1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

đồ án hệ thống thu gom và quản lý chất thải rắn

127 1,7K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 4,45 MB

Nội dung

2.2.1. Phương án thu gom 1: Thu gom không phân loại tại nguồn Hình 2. 1: Sơ đồ phương án thu gom CTR không phân loại tại nguồn (PA1) ­ CTR thông thường: Đối với CTR đô thị (KV1 và KV2): Rác thải không phân loại. Tại các ngõ phố, công nhân đi thu gom rác thải theo giờ bằng xe đẩy tay dung tích 400 lít, sau đó đẩy các xe đầy rác tới điểm tập kết chờ xe ép rác tới vận chuyển. Đối với CTR nông thôn (KV3): Rác thải không phân loại. CTR nông thôn được thu gom theo mô hình tổ thu gom. Mỗi bản, lập một tổ thu gom từ 35 người, tùy vào số dân và lượng CTR phát sinh. Tổ này thu gom rác từ tất cả các hộ trong bản bằng xe ba gác đạp dung tích 1000 lít, đem rác tập kết tại một vị trí dễ đi lại để xe ép rác tới vận chuyển. ­ CTNH: CTNH tại các cơ sở y tế và cụm công nghiệp Quang huy được phân loại tại nguồn, thu gom bằng xe chuyên dụng. (chỉ đề xuất, không tính toán chi tiết) 2.2.2. Phương án thu gom 2: Thu gom phân loại tại nguồn Hình 2. 2: Sơ đồ phương án thu gom CTR phân loại tại nguồn (PA2) ­ CTR thông thường: + Đối với CTR đô thị (KV1 và KV2): Rác thải được người dân tự phân loại tại từng hộ gia đình. Tại các ngõ, các phố, công nhân đi thu gom rác thải theo giờ bằng 2 xe đẩy tay dung tích 240 lít dọc theo đường đi, 1 thùng xanh chứa rác hữu cơ, 1 thùng vàng chứa rác vô cơ khó phân hủy sinh học. Sau đó đem các xe đầy rác tới điểm tập kết chờ xe ép rác tới vận chuyển. + Đối với CTR nông thôn (KV3): Rác thải được người dân tự phân loại tại từng hộ gia đình. CTR nông thôn được thu gom theo mô hình tổ thu gom. Mô hình tổ thu gom: Mỗi bản lập một tổ thu gom từ 35 người, tùy vào số dân và lượng CTR phát sinh. Tổ này thu gom rác từ tất cả các hộ còn lại trong bản bằng xe ba gác đạp tổng dung tích 1000 lít, được ghéo bởi 2 thùng rời, 1 thùng màu vàng 400 lít chứa chất thải vô cơ hoặc khó phân hủy sinh học và 1 thùng màu xanh 600 lít chứa rác thải hữu cơ. Sau đó, đem rác tập kết tại một vị trí dễ đi lại để xe ép rác đến chở rác thải đi đến nhà máy xử lý. ­ CTNH: CTNH tại các cơ sở y tế và cụm công nghiệp Quang huy được phân loại tại nguồn, các cơ sở y tế và sản xuất tự phân loại, được thu gom bằng xe chuyên dụng (đề xuất, không tính toán chi tiết). tính toán chi tiết hệ thống xử lý chất thải rắn. quy hoạch chất thải rắn

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

Đồ án này là công trình nghiên cứa thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên

cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức đã được chọn lọc Các tài liệu tham khảo hoàntoàn là tài liệu chính thống đã được công bố Đồ án dựa trên sự hướng dẫn của ThS.Lương Thanh Tâm – Giảng viên Khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên vàMôi trường Hà Nội

Tôi xin cam đoan đồ án này chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào

Một lần nữa tôi xin khẳng định sự trung thực của lời cam đoan trên và xin chịuhoàn toàn trách nhiệm về kết quả công bố trong đồ án này

Hà Nội, tháng 5 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thu Thảo

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, cho phép em gửi lời cảm ơn đến toàn thể quý thầy cô trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và đặc biệt quý thầy cô Khoa Môi trường đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức trong suốt 4 năm học qua, những kiến thức quý báu đó sẽ là hành trang cho em trong công việc sau này

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến ThS Lương Thanh Tâm và ThS Nguyễn Khánh Linh - giảng viên khoa Môi trường – Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp, em gặp không ít những vướng mắc, khó khăn nhưng nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo kịp thời và tận tình của cô em đã hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp.

Con xin cảm ơn cha mẹ, chị gái đã luôn theo sát và động viên trong quá trình con thực hiện đồ án tốt nghiệp.

Do kiến thức thực tế chưa nhiều, thời gian thực hiện đề tài còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được cảm thông và ý kiến nhận xét của thầy cô.

Cuối cùng, em xin gửi tới cha mẹ, quý thầy cô lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong công việc.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤCTrang phụ bìa

Lời cam đoan

Trang 4

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTR Chất thải rắn

NRR Nước rỉ rác

CTNH Chất thải nguy hại

BVMT Bảo vệ môi trường

TNMT Tài nguyên môi trường

KV 1 Khu vực 1: Địa phận thị trấn Phù Yên cũ

KV 2 Khu vực 2: Địa phận khu vực mở rộng thị trấn Phù Yên

KV 3 Khu vực 3: Địa phận nông thôn, bao gồm 5 xã Quang

Huy, Huy Hạ, Huy Thượng, Huy Tân, Huy Bắc

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phù Yên là một huyện vùng cao nằm ở phía Đông của tỉnh Sơn La Trong nhữngnăm gần đây, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế toàn huyện, quá trình phát triểntheo hướng nông thôn mới đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể trong việcđưa nhân dân thoát nghèo, vượt khó làm giàu, khu vực đô thị tại thị trấn và trungtâm các xã ngày càng mở rộng, số dân ngày càng tăng Tuy nhiên, vấn đề về vệ sinhmôi trường, thu gom và xử lý chất thải rắn chưa được quan tâm, chú trọng đúngmức Đặc biệt đối với khu vực đô thị phát triển như thị trấn Phù Yên và các xã lâncận, vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn Hiện tại, huyện Phù Yên đã có một khuchứa chất thải rắn cho khu vực thị trấn và một số khu chứa chất thải rắn nhỏ lẻ khác.Tuy nhiên, rác thải chưa được thu gom triệt để, chưa được phân loại, xử lý bằngcách chôn lấp hoặc thiêu đốt tự do gây bức xúc trong dư luận và ảnh hưởng nghiêmtrọng tới môi trường và mỹ quan

Việc quy hoạch một hệ thống quản lý chất thải rắn để giải quyết vấn đề vệ sinhmôi trường cho khu vực là rất cần thiết, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế,

xã hội của khu vực thị trấn và các xã lân cận nói riêng và của huyện Phù Yên nóichung, nhằm nâng cao chất lượng đời sống người dân; thu hút đầu tư sản xuất côngnghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,… góp phần đưa khu vực ngày càng phát triển theohướng bền vững, thay đổi bộ mặt của một khu đô thị miền núi và cả huyện Phù

Yên Do đó em lựa chọn đề tài “Quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thị trấn Phù Yên và các xã lân cận thuộc huyện Phù Yên – tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2025” để thực hiện Đồ án tốt nghiệp Đồng thời, đề tài cũng là cơ hội để em

áp dụng những kiến thức chuyên ngành đã được học vào thực tế

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Điều tra khảo sát hiện trạng phát sinh, thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn,

đề xuất phương án quy hoạch hệ thống quản lý chất thải rắn cho thị trấn Phù Yên vàcác xã lân cận

Tính toán, thiết kế phương án thu gom chất thải rắn cho khu vực

Tính toán, thiết kế phương án xử lý chất thải rắn cho khu vực

Trang 8

Khái toán kinh tế, lựa chọn phương án tối ưu.

3 Nội dung nghiên cứu của đề tài

Thu thập những số liệu có sẵn về hệ thống quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị trấnPhù Yên và các xã lân cận: dân số, tốc độ phát sinh chất thải rắn, nguồn phát sinhchất thải rắn, hiện trạng thu gom vận chuyển chất thải rắn, công nghệ xử lý chất thảirắn

Tính toán tốc độ phát sinh dân số và chất thải rắn của khu vực đến năm 2025

Đề xuất và tính toán phương án thu gom, phương án xử lý chất thải rắn trên địa bànthị trấn Phù Yên và các xã lân cận thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La trong giaiđoạn 2015-2025

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu: Tìm hiểu, thu thập số liệu dựa trên các tài liệu có sẵn

và từ thực tế

Phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế

xã hội của thị trấn Phù Yên và các xã lân cận

Phương pháp thực nghiệm: Thu thập thông tin, dữ liệu từ quan sát, tìm hiểu thực tế.Phương pháp tính toán: dựa vào các tài liệu và thông tin thu thập được để tính toántốc độ phát sinh chất thải rắn của thị trấn Phù Yên và các xã lân cận huyện Phù Yên– tỉnh Sơn La đến năm 2025; tính toán thiết kế các công trình trong phương án xử lýchất thải rắn

Phương pháp đồ họa: Sử dụng các phần mềm đồ họa để thể hiện kết quả tính toánthiết kế

5 Phạm vi thực hiện đề tài

Phạm vi thực hiện đề tài: Tiểu vùng 2 thuộc huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La Bao

gồm thị trấn Phù Yên và 5 xã lân cận Quang Huy, Huy Thượng, Huy Bắc, HuyTân, Huy Hạ Trong đó trọng tâm của đề tài tập trung vào thị trấn Phù Yên, trungtâm huyện lỵ của huyện Phù Yên

1.

Trang 9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TIỂU VÙNG 2 - HUYỆN PHÙ YÊN 1.1 Điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý

Tiểu vùng 2 nằm ở trung tâm của huyện Phù Yên Bao gồm thị trấn Phù Yên

và các xã như sau:

Xã Quang Huy giáp phía Bắc thị trấn Phù Yên

Xã Huy Bắc giáp phía Nam và phía Tây Nam thị trấn Phù Yên

Xã Quang Huy Giáp phía Đông và phía Đông Nam thị trấn Phù Yên

Xã Huy Bắc giáp phía Tây thị trấn Phù Yên

Xã Huy Thượng giáp phía Đông thị trấn Phù Yên và phía nam xã Quang Huy.Tiểu vùng 2 nằm trên trục Quốc lộ 37, cách Thành phố Sơn La 135 km vàcách thủ đô Hà Nội 174 km [13]

1.1.2 Địa hình, địa chất

Tiểu vùng 2: Tổng diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính là 19.784,8 ha,chiếm khoảng 16% tổng diện tích toàn huyện Địa hình lòng chảo được bao quanhbởi các dãy núi cao Đây là vùng có địa hình tương đối bằng so với các vùng kháctrong huyện, độ cao trung bình khoảng 170m so với mực nước biển [13]

Địa chất có nguồn gốc trầm tích nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất(mùn, đạm, lân, ) ở mức trung bình, nhưng tầng đất không dày, thành phần cơ giớinặng Các lớp đất đá ở đây có khả năng chịu tải tốt thuận lợi cho việc xây dựng cáccông trình Tại khu vực huyện Phù Yên chưa ghi nhận trận địa chấn nào đáng kể.[15, tr 5-6]

1.1.3 Khí hậu

Tiểu vùng 2 mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Tây bắc.Theo số liệu quan trắc của Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Phù Yên, các yếu tố khíhậu, thời tiết đo được như sau:

Nhiệt độ trung bình trong năm là 230C, nhiệt độ cao nhất là 380C; Nhiệt độ thấp nhất 100C

Trang 10

Độ ẩm trung bình năm là 80%, lượng bốc hơi trung bình 800 mm/năm.

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 Lượng mưa phân bố không đều, tập trung vào các tháng 6,7,8 (chiếm 80% lượng mưa trong năm)

Thị trấn chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là gió mùa Đông bắc thổivào mùa lạnh và gió Đông nam thổi vào mùa nóng Trong các tháng mùa lạnhlượng bốc hơi cao, lượng mưa thấp nên thường gây ra hạn hán [13]

1.1.4 Thủy văn

Trên địa bàn Tiểu vùng 2 có 4 suối lớn là Suối Tấc, Suối Sập, Suối Mía, SuốiKhoáng, ngoài ra còn có nhiều khe suối nhỏ rải rác trên địa bàn tạo thành một hệthống sông suối khá phong phú Tuy nhiên chế độ dòng chảy của hệ thống các sông,suối này ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết khí hậu và địa hình đặc trưng trong vùng

- Mùa mưa: Dòng chảy của hệ thống các sông, suối này rất lớn, có khi còn gây

ra lũ ống, lũ quét với sự lên xuống rất nhanh của mực nước, thời gian xuất hiệnnhanh chỉ một vài giờ hoặc vài ngày liên tiếp

- Mùa khô: Dòng chảy rất hạn chế, nhất là hệ thống các suối nhỏ, diện tíchdòng chảy bé nguồn nước rất khan hiếm, gần như cạn kiệt Lưu lượng cạn kiệt nhấtthường tập trung vào tháng 3, 4 hàng năm

Do đặc điểm địa hình miền núi nên hiếm khi có hiện tượng ngập lụt, tuy nhiêncần chú ý hiện tượng sạt lở, lũ quét tại những khe núi, dốc [13]

Theo Báo cáo Kết quả điều tra, đánh giá phân vùng cảnh báo lũ quét, sạt lơ đất các địa phương vùng núi ơ Việt Nam của Bộ Tài nguyên Môi trường ngày 19

tháng 8 năm 2014, những khu vực có nguy cơ trượt lở đất đá tại Huyện Phù Yênbao gồm các khu vực: Suối Tọ - Huy Quang - Huy Bắc; Suôi Bau; Huy Tường;Tường Tiến - Kim Bon; Tân Lang Tổng số điểm có nguy cơ trượt lở là 182 điểm,trong đó có 19 điểm có quy mô khối trượt lớn

Do đó, khi lựa chọn vị trí xây dựng các công trình cần tiến hành khảo sát và cócác biện pháp khắc phục phòng chống trượt lở, lũ quét

1.1.5 Thực trạng cảnh quan môi trường

Trang 11

Thị trấn đã đầu tư xây dựng 2 khu vực công viên, vườn hoa là công viên 2-9thuộc khu vực bản Kim Tân và sân chơi 19-8 tại bản Chiềng Hạ 2 phục vụ chonhân dân đồng thời tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường.

Cảnh quan thị trấn Phù Yên mang vẻ đẹp của thị trấn vùng núi Tây Bắc, dân

cư phân bố chủ yếu dọc theo tuyến đường quốc lộ 37 và các tuyến đường nhánhquanh thị trấn Do tập quán sinh sống và ý thức bảo vệ môi trường của người dânchưa cao và hệ thống giao thông, hệ thống thoát nước nội thị, vệ sinh môi trườngcủa khu vực vẫn chưa được quy hoạch hợp lý nên đã gây ảnh hưởng đến môitrường Tuy mức độ ô nhiễm chưa nhiều, về cơ bản môi trường tự nhiên của thị trấnPhù Yên vẫn giữ được sắc thái tự nhiên Song, để đạt được sự phát triển bền vữngtrong tương lai, cần có các biện pháp thích hợp và hiệu quả để bảo vệ môi trường

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.2.1 Dân số

Theo Chi cục thống kê huyện Phù Yên, tính đến đầu năm 2015, dân số thị trấn

có 7.435 nhân khẩu với 2.077 hộ gia đình Dân số của các xã Huy Tân là 5.114người, Huy Hạ có 6.178 người, Huy Thượng 4.924 người, Huy Bắc 5.619 người,Quang Huy 7.348 người

Dân số phân bố không đồng đều như ở thị trấn Phù Yên mật độ 8.510người/km2, 5 xã còn lại dao động khoảng 2.000 – 4.000 người/km2 (đất ở) Tỷ lệtăng dân số hàng năm giảm: năm 2000 là 1,43%, năm 2003 là 1,14%, năm 2010 đếnnăm 2015 duy trì ở mức 1,1% [4]

1.2.2 Thực trạng phát triển khu dân cư

Cơ sở hạ tầng tại TV2 tương đối phát triển hơn các tiểu vùng khác của huyệnPhù Yên Dựa vào thực trạng phát triển dân cư, chia Tiểu vùng 2 thành 3 khu vựcsau:

Khu vực 1 (KV1): Thị trấn Phù Yên (địa phận thị trấn cũ) Thị trấn Phù Yên là đôthị cấp V của huyện Đây là khu vực trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá củahuyện, có QL 37 chạy qua khu trung tâm thị trấn nối liền với các vùng trong tỉnh và

Trang 12

các tỉnh bạn Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thịtrường, tốc độ gia tăng dân số đã kéo theo hàng loạt các yêu cầu phục vụ cho việcphát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, trong đó có sự phát triển mạnh mẽ của các hoạtđộng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và sự phát triển của hoạt độngdịch vụ, thương mại.

Tuy nhiên đây là một đô thị mang sắc thái chung của đô thị miền núi, quy môkhu vực trung tâm nhỏ, đất xây dựng đô thị không tập trung, thường phát triển theodọc các trục đường chính, từ trung tâm lan rộng dần ra xa ở những khu vực địa thếthuận lợi Những vấn đề về nước thải, nước sinh hoạt, bãi thải cũng khá bức xúc,còn bị bỏ ngỏ

Khu vực 2 (KV2): Khu vực mở rộng theo quy hoạch của thị trấn Phù Yên

Hình thức tổ chức dân cư theo làng, bản Bao gồm Bản Chiềng Hạ 2, Bản MoNghè 1, Bản Mo Nghè 2, Bản Mo 1, Bản Mo 2, Bản Mo 3, Bản Mo 4 Nhìn chung

cơ sở hạ tầng trong khu dân cư mở rộng của thị trấn khá phát triển

Khu vực 3 (KV3): Khu vực nông thôn

Các xã còn lại trong TV2 đều thuộc khu vực nông thôn Bao gồm nhiều dântộc khác nhau nhưng chủ yếu là dân tộc Kinh, Thái và Mường, sinh sống theo hìnhthái quần tụ cư, phổ biến là hình thái làng, bản Quy mô làng bản phụ thuộc vào dântộc và điều kiện khu dân sư sinh sống Bình quân chung mỗi xã có khoảng 706 hộ,mỗi bản có từ 50 - 70 hộ sinh sống, tập trung dọc theo các con đường chính liên xã,liên tỉnh Hoạt động kinh tế chính là trồng lúa nước và chăn nuôi

1.2.3 Giao thông

Quốc lộ 37 đoạn chạy qua địa bàn thị trấn dài 3 km được nâng cấp cải tạo gópphần làm cho giao thông trên địa bàn thông thoáng hơn, lộ giới 20,5 m, lòng đường15m Các đoạn đường trục chính đã có vỉa hè dành cho người đi bộ Toàn thị trấn

có khoảng 5 km đường nhánh, 8 km đường ngõ ngách cơ bản thuận lợi, các đoạnđường đều đã được bê tông hóa, đi lại thuận tiện Các xã còn lại đều có đường liên

Trang 13

xã, liên thôn được bê tông hóa Các tuyến đường chính Tỉnh lộ 114, Quốc lộ 43,Quốc lộ 37 nối với nhau tạo mạng lưới giao thông tương đối thuận tiện [14].

1.2.4 Giáo dục

Theo các số liệu thống kê, hệ thống giáo dục các cấp trên địa bàn thị trấn hiệntại là khá đầy đủ về số lượng, bao gồm: 02 trường Mẫu giáo, 01 trường Tiểu học, 02trường THCS, 01 trường THPT, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trườngChính trị Các xã còn lại đều có 1 đến 2 trường THCS, các trường mầm non và tiểuhọc đủ để phục vụ nhu cầu người dân địa phương [14]

1.2.6 Chợ

Hiện nay, thị trấn đã có Chợ thực phẩm và Chợ trung tâm đáp ứng khoảng40% nhu cầu thực phẩm của cả thị trấn [14] Các công trình dịch vụ thương mạikhác đã có nhưng chưa đầy đủ, được tập trung chủ yếu dọc theo Quốc lộ 37 và đặcbiệt quanh khu Chợ trung tâm Nhiều cửa hàng buôn bán nhỏ được hình thành tựphát xen lẫn với nhà ở ven đường của nhân dân Ngoài ra còn có các chợ cóc rải ráctại các bản nông thôn còn lại

1.3 Hiện trạng quản lý CTR tại khu vực

1.3.1 Nguồn phát sinh và hiện trạng thu gom tại nguồn

Hoạt động sinh hoạt của khu dân cư: Dân cư Tiểu vùng 2 là 36.913 người, trong đótập trung với mật độ dân số cao chủ yếu ở khu vực Thị trấn Phù Yên (KV1, KV2),đây cũng là khu vực có tốc độ phát sinh chất thải rắn cao nhất vào khoảng 1,3kg/ng.ngày [13] Tại khu vực thị trấn (KV1, KV2) rác được thu gom bởi các tổ tự

Trang 14

quản dân phố, vận chuyển đến bãi thải tập trung Các xã còn lại lượng rác inh hoạt

do các gia đình tự xử lý

Hoạt động công nghiệp: Dự án xây dựng Cụm công nghiệp Quang Huy đã và đangđược triển khai với quy mô 25 ha [5] Các nhà máy đang hoạt động tại Cụm côngnghiệp Quang Huy là là Công ty da giày Ngọc Hà, Nhà máy chế biến nông sản vàthức ăn gia súc Tân Hợp Ngoài ra còn có xí nghiệp giày da Phù Yên, hoạt động tại

xã Huy Hạ: tự thu gom và vận chuyển đến bãi thải tập trung

Từ các cơ quan công sở, trường học: Tự thu gom và xử lý

CTR từ các cơ sở y tế: Bệnh viện đa khoa Phù Yên và các trạm y tế tự thu gom và

xử lý lượng rác phát sinh

Từ đường phố: Chưa được thu gom

Từ các chợ (Rác chợ): Chợ trung tâm huyện Phù Yên: Hàng hóa chủ yếu của khuchợ này là đồ may mặc, cơ khí, dụng cụ nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi gia súc, đồ

ăn khô và một số mặt hàng nông sản khác… Ngoài ra còn có một khu dịch vụ thức

ăn nhanh: quán bún, phở, cơm, bánh,… Rác phát sinh tại khu vực này ước tínhkhoảng 800 kg rác 1 ngày Chợ thực phẩm huyện Phù Yên: Chợ này chuyên cungcấp mặt hàng thực phẩm cho khu vực thị trấn Phù Yên và các khu vực lân cận.Lượng rác phát sinh vào khoảng 1.200 kg/ngày Bên ngoài cổng chợ là điểm tập kếtrác, tuy nhiên rác thải đổ thành đống, không phân loại và việc thu gom không liêntục làm sinh ra nước rỉ rác gây ra mùi rất khó chịu

Thành phần CTR và Khối lượng thu gom: Cho đến nay hoạt động thu gom

và xử lý rác thải chưa được quản lý đồng bộ ở tất cả các địa phương, các cơ sở, cáccấp, các ngành Do đó chưa có một báo cáo hay khảo sát chính thức nào về thànhphần CTR cũng như khối lượng rác thải phát sinh và thu gom của khu vực

1.3.2 Hiện trạng xử lý

Hiện tại thị trấn đã có 1 khu chứa CTR tập trung tại bản Nà Lìu, xã Huy Hạ,

và một số bãi rác nhỏ khác Rác thải không được phân loại, bị chôn lấp tự do, tạo ranhiều bãi rác nhỏ phân tán, không đạt tiêu chuẩn gây ô nhiễm môi trường Tại bãi

đổ, rác được xử lý bằng cách đổ đống, phun chế phẩm sau đó đổ dầu đốt tự do đểgiảm thể tích Điều này tiềm ẩn nhiều mối nguy hại nghiêm trọng đến chất lượng

Trang 15

môi trường không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân xung quanh và gây bứcxúc trong cộng đồng dân cư Nước rỉ rác không được thu gom và xử lý, gây ô nhiễmmôi trường đất và nước Khu chứa chất thải không có cách ly đối với cộng đồng dân

cư, khoảng cách tới nhà dân gần nhất chỉ khoảng 100m

Hình 1 1: Bãi đổ rác tập trung tại bản Nà Lìu, xã Huy Hạ, huyện Phù Yên

1.4

Trang 16

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHƯƠNG ÁN

THU GOM CHẤT THẢI RẮN 2.1 Dự báo tổng lượng CTR phát sinh đến năm 2025

2.1.1 Dự báo khối lượng rác phát sinh của KV1 và KV2

2.1.1.1 Rác sinh hoạt (R-SH) của KV1 và KV2

Tại thời điểm đầu năm 2015, dân số KV1 là 7.435 người, dân số KV2 là 3.375người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,1%, tiêu chuẩn thải KV1 là 1,3 kg/ng.ngày, tỷ lệ thugom 100%, tiêu chuẩn thải KV2 là 0,7 kg/ng.ngày, tỷ lệ thu gom 90% [4], [13].Công thức tính khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh các năm:

( kg/năm)Công thức tính khối lượng CTR sinh hoạt thu gom các năm:

Dân số(Người)

Tiêu chuẩnthải(Kg/ng.ngd)

Tỷ lệthugom(%)

CTRSH phátsinh(tấn/năm)

CTRSH thugom(tấn/năm)

Trang 17

Bảng 2.2: Khối lượng Rác sinh hoạt (R-SH) của KV2 theo các năm

Năm

Tỷ lệGTDS(%)

Dân số(Người)

Tiêuchuẩnthải(Kg/ng.ngd)

Tỷ lệthugom(%)

CTRSH phátsinh(tấn/năm)

CTRSH thugom(tấn/năm)

Bảng 2.3: Khối lượng Rác Y tế (R-YT) của Bệnh viện đa khoa Phù Yên

giường

TC thải(Kg/ng.ngd)

Tỷ lệ thugom (%)

CTR thôngthường (80%) CTNH (20%)(tấn/năm) (tấn/năm)

2.1.1.3 Rác trường học, cơ quan công sở (R-TH/CS)

Giả sử lượng rác thải phát sinh trung bình từ các trường học và cơ quan công

sở là 0,13 kg/ng.ngd; tỷ lệ thu gom 100%

Trang 18

Bảng 2.5: Khối lượng Rác trường học, công sở (R-TH/CS) tại KV1 và KV2

Tên cơ quan/ Trường học Số học sinh Lượng rác thải phát sinh và thu gom

Kg/ngày tấn/năm Tấn/10 năm

2.1.1.4 Rác từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ (R-SXKD)

Giả sử lượng CTR phát sinh trung bình từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ

lẻ là 2,5 kg/ng.ngd; tỷ lệ thu gom 100%

Bảng 2.6: Khối lượng rác từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại KV1 và KV2

Tên cơ sở Số dân Kg/ngàyLượng rác thải phát sinh và thu gomTấn/năm Tấn/10 năm

Trang 19

2.1.1.5 Rác từ cụm công nghiệp Quang Huy (R-CN)

Bảng 2.7: Khối lượng Rác từ cụm công nghiệp Quang Huy (R-CN)

Dự án/Nhà

máy đang

hoạt động Giai đoạn

Côngsuấttấn/năm

Tiêuchuẩnthải

CTR thông thường (90%

Rác sản xuất

Lượng CTNH (10%

Rác sản xuất)kg/

ngày nămtấn/ 10nămTấn/ ngàykg/ nămtấn/

Tấn/

10năm

Sốcôngnhân

TC thảikg/ng.ngay

kg/

ngày nămtấn/

Tấn/10năm

2.1.1.6 Rác chợ (R-chợ), Rác đường phố (R-đường phố)

Bảng 2.8: Khối lượng Rác chợ (R-chợ), Rác đường phố (R-đường phố)

Chợ trung tâm huyện Phù Yên Chợ thực phẩm Phù Yên Chiều

dài (km)

Tiêu chuẩnthải (kg/km)

Khối lượng

Trang 20

2.1.2 Dự báo khối lượng rác phát sinh của KV3

2.1.2.1 Rác sinh hoạt (R-SH)

Tại thời điểm đầu năm 2015, dân số KV3 là 24.914 người, tỷ lệ gia tăng dân

số 1,1%, tiêu chuẩn thải KV3 là 0,6 kg/ng.ngày, tỷ lệ thu gom 90% [4], [13]

Bảng 2.9: Khối lượng Rác sinh hoạt (R-SH) của KV3 theo các năm

Năm

(cuối năm)

Tỷ lệGTD

S (%)

Dân số(Người)

Tiêu chuẩnthải(Kg/ng.ngd)

Tỷ lệthugom(%)

CTRSHphát sinh(tấn/năm)

CTRSH thugom(tấn/năm)2015-2016 1,1 25.188 0,6 90 5.056,50 4.596,82 2016-2017 1,1 25.465 0,6 90 5.112,12 4.647,38 2017-2018 1,1 25.745 0,6 90 5.168,36 4.698,51 2018-2019 1,1 26.028 0,6 90 5.225,21 4.750,19 2019-2020 1,1 26.315 0,6 90 5.282,69 4.802,44 2020-2021 1,1 26.604 0,6 90 5.340,80 4.855,27 2021-2022 1,1 26.897 0,6 90 5.399,54 4.908,68 2022-2023 1,1 27.193 0,6 90 5.458,94 4.962,67 2023-2024 1,1 27.492 0,6 90 5.518,99 5.017,26 2024-2025 1,1 27.794 0,6 90 5.579,70 5.072,45

2.1.2.2 Rác trường học, cơ quan công sở (R-TH/CS)

Giả sử lượng rác thải phát sinh trung bình từ các trường học và cơ quan công

sở là 0,13 kg/ng.ngd; tỷ lệ thu gom 100% Số học sinh tính theo năm 2014 [10] Giả

sử số học sinh không thay đổi qua các năm

Bảng 2.10: Khối lượng Rác trường học, cơ quan công sở (R-TH/CS) của KV3

Tên cơ quan/ Trường học Số họcsinh

Lượng rác thải phát sinh và thu

gomKg/ngày tấn/năm Tấn/10năm

Trang 21

TH và THCS Nong Vai 398 51,7 18,9 189

Tiểu học Nà Phái, THCS Nà Phái 740 96,2 35,1 351

TC thải(Kg/ng.ngd)

Tỷ lệthu gom(%)

CTR thôngthường (80%) CTNH (20%)(tấn/năm) (tấn/năm)CTNH

2.1.2.4 Rác từ xí nghiệp giày da Phù Yên (Huy Hạ) (R-CN)

Bảng 2.12: Khối lượng rác sản xuất từ xí nghiệp giày da Phù Yên (Huy Hạ)

Giai đoạn

Rác sản xuất

Công suất(đôi giày,mũ/năm)

TC thải(kg/100

0 đôigiày,mũ)

CTR thông thường(90% Rác sản xuất)

Lượng CTNH (10%Rác sản xuất)kg/

Tiêu chuẩnthải(kg/ng.ngay)

Lượng thải(kg/ngày) (tấn/năm) (tấn/ 10năm)

Trang 22

1 Tổng lượng CTR phát sinh và CTR thu gom

Bảng 2.14: Thống kê tổng khối lượng CTR phát sinh

Đơn vị

tính

Đườngphố

Tấn/10

năm 37.458,5 9.162,4 53.142,8 14.873,4 992,5 818,1 201,5 8.760,0 7.300,0 5.908,8 3.688,6 141.293,0 1.194, 0 142.487,0 Bảng 2.15: Thống kê tổng khối lượng CTR được thu gom

Tấn/10

năm 37.458,5 8.246,2 48.311,7 14.873,4 992,5 818,1 201,5 8.760,0 7.300,0 6.088,8 3.689,0 135.545,7 1.194,0 136.739,7

Trang 23

CTNH Bệnh viện, công nghiệp

Xe chở CTNH chuyên dụng

Nhà máy xử lý CTR Vận chuyển bằng xe ép rác

Chất thải rắn thông thường Thu gom bằng xe đẩy tay/xe ba gác đạp

Điểm tập kết

CTNH Bệnh viện, công nghiệp

Xe chở CTNH chuyên dụng

Nhà máy xử lý CTR Vận chuyển bằng xe ép rác

CTR thông thường, phân loại tại nguồn

Thu gom bằng thùng hữu cơ/vô cơ 240 lít

Điểm tập kết

2.2 Đề xuất phương án

2.2.1 Phương án thu gom 1: Thu gom không phân loại tại nguồn

Hình 2 1: Sơ đồ phương án thu gom CTR không phân loại tại nguồn (PA1)

CTR thông thường: Đối với CTR đô thị (KV1 và KV2): Rác thải không phân loại Tạicác ngõ phố, công nhân đi thu gom rác thải theo giờ bằng xe đẩy tay dung tích 400 lít,sau đó đẩy các xe đầy rác tới điểm tập kết chờ xe ép rác tới vận chuyển Đối với CTRnông thôn (KV3): Rác thải không phân loại CTR nông thôn được thu gom theo môhình tổ thu gom Mỗi bản, lập một tổ thu gom từ 3-5 người, tùy vào số dân và lượngCTR phát sinh Tổ này thu gom rác từ tất cả các hộ trong bản bằng xe ba gác đạp dungtích 1000 lít, đem rác tập kết tại một vị trí dễ đi lại để xe ép rác tới vận chuyển

CTNH: CTNH tại các cơ sở y tế và cụm công nghiệp Quang huy được phân loại tạinguồn, thu gom bằng xe chuyên dụng (chỉ đề xuất, không tính toán chi tiết)

2.2.2 Phương án thu gom 2: Thu gom phân loại tại nguồn

Trang 24

Hình 2 2: Sơ đồ phương án thu gom CTR phân loại tại nguồn (PA2)

CTR thông thường:

+ Đối với CTR đô thị (KV1 và KV2): Rác thải được người dân tự phân loại tại từng hộgia đình Tại các ngõ, các phố, công nhân đi thu gom rác thải theo giờ bằng 2 xe đẩytay dung tích 240 lít dọc theo đường đi, 1 thùng xanh chứa rác hữu cơ, 1 thùng vàngchứa rác vô cơ khó phân hủy sinh học Sau đó đem các xe đầy rác tới điểm tập kết chờ

xe ép rác tới vận chuyển

+ Đối với CTR nông thôn (KV3): Rác thải được người dân tự phân loại tại từng hộ giađình CTR nông thôn được thu gom theo mô hình tổ thu gom Mô hình tổ thu gom:Mỗi bản lập một tổ thu gom từ 3-5 người, tùy vào số dân và lượng CTR phát sinh Tổnày thu gom rác từ tất cả các hộ còn lại trong bản bằng xe ba gác đạp tổng dung tích

1000 lít, được ghéo bởi 2 thùng rời, 1 thùng màu vàng 400 lít chứa chất thải vô cơ hoặckhó phân hủy sinh học và 1 thùng màu xanh 600 lít chứa rác thải hữu cơ Sau đó, đemrác tập kết tại một vị trí dễ đi lại để xe ép rác đến chở rác thải đi đến nhà máy xử lý.CTNH: CTNH tại các cơ sở y tế và cụm công nghiệp Quang huy được phân loại tạinguồn, các cơ sở y tế và sản xuất tự phân loại, được thu gom bằng xe chuyên dụng (đềxuất, không tính toán chi tiết)

2.3 Tính toán phương án thu gom

2.3.1 Phương án thu gom 1

2.3.1.1 Thu gom sơ cấp

Tại KV1, KV2

+ Những người thu gom chất thải rắn điều khiển xe đẩy tay qua các dãy phố để thu gomrác, sau khi đầy xe được đưa đến điểm tập kết, mỗi điểm tập kết trung bình có 5-7thùng Khoảng cách giữa các điểm tập kết là khoảng 300 m – 500 m Sau đó, xe ép rácđến vận chuyển đến Khu liên hiệp xử lý rác thải

+ Phương tiện: Sử dụng xe đẩy tay có dung tích V = 400 lít/xe Hệ số đầy xe: 0,85 Sốngười phục vụ: 1 người

Tại KV3

Trang 25

+ Hoạt động theo mô hình tổ thu gom Do đặc điểm khu dân cư không tập trung, sinhsống dọc theo hai bên đường đi của làng, bản Đường xá đi lại trong làng, bản không

đủ điều kiện đáp ứng cho các loại xe ép rác chuyên dùng có tải trọng lớn đến thu gomrác Vì vâỵ cần xây dựng các điểm tập kết rác tại các vị trí thuận lợi và đủ điều kiệncho xe ép rác hoạt động Để thu gom rác từ các hộ dân, sử dụng loại xe ba gác đạp đểthu gom Loại xe này có ưu điểm là có thể vận chuyển rác từ các địa điểm cách xanhau về điểm tập kết một cách dễ dàng, thể tích lớn hơn 1,5 đến 2 lần xe đẩy tay thôngthường, có thể tháo rời phần thân xe đạp và phần thùng

+ Phương tiện: Xe ba gác đạp có dung tích V = 1000 lít/xe Hệ số đầy xe:0,85 Số ngườiphục vụ: 1 người

Các thông số và công thức tính toán [16, tr 56-58]

+ Lượng rác thu gom (tính theo lượng rác thu gom cuối năm 2025): R (kg/ngd)

+ Tỷ trọng rác:

+ Hệ số đầy xe: ; Hệ số kể đến xe phải sửa chữa:

+ Dung tích xe đẩy tay:; Dung tích xe ba gác đạp :

+ Dung tích xe ép rác: ; Tỷ số đầm nén của xe ép rác:

+ Thời gian lưu rác: Tại KV 1: Tại KV 2, KV3:

+ Công thức tính số xe đẩy tay/ba gác đạp

+ Công thức tính số xe đẩy tay/xe ba gác làm đầy 1 xe ép rác:

+ Công thức tính số xe ép rác của khu vực:

Tính toán thu gom sơ cấp:

Bảng 2.16: Kết quả tính toán số xe thu gom sơ cấp – Phương án 1

Khu vực gom (ngày/lần)Tần suất thu Dung tích xe thugom sơ cấp Số xe thugom

Trang 26

Sử dụng 1 loại xe ép rác Dongfeng loại 7 m3 Tỉ số nén: r = 1,8 đối với rác sinhhoạt thông thường

Tần suất thu gom: 1 lần/ngày đối với KV1, Cụm Công nghiệp và 2 ngày 1 lần đốivới KV2 và KV3

+ Số xe đẩy tay làm đầy 1 xe ép rác:

+ Số xe ba gác làm đầy 1 xe ép rác:

+ Số chuyến xe ép rác tại KV1: (chuyến/ngày)

+ Số chuyến xe ép rác/ngày tại Cụm công nghiệp:

(chuyến/ngày)+ Số chuyến xe ép rác tại KV2:

+ Số chuyến xe ép rác tại KV3: (chuyến/2ngày)

Do tần suất thu gom rác không giống nhau giữa các khu vực, do đó cần sắp xếpsao cho thời gian thu gom của các tuyến hợp lý nhất nhằm giảm số lượng xe ép rác cầnthiết Thời gian thu gom của xe ép rác: Tại KV1 và Cụm Công nghiệp, rác thải đượcthu gom hàng ngày Tại KV2, rác thải được thu gom 2 ngày 1 lần (Xếp lịch và quản lýtheo tháng), giả sử chỉ thu vào ngày chẵn Tại KV3, chia khu vực thu gom theo ngàychẵn và ngày lẻ với tần suất 2 ngày 1 lần thu gom (Số chuyến thu gom các ngày chẵn

và lẻ của KV3 được sắp xếp tùy thuộc vào thời gian làm việc thực tế của từng tuyến,sao cho tổng thời gian làm việc thực tế của tất cả các khu vực đồng đều nhau)

=> Vậy, sắp xếp lịch thu gom sơ bộ như sau:

+ Ngày chẵn: Chọn số chuyến xe ép rác tại KV1 là 3 chuyến; số chuyến xe ép rác tạiCụm Công nghiệp là 1 chuyến; số chuyến xe ép rác tại KV2 là 1 chuyến; số chuyến xe

ép rác tại KV3 là 2 chuyến Tổng số chuyến xe vào ngày chẵn là 7 chuyến/ngày

+ Ngày lẻ: Chọn số chuyến xe ép rác tại KV1 là 3 chuyến; số chuyến xe ép rác tại CụmCông nghiệp là 1 chuyến; số chuyến xe ép rác tại KV2 là 0 chuyến; số chuyến xe éprác tại KV3 là 4 chuyến Tổng số chuyến xe vào ngày lẻ là 8 chuyến/ngày

Vạch tuyến mạng lưới vận chuyển rác: Vạch tuyến mạng lưới thu gom bằng xe ép rác

được thể hiện trên bản đồ

Tính toán thời gian thu gom:

+ Công thức tính toán đối với hệ thống thu gom xe thùng cố định dỡ tải bằng cơ giới [6]:

• Thời gian yêu cầu cho một chuyến xe ép rác với hình thức xe thùng cố định:

Trang 27

Trong đó :

Với:

 Tlấy tải là thời gian dỡ tải các thùng chứa đầy chất thải rắn lên xe, h/ch

 Nt là tổng số thùng chứa đầy chất thải rắn

 là thời gian dỡ tải trung bình 1 thùng chứa đầy chất thải rắn, h/thùng

 Np là số điểm tập kết rác a, b là hằng số thực nghiệm x là khoảng cách trung bìnhgiữa các điểm tập kết, km

 Tvận chuyển : thời gian vận chuyển, h/ch là hằng số thực nghiệm

 : Khoảng cách (K/c) vận chuyển 2 chiều trung bình (km/chuyến)

x1, x2, x3 lần lượt là khoảng cách đi từ điểm thu gom cuối tới bãi đỗ, từ bãi đỗ tớitrạm điều vận và từ trạm điều vận đến điểm đầu của tuyến sau, km

• Tính toán thời gian công tác trong ngày có tính đến hệ số không sản xuất W là:

Với:

 H: thời gian công tác trong ngày có tính đến hệ số không sản xuất W, h

 N : số tuyến đi thu gom

 W: hệ số kể đến các hoạt động không sản xuất thay đổi từ 0,1 – 0,4

+ Số liệu giả định để tính toán:

+ Kết quả tính toán:

Bảng 2.17: Thống kê thông số tính toán các tuyến thu gom thứ cấp - PA1

Sốtuyến giữa cácK/c TB

điểm thu

K/c từBCL đếntrạm điều

Trạm điềuvận đếnđiểm đầu

K/c từđiểm cuốiđến BCL

Sốthùng Số điểmtập kết

Trang 28

T lấytải (h)

Tchuyênchở (h) T bãi(h)

T yêucầu (h) T thựctế (h)

• Thu gom ngày chẵn:

 Các tuyến thu gom ngày chẵn gồm: Tuyến 1 – KV1; Tuyến 2 – KV1; Tuyến 3 –KV1; Tuyến Cụm Công nghiệp; Tuyến 1 – KV2; Tuyến 1 – KV3; Tuyến 4 – KV3

Trang 29

 Tổng thời gian làm việc thực tế của tất cả các tuyến thu gom trong ngày chẵn là19,41 h/ngày.

 Thời gian cho phép xe ép rác hoạt động thu gom rác là từ 18:00 đến 6:00 sáng hômsau, tổng là 12h Thời gian làm việc thực tế 1 ca 8h Số xe ép rác cần dùng = 19,41 h /8h = 2,4 Chọn 3 xe ép rác Mỗi xe ép cần 2 công nhân (lái xe và phụ xe) Số côngnhân phục vụ xe ép rác cần thiết cho 1 ngày làm việc là 3 xe x 2 công nhân/xe x 1 ca =

6 công nhân

• Thu gom ngày lẻ:

 Các tuyến thu gom ngày lẻ gồm: Tuyến 1 – KV1; Tuyến 2 – KV1; Tuyến 3 – KV1;Tuyến Cụm Công nghiệp; Tuyến 2 – KV3; Tuyến 3 – KV3; Tuyến 5 – KV3; Tuyến 6 –KV3

 Tổng thời gian làm việc thực tế của tất cả các tuyến thu gom trong ngày lẻ là 19,40h/ngày

 Thời gian cho phép xe ép rác hoạt động thu gom rác là từ 18:00 đến 6:00 sáng hômsau, tổng là 12h Thời gian làm việc thực tế 1 ca 8h Số xe ép rác cần dùng = 19,40 h /8h = 2,4 Chọn 3 xe ép rác Mỗi xe ép cần 2 công nhân (lái xe và phụ xe) Số côngnhân phục vụ xe ép rác cần thiết cho 1 ngày làm việc là 3 xe x 2 công nhân/xe x 1 ca =

6 công nhân

=> Số xe ép rác cần đầu tư để thu gom toàn bộ khối lượng rác tại khu vực là 3 xe 6 m 3

2.3.2 Phương án thu gom 2

2.3.2.1 Thu gom sơ cấp

KV1 và KV2:

+ CTR sinh hoạt: Rác thải phân loại tại nguồn Sử dụng 2 loại thùng thu gom rác 240 lit,

1 thùng xanh chứa rác hữu cơ, 1 thùng vàng chứa rác vô cơ và hữu cơ khó phân hủysinh học Công nhân đẩy các thùng đi thu gom rác ở các ngõ, phố, sau đó đưa cácthùng đầy tới điểm tập kết chờ xe ép rác tới vận chuyển rác Mỗi điểm tập kết gồmkhoảng 8-12 thùng (cả hữu cơ và vô cơ)

+ Phương tiện: Sử dụng thùng có dung tích V = 240 lít/thùng Hệ số đầy xe 0,85 Sốngười phục vụ: 1 người

Trang 30

KV3:

+ Hoạt động theo mô hình tổ thu gom Mỗi cụm dân cư hình thành một tổ thu gom Dođặc điểm khu dân cư không tập trung, tập quán làm nhà và sinh sống chủ yếu theo cáclàng bản, dọc theo hai bên đường đi của làng, bản Đường xá đi lại trong làng, bảnkhông đủ điều kiện đáp ứng cho các loại xe ép rác chuyên dùng có tải trọng lớn đến thugom rác Vì vâỵ cần xây dựng các điểm tập kết rác tại các vị trí thuận lợi và đủ điềukiện cho xe ép rác hoạt động Để thu gom rác từ các hộ dân, sử dụng loại xe ba gácđạp Loại xe này có ưu điểm là có thể vận chuyển rác từ các địa điểm cách xa nhau vềđiểm tập kết một cách dễ dàng, thể tích lớn hơn 1,5 đến 2 lần xe đẩy tay thông thường,

có thể tháo rời phần thân xe đạp và phần thùng, tiện lợi cho công tác nâng thùng lên xe

ép rác, rất thích hợp cho công tác thu gom rác tại các vùng nông thôn

+ Phương tiện: Xe ba gác đạp gồm 2 thùng rác được ghép với nhau theo tỷ lệ thể tích là6/4 Tổng dung tích 1000 lít Hệ số đầy xe: 0,85 Số người phục vụ: 1 người

Các thông số và công thức tính toán [16, tr 56-58]

+ Lượng rác cần thu gom trong ngày (Lượng rác tính vào thời điểm cuối năm 2025): R(kg/ngd)

+ Phần trăm rác thải hữu cơ: 60% Các loại rác thải khác (gọi chung vô cơ): 40%

+ Tỷ trọng rác:

+ Hệ số đầy xe: Hệ số kể đến xe phải sửa chữa:

+ Dung tích thùng xe hữu cơ/vô cơ:

+ Dung tích thùng xe ba gác hữu cơ :

+ Dung tích thùng xe ba gác vô cơ:

+ Dung tích xe ép rác hữu cơ/vô cơ:

+ Tỷ số đầm nén với rác hữu cơ là 1,8, với rác vô cơ là 1,5

+ Thời gian lưu rác: Tại KV 1: Tại KV 2, KV3: :

+ Công thức tính số thùng:

+ Với i là ký hiệu của khu dân cư của khu vực

+ Công thức tính số thùng làm đầy 1 xe ép rác:

+ Công thức tính số xe ép rác hữu cơ/vô cơ của KV:

Kết quả tính toán thu gom sơ cấp

Bảng 2.19: Kết quả tính toán số thùng thu gom sơ cấp – PA2

thu gom

Dung tíchthùng thu

Số thùnghữu cơ

Sốthùng

Trang 31

(ngày/lần) gom sơ cấp vô cơ

Trang 32

Bảng 2.20: Tính toán phương tiện thu gom sơ cấp – PA2

Sử dụng 1 loại xe ép rác Dongfeng

loại 6 m3 và 4 m3 Tỉ số nén: r = 1,8

đối với rác thải hữu cơ

Sử dụng xe ép rác Dongfeng loại 4,5m3 Tỉ lệ nén : r = 1,5 đối với rác thải

vô cơTần suất thu gom tại KV1 là 1 ngày 1

và lẻ của KV3 được sắp xếp tùy thuộc vào thời gian làm việc thực tế của từng tuyến,sao cho tổng thời gian làm việc thực tế của tất cả các khu vực đồng đều nhau)

=> Vậy, sắp xếp lịch thu gom sơ bộ như sau:

+ Ngày chẵn: Chọn số chuyến xe ép rác tại KV1 và cụm công nghiệp là 3 chuyến; sốchuyến xe ép rác tại KV2 là 1 chuyến; số chuyến xe ép rác tại KV3 là 2 chuyến Tổng

số chuyến xe vào ngày chẵn là 6 chuyến/ngày

Trang 33

+ Ngày lẻ: Chọn số chuyến xe ép rác tại KV1 và cụm công nghiệp là 3 chuyến; sốchuyến xe ép rác tại KV2 là 0 chuyến; số chuyến xe ép rác tại KV3 là 5 chuyến Tổng

số chuyến xe vào ngày lẻ là 8 chuyến/ngày

Vạch tuyến mạng lưới thu gom: Vạch tuyến mạng lưới thu gom bằng xe ép rác được

thể hiện trên bản đồ

Công thức tính toán: Thời gian yêu cầu cho một chuyến xe ép rác với hình thức xe

thùng cố định (Xem lại mục 2.3.1.2 Thu gom thứ cấp)

Kết quả tính toán thu gom thứ cấp rác hữu cơ:

Bảng 2.21: Thống kê thông số tính toán các tuyến thu gom rác hữu cơ – PA2

K/c từBCL đếntrạm điềuvận (m)

Trạmđiều vậnđến điểmđầu tiên

K/c từđiểm cuốiđến BCL(m)

Sốthùng

Sốđiểmtậpkết

T lấytải (h) T chuyênchở (h) T bãi (h) cầu (h)T yêu

T làmviệc thựctế

Trang 34

• Thu gom ngày chẵn:

 Các tuyến thu gom ngày chẵn gồm: Tuyến 1 – KV1; Tuyến 2 – KV1; Tuyến 3 –KV1+ Cụm công nghiệp ; Tuyến 1 – KV2, Tuyến 2 – KV3, Tuyến 7 – KV3

 Tổng thời gian làm việc thực tế của KV1 là 11,84 h/ngày Thời gian làm việc thực

• Thu gom ngày lẻ:

 Các tuyến thu gom ngày lẻ gồm: Tuyến 1 – KV1; Tuyến 2 – KV1; Tuyến 3 –KV1+Cụm Công nghiệp; Tuyến 1 – KV3; Tuyến 3 – KV3; Tuyến 4 – KV3; Tuyến 5 –KV3; Tuyến 6 – KV3

 Tổng thời gian làm việc thực tế của KV1 là 11,84 h/ngày Thời gian làm việc thực

tế 1 ca 8h Số xe ép rác cần dùng 11,84 h / 8h = 1,5 Loại xe ép rác 6m3 Chọn 2 xe éprác Mỗi xe ép cần 2 công nhân (lái xe và phụ xe) Số công nhân phục vụ xe ép rác cầnthiết cho 1 ngày làm việc là 3 xe x 2 công nhân/xe x 1 ca = 6 công nhân

 Tổng thời gian làm việc thực tế của KV2 và KV3 là 6,15 h/ngày Thời gian làmviệc thực tế 1 ca 8h Số xe ép rác cần dùng = 6,15 h/8h = 0,7 Loại xe ép rác 4m3 Chọn

1 xe ép rác Mỗi xe ép cần 2 công nhân (lái xe và phụ xe) Số công nhân phục vụ xe éprác cần thiết cho 1 ngày làm việc là 3 xe x 2 công nhân/xe x 1 ca = 6 công nhân

Trang 35

=> Số xe cần đầu tư để thu gom rác hữu cơ là 2 xe 6 m 3 và 1 xe 4 m 3

Kết quả tính toán thu gom thứ cấp rác vô cơ:

Bảng 2.23: Thống kê thông số tính toán các tuyến thu gom rác vô cơ thứ cấp – PA2

Khu

vực

K/c TBgiữa cácđiểm thugom (m)

K/c từBCL đếntrạm điềuvận (m)

Trạmđiều vậnđến điểmđầu tiên

K/c từđiểm cuốiđến BCL(m)

Sốthùng

Sốđiểmtậpkết

T lấytải (h) T chuyênchở (h) T bãi (h) cầu (h)T yêu T thực tế(h)

Trang 36

 Các tuyến thu gom ngày lẻ gồm: Tuyến 1 – KV1; Tuyến 2 – KV1; Tuyến

3 – KV1+Cụm Công nghiệp; Tuyến 1 – KV2; Tuyến 4 – KV3; Tuyến 5 – KV3;

 Tổng thời gian làm việc thực tế của tất cả các tuyến thu gom trong ngày chẵn là 15,41 h/ngày

 Thời gian cho phép xe ép rác hoạt động thu gom rác là từ 18:00 đến 6:00 sáng hôm sau Thời gian làm việc thực tế 1 ca 8h Số xe ép rác cần dùng 15,41 h / 8h = 1,9 Chọn 2 xe ép rác Mỗi xe ép cần 2 công nhân (lái xe vàphụ xe) Số công nhân phục vụ xe ép rác cần thiết cho 1 ngày làm việc là 2

xe x 2 công nhân/xe x 1 ca = 4 công nhân

• Thu gom ngày lẻ:

 Các tuyến thu gom ngày lẻ gồm: Tuyến 1 – KV1; Tuyến 2 – KV1; Tuyến

3 – KV1+ Cụm Công nghiệp; Tuyến 1 – KV3; Tuyến 2 – KV3; Tuyến 3 – KV3;

 Tổng thời gian làm việc thực tế của tất cả các tuyến thu gom trong ngày lẻ

là 15,40 h/ngày

 Thời gian cho phép xe ép rác hoạt động thu gom rác là từ 18:00 đến 6:00 sáng hôm sau Thời gian làm việc thực tế 1 ca 8h Số xe ép rác cần dùng 15,40 h /8h = 1,9 Chọn 2 xe ép rác Mỗi xe ép cần 2 công nhân (lái xe và phụ xe) Số công nhân phục vụ xe ép rác cần thiết cho 1 ngày làm việc là 2xe x 2 công nhân/xe x 1 ca = 4công nhân

=> Số xe ép rác cần đầu tư để thu gom rác vô cơ tại khu vực là 2 xe 4 m 3

CHẤT THẢI RẮN 3.1 Đề xuất phương án xử lý

3.1.1 Đề xuất phương án xử lý CTR 1

Trang 37

Hình 3 1: Sơ đồ phương án xử lý 1 (Kết hợp phương án thu gom 1)

Rác thải tập trung về khu tập kết rác của nhà máy được phân loại làm 2 khu vực,khu vực chứa CTR thông thường và khu vực CTR nguy hại Đối với CTR thôngthường, tiến hành phân loại và xử lý theo 3 hướng Rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinhhọc được phân loại và ủ Compost, một phần mùn hữu cơ sau khi ủ không đạt tiêuchuẩn làm phân compost thành phẩm thì được đưa đến bãi chôn lấp hợp vệ sinh Rácthải khó phân hủy có thể tái chế được thu gom và tái chế, tái sử dụng Rác thải khóphân hủy còn lại được thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh CTNH được thu gom và xử lý bằng phương pháp thiêu đốt Tro cặn xử lý bằngphương pháp chôn lấp theo quy định về chôn lấp rác thải nguy hại

Phần mùn không đạt

Trang 38

Xe chở CTR khó phân hủy sinh học

Rác hữu cơ dễ phân hủy Ủ compost

Thiêu đốt

3.1.2 Đề xuất phương án xử lý CTR 2

Hình 3 2: Sơ đồ phương án xử lý 2 (Kết hợp phương án thu gom 2)

Rác thải tập trung về nhà máy được phân làm 2 khu vực, khu vực chứa CTRthông thường và khu vực CTR nguy hại

Đối với CTR thông thường, đã được phân loại tại nguồn, khi đưa vào nhà máyđược phân chia khu vực và xử lý theo 3 hướng Rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh họcđược xử lý ủ Compost, một phần mùn hữu cơ sau khi ủ không đạt tiêu chuẩn làm phâncompost thành phẩm thì được đưa đến khu vực thiêu đốt Rác thải khó phân hủy có thểtái chế được thu gom và tái chế, tái sử dụng Rác thải khó phân hủy còn lại xử lý bằngphương pháp thiêu đốt, tro cặn xử lý bằng phương pháp chôn lấp theo quy định vềchôn lấp rác thải nguy hại

CTNH xử lý bằng phương pháp thiêu đốt Tro cặn xử lý bằng phương pháp chônlấp theo quy định về chôn lấp rác thải nguy hại

Phầnmùnkhôngđạt Phân compost

Trang 39

3.2 Tính toán thiết kế phương án xử lý

3.2.1 Tính toán thiết kế phương án xử lý CTR 1

3.2.1.1 Tính toán khu tiếp nhận rác ban đầu

Tổng lượng rác thu gom được trong 1 ngày về nhà máy (lấy ở cuối năm 2025):39.614,7 kg/ngđ Tỷ trọng rác là 400 kg/m3 Tuy nhiên, để đảm bảo lúc nào nhà máycũng có nguyên liệu để hoạt động hay là các khoảng thời gian cần cho việc duy tu sửachữa máy móc thiết bị làm lượng CTR vận chuyển về sẽ tồn đọng lại Vì vậy, khu tiếpnhận được thiết kế có thể lưu rác trong 2 ngày, do đó công suất của khu tiếp nhận:

Chọn công suất thiết kế

Khối lượng riêng của rác thải hữu cơ là 400 kg/m3, thể tích khu tiếp nhận:

Chọn chiều cao rác có thể đạt được trong khu tiếp nhận tối đa là h = 3 m

Hệ số tính đến sự thay đổi độ cao của đống rác Chọn

Diện tích cần thiết của khu tiếp nhận là:

Chọn

Kích thước khu tiếp nhận được thiết kế:

Khu tiếp nhận được xây dựng có mái che bằng tôn trên có gắn các quạt thông gió

tự nhiên, có tường bao xung quanh

3.2.1.2 Tính toán khu phân loại rác

Khi vào khu xử lý, xe qua trạm cân điện tử để ghi lại khối lượng CTR hàng ngày,sau đó đổ CTR trên sàn của khu vực phân loại, tại đây công nhân tiến hành phân loạimột phần các chất thải vô cơ có kích thước lớn Sau đó, CTR từ sàn được đưa lên băngchuyền, công nhân đứng hai bên dùng tay phân loại thành nhiều thành phần và chứachúng vào các ngăn chứa riêng biệt nằm phía dưới Bao gồm 5 ngăn, ngăn 1 chứa chấttrơ đem đi chôn lấp, ngăn 2 chứa kim loại tái chế, ngăn 3 chứ túi nilong và nhựa dẻo táichế, ngăn 4 là giấy, bìa carton tái chế, ngăn 5 chứa CTNH Sau băng tải phân loại, rácđược đưa vào máy xé và làm tơi rác để đi vào các công đoạn phân loại tiếp theo

Trang 40

Rác được đưa vào máy tuyển gió thông qua băng tải dẫn vào máy tuyển gió đểtách rác có khối lượng và kích thước lớn ra và nó có thể tách các loại phế thải có thểtái chế với các loại rác hữu cơ sau khi đã được phân loại bằng tay Sau máy tuyển gió

là hai băng tải hứng rác, một băng tải dẫn hỗn hợp nhẹ được tách ra khỏi hỗn họp rácchủ yếu là túi nilong, nhựa, vỏ lon, và các vật liệu nhẹ khác, một băng tải dẫn hỗn hợpnặng tiếp tục dẫn tới sàng lồng gồm chủ yếu là thành phần chất hữu cơ, các loại đất,sỏi, vụn kim loại, Tại sàng lồng, các thành phần đất, cát được tách ra khỏi hỗn hợp.Lắp đặt thiết bị hứng đất cát bên dưới sàng lồng Hỗn hợp rác còn lại đi qua băngchuyền phân loại bằng tay 1 lần nữa, hỗn hợp còn lại chủ yếu là rác hữu cơ, vụn chấtthải vô cơ, vụn kim loại, chưa hỗn hợp này được đưa đến máy tuyển từ để tách cáckim loại ra khỏi hỗn hợp hữu cơ Thành phần rác hữu cơ trên băng chuyền trước khidẫn đến nhà đảo trộn được cắt nhỏ bằng máy cắt rác

Thiết kế khu phân loại kết hợp với khu tiếp nhận rác ban đầu, cần có không gian

để đặt băng tải và các máy móc trong dây chuyền phân loại nên chọn diện tích bằng

2 lần diện tích khu tiếp nhận rác ban đầu

Kích thước thiết kế nhà tiếp nhận rác ban đầu và phân loại rác:

Trong thành phần rác thải đưa đến các bãi chôn lấp, thành phần rác có thể sửdụng làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ rất cao từ 54 - 70%; tiếp theo là thành phần

có thể tái chế 8 - 15%; CTNH bị thải lẫn vào chất thải sinh hoạt nhỏ hơn 1% [1]

Giả sử thành phần rác hữu cơ có thể đem ủ chiếm 60%, thành phần tái chế chiếm10% và thành phần CTNH chiếm 1%, còn lại 29% lượng chất trơ đem đi chôn lấp.Hiệu suất ủ phân compost đạt 70%, 30 % còn lại đem chôn lấp

Bảng 3 1: Thành phần rác sau phân loại và phương án xử lý 1

CTR trơ đemchôn lấp(kg/ngày)

CTR nguy hại(kg/ngày)

Tổng lượng CTRthông thường thugom (kg/ngày)

Ngày đăng: 26/05/2016, 00:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w