Công tác thu gom và xử lý rác thải tại chùa Hương Lượng chất thải rắn tại chùa Hương chủ yếu phát sinh do nguyên nhân sinh hoạt, khoảng 90% số lượng chất thải rắn phát sinh từ các hộ dân
Trang 1BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
GIẢI PHÁP BVMT TẠI KHU DI TÍCH VÀ THẮNG CẢNH CHÙA
HƯƠNG
CHUYÊN ĐỀ
NGUYÊN NHÂN NHỮNG TỒN TẠI, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TỔNG THỂ
TRONG CÔNG TÁC BVMT TỰ NHIÊN TẠI CHÙA HƯƠNG
Chủ trì thực hiện chuyên đề: KS ĐINH VĂN TÔN
KS LÊ THỊ LIÊN
Thuộc cơ quan/đơn vị: TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI, 10 - 2014
Trang 2BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI KHU DI TÍCH VÀ THẮNG
Đinh Văn Tôn
Trang 3HÀ NỘI, 10 - 2014
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5BẢNG CHÚ GIẢI TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa đầy đủ
BVMT Bảo vệ môi trường
XLNT Xử lý nước thải
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
COD Nhu cầu oxy hóa học
UBND Ủy ban Nhân dân
Khu di tích Khu di tích và thắng cảnh Chùa Hương
WHO Tổ chức y tế thế giới
Trang 6lễ hội dân gian ở nước ta tưng bừng vào hội Hội xuân là thời điểm cuốn hút nhất những người ta đi chùa, tham gia lễ hội để thể hiện lòng thành tâm, cầu an cho cả năm đồng thời có dịp hòa mình vào những lễ hội đậm sắc văn hóa dân tộc Chùa Hương đã trở thành một địa chỉ quen thuộc trong tâm linh của du khách trong nước và quốc tế mỗi mùa lễ hội
Quần thể di tích và danh thắng được quy hoạch rộng 18.000 ha, chủ yếu nằm trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây Xã gồm 6 thôn: Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá, Đục Khê, Yến Vĩ và Hạ Đoàn Chùa Hương không phải là một ngôi chùa mà là một hệ thống chùa chiền, đền thờ và hang động nằm trong khu vực có những ngọn núi đá vôi và rừng nhiệt đới
Chùa Hương chỉ cách Hà Nội 60 km về phía Tây Nam nhưng lại hội đủ loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch hang động Du khách có thể đến chùa Hương bằng nhiều đường: đường bộ, đường thủy Lễ hội Chùa Hương được bắt đầu từ Tết Nguyên đán, kéo dài trong 3 tháng, thu hút 90% lượng khách du lịch đến với Chùa Hương trong cả năm Những ngày cao điểm, Chùa Hương đón tiếp trên 30.000 khách du lịch Như vậy, trong một thời gian ngắn, lượng khách du lịch ồ ạt đến với Chùa Hương đã gây một sức ép rất lớn lên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại đây
Từ những năm 1995, qua khảo sát của Trung tâm KH Tự nhiên và Công nghệ QG đã cảnh báo: Nếu không có giải pháp cấp bách kịp thời, di sản danh thắng Chùa Hương sẽ bị huỷ hoại vì các nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng nề do hàng trăm tấn rác bẩn lưu cữu nhiều năm, rừng và cảnh quan bị tàn phá nặng nề
2 Công tác thu gom và xử lý rác thải tại chùa Hương
Lượng chất thải rắn tại chùa Hương chủ yếu phát sinh do nguyên nhân sinh hoạt, khoảng 90% số lượng chất thải rắn phát sinh từ các hộ dân sống trong khu vực, khu vực nhà hàng và khách du lịch Số còn lại là lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng, tu bổ di tích chỉ chiếm một phần nhỏ và thường chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian
Trang 7Toàn bộ khu di tích thắng cảnh chùa Hương hiện nay nằm trên địa bàn 4
xã, với gần 22 ngàn nhân khẩu Người dân chủ yếu sống khu vực bên ngoài bến Đục Việc thu gom rác thải hiện nay đã được thực hiện tương đối tốt, theo hình thức Đội vệ sinh môi trường của xã đảm nhiệm công tác thu gom, vận chuyển và
đổ vào bãi rác tập trung, thời gian đổ rác được quy định từ 16h – 19h hàng ngày Những năm trước đây, rác chủ yếu được thu gom và đổ vào bãi rác tập trung chứ chưa xử lý Từ năm 2013 đã có 1 trạm xử lý rác thải được đặt ở gần khu vực bến
đò nhằm xử lý rác sinh hoạt của người dân thôn Yến Vỹ và rác thải thuộc khu vực hàng quán xung quanh bến đò Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân như người dân chưa quen với việc phân loại rác tại nguồn, rác thải ẩm nên rất khó cho việc
xử lý
Đối với khu vực di tích chùa Hương, việc thu gom xử lý chất thải rắn được ban tổ chức lễ hội chùa Hương và nhà chùa tổ chức thực hiện Theo phân công giữa các đơn vị, nhà chùa sẽ chịu trách nhiệm về vệ sinh môi trường ở khu vực Thiên Trù và động Hương Tích Ban tổ chức lễ hội chịu trách nhiệm ở khu vực chùa Trình và các chùa dọc các tuyến đường, suối Yến, bến đò và các hàng quán trong khu vực
Tại Khu vực chùa Trình và dọc suối Yến: nhìn chung công tác thu gom
rác được làm tương đối tốt Tuy nhiên do thời gian tiến hành khảo sát không trùng với ngày cao điểm lễ hội nên vấn đề vệ sinh môi trường, rác thải tương đối tốt Tại tất cả các bàn soạn sắp lễ đều có người hướng dẫn người dân bỏ rác đúng nơi quy định Rác thải được tập kết tại khu vực chùa và vận chuyển ra khu vực chôn lấp rác chung của khu dân cư Việc xử lý rác chủ yếu vẫn là chôn lấp một phần, một phần khác được đốt, còn một khối lượng lớn là đổ xuống các khe núi nằm cách xa khu vực di tích Việc xử lý này về lâu dài có thể sẽ làm ảnh hưởng tới đất và nguồn nước trong khu vực, đặc biệt là dòng suối Yến
Tại các thuyền chở khách, theo quy định đều phải trang bị thùng rác trên thuyền, vì vậy hiện tượng vứt rác xuống suối hầu như đã giảm
Tại Khu vực Thiên Trù: công tác thu gom và xử lý rác thải của các hàng
quán do Ban tổ chức lễ hội đảm nhiệm Trước mùa lễ hội, Ban tổ chức lễ hội đã
tổ chức các lớp tập huấn cho người bán hàng, lái đò về việc thu gom rác, ký cam kết giữ gìn vệ sinh chung
Về thu gom, ban tổ chức đã cho bố trí tại các nhà hàng 2 thùng rác vô cơ
và hữu cơ cũng như có những quy định bắt buộc đối với các hàng quán, cần bố trí thùng rác tại Tuy nhiên do ý thức chấp hành của người bán hàng cũng như người dân còn kém nên sau thu gom còn mất rất nhiều lao động để phân loại rác
Rác thải tại các hàng quán, hàng ngày được các nhà hàng thu gom vào bao tải, sau đó vận chuyển xuống xưởng chế biến rác thải tại bến Yến Tại đây, rác được phân loại, rác thải hữu cơ như hoa, lá, thức ăn được vận chuyển đi chôn lấp, các rác thải vô cơ như vỏ chải, túi nylon được đốt tại lò Lò đốt rác có công suất nhỏ khoảng 800kg/giờ, đốt bằng dầu nên chi phí khá lớn Mỗi ngày, lò chỉ được vận hành từ 4 – 5 giờ Mặt khác, do mùa lễ hội cũng trùng với dịp thời
Trang 8tiết mưa phùn ẩm ướt nên rác rất khó đốt, tốn nhiên liệu Trên thực tế lò này chỉ
có thể xử lý được 50% số lượng rác ở chùa Hương
Ở khu vực trong chùa, việc thu gom và xử lý rác do nhà chùa đảm nhận Tại khu vực sân chùa, nhà chùa bố trí nhiều thùng rác, biển bảng hướng dẫn người dân bỏ rác đúng nơi quy định, đồng thời có lực lượng trật tự nhắc nhở người dân không ăn uống ngay tại sân chùa nên việc xả rác tại chùa đã giảm được khá nhiều Rác thải hiện nay chủ yếu là hoa tươi, túi nylon, chai nhựa Rác được thu gom và tập kết vào khu vực xử lý phía sau chùa Nhà chùa đã xây một
lò hóa rác, đốt bằng dầu và bản thân bằng rác Lò được vận hành liên tục vừa sấy rác vừa đốt Tuy nhiên, lò được xây ngay trong khu vực chùa nên cũng chưa đảm bảo an toàn cháy nổ cũng như gây khói ảnh hưởng tới khu vực chùa
Tại động Hương Tích: từ năm 2014 nhà chùa đã cho xây dựng thêm 1 lò
xử lý rác tại Thông Châu Do việc giáo dục vận động tích cực của nhà chùa nên hiện nay người dân đã hầu như không mang đồ lễ mặn cũng như ăn uống tại khu vực động Vì vậy, số lượng rác thải ở khu vực động cũng giảm đáng kể Hàng ngày, rác thải được tập kết vào bao tải tập trung ở gần cửa động Sau đó, rác được cho lên hệ thống ròng rọc vận chuyển tới nơi xử lý Tại đây rác được phân loại, rác thải là túi nylon, rác thải hữu cơ được đốt, vỏ chai nhựa được tập kết để tiếp tục vận chuyển xuống núi Hiện nay lò được đốt liên tục, đảm bảo rác thải được xử lý luôn trong ngày nên không dẫn tới hiện tượng rác bốc mùi ở khu vực động như những năm trước
- Về cách thức xử lý hiện nay: trước mắt có thể đảm bảo xử lý được số lượng rác thải ra trong ngày, tuy nhiên, với số lượng rác tồn đọng và rác thải xây dựng từ những năm trước hầu như chưa xử lý được Tuy nhiên về lâu dài, việc chôn lấp và đốt một phần rác thải cũng sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường khu vực di tích Số lượng rác thải vô cơ được chôn lấp sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng đất và nguồn nước ở khu vực xung quanh Mặt khác việc đốt rác thải sẽ làm gia tăng nguy cơ cháy nổ, an toàn phòng cháy chữa cháy trong khu vực di tích, cũng như gây khói ảnh hưởng tới khu vực
- Về phối hợp giữa các đơn vị trong việc đảm bảo vệ môi trường còn chưa tốt, chưa có sự tham gia của doanh nghiệp và người dân
3 Công tác thu gom và xử lý nước thải
Trang 9Với đặc điểm các di tích đều ở vị trí cao tương đối thuận lợi cho việc thoát nước, tuy nhiên hiện nay tại khu di tích chùa Hương vấn đề thu gom và xử
lý nước thải cũng đang gặp phải những vấn đề nan giải
2.1 Nước thải bề mặt: Do địa hình các di tích đa phần đều nằm cạnh các sườn núi vì vậy vào mùa mưa các di tích thường phải hứng nước mưa từ núi đổ xuống ảnh hưởng không nhỏ đến các di tích và môi trường tại di tích
- Nước sinh hoạt và nước thải sinh hoạt: Hiện nay khu vực chùa Hương chưa được cung cấp nước sạch, nước phục vụ sinh hoạt hàng ngày của du khách, người dân và tăng ni phật tử tại các di tích được tích trữ từ nguồn nước mưa tự nhiên, nước giếng khoan tại khu vực
- Nước thải sinh hoạt: Được thu gom qua các hệ thống rãnh thoát và xả xuống khu vực suối Yến Nước thải từ các nhà vệ sinh được chỉ được xử lý sơ
bộ bằng bể tự hoại sau đó cũng được thải vào rãnh thoát nước chung Tại các di tích trên cao và các hộ kinh doanh phục vụ du khách nước thải cũng chưa được thu gom và xử lý mà thường được xử lý sơ bộ và xả tràn xuống sườn núi
Đánh giá chung : Nhìn chung công tác thu gom và xử lý nước thải tại khu vực chùa Hương còn tồn tại nhiều bất cập, việc ô nhiễm từ năm này qua năm khác đã và đang đặt môi trường nước của khu vực chùa Hương trước nguy cơ ô nhiễm Nguyên nhân khách quan là do địa hình núi cao gây khó khăn cho việc thu gom và xử lý nước thải Ngoài ra còn các nguyên nhân khác, cụ thể là :
Thứ nhất : Từ rác thải từ du khách hoặc là cố tình hoặc là vô ý hoặc do chưa có sự bố trí hợp lý các thùng bỏ rác nên dẫn đến việc vứt rác bừa bãi gây ô nhiễm nguồn nước
Thứ hai : Nước thải từ hoạt động dịch vụ ăn uống, sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý hợp lý, đúng quy định đang là nhân tố chính gây ô nhiễm nguồn nước nơi đây
Thứ ba : Lưu lượng thuyền bè đi lại phục vụ du khách rất lớn và do đặc điểm địa hình sông nước nên việc quản lý là rất khó khăn Việc mang rác thải đúng nơi quy định chỉ còn phụ thuộc vào ý thức và nhận thức của du khách
Thứ tư : quá trình xây dựng các công trình, các hạng mục Việc tôn tạo các di tích cũng là nguyên nhân gây lên tình trạng ô nhiễm tại đây Do đó để khắc phục những tình trạng trên đòi hỏi cần có thời gian và giải pháp thích hợp
Hiện trạng ô nhiễm hiện nay còn chưa đến mức báo động Tuy nhiên, nếu không giải quyết kịp thời, trong một tương lai gần, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường tự nhiên của di tích, mà còn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh du lịch Đồng thời nếu để quá muộn, nguồn kinh phí phục vụ cho quá trình cải tạo có thể lớn gấp nhiều lần mà vẫn không mang lại hiệu quả như mong muốn
Trong những năm qua chính quyền địa phương các cấp của Hà Nội (trước đây là Hà Tây) đã có nhiều nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường
Trang 10mà nổi cộm là vấn đề rác thải và nước thải tại chùa Hương trong mùa lễ hội, đặc biệt trong năm 2014 một khu xử lý rác công suất khoảng 1 tấn/ngày vừa được xây dựng và hoàn thành trong khu vực gần động Hương Tích, giải quyết được
cơ bản lượng rác thải phía bên trong khu vực động Hương Tích Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những giải pháp tình thế, để có thể thể giải quyết triệt để vấn đề rác thải và nước thải tại chùa Hương cần có những giải pháp căn cơ mang tính lâu dài Vì vậy, việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các tổ chức, cá
nhân có liên quan thực hiện nhiệm vụ: “Giải pháp bảo vệ môi trường tại khu
di tích và danh thắng Chùa Hương” nhằm nghiên cứu đề xuất những giải
pháp mang tính toàn diện nhằm góp phần giải quyết dứt điểm vấn đề ô nhiễm môi trường tại chùa Hương trong đó tập trung vào việc thu gom, xử lý rác thải
và nước thải là vấn đề có tính cấp thiết đối với một danh lam thắng cảnh, một di tích lịch sử nổi tiếng của đất nước
II MỤC TIÊU
1 Mục tiêu chung
Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường tại chùa Hương, tập trung vào việc
xử lý rác thải và nước thải
Trang 11CHÙA HƯƠNG
I KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
I.1 Đặc điểm tự nhiên
a/ Vị trí địa lý và hành chính
- Xã Hương Sơn là xã vùng ven, đồng chiêm trũng nằm ở phía nam huyện Mỹ Đức, cách trung tâm huyện 11 km về phía nam, là xã ven sông đáy, ven núi có tiền năng rất tốt về du lịch, dịch vụ thương mại
- Xã Hương sơn nằm dọc theo tỉnh lộ 419 từ trung tâm huyện đi tỉnh
Hà Nam, có các điều kiện địa lý, ranh giới hành chính như sau:
+ Phía bắc giáp xã Hùng Tiến, huyện Mỹ Đức
+ Phía đông bắc giáp xã Hồng Quang, huyện Ứng Hoà
+ Phía đông giáp xã Tân Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
+ Phía nam giáp xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
+ Phía tây nam giáp xã Phú Lão, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình
+ Phía tây giáp xã An Phú, huyện Mỹ Đức
+ Phía tây bắc giáp xã An Tiến, huyện Mỹ Đức
- Hệ thống đường giao thông đến xã Hương Sơn khá thuận lợi có trục đường tỉnh lộ 419 từ trung tâm huyện đến xã đi tỉnh Hà Nam và trục đường tỉnh
lộ 425 chạy từ Hà Đông qua huyện ứng hòa tới xã, với vị trí này xã Hương Sơn
có điều kiện phát triển nền kinh tế đa dạng theo định hướng dịch vụ du lịch - nông nghiệp hành hóa
Trang 12Chùa Hương nằm ở vùng cuối của hệ thống núi và cao nguyên đá vôi Đông Bắc (thuộc hệ Sơn Mộc Châu), tiếp giáp với vùng đồng bằng Bắc bộ Các dãy núi có đặc điểm là độ cao thấp (đỉnh cao nhất là 381m), tuy nhiên địa hình
bị chia cắt mạnh, xen kẽ giữa những dẫy núi cao là vực sâu, với các vách đá kề sát tạo nên hệ thống hang động khá phong phú
Địa hình, địa mạo Hương Sơn được tạo nên do 2 nhóm yếu tố chủ yếu bao gồm địa hình Caster là quá trình hòa tan của đá vôi cùng với các quá trình cơ học khác như sự đổ vỡ, xâm thực vào quá trình xói mòn, tạo nên các hang động như Hương Tích, Long Vân Các hang thường có đường ngắn theo dạng núi, dạng núi phát triển trên bề mặt và dọc khe nứt tạo thành các hang hình vòm Hang động thường có cấu trúc đơn giản không phân nhóm phức tạp và nhiều bậc Trầm tích hang động ở đây chủ yếu cấu tạo thành nhà đá, măng đá và cột
đá, tạo nên những hình thù kỳ thú trong hang
Xen kẽ giữa các dãy núi là vùng thung lũng bằng phẳng, khá rộng, có nhiều dòng suối nhỏ chảy trong nội đồng, thuận lợi cho việc canh tác Các cánh đồng Caster xen kẽ núi đá vôi này là kết quả của quá trình kiến tạo địa chất qua nhiều giai đoạn khác nhau
c Địa chất
Khu vực xã Hương Sơn bao gồm vùng núi đá, đá vôi và đất nền do phù sa sông Đáy tạo thành Do tác động của nhiều yếu tố, bề mặt thổ nhưỡng ở một số khu vực đã bị xói mòn, sụt lở
Địa chất khu vực Hương sơn được chia thành hai khu vực:
- Khu vực thung lũng chùa Hương là cánh đồng trũng có diện tích
khoảng 10ha nằm hai bên bờ suối Yến Địa hình ở đây khá bằng phẳng với độ cao trung bình là 13,6m, phía Đông và phía Tây được bao bọc bởi 2 dẫy núi đá vôi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam Các cánh đồng này thường bị lầy hóa quanh năm do nước thoát chậm và do nước ngầm từ các khối núi đá vôi xung quanh đổ vào suối Yến
Cấu thành nên cánh đồng trũng này chủ yếu là tầng trầm tích bùn yếu Hầu hết lớp bùn yếu này lộ ra ở trên mặt Tại chân rìa các khối núi đá vôi có nơi phủ trên lớp bùn yếu là một đất sét dẻo mềm có nguồn gốc là sản phẩm phong hoá từ đá vôi bị nước mưa rửa trôi và lắng đọng tại các chân núi đá vôi