1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bao cao thuc tap tại tòa soạn Nhà báo và Công Luận

19 2,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 120,5 KB
File đính kèm Bao cao thuc tap 1.rar (24 KB)

Nội dung

Sau 3 tháng thực tập tại toà soạn báo Nhà báo Công luận Cơ quan ngôn luận của Hội Nhà báo Việt Nam,, tôi đã quan sát và được tham gia vào một số công việc, hoạt động về công tác tổ chức, công tác biên tập, công tác phóng viên…ở tòa soạn báo Nhà báo Công luận.

Trang 1

BÁO CÁO THỰC TẬP

TẠI TÒA SOẠN BÁO: NHÀ BÁO VÀ CÔNG LUẬN

PHẦN MỞ ĐẦU

Như chúng ta đã biết, hoạt động thực tập tốt nghiệp có vai trò quan trọng

không chỉ với quá trình học tập mà còn với cả công việc của sinh viên sau này Đây

là một quá trình giúp sinh viên được làm quen với công việc chuyên môn, tích lũy các kiến thức, kinh nghiệm thực tế về các kiến thức chuyên ngành đã được học ở trên ghế nhà trường Đồng thời, tạo điều kiện để sinh viên được ứng dụng các tri thức đã học vào công việc thực tế trong môi trường làm việc chính thức để từ đó trang bị cho mình những hành trang tri thức, giúp sinh viên có thời gian định hướng lại và vững tin tham gia vào các công việc sau này

Trong quá trình thực tập, sinh viên có cơ hội quan sát công việc hàng ngày tại các công ty, cơ quan hành chính Tại đây, các bạn trẻ được tiếp cận với môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, và mở rộng các mối quan hệ (bạn bè, đồng nghiệp) để hiểu thêm về lĩnh vực ngành nghề mà các bạn trẻ đang theo học

Thực tập là cách thức giúp sinh viên được làm quen với công việc chuyên môn, tạo tiền đề vững chắc hơn khi ra trường Đặc biệt, đối với nghề báo; Thực tập là một công việc thiết thực, không những giúp cho sinh viên được hòa nhập, được kiểm nghiệm những kiến thức đã học vào thực tiễn, mà còn hình thành nhân cách và bản lĩnh của một nhà báo thực thụ trong tương lai

Sau 3 tháng thực tập tại toà soạn báo Nhà báo & Công luận - Cơ quan ngôn luận của Hội Nhà báo Việt Nam (từ 06/1/2016 - 15/04/2016), tôi đã quan sát và được tham gia vào một số công việc, hoạt động về công tác tổ chức, công tác biên tập, công tác phóng viên…ở tòa soạn báo Nhà báo & Công luận

Là một sinh viên chưa có kinh nghiệm trong hoạt động làm báo cũng như kiến thức về nghề nghiệp làm báo Tuy nhiên trong quá trình thực tập của mình tôi đã cố

Trang 2

gắng học tập và trao dồi kinh nghiệm, nghiệp vụ trong khả năng có thể của mình Từ

đó tôi cũng đã ghi nhận được một số hoạt động cơ bản về công tác tổ chức, công tác biên tập, công tác phóng viên tại tòa soạn để phần nào hiểu rõ được cách thức hoạt động của tòa soạn và giúp tôi tiếp thu được những kết quả tốt, giúp ích cho công việc của mình sau này trong quá trình thực tập tại đây

Tôi luôn luôn nhận thức rõ vai trò hết sức quan trọng của hoạt động thực tập tốt nghiệp Đây là cơ hội tốt nhất, tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội cọ xát thực tiễn, gắn kết các lý thuyết đã học vào công việc thực tế Đây cũng là khoảng thời gian tốt nhất để sinh viên báo chí thể hiện tinh thần tự giác, học hỏi trong hoạt động nghề nghiệp và cơ hội để tiếp xúc thực tế với môi trường báo chí, những quan sát, những trải nghiệm với nghề nghiệp Chính vì thế, trong thời gian thực tập tại tòa soạn báo Nhà báo và Công luận, bản thân tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành công việc được cơ quan giao phó và Tôi tự nhận thấy mình đã thu nhận được một số kết quả như sau:

+ Được thâm nhập vào môi trường thực tế của một phóng viên, nhà báo

+ Tiếp cận và làm quen với các công việc liên quan đến chuyên ngành “Báo in” mà tôi đã được học trên ghế nhà trường

+ Nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm đối với nghề báo nói chung và người làm báo nói riêng

+ Tham gia và hoàn thành tốt các công việc được tòa soạn báo “Nhà báo và Công luận” phân công trong quá trình thực tập

+ Trang bị cho mình nhưng kiến thức về Lịch sử hình thành, phát triển, chức năng nhiệm vụ của tòa soạn báo “Nhà báo và công luận”

+ Bước đầu biết tổ chức thực hiện công việc cá nhân và làm việc Nhóm

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN NƠI THỰC TẬP

TÒA SOẠN BÁO “NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG LUẬN”

1.1 Giới thiệu Hội Nhà báo Việt Nam, cơ quan chủ quản của báo Nhà báo

và Công luận

1.1.1 Thông tin chung về Hội Nhà báo Việt Nam

Hội Nhà báo Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam Hội được thành lập ngày 21/4/1950 tại Đại hội lần thứ nhất ở xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên với tên ban đầu là Hội những người viết báo Việt Nam Ngày 2/6/1950, trong Nghị định

số NV/H, Bộ Nội vụ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra Nghị định số 233-NV/H chính thức công nhận sự hợp pháp của Hội Những người viết báo Việt Nam

1.1.2 Tôn chỉ, mục đích hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam

Thông tin dưới đây được trích từ “Điều lệ của Hội Nhà báo Việt Nam bổ sung và sửa đổi năm 2011”

Ðiều 2 Tôn chỉ

1 Hội Nhà báo Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam

2 Hội Nhà báo Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) đặt dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động theo quy định của pháp luật và Ðiều lệ Hội

Ðiều 3 Mục đích

1 Hội Nhà báo Việt Nam tập hợp, đoàn kết, động viên các nhà báo phát huy khả năng sáng tạo, cùng các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức khác và nhân dân

cả nước phấn đấu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

2 Hội Nhà báo Việt Nam đại diện quyền làm chủ, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp của những người làm báo Việt Nam, góp phần xây dựng báo chí Việt Nam thực

Trang 4

sự là tiếng nói của Ðảng, Nhà nước, của các tổ chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân

3 Hợp tác và tham gia các tổ chức báo chí dân chủ, tiến bộ của các nước, khu vực và quốc tế, tích cực góp phần vào việc thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Ðảng và Nhà nước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

1.2 Quá trình hình thành, phát triển, chức năng nhiệm vụ của báo Nhà báo và Công luận

1.2.1 Quá trình hình thành, phát triển

Ngày 10-07-1996, Tòa soạn báo Nhà báo & Công luận, xuất bản số đầu tiên Tính đến nay đã gần tròn 20 năm Ngày 6-10-1995, tại Giấy phép xuất bản số 3107

do Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thông tin Nguyễn Khoa Điềm ký cho phép Hội Nhà báo

Việt Nam xuất bản tờ tuần báo “Công luận” do đồng chí Trần Mai Hạnh làm Tổng

biên tập Ngày 30-10- 1995, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam ký Quyết định số

44/HNB về việc : “Xuất bản tờ Tuần báo Văn hóa - Xã hội - Kinh tế - Chính trị mang

tên “Công luận” - Cơ quan Trung ương của Hội Nhà báo Việt Nam kể từ đầu năm

1996 Tuần báo “Công luận” do đồng chí Phan Quang, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng biên tập; đồng chí Trần Mai Hạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam làm Tổng biên tập…”

Báo NB&CL in số thử nghiệm (số 0) ra từ 24 đến 30/6/1996 Số thử nghiệm

không phát hành, chỉ lưu hành nội bộ để rút kinh nghiệm

Báo NB&CL phát hành chính thức từ số 1 (ra từ ngày 8 đến 14/7/1996) đúng

dịp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam thành công tốt đẹp Báo được thành lập, nhưng do không có biên chế để tuyển phóng viên nên Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam đã quyết định mời một số nhà báo có trình độ, uy tín và nhiệt tình của các cơ quan báo chí giúp phụ trách các chuyên mục của báo Để đánh giá về thời kỳ đầu của tờ tuần báo, xin trích dẫn Nghị quyết ngày 28-11-1996

của Thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam Nghị quyết nêu rõ: “Mặc dầu gặp không ít

khó khăn về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính và cả về nhân sự, sau một thời gian

chuẩn bị, đầu tháng 7 năm 1996, Tuần báo “Nhà báo & Công luận” đã chính thức

Trang 5

ra mắt bạn đọc Việc Hội xuất bản tờ báo, cơ quan ngôn luận của Hội được giới báo chí, bạn đọc đón nhận và hoan nghênh“.

Trải qua nhiều lần thay đổi như vậy, báo Nhà báo và Công luận vẫn đứng vững

và là cơ quan ngôn luận tin tưởng của Hội Nhà báo Việt Nam Ngày 21/09/2014 báo thành lập văn phòng đại diện Bắc miền Trung

Và đến ngày 21/09/2014, Báo Nhà báo và Công luận đã kỉ niệm 10 năm thành lập VPĐD Bắc miền Trung Ngày 05/02/2010, trong khuôn khổ Hội báo Xuân 2010, Hội Nhà báo VN đã tổ chức khai trương báo điện tử Nhà báo và Công luận Báo Nhà báo và Công luận điện tử ra đời (http://congluan.vn/) với tổng chi phí ban đầu khoảng 2,5 tỷ đồng cho 1 tờ báo điện tử có khả năng ban đầu khoảng 5.000-10.000 người truy cập một lúc Ngoài phần thông tin chính trị xã hội, Báo điện tử Nhà báo và Công luận vẫn có những đường nét riêng, đó là diễn đàn công luận, cầu nối của người làm báo với độc giả, là đối thoại của người làm báo với nhà quản lý, chuyên gia về các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, là quan hệ các doanh nghiệp, doanh nhân với cộng đồng, với báo chí

Đặc biệt Nhà báo và Công luận điện tử dành phần thích đáng giới thiệu truyền thông thế giới, các hoạt động của các cấp hội Nhà báo Việt Nam, những kinh nghiệm làm báo, chuyện hậu trường nhà báo, chân dung các nhà báo và nhất là việc bảo vệ quyền hành nghề của nhà báo, lợi ích chính đáng của các nhà báo Việt Nam

1.2.2 Cơ cấu tổ chức tòa soạn

Trụ sở: Tầng 4, Tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam-Lô E2, KĐT mới Cầu Giấy,

Đ.Dương Đình Nghệ, P Yên Hòa, Q Cầu Giấy, TP Hà Nội

Cơ cấu nhân sự: 1 tổng biên tập chịu trách nhiệm chung; 1 phó tổng biên tập

phụ trách nội dung và phòng ban chuyên môn: Ban biên tập, Phòng Hành chính - Tài

vụ, Thư ký tòa soạn, Phòng phóng viên của Báo giấy, Ban điện tử, Trung tâm Truyền thông Công luận

+ Báo giấy phát hành 1 tuần/số vào ngày thứ 5 hàng tuần Bao gồm các chuyên mục chính: Diễn đàn công luận, Văn hóa - Nghệ thuật, Tin tức - Sự kiện, Thời cuộc,

Trang 6

Công tác Hội, Nghề báo, Kinh tế - Xã hội, Phóng sự - Điều tra, Đời sống xã hội, Bạn đọc với Công luận, Tư liệu

+ Ban điện tử (trưởng ban điện tử, 2 phó ban, 1 tổng thư ký, các trưởng chuyên mục) Báo điện tử Nhà báo và Công luận (http://congluan.vn/) bao gồm các chuyên mục: Thời sự, diễn đàn công luận, Nhà báo - Nghề báo, Pháp luật - Điều tra, Đời sống xã hội, Văn hóa, Kinh tế, Bạn đọc, Công nghệ

- Ban biên tập

Tổng Biên tập Nguyễn Ngọc Niên

- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh CQTW Hội Nhà báo Việt Nam

Phó Tổng Biên tập Trần Lan Anh

- Phó Chủ tịch LCH Nhà báo CQTW Hội Nhà báo Việt Nam

- Phòng Hành chính - Tài vụ:

Trưởng phòng Nguyễn Mai Chi

- Phòng Thư ký Tòa soạn - Phóng viên của báo giấy

Trưởng phòng Hà Thị Hồng Sâm

- Ban điện tử

Trưởng ban Nguyễn Văn Bình

Phó trưởng ban kiêm thư ký tòa soạn Vũ Đức Điển

- Trung tâm Truyền thông Công luận:

P Giám đốc Đỗ Quý Thích

1.2.3 Báo Nhà báo và Công luận và các ấn phẩm

Hiện nay, báo Nhà báo và Công luận phát hành trong ở khắp các tỉnh thành trong cả nước cụ thể là báo sẽ được chuyển về các cơ quan của hội nhà báo ở các tỉnh thành Báo chỉ phát hành trong nội bộ là hội nhà báo trực thuộc các tỉnh/thành trên cả nước Và số lượng ấn bản phụ thuộc vào cơ quan hội nhà báo các tỉnh đặt trước Báo Nhà báo và Công luận là báo tuần, vậy nên báo được phát hành vào ngày thứ 2 đầu tuần

Bên cạnh đó, báo Nhà báo và Công luận có còn phiên bản điện tử với số lượng truy cập lên đến 15.000 - 20.000 lượt trong một thời điểm Đặc biệt, trên phiên bản điện tử (http://congluan.vn/) còn có chuyên mục rất đặc biệt mang sắc thái riêng của

Trang 7

báo là Bản tin công luận phát với tần suất 1tuần/1bản tin Đây là cách mà báo sử dụng để phát huy sức mạnh của truyền thông đa phương tiện trong kỉ nguyên truyền thông kỹ thuật số hiện nay

Trang 8

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

2.1 Những công việc cụ thể đã thực hiện trong quá trình viết tin bài

Trong quá trình thực tập, em đã triển khai được 2 bài viết và 1 tin sâu Tuy nhiên, trước khi có những tác phẩm đó, em đã có ý tưởng về một số đề tài Để lên ý tưởng cho đề tài, em đã nghiên cứu các chuyên trang, chuyên mục trên báo Nhà báo

và Công luận để có thể đánh giá đề tài nào mình có thể viết được cho báo

Sau khi nghiên cứu, em nhận thấy chuyên trang Nhà báo - Nghề báo là phần

mà có nhiều đề tài phong phú và đa dạng cho sinh viên thực tập có thể bắt đầu bởi nó gắn liền với lịch sử nghề báo, và những công việc cụ thể của những phóng viên, những biên tập viên - những người trực tiếp làm báo

Ngay sau đó, em báo cáo đề tài với Phóng viên hướng dẫn trực tiếp của mình

Em đã lập đề cương triển khai đề tài gồm tin, kế hoạch tiếp cận nguồn tin, kế hoạch xây dựng bài, số kỳ… Đề tài được đánh giá tốt nhưng do quá trình thực hiện gặp một

số khó khăn mang tính chất khách quan nên các đề tài vẫn đang dừng lại ở giai đoạn

ý tưởng và chưa thành hiện thực Trong tương lai, khi có điều kiện tiếp cận với các nguồn thông tin chất lượng và các tài liệu chính thống, tôi hy vọng những ý tưởng đã hình thành trong thời kỳ này sẽ thành hiện thực

Sau đó, em lại bắt đầu với ý tưởng xây dựng bài về công việc của những người làm báo cũng như những tâm tư, tình cảm của những người mong muốn gắn trọn cuộc đời, sự nghiệp của mình cho nghề báo Tôi đã lên kế hoạch, lập đề cương chi tiết và các công việc dự kiến thực hiện để tiếp cận với các phóng viên báo chí, để có thể trò chuyện, phỏng vấn, tìm hiểu và thu thập thông tin về công việc của họ cũng như các ấn phẩm của họ đã xuất bản, in ấn trên các trang báo giấy hay trang tin báo điện tử Kết quả sau 3 tháng thực tập em đã viết được 1 số bài viết giới thiệu về cuộc đời, sự nghiệp và tâm tư, tình cảm của một số phóng viên, nhà báo nổi tiếng

Trang 9

1 Bài đầu tiên tôi tìm hiểu, nghiên cứu và viết về nhà báo Mai Anh (trưởng ban biên tập tạp chí Heritage) Có thể nói nhà Báo Mai Anh là một nhà báo nổi tiếng, được nhiều người biết đến, bà đã có rất nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng được đăng tải trên rất nhiều báo Và đặc biệt, một việc làm hết sức ý nghĩa và mang tính nhân văn cao cả của bà là bà đã nhận nuôi bé Thiện Nhân - cậu bé đáng thương đã bị

mẹ vứt bỏ và bị thú hoang tấn công nên rất đáng thương Để kêu gọi sự ủng hộ của công chúng trên cả nước, nhà báo Mai Anh cũng đã trực tiếp gây dựng ra quy Thiện Nhân để không chỉ giúp đỡ bé Thiện Nhân nói riêng mà còn cứu giúp, hỗ trợ hàng

trăm bé bị dị tật bộ phận sinh dục Bài viết “Người thắp “Lửa thiện nhân” và nối dài

hành trình Thiện Nguyện” ra đời, Bài viết được các cán bộ tại tòa soạn báo Nhà báo

và Công Luận đánh giá cao, tuy nhiên vẫn còn có một số chỗ cần được hiệu chỉnh để bài viết chính xác hơn, đầy đủ hơn, đúng đắn hơn

2 Bài thứ 2 tôi viết về nhà báo, nhà văn Quỳnh Trang Sau quá trình trò chuyện, tìm hiểu và thu thập thông tin, tôi được biết răng nhà báo, nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang sống trong mạch chính của lao động báo chí với nhiều bài viết, trò chuyện ấn tượng song chị lại nổi hơn với “vai” nhà văn- Một trong những gương mặt nhà văn nữ trẻ trung xinh đẹp và gây chú ý thời gian qua với liên tiếp các tiểu thuyết, tập truyện ngắn, ký chân dung văn học: 1981, Nhiều cách sống, Cho một hành trình;

24 giờ; Mất ký ức; Đi về không điểm đến 9×09… Chị thuộc tuýp nhà báo đa di năng, nhà báo của xu thế hiện đại và khá thành công: viết báo, viết văn, MC, giám khảo gameshow, tham gia các talk show, hội thảo tọa đàm… Với ngòi bút sắc sảo và một phong cách viết độc đáo, khác lạ, sắc sảo, nhà báo, nhà văn Quỳnh Trang đã cho ra đời rất nhiều bài viết có giá trị Chính vì thế, tôi đã viết một bài viết về chị để giúp các bạn sinh viên, những người mới vào nghề như chúng tôi được biết, được tiếp cận với một cuộc đời, một con người, một phong cách và cách viết báo, làm báo độc đáo

Đặc biệt, trong quá trình thực tập, tôi cũng được Thư ký tòa soạn giao cho đi tham gia họp báo của Bộ Thông tin và truyền thông để lấy tin cho ban điện tử Em

đã thực hiện và triển khai thành tin sâu Tuy nhiên, do phương tiện kỹ thuật còn kém (không có máy ảnh chuyên nghiệp và máy ghi âm) nên phần hình ảnh không được

Trang 10

đánh giá cao và phải dùng đến ảnh minh họa, phần tư liệu ghi âm không có nên tôi không ghi nhận hết được các ý kiến trao đổi, thảo luận trong buổi họp báo Đây có lẽ

là bài học kinh nghiệm đáng nhớ về cách lấy tin ảnh, bài cho buổi họp báo mà tôi sẽ nhớ mãi trong hành trình làm báo sau này của mình

2.2 Kết quả đạt được trong quá trình thực tập

Trong quá trình thực tập tại báo Nhà báo và Công luận, đã giúp tôi có được một hệ thống kiến thức chuyên sâu hơn về lịch sử hình thành phát triển của báo Nhà báo – Công luận, cơ cấu chức năng nhiệm vụ của báo Nhà báo - Công luận cũng như

hệ thống chuyên mục, trang tin của báo giấy và báo điện tử báo Nhà báo – Công luận Đồng thời tôi cũng đã nắm bắt được và hiểu rỏ hơn các quy tắc, cách thức quản lý, tổ chức công việc trong các hoạt động báo chí Bên cạnh đó, thông qua quá trình thực tập, giúp tôi biết được thêm những kiến thức mình còn thiếu sót, các kiến thức và cách thức mà mình áp dụng các kiến thức từ lý luận đến thực tiễn Đã ứng dụng được một số kiến thức đã được học trên ghế nhà trường vào thực tế làm báo của mình

Đồng thời, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các anh chị phóng viên, biên tập viên trong báo tôi đã hoàn thành được chỉ tiêu tin, bài mà nhà trường giao cho Đồng thời, tìm thêm các đề tài mới cho báo Nhà báo và Công luận Trong thời gian thực tập

từ ngày 06/01-15/04/2016 tôi đã được đăng 2 bài và 1 tin trên báo điện tử congluan.vn Cụ thể là:

- Bài viết: Nhà báo Mai Anh - “Người thắp “Lửa thiện nhân” và nối dài hành trình Thiện Nguyện” đăng tải Thứ 6 ngày 29/01/2016

(Link:http://congluan.vn/nguoi-thap-lua-thien-nhan-va-noi-dai-hanh-trinh-thien-nguyen/)

- Bài viết “Tôi là người lắng nghe trọn vẹn nhưng cũng hỏi tận cùng” về nhà báo, nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang đăng tải Thứ ba, ngày 22.03.2016 (Link: http://congluan.vn/toi-la-nguoi-lang-nghe-tron-ven-nhung-cung-hoi-tan-cung/)

- Tin bài “Bộ Thông tin và truyền thông: Tổng kết công tác Thông tin - Truyền thông” Quý I - 2016” đăng tải thứ 5, ngày 07.04.2016 (Link:http://congluan.vn/tong-ket-cong-tac-thong-tin-truyen-thong-quy1-2016/)

Ngày đăng: 27/05/2016, 13:52

w