Trong các nghi tục liên quan tới âm nhạc của người Hrê, có thể phân ra hai loại chính đó là: nghi tục liên quan tới quan niệm vạn vật hữu linh và nghi tục liên quan tới một số sinh hoạt ca nhạc. Người H’rê cho rằng, nhạc khí chinh là thần linh (yang chinh), nên có tục cúng chinh vào đầu năm. Theo nghiên cứu của chúng tôi, thì người H’rê trước đây có khá nhiều nhạc khí thiêng, chẳng hạn: rơđoang, pút, pênhpút, akhung và chinh kla... Theo nghệ nhân Đinh Ngọc Su, thì những nhạc khí này trước kia đều rất thiêng, người H’rê phải thận trọng và kiêng cữ khi sử dụng vì cho rằng, đó là tiếng nói của thần linh. Vì thế, khi sử dụng những nhạc khí thiêng này, họ phải tuân theo những nghi tục đã được quy định từ lâu đời. Hiện nay, một số nghi tục này vẫn còn được lưu giữ trong cộng đồng H’rê. Nghi tục liên quan tới quan niệm vạn vật hữu linh Tục cúng chinh
Trang 1MỘT SỐ NGHI TỤC LIÊN QUAN TỚI ÂM
NHẠC H'RÊ Trong các nghi tục liên quan tới âm nhạc của người H'rê, có thể phân
ra hai loại chính đó là: nghi tục liên quan tới quan niệm vạn vật hữu linh và nghi tục liên quan tới một số sinh hoạt ca nhạc.
Người H’rê cho rằng, nhạc khí chinh là thần linh (yang chinh), nên có tục cúng chinh vào đầu năm Theo nghiên cứu của chúng tôi, thì người H’rê
trước đây có khá nhiều nhạc khí thiêng, chẳng hạn: rơđoang, pút, pênhpút, akhung và chinh k'la Theo nghệ nhân Đinh Ngọc Su, thì những nhạc khí này trước kia đều rất thiêng, người H’rê phải thận trọng và kiêng cữ khi sử dụng vì cho rằng, đó là tiếng nói của thần linh Vì thế, khi sử dụng những nhạc khí thiêng này, họ phải tuân theo những nghi tục đã được quy định từ lâu đời Hiện nay, một số nghi tục này vẫn còn được lưu giữ trong cộng đồng H’rê
Nghi tục liên quan tới quan niệm vạn vật hữu linh
Tục cúng chinh
Trong suốt quá trình lịch sử của tộc người H’rê, chinh là loại nhạc khí đặc
biệt quan trọng đối với đời sống tinh thần và vật chất của tộc người này Chinh
có vị trí linh thiêng, ổn định trong tiềm thức của người H’rê, có sức cộng cảm, quy tụ cộng đồng trong các lễ hội, tín ngưỡng dân gian, cũng như sinh hoạt thường nhật Bởi là một nhạc khí thiêng, cho nên việc sử dụng chinh phải tuân theo nhiều nghi tục khác nhau
Người H’rê rất kiêng cữ trong việc hát cúng Hát cúng phải đúng dịp, đúng nơi, nếu không thần linh hoặc hồn ma sẽ quở trách Vì thế , những bài hát cúng không phổ biến trong dân gian, mà chủ yếu tập trung vào số rất ít thày cúng Tuy nhiên, đối với việc cúng chinh, thì chủ nhà chính là người thực hành nghi lễ
Có thể xem những nghi tục liên quan tới nghi lễ cúng chinh là một điển hình cho tín ngưỡng vạn vật hữu linh Nghi lễ này diễn ra như sau:
Nghi lễ cúng yang chinh (thần chiêng) do chủ nhân của bộ chinh thực
hiện Chủ nhà thường tổ chức vào sáng sớm ngày đầu năm Lễ vật gồm: nước
suối được lấy ở một ngọn thác cho chinh uống để giọng chinh rền vang như thác đổ rừng đại ngàn; rượu cần (càroh) cho chinh uống để hồn chinh được lên
men; lá ré (từ một loại cây có trái đỏ, vị chua) cho chinh ăn để mặt chinh luôn
đỏ hồng
Khi thực hành nghi lễ, chủ nhà khấn:
Cô ao pot am ca chinh mông pom ia can
Trang 2Chinh ôp căg ihôi
Kachôi cathêh
Chinh xin giăp
P'hoak tam'rop p'jên con caip h'min cô lem đêu
Talêu xin mao h'nim cô zôh xjuâk
Tạm dịch:
Đây, tôi cắt tiết con gà mái tơ cho chinh
Chinh hãy ăn uống no say
Để hát cho thật cao, thật khỏe
Chinh hát xin ông trời cho con cái nhà này
Được sức khỏe an lành
Hát xin bông lúa nhà này trổ đòng, dài bông
Người H’rê dùng lá mâm xôi, bông cỏ may lót dưới lưng chinh làm vũ khí
chống ác quỷ Khi hành lễ, chủ nhà cắt tiết gà nhỏ vào bụng các chinh, chinh
vồng trước, sau đến chinh k'tum và chinh túc (hàm ý là chinh mẹ rồi đến chinh
cha và chinh con) Sau đó, chinh được ăn bánh tét, uống nước suối nguồn, rượu cần, rồi được chủ nhà đánh vang lên sang sảng (không theo bài nào) để chào đón năm mới (1)
Theo tác giả Đinh Trung Xô, “người H’rê tồn tại và phát triển một phần nhờ vào thanh âm của chiêng, còn các loại đàn khác âm nhỏ không vọng lên tới trời, không nói được ý nguyện của con người” (2) Có lẽ vì thế, nên chỉ có chinh là được cúng hiến sinh vào ngày đầu năm mới, còn các nhạc khí khác xuất phát từ nguồn gốc tre nứa, gỗ , thì không được cúng hiến sinh Đáng chú
ý là vào đầu năm, những gia đình có chinh, phải tiến hành nghi tục này đầu tiên, rồi sau đó mới cúng bếp lửa (t’nuh), ché rượu (p’ji thenh) (3)
Có cuộc sống an khang thịnh vượng là ước nguyện của con người Những
âm thanh của chinh được coi là câu hát của thánh thần, nên người H’rê luôn gửi
gắm những ý nguyện, thông điệp của mình về một tương lai tốt đẹp Để chào
đón năm mới, vào rạng sáng ngày đầu năm, nhà nào có chinh không thể không chào mừng mùa vụ mới bằng tiếng chinh cầu may, cầu lộc Chinh có mặt hầu
khắp các lễ hội như mừng nhà mới, ăn cơm mới, đâm trâu, cưới hỏi, thậm chí trong lúc thời vụ rảnh rang, ngồi ngắm mưa, uống rượu đánh chinh giải sầu (4)
Quan niệm trong việc cất giữ và bảo quản chinh
Theo tác giả Đinh Trung Xô, trong nhà sàn của người H’rê có một góc thiêng (gọi là mum achin) hướng ra phía con sông và đồng lúa Tiếng H’rê, mum achin nghĩa là số 9, hàm ý là góc thiêng nơi chỉ riêng chủ nhà hướng đầu vào khi ngủ Đây chính là nơi cất giữ, bảo quản chinh, các đồ gia bảo như gùi, ché và cũng là nơi đặt bàn thờ gia tiên Góc thiêng nằm ở phía bên trái giáp với đầu nhà sàn Trên đầu là nơi hồn vía con người ngự trị, phía bên trái theo chiều nhà sàn là phía m'hi loh - tức phía mặt trời mọc (hướng đông), là hướng người
Trang 3H’rê thiên di tới Người chết thì được khiêng ra từ cửa thiêng (gọi là mang) ở hướng tây thuộc phần dưới (đoang) của nhà sàn Điều này, có thể hiểu là vị trí cất chinh còn biểu hiện cho sự vươn lên, phát triển và trường tồn của sự sống Sau khi mua (hoặc trao đổi) được bộ chinh, họ xếp cất theo thứ tự từ chinh
lớn đến chiếc chinh nhỏ, đó là: vồng, k’tum và túc Để bảo quản bộ chinh, họ lót một miếng giẻ ở giữa các chiếc chinh rồi cất kỹ trong một bao được đan
bằng những sợi mây, đặt dựng đứng ở trong góc thiêng
Người H’rê quan niệm, có bộ chinh trong nhà như có thêm một vị thần
phù hộ, che chở trong cuộc sống Chính vì vậy, bộ chinh được họ rất trọng vọng, cất giữ nơi thiêng liêng
Quy định liên quan tới việc sử dụng chinh, rơđoang, vàpút, pênhpút, akhung, chinh k'la
Đối với chinh, theo các nghệ nhân H’rê cao tuổi, khi đánh không được để
đứt dây rớt và tránh hư vỡ chinh Chính vì thế, trước khi sử dụng, người ta phải
thử độ chắc của dây treo Khi đổi các chiếc chinh cho nhau (hoặc thay phiên), tránh làm va chạm, vì họ cho rằng chinh va chạm là cắn nhau sẽ không tốt
Đánh chinh để vui chơi thì đánh ở vị trí phía ngoài (lưng chinh), còn đánh
trong lễ tục chia của cho người chết thì đánh phía trong (bụng chinh)
Trong một năm, những người bị rủi ro (kể cả người thân trong gia đình) thì không được đánh chinh trong những ngày vui của dân làng, dù vẫn được
mời đánh chinh nhưng thường là họ từ chối Điều này thể hiện tính dân chủ,
bình đẳng của người H’rê
Ngoài những kiêng kỵ trên thì không nên đánh quá mạnh tay sẽ làm cho chinh khóc là điều không tốt, chủ chinh không vừa ý và mọi người chê bai là không biết đánh chinh Tuy nhiên, việc đánh mạnh tay để làm cho chinh rạn nứt, hư hỏng, lại là một quy định trong tục chia của cho người chết
Trong số của cải chia cho người chết, nếu gia đình có chinh thì phải chia 1
trong 3 chiếc Chinh chia cho người chết phải là chiếc khác giới tính, chẳng
hạn, cha chết thì được chia chinh mẹ, mẹ chết thì được chia chinh cha, con chết thì được chia chinh cha hoặc chinh mẹ Chiếc chinh này được đem ra mộ cùng với các của cải khác Trước lúc chôn chiếc chinh theo người chết, người thân
trong nhà dùng một đoạn gỗ cứng, đánh thật mạnh vào phía trong chinh (bụng
chinh) cho rạn nứt Việc này, cũng nhằm báo cho người chết biết rằng người nhà đã chia cho một chiếc chinh
Rơđoang, vàpút, pênhpút, akhung, chinh k'la, cũng là những nhạc khí thiêng của người H’rê Người H’rê quan niệm âm sắc huyền ảo của rơđoang là tiếng nói của các vị thần linh, còn những cây đàn bằng ống nứa thông 2 đầu, khi vỗ tay vào thì tài sản sẽ bay đi mất Chính vì vậy, xưa kia chỉ được phép diễn tấu ngoài rừng, việc diễn tấu những nhạc khí này trong nhà bị coi là cấm
kỵ Ngoài ra, vào những ngày mùa tháng 3, sau khi lúa đã được thu hoạch về,
Trang 4thì người H’rê rất kiêng kỵ việc vỗ (tép) những cây đàn ống nứa Điều này là
do họ tin rằng, mẹ lúa (yang xri) sẽ bỏ đi và mùa sau sẽ thất thu
Việc kiêng kỵ khi sử dụng nhạc khí còn được phản ánh trong việc sử dụng chinh k’la Theo các nghệ nhân cao tuổi, thì lúc trời giông không được sử dụng đàn, vì sợ trời giận sẽ có nhiều sấm sét nguy hiểm Điều này gợi ý cho chúng
tôi về từ k'la để chỉ vị thần thời gian trong hệ thống tín ngưỡng của người
Chăm (Chăm Bà la môn) - một tộc rất gần gũi với người H’rê (Chăm rê) trong
lịch sử Ngày nay, chinh k’la là nhạc khí thường do nam giới sử dụng, đôi khi
nữ giới cũng sử dụng, nhưng rất hiếm Đàn được sử dụng trong các môi trường sinh hoạt giải trí, trẻ em khi chăn trâu ngoài rừng hoặc người coi nương rẫy trên chòi
Cũng theo các nghệ nhân cao tuổi ở các làng (p’lây) H’rê, thì xưa kia rơđoang chỉ được phép chơi ngoài rừng, kiêng chơi trong nhà vì cho rằng những âm thanh huyền ảo của nó là âm thanh của các vị thần linh Bây giờ, có
lẽ người H’rê đã quên điều cấm kỵ trên Nhạc khí này, đến nay chúng tôi chưa
tìm thấy ở các tộc thiểu số khác ở Quảng Ngãi Ngày nay, rơđoang được diễn
tấu chủ yếu vào mùa xuân, hoặc sau khi thu hoạch mùa màng Cũng như đàn b’rooc, k’râu, chinh k’la, rơđoang là nhạc khí chủ yếu dành cho nam giới, nhưng điều đặc biệt ở đây làrơđoang thường do những nam giới lớn tuổi sử dụng
Theo tác giả Ngô Văn Doanh, thì K'la là một vị thần trong thần thoại Ấn
Độ Vị thần này là một quái vật có đầu nhưng không có thân, tàn phá rất hung
dữ, nuốt cả mặt trăng, mặt trời, nên sinh ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực Thời xa xưa, một số tộc người sợ hiện tượng này hơn cả thiên tai, dịch bệnh vì họ coi đây như ngày tận thế Trong lúc diễn ra nhật thực (hoặc nguyệt thực) họ chạy ra ngoài sân đánh chiêng, khua trống, la hét dữ dội khiến thần K’la phải nhả mặt trời (hoặc mặt trăng) ra
Cũng theo tác giả Ngô Văn Doanh, người Trung Quốc gọi thần K’la là Thau Thiết (tức hổ phù), một vị thần trừ tà và chống điều dữ Họ khắc mặt hổ
phù trên khiên, áo giáp để che chắn cho các chiến binh khi xông trận.
Theo chúng tôi, cũng có thể không đơn thuần một cây đàn làm bằng chất liệu tre thì gọi là k’la Vì nếu vậy, amó của người H’rê sao không gọi là
sáo triêng, đàn pênhpút là đàn nứa , nên vấn đề này cần phải tiếp tục nghiên
cứu để làm sáng rõ
Nghi tục liên quan tới một số sinh hoạt ca nhạc
Có hai nghi tục nổi bật liên quan tới tập quán sinh hoạt ca nhạc của người
H’rê, đó là: tục uống rượu trong trình diễn nghệ thuật dân gian và tục không
đánh chinh khi trong p’lây có người qua đời
Tục uống rượu trong trình diễn nghệ thuật dân gian
Việc uống rượu trước và trong khi diễn tấu chinh và hát một số thể loại dân ca là một thực tế ở khắp các p’lây H’rê Khi uống rượu trò chuyện, họ đạt
Trang 5một trạng thái hưng phấn nhất định để túc chinh, hát calêu mới hay được Có
thể chia việc uống rượu khi trình diễn thành 3 chặng:
Chặng đầu, rượu mới rót ra uống vài chén nên chưa thấm, nên tiếng nhạc
có vẻ miễn cưỡng, gượng gạo, thiếu tự nhiên, chặng này chủ yếu là chuẩn bị so chinh, lấy giọng
Chặng giữa, xét ở góc độ trình diễn âm nhạc, có thể nói là chặng chuẩn nhất, vì lúc này nghệ nhân đã tương đối thấm men rượu và vẫn còn rất tỉnh táo Kinh nghiệm điền dã cho thấy, lúc này tiếp cận, khai thác thông tin là tốt nhất, tuy nhiên, cũng không nên xem nhẹ việc tiến hành sưu tầm ở các chặng khác Thời gian của chặng giữa là dài nhất, nghệ nhân tuy uống rượu nhưng còn hưng phấn và tỉnh táo để có thể đạt trạng thái diễn xuất tốt nhất, bộc lộ hết tài nghệ với những kỹ thuật trình diễn điêu luyện và xuất thần
Chặng cuối, là lúc nghệ nhân đã say rượu và do việc trình diễn lâu, nên bị thấm mệt Điều này, dẫn đến chất lượng trình diễn âm nhạc không được như trước đó Tục uống rượu không chỉ có trong trình diễn nghệ thuật dân gian, mà còn rất phổ biến trong sinh hoạt thường ngày và cả trong các nghi lễ
Tục không đánh chinh khi trong p'lây có người qua đời
Theo tác giả Đinh Trung Xô (5), thì người H’rê có một quy định là không
đánh chinh (túc chinh) khi trong p’lây có người qua đời Tục này, không chỉ áp dụng đối với chinh mà còn đối với nhiều nhạc khí và dân ca khác (trừ hình thức
hát khóc)