1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận báo chí đề tài Thực trạng nguồn nhân lực trong cơ quan báo chí

23 613 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 152,5 KB

Nội dung

2.Mục đích nghiên cứu đề tài thực trạng nguồn nhân lực trong cơ quan báo chí:Mục đích của đề tài này là nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề nguồn nhân lực. Hiểu rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban và vị trí công tác của từng cán bộ, phóng viên trong cơ quan báo chí. Hệ thống lại kiến thức về chuyên ngành đã học đồng thời định hướng cho những người làm báo nói chung, những sinh viên đang theo học chuyên ngành báo chí nói riêng có được nhận thức về vấn đề nguồn nhân lực trong cơ quan báo chí. Thông qua kết quả nghiên cứu hy vọng rằng những giải pháp mà tôi nêu trong tiểu luận này sẽ có thể ứng dụng trong việc nâng cao chất lượng nguồn năng lực trong báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần. Đặt cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống báo chí nước nhà trong tương lai gần. Ngoài ra, qua việc nghiên cứu đề tài này tôi sẽ rút ra được những hiểu biết cho bản thân về vấn đề nguồn nhân lực trong báo chí, tránh được sự bỡ ngỡ trong quá trình thực tiễn sau này.3.Phương pháp nghiên cứu:Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài thực trạng nguồn nhân lực tại báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: So sánh, phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…4.Phạm vị nghiên cứu:Nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực tại báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần trong thời gian thực tập (Từ ngày 10102011 đến ngày 03122011).5.Nội dung nghiên cứu:Tiểu luận của tôi tập trung nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực của báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần. Bên cạnh đó tôi cũng nêu ra quan niệm và đặc điểm nguồn nhân lực báo chí. Từ đó đi đến phân loại nguồn nhân lực trong cơ quan báo chí. Nêu ra những nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại trong cơ cấu nguồn nhân lực, đề ra những giải pháp mang tính bổ khuyết, thiết thực nhất cho nguồn nhân lực tại báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần.6.Kết cấu tiểu luận: Gồm ba phầnMở đầuNêu lý do chọn đề tài, mục đích, phạm vi nghiên cứu.Nội dung: Gồm hai chươngChương I: Cơ sở lý luận chung về nguồn nhân lực.Chương II: Vấn đề nguồn nhân lực tại báo Bảo vệ pháp luật cuối tuần. Thực trạng và giải pháp.Chương III: Một số giải pháp nâng cao nguồn nhân lực tại báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần.Kết luận

Trang 1

Báo chí hiện nay đã không ngừng thay đổi, phát triển cả chất và lượng để đáp ứngkịp nhu cầu thông tin của cho công chúng với các loại hình cơ bản: Báo in, phát thanh -truyền hình, báo điện tử Tuy nhiên để nâng cao chất lượng báo chí nước ta, đáp ứng đòihỏi của tình hình mới thì nhân tố quyết định là nguồn nhân lực cho cơ quan báo chí Vìvậy, đòi hỏi báo chí Việt Nam phải đổi mới toàn diện, nhất là các vấn đề về nguồn nhânlực của cơ quan báo chí Đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên…Cần phải nângcao trình độ năng lực, phẩm chất chính trị, luôn phấn đấu vì mục tiêu lý tưởng của Đảng,phục vụ nhân dân Là cầu nối giữa Đảng – Nhà nước – Với quần chúng nhân dân Nhưng

để biết và hiểu được nguồn nhân lực trong mỗi cơ quan báo chí có vai trò, nhiệm vụ, trình

độ năng lực phẩm chất chính trị như thế nào thì đòi hỏi mỗi chúng ta phải tự tìm tòi,nghiên cứu, đi sâu vào thực tế, tự mình quan sát, đánh giá, để có cái nhìn tổng quát nhất về

hệ thống nguồn nhân lực trong mỗi cơ quan báo chí ở nước ta Nghiên cứu, tìm hiểu nguồnnhân lực trong cơ quan báo chí có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết và nhậnthức của mọi sinh viên đang theo học chuyên ngành báo chí Nó giúp cho sinh viên có thểthích nghi nhanh chóng với hoạt động tác nghiệp sau này

Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Thực trạng nguồn nhân lực trong cơ quan báo chí”

để làm tiểu luận tốt nghiệp của mình Hy vọng rằng tiểu luận của tôi sẽ góp phần bổ sung ýkiến để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của cơ quan báo chí nói chung và của báo Bảo

vệ Pháp luật cuối tuần nói riêng

2.Mục đích nghiên cứu đề tài:

Mục đích của đề tài này là nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề nguồn nhânlực Hiểu rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban và vị trí công tác của từngcán bộ, phóng viên trong cơ quan báo chí Hệ thống lại kiến thức về chuyên ngành đã họcđồng thời định hướng cho những người làm báo nói chung, những sinh viên đang theo học

Trang 2

Kho¸ 6

chuyên ngành báo chí nói riêng có được nhận thức về vấn đề nguồn nhân lực trong cơ quanbáo chí Thông qua kết quả nghiên cứu hy vọng rằng những giải pháp mà tôi nêu trong tiểuluận này sẽ có thể ứng dụng trong việc nâng cao chất lượng nguồn năng lực trong báo Bảo

vệ Pháp luật cuối tuần Đặt cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lựccho hệ thống báo chí nước nhà trong tương lai gần Ngoài ra, qua việc nghiên cứu đề tàinày tôi sẽ rút ra được những hiểu biết cho bản thân về vấn đề nguồn nhân lực trong báochí, tránh được sự bỡ ngỡ trong quá trình thực tiễn sau này

3.Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài thực trạng nguồn nhân lực tại báo Bảo

vệ Pháp luật cuối tuần, tôi đã sử dụng các phương pháp sau: So sánh, phân tích, tổng hợp,quy nạp, diễn dịch…

4.Phạm vị nghiên cứu:

Nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực tại báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần trong thờigian thực tập (Từ ngày 10/10/2011 đến ngày 03/12/2011)

5.Nội dung nghiên cứu:

Tiểu luận của tôi tập trung nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực của báo Bảo vệ Phápluật cuối tuần Bên cạnh đó tôi cũng nêu ra quan niệm và đặc điểm nguồn nhân lực báo chí

Từ đó đi đến phân loại nguồn nhân lực trong cơ quan báo chí Nêu ra những nguyên nhân,hạn chế còn tồn tại trong cơ cấu nguồn nhân lực, đề ra những giải pháp mang tính bổkhuyết, thiết thực nhất cho nguồn nhân lực tại báo Bảo vệ Pháp luật cuối tuần

6.Kết cấu tiểu luận: Gồm ba phần

Nêu lý do chọn đề tài, mục đích, phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Gồm hai chương

Chương I: Cơ sở lý luận chung về nguồn nhân lực

Chương II: Vấn đề nguồn nhân lực tại báo Bảo vệ pháp luật cuối tuần Thực trạng

Trang 3

Kho¸ 6

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

1.1.Quan niệm nguồn nhân lực và nguồn nhân lực báo chí.

1.1.1 Quan niệm nguồn nhân lực.

Hiện nay có nhiều khái niệm về nguồn lực con người Theo ( Giáo trình Chủ nghĩa

xã hội khoa học) thì nguồn nhân lực người là tổng thể các yếu tố thuộc về con người như :

đạo đức, tri thức, năng lực, chức vụ tạo nên khả năng của con người, cộng đồng người

Có thể sử dụng và phát huy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Còn

theo (Beng, Fischer & Dornhusch, 1995) thì nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ

chuyên môn mà con người tích lũy được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai

Nguồn nhân lực, theo GS Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của

một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó

Quan niệm của chủ nghĩa Mac-Lê Nin về nguồn nhân lực.

Nguồn lực là tổng thể các yếu tố thuộc về vật chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất,trình độ học vấn, nhận thức xã hội…tạo thành năng lực của con người, của cộng đồngngười có thể sử dụng và phát huy trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước Nguồnnhân lực con người bằng một số lượng nguồn nhân lực cộng với chất lượng nguồn nhânlực Số lượng nguồn nhân lực xác định trên quy mô dân số, cơ cấu độ tuổi, sự tiếp nối cácthế hệ giới tính và phân bố dân cư, ở các vùng miền đất nước, giữa các ngành kinh tế, cáclĩnh vực đời sống xã hội Yếu tố quyết định nguồn nhân lực con người là phẩm chất đạođức và trình độ học vấn vì nó nói lên mức độ trưởng thành của con người quyết địnhphương pháp tư duy nhân cách lối sống của con người

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nguồn nhân lực.

Hồ Chí Minh coi con người là vốn quý Muốn xây dựng CNXH trước hết phải cócon người XHCN Tiêu chuẩn của con người XHCN là phải có tư tưởng XHCN mình vìmọi người và mọi người vì mình có ý thức và khả năng làm chủ, có đạo đức lối sốngXHCN, lao động có kỷ luật, có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh, phẩm giá, khả năng vươnlên chân thiện mỹ của con người

1.1.2 Quan niệm nguồn nhân lực báo chí.

Từ những quan niệm về nguồn nhân lực nói trên, chúng ta có thể hiểu nguồn nhânlực báo chí là những người có đạo đức, phẩm chất, trình độ học vấn, nhận thức xã hội, hiểu

Trang 4

Kho¸ 6

biết chính trị của những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí Họ lao động bằng việcsáng tạo ra các tác phẩm báo chí nhằm phục vụ cho nhu cầu thông tin của công chúng.Định hướng thông tin giúp dư luận hiểu đúng hơn bản chất của sự kiện

1.2 Đặc điểm nguồn nhân lực trong cơ quan báo chí.

1.2.1 Về nhận thức, trình độ chính trị.

Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên phải được đào tạo qua các lớp sơ cấp,trung cấp, cao cấp về chính trị Bởi làm báo cũng là làm chính trị, mỗi nhà báo là mộtchiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa, tư tưởng Có vai trò định hướng tư tưởng chocông chúng để tạo ra sự thống nhất và ổn định chính trị - xã hội góp phần xây dựng bảo vệ

Tổ quốc Vì vậy, trước hết nhà báo phải nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách phápluật của Đảng và Nhà nước Có lập trường vững vàng, trung thành với lý tưởng độc lập vàchủ nghĩa xã hội, đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và nhân dân

1.2.2 Về đạo đức, phẩm chất.

Nhà báo không thể không có đạo đức nghề nghiệp nếu như chưa có những phẩmchất tối thiểu của đạo đức làm người Đó là biết sống có ích, nhân ái, yêu nước, hiếu thảo,trung thực…Đó là nền tảng để xây dựng nên đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Đạođức của người làm báo thể hiện ở hoạt động nghiệp vụ Nhà báo phải đảm bảo tính kháchquan chân thực, chính xác, có trách nhiệm xã hội, phải là nhân chứng tin cậy của lịch sử

Có phẩm chất, lập trường chính trị vững vàng Thường xuyên học tập chính trị, nâng caonhận thức tư tưởng, nắm vững và tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhànước, bảo vệ bí mật quốc gia, bảo đảm “tính quần chúng và tinh thần chiến đấu” trong hoạtđộng báo chí của mình Luôn rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp Tôntrọng sự thật, trung thực, không sợ hãi trước những thế lực xấu Vững vàng đứng trên lậptrường của giai cấp công nhân Nhà báo luôn phải giữ phẩm chất trong sáng, không vụ lợi,không lợi dụng uy tín nghề nghiệp để trục lợi

Trong thời gian vừa qua đã có không ít những kẻ giả danh nhà báo và cũng có nhàbáo đã vi phạm vào đạo đức nghề báo đã được phơi bày và phải trả giá cho những hànhđộng sai trái của mình Như trường hợp của phóng viên Nguyễn Đức Hiển, phó tổng thư

ký tòa soạn báo Pháp Luật TP Hồ Chí Minh – Người đã từng bị tước thẻ nhà báo vì nhữngsai phạm trong quá trình tác nghiệp báo chí đã viết bài chỉ theo lời kể lại của người trongcuộc cáo buộc một đồng nghiệp ở báo Đời sống & Pháp luật câu kết cùng một giảng viênĐại Học Sư Phạm Huế tống tiền cảnh sát giao thông Biên tập Viên Lê Bình đã văng lờikhiếm nhã trên bản tin tài chính kinh doanh phát sóng lúc 7h sáng ngày 6 tháng 4, hay vụthông tin sai sự thật, không kiểm nghiệm rõ nguồn tin về vụ “Lượm” trong chương trìnhNgười xây tổ ấm… Tất cả là hồi chuông báo động cho làng báo chí nước nhà về vấn đề

Trang 5

Kho¸ 6

đạo đức, phẩm chất của người làm báo Chúng ta đang cần nhiều hơn nữa những phongtrào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – Một nhà báo lỗi lạc,một cây bút sắc bén của báo chí cách mạng, của dân tộc Việt Nam

1.2.3 Về năng lực chuyên môn.

Chuyên môn về lĩnh vực phụ trách: Mỗi cán bộ phóng viên được phân công phụ trách

mảng đề tài nào thì nhất thiết phải có hiểu biết sâu rộng về mảng đề tài đó, lĩnh vực đó.Một số phóng viên hiện nay thường xông pha viết nhiều mảng đề tài chứ không cố địnhmột lĩnh vực nào cụ thể Như vậy, với mỗi một mảng đề tài mà họ theo viết thì họ cần phảitìm hiểu, trau dồi, nghiên cứu kỹ mọi vấn đề của đề tài đó trước khi nhập cuộc Phóng viênphụ trách chuyên mục Pháp luật thì phải am hiểu về luật pháp Để từ đó mới có thể vậndụng viết tin, bài liên quan đến pháp luật một cách đúng đắn, chính xác, góp phần giúp cơquan chức năng xử lý đúng người, đúng tội Phóng viên phụ trách chuyên mục văn hóa thìphải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực văn hóa, trên cơ sở đó mới có thể sáng tạo đượcnhững tác phẩm báo chí hay, chất lượng để phục vụ cho nhu cầu của công chúng…

Chuyên môn về nghiệp vụ báo chí: Đã là nhà báo thì phải có chuyên môn về nghiệp vụ

báo chí, tuy nhiên không phải cứ là nhà báo thì phải tốt nghiệp chuyên ngành báo chí Hiệnnay, qua khảo sát sơ bộ trình độ nghiệp vụ của các phóng viên, biên tập viên đang công táctại các cơ quan báo chí trên toàn quốc, số phóng viên có trình độ chuyên môn về báo chísau khi ra trường chỉ chiếm khoảng gần 30%, số còn lại là tốt nghiệp ở các chuyên ngànhkhác Các lĩnh vực chuyên sâu như kỹ năng viết về các vấn đề cấp thiết của xã hội như môitrường, an toàn giao thông, kinh tế, thông tin kỳ họp Quốc hội…Đòi hỏi cán bộ, phóngviên phải có chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng viết báo cao Việc thiếu kỹ năng viết báo nóichung và viết về các chủ đề cấp thiết trong xã hội của phóng viên dẫn đến thông tin thiếuchính xác và đôi khi sai sự thật, tất yếu xảy ra những sai phạm đáng tiếc, ảnh hưởng khôngnhỏ đến chất lượng thông tin của báo chí Việt Nam Việc luôn cập nhật các kiến thức mới,luôn được bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên là nhu cầu rất lớn của đội ngũ nhà báo ViệtNam và là một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo sự chính xác của thông tin

Chuyên môn về kỹ thuật: Mỗi cán bộ, phóng viên dù ít hay nhiều cũng phải có chuyên

môn về kỹ thuật trong loại hình báo chí mình đang công tác Như trong phát thanh thì phải

có chuyên môn về cách sử dụng bàn trộn, mic, xử lý âm thanh, cách chọn nhạc cho phùhợp với chương trình Trong truyền hình thì phải am hiểu về bố cục hình ảnh, góc quay,cách sử dụng ánh sáng trong tự nhiên…Trong báo in thì phải cách trình bày như thế nàocho hợp lý, cách dùng ảnh và số lượng ảnh trong tin, bài, số báo đó như thế nào cho phùhợp Với báo mạng điện tử thì ngoài những hiểu biết trên còn phải học hỏi cách trình bày,

Trang 6

Kho¸ 6

thiết kế trang báo sao cho gọn, đẹp, thuận tiện cho người truy cập, am hiểu về vấn đề anninh mạng để từ đó phòng tránh những tin tặc đột nhập và tấn công trang báo

1.2.4 Hiểu biết về xã hội.

Nghề báo là nghề của nhiều nghề, liên quan đến mọi mặt, mọi đối tượng của đờisống xã hội Mặt khác hoạt động báo chí gắn liền với quyền lực Dù không phải cơ quanquyền lực, nhưng báo chí ở nước ta là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chínhtrị, xã hội, là diễn đàn của nhân dân Nên toàn bộ hoạt động sáng tạo ra tác phẩm báo chíđều mang ý nghĩa đại diện cho ý chí và quyền lợi của nhân dân Mọi thông tin của nhà báo

và báo chí tác động vào tiến trình phát triển xã hội, đều được đảm bảo bằng sức mạnh của

dư luận xã hội Trong sự nghiệp đổi mới, báo chí nước ta có vai trò và uy tín lớn trong xãhội, lại được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ tham gia giám sát và phản biện xã hội Vìvậy, nhà báo phải không ngừng học hỏi, trau dồi, tự nghiên cứu và tích lũy kiến thức chomình về các vấn đề xã hội để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

1.3.Phân loại nguồn nhân lực cơ quan báo chí.

1.3.1 Phân loại theo căn cứ theo loại hình báo chí.

Nguồn nhân lực trong cơ quan báo chí nói chung cơ bản là giống nhau Tuy nhiên,

do đặc thù của từng loại hình báo chí có vai trò và chức năng riêng nên yêu cầu nguồnnhân lực cho loại hình đó sẽ khác nhau về chuyên môn nghiệp vụ Về số lượng nhiều hay ítthì căn cứ theo mức độ công việc của từng cơ quan báo chí Số lượng nguồn nhân lực trongbáo nguyệt san, bán nguyệt san sẽ khác với số lượng nguồn nhân lực trong tạp chí…

1.3.1.1.Nguồn nhân lực trong báo in:

Nguồn nhân lực trong báo in không yêu cầu quá cao về giọng nói hay ngoại hìnhnhư hai loại hình báo Phát Thanh, Truyền Hình Yêu cầu chung của phóng viên là ngoàikhả năng viết tin, bài tốt còn phải biết sử dụng thành thạo các trang thiết bị trong tácnghiệp như máy ghi âm, máy ảnh, máy quay Ngày nay, trước sự hỗ trợ về trang thiết bịnhư máy ghi âm thì phóng viên báo in vẫn không thể thiếu bên mình quyển sổ ghi chép vàcây bút để họ có thể ghi lại những chi tiết mà máy ghi âm không thể làm được đó là sựquan sát của họ Vì vậy, với phóng viên báo in thì yêu cầu nhớ thông tin nhanh, chính xác

là vô cùng quan trọng Ngôn ngữ của báo in là chữ viết vì vậy phóng viên báo in phải lànhững người có vốn từ phong phú, biết sử dụng ngôn từ sắc sảo, cô đọng mà vẫn truyềnđạt đủ nội dung thông tin đến công chúng một cách tốt nhất Nói như thế không có nghĩa lànhững phóng viên báo hình, báo nói, báo mạng điện tử thì không cần vốn từ phong phú mà

cơ bản là phóng viên ở loại hình nào thì phải mạnh ở chuyên môn của loại hình đó Ở báohình thì phải mạnh ở quay phim, tư duy hình ảnh, kỹ sảo hình ảnh Ở báo nói thì thì phảimạnh ở cách sử dụng âm nhạc, giọng đọc…

Trang 7

Kho¸ 6

1.3.1.2.Nguồn nhân lực trong Phát Thanh – Truyền Hình:

Trong phát thanh, đặc thù là lời nói “một người nói cho triệu người nghe” nên yêucầu của phát thanh đề ra ban đầu là chất giọng Bởi hiện nay xu hướng 3 trong 1 (Phóngviên, biên tập, phát thanh viên) đang ngày càng trở nên phổ biến Nghĩa là một phóng viên

đi viết tin, bài về tự chỉnh sửa tin, bài của mình rồi tự thể hiện trên sóng sẽ sinh động vàhay hơn rất nhiều so với việc đưa cho một phát thanh viên đọc Bởi cho dù phát thanh viên

có giọng tốt bao nhiêu thì cũng thể thể hiện tin bài đó một cách sống động, có hồn nhưchính tác giả của bài viết Biết sử dụng ngôn ngữ nói trên sóng là điều không thể thiếu

Yêu cầu đầu tiên của truyền hình là ngoại hình Bởi hình ảnh là ngôn ngữ củatruyền hình Truyền hình không thể chọn 1 người không “ăn hình” để lên hình cho mộtchương trình truyền hình Hiện nay, ở nước ta truyền hình đang lên ngôi, bởi vậy việctuyển dụng nguồn nhân lực trong truyền hình cũng trở nên ngày càng khắt khe hơn Khôngchỉ yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, sự nhanh nhạy trong cách xử lý tình huống, cách sửdụng ngôn ngữ cơ thể, biểu cảm trên khuôn mặt, nhạy bén trước thông tin như những loạihình báo chí khác mà ngoại hình cũng được đánh giá cao trong công tác tuyển dụng

1.3.1.3.Nguồn nhân lực trong báo mạng điện tử:

Do đặc thù của công việc nên yêu cầu về nguồn nhân lực trong báo mạng điện tửcũng nhiều hơn Bởi do mức độ cập nhật thông tin trên báo mạng điện tử là liên tục, phiđịnh kỳ Nguồn nhân lực trong báo mạng điện tử không những yêu cầu về độ tuổi trẻ, năngđộng mà còn yêu cầu về khả năng nhạy bén trước thông tin cao hơn cả so với báo nói vàbáo viết Báo mạng điện tử luôn cần những người am hiểu về kỹ thuật, sử dụng máy tínhthành thạo Bởi sự ra đời của máy tính và mạng là khởi nguồn cho sự ra đời của báo mạngđiện tử

1.3.2.Phân loại theo căn cứ theo tính chất (đặc trưng) lao động.

1.3.2.1.Lãnh đạo quản lý: Tổng biên tập (giám đốc) và các Phó tổng biên tập (Phó giám

đốc)

+ Tổng biên tập: Là người giữ vai trò quan trọng trong cơ quan báo chí, là người

trực tiếp lên kế hoạch, tổ chức tin bài cho phóng viên, cộng tác viên Chính vì vậy yêu càuđối với tổng biên tập trong cơ quan báo chí là : Tổng biên tập là người phải có phẩm chất

tư tưởng chính trị vững vàng, người có chuyên mon nghiệp vụ, là người Việt Nam Là chủtài khoản, là chủ tịch hội đồng thi đua khen thưởng kỷ luật Là người có quan hệ rộng rãivới chính quyền và các tổ chức xã hội, là người nhạy cảm, có khả năng phán đoán các tìnhhuống Đồng thời là nhà quản trị kinh doanh kinh tế giỏi Cần phải nghiên cứu nắm vữngđường lối, chính sách, tình hình thực tế, đầu mối công tác Xây dựng chương trình, kếhoạch đưa tin, gợi ý chủ đề cho phóng viên, tổ chức mạng lưới công tác viên, thông tin

Trang 8

Kho¸ 6

viên Tham gia làm phóng viên chuyên ngành, chuyên đề, tham gia vào tổ chức phóng viênmũi nhọn của cơ quan báo chí Phải thường xuyên kiểm tra, giám sát, động viên đội ngũphóng viên, biên tập viên Thường xuyên rút kinh nghiệm về nghiệp vụ, tổ chức sinh hoạtcâu lạc bộ, tổ chức các cuộc thi sáng tác về đề tài, thể loại khác nhau Để từ đó phát hiện racác nhân tài và lựa chọn những tin bài hay Tổ chức các lớp học chuyên môn, chuyên đềcho các cộng tác viên, thông tin viên để nâng cao trình độ nhận thức, trình độ nghiệp vụ

+ Phó tổng biên tập (Phó tổng giám đốc, phó giám đốc): Phó tổng biên tập một

chức danh lãnh đạo do cơ quan chủ quản bổ nhiệm trên cơ sở đề đạt của tổng biên tập vàđược sự đồng ý bằng văn bản của các cơ quan chỉ đạo và quản lý nhà nước về báo chí Phótổng biên tập là trợ thủ đắc lực của tổng biên tập, có vai trò nhất định trong tòa soạn Doyêu cầu của công việc nên phó biên tập nếu trưởng thành từ phóng viên, biên tập viên, phó,trưởng phòng, ủy viên bộ (ban) biên tập sẽ thuận lợi rất nhiều trong công việc Và vì thế,phó tổng biên tập cũng là người có phẩm chất chính trị, tư tưởng trình độ chuyên mônnghiệp vụ cao, là nhà quản lý tốt và có quan hệ rộng rãi với Đảng, Nhà nước và nhân dân

1.3.2.2 Thư ký tòa soạn: Là một trong những người giỏi về nghệ thuật “sử dụng kéo”

trong việc sử dụng tin, bài Vì thế trong cơ quan báo chí nhân vật thư ký là người có trình

độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như am hiểu về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

1.3.2.3 Phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên:

+ Phóng viên: Là người hoạt động theo nghiệp vụ báo chí trong lĩnh vực truyền

thông đại chúng Người xây dựng đề cương, thực hiện viết tin, bài theo sự phân công củaban biên tập Trước mỗi vấn đề mình viết, phóng viên phải tự chịu trách nhiệm về tácphẩm của mình Phóng viên thường xuyên đi cơ sở, xâm nhập thực tế, phản ánh kịp thờithông tin thời sự về những vấn đề sự kiện, sự việc xảy ra trong đời sống xã hội, nắm bắtchủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước một cách kịp thời đến người dân.Đồng thời tổ chức làm việc với cộng tác viên, thông tin viên cơ sở

+ Biên tập viên: Là những người chọn lọc, cắt gọn, tổ chức sắp xếp các tin, bài

trong mỗi số báo cụ thể cho phù hợp Đọc và phân tích bài viết, kiểm tra nội dung của nó.Biên tập viên không chỉ đơn thuần là người đọc bài mà còn là người quyết định cuối cùng

về số phận mỗi bài viết

+ Cộng tác viên: Là những người đa năng không phụ thuộc vào một phòng nào của

tòa soạn, trừ mặt hành chính Họ gửi bài cho phòng này hoặc phòng kia tùy theo tính chấtcủa thông tin hay của đề tài Có một số người hưởng lương, một số người khác thì hưởngnhuận bút theo bài Vai trò của họ là tìm kiếm và chuyển về các yếu tố thông tin và giảithích những điều mà độc giả đặc biệt quan tâm nhưng chưa được các hãng thông tấn xử

Trang 9

Kho¸ 6

lý.Hoặc giúp đỡ tờ báo làm rõ hơn mối liên hệ giữa các sự kiện thông tin mang sắc tháiriêng của người đưa tin

1.3.2.4 Các trưởng phòng, phó phòng (ban):

+ Phòng ban chuyên môn: Các phòng ban chuyên môn trong một cơ quan báo chí

số lượng không cố định, tuỳ theo đặc điểm tình hình của cơ quan chủ quản mà người ta xâydựng phòng ban chuyên môn Với những cơ quan báo chí lớn thì thành lập các ban Ởnhững cơ quan có quy mô lớn hơn thì thành lập phòng ban, tiểu ban Ví dụ: ĐTNVN, báoNhân Dân, Thông tấn xã Việt Nam lập các ban Trong ban có thể có phòng, tiểu ban Tạpchí cộng sản lập các vụ Như vậy ban hay phòng là tên gọi tương đối, tùy thuộc vào quy

mô và nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí cụ thể Số lượng ban, phòng nhiều hay ít doTổng biên tập và ban (bộ) biên tập quyết định, tùy thuộc vào nhiệm vụ chính trị của cơquan báo chí đó

Trưởng, phó phòng (ban) do Tổng biên tập bổ nhiệm sau khi có sự nhất trí của cấp

ủy tòa soạn Trưởng ban chịu trách nhiệm trước Tổng biên tập về toàn bộ công việc củaban do mình phụ trách Trưởng một số ban quan trọng thường cơ cấu vào bộ (ban) biêntập Phó ban là người giúp việc cho trưởng ban Như vậy, mỗi ban (phòng) chức năng cónhiệm vụ đặc điểm riêng nhưng tất cả đều phục vụ cho mục đích chung là chuẩn bị đầy đủ

số lượng tin bài, ảnh đúng thời gian quy định để tòa soạn xuất bản ấn phẩm đúng định kỳ.Phòng (ban) là mắt xích quan trọng là bộ phận không thể thiếu cấu thành bộ máy tòa soạnnên không thể tách rời đơn lẻ trong quá trình hoạt động chung và xuất bản báo chí Vì vậy,củng cố, xây dựng nguồn nhân lực trong các phòng, ban chuyên môn vững mạnh hiệu quả

là công việc thường xuyên của ban lãnh đạo tòa soạn

Phòng ban chỉ tên gọi là tương đối, tên gọi của phòng ban do Tổng biên tập quyếtđịnh cho phù hợp với đối tượng phục vụ, thông thường tên gọi các phòng ban được dựatrên cơ sở hoạt động chuyên môn hoặc tên chính của các hoạt động đó Đối với các phòng

ban chuyên môn tồn tại đảm bảo 2 ý nghĩa: Ý nghĩa chuyên môn của tờ báo, ý nghĩa thể

hiện cơ cấu tổ chức của cơ quan báo chí

+ Phòng hành chính: Trưởng phòng là người trực tiếp điều hành các công việc của

phòng và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo cơ quan theo quy định của pháp luật Ủyquyền và phân công công việc cho phó phòng và nhân viên trong phòng Chủ trì trong việcxây dựng kế hoạch và quản lý công tác tổ chức, hành chính, văn phòng Quản lý công tácvăn thư, lưu trữ và bảo mật công văn giấy tờ theo quy định Tổng hợp công tác thi đua,khen thưởng đối với cán bộ, phóng viên, biên tập viên Tiếp nhận và phát hành các loạicông văn đi và đến, các văn bản nội bộ, các bưu phẩm, giao báo cho người đặt mua và chocác quầy báo cũng như thúc đẩy việc bán báo Dự thảo, đánh máy, nhân bản các văn bản,

Trang 10

Kho¸ 6

quyết định, kế hoạch chung của ban lãnh đạo cơ quan Cấp giấy giới thiệu cho phóng viênthử việc và sinh viên đi thực tập Phụ trách công tác đưa đón, tiếp khách đến làm việc vớitòa soạn Quản lý, điều động và sử dụng các loại ô tô cho cán bộ cơ quan đi công tác.Chăm lo điều kiện làm việc và phục vụ các đồng chí lãnh đạo cơ quan Báo cáo thống kê,

sơ kết, tổng kết các công tác chung của trường Thực hiện các công việc phục vụ thuộc lĩnhvực văn phòng

+ Phòng kỹ thuật: Quản lý phòng kỹ thuật, phân công công việc cho các nhân viên

dưới quyền, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện công việc của phòng Quản lý nguồnnhân lực đảm bảo đáp ứng nhu cầu kỹ thuật Kiểm soát, chỉ đạo và điều hành nhân viênphòng kỹ thuật chọn lọc, huấn luyện và đào tạo nhân viên Chịu trách nhiệm về kỹ thuậthoạt động của các máy móc, thiết bị trong tòa soạn Sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị

và thay đổi nhân sự đảm bảo chất lượng để phục vụ cho công việc của tòa soạn Làm cáccông việc khác theo yêu cầu của ban lãnh đạo tòa soạn

+ Kế toán: Là người phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán, có phẩm

chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật Có trách nhiệm tuânthủ các quy định của pháp luật về kế toán Chịu trách nhiệm trả lương, tiền nhuận bút chophóng viên, cộng tác viên, nhân viên trong cơ quan Ngoài ra còn phải thống kê chi tiêucủa cơ quan như hội họp, tiền phát hành báo, bán báo…

+ Tạp vụ: Là bộ phận chuyên chịu trách nhiệm về tổ chức hội họp trong cơ quan,

dọn dẹp trang thiết bị phòng làm việc, giữ vệ sinh môi trường trong cơ quan, thực hiệncông việc khóa mở cửa Phối hợp với kế toán lập danh sách đồ dùng vệ sinh hàng tháng,quản lý hệ thống nước uống…

1.4.Vai trò nguồn nhân lực cơ quan báo chí.

Báo chí có vai trò quan trọng trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coibáo chí là vũ khí sắc bén để tuyên truyền, tập hợp tổ chức và vận động nhân dân Đông đảođội ngũ nhà báo có trình độ chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn cao, kiến thức sâurộng, đạo đức nghề nghiệp trong sáng, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng và củanhân dân sẽ làm cho đất nước ngày càng phát triển

Trang 11

Kho¸ 6

Sau khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, trở thành thành viên chính thức của tổchức thương mại Thế giới WTO, sự cạnh trang thông tin ngày càng cao Nguồn nhân lựctrong cơ quan báo chí đang rất cần những thế hệ trẻ năng động, sáng tạo Vì thế, với sựphát triển của công nghệ thông tin, lớp nhà báo trẻ ngày nay đã và đang được đào tạo chínhquy hơn, bài bản hơn Đội ngũ này có sự nhanh nhạy hơn với các vấn đề xảy ra trong xãhội, nên góp phần quan trọng trong quá trình tiếp tục xây dựng và phát triển nền văn hóaViệt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Đội ngũ nhà báo ngày càng phải chủ động tíchcực tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc côngnghiệp hóa hiện đại hóa Truyền bá tri thức khoa học, nâng cao dân trí, tham gia quản lý,giám sát xã hội, xây dựng đất nước Để giành được thắng lợi trong sự nghiệp công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước mà nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 13 đã đề ra Tích cực tuyêntruyền giáo dục truyền thống cách mạng, những tri thức lịch sử văn hóa của đất nước, củadân tộc và nhân loại, đưa con người đến với tiến bộ của xã hội, đồng thời phản ánh nhữngđiển hình tiên tiến, cổ vũ nhân tố mới Luôn đi đầu trong công cuộc đấu tranh chống tiêucực và các tện nạn xã hội, chống âm mưu “ Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.Tóm lại, trong bất cứ hoàn cảnh nào dù thời chiến hay thời bình, đặc biệt trong giaiđoạn bùng nổ thông tin như hiện nay đội ngũ nhà báo luôn có ý nghĩa quan trọng, họ là độingũ tiên phong trên mặt trận tư tưởng Xứ mệnh của họ ngày càng to lớn trong việc thểhiện tiếng nói của Đảng và Nhà nước, tổ chức xã hội nhằm thúc đẩy công cuộc đổi mới vàphát triển đất nước trong thời kỳ phát triển như hiện nay

CHƯƠNG II: VẤN ĐỀ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BÁO BẢO VỆ PHÁP

LUẬT CUỐI TUẦN.

2.1.Quá trình phát triển và hoạt động của báo Bảo vệ Pháp luật và Bảo vệ Pháp luật cuối tuần.

2.1.1 Quá trình phát triển và hoạt động vủa báo Bảo vệ Pháp luật.

Cơ quan của Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao Thành lập đến nay được 18 năm.Báo bảo vệ Pháp luật có 3 ấn phẩm: Báo Bảo vệ Pháp luật ra thứ 3 và thứ 6 hàng tuần;

Ngày đăng: 25/05/2016, 15:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo chí - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Nxb Quốc gia Hà Nội Khác
2. Cơ sở lý luận báo chí truyền thông (Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang) - Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội, 2007 Khác
3. Công việc của người viết báo (Hữu Thọ) - Nxb Giáo dục Hà Nội, 1998 Khác
4. Nghiệp vụ báo chí lý luận và thực tiễn - Nxb Thông tấn Khác
5. Nghề làm báo - Nxb Thông tấn Khác
6. Người làm báo - Nxb Hội nhà báo Việt Nam Khác
7. Tổ chức hoạt động tòa soạn (Đinh Văn Hường) - Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội Khác
8. Các trang web: Nghebao.com và Vietnam journalism.com Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w