Biến đổi khí hậu đã, đang tác động xấu đến phát triển kinh tế xã hội và gây nhiều thiệt hại cho các quốc gia ven biển khi mực nước biển dâng trong bối cảnh Biến đổi khí hậu toàn cầu gây
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH 1
I Vùng biển Việt Nam 3
II Nguồn năng lượng biển và ứng dụng 5
2.1 Chính sách năng lượng đại dương thế giới 5
2.2 Nguồn năng lượng biển 6
2.2.1 Quy hoạch sử dụng không gian ưu tiên cho năng lượng biển 6
2.2.2 Các nguồn năng lượng biển 6
III Đánh giá nguồn năng lượng biển ở Việt Nam 8
3.1 Tiềm năng Bức xạ mặt trời biển 8
3.2 Tiềm năng gió biển 8
3.3 Tiềm năng sóng biển 11
3.5 Năng lượng không tái tạo 12
IV Kết luận và kiến nghị 16
V Tài liệu tham khảo 17
DANH MỤC HÌNH Hình 1: Nhu cầu năng lượng đên 2035 5
Hình 2: Bản đồ năng lượng thủy triều 5
Hình 3: Bản đồ năng lượng nhiệt biển 6
Hình 4: Nhà máy điện thủy Shiwa (Hàn Quốc) 6
Hình 5: Giá thành điện sóng trung bình 6
Hình 6: Giá thành điện thủy triều 6
Hình 7: Công nghệ điện sóng Pelamis 8
Hình 8: Tuốc bin gió biển Đan Mạch 8
Hình 9: Năng lượng bức xạ môi trường biển Việt Nam 9
Hình 10: Năng lượng gió biển Việt Nam 9
Hình 11: Điện gió biển tỉnh Bạc Liêu, 2012 10
Hình 12: Năng lượng sóng biển Việt Nam (NE) 12
Trang 2Hình 13: Năng lượng thủy triều Việt Nam 12
MỞ ĐẦU
Thế kỷ 20, công nghệ khai thác năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng biển nói riêng, còn ít được phát triển, chủ yếu với các dự án thử nghiệm, ngoại trừ thành công của nhà máy điện thủy triều đầu tiên Rance (Pháp) với 240 MW năm
1967 Năm 2011, Hàn Quốc đã hoàn thiện nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới Sihwa với công suất 254 MW, và đang xây dựng nhà máy công suất 1000 MW Tuy nhiên, sự phát triển công nghiệp dựa vào than đá và dầu mỏ đã phát thải lượng khí nhà kính khổng lồ gây ra hiện tượng trái đất ấm lên toàn cầu, hay còn gọi là: Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đã, đang tác động xấu đến phát triển kinh tế xã hội và gây nhiều thiệt hại cho các quốc gia ven biển khi mực nước biển dâng trong bối cảnh Biến đổi khí hậu toàn cầu gây ngập lụt vùng đất thấp ven biển và hải đảo Hiện nay, xăng, dầu, khí, than đá có giá thành cao và nguồn dự trữ cũng đang cạn kiệt, và vì thế các quốc gia trên thế giới đã và đang quan tâm đến các nguồn năng lượng tái tạo Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh, nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh, trong khi đó các nguồn năng lượng truyền thống như than đá, dầu khí đang suy giảm mạnh và tiềm năng nguồn năng lượng tái tạo trên đất liền và trên biển rất lớn, nhưng chưa được quan tâm khai thác Việc đầu tư nghiên cứu năng lượng biển, đại dương trên thế giới đã có nhiều thay đổi từ năm 2001, khi Ủy ban năng lượng quốc tế (IEA) đã triển khai Nhóm Năng lượng đại dương (Ocean Energy Systems-OES) nhằm hỗ trợ, chuyển giao, thúc đẩy hợp tác quốc tế về các
dự án điện biển Thành tựu công nghệ OES đã tiến bộ không ngừng và khả năng đóng góp của điện biển vào nền kinh tế toàn cầu sẽ đáng được xem xét
Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã xác định rõ, biển có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, và chiến lược phát triển năng lượng biển Việt Nam bước đầu được triển khai, tuy còn chưa được một cách hệ thống, chưa có cơ quan đầu mối trong việc lập quy hoạch, chiến lược ngành năng lượng-điện biển Việt Nam có diện tích biển rộng hơn 1 triệu km2 và có tiềm năng về năng lượng biển như mặt trời, gió, sóng, thủy triều, gradient nhiệt,… nếu được quy hoạch tổng thể
cả về không gian, thời gian khai thác đồng bộ, hợp lý, sẽ có đóng góp hữu ích trong
sự phát triển bền vững kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng Việt Nam Cùng với các lĩnh vực KHCN biển khác, Việt Nam cần tích cực chủ động tham gia
và hội nhập quốc tế nhằm tăng cường sự đoàn kết, nâng cao trình độ và khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, các kho dữ liệu biển hiện đại của thế giới, các quy định, tiêu chuẩn kĩ thuật về năng lượng biển-đại dương Điện biển sẽ làm gia tăng giá trị từng km2 mặt biển đặc biệt với các vùng biển ven bờ với khoảng cách 50 km
và độ sâu nhỏ hơn 60km
Trang 3I Vùng biển Việt Nam
Vùng ven bờ thường được hiểu như là nơi tương tác giữa đất và biển, bao gồm các môi trường ven bờ cũng như vùng nước kế cận Các thành phần của nó bao gồm các vùng châu thổ, vùng đồng bằng ven biển, các vùng đất ngập nước, các bãi biển và cồn cát, các rạn san hô, các vùng rừng ngập mặn, đầm phá, và các đặc trưng ven bờ khác Khái niệm vùng ven bờ thường được xác định một cách tùy tiện, hơi khác nhau giữa các quốc gia và thường dựa vào giới hạn pháp lý và ranh giới hành chính Ngoài ra, còn có những sai khác về địa văn (physiography), sinh thái và kinh tế giữa các vùng khác nhau, do đó không có một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi về vùng ven bờ Thay vào đó, có nhiều định nghĩa bổ sung phục vụ cho những mục đích quản lí khác nhau, trong đó vấn đề ranh giới cần được xem xét
Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển của đất nước Một số đảo ven bờ còn có vị trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ
đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng
biển
Biển Đông là vùng biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau Địa Trung Hải), chiếm khoảng ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển toàn cầu Là tuyến hàng hải huyết mạch mang tính chiến lược của nhiều nước trên thế giới và khu vực, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, châu Âu, Trung Đông với châu Á và giữa các nước châu Á với nhau Cùng với đất liền, vùng biển nước ta là một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, là ngư trường giàu có nuôi sống hàng triệu ngư dân và gia đình từ bao đời qua, là một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động, là nơi hấp dẫn của các nhà đầu tư và thị trường thế giới
Bên cạnh nhiều đảo lớn nhỏ khác, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc về lãnh thổ Việt Nam Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu vực biển giữa vĩ độ 15o45’00”Bắc – 17ođộ15’00”Bắc
và kinh độ 111o00’00”Đông – 113o00’00”Đông trên vùng biển có diện tích khoảng 30.000km2, cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi – Việt Nam) khoảng 120 hải lý Đoạn biển từ Quảng Trị chạy tới Quảng Ngãi đối mặt với quần đảo Hoàng Sa luôn hứng gió mùa Tây Nam hay Đông Bắc nên thường có nhiều thuyền bị hư hại khi ngang qua đây vào mùa này Các vua chúa Việt Nam thời xưa hay chu cấp cho các tàu thuyền bị nạn về nước, nên họ thường bảo nhau tìm cách tạt vào bờ biển Việt Nam
để nhờ cứu giúp khi gặp nạn Chính vì thế, Hoàng Sa từ rất sớm đã được người Việt biết tới và xác lập chủ quyền của mình Quần đảo Hoàng Sa chia làm hai
Trang 4nhóm An Vĩnh và Trăng Khuyết (hay còn gọi là Lưỡi Liềm) An Vĩnh nguyên là tên một xã thuộc Quảng Ngãi, theo Đại Nam Thực lục Tiền biên quyển 10: “Ngoài biển xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 100 cồn cát… chiều dài kéo dài không biết tới mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa châu Hồi quốc
sơ đầu triều Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hàng năm cứ đến tháng ba cưỡi thuyền ra đảo, ba đêm thì tới nơi…”
Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía Nam quần đảo Hoàng Sa, cách Cam Ranh (Khánh Hoà – Việt Nam) 243 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải
lý Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 đảo lớn nhỏ và bãi san hô với diện tích vùng biển rộng khoảng 410.000 km2, từ vĩ độ 6o00’00” Bắc – 12o00’00” Bắc và kinh độ
111o00’00” Đông – 117o00’00” Đông Diện tích phần nổi của đảo khoảng 3km2, chia làm 8 cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình Nguyên) Với vị trí giữa Biển Đông, quần đảo Trường Sa có lợi thế về dịch vụ hàng hải, hậu cần nghề cá trong khu vực, đồng thời cũng là một địa chỉ du lịch hấp dẫn
Điều kiện thiên nhiên trên thực tế đã gắn liền với những hoạt động xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Theo các nhà nghiên cứu, nếu mực nước biển hạ xuống chừng 600m-700m thì Hoàng Sa sẽ dính vào Việt Nam như một khối thịt liền và cách Trung Quốc bằng một vùng biển sâu (Krempf, Giám đốc Hải học Viện Đông Dương, khảo sát năm 1925) Các sinh vật trên các đảo và dưới biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như rùa, đời mồi, vít, đồn đột, ốc tai voi, ốc hương đều tương tự như các đảo ven biển Việt Nam như cù lao Ré Các khảo sát từ thập niên 40 của thế kỷ XX cũng cho thấy các thú vật sống trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều là các loài đã gặp ở Việt Nam, không có nhiều liên hệ với sinh vật ở Trung Quốc Các khảo sát về thảo mộc cũng có kết quả tương tự, hầu hết thảo mộc ở hai quần đảo này đều du nhập từ đất liền của Việt Nam như cây mù u, cây bàng có nhiều ở cù lao Ré Các sách sử của thời Nguyễn cũng chép rõ, theo lệnh vua Minh Mạng binh lính Việt Nam đã trồng nhiều cây cối trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để ngày sau cây cối cao to giúp người đi biển nhận biết mà tránh mắc cạn Biển Đông cũng như Việt Nam nằm trong khu vực mà các nhà sinh vật học gọi là Wallacca, là vùng đất sinh sống của các loài động vật Á Đông mà Trung Hoa nằm ngoài vùng này Tại Biển Đông không giống như Thái Bình Dương, có dòng hải lưu chảy thay đổi theo chiều gió mùa Thiên nhiên đã tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ giữa đất liền của Việt Nam với các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa Chính nhu cầu tránh bão hoặc bị nạn rồi theo dòng hải lưu, theo chiều gió tấp vào đất liền Việt Nam của các thương thuyền nước ngoài như đã trình bày ở trên nên người Việt Nam từ lâu đã biết tới Hoàng Sa và Trường Sa và sẵn lòng cứu giúp những người bị nạn Điều đó chứng
tỏ hoạt động xác lập chủ quyền và thực thi chủ quyền trên thực tế của người Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức tự nhiên từ bao đời qua
Trang 5II Nguồn năng lượng biển và ứng dụng
2.1 Chính sách năng lượng đại dương thế giới
Hiệp định OES đã ra đời năm 2001 với sự chấp thuận của Ủy ban công nghệ năng lượng (CERT) và nhóm Năng lượng tái tạo (REWP) của Ủy ban năng lượng thế giới (IEA) Từ 2003, số dự án trong nghiên cứu phát triển đã tăng gấp đôi từ
35-76 trong các quốc gia thành viên, số lượng các chương trình được chính phủ cung cấp kinh phí cho RD&D năng lượng đại dương ngày càng gia tăng Điều này được phản ánh trong sự gia tăng thành viên chính thức và quan sát viên trong OES [7-10] Tính đến tháng 12/2011, 19 quốc gia là thành viên OES: Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Anh, Nhật Bản, Ai Len, Canada, Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Na Uy, Mexico, Tây Ban Nha, Ý, New Zealand, Thụy Điển, Australia, Hàn Quốc, Nam Phi, Trung Quốc (2011) Các quốc gia dự kiến sẽ tham gia trong những năm tới, gồm 7 nước Phần Lan, Pháp, Brazil, Ấn Độ, Hà Lan, Chile và Indonesia Đã có 3 hiệp định OES (2001-2005), (2006-2011) và (2012-2017) được ký kết và thực hiện Kế hoạch hàng năm trình qua Ban Điều hành hiện tại là Anh, Ai Len, Đan Mạch và Mỹ, sau
đó trình IEA
OES có tầm nhìn dài hạn là đến năm 2050, việc sử dụng năng lượng biển với chi phí cạnh tranh trên cơ sở bền vững cung cấp thị phần quan trọng để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong tương lai Cụ thể là ngành năng lượng đại dương thế giới đến 2050 sẽ tạo ra 160000 việc làm, sản xuất ra 748 GW, lưu trữ 5,2 tỷ tấn CO2 *Bốn mục tiêu chiến lược ban đầu tập trung vào:
1)Phát triển mạng lưới và trao đổi thông tin
2) Phát triển và sử dụng các công nghệ năng lượng biển
3) Sự tham gia của ngành công nghiệp và các tiện ích trong chương trình OES (IEA)
4) Tương tác với chương trình thực hiện toàn cầu, đa phương và quốc gia khác
Theo đánh giá của Tổ chức Năng lượng đại dương thế giới biển Việt Nam rất
tiềm năng năng lượng thủy triều, nhiệt độ nước biển (Hình 2,3)
Hình 1: Nhu cầu năng lượng đên 2035 Hình 2: Bản đồ năng lượng thủy triều
Trang 6Hình 3: Bản đồ năng lượng nhiệt biển Hình 4: Nhà máy điện thủy Shiwa
(Hàn Quốc)
2.2 Nguồn năng lượng biển
2.2.1 Quy hoạch sử dụng không gian ưu tiên cho năng lượng biển
Việc gia tăng đối tượng khai thác biển như là điện biển đòi hỏi các quốc gia phải có quy hoạch tổng thể không gian biển, quy hoạch sử dụng năng lượng biển,
các đánh giá tác động môi trường, phân tích chi phí lợi ích, thứ tự ưu tiên Các
ngành sử dụng biển liên quan đó là điện biển (thủy triều, sóng, gió ); khai thác khoáng sản - dầu khí, đánh bắt và nuôi trồng hải sản, hàng hải, quân sự,…
2.2.2 Các nguồn năng lượng biển
Giá thành của các dạng điện biển:
Hình 5: Giá thành điện sóng trung bình
toàn cầu
Hình 6: Giá thành điện thủy triều
Theo đánh giá của OES năm 2010 thì giá thành sản xuất điện biển đang giảm (hình
5, 6), và sẽ có tương lai phát triển mạnh trên toàn cầu
Trang 7Ailen: Đã có chiến lược phát triển năng lượng biển, 2005-2016.Sử dụng
công nghệ điện sóng Pelamis (đã thương mại hóa từ 2008) Pelamis là một máy chuyển đổi năng lượng sóng ngoài khơi, hoạt động ở độ sâu lớn hơn 50m, thường cách 2-10 km từ bờ biển
*Thủy triều:
Năng lượng thủy triều của toàn thế giới theo các nhà khoa học ước chừng khoảng 3 tỷ kW Nguyên lý phát điện thủy triều tương tự như nguyên lý phát điện thủy lực, tức là lợi dụng sự chênh lệch mức nước triều lên xuống để làm quay động
cơ và máy phát điện
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nguồn năng lượng từ biển +Năm 1966, tại Pháp đã xây dựng một nhà máy điện thủy triều đầu tiên trên thế giới có quy mô công nghiệp với công suất 240 MW, đây là một trong những nhà máy điện thủy triều lớn nhất trên thế giới
+Tại Canada đã vận hành một nhà máy 20 MW từ năm 1984, sản xuất 30 triệu kW điện hàng năm
+Trung Quốc cũng là một nước rất quan tâm đến nguồn năng lượng sạch, hiện nay Trung Quốc có 7 nhà máy điện thủy triều đang vận hành với tổng công suất 11 MW
+Gần đây, Hàn Quốc rất chú trọng khai thác sử dụng năng lượng thủy triều Một nhà máy điện thủy triều Shiwa có công suất 254 MW được hoàn thành năm 2010; còn tại thành phố Incheon, từ năm 2007 đã xây dựng một nhà máy có công suất 812 MW lớn nhất thế giới, với 32 tổ máy và sẽ đưa vào vận hành năm 2015
*Điện gió:
Để thực sự khai thác tiềm năng điện gió, ngày nay người ta không chỉ làm trên đất liền mà có khuynh hướng tiến ra biển Trên đất liền, vận tốc gió khoảng 6 mét/giây, trong khi ngoài khơi, chỉ số này lên đến trên 10 mét/giây Năng lượng gió
tỉ lệ với vận tốc gió luỹ thừa 3 Thế có nghĩa với vận tốc gió đó, năng lượng điện gió sẽ tăng gấp gần 5 lần Nếu tính theo tiềm năng, nước Na Uy có khả năng sản xuất 20.000 tỉ kW/h mỗi năm, đủ dùng cho 2 tỉ gia đình tại các nước phát triển (hơn
cả dân số Âu Châu) Nếu tính theo giá trị kinh tế, năng lượng gió biển trị giá hơn 2.000 tỉ đôla, gấp hơn 10 lần khoản tiền mà Na Uy thu được từ dầu khí
Phương pháp gió biển của Đan Mạch dùng turbine ngang, đóng cọc xuống đáy biển Trại điện gió Horn Rev tiêu biểu cho phương pháp này: giải quyết được ở những vùng biển có độ sâu dưới 30 mét Tuy thế giá thành vẫn cao do 4 lý do sau:
- Giá turbine ngang cao
- Giá xây nền móng cao
- Giá lắp ráp cao
- Giá bảo trì cao
Vì thế cho nên ứng dụng của giải pháp này còn giới hạn Na Uy, 96% tiềm năng điện gió ở độ sâu cao hơn 65 mét nên giải pháp Đan Mạch trở thành rất tốn kém Vấn đề then chốt quyết định là giá thành của điện gió Nay giá thành điện gió trên
Trang 8lục địa đạt tới giá một kW-h là 6 cents, tương đương với giá điện sản xuất từ than Nhưng mục tiêu giá thành này chưa đạt được với gió ngoài biển khơi Cho đến nay chưa ai tìm được lời giải
Anh, Đan Mạch, Đức : Đang xây dựng các trang trại điện gió biển 200- 500
MW Tổng điện năng gió biển của châu Âu là 10 GW vào năm 2010, và sẽ đạt 70
GW vào năm 2020
Hình 7: Công nghệ điện sóng Pelamis Hình 8: Tuốc bin gió biển Đan Mạch III Đánh giá nguồn năng lượng biển ở Việt Nam
Hiện tại, nghiên cứu NLB Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai, tuy chúng ta có các nghiên cứu sơ bộ và đã có được một vài tài liệu về mật độ của các dạng năng lượng biển chủ yếu: bức xạ mặt trời vùng biển, gió biển, sóng biển và thủy triều (hình 10-13) mà chưa có những ứng dụng cụ thể phát điện trên biển Các nghiên cứu mới chỉ được thực hiện thông qua đề tài khoa học công nghệ, chưa có đại diện đầu mối quốc gia về nghiên cứu, triển khai, lắp đặt, chưa được giao nhiệm vụ để chuẩn hóa các hoạt động về năng lượng biển quốc gia và hợp tác quốc tế, chủ yếu
là các nghiên cứu nhỏ lẻ, rời rạc, chưa hệ thống; đã bước đầu đưa vào Hội thảo toàn quốc lần 1 năm 2007 về tiềm năng, công nghệ, chính sách Năng lượng biển Việt Nam
3.1 Tiềm năng Bức xạ mặt trời biển
Trên biển Đông tiềm năng bức xạ có xu hướng tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam (hình 9) Trên khu vực phía Bắc vĩ tuyến 20oN tổng xạ đạt 4000 Wh/m2/ngày Phía nam vĩ tuyến 20oN tổng xạ đạt gần 5000 Wh/m2/ngày Vùng nhiều tiềm năng nhất Việt Nam là vùng ngoài khơi biển Nam Trung Bộ gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa, vùng biển Vũng Tầu-Côn Đảo
3.2 Tiềm năng gió biển
Nằm trong khu vực cận nhiệt đới gió mùa với bờ biển dài, Việt Nam có một thuận lợi cơ bản để phát triển năng lượng gió So sánh tốc độ gió trung bình trong vùng Biển Đông Việt Nam và các vùng biển lân cận cho thấy gió tại Biển Đông
Trang 9khá mạnh và thay đổi nhiều theo mùa Tiềm năng điện gió biển ở Việt Nam thật là lớn, gấp nhiều lần so với trên đất liền Miền duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ
có khả năng sản xuất 5000 tỉ kW-h mỗi năm, có khả năng cung ứng gấp nhiều lần nhu cầu điện cho Việt Nam và các nước lân cận
Trong chương trình đánh giá về Năng lượng cho Châu Á, Ngân hàng Thế giới
đã có một khảo sát chi tiết về năng lượng gió khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Như vậy Ngân hàng Thế giới đã làm hộ Việt Nam một việc quan trọng, trong khi Việt Nam còn chưa có nghiên cứu nào đáng kể Theo tính toán của nghiên cứu này, trong bốn nước được khảo sát thì Việt Nam có tiềm năng gió lớn nhất và hơn hẳn các quốc gia lân cận là Thái Lan, Lào và Campuchia Trong khi Việt Nam có tới 8,6% diện tích lãnh thổ được đánh giá có tiềm năng từ “tốt” đến
“rất tốt” để xây dựng các trạm điện gió cỡ lớn thì diện tích này ở Campuchia là 0,2%, ở Lào là 2,9%, và ở Thái-lan cũng chỉ là 0,2% Tổng tiềm năng điện gió của Việt Nam ước đạt 513.360 MW tức là bằng hơn 200 lần công suất của thủy điện Sơn La, và hơn 10 lần tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020
Nếu xét tiêu chuẩn để xây dựng các trạm điện gió cỡ nhỏ phục vụ cho phát triển kinh tế ở những khu vực khó khăn thì Việt Nam có đến 41% diện tích nông thôn có thể phát triển điện gió loại nhỏ Nếu so sánh con số này với các nước láng giềng thì Campuchia có 6%, Lào có 13% và Thái Lan là 9% diện tích nông thôn có thể phát triển năng lượng gió Đây quả thật là một ưu đãi dành cho Việt Nam mà chúng ta còn thờ ơ chưa nghĩ đến cách tận dụng
Trên bản đồ hình 10 cho thấy các vùng mầu đỏ ở ngoài khơi vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi Vũng Tầu-Côn Đảo là những vùng có mật độ năng lượng gió biển lớn nhất Theo tính toán thì mật độ cao nhất tại vùng biển Vũng Tầu-Côn Đảo tầng 80
m đạt 300-600 W/m2, vùng giữa vịnh Bắc Bộ đạt 300-400 W/m2 Theo phân cấp của Mỹ và UNEP (Chương trình môi trường Liên hợp Quốc) thì cấp điện gió Việt Nam đạt cấp III trên thang 4 cấp, chứng tỏ tiềm năng điện gió biển tại vùng biển là rất khả thi
Hình 9: Năng lượng bức xạ môi trường biển
Việt Nam
Hình 10: Năng lượng gió biển Việt Nam
Trang 10Hiện nay ở Việt nam cũng có các tỉnh đang sử đụng điện gió như: tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bình Thuận
Điện gió Bạc Liêu, 10 tua bin điện gió trên biển đầu tiên, với tổng công suất 16MW sẽ được đấu nối vào lưới điện quốc gia.(rộng 500ha – đầu tư hơn 4.500 tỷ đồng)
Tỉnh Bạc Liêu có 56 km bờ biển, Bạc Liêu là tỉnh có nhiều gió nhưng ại ít bão là tiềm năng rất lớn để phát triển điện gió Nhà máy điện gió Bạc Liêu là công trình trọng điểm, khi hoàn thành sẽ tạo động lực phát triển kinh tế, góp phần giúp Bạc Liêu thoát khỏi tỉnh nghèo, lạc hậu trong khu vực Đồng bằng song Cửu Long Đặc biệt là tăng nguồn thu ngân sách, phát huy hết lợi thế tiềm năng vùng ven biển vốn hoang hóa, sản xuất kém hiệu quả…
Theo các chuyên gia của Tập đoàn GE - Mỹ, đơn vị vừa cung cấp 10 tua bin gió đầu tiên cho dự án, các tua bin này có cánh quạt dài đến 82,5m, công suất 1,6
MW, phù hợp với chế độ gió cấp 3 tại biển Bạc Liêu và được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành công nghiệp điện gió với hơn 16.000 chiếc trên toàn thế giới Theo tiến
độ, sau khi hoàn thành tua bin đầu tiên, và so hoàn thành vào năm 2015 với 66 tuốc bin Tổng điện năng của dự án Điện gió biển Bạc Liêu khoảng 100 MW trên diện tích biển 500 ha Tổng công suất điện gió biển của 3 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu đã được phê duyệt là 500 MW đến năm 2015 Nếu mở rộng cho toàn vùng ven biển các tỉnh ven biển sông Cửu Long thì điện năng có thể đạt tới vài GW
Hình 11: Điện gió biển tỉnh Bạc Liêu, 2012