1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình hình thành, phát triển cộng đồng người việt ở thái lan

196 470 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 196
Dung lượng 5,95 MB

Nội dung

Mục tiêu của luận án Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu toàn diện, hệ thống và chuyên sâu về cộng đồng người Việt ở Thái Lan từ đầu thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI trên các phương diện

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HÀ NGUYÊN KHOA

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở THÁI LAN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

NGHỆ AN - 2016

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HÀ NGUYÊN KHOA

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở THÁI LAN

Chuyên ngành: Lịch sử thế giới

Mã số: 62.22.03.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:

PGS TS NGUYỄN CÔNG KHANH PGS TS HOÀNG KHẮC NAM

NGHỆ AN - 2016

Trang 3

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Nguồn tài liệu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp của luận án 5

6 Bố cục của luận án 5

NỘI DUNG 6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6

1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 6

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Thái Lan 6

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở các nước khác 10

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 11

1.2.1 Các công trình về lịch sử Thái Lan và Việt Nam liên quan đến vấn cộng đồng người Việt ở Thái Lan 11

1.2.2 Các công nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở Thái Lan 12

1.3 Những vấn đề tồn tại và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 17

1.3.1 Những vấn đề tồn tại 17

1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết 17

Chương 2 QUÁ TRÌNH DI CƯ VÀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG 19

2.1 Một số vấn đề về cộng đồng và lý thuyết di cư 19

2.1.1 Khái niệm cộng đồng 19

2.1.2 Một số vấn đề về lí thuyết di cư 21

2.2 Khái quát về đất nước Thái Lan và các khu vực có người Việt sinh sống 22

2.2.1 Khái quát về đất nước Thái Lan 22

2.2.2 Khái quát về các khu vực có người Việt sinh sống 23

2.3 Những đợt di cư của người Việt sang Thái Lan từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX 26

2.3.1 Tình hình Thái Lan và Việt Nam từ thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX 26

Trang 4

đến đầu thế kỷ XX 28

2.3.2.1 Những đợt di cư trong thế kỷ XVII 28

2.3.2.2 Những đợt di cư trong thế kỷ XVIII 29

2.3.2.3 Những đợt di cư trong thế kỷ XIX 31

2.3.2.4 Những đợt di cư từ đầu thế kỷ XX đến cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất 32

2.3.2.5 Nguyên nhân các đợt di cư 33

2.4 Những hoạt động của cộng đồng người Việt ở Thái Lan 35

2.4.1 Các hoạt động kinh tế 35

2.4.2 Hoạt động văn hóa - xã hội 37

2.4.3 Hoạt động chính trị dưới ảnh hưởng của Phan Bội Châu và Đặng Thúc Hứa 41

Tiểu kết chương 2 46

Chương 3 SỰ BIẾN ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở THÁI LAN TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XXI 48

3.1 Sự phát triển của cộng đồng người Việt từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1945 48

3.1.1 Bối cảnh lịch sử 48

3.1.2 Sự gia tăng số lượng người Việt sang Thái Lan sau các đợt di cư từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1945 49

3.1.3 Những chuyển biến về kinh tế và văn hóa vật chất của cộng đồng người Việt ở Thái Lan 50

3.1.3.1 Hoạt động kinh tế 50

3.1.3.2 Văn hóa vật chất 52

3.1.4 Hoạt động văn hóa xã hội của cộng đồng người Việt ở Thái Lan từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1945 53

3.1.5 Hoạt động chính trị của cộng đồng người Việt ở Thái Lan từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến 1945 56

3.1.5.1 Hoạt động yêu nước của người Việt từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1925 56

Trang 5

Cộng sản Đông Dương 57

3.2 Sự phát triển của cộng đồng người Việt từ năm 1946 đến thập niên đầu thế kỷ XXI 67 3.2.1 Bối cảnh lịch sử 67 3.2.2 Sự biến động về dân cư sau các đợt chuyển cư, hồi cư 68 3.2.3 Hoạt động kinh tế và văn hóa vật chất của cộng đồng người

Việt ở Thái Lan từ năm 1946 đến thập niên đầu thế kỷ XXI 71

3.2.3.1 Hoạt động kinh tế 71 3.2.3.2 Hoạt động văn hóa vật chất 76

3.2.4 Hoạt động văn hóa - xã hội của cộng đồng người Việt ở Thái

Lan từ năm 1946 đến thập niên đầu thế kỷ XXI 81

3.2.4.1 Văn hóa tinh thần 81 3.2.4.2 Việc bảo tồn tiếng Việt và văn hóa truyền thống 89

3.2.5 Hoạt động chính trị của cộng đồng người Việt ở Thái Lan từ

giữa thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI 93

3.2.5.1 Cộng đồng người Việt ở Thái Lan trong cuộc kháng chiến

chống Pháp 93

3.2.5.2 Cộng đồng người Việt ở Thái Lan trong cuộc kháng chiến

chống Mỹ 96 3.2.5.3 Hoạt động yêu nước của cộng đồng người Việt ở Thái Lan

từ sau 1976 đến đầu thế kỷ XXI 100

từ đầu thế kỷ XX đến thập niên đầu thế kỷ XXI 109 4.2.1 Đóng góp trên lĩnh vực chính trị 109 4.2.2 Đóng góp của cộng đồng người Việt trên lĩnh vực kinh tế 110

Trang 6

4.3 Đóng góp của cộng đồng người Việt ở Thái Lan đối với Thái Lan 118

4.3.1 Lĩnh vực lao động 118

4.3.2 Lĩnh vực kinh tế 120

4.3.3 Lĩnh vực văn hóa 122

4.4 Đóng góp của cộng đồng người Việt ở Thái Lan đối với mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam 123

4.4.1 Thúc đẩy phát triển mối quan hệ chính trị - ngoại giao Thái Lan - Việt Nam 123

4.4.2 Cộng đồng người Việt thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế Thái Lan - Việt Nam 127

4.5 Một số kiến nghị, đề xuất 129

KẾT LUẬN 133

TÀI LIỆU THAM KHẢO 136

PHỤ LỤC 151

Trang 7

TT Chữ viết tắt Nghĩa

7 KHXH&NV Khoa học xã hội và nhân văn

Trang 8

về cộng đồng người Việt ở Thái Lan dưới góc độ sử học nhằm nhìn nhận quá trình hình thành, các giai đoạn phát triển của cộng đồng này có ý nghía khoa học

và thực tiễn sâu sắc

1.2 Việc nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở Thái Lan từ lâu đã nhận được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước Tuy nhiên, hầu hết các công trình đang dừng lại ở góc độ nhân học hoặc đề cập đến một số khía cạnh lịch sử, văn hóa, kinh tế của cộng đồng Việc nghiên cứu dưới góc độ lịch sử, nhận diện tổng thể từ lịch sử di dân và định cư cho đến biến đổi dân cư - dân tộc, hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, địa vị pháp lí và vai trò của họ trong mối bang giao Việt Nam - Thái Lan qua các giai đoạn lịch sử, nhất là từ đầu thế kỷ

XX cho đến nay có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao

1.3 Điều 18, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

2013 khẳng định: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận của

cộng đồng dân tộc Việt Nam Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt định cư ở nước ngoài Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước” [45, tr.5] Trong Báo cáo chính trị Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng

Cộng sản Việt Nam cũng nêu rõ: “Đồng bào định cư ở nước ngoài là một bộ

phận không tách rời và là một nguồn lực cộng đồng dân tộc Việt Nam” Hiện có

Trang 9

khoảng hơn 4 triệu người Việt đang sinh sống ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, trong đó ở Thái Lan có khoảng hơn 110.000 người Việc nghiên cứu cộng đồng người Việt ở Thái Lan sẽ góp phần bổ sung, làm rõ hơn lịch sử người Việt

ở nước ngoài, từ đó thấy được vai trò ngày càng to lớn của cộng đồng này đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng

1.4 Trong quá trình phát triển của cộng đồng người Việt ở Thái Lan nói riêng và nước ngoài nói chung, rất nhiều nét văn hóa truyền thống của dân tộc đang bị mai một, đặt ra nhiều vấn đề cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lí trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống Việt ở nước ngoài Việc nghiên cứu trường hợp cộng đồng người Việt ở Thái Lan trên các phương diện lịch sử, văn hóa sẽ góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa Việt của cộng đồng, giúp các cơ quan hữu quan hoạch định những chính sách phù hợp liên quan đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung và ở Thái Lan nói riêng

Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Quá trình hình thành, phát triển

cộng đồng người Việt ở Thái Lan” làm đề tài Luận án tiến sĩ sử học của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của luận án

2.1 Mục tiêu của luận án

Luận án hướng đến mục tiêu nghiên cứu toàn diện, hệ thống và chuyên sâu về cộng đồng người Việt ở Thái Lan từ đầu thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI trên các phương diện lịch sử hình thành, quá trình phát triển, hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội; làm rõ những đặc điểm của quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng Trên cơ sở nghiên cứu đó, luận án đánh giá về đóng góp của cộng đồng đối với Việt Nam, với Thái Lan và mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam đồng thời đưa ra những ý kiến, đề xuất với các cơ quan hữu quan hoạch định những chính sách phù hợp với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, trong

đó có Thái Lan

2.2 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của luận án là:

- Dựng lại quá trình hình thành của cộng đồng người Việt ở Thái Lan từ khoảng thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX

Trang 10

- Tìm hiểu quá trình phát triển của cộng đồng người Việt ở Thái Lan qua hai

giai đoạn: từ đầu thế kỷ XX đến 1945 và từ 1946 đến thập niên đầu thế kỷ XXI

- Xác định nguyên nhân, tình trạng di cư, định cư, hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của cộng đồng người Việt ở Thái Lan qua các thời kỳ lịch sử

- Tìm hiểu quá trình bảo lưu văn hóa truyền thống, biến đổi và hòa nhập văn hóa của cộng đồng người Việt vào xã hội Thái Lan qua các thời kỳ lịch sử

- Rút ra một số đặc điểm của cộng đồng người Việt ở Thái Lan và đưa ra những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện các chính sách đối với cộng đồng người Việt ở Thái Lan

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lịch sử hình thành và quá trình phát

triển của cộng đồng người Việt ở Thái Lan

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài “Quá trình hình thành, phát triển cộng đồng người

Việt ở Thái Lan” được nghiên cứu dưới góc độ sử học, trong đó chú trọng đến sự

hình thành của cộng đồng người Việt ở Thái Lan từ khoảng thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX; sự phát triển của cộng đồng người Việt ở Thái Lan qua hai giai đoạn:

từ đầu thế kỷ XX đến 1945 và từ 1946 đến thập niên đầu thế kỷ XXI; rút ra một

số đặc trưng của cộng đồng ở Thái Lan Tuy nhiên, để có cái nhìn khách quan về vấn đề nghiên cứu, đề tài có đề có đề cập một số nội dung liên quan dưới góc độ nhân học, xã hội học

- Về thời gian: Đề tài tập trung vào nghiên cứu cộng đồng người Việt ở

Thái Lan từ thế kỷ XVII đến thập niên đầu thế kỷ XXI Sở dĩ lấy mốc thế kỷ XVII bởi đây là thời điểm nhiều người Việt sang Thái Lan lập các điểm quần cư đầu tiên và dần hình thành cộng đồng sau nhiều đợt di cư trong các thế kỷ sau

đó Mốc thời gian kết thúc nghiên cứu đề tài là năm 2013, khi hai nước Việt Nam và Thái Lan chính thức thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Mốc này không đánh dấu một sự thay đổi về chất của cộng đồng người Việt ở Thái Lan

Trang 11

nhưng chính việc hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược là một điều kiện thuận lợi mới cho sự phát triển của cộng đồng

4 Nguồn tài liệu, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tài liệu

Để hoàn thành luận án, chúng tôi dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:

- Nguồn tài liệu gốc: Thư tịch cổ, những báo cáo, văn bản hành chính của

Pháp lưu trữ tại các Phòng lưu trữ tài liệu của Pháp ở Đông Dương; những văn bản, Nghị định, chính sách chính thức của Đảng và Nhà nước, của Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài; một số văn bản chính sách của phía Thái Lan đối với cộng đồng người Việt trên lãnh thổ nước này; các thiết chế, quy định của cộng đồng người Việt ở Thái Lan

- Nguồn tài liệu tham khảo: Bao gồm các cuốn sách, các bài viết đã công

bố trên các tạp chí, công trình đề tài nghiên cứu về người Việt ở Thái Lan đã được xuất bản; các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về cộng đồng người Việt trên các lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, về Chủ tịch Hồ Chí Minh; các công trình khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, các báo cáo trong các hội thảo, các bài báo trên các tạp chí chuyên ngành; các cuốn hồi ký, nhật ký, ghi chép (được xuất bản hoặc chép tay) của các thế hệ người Việt đã và đang sinh sống ở Thái Lan; các bài báo điện tử, các website có liên quan đến đề tài

- Tài liệu điền dã: Tác giả đã thực hiện 3 chuyến điền dã dài ngày và một

số lần khảo sát ngắn ngày khác tại các khu vực có đông người Việt sinh sống ở Thái Lan và Việt kiều Thái Lan đã về nước ở Việt Nam

4.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Luận án được triển khai trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê nin, quán triệt quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Để giải quyết những nhiệm vụ do đề tài luận án đặt ra, chúng tôi dựa vào hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, nhằm phục dựng một cách khách quan và toàn diện về sự hình thành, quá trình phát triển và một số nhận xét về cộng đồng người Việt ở Thái Lan Ngoài

ra, để hoàn thành luận án, chúng tôi kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên

Trang 12

cứu liên ngành khác như: Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích đối chiếu,

so sánh, phỏng vấn, điều tra xã hội học…

5 Đóng góp của luận án

- Luận án là công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, chuyên sâu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của cộng đồng người Việt ở Thái Lan, qua đó góp phần làm sáng tỏ thêm lịch sử của cộng đồng người Việt ở nước ngoài - Luận án làm rõ hơn những đóng góp của cộng đồng người Việt ở Thái Lan trong trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước và vào việc phát triển quan hệ hữu nghị Việt - Thái

- Luận án đưa ra các kiến nghị với cơ quan hữu quan trong việc thực hiện chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài như: chính sách thu hút nguồn lực của kiều bào, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống Việt đối với cộng đồng người Việt ở Thái Lan nói riêng, người Việt ở nước ngoài nói chung

- Công trình này là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ quan hữu quan, các học giả và những người quan tâm đến vấn đề cộng đồng người Việt ở Thái Lan

6 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận án được trình bày qua các chương sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2 Quá trình di cư và hình thành cộng đồng người Việt ở Thái

Lan từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX

Chương 3 Sự biến động trong quá trình phát triển của cộng đồng người

Việt ở Thái Lan từ đầu thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI

Chương 4 Một số nhận xét về cộng đồng người Việt ở Thái Lan

Trang 13

NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Là một cộng đồng có lịch sử hình thành lâu đời, có nhiều đóng góp cho hai nước Việt Nam và Thái Lan, cộng đồng người Việt ở Thái Lan đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước, nghiên cứu về những lĩnh vực khác nhau như lịch sử hình thành, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, đóng góp của cộng đồng…

1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Thái Lan

Là cộng đồng người có số lượng đông đảo và có nhiều đóng góp cho kinh

tế, xã hội của Thái Lan, vấn đề người Việt ở Thái Lan đã được các học giả, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học ở Thái Lan quan tâm, nghiên cứu

Có thể kể đến một số công trình như: Luận án tiến sĩ“Người Việt Nam

tản cư và an ninh của Thái Lan” (วิชัย แชมสาริ (1973) “การ อพยพ เวียดนาม และ ความ ปลอดภัย ของ ไทย” สิ ทยา นิพนธ์ ปริญญา โท, ภาควิชา การเมือง มหาวิทยาลัย ธรรมศาสตร์) của tác giả

Trường Đại học Thamasat được bảo vệ năm 1973 có đề cập đến quá trình di cư của người Việt vào Thái Lan qua các thời kỳ, việc người Việt Nam hồi hương giai đoạn 1960 - 1964; một số chính sách của Chính phủ Thái Lan thời bấy giờ đối với người Việt…

Các tác giả Penriduk, Prianak Bunnak, viết cuốn “Lịch sử Thái Lan”, do

NXB Awkxon Churơnthắt, Bangkok, Thái Lan ấn hành năm 1983 Cuốn sách này được học giả Trịnh Diệu Thìn dịch sang tiếng Việt, trong đó có đề cập đến nội dung lịch sử vùng Đông Bắc Thái Lan, sự xuất hiện của người Việt ở khu vực này

Năm 1998, tác giả Pussadee Chandavimol viết công trình Người Việt ở

Thái Lan (พัศดี จันดาวิมน (1998), คน เวียดนาม ใน ประเทศ ไทย ส านักงาน กองทุน สนับสนุน การ วิจัย,

dịch sang tiếng Việt Nội dung đề cập đến quá trình hình thành cộng đồng, đời sống kinh tế chủ yếu của cộng đồng người Việt sinh sống tại khu vực quanh Thủ

Trang 14

đô Bangkok Tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về đời sống của cộng đồng người Việt di cư từ trước đây (người Việt cũ - duôn càu) đang sinh sống ở Thủ đô Bangkok

Học giả Lea Dilokdhyarat có bài “Người Việt sang Thái từ bao giờ” đăng

trên Tạp chí Văn hóa xã hội, số 1, 9/2000 (Tạp chí của người Việt Nam ở Thái Lan xuất bản) cũng đã khái quát lịch sử hình thành cộng đồng người Việt Nam trên đất Thái Lan đến cuối thế kỷ XX

Năm 2001, Thawi Swangpanyakoon (Tổng biên tập tạp chí Việt học, Viện

Ngôn ngữ, Trường Đại học Mahiidol Salaya, Thái Lan) với bài viết “Lịch sử 16

chùa An Nam tông ở Thái Lan”, trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4

khẳng định: cách đây hơn 200 năm, tại Vương quốc Xiêm đã có những ngôi chùa Việt đầu tiên được lập để phục vụ cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại đây và được đông đảo người Thái biết đến như là những ngôi chùa của Annamnikai hay An Nam tông Đặc biệt, An Nam tông luôn nhận được những

sự bảo trợ của các đời vua Thái Lan và sự quan tâm kính trọng của nhân dân Thái Lan [131, tr.81 - 84]

Tiến sĩ Thanaya Thip Sriphana công bố bài viết, “25 năm thiết lập quan

hệ ngoại giao Thái Lan - Việt Nam” trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6

(2001) Bài viết đã đề cập đến lược sử hình thành mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam - Thái Lan trước khi thiết lập mối quan hệ chính thức, đồng thời điểm lại những dấu mốc quan trọng trong 25 năm kể từ khi Thái Lan và Việt Nam thiết lập mối quan hệ ngoại giao năm 1976 [128, tr.77-79]

Năm 2002, học giả Ngamphit Satsanguon, Khoa Chính trị Trường Đại

học Chulalongkorn xuất bản công trình Trường hợp nghiên cứu gia đình người

Việt (น ้าพิศ สัตว์ สงวน (2002), กรณีศึกษา วิจัย ของ ครอบครัว คน เวียดนาม, ภาควิชา การเมือง มหาวิทยาลัย

gia đình, huyết thống, dòng họ, cấu trúc gia đình người Việt ở vùng Sam Sen (Sảm Sển), Quận Dusite Thủ đô Bangkok Đây là cộng đồng người Việt theo đạo Thiên Chúa được hình thành từ rất sớm và hiện vẫn đang còn bảo lưu rất nhiều nét văn hóa của người Việt

Trang 15

Năm 2002, Trung tâm nghiên cứu về Việt Nam của Trường Đại học

Rajabat Sakon Nakhon công bố nghiên cứu mang tên “Chương trình thu thập

thông tin về dân số người Việt Nam tại tỉnh Sakon Nakhon và đặc điểm tộc người Việt Nam tỉnh Sakon Nakhon Đây là công trình khá hoàn chỉnh, đi sâu

vào nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Sakol Nakhon thuộc Đông Bắc Thái Lan Các tác giả đã thống kê tương đối đầy đủ về số lượng, giới tính, địa bàn phân bố của cộng đồng dân cư thuộc tỉnh Sakon Nakhon

Tác giả Thanyathip Sripana công bố bài viết “Bao giờ người Việt Nam

được nhập quốc tịch Thái” trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4, 2003

Bài viết đã phân tích những thuận lợi của người Việt trong suốt quá trình lịch sử định cư trên đất Thái Lan, những khó khăn hiện nay trong việc nhập quốc tịch, đồng thời kiến nghị các cơ quan chức năng sớm có các biện pháp để người Việt được ổn định cuộc sống, cấp thẻ ngoại kiều, nhập quốc tịch

Năm 2004, Trường Đại học Nakhon Phanom tổ chức Hội thảo về người

Việt ở Thái Lan Tại đây, các học giả như Thanyathip Sripana, Trần Viết Thụ,

Vũ Đình Phú có những bài viết về lịch sử hình thành cộng đồng người Việt ở Đông Bắc Thái Lan, mong muốn được nhập quốc tịch và tình cảm của cộng đồng đối với quê hương bản quán Việt Nam

Học giả Nartha Nantachukra, khoa Lịch sử Trường Đại học Mahasarakham

xuất bản cuốn “Hồ Chí Minh ở Thái Lan” bằng tiếng Thái vào năm 2004 Cuốn

sách có 152 trang, trình bày các nội dung chủ yếu như: Tóm tắt sự ra đời dự án Làng Hữu nghị Việt - Thái bản Nachok, tỉnh Nakhon Phanom; tiểu sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh; Ban May (Bản Mạy) và Nachok (Na Choọc); Hồ Chí Minh với Thái Lan và đặc biệt, ở phần thứ 5 của cuốn sách đề cập đến quá trình di cư của người Việt trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai Bên cạnh đó, cuốn sách cũng bước đầu đề cập một cách sơ lược đến một số nội dung khác như: đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Việt ở tỉnh Nakhon Phanom

Một số cuốn sách, bài viết khác đã bước đầu nghiên cứu về cộng đồng

người Việt ở Thái Lan như bài “Ngôi làng hữu nghị Thái - Việt, Làng Nachok:

Quá khứ và hiện tại” của tác giả Artha Nantachukra Trường Đại học

Mahasarakham trình bày tại Hội thảo 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam -

Trang 16

Thái Lan do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tổ chức năm 2004, đã phân tích lịch

sử hình thành cộng đồng, đời sống văn hóa, xã hội, phong tục tập quán của cộng đồng người Việt ở bản Nachok, tỉnh Nakhon Phanom Công trình này nghiên cứu trường hợp cụ thể là Làng Nachok của di dân người Việt sang Thái Lan từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

Năm 2006, Tiến sĩ Thanyathip Sripana và tác giả Trịnh Diệu Thìn công

bố cuốn “Việt kiều Thái Lan trong mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam” Cuốn

sách gồm 6 chương: Cuộc di cư của người Việt Nam vào Thái Lan; Phong trào yêu nước của người Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; Chính sách của Chính phủ Thái Lan đối với Việt kiều; Cuộc hồi hương của Việt kiều; Đời sống của Việt kiều Thái Lan và Việt kiều hồi hương; Việt kiều với mối quan hệ hai nước Các chương đã đề cập đến quá trình di cư của người Việt sang Thái Lan, các phong trào yêu nước của Việt kiều; vai trò của người Việt trong mối quan hệ Thái Lan - Việt Nam, các chính sách của Chính phủ Thái Lan đối với Việt kiều; đời sống kinh tế - văn hóa, xã hội của người Việt ở Thái Lan,… Đây là công trình quy mô về Việt kiều Thái Lan do tác giả đã tiếp cận được nhiều nguồn tài liệu của cả hai nước

Tác giả Sukprida Phanomdong trong “Hồ Chí Minh - Ông Tiên sống mãi”

(2006) tập trung viết về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

ở Thái Lan, về những đóng góp của Người đối với cộng đồng người Việt ở đây cũng như tình cảm của cộng đồng đối với Bác trước đây và hiện nay

Trong luận án tiến sỹ với đề tài Quan hệ Thái Lan - Việt Nam (1996 -

2004), của Thananan Boonwanna (2008) khi đề cập đến mối quan hệ giữa hai

nước có nói đến chính sách của Chính phủ Thái Lan đối với Việt kiều

Bên cạnh đó, có một số bộ phim tài liệu liên quan đến cộng đồng người

Việt ở Thái Lan do các Đài truyền hình ở Thái Lan sản xuất như như “Hồ Chí

Minh - Con người vĩ đại của dân tộc Việt Nam”; "Cộng đồng người Việt Nam sinh sống tại Thái Lan"; "Linh hồn Việt Nam"… Các bộ phim này đều có những

đánh giá, nhận định về vai trò của cộng đồng người Việt ở Thái Lan, những chủ trương, chính sách của chính quyền Thái Lan đối với người Việt, về những ngày

tháng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thái Lan…

Trang 17

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở các nước khác

Đã có nhiều học giả các nước như Nga, Pháp, Mỹ nghiên cứu về Lịch sử

Thái Lan Có thể kể đến một số công trình như: Lịch sử Thái Lan của tác giả

người Nga E.O Berdin do NXB Khoa học, Moskva ấn hành năm 1973 Năm

2005, học giả Chris Baker, Pasuk Phongpaichit ở Đại học Cambridge xuất bản

cuốn Lịch sử Thái Lan (bản dịch của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á); học giả Terwiel trong cuốn Lịch sử hiện đại Thái Lan 1767 - 1942 (A history of modern

Thailand 1767 - 1942, University of Queensland Press, London (1983)…

Nội dung về lịch sử Thái Lan cũng được đề cập đến trong cuốn Lịch sử

thế kỷ XX Đông Nam Á, Quyển 5: Nước Thái Lan của học giả người Pháp

Pierre Fistie do Lê Thành Khôi dịch sang tiếng Việt Ngoài ra, còn có nhiều tác giả nghiên cứu những vấn đề cụ thể hơn của Thái Lan như học giả Philipe

Courtine với luận án tiến sĩ “Các khu vực Trung Hoa và Ấn Độ ở Bangkok, một

tiểu luận về địa lý, đô thị và văn hóa”, Đại học Paris Sorbounne IV, năm

1992,… Nhìn chung, đây là những tài liệu chuyên khảo về lịch sử Thái Lan, cho chúng ta những nhận thức chung về bối cảnh lịch sử của vấn đề đang

nghiên cứu

Nội dung liên quan đến cộng đồng người Việt ở Thái Lan cũng thu hút một số học giả nước ngoài nghiên cứu Từ năm 1970, tác giả người Mỹ Perter

A.Poole trong công trình Người Việt ở Thái Lan (“The Vietnamese in Thailand

(A Historican Perspective, Cornell Uni.Press, Ithaca and London, 1970) đi sâu vào việc phân tích một số chính sách của Chính phủ Thái Lan đối với người Việt cũng như phản ứng của người Việt đối với những chính sách ấy Năm

1994, học giả Philipe Courtine công bố bài viết “Cộng đồng người Việt ở

Trung Hoa, Bangkok - Một sự đồng hóa trăm năm” trên Tạp chí Nghiên cứu

Đông Nam Á, số 3

Có thể thấy rằng, các tác giả nước ngoài, nhất là các học giả Thái Lan

đã thể hiện sự quan tâm của mình đến vấn đề cộng đồng người Việt ở Thái Lan Đặc biệt là những nội dung như quá trình hình thành cộng đồng, một số chính sách của Chính phủ Thái Lan đối với người Việt, vai trò của người Việt

ở Thái Lan,…

Trang 18

1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.1 Các công trình về lịch sử Thái Lan và Việt Nam liên quan đến vấn cộng đồng người Việt ở Thái Lan

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi tiếp cận các công trình liên quan đến bối cảnh lịch sử tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và những hoạt động của cộng đồng người Việt ở Thái Lan Có thể kể đến một số

công trình như: Vũ Dương Ninh trong cuốn “Lịch sử Vương quốc Thái Lan”

(NXB Giáo dục, 1994) đề cập đến những nội dung cơ bản về lịch sử Thái Lan

từ thời sơ sử đến những năm đầu thập kỉ 90 của thế kỷ XX Lê Văn Quang

trong cuốn “Lịch sử Vương quốc Thái Lan” (NXB TP Hồ Chí Minh, 1995)

dưới hình thức thông sử đã đề cập đến lịch sử Thái Lan từ thời cổ đến những

năm 80 của thế kỷ XX Học giả Nguyễn Khắc Viện với cuốn “Thái Lan - Một

số nét về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hóa và lịch sử” (NXB Thông tin lí

luận, 1998) đã đề cập khái quát về Thái Lan với những nét chính như lịch sử, kinh tế, xã hội

Một số luận án tiến sĩ ở các trường Đại học trong nước đã đề cập đến nội

dung về lịch sử Thái Lan như: Luận án “Chính sách đối ngoại của Xiêm nửa

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” (2001) của Đào Minh Hồng, Trường Đại học Sư

phạm TP Hồ Chí Minh; Luận án“Chính sách đối ngoại của Vương triều

Ayutthaya thế kỷ XIV - XVIII” (2011) của Trần Thị Nhẫn, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội; Luận án tiến sĩ “Quá trình hình phát triển kinh tế - xã hội Thái

Lan từ 1961 đến năm 1971” (2013) của Phạm Thị Thúy, Trường Đại học Sư

phạm Hà Nội đã đi sâu vào nghiên cứu một giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội

cụ thể của đất nước Thái Lan cùng những đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình phát triển đó…

Về nội dung lịch sử Việt Nam liên quan đến cộng đồng người Việt sang Thái Lan, có nhiều công trình đề cập đến Có thể kể ra như: Ủy ban Khoa học xã

hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, tập 1 (1978), tập 2 (1989), NXB Khoa học xã hội; Trần Huy Liệu (1956), Lịch sử 80 năm chống Pháp, NXB Văn - Sử - Địa;

Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật học Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phật học

Việt Nam, NXB Thuận Hóa; Luận án tiến sĩ sử học của Hoàng Khắc Nam

Trang 19

(2004), Quá trình phát triển quan hệ Việt Nam - Thái Lan (1976-2000), Trường

Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội…

1.2.2 Các công nghiên cứu về cộng đồng người Việt ở Thái Lan

Năm 1954, Phan Huấn với cuốn “Kiều bào ta ở Thái Lan hướng về Tổ

quốc” (NXB Sự thật) đã tập hợp những câu chuyện, những tấm gương cảm động

của người Việt Nam ở Thái Lan như chống chính sách bắt người, đòi được treo

cờ Tổ quốc, được treo ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh trong nhà, một số phong trào

dạy, học chữ Quốc ngữ,…

Năm 1978, Hoàng Văn Hoan chủ biên cuốn “Hoạt động cách mạng của

Việt kiều ở Thái Lan” (NXB Sự thật, Hà Nội, 1978) Đây là công trình do một

tập thể những nhà yêu nước cách mạng đã từng hoạt động ở Thái Lan biên soạn, theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta Năm 1975, sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, đoàn đại biểu của Đảng bộ Việt kiều ở Thái Lan về nước báo cáo công tác với Trung ương Đảng và Chính phủ Đoàn đã đề nghị với Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức việc biên soạn tài liệu về hoạt động cách mạng của Việt kiều ở Thái Lan Tháng 10/1976, Ban Bí thư phân công ông Hoàng Văn Hoan (Ủy viên Bộ Chính trị) chủ trì việc biên soạn này Ngày 17/10/1976, một hội nghị gồm hơn 30 người đã từng hoạt động cách mạng ở Thái Lan trong các giai đoạn lịch sử khác nhau đã được triệu tập để trao đổi ý kiến cụ thể về việc biên soạn Cuốn sách gồm 5 phần trình bày quá trình hoạt động cách mạng của Việt kiều ở Thái Lan qua các giai đoạn: từ cuối thế kỷ XIX đến đầu 1930; từ

1930 - 1938; từ 1938 - 1946; 1946 - 1951 và 1951 - 1975 Cuốn sách đã ghi lại một cách chân thật và có hệ thống hoàn cảnh lịch sử và nội dung hoạt động cách mạng của cán bộ và kiều bào ở Thái Lan trong suốt một thời gian dài từ cuối XIX đến năm 1975 Là tài liệu giúp cho các cơ quan quản lý Việt kiều, nghiên cứu lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc nguồn tài liệu tham khảo cần thiết Tuy nhiên, đây không phải là một tác phẩm thông sử, cũng không phải là một công trình tổng kết chính trị đề cập đến một số sự kiện nội bộ mà trong điều kiện hiện nay chưa thể phổ biến rộng rãi (ví dụ như: Vai trò của tổ chức Đảng ở Thái Lan)

Lê Quốc Sản với công trình “Chi đội Hải ngoại 4 (Chi đội Trần Phú)”

(NXB Tổng hợp, Đồng Tháp, 1989) đề cập đến hoạt động của Chi đội Việt kiều

Trang 20

yêu nước thành lập trên đất Thái Lan từ Chiến khu Sakol, Umke, Noong Hoi, Thái Lan vượt sông Mekong qua Lào về nước tham gia chiến đấu chống Pháp trong những năm 1947 - 1949

Trần Trọng Đăng Đàn với công trình “Người Việt Nam ở nước ngoài”

(NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997) gồm 600 trang đã trình bày khái quát về hoàn cảnh lịch sử mà người Việt Nam ra nước ngoài, hoạt động kinh tế, xã hội của kiều bào trên toàn thế giới Đặc biệt, cộng đồng người Việt ở Thái Lan được tác giả dành gần 100 trang để phân tích về quá trình hình thành, các hoạt động yêu nước trong những năm đầu thế kỷ XX

Tác giả Trần Đình Riên với cuốn “Việt kiều Lào - Thái với quê hương”

(NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005) đề cập khá kỹ hoạt động của các tổ chức cách mạng, các nhà yêu nước ở vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào Bên cạnh

đó, tác giả mô tả phần nào đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng người Việt ở Thái Lan, và những hoạt động của họ hướng về quê hương đất nước

Công trình “Người Việt ở Thái Lan 1910 - 1960” (2008) của nhiều tác giả

là những người đã từng hoạt động tại Thái Lan và nghiên cứu về Thái Lan do

Nguyễn Văn Khoan chủ biên có một số bài nổi bật như: “Kiều bào ta ở Thái Lan

hướng về Tổ quốc”; “Việt kiều ở Thái Lan trong những năm 1945 - 1947”; “Việt kiều Thái Lan từ 1964 đến nay”; “Người Việt Nam ở Thái Lan: Cầu nối văn hóa trong quan hệ Thái - Việt”; “Việt kiều trên đất Thái Lan”… Những bài viết trên

được trình bày dưới dạng ghi chép, hồi ký của những người đã hoạt động tại Thái Lan Nội dung chủ yếu đề cập đến các phong trào yêu nước Trong cuốn tuyển tập này, lĩnh vực đời sống kinh tế, văn hóa, tình đoàn kết hữu nghị, quan hệ ứng xử của người Việt với nhân dân Thái vẫn chưa được nghiên cứu nhiều

Trong cuốn sách “Việt kiều ở Lào, Thái Lan với các phong trào cứu quốc

thế kỷ XX” (2010), tác giả Nguyễn Văn Vinh đã dành 6 chương nói về Việt kiều

ở Thái Lan Trong nội dung về cộng đồng người Việt ở Thái Lan, tác giả đề cập đến vấn đề lịch sử hình thành, các đợt di cư của người Việt, chính sách của chính phủ Thái Lan đối với người Việt qua từng giai đoạn lịch sử,…

Tác giả Đặng Văn Chương trong cuốn “Quan hệ Thái Lan - Việt Nam

cuối thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX” (NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2010) đề

Trang 21

cập đến quan hệ Việt Nam - Xiêm qua các giai đoạn: 1782 - 1802; 1802 - 1833;

1834 - 1847 Đây là công trình được xuất bản dựa trên nội dung của luận án

“Quan hệ giữa triều đình Charki với chính quyền Nguyễn từ 1782 đến 1842” mà

tác giả đã bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2002 Tác giả khẳng định, trong hơn 65 năm, có những bước phát triển thăng trầm, diễn biến phức tạp, đa dạng: Khi thì hòa hiếu, khi thì đụng độ tranh chấp quyết liệt, thậm chí xảy ra chiến tranh Bối cảnh đó đã tác động lớn đến quá trình di dân và những chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng người Việt ở Thái Lan

Bên cạnh đó, một số cuốn hồi ký, tự thuật của những người đã từng hoạt động ở Thái Lan đề cập đến những công lao và đóng góp của Việt kiều ở Thái

Lan đối với Tổ quốc gồm có: Lê Mạnh Trinh: “Cuộc vận động cứu quốc của

Việt kiều ở Thái Lan” (NXB Sự thật, Hà Nội, 1961); Công trình tập thể của các

cán bộ từng hoạt động ở Thái: “Hoạt động cách mạng của Việt kiều ở Thái

Lan”; Đông Tùng với hồi ký “Việt kiều ở Thái Lan trong sự nghiệp giải phóng dân tộc” Đây là những công trình được viết dưới dạng hồi ký, về những hoạt

động yêu nước của đồng bào và những người yêu nước trong các giai đoạn từ

1910 đến những năm 1975 Các công trình này đã thuật lại các hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, của Nguyễn Ái Quốc và một số phong trào hướng về Tổ quốc của đồng bào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ

Ngoài ra, có thể kể đến một số bài viết liên quan đến vấn đề này như:

“Thái Lan - địa bàn liên lạc của cách mạng Việt Nam” (Nguyễn Văn Khoan, Nghiên cứu Đông Nam Á, 1996, số 2, tr.47-52); “Hoạt động của các nhà yêu

nước Việt Nam ở Xiêm (Thái Lan) đầu thế kỷ XX, sau khi phong trào Đông Du thất bại” (Nguyễn Công Khanh, bài đăng trong cuốn 100 năm Phong trào Đông

Du và quan hệ Việt Nam - Nhật bản, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005)…

Về nội dung liên quan đến các khu vực có người Việt sinh sống đông nhất

ở Thái Lan như vùng Đông Bắc, Thủ đô Bangkok,… có một tác giả nghiên cứu

Có thể kể đến các bài viết như: “Đời sống kinh tế của cộng đồng người Việt ở

tỉnh Sacol Nakon - Thái Lan” (Nguyễn Hồng Quang, Nghiên cứu Đông Nam Á,

số 2/2004); “Có một phong trào gia đình học hiệu ở Nakhon Phanom” (Nguyễn

Trang 22

Công Khanh, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 10/2009), “Quá trình bảo lưu và hội

nhập văn hóa của người Việt ở Đông Bắc Thái Lan”, (Nguyễn Hồng Quang,

Nghiên cứu Đông Nam Á số 5/2011), “Phật giáo trong cộng đồng người Việt ở

Thái Lan” (Nguyễn Công Khanh, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 8/2013)… Đây

là những bài viết mang tính chuyên sâu về những vấn đề cụ thể trong lịch sử cộng đồng người Việt ở Thái Lan, một số phong tục tập quán, một số vấn đề về văn hóa, bảo lưu tiếng Việt cũng như có những nhận xét, đánh giá bước đầu về quá trình phát triển của cộng đồng người Việt ở Thái Lan

Bên cạnh những tác phẩm kể trên, còn có nhiều công trình nghiên cứu, các đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Trường, Viện Còn có một số luận văn thạc

sĩ của học viên cao học các trường đại học, học viện ở Hà Nội, Vinh, Huế, TP

Hồ Chí Minh liên quan đến cộng đồng người Việt ở Thái Lan

Đề tài cấp Bộ “Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của người Việt

ở Thái Lan trong lịch sử” của Trường Đại học Vinh do Nguyễn Công Khanh

chủ trì, năm 2009 Công trình có 3 chương, đề cập đến một số vấn đề như: các đợt di cư của người Việt ở Thái Lan; đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng Việt kiều ở Thái Lan; Đóng góp của cộng đồng người Việt ở Thái Lan đối với Tổ quốc Việt Nam; Đóng góp của người Việt ở Thái Lan đối với sự phát triển quan hệ hữu nghị và giao lưu văn hóa Việt Nam - Thái Lan

Đề tài nghiên cứu “Cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan dưới góc độ

văn hóa” của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại

giao, do Phạm Hải Bằng làm chủ nhiệm là một trong những đề tài nghiên cứu trực tiếp đến góc độ văn hóa của cộng đồng người Việt ở Thái Lan Đề tài này được chia làm 3 phần: Giới thiệu một số nét chính về đất nước Thái Lan; lịch sử cộng đồng người Việt tại Thái Lan; nhận xét và kiến nghị

Công trình khoa học đề tài cấp Nhà nước do Vũ Hào Quang, Trường Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn làm chủ nhiệm, năm 2010: “Những đặc trưng

cơ bản về con người và văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay” Quý I/2015, đề tài này được công bố thành sách chuyên khảo với

nhan đề “Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Những nét văn hóa đặc

trưng” (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội) Đây là đề tài nghiên cứu về người Việt

Trang 23

Nam ở nước ngoài, trong đó chương 3 đề cập đến người Việt ở Thái Lan Chương này có một số đóng góp vào việc nghiên cứu văn hóa, gia đình, cũng như những phong tục tập quán của người Việt ở Thái Lan Mặc dù vậy, công trình chưa nghiên cứu lịch sử hình thành, quá trình định cư, sự phân bố của người Việt và đặc biệt là chưa đề cập nhiều đến đời sống kinh tế, xã hội của cộng đồng người Việt ở Thái Lan hiện nay

Luận án tiến sĩ nhân học “Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng

người Việt ở Đông Bắc Thái Lan - Trường hợp tỉnh Sakol Nakhon” (2013) của

Nguyễn Hồng Quang, Viện Khoa học xã hội - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam đã đi sâu vào nghiên cứu đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở tỉnh Sakol Nakhon trong đó chú ý đến các phong tục tập quán truyền thống như việc đi lại, nhà ở, tang ma, cưới hỏi và vấn đề tiếp biến văn hóa

của cộng đồng

Luận văn thạc sĩ “Cộng đồng Việt kiều ở Đông Bắc Thái Lan: Quá trình

hình thành, đời sống vật chất và tinh thần, những đóng góp đối với Tổ quốc Việt Nam” của Bùi Hồng Thanh (Trường Đại học Vinh, 2006) nghiên cứu về lịch sử

hình thành và những đóng góp của cộng đồng người Việt Nam ở vùng Đông Bắc Thái Lan Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Mai Phương (Trường Đại học Vinh,

2010) nghiên cứu về đề tài “Giao lưu văn hóa Việt - Thái”, ngoài nội dung

chính là mối quan hệ giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia, đề tài có đề cập đến một số đặc trưng văn hóa của người Việt ở Thái Lan

Một trong những nội dung được nhiều học giả chú ý nghiên cứu là hoạt động yêu nước của người Việt ở Thái Lan, có rất nhiều công trình đề cập đến hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Đặng Thúc Hứa, Đặng Quỳnh Anh,… Năm 1999, tác giả Trần Ngọc Danh viết

cuốn “Bác Hồ ở Thái Lan” ghi chép lại những câu chuyện về hoạt động của Bác

Hồ ở Thái Lan và những ảnh hưởng của Người đến cộng đồng người Việt Nam

ở đây Các bài viết: Bác Hồ ở Thái Lan của Nghiêm Đình Vỳ tại Hội thảo khoa học “25 năm quan hệ Việt Nam - Thái Lan” (2001), “Hồ Chí Minh người đặt

viên gạch xây dựng tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan hôm nay” của Ngô Vĩnh

Bao (Tạp chí Xưa & Nay, số 217, 2004)…

Trang 24

Trên đây là những công trình nghiên cứu cơ bản nhất về cộng đồng người Việt ở Thái Lan và những vấn đề liên quan Các nhà nghiên nước ngoài và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu về lịch sử Thái Lan nói chung và lịch sử cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan nói riêng Các công trình trên đã đề cập đến quá trình hình thành, phát triển của cộng đồng người Việt ở Thái Lan, một cộng đồng có quá trình hình thành, phát triển gắn với lịch

sử của hai đất nước Việt Nam - Thái Lan Trong số các công trình nói trên, có một số công trình mang tính giá trị khoa học và độ tin cậy khá cao, được nhiều nhà nghiên cứu về Việt kiều Thái Lan sử dụng để tham khảo Đây là những những nguồn tư liệu quý giá, có ý nghĩa với tác giả trong quá trình nghiên cứu

và hoàn thành luận án

1.3 Những vấn đề tồn tại và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

1.3.1 Những vấn đề tồn tại

- Có rất nhiều công trình nghiên cứu dừng lại ở dạng hồi ký, nhật ký của

nhiều thành phần khác nhau như giáo viên, bộ đội, cán bộ nghỉ hưu đây là những người trực tiếp gắn bó với cộng đồng ở những khu vực, những địa phương khác nhau Những tài liệu này mới chỉ điểm qua quá trình hình thành, phát triển, những kỉ niệm vui buồn của người Việt ở một địa phương cụ thể mà chưa có sự khái quát, tổng hợp cao để trở thành những tài liệu khoa học phục vụ quá trình

phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn văn hóa truyền thống Việt ở Thái Lan

- Bên cạnh đó, còn có một số vấn đề vẫn chưa được nghiên cứu nhiều

như: lịch sử hình thành cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng sau mỗi đợt di cư; ảnh hưởng của những biến động chính trị của đất nước Thái Lan đến đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của cộng đồng người Việt

- Các công trình nghiên cứu của những tác giả nêu trên đều là những công

trình nghiên cứu về một số vấn đề khác nhau của người Việt ở Thái Lan, chưa có một công trình khoa học lịch sử nào nghiên cứu toàn diện, tổng thể về người Việt ở Thái Lan trên các phương diện: lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội của cộng

đồng, mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan,

1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

- Bên cạnh việc kế thừa những kết quả của các công trình, những tác giả

Trang 25

đi trước, luận án sẽ bổ khuyết những điểm còn thiếu hụt trong việc nghiên cứu lịch sử cộng đồng người Việt ở Thái Lan nhằm dựng lên một bức tranh toàn cảnh về cộng đồng này với các khía cạnh như: quá trình hình thành, phát triển, những hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và đóng góp của cộng đồng người Việt đối với Việt Nam và Thái Lan trong thời gian chủ yếu từ đầu thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XXI

Đề tài cũng tìm hiểu các vấn đề khác nhau của cộng đồng người Việt ở Thái Lan như truyền thống văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, tâm tư nguyện vọng của

bà con,… Từ đó, đưa ra các kiến nghị với cơ quan hữu quan trong việc thực hiện chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Trang 26

Chương 2 QUÁ TRÌNH DI CƯ VÀ HÌNH THÀNH CỘNG ĐỒNG

NGƯỜI VIỆT Ở THÁI LAN TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX

2.1 Một số vấn đề về cộng đồng và lý thuyết di cư

2.1.1 Khái niệm cộng đồng

“Cộng đồng” là một khái niệm được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sử học, văn hóa học, xã hội học, tâm lý học, triết học, nhân học, sinh học Do là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học chuyên ngành khác nhau nên “cộng đồng” cũng được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau và cách thức định nghĩa về khái niệm này cũng không giống nhau

Thuật ngữ “cộng đồng” có nguồn gốc từ gốc tiếng Latinh là cummunitas,

với nghĩa là toàn bộ tín đồ của một tôn giáo hay toàn bộ những người đi theo một thủ lĩnh nào đó Ngày nay, thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong các

ngôn ngữ, tiếng Pháp là communité, tiếng Anh là community

Theo Corten (1987), cộng đồng là một nhóm người sống trong một môi trường, có những điểm tương đối giống nhau, có những mối quan hệ nhất định với nhau

Theo Tô Duy Hợp và cộng sự (2000), cộng đồng cũng là một thực thể xã hội, có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên Các đặc điểm đó có thể là: kinh tế

- xã hội, huyết thống, mối quan tâm, quan điểm, môi trường, vùng địa lí… [51]

Dù tiếp cận từ những góc độ khác nhau, dựa trên những lý thuyết khoa học khác nhau và hướng sự quan tâm học thuật tới những dạng thức cụ thể không giống nhau của cộng đồng, nhưng có thể coi những dấu hiệu cốt yếu nhất sau đây để nhận biết hay định nghĩa một cộng đồng:

- Cộng đồng phải là tâp hợp của một số đông người;

- Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc/bản thể riêng;

- Các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng

Trang 27

- Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng, nhưng quan trọng nhất chính là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm, tạo nên ý thức cộng đồng

- Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí bên ngoài để nhận biết và có những quy tắc chế định hoạt động và ứng xử chung của cộng đồng

Trên cơ những nội hàm như trên, có thể đi đến một định nghĩa chung nhất như sau về “cộng đồng”: “Cộng đồng là tập hợp người có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng” Như vậy, cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu tố

xã hội chung mang tính phổ quát: kinh tế, địa lí, ngôn ngữ, văn hóa, tín ngưỡng, tâm lí, lối sống Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của các cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn [142]

Trong luận án này, chúng tôi quan niệm cộng đồng người Việt ở Thái Lan

là một cộng đồng xã hội ở quy mô nhỏ mà thành phần là những người có chung nguồn gốc từ đất nước Việt Nam, sang Thái Lan sinh sống tập trung, ổn định trong một không gian địa lý; sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt và tiếng Thái; cùng nhau lưu giữ những nét văn hóa, tín ngưỡng truyền thống và có mối quan hệ khăng khít với nhau

Trước đây, người Thái gọi người Việt là “Duôn” và “Keo” Có ý kiến cho rằng, từ “Duôn” bắt nguồn từ danh xưng Giao Chỉ Hiện nay, từ “Keo” mang

nghĩa miệt thị nên không còn được sử dụng Người Thái phân chia người Việt

thành 2 đối tượng khác nhau gồm: “Duôn càu” (Người Việt cũ) - được coi là

nhóm cộng đồng người Việt nhập cư vào Thái Lan trước Chiến tranh thế giới thứ hai, họ định cư ở miền Trung Thái Lan như Bangkok, Kanchanaburi,

Chanthaburi, Ayutthaya và một bộ phận ở Đông Bắc Thái “Duôn mày” (Người Việt mới), hay còn có tên gọi khác là “Duôn ôpphadôp” là những người Việt tản

cư do chiến tranh, sống chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Thái Lan Hiện nay, trong

văn bản chính thức của Thái Lan gọi người Việt đã nhập cư là “Người Thái gốc

Việt” Nhiều hội Việt kiều cũng được đổi tên là Hội Thái - Việt

Trang 28

Theo quan niệm của chúng tôi, cộng đồng người Việt ở Thái Lan có các

Khi nghiên cứu về cộng đồng nói chung, trong đó có cộng đồng người di

cư ra nước ngoài, chúng tôi sử dụng một số lí thuyết về di cư như thuyết tân cổ điển, thuyết cấu trúc, thuyết mạng lưới xã hội…

Thuyết tân cổ điển cho rằng mọi cá nhân là đồng nhất, không có sự khác biệt

về giới, địa vị xã hội cũng như các yếu tố khác Các cá nhân luôn kiếm tìm các quyết định hợp lý để thu được lợi ích kinh tế tối đa Theo cách tiếp cận này, quyết định di cư dựa trên sự chênh lệch về tiền công lao động giữa nơi đi và nơi đến

Thuyết cấu trúc xem xét những yếu tố như sự thay đổi phương thức sản

xuất đã thúc đẩy di cư như thế nào Cách tiếp cận này đề cao yếu tố sản xuất thay

vì tái sản xuất Tái sản xuất được xem là thích hợp vì di cư là chiến lược sinh kế của hộ gia đình cũng như của mỗi cá nhân, và di cư được duy trì là nhờ sự tái sản xuất sức lao động trong hộ gia đình

Thuyết mạng lưới xã hội chỉ ra tầm quan trọng của quan hệ xã hội, nhất là

trong cộng đồng di cư, giữa nơi đi và nơi đến Quan hệ với người quen ở nơi đến

sẽ làm tăng khả năng kiếm được việc làm, trong khi quan hệ thân thích giúp cho người di cư an tâm trong quá trình di chuyển, bảo đảm tính hiệu quả và giảm bớt rủi ro trong quá trình di cư Một khi đã hình thành, mạng lưới xã hội sẽ ngày càng phát triển, và quá trình di cư được duy trì mà không cần đến sự can thiệp của các yếu tố cấu trúc bên ngoài

Lý thuyết xuyên quốc gia mới xuất hiện gần đây nhằm phê phán đặc trưng

của xã hội Mỹ “đa chủng tộc” trong đó người di cư thích ứng và đồng hóa Theo

lý thuyết này người di cư luôn tìm kiếm, thỏa thuận nhằm giữ gìn bản sắc giữa hai cộng đồng đi và đến Lý thuyết này giải thích được thực tế người di cư gìn giữ bản sắc và giới trong mối liên hệ với các chuẩn mực xã hội tại nơi đi và nơi

đến [161, tr 5-6]

Trang 29

Những lý thuyết trên được chúng tôi tham khảo, vận dụng vào việc nghiên cứu vấn đề cộng đồng người Việt ở Thái Lan dưới góc độ một cộng đồng di cư

ra nước ngoài và có mối quan hệ chặt chẽ với đất nước Việt Nam

2.2 Khái quát về đất nước Thái Lan và các khu vực có người Việt

sinh sống

2.2.1 Khái quát về đất nước Thái Lan

Vương quốc Thái Lan nằm trên bán đảo Trung Ấn Thái Lan có diện tích

tự nhiên 513.520 km2, có vị trí địa lý nằm ở 5,30 tới 26 độ vĩ tuyến Bắc và 97,30 tới 105,30 độ kinh Đông, trải dài từ vĩ tuyến 50 đến 210 vĩ độ Bắc, từ thị trấn Me Sải (Chiang Rai) giáp với Myanmar ở cực Bắc đến Tạc Bay (Narathiwat) cực Nam, giáp với Malaysia kéo dài trên 1500 km Người Thái thường ví nước mình giống như cái rìu cổ, nhưng nhìn trên bản đồ miền Đông Nam Á lục địa có lẽ Thái Lan có hình dáng đầu một con voi đang cúi xuống, cái vòi dài hút nước vịnh Thái Lan [86, tr.44-50]

Thái Lan có chung biên giới với Lào ở Đông và Đông Bắc, với Myanmar

ở phía Bắc và Tây Bắc, Đông Nam giáp Campuchia, phía Tây Nam giáp biển Andaman, phía Nam giáp Malaysia, có vịnh Thái Lan nằm sâu trong đất liền thuận tiện cho giao thông Địa hình Thái Lan thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông Đất nước Thái Lan được chia thành bốn khu vực khác nhau: Miền Bắc và Đông Bắc, miền Tây, miền Trung và miền Nam

Khí hậu Thái Lan chịu ảnh hưởng gió mùa hàng năm, được chia thành hai mùa khá rõ rệt mùa mưa và mùa khô Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, ở một số tỉnh miền núi phía Bắc có thêm mùa lạnh thường

từ tháng 11 đến tháng 1

Thái Lan có lịch sử hình thành nhà nước khá sớm Tên nước “Vương quốc

Xiêm” được thư tịch cổ Việt Nam dùng để chỉ tiểu quốc Sukhothay (1260 -

1349) và được gọi chính thức là Vương quốc Xiêm (Siam) từ 1767 - 1939 Từ năm 1940, tên gọi chính thức là Vương quốc Thái Lan [20, tr.847] Từ năm 1945 đến ngày 11/5/1949, tên Thái Lan lại được đổi lại thành Xiêm Từ năm 1949 đến nay, tên Thái Lan được sử dụng chính thức

Sau khi thành lập Vương triều Sukhothay vào năm 1238, người Thái từng bước mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam Tiếp đó, Vương triều Ayutthaya xây

Trang 30

dựng một đế chế hùng mạnh trước khi bị quân đội Miến Điện xâm chiếm vào năm 1767 Đến cuối thế kỷ XVIII, các vị vua lấy tước hiệu Rama đã mở ra thời

kỳ Bangkok, xây dựng Vương quốc Xiêm Cuộc đảo chính quân sự vào năm

1932 của một nhóm sĩ quan và trí thức Âu hóa đã thành lập một nhà nước Quân chủ lập hiến và chính thể này tồn tại cho đến ngày nay

Về khu vực hành chính, Thái Lan được chia làm 77 tỉnh, thành Thủ đô Bangkok nằm ở vùng trung tâm Thái Lan Các tỉnh, thành phố được chia thành các quận, huyện Hiện nay, Thái Lan có 796 quận, 81 tiểu quận và 50 quận thuộc Bangkok Các tỉnh đều có thủ phủ (Mương - Muang) mang tên tỉnh (nếu là tỉnh Phuket thì có thủ phủ là Mương Phuket)

Hiện nay, Thái Lan có dân số khoảng 67.448.120 người, đông thứ 21 trên thế giới và đứng thứ 4 ở Đông Nam Á Khoảng 75% dân số là dân tộc Thái, 14% là người gốc Hoa và 3% là người Mã Lai, phần còn lại là những nhóm dân tộc thiểu số như Môn, Khmer và các bộ tộc khác Có khoảng 2,3 triệu người nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp ở Thái Lan Đạo Phật là quốc giáo ở Thái Lan, chiếm khoảng 95% dân số, ngoài ra có đạo Hồi (4%), đạo Thiên Chúa và các đạo khác (1%) Ngôn ngữ chính là tiếng Thái

Trong lịch sử, Thái Lan vẫn được xem là xứ sở của hòa bình Con người thân thiện, đất rộng, người thưa trong khi điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai phì nhiêu chưa được khai phá, phù hợp với tập tục làm lúa nước chính vì vậy, Thái Lan thực sự là mảnh đất có nhiều sức hút đối với các dòng người di cư từ Việt Nam

Bên cạnh đó, vị trí địa lý của Thái Lan có sự gần gũi với Việt Nam cả về đường bộ lẫn đường biển Theo đường bộ, từ miền Trung Việt Nam, chỉ cần vượt dãy Trường Sơn và sông Mekong là có thể đến Thái Lan Theo đường biển,

từ vùng Nam bộ Việt Nam, chỉ cần vượt qua vịnh Thái Lan là đến được các tỉnh phía Đông miền Trung Thái Lan… Đây chính là những điều kiện thuận lợi để người Việt tìm đến Thái Lan làm ăn, sinh sống

2.2.2 Khái quát về các khu vực có người Việt sinh sống

Theo phân vùng địa lý, đất nước Thái Lan được chia thành 4 khu vực (một số tài liệu phân chia thành 6 khu vực) khác nhau: Miền Bắc và Đông Bắc,

Trang 31

miền Tây, miền Trung và miền Nam Cách phân chia khu vực này được Hội đồng Địa lý quốc gia Thái Lan quy định từ năm 1978 và được sử dụng khá phổ biến Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi sử dụng hệ thống 4 khu vực theo cách phân chia trên Trong đó, người Việt sinh sống chủ yếu ở các tỉnh Đông Bắc và khu vực miền Trung bao gồm cả Thủ đô Bangkok

Khu vực Đông Bắc: Đông Bắc Thái Lan là một khu vực nằm khá biệt lập

với các khu vực trung tâm của Thái Lan bởi các dãnh núi cao và dòng sông Mekong Trong suốt chiều dài lịch sử của các vương triều, đây được xem là vùng biên viễn, nơi chính quyền cai trị chưa gây được sự ảnh hưởng lớn, các chính sách của nhà cầm quyền không quá khắt khe Đây chính là điều kiện đầu tiên để vùng Đông Bắc Thái Lan thu hút lượng người Lào, người Việt Nam di cư tới đây

Bên cạnh đó, trong các thế kỷ XVIII, XIX, Đông Bắc Thái Lan là vùng đất còn khá hoang sơ so với các khu vực khác của Thái Lan Nhu cầu lao động

để khai khẩn ruộng đất, phát triển kinh tế ở vùng này còn khá cao Trong suốt

nhiều thế kỷ, người Việt di cư đã góp phần đáp ứng một phần nhu cầu đó

Đông Bắc Thái Lan bao gồm 19 tỉnh: Kalasin, Khon Kaen, Chaiya Phum, Nakhon Phanom, Nakhon Ratchasima, Nong Khai, Noong Bualamphu, Buriram, Mahasarakham, Mukdahan, Yasothon, Roi Et, Loei, Sisaket, Sakol Nakhon, Surin, Udon Thani, Ubon Ratchathani và Ammat Charoen Những tỉnh nằm ở khu vực Đông Bắc Thái Lan thường được gọi là vùng I Sản Khu vực I Sản có diện tích rộng lớn tới gần 160.000 km2 Đây là vùng đất khô cằn, không như những vùng đồng bằng trung tâm, lúa chỉ canh tác được một vụ và hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa thiên nhiên Phía Đông có dòng Mekong nổi tiếng với hơn 1.600km khi chảy qua Thái Lan làm thành biên giới tự nhiên với và Lào

Sau khi đế chế Khmer bắt đầu suy tàn vào thế kỷ XIII, vùng I Sản thuộc

sự thống trị của Vương quốc Lào Lan Xang Xiêm cai quản vùng đất này từ thế

kỷ XVII và tiến hành cuộc di chuyển dân bắt buộc từ Lào sang I Sản trong hai thế kỷ XVII và XVIII Hiệp ước Pháp - Xiêm năm 1893 và 1904 lấy I Sản làm biên giới giữa Xiêm và Đông Dương Đầu thế kỷ XX, vùng đất này đã hoàn toàn

Trang 32

thuộc về Thái Lan Vì vậy những người dân Đông Bắc có ngôn ngữ và văn hóa gần như tương đồng với Lào

Thế mạnh kinh tế của vùng Đông Bắc Thái Lan là nông nghiệp với các loại cây trồng chính là lúa, sắn và mía, dâu nuôi tằm Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 22% nền kinh tế của khu vực và chiếm 8,5% toàn Thái Lan Nghề thủ công truyền thống ở vùng này là dệt lụa, làm giò chả Xét về kinh tế, vùng Đông Bắc được coi là vùng kém năng động nhất của Thái Lan

Khu vực Đông Bắc Thái Lan có nhiều điểm chung với văn hóa của nước Lào láng giềng như trong ẩm thực, trang phục, kiến trúc chùa tháp, nghệ thuật và

lễ hội Hát múa Mỏ lăm được coi là loại hình âm nhạc truyền thống chính trong khu vực Đông Bắc và được dùng trong hầu hết các lễ hội Ngoài ra, hát Lúc thung (nhạc đồng quê) cũng rất được ưa chuộng ở đây

Cư dân khu vực Đông Bắc phần lớn là người Lào, hay còn gọi là người Thái Đông Bắc Nhóm tộc người này còn có tên gọi khác là Thái Phu Thay Đa

số cư dân trong vùng theo đạo Phật, một số ít theo đạo Thiên Chúa

- Khu vực miền Trung Thái Lan (gồm Thủ đô Bangkok và các tỉnh phía

Đông miền Trung): Đây là khu vực có nhiều tên gọi khác nhau như Đồng bằng Trung bộ Thái Lan, Đồng bằng sông Mê Nam, bao quát cả vùng đồng bằng phù

sa rộng lớn của sông Chao Phraya Vùng này tách biệt với vùng Đông Bắc bởi dãy Phetchabun Đây là một vùng đất màu mỡ với hơn 1/3 dân số Thái Lan

sinh sống

Trung tâm của khu vực miền Trung là Thủ đô Bangkok - một thành phố nằm trong châu thổ sông Chao Phraya Từ một thị trấn nhỏ trong Vương quốc Ayutthaya vào thế kỷ XV, Bangkok nhanh chóng mở rộng nhờ thương mại và trở thành kinh đô của triều Thonburi (năm 1768) và Rattanakosin (năm 1782)

Sự bùng nổ kinh tế của khu vực Đông Nam Á vào những năm 80, 90 của thế kỷ XX đã thúc đẩy nhiều công ty đa quốc gia đặt trụ sở khu vực tại đây Bangkok hiện là một trung tâm kinh tế và tài chính trong khu vực Thành phố đóng vai trò một điểm trung chuyển trong giao thông quốc tế và nổi lên như một đầu tàu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, nghệ thuật, thời trang và giải trí Về

du lịch, Bangkok nổi tiếng với nhịp sống về đêm sôi động và nhiều di tích lịch

Trang 33

sử văn hóa Theo số liệu thống kê năm 2014, Thủ đô Bangkok có diện tích 1.568,7 km2 với dân số khoảng 8 triệu người Nếu tính cả vùng đô thị Bangkok thì dân số của thành phố lên đến hơn 14 triệu, chiếm hơn 1/5 dân số cả nước và vượt trội hơn tất cả những vùng đô thị khác ở Thái Lan

Các tỉnh phía Đông miền Trung gồm Chanthaburi, Trat, Rayong, Chonburi, Chachoengsao Sa Kaeo Trong số này, Chanthaburi được xem là thủ phủ của khu vực

Chanthaburi nằm cách Thủ đô Bangkok gần 250km, dân số khoảng hơn 30.000 người Đây được xem là mỏ đá quý của đất nước Thái Lan, cũng là thiên đường du lịch với nhiều điểm đến hấp dẫn như công viên sinh thái, chợ đá quý, chùa tháp và bãi biển tuyệt đẹp Đây là khu vực giáp biên giới với các tỉnh Battambang và Pailin của Campuchia bên bờ vịnh Thái Lan, là nơi mà người Việt cổ gọi là Chân Bôn và có mặt ở đây từ rất sớm [23, tr.175]

Chính vì điều kiện tự nhiên cách trở với khu vực trung tâm nên trong một thời gian dài, chính quyền Xiêm còn lỏng lẻo trong việc thực hiện các chính sách

và đây là một trong những nguyên nhân để người Việt chọn vùng đất này định

cư Bên cạnh đó, các tỉnh phía Đông miền Trung như Chanthaburi, Sa Kaeo, Trat tiếp giáp Vịnh Thái Lan Người Việt từ Nam bộ, đi bằng thuyền có thể dễ dàng đến được vùng đất này và sinh sống một cách thuận lợi bằng nghề đánh cá

2.3 Những đợt di cư của người Việt sang Thái Lan từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX

2.3.1 Tình hình Thái Lan và Việt Nam từ thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX

Về phía Thái Lan, đây là thời kỳ tình hình đất nước Thái Lan tương đối ổn

định trên nhiều phương diện Từ thế kỷ XIV, Xiêm bước vào thời kì Ayutthaya Trong lịch sử hơn 400 năm tồn tại (từ 1350 đến 1767), vương triều này đạt đến trình độ phát triển khá cao về mọi mặt, trong đó, nổi bật nhất là các triều đại từ Sukhothai (1569 - 1629), triều Prasat Thong (1630-1688) Từ 1782, Xiêm bước vào thời kỳ vương triều Chakri Các vua Xiêm kể từ Rama I trở đi không ngừng khuyến khích dân phiêu tán trong chiến tranh ổn định cuộc sống, khuyến khích quan lại và nhân dân tiến hành khẩn hoang, lập ấp, di dân thành nhiều vùng nông nghiệp mới Đến triều đại Rama IV (1804 - 1851), vua Xiêm đã ban hành chỉ dụ

Trang 34

đến các tỉnh miền Đông tổ chức tuần tra, tuyên truyền để người Việt bỏ trốn vào trong biên giới Xiêm để làm ăn, sinh sống: nếu đến Xiêm, họ sẽ được phép sinh sống, được bảo vệ, không bị đói nghèo Vua giao cho các tỉnh trưởng sắp xếp cho người Việt có được vườn nương, làm ruộng kiếm sống góp phần làm cho đất nước sung túc lên

Trong thế kỷ XIX, XX, khi các quốc gia trong khu vực lần lượt mất độc lập thì Thái Lan vẫn là một quốc gia hòa bình nhờ các chính sách ngoại giao mềm mỏng, khôn khéo Chính điều kiện hòa bình và ổn định này đã tạo nên sức hút đối với các dòng người di cư từ Lào, Việt Nam chọn Thái Lan làm nơi định

cư lâu dài

Trái ngược với Thái Lan, Việt Nam từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX có nhiều biến động lớn về chính trị và xã hội

Sau một thời kỳ phát triển trong hòa bình, quốc gia Đại Việt bước vào giai đoạn chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 - 1672) Hai bên đánh nhau kịch liệt nhưng không phân thắng bại và cuối cùng phải lấy sông Gianh (Linh Giang) làm ranh giới để phân chia khu vực ảnh hưởng Cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn một mặt đẩy nhân dân vào cuộc sát hại lẫn nhau nhưng mặt khác cũng bắt đầu cho một thời kỳ mới của lịch sử đất nước khi cương vực lãnh thổ được mở rộng

về phía Nam Việc lãnh thổ Đại Việt bị chia cắt do 4 tập đoàn phong kiến gây ra (Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn) đã làm cho đời sống nhân dân ngày càng điêu đứng, mâu thuẫn giữa nông dân và phong kiến thêm sâu sắc, thúc đẩy phong trào nông dân khởi nghĩa kéo dài suốt gần một thế kỷ (thế kỷ XVIII), kết thúc bằng cuộc khởi nghĩa Tây Sơn quét sạch cả ba tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê

Vương triều Tây Sơn tồn tại trong một thời gian ngắn và từ năm 1802 bị Nhà Nguyễn lật đổ, thiết lập sự cai trị trên toàn lãnh thổ Việt

Dưới thời nhà Nguyễn, đời sống nhân dân hết sức điêu đứng, cực khổ Nạn kiêm tính ruộng đất của địa chủ làm cho người nông dân không có ruộng cày cấy phải phiêu bạt khắp nơi Nạn tô thuế, lao dịch, binh dịch càng khiến cho người dân trở nên thống khổ Đây là thời kỳ mà nhà nước chăm lo xây thành lũy, thiếu chú ý đến đắp đê, vét sông cho nên lụt lội, hạn thường xuyên, bệnh dịch hoành hành khắp nơi Năm 1820, nạn dịch khiến 206.835 người chết Năm 1849

Trang 35

- 1850, bệnh dịch giết hại 589 460 người Trong nạn đói năm 1856 - 1857, hàng chục vạn dân Bắc Kỳ và Bắc Trung Kỳ bị chết Chính sách bóc lột của nhà Nguyễn càng khiến cho nhân dân cơ cực, nổi dậy đấu tranh hoặc phải li tán đến nhiều nơi trong nước, nhiều người phải ra nước ngoài, trong đó có Xiêm [159, tr.373-377] Những người sang Xiêm giai đoạn này đa số là nông dân Đất đai phì nhiêu, khí hậu thuận lợi ở Xiêm chính là điều kiện thuận để người Việt có thể sinh sống, đổi đời

Từ nửa sau thế kỷ XIX, thực dân Pháp từng bước áp đặt ách thống trị ở Việt Nam Nhân dân Việt Nam chịu cảnh một cổ, hai tròng, vô cùng cực khổ Trong hoàn cảnh đó, những nông dân miền Trung cũng tìm cách sang Lào rồi qua Xiêm để mưu sinh Nhiều nhà yêu nước sau một thời gian hoạt động trong nước nhưng bị đàn áp cũng đã tìm sang Xiêm để xây dựng lại phong trào

2.3.2 Những đợt di cư của người Việt vào Thái Lan từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX

2.3.2.1 Những đợt di cư trong thế kỷ XVII

Theo Lê Mạnh Thát, vào thế kỷ VII, đã có một số nhà sư người Việt cư

trú ở Thái Lan Điều này cũng được thể hiện trong cuốn du ký “Đại Đường

Tây vực cầu pháp cao tăng truyện” của nhà sư người Trung Quốc Nghĩa Tịnh

(635 - 712) Nghĩa Tịnh đã từng sang Việt Nam, Thái Lan, Java trên đường đi

Ấn Độ học Phật trong 13 năm (từ năm 673 đến 686) Ông ghi nhận có 6 nhà sư gốc Giao Chỉ, Cửu Chân đã đến Ấn Độ và đảo Java (Indonesia ngày nay) vào thế kỷ VII để cầu học Phật pháp, trong đó có một vị tên là Đại Thừa Đăng

(625? - 685?) Ông viết: “Đại Thừa Đăng thiền sư vốn người Ái Châu, tên

tiếng Phạn là Mạc Ha Dạ na bát địa dĩ ba (tức Mahayanapradivpa, nghĩa là Chiếc đèn của cỗ xe lớn, tiếng Đường là Đại Thừa Đăng), lúc nhỏ theo cha mẹ giong thuyền đến cư trú tại nước Đỗ Hòa la bát để (tức Dvaravati) Từ đó bắt đầu xuất gia ” [112]

Nhiều nhà nghiên cứu khác cho rằng, đã có những nhóm người Việt đầu tiên định cư ở Thái Lan mà cụ thể là ở Ayutthaya từ thế kỷ XVII (vùng này nằm cách biên giới các tỉnh Đông Bắc Thái Lan từ 600 - 800 km) Vào thời gian này, nhà nước Ayutthaya đã mở cửa giao lưu hàng hóa bằng đường biển với các nước

Trang 36

phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp, Theo Poole Peter, nhiều người

Việt đã đến nhập cư ở Bangkok và Ayutthaya từ rất sớm: “Thế kỷ XVII đã có

một số gia đình người Việt sống ở Bangkok và có lẽ cả Ayutthaya” Trong một

bản đồ vẽ năm 1687 về Ayutthaya của sứ thần Pháp Simon de la Loubèle đã được xuất bản vào năm 1691, có một khu phố của người Việt ở Kinh đô

Ayutthaya với tộc danh là “Cochinchinois” với khoảng 100 người [184, tr.25]

Trong khi đó, theo Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, lúc bấy giờ có khoảng 300 người Việt gồm cả già, trẻ, gái, trai ở kinh đô Ayutthaya [42, tr.145]

Những năm sau đó, lại có những đợt nhập cư tiếp tục của người Việt vào Ayutthaya khi vương triều này rơi vào tình trạng tranh chấp liên miên giữa các phe phái trong triều đình và phải đương đầu với các cuộc chiến tranh ở phía Tây Bắc của đất nước Vì vậy, những người Việt nhập cư vào thời điểm này trở thành nguồn nhân lực quan trọng, bổ sung kịp thời cho chiến tranh cũng như nền sản xuất nông nghiệp ở Xiêm Chính vì vậy, Vương triều Ayutthaya rất hoan nghênh những người Việt nhập cư vào Xiêm, một số ông vua trong thời kì này như

Narai (1656 - 1688) đã coi người Việt là “bàn dân thiên hạ” của triều đình như

bao thần dân khác của ông [191, tr.99]

2.3.2.2 Những đợt di cư trong thế kỷ XVIII

Tiếp đó, vào năm 1712, chiếc tàu gỗ chở theo 130 người Việt đã cập bến

ở khu vực tỉnh Chanthaburi thuộc miền Đông Thái Lan Đây là những người theo đạo Thiên Chúa, ra đi vì những lí do khác nhau, trong đó mục tiêu quan

trọng nhất là “gieo mầm Thiên Chúa” ở vùng đất mới Tại đây, những người

Việt đã lựa chọn vùng đất bằng phẳng ở ven biển, dựa lưng vào dãy núi cao ở vùng Chanthaburi để lập làng, sinh sống

Chính sách mềm mỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt làm ăn, sinh sống và hòa nhập của Ayutthaya đã khiến cho người Việt mặc dù đứng trước muôn vàn khó khăn, thách thức nhưng đã nhanh chóng hội nhập vào xã hội Ayutthaya Sự hòa nhập cộng đồng lúc này không những giúp cho người Việt tồn tại mà còn góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước Xiêm, làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân bản địa Dấu tích của đợt di cư hiện nay là những nét văn hóa Việt ở khu chợ truyền thống Việt và một số dấu tích ngôn ngữ như từ

Trang 37

ghép tên dòng họ của các sơ và mẹ bề trên hay những nét văn hóa Việt trong kiến trúc của nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Chanthaburi [61, tr.54-60]

Đến nửa sau thế kỉ XVIII, vào thời kỳ Thonburi (1767 - 1782), một số

người trong gia quyến và thuộc hạ của chúa Nguyễn Phúc Xuân dấy binh chống Tây Sơn tại Quảng Nam nhưng thất bại đã chạy vào Hà Tiên rồi tìm đường vượt biển sang Xiêm lánh nạn Cũng vào khoảng thời gian này, Mạc Thiên Tứ (Mạc Thiên Tích), trấn thủ đất Hà Tiên bị nghĩa quân Tây Sơn đánh bại, phải chạy sang cầu cứu triều đình Thonburi Cả hai nhóm người này đều được vua triều đình Thonburi là Taksin (người Việt thường gọi là Tạc Sút) tạo điều kiện cho

sinh sống ở đây và gọi họ là “gia đình Hoàng tộc lưu vong” [95, tr.53 - 71]

Cuối thời kì Thonburi, nước Xiêm rơi vào cảnh suy tàn bởi cuộc chiến tranh Thái - Miến Trong khi đó, nội bộ triều đình rơi vào rối ren vì cuộc tranh chấp khốc liệt giữa các phe phái, người Việt ở Ayutthaya bắt đầu chạy loạn, đi

về phía Tây và xuống phía Nam Khi triều đại Thonburi sụp đổ, mở ra Vương triều Bangkok, một đợt nhập cư nữa của người Việt vào Thái Lan bắt đầu Đó là cuộc nhập cư ồ ạt của hàng trăm binh sĩ, dân thường theo đoàn tùy tùng của Nguyễn Ánh hai lần sang nương náu ở đất Xiêm [95, tr.53-71]

Năm 1782, Nguyễn Phúc Ánh (người Thái gọi là ông Chiêng Xử) là cháu của Nguyễn Phúc Xuân (ông Chiêng Xắn), sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại đã cùng với gia quyến và nhóm tàn quân cũng tìm đường chạy sang cầu cứu vua Xiêm Rama I (1782-1809) Vua Xiêm cũng chấp nhận cho Nguyễn Ánh cùng khoảng 200 người Việt sống trong một khu riêng biệt ở Sam Sen và được hưởng rất nhiều ưu đãi Không những thế, nhằm thực hiện ý đồ chính trị riêng của

mình, vua Rama I đối xử với Nguyễn Ánh “như là một thái tử sắp nối nghiệp”

[23, tr.38] Từ tháng 3/1785 đến tháng 7/1787, sau hơn 2 năm lánh nạn ở đất Xiêm, Nguyễn Ánh tích cực chuẩn bị lực lượng cần thiết cho việc chiếm lại Gia Định Nguyễn Ánh còn cử người bí mật về nước chiêu mộ binh sĩ sang Xiêm Tháng 5/1875, thuộc cấp Lê Văn Quân đã đem 600 người chạy sang Xiêm, nhờ vậy quân số của Nguyễn Ánh tại Bangkok ngày một đông [23, tr.41]

Vào năm 1787, Nguyễn Ánh tìm cách bí mật rời Bangkok trở về nước, nhưng chỉ có khoảng 150 người cùng trở về với ông trên 4 chiến thuyền Như

Trang 38

vậy, số người Việt còn lại vẫn sống tại Bangkok và được vua Rama I cho định

cư tại khu vực Bang Pho Vào năm 1787, không lâu sau khi Nguyễn Ánh trở về nước, một nhóm người Việt khác do Đô đốc Nguyễn Huỳnh Đức (một viên tướng chỉ huy của Nguyễn Ánh) cùng với khoảng 5.000 quân trốn khỏi sự truy đuổi của quân Tây Sơn đã qua Lào, sang Bangkok cũng được vua Rama I giúp

đỡ và cho định cư tại Bang Pho Nguyễn Huỳnh Đức muốn họp quân với Nguyễn Ánh nhưng không thành vì khi ông này đến nơi thì Nguyễn Ánh đã trở

về Việt Nam Vua Rama I đã cấp cho một số chiến thuyền lớn để giúp Nguyễn Huỳnh Đức trở về nhưng với điều kiện là phải để cho binh lính của ông ta ở lại

đất Xiêm nếu có nguyện vọng [23, tr.41-42]

Khoảng 2/3 số binh lính của Nguyễn Huỳnh Đức đã ở lại đất Xiêm Cùng với số giáo dân khoảng gần 600 người đến Sam Sen (vào năm 1785) thì con số của người Việt lúc này ở Bangkok đã lên tới hơn 5000 người Số người Việt này cùng với số người Việt theo đạo Phật từ miền Bắc và miền Trung theo đường bộ qua Lào đến Bangkok đã hình thành nên những làng người Việt đông đảo ở Thái Lan và sống tập trung ở hai khu vực Bang Pho và Sam Sen [182, tr.325-338]

2.3.2.3 Những đợt di cư trong thế kỷ XIX

Từ đầu thế kỷ XIX với chủ trương “cấm đạo, sát đạo” của các vua nhà

Nguyễn, kể từ các triều đại Minh Mạng (1820 - 1840), Thiệu Trị (1841 - 1847),

Tự Đức (1847 - 1883) đến cuộc xâm lược Bắc Kỳ của thực dân Pháp đã gây ra một đợt chuyển cư lớn của người Việt Nam đến Thái Lan Việc đàn áp giáo dân

theo đạo Thiên Chúa của triều Nguyễn, phong trào “Bình Tây sát tả” (Diệt giặc

Pháp, loại bỏ người theo đạo Thiên Chúa) cùng với sự tuyên truyền của các cố đạo phương Tây khiến cho khoảng 5.000 đến 7.000 người Việt chạy sang Thái Lan Nhiều giáo dân người Việt đã tìm đến các tỉnh Đông Bắc Thái Lan để sinh sống [61, tr.54-60]

Nhân dân Thái thường gọi chung những người Việt Nam sang cư trú ở

Thái Lan trong giai đoạn đầu tiên này là “Duôn càu” (“người Việt Nam cũ”)

Qua hàng trăm năm sinh sống trên đất Thái, hầu hết những người này đều đã nhập quốc tịch Thái nhưng trong họ vẫn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc Việt của mình

Trang 39

Cũng trong thế kỷ XIX, đặc biệt là kể từ triều vua Minh Mạng đến cuộc xâm chiếm Bắc Kỳ của người Pháp (1858), do bị quan lại ngược đãi, một số giáo dân đã phải chạy sang Thái lánh nạn Một số người đã di cư bằng đường bộ sang Lào và Đông Bắc Thái Lan Vào đầu năm 1881, các nhà truyền giáo người Pháp

ở Bắc Việt Nam và Lào đã mở rộng hoạt động sang Đông Bắc Thái Lan Do thiếu cơ sở vật chất và tổ chức, nên họ hướng ảnh hưởng của mình vào các làng, đặc biệt ở một số làng như Thare (Sakol Nakhon) và Thabo (Nong Khai)

Ngày 3/10/1893, Chính phủ Xiêm buộc phải ký với Pháp một Hiệp ước

mà người Thái gọi là hiệp ước bất bình đẳng Theo Hiệp ước này, Thái Lan mất phần đất bên bờ tả ngạn sông Mekong cho Pháp Kèm theo Hiệp ước, còn có quy ước thỏa thuận lấy khu đất chạy dọc sông Mekong dài 25 km bên bờ Thái Lan làm khu phi quân sự và khu mậu dịch tự do Hiệp ước có điều khoản quy định những người dưới quyền bảo hộ của Pháp được tự do đi lại và buôn bán trong khu vực này Đây là điều kiện tốt để người Việt đang sinh sống ở Lào đi lại hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá

2.3.2.4 Những đợt di cư từ đầu thế kỷ XX đến cuối Chiến tranh thế giới thứ nhất

Sau thất bại của phong trào Cần Vương, Đông Du (1906 - l908), Duy Tân

(1906 - 1908), một số nhà yêu nước bị sát hại, tù đày, một số chạy ra nước ngoài tìm đường cứu nước Một số chí sỹ trong các phong trào trên đã chạy sang Xiêm Tiêu biểu cho những người này là cụ Đặng Thúc Hứa (Cố Đi), cố Thụ, cố Xoan,

cố Ngoéc Đại, Đặng Tử Kính, cụ Trạng Bùi, ông Ngô Quảng, bà Quỳnh Anh (bà Nho) Lớp người này sang Xiêm tuy không đông nhưng đã đem đến cho cộng đồng người Việt ở đây một luồng gió tinh thần yêu nước mới Họ tuyên truyền giác ngộ, tập hợp Việt kiều vào các tổ chức như Duy Tân hội, Việt Nam Quang phục Hội Những người này cũng đã xây dựng những cơ sở chính trị, kinh tế tại Paknampho, Phichit, Udon Thani, Sakol Nakhon, Nakhon Phanom Đây là những cơ sở đầu tiên, góp phần quan trọng cho việc tiếp đón, đưa đường, nuôi dưỡng và đào tạo cán bộ cho phong trào cách mạng trong nước

Bên cạnh đó, việc thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) đã đưa đến một đợt di cư của người Việt sang Xiêm trong

Trang 40

thời kỳ này Trong cuộc khai thác thuộc địa, Pháp đã mở nhiều đường bộ từ các vùng biên giới Việt Nam sang Lào và Campuchia như đường Sài Gòn-Tây Ninh tới biên giới Campuchia, Vinh-Sầm Nứa (Lào)… Để phục vụ chiến tranh thế giới thứ nhất và nhu cầu trong nước, Pháp tăng cường khai thác các mỏ khoáng sản ở Đông Dương Tính đến 31/12/1912, số giấy phép thăm dò mỏ ở Lào là 58,

ở Campuchia là 53 [175, bảng số 61, tr.186]

Chính việc mở rộng hệ thống đường giao thông sang Lào, Campuchia, cùng với việc khai thác các mỏ khoáng sản tại hai xứ này đã tạo điều kiện cho người Việt Nam trở nên qua Lào và Campuchia rồi từ đó sang Xiêm làm ăn, sinh sống

2.3.2.5 Nguyên nhân các đợt di cư

- Nguyên nhân chính trị:

Thế kỷ XVIII, các cuộc khởi nghĩa nông dân bị đàn áp - nhiều người dân Việt Nam chạy loạn sang Xiêm Trong cuộc chiến giữa nhà Tây Sơn và chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh cùng các tướng lĩnh và thuộc hạ đã nhiều lần chạy sang Xiêm cầu cứu Nhiều tướng sỹ của Nguyễn Ánh đã ở lại Xiêm sinh sống, được vua Xiêm tạo điều kiện lập làng ở quanh khu vực song Chao Phraya

Khi đất nước lâm nguy, từ nội chiến đến chiến tranh xâm lược của ngoại bang, nhiều người Việt Nam tìm cho mình con đường thoát thân Xứ sở hòa bình là đất lành mà mọi người tìm đến Thái Lan là mảnh đất khá lí tưởng để những người yêu nước Việt Nam tìm đến hoạt động cách mạng Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu XX, sau sự thất bại của các phong trào yêu nước như Cần Vương, Yên Thế, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục thì rất nhiều nhà văn thân,

sỹ phu, các chí sĩ yêu nước và binh lính cũng như những người hưởng ứng phong trào cũng tìm sang Thái Lan lánh nạn đồng thời tìm cách gây dựng phong trào yêu nước mới Ngoài ra, một số lượng lớn những nhà cách mạng, quần chúng yêu nước cũng đã sang Thái Lan để tránh khỏi những cuộc vây ráp, khủng bố, bắt bớ của thực dân Pháp

- Nguyên nhân tôn giáo:

Sự phát triển và truyền bá tôn giáo như Phật giáo, Thiên Chúa giáo đã kéo theo quá trình di cư của tín đồ các tôn giáo, không đóng khung trong khuôn khổ

Ngày đăng: 25/05/2016, 11:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Andrew Hardy (2001), Người Việt Nam ở Thái Lan qua các biến cố của chiến tranh, Xưa & Nay, 146, tr.7-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Việt Nam ở Thái Lan qua các biến cố của chiến tranh
Tác giả: Andrew Hardy
Năm: 2001
2. Hải An (2015), Thánh đường lớn nhất của người Việt ở Thái Lan, Báo Tri thức trực tuyến, ngày 11/3 ( http:// news.zing.vn/Thanh-duong-lon-nhat-Thai-Lan-cua-nguoi-Viet post519289.html) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thánh đường lớn nhất của người Việt ở Thái Lan
Tác giả: Hải An
Năm: 2015
3. Bách khoa toàn thư các nước trên thế giới, tập VII: Lịch sử các nước Đông Nam Á (1974), Paris: Grange Bateliere, Tư liệu Thư viện Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bách khoa toàn thư các nước trên thế giới, tập VII: Lịch sử các nước Đông Nam Á
Tác giả: Bách khoa toàn thư các nước trên thế giới, tập VII: Lịch sử các nước Đông Nam Á
Năm: 1974
4. Ban Cán sự Việt kiều ở Thái (1977), Sơ lược về phong trào cứu nước của Việt kiều ở Thái, Tài liệu hồi ký Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ lược về phong trào cứu nước của Việt kiều ở Thái
Tác giả: Ban Cán sự Việt kiều ở Thái
Năm: 1977
6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
8. Ban Thông sử Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh, Đặng Thúc Hứa với cách mạng Việt Nam ở Thái Lan (Tài liệu lưu trữ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Thúc Hứa với cách mạng Việt Nam ở Thái Lan
9. Ban Thông sử Tỉnh uỷ Nghệ Tĩnh, Hồi ký tự thuật của Đông Tùng hồi ở Thái Lan (Tài liệu lưu trữ) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồi ký tự thuật của Đông Tùng hồi ở Thái Lan
10. Bộ Chính trị (2015), Chỉ thị số 45-CT/TW, Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX, ngày 19/5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 45-CT/TW, Về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX
Tác giả: Bộ Chính trị
Năm: 2015
11. Đỗ Bang (2008) Triều Nguyễn với Thiên Chúa giáo, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, “Việt Nam: Hội nhập và Phát triển” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Bang (2008) "Triều Nguyễn với Thiên Chúa giáo," Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba, "“Việt Nam: Hội nhập và Phát triển
12. Ngô Vĩnh Bao (2004), Hồ Chí Minh người đặt viên gạch xây dựng tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan hôm nay, Xưa & Nay (217), tr.4-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh người đặt viên gạch xây dựng tình hữu nghị Việt Nam - Thái Lan hôm nay
Tác giả: Ngô Vĩnh Bao
Năm: 2004
13. Báo Cứu Quốc (1946), Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho Việt kiều Thái Lan ngày 1/1/1946 (số 131), ngày 2/1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh viết cho Việt kiều Thái Lan ngày 1/1/1946
Tác giả: Báo Cứu Quốc
Năm: 1946
14. Bảo tàng Hồ Chí Minh (2011), Hành trình theo chân Bác (1911 -1941). NXB Thanh niên, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình theo chân Bác (1911 -1941)
Tác giả: Bảo tàng Hồ Chí Minh
Nhà XB: NXB Thanh niên
Năm: 2011
15. Chris Baker, Pasuk Phongpaichit (2005), Lịch sử Thái Lan, Cambridge University xuất bản (Bản dịch của Võ Thu Nguyệt, Tư liệu thư viện Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, KHK: TL1851) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Thái Lan
Tác giả: Chris Baker, Pasuk Phongpaichit
Năm: 2005
16. E.O. Berdin (1973), Lịch sử Thái Lan, NXB Khoa học, Moskva. (Bản dịch của Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Thư - Thư viện ĐHSP Hà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Thái Lan
Tác giả: E.O. Berdin
Nhà XB: NXB Khoa học
Năm: 1973
17. Nguyễn Đình Bin (2003), Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Cộng sản (35), tr.3-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài
Tác giả: Nguyễn Đình Bin
Năm: 2003
18. Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Am (1994), Quan hệ Đại Nam - Xiêm nửa cuối thế kỷ XIX, Nghiên cứu Đông Nam Á (số 2), tr.45-51 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Đại Nam - Xiêm nửa cuối thế kỷ XIX
Tác giả: Đỗ Thanh Bình, Nguyễn Am
Năm: 1994
19. Vương Đình Chính (2010), Nakhon Phanom - đời đời nhớ ơn cách mạng, Tài liệu hồi kí của tác giả Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nakhon Phanom - đời đời nhớ ơn cách mạng
Tác giả: Vương Đình Chính
Năm: 2010
20. Nguyễn Xuân Chúc (biên soạn, 2003), Từ điển Bách khoa Lịch sử thế giới, NXB Từ điển Bách khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách khoa Lịch sử thế giới
Nhà XB: NXB Từ điển Bách khoa
21. Đặng Văn Chương (1997), Quan hệ Việt - Xiêm thời Gia Long - sự kiện và bài học lịch sử cho một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và hợp tác, Nghiên cứu Đông Nam Á (số 2), tr.105-109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ Việt - Xiêm thời Gia Long - sự kiện và bài học lịch sử cho một Đông Nam Á hòa bình, ổn định và hợp tác
Tác giả: Đặng Văn Chương
Năm: 1997
22. Đặng Văn Chương, Trần Quốc Nam (2007), Hoạt động yêu nước của người Việt ở Thái Lan trong mối quan hệ với cách mạng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, Nghiên cứu Đông Nam Á (4), tr.23-29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động yêu nước của người Việt ở Thái Lan trong mối quan hệ với cách mạng Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Tác giả: Đặng Văn Chương, Trần Quốc Nam
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w