1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

công nghiệp hóa và chống công nghiệp hóa trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ở giai đoạn lênin (1895 1925)

22 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 108 KB

Nội dung

Đấu tranh chống CNCH là quy luật vận động và phát triển của PTCSCNQT, là nhiệm vụ thường xuyên của các ĐCS để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa MácLênin và củng cố tình đoàn kết quốc tế của GCCN trên toàn thế giới. Trong các thời kỳ phát triển khác nhau của PTCSCNQT đã xuất hiện nhiều khuynh hướng cơ hội và xét lại. Hình thức biểu hiện của nó có thể khác nhau nhưng về bản chất thì chỉ là một, đó là sự phản bội chủ nghĩa MácLênin và lợi ích của GCCN, sự đầu hàng trước hệ tư tưởng tư sản và thế lực tư sản. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay, các nhà tư tưởng tư sản luôn tìm những sai lầm và yếu kém của các ĐCS đồng thời tìm cách xóa bỏ học thuyết MácLênin bằng lý luận cơ hội, xét lại. Thế kỷ XXI đã mở ra cho Việt Nam những thời cơ vận hội vàng nhưng cũng không ít thách thức lớn lao. Thực tế những năm gần đây, CNCH đã gây nên tình trạng bè phái trong PTCSCNQT, trong các ĐCS trên thế giới và gây nên không ít trở ngại cho cách mạng Việt Nam. Những âm mưu đảo chính, những tư tưởng về một đất nước “Đề ga” đối lập cho người Tây Nguyên hay xứ Mường, xứ Thái tự trị trên Tây Bắc… vẫn luôn hiện diện trong luồng tư tưởng chống phá cách mạng Việt Nam. Không chỉ có vậy, trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, những phần tử cơ hội cải lương đã núp dưới danh nghĩa “ tự do ”, “ dân chủ ”, “ nhân quyền ” để tuyên truyền những tư tưởng phi mác xít. CNCH ngày càng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đa dạng hơn và ngày càng được ngụy trang một cách khéo léo, tinh vi hơn bởi vậy nó là kẻ thù nguy hiểm đối với PTCS. Vì vậy cuộc đấu tranh chống CNCH là một yêu cầu bức thiết, là nhiệm vụ xuyên suốt của các ĐCS. CNCH biểu hiện một cách đặc biệt rõ nét và cuộc đấu tranh chống lại nó diễn ra quyết liệt ở giai đoạn Lênin (18951925).

Trang 1

MỞ ĐẦU

Đấu tranh chống CNCH là quy luật vận động và phát triển của PTCS&CNQT, là nhiệm vụ thường xuyên của các ĐCS để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin và củng cố tình đoàn kết quốc tế của GCCN trên toàn thế giới

Trong các thời kỳ phát triển khác nhau của PTCS&CNQT đã xuất hiện nhiều khuynh hướng cơ hội và xét lại Hình thức biểu hiện của nó có thể khác nhau nhưng về bản chất thì chỉ là một, đó là sự phản bội chủ nghĩa Mác-Lênin

và lợi ích của GCCN, sự đầu hàng trước hệ tư tưởng tư sản và thế lực tư sản

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa hiện nay, các nhà tư tưởng tư sản luôn tìm những sai lầm và yếu kém của các ĐCS đồng thời tìm cách xóa

bỏ học thuyết Mác-Lênin bằng lý luận cơ hội, xét lại Thế kỷ XXI đã mở ra cho Việt Nam những thời cơ vận hội vàng nhưng cũng không ít thách thức lớn lao Thực tế những năm gần đây, CNCH đã gây nên tình trạng bè phái trong PTCS&CNQT, trong các ĐCS trên thế giới và gây nên không ít trở ngại cho cách mạng Việt Nam Những âm mưu đảo chính, những tư tưởng về một đất nước “Đề ga” đối lập cho người Tây Nguyên hay xứ Mường, xứ Thái tự trị trên Tây Bắc… vẫn luôn hiện diện trong luồng tư tưởng chống phá cách mạng Việt Nam Không chỉ có vậy, trong xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ, những phần tử cơ hội cải lương đã núp dưới danh nghĩa “ tự do ”, “ dân chủ ”,

“ nhân quyền ” để tuyên truyền những tư tưởng phi mác xít

CNCH ngày càng được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, đa dạng hơn và ngày càng được ngụy trang một cách khéo léo, tinh vi hơn bởi vậy nó là kẻ thù nguy hiểm đối với PTCS Vì vậy cuộc đấu tranh chống CNCH là một yêu cầu bức thiết, là nhiệm vụ xuyên suốt của các ĐCS CNCH biểu hiện một cách đặc biệt rõ nét và cuộc đấu tranh chống lại nó diễn ra quyết liệt ở giai đoạn Lênin (1895-1925)

Trang 2

Nghiên cứu vấn đề này là cơ sơ quan trọng để chúng ta có nhận thức đúng về CNCH và có biện pháp đấu tranh chống CNCH ở Việt Nam góp phần trong sự nghiệp đấu tranh chung của PTCS&CNQT đi đến thắng lợi Để

có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn, chúng ta cần tìm hiểu rõ CNCH và chống CNCH trong PTCS&CNQT giai đoạn Lênin (1895-1925) được biểu hiện như thể nào ? Nguồn gốc, bản chất, biểu hiện của CNCH ra sao ? Từ đó

đề ra những biện pháp ngăn chặn CNCH ở Việt Nam Chính bởi những lý do cấp thiết trên nên tôi đã quyết định chọn đề tài “ CNCH và chống CNCH trong PTCS&CNQT ở giai đoạn Lênin (1895-1925) ”

Trang 3

NỘI DUNG

I CHỦ NGHĨA CƠ HỘI

1 Khái niệm chủ nghĩa cơ hội

Theo từ điển bách khoa Việt Nam I (1995), khái niệm CNCH được đưa

ra như sau : là hệ thống quan điểm chính trị không theo một định hướng, một đường lối rõ rệt, không có chính kiến hẳn hoi, ngả nghiêng khi thì ngả theo bên này, khi thì ngả bên kia nhằm mưu lợi trước mắt Trong phong trào cách mạng vô sản, CNCH là chính trị thỏa hiệp cải lương, hiệp tác giai cấp trái với lợi ích cơ bản của GCCN, của nhân dân lao động Thực tế CNCH tồn tại dưới hai khuynh hướng chủ yếu :

CNCH hữu khuynh có tính chất cải lương thiên về thỏa hiệp, muốn “cải biến” một cách hòa bình CNTB thành CNXH, từ bỏ đấu tranh giành thắng lợi thực sự về tay GCCN Hai đại biểu của CNCH hữu khuynh là Bêrônstainơ và Cauxky, tư tưởng này tồn tại trong các Đảng công nhân thời kỳ Quốc tế II cho đến tận ngày nay Từ nửa sau thế kỷ XX, CNCH hữu khuynh xuất hiện như một thứ chủ nghĩa xét lại hữu khuynh

CNCH tả khuynh là sự pha trộn giữa cực đoan và phiêu lưu giáo điều, manh động chủ quan, sùng bái bạo lực, không đếm xỉa đến tình thế khách quan CNCH hữu khuynh và tả khuynh đều là kẻ thù nguy hiểm, đều đẩy PTCN đi đến hy sinh vô ích và thất bại

Tóm lại chúng ta có thể hiểu, CNCH là một khuynh hướng trong PTCN đặt quyền lợi của GCVS phụ thuộc vào quyền lợi của GCTS, từ chối đấu tranh giai cấp, đấu tranh cách mạng XHCN và chuyên chính vô sản

2 Nguồn gốc của CNCH

2.1.Nguồn gốc chính trị (giai cấp)

CNCH là một hiện tượng nảy sinh trong quá trình đấu tranh giai cấp giữa hai tư tưởng tư sản và vô sản, giữa CNTB và CNXH Chừng nào còn tồn

Trang 4

tại cuộc đấu tranh đó thì vẫn còn cơ sở cho khuynh hướng này hay khuynh hướng khác của CNCH, chủ nghĩa xét lại Theo Lênin, trong quá trình đấu tranh cách mạng của mình GCVS và những người cộng sản còn phải tiếp tục chứng kiến sự tiếp diễn của những trào lưu cơ hội và xét lại, còn phải chịu đựng những hậu quả tai hại do chúng gây ra.

Lênin chỉ ra rằng, CNCH có nguồn gốc giai cấp chính từ tầng lớp tiểu

tư sản Sự bổ sung vào hàng ngũ GCVS những người xuất thân từ các tầng lớp không vô sản đã làm cho CNCH xuất hiện Những người “ bạn đường ” này của GCVS bao gồm cả những phần tử trí thức tư sản hoặc tiểu tư sản, thay vì thái độ đối lập chính trị kiên quyết thì thái độ của họ là trung gian rộng rãi, thỏa hiệp Tất cả các cuộc xung đột tất yếu trong lịch sử đều được họ

lí giải là sự hiểu lầm và tất cả những cuộc tranh luận đều được kết thúc bằng

sự nhất trí về cơ bản

Xét về địa vị kinh tế, giai cấp tiểu tư sản là lực lượng của nền sản xuất nhỏ, nền sản xuất có xu hướng tự phát theo khuynh hướng TBCN Còn khi gặp nguy cơ phá sản thì họ lại rơi vào hàng ngũ GCVS và trở thành “ người bạn đường” của GCVS Hơn nữa, những người bạn này có khi trở thành những nhà “ trí thức tiểu tư sản ” đem tâm lí tiểu tư sản thâm nhập vào GCCN

và vào các ĐCS Đây là nguồn gốc giai cấp xuất hiện CNCH

2.2 Nguồn gốc xã hội

Theo Lênin, nguồn gốc xã hội xuất hiện CNCH là do sự tồn tại của tầng lớp trung gian trong xã hội tư bản Cơ sở xã hội xuất hiện các tầng lớp trung gian do hai nhân tố sau:

Thứ nhất, do những thủ đoạn của GCTS đối với các tầng lớp trong xã hội Những hành động đàn áp của GCTS với GCVS và nhân dân lao động đã làm cho một bộ phận dân cư trong xã hội có tâm lí an phận, đầu hàng CNTB Bên cạnh đó, thủ đoạn mị dân, mua chuộc của GCTS đã tạo ra nhiều “ công nhân quý tộc ”, những “ lớp công nhân quan liêu ” hoặc như Ăngghen nói “

Trang 5

lớp công nhân tư sản hóa ” và biến bọn này thành kẻ tay sai nằm trong hàng ngũ công nhân để chi phối quần chúng công nhân bằng CNCH và chủ nghĩa cải lương Có thể nói, các tầng lớp trung gian này được CNTB sử dụng để bảo

vệ quyền lợi của GCTS và CNTB Lênin đã gọi đó là “ những sĩ quan công nhân của GCTS ”

Thứ hai, cơ sở xã hội để xuất hiện tầng lớp trung gian là do sự phát triển mạnh mẽ tạm thời của CNTB Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, sản xuất công nghiệp phát triển mạnh đã tạo nên các cường quốc công nghiệp như: Anh, Pháp, Mỹ, Đức…Kêt quả này của CNTB dẫn đến niềm tin đề cao vị thế của CNTB trong giai cấp tiểu tư sản, xuất hiện các khuynh hướng cơ hội, xét lại ở những kẻ không kiên định lập trường GCVS

3 Bản chất và đặc trưng của CNCH

3.1 Bản chất của CNCH

Lênin chỉ rõ bản chất của CNCH như sau: CNCH là sự hy sinh lợi ích căn bản của quần chúng cho lợi ích tạm thời của một số người hết sức ít ỏi, nói cách khác là sự liên minh giữa một bộ phận công nhân với GCTS CNCH

là kẻ thù tư tưởng và là trào lưu tư tưởng chính trị đối lập với Chủ nghĩa Mác – Lênin, là sự tồn tại những tàn dư của hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản, của chủ nghĩa tự do tư sản trong PTCS

Trong tác phẩm “ Chủ nghĩa Mác và Chủ nghĩa xét lại ” ( 1908), Lênin

đã chỉ rõ: khi mà CNCH trước Mác bị đánh bại, nó không còn tiếp tục đấu tranh trên mảnh đất riêng của nó nữa thì buộc họ phải lấy tư cách là Chủ nghĩa Mác để tiếp tục đấu tranh trên mảnh đất chung của Chủ nghĩa Mác Chủ nghĩa Mác càng phát huy ảnh hưởng của mình trong PTCN thì CNCH càng ra sức lợi dụng tên tuổi của học thuyết Mác để đấu tranh chống lí luận Mác Những kẻ vốn bài xích Mác đã núp sau Chủ nghĩa Mác để lừa dối GCCN và nhân dân lao động CNCH tìm cách sửa chữa Chủ nghĩa Mác bằng cách lấy ở

đó những điều mà GCTS có thể chấp nhận được và vứt bỏ những nguyên lý

Trang 6

cách mạng, linh hồn sống của chủ nghĩa Mác Theo Lênin, thực chất của CNCH là “ ôm hôn chủ nghĩa Mác để bóp chết chủ nghĩa Mác” Thật vậy, ngày nay nhiều phần tử cơ hội tiếp tục khoác áo mác xít tự xưng là trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng thật ra họ đã phản bội học thuyết này Thái độ của CNCH được đúc kết trong câu nói của E.Becxtanh: “ phong trào

là tất cả còn mục đích cuối cùng là con số không ” Câu nói này đã thể hiện bản chất của CNCH rõ hơn mọi sự lí giải nào khác

Tựu chung lại, bản chất của CNCH đó là:

Trang 7

lời nghị luận về những bước nhảy vọt ” và “ sự đối lập căn bản ” giữa PTCN

và xã hội cũ đều là những câu nói trống rỗng

CNCH thường thể hiện lập trường đứng giữa, giấu mặt Họ là những người trung dung và rất khó hiểu Lênin thường gọi những người theo CNCH

là người “ ngồi giữa hai chiếc ghế ” hay như “ con rắn giữa hai dòng xoáy ” Lênin cho rằng khó có thể nhận biết những phần tử cơ hội trong một cái bẫy của tổ chức nào đó Vì những phần tử cơ hội đó dễ dàng thừa nhận mọi công thức nhưng cũng dễ dàng vứt bỏ mọi công thức Những người theo CNCH thường rất say sưa với thắng nhưng lại sợ sệt trước thất bại Lênin khẳng định: mỗi bước biến đổi của lịch sử đều gây ra những hình thức dao động khác nhau của tiểu tư sản, bao giờ nguồn gốc sâu xa của CNTB chưa bị xóa

bỏ thì những dao động ấy vẫn còn diễn ra và tồn tại

CNCH biểu hiện thành hai khuynh hướng khác nhau: đó là CNCH hữu khuynh và CNCH tả khuynh CNCH hữu khuynh biểu hiện đó là sự run sợ trước sức mạnh của kẻ thù không dám hành động, thiếu quyết đoán Họ bảo thủ muốn giữ yên mọi thứ, không muốn đổ vỡ Hậu quả là làm cho cách mạng dậm chân tại chỗ thậm chí thất bại CNCH tả khuynh biểu hiện ở sự nôn nóng muốn đốt cháy giai đoạn để đạt mục tiêu mà không tính đến hậu quả của nó Theo Lênin: họ dễ có một tinh thần cách mạng cực đoan, thiếu tổ chức và kỷ luật cũng như thiếu sự kiên định cần thiết Cả hai biểu hiện này đều rất nguy hiểm cho PTCS&CNQT Từ CNCH đến chủ nghĩa chống cộng không ranh giới Bởi vậy đấu tranh chống CNCH là quy luật phát triển của PTCS&CNQT cũng như của các ĐCS

4 Biểu hiện của CNCH

Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, CNCH lại được biểu hiện dưới những hình thức khác nhau CNCH được chia làm hai loại: CNCH tầm thường và CNCH chính trị

Trang 8

CNCH tầm thường không gắn với những sai lầm trong nhận thức lý luận nhưng lại biểu hiện phong phú trong cuộc sống hàng ngày Nó được biểu hiện dưới các dạng như: chủ nghĩa thực dụng, thói xu nịnh, luồn cúi để mưu lợi các nhân Những người cộng sản khi mắc phải cơ hội tầm thường sẽ dẫn đến cơ hội trong chính trị.

CNCH chính trị xuất hiện dưới hai dạng là chủ nghĩa xét lại và chủ nghĩa giáo điều Chủ nghĩa xét lại đòi xem xét lại những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, không thừa nhận những quy luật cơ bản của cách mạng XHCN Chủ nghĩa xét lại hiện đại đã gây nên tình trạng phân tán thành các đảng nhỏ hơn, có xu hướng thỏa hiệp với GCTS, xa rời lý luận Mác-Lênin

Họ cũng cho rằng các nhà nước tư sản đang dần chuyển thành các nhà nước của toàn dân Chủ nghĩa giáo điều là sự rập khuôn máy móc, không có sự áp dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của từng nước Những người giáo điều thường trích dẫn máy móc đến từng đoạn từng mẩu nhưng lại chủ quan cho rằng mình đã nắm được tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin mà không cần học ai

Theo Lênin, không cần phải “ chỉ trích ” CNCH mà phải “ đánh chuông báo động, thẳng tay lột mặt nạ của các tầng lớp ăn bám ấy ra để đánh đổ nó, cách chức nó, phá vỡ sự thống nhất của nó với PTCN ” Thực tiễn lịch sử cho thấy, khi nào các ĐCS mất cảnh giác thì tạo nên sơ hở cho CNCH lọt vào gây nên hiện tượng bè phái làm tan rã ĐCS Bài học của ĐCS Liên Xô và Đông

Âu đã chứng tỏ một điều phải luôn nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng

và phát triển sáng tạo vào thực tiễn cách mạng mỗi nước

II CHỐNG CHỦ NGHĨA CƠ HỘI

1 Khái niệm chống CNCH

Chống CNCH là đưa ra những luận điểm, lý luận để chứng minh, khẳng định tính chất phản động, phản các mạng của những kẻ cơ hội chủ nghĩa Từ đó khẳng định sự đúng đắn của những nguyên lý của chủ nghĩa

Trang 9

Mác-Lênin, sự tất yếu của của cách mạng XHCN và chuyên chính vô sản Đại biểu tiêu biểu trong cuộc đấu tranh này là V.I.Lênin Bởi Người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình

để đấu tranh chống CNCH

2 Quá trình đấu tranh chống CNCH trong PTCS & CNQT

2.1 Đấu tranh chống CNCH trong Quốc Tế II

Vào những năm cuối thế kỷ XIX, nhất là sau khi Ăngghen qua đời (1895) bọn cơ hội lũng đoạn Quốc tế II, mưu toan lái PTCN đi theo lập trường cải lương Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất, bọn cơ hội

đã công khai ủng hộ GCTS, phản bội lại sự nghiệp của GCCN Vì vậy Lênin

đã trực tiếp đấu tranh chống CNCH trong Quốc tế II nhằm bảo vệ những nguyên lý mác xít Lênin đã tham dự ba kỳ đại hội của Quốc tế II: năm 1907 tại Stutgat, năm 1910 tại Copenhaghen và năm 1912 tại Balơ Người đã đấu tranh với bọn cơ hội trong Quốc tế II trên hai vấn đề lớn : vấn đề dân tộc và thuộc địa Bọn cơ hội cho rằng : các nước lớn, các nước văn minh đi xâm chiếm các nước nhỏ tức là đi khai hóa văn minh cho các nước nhỏ, đáng lẽ các nước nhỏ phải biết cảm ơn mới phải

Đối với các nước tư bản đế quốc, thuộc địa là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ cho chính quốc, là căn cứ quân sự làm bàn đạp tấn công các nước khác Với mục đích ấy, bọn đế quốc ra sức khai thác bóc lột thuộc địa một cách triệt để và tàn bạo gây nhiều hậu quả cho nhân dân thuộc địa Biện pháp khai thác thuộc địa của chúng là cướp đất mở đồn điền, nắm quyền về tài nguyên hầm mỏ và thu thuế

Về vấn đề chiến tranh và hòa bình, bọn cơ hội cho rằng ai nổ súng trước kẻ đó sẽ bị lên án mặc dù người đó nổ súng hết sức chính đáng là bảo vệ

Tổ quốc Lênin đã phê phán gay gắt luận điểm của chúng và đưa ra hai khái niệm : chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa Thái độ của người cộng sản là ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, lên án chiến tranh phi nghĩa

Trang 10

Tại đại hội bất thường ở Balơ, Lênin đã thông qua bản Tuyên ngôn kêu gọi công nhân quốc tế tiến hành đấu tranh chống chiến tranh đế quốc, lên án chính phủ Nga, Đức, Ý, Pháp… đang ráo riết chuẩn bị chiến tranh Tuyên ngôn kêu gọi các đảng dân chủ xã hội ở đó kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc Tuyên ngôn Balơ chỉ được thông qua tại đại hội và sau đó bọn

cơ hội đã giấu kín nó trong ngăn kéo văn phòng quốc tế II nên Lênin gọi đó là bản “ tuyên ngôn trên giấy ”

2.2 Đấu tranh chống CNCH hữu khuynh – E.Becxtanh.

Đến những năm cuối của thế kỷ XIX, khi chủ nghĩa Mác đã trở thành học thuyết cách mạng và khoa học nhất của GCCN quốc tế thì các trào lưu cơ hội buộc phải đứng chung trên “ mảnh đất ” của chủ nghĩa Mác để chống lại chủ nghĩa Mác, đòi xét lại dưới chiêu bài “ tự do phê bình ” Becxtanh là người đầu tiên nêu lên một cách có hệ thống những quan điểm xét lại hòng xóa bỏ những nội dung cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Câu nói xét lại nổi tiếng của hắn là : “ Phong trào là tất cả, mục đích cuối cùng là con

số không ”

Becxtanh đã thể hiện quan điểm phản mác xít của mình trong cuốn sách

“ Những vấn đề của CNXH và những nhiệm vụ của đảng dân chủ xã hội” (xuất bản năm 1899) Becxtanh nêu lên hai vấn đề chính:

Thứ nhất, Becxtanh khẳng định lý luận mác xít không chịu được thử thách của thời gian Ông chứng minh tính “ mâu thuẫn ” và tính “ vô căn cứ” của quan niệm duy vật về quá trình phát triển của lịch sử nhằm bảo vệ sự tồn tại vĩnh viễn của CNTB

Thứ hai, Becxtanh phủ nhận vai trò của GCVS chống GCTS Chính những quan điểm cơ hội chủ nghĩa của Becxtanh và những hoạt động cơ hội thưc tiễn của các nhà XHCN đã dẫn đến sự phản bội trực tiếp các quyền lợi của GCCN, kìm hãm PTCN và làm Quốc tế II phá sản hoàn toàn Đến khi

Trang 11

cuối đời, Becxtanh vẫn không từ bỏ mà vẫn kêu gọi ủng hộ chính sách của GCTS.

Lênin có vai trò chính trong chống CNCH Becxtanh và những biểu hiện của nó ở nước Nga lúc bấy giờ Lênin đã vạch trần CNCH Becxtanh ở những điểm sau Thứ nhất, Lênin vạch trần mục đích xét lại chủ nghĩa Mác của Becxtanh, chứng minh tính vô căn cứ khi Becxtanh cho rằng có thể tiến lên CNXH bằng cải tạo xã hội tư bản Thứ hai, Lênin đấu tranh vạch trần quan điểm của Becxtanh phủ nhận vai trò của GCVS và cuộc đấu tranh giai cấp trong lòng xã hội tư bản Thứ ba, Lênin vạch trần lý luận cơ hội của Becxtanh về chuyên chính vô sản – một hình thức chuyên chính của GCVS là

sự “ thụt lùi về chính trị ” và cần phải xóa bỏ

2.3 Đấu tranh chống CNCH của phái giữa Cauxky.

Cauxky là một trong những thủ lĩnh của Đảng dân chủ - xã hội Đức và của Quốc tế II Thời gian đầu, Cauxky là người mác xít chân chính Tuy nhiên cho đến đại hội Stutgat (1907) của Quốc tế II, các đại biểu thảo luận về vấn

đề thuộc địa, lên án chính sách thuộc địa thì Cauxky đã chuyển sang tư tưởng

cơ hội với tư cách là phái giữa Do đã từng là người mác xít am hiểu chủ nghĩa Mác nên khi quay lại chống chủ nghĩa Mác, Cauxky đã dùng những thủ đoạn rất tinh vi để xét lại

Cauxky cho rằng, GCVS chỉ có thể giành địa vị tạm thời còn muốn thắng lợi hoàn toàn thì GCVS phải biến mình thành đa số trong nhân dân Phái giữa đã có thái độ bàng quan trước sự can thiệp của nước ngoài và sự trấn áp tàn bạo của Nga hoàng

Với lý luận “ siêu đế quốc ”, Cauxky đã bào chữa cho bọn cơ hội chủ nghĩa Theo Cauxky, những đồng chí của mình không hề ngả về phía GCTS

mà chỉ không tin tưởng có thế thực hiện CNXH được ngay lập tức vì hy vọng

Ngày đăng: 28/05/2016, 12:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Tác phẩm “ Làm gì? ” – V.I.Lênin ( NXB Tiến Bộ ) 3. Tạp chí Xây dựng Đảng số ra tháng 4 năm 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm gì
Nhà XB: NXB Tiến Bộ )3. Tạp chí Xây dựng Đảng số ra tháng 4 năm 2006
4. Giới thiệu tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh về Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước ( Ngô Đức Tính-NXB CTQG 2001) Khác
5. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII, IX Khác
6. Lược khảo lịch sử PTCS&CNQT – Nguyễn Xuân Phách ( NXB CTQG -1998 ) Khác
7. Quá trình hình thành và phát triển của CNCH quốc tế - liên hệ với Việt Nam ( Nguyễn Xuân Sơn – Học viện CTQG HCM - 2000) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w