcuata, G tenuistipitata, G firma, G salicornia, G bailiniae, Hydroputia edulis, H eucheumomatoides, H divergens, H ramulosa), nhận thấy rằng, có một số loài có năng suất cao, sản lượng lớn, phân bố rộng rãi trong tự nhiên ở nhiều vùng biển từ Bắc vào Nam, có tiềm năng lớn mà không hoặc ít cạnh tranh với thực phẩm, dược phẩm, công nghiệp chế biến có thể thu hoạch,
chế biến sử dụng làm thức ăn phục vụ phát triển chăn nuôi như rong Mơ
(Sargassum Spp)
Theo Nguyễn Hữu Dinh và cs (1993), ở những vùng biển đáy đá, rong tập trung cao nhất tại phần trên của đới dưới triều, ở đây, các loài ưu thế đều thuộc giống rong Mơ, hình thành những dải hay “rừng” rậm rạp Rong Mơ sinh trưởng khá tốt, kích thước tới vài ba mét Trên diện tích một mét vuông mật độ rong Mơ đạt đến 200-300 bụi và cho sản lượng bình quân gần 1,0 kg trọng lượng khô Trữ lượng chung của rong Mơ thuộc vùng biển nước ta được đánh giá khoảng 30 000
– 35.000 tấn, trong đó riêng loài Sargassum meclurei chiếm 30% trữ lượng Nơi
có tiềm năng lớn nhất là Quảng Ninh (trên 12.000 tấn) và vùng biển từ Ninh Thuận đến Khánh Hòa -15.000 tấn
Theo Titlyanov E,A và cs., biển Việt Nam có thể tìm thấy hơn 50 loài
mơ, trong đó trữ lượng lớn nhất có các loài S.carpophyllum, S rassifolium, S
cristaefolium [= S duplicatum], S glaucescens, S.graminifolium, S
Trang 35henslowianum, S mcclurei, S oligocystum, S polycystum, S.vachellianum, nguồn dự trữ lớn nhất của Sargassum tập trung ở phía Bắc ở vịnh Bắc bộ, ở miền Trung và ven bờ biển phía Nam Việt Nam và ở vịnh Thái Lan
Theo Đặng Thị Diễm Hồng và cs (2007), rong Mơ loại Sargassum
mcclurei khai thác tại Bãi Tiên – Nha Trang có hàm lượng các chất dinh dưỡng theo chất khô như sau: protein khoảng 7,6%, trong đó có mặt 17 axit amin với hàm lượng tổng số là 5804,7 mg/g chất khô, trong đó, các axit amin thiết yếu như lysine, methionine, threonine, leucine, isoleucine, phenyllalanine, valine… tương ứng là: 346,9; 110,8; 320,7; 546,9; 309,7; 345,8; 378,5 mg/g chất khô
Hàm lượng các chất dinh dưỡng khác trong rong Mơ Sargassum mcclurei
như lipit thô là 1,2%; carbonhydrat là 39,1%; xơ thô là 11,5%, bên cạnh đó, loài rong Mơ này có hàm lượng carotenoid đạt 36,2µg/g chất tươi; hàm lượng vitamin
A là 0,96µg/g chất tươi, vitamin C–98,5; niacin và vitamin nhóm B đạt 6,7 µg/g chất tươi
Rong Mơ cũng rất giàu các nguyên tố khoáng, khoáng tổng số khá cao – đạt 38,1%, trong đó, hàm lượng khoáng đại lượng K, Na, Mg, Ca trong
Sargassum mcclurei lần lươt là: 1,25; 1,98; 1,78; 9,76% trong chất khô Một số
nguyên tố khoáng vi lượng trong Sargassum mcclurei như Iod, sắt, và coban với
hàm lượng lần lượt là 590,01; 1301,00; 6,52 µg/g chất khô – là cao nhất trong
các loại rong được khảo sát (Ulva reticulata, Caulerpa racemosa, Gelidiella
acerosa, Laurencia obtusa, Gracilaria tenuistipitata, Hypnea valentiae, Porphyra crispata, Kappaphycus alvarezii) Hàm lượng các nguyên tố khoáng vi lượng khác như Mn, Zn, Cu và Mo cũng khá cao, lần lượt là: 159,42; 9,76; 33,92; 10,92 và 41,32 µg/g chất khô
Khi xác định thành phần hóa học và các hoạt chất sinh học trong rong
biển, các nhà khoa học cũng tìm thấy trong rong Mơ Sargassum mcclurei chứa
lượng lớn Chlorophyll a, b và c với hàm lượng lần lượt là 170,0; 39,7 và 31,9 µg/g chất tươi
Về phương diện sử dụng, hiện nay ở nước ta chưa có các thống kê và số liệu chính xác về tình hình khai thác, sử dụng rong mơ Nhiều vùng ven biển, rong thường được khai thác và dùng làm phân bón cho các loài cây như thuốc lá, khoai lang, hành, tỏi…
Sau khi khảo sát tình hình sử dụng rong của cư dân ở các vùng ven biển, hải
Trang 36đảo nước ta, Nguyễn Văn Tiến (1994) nhận định: việc sử dụng rong Mơ làm thức ăn gia súc được một số người dân ven biển, hải đảo dùng nhưng đa phần vẫn dùng rong
ở dạng tươi làm thức ăn cho gia súc như một nguồn cung cấp khoáng và các nguyên
tố vi lượng quan trọng, phụ gia cho thức ăn gia súc
Việc nghiên cứu rong Mơ làm thức ăn chăn nuôi cũng đã được Viện Chăn nuôi quốc gia bước đầu nghiên cứu Sau khi được xác định thành phần hóa học,
giá trị dinh dưỡng, bột rong Mơ được xếp vào nhóm Bột cỏ trong thức ăn cho lợn
và gia cầm, theo đó, bột rong Mơ có 83,5% chất khô, với 5,9% protein thô, lipit thô khá thấp với 0,4%, hàm lượng xơ -10,5%, kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy khoáng tổng số trong bột rong Mơ là khá cao- 32,7% với 3,0% canxi, 0,31% photpho, dẫn xuất không nitơ là 34,0% với mức năng lượng trao đổi 980,8kcal/kg ở gia cầm và 1233 kcal/kg ở lợn (Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001) Tuy nhiên, theo Singh K.S và Panda B., 1988 (dẫn theo Viện Chăn nuôi Quốc gia, 2001) thì các loại bột cỏ như cỏ alfalfa, cỏ hòa thảo, bột lá lạc, bột lá sắn chỉ nên sử dụng tối đa 5% trong khẩu phần cho gà thịt sinh trưởng
Về phương diện làm thuốc chữa bệnh, hiện nay cũng chưa có các công trình nghiên cứu một cách toàn diện về việc sử dụng rong Mơ làm thuốc mà chỉ
có một số hiệu thuốc Đông y bán rong khô như một loại dược thảo, theo đó, việc
sử dụng cũng khá đơn giản: rong Mơ được ngâm vào nước nóng và uống như trà
để chữa bệnh bướu cổ và cung cấp các nguyên tố vi lượng khác
Về phương diện sử dụng làm nguyên liệu phục vụ công nghiệp, ở nước ta rong Mơ từng được sử dụng để sản xuất alginate sử dụng trong công nghiệp dệt, nhuộm, tuy nhiên, do chưa có công nghệ tốt nên sản phẩm không đảm bảo chất lượng nên không có sức cạnh tranh