Đề thi môn: Tội phạm học Khoa Luật hình sự Trường Đại học Luật TP.HCM Thời gian: 75 phút (Được sử dụng tài liệu) Câu 1 Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa tình hình tội phạm với tội phạm cụ thể Câu 2 Phân biệt khái niệm nạn nhân của tội phạm với khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của TP cụ thể. Trình bày vị trí, vai trò của khía cạnh nạn nhân trong cơ chế tâm lý XH của hành vi PT. Câu 3 Các nhận định: a) Cơ cấu tình hình TP có thể thay đổi trong điều kiện tổng số TP và người PT không thay đổi b) Biện pháp trách nhiệm HS không có tác dụng phòng ngừa TP c) Bất kỳ đặc điểm nhân thân nào của người PT cũng được tội phạm học nghiên cứu d) Tất cả các tình huống, hoàn cảnh PT đều do nạn nhân tạo ra. Đề thi môn: Tội phạm học Khoa Luật hình sự Trường Đại học Luật TP.HCM Thời gian: 75 phút (Được sử dụng tài liệu) Câu 1 Trình bày ý nghĩa từ việc nhận thức tính giai cấp của tình hình TP. Câu 2 Trình bày sự khác nhau về hệ thống các biện pháp phòng ngừa TP được nghiên cứu trong tội phạm học và trong khoa học luật HS. Câu 3: a) TP rõ có thể là những TP chưa bị xét xử hoặc những TP đã qua xét xử b) Trong trường hợp phạm tội có động cơ thì quá trình hình thành động cơ phạm tội xuất hiện sau khi TP được thực hiện c) Nạn nhân của TP và khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội là 2 khái niệm đồng nhất d) Tất cả các tình huống PT chỉ do người PT tạo ra. Đề thi môn: Tội phạm học Khoa Luật hình sự Trường Đại học Luật TP.HCM Thời gian: 75 phút (Được sử dụng tài liệu) Câu 1 Tại sao nói tính XH và tính trái PL hình sự là 2 thuộc tính cơ bản nhất của tình hình TP? Ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức này? Câu 2 Trình bày khái cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện của TP cụ thể Câu 3 a) Chỉ được coi là TP ẩn khi TP đó chưa được bất kỳ người nào phát hiện b) Đặc điểm sinh học của người PT hoàn toàn không có vai trò trong cơ chế tâm lý XH của hành vi PT c) Chỉ có những biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm phòng ngừa TP mới được coi là biện pháp phòng ngừa TP d) Chỉ khi nào số liệu thống kê về tình hình TP có xu hướng giảm thì mới có thể khẳng định được phòng ngừa TP có hiệu quả. Đề thi môn: Tội phạm học Khoa Luật hình sự Trường Đại học Luật TP.HCM Thời gian: 75 phút (Được sử dụng tài liệu) Câu 1 Phân tích khái niệm nhân thân người PT. So sánh phạm vi, mức độ nghiên cứu nhân thân người PT giữa TPH với khoa học luật HS. Câu 2 a) Nạn nhân của tội phạm và Khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện PT là 2 khái niệm đồng nhất b) Để được coi là phòng ngừa TP đạt hiệu quả là làm phải giảm tỷ lệ TP rõ c) Bất kỳ 1 tội phạm nào được thực hiện cũng có quá trình hình thành động cơ và khâu thực hiện TP.
Trang 1TÀI LIỆU ÔN THI TỘI PHẠM HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỘI PHẠM HỌC
Là hệ thống các cách thức, biện pháp nghiên cứu được sử dụng để thu thập, phân tích và xử lý thông tin
về những vấn đề mà Tội phạm học nghiên cứu
_ Bởi các cơ quan tư
pháp hoặc bởi các nhà nghiên cứu_ Các bước:
TP và tổ chức hoạt động phòng ngừa TP
_ Các số liệu phải tiêu biểu cho đối tượng cần nghiên cứu
_ Việc thống kê chính xác một cách tương đối_ Có sự phân tích, đánh giá khách quan và khoa học từ phía chủ thể tiến hành
_ Định lượng
số TP, người PTĐánh giá được THTP một cách tương đối
_ Mang tính bao quát
chóng, đỡ tốn kém
Không thu thập được những thông tin
mà phương pháp phiếu điều tra thu thập được
Phiếu điều
tra
_ Thu thập thông tin
bằng phiếu điều tra có ghi sẵn nội dung câu hỏi
những thông tin
mà phương pháp thống
kê không thể:
_ Ý thức pháp luật, lý do phạm tội_ Tình trạng và
lý do tội phạm ẩn_ Dư luận XH
về THTP_ Hiệu quả phòng ngừa TP…
_ Kỹ thuật đặt câu hỏi: dễ hiểu, đúng trọng tâm, hướng dẫn
người trả lời một cách
tự nhiên_ Chọn đúng đối tượng điều tra sao cho kết quả thu thập có tính tiêu biểu và đáng tin cậy
Thu thập được những thông tin
mà phương pháp thống
kê không thu thập được
_ Không kiểm soát thái độ của người trả lời
_ Tốn kém_ Độ chính xác phụ thuộc mà số lượng mẫu điều tra
Phỏng vấn Thu thập thông tin
bằng hình thức hỏi đáp trực tiếp
Thu thập thông tin tương tự
pp Phiếu điều tra kèm theo thái độ của người trả
_ Tùy vào ndung, mđ, đối tượng
PV mà chọn hình thức
PV phù hợp nhất
Kiểm soát được thái
độ của người trả lời
_ Mất thời gian _ Không mang tính bao quát và đại diện
Trang 2lời _ Sự chuẩn bị
câu hỏi phỏng vấn
Quan sát
_ Thu thập thông tin
qua việc quan sát bằng mắt
_ Thu thập thông tin
bề ngoài của đối tượng cần quan sát, từ đó suy đoán tâm lí bên trong
Tình trạng sức khỏe, hình thái, tâm lý, thái độ của người PT
_ Quan sát có chủ đích_ Có sự ghi chép kết quả quan sát
_ Không xâm phạm tự do riêng tư của người bị quan sát
Chính xác đối với đội tượng bị quan sát
_ Không mang tính bao quát và đại diện
_ Một vài trường hợp
bề ngoài ko phản ánh đúng tâm lý bên trong
Thực
nghiệm
Nghiên cứu bằng
cách tạo ra hay thay đổi các điều kiện để kiểm tra kết quả nghiên cứu
Kiểm tra các nguyên nhân và điều kiện PT liên quan đến hoàn cảnh giáo dục, khả năng phát hiện TP, hiệu quả áp dụng bp cải tạo để phòng ngừa TP
_ Không làm xấu đi tình trạng của đối tượng thực
nghiệm
Có thể thấy được nhiều mặt của cùng 1 vấn đề
_ Tốn kém về thời gian
_ Có những trường hợp không chính xác
Chuyên gia
_ Tham khảo ý kiến
các chuyên gia có kinh nghiệm_ Các bước:
• Thu thập, cung
cấp thông tin, đề nghị chuyên gia đánh giá
• Chuyên gia cho ý
có hiểu biết sâu sắc THTP
_ Phát huy trong trường hợp thiếu thông tin, điều kiện kinh tế
XH thay đổi nhanh chóng_ Làm sáng tỏ mặt định tính của THTP sâu sắc
_ Tốn kém_ Kết quả nghiên cứu phụ thuộc nhiều vào quan điểm của chuyên gia
So sánh tài
liệu
SS nguồn tài liệu ở
các lĩnh vực liên quan đến THTP (các hiện tượng
XH khác)
Tìm ra mối quan hệ và
sự phụ thuộc giữa THTP và các hiện tượng
XH khác
Nguồn tài liệu phải chính xác và khoa học
Nghiên Cứu Thường được sử dụng:_ PP hệ thống _ PP phân tích hiệu quả hđ lập pháp & áp dụng PL _ PP
Trang 3Plý phân tích vụ án hình sự
CÁC THUỘC TÍNH, ĐẶC ĐIỂM CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
Ý nghĩa nghiên cứu: phản ánh bản chất của THTP,
phân biệt THTP với các hiện tượng XH khác, làm cơ sở đưa ra khái niệm THTP
Như vậy, THTP có
nguồn gốc từ xã hội, ko từ tự nhiên
_ THTP là một hiện tượng tồn tại trong XH, do con người XH thực hiện dưới sự tác động của điều kiện XH nhất định
_ Thiệt hại do THTP gây ra ảnh hưởng đến các quan hệ XH được pháp luật bảo vệ
_ THTP trong từng thời kì phản ánh thực trạng XH của thời kì đó:
những mâu thuẫn XH, tâm lý XH…
_ THTP luôn thay đổi cùng XH
_ Phân biệt THTP với các hiện tượng
tự nhiên, chứng minh THTP không phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, bác bỏ nguồn gốc tự nhiên của THTP trong các học thuyết khác._ Khi nghiên cứu THTP cần đặt THTP trong mối quan hệ tương quan với các hiện tượng XH khác
_ Hoạt động đấu tranh phòng chống
TP cần tác động vào những yếu tố
XH, các hiện tượng XH có khả năng làm phát sinh TP
_ Biện pháp phòng ngừa TP mang tính
XH được ưu tiên sử dụng
_ Một hành vi có tính trái PLHS thì mới có thể là TP và mới thuộc THTP
_ Một hành vi thuộc THTP sẽ trái PLHS
_ Những hvi tiêu cực cho XH mà không được trái PL hoặc hành vi trái PL mà không được quy định trong PLHS cũng không là tội phạm, và hành vi đó không tồn tại trong THTP
_ Phân biệt THTP với các hiện tượng
XH tiêu cực và những vi phạm PL khác
_ Đánh giá THTP phải đặt THTP trong mối quan hệ với PLHS:
• So sánh THTP giữa các qgia hoặc cùng qgia trong các thời kì khác nhau phải căn cứ vào PLHS tương ứng
• Đánh giá tính nguy hiểm của THTP,
TP cụ thể phải căn cứ vào PLHS
• Mọi thay đổi của PLHS đều dẫn đến
sự thay đổi của THTP trên thực tế_ BP TNHS là một bộ phận của BP phòng ngừa TPHoàn thiện PLHS=biện pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động phòng ngừa TP
_ Tính giai cấp của TP
được nhận thức trên cơ sở chủ nghĩa Mác
_ THTP xuất hiện cùng lúc khi XH có
sự phân chia giai cấp, khi có sự hình thành nhà nước & pháp luật
_ Một hành vi thuộc THTP phải trước hết xâm phạm lợi ích của giai cấp thống trị, xâm phạm các quan hệ XH mà giai cấp thống trị bảo vệ
_ THTP thay đổi khi ý chí của giai cấp thống trị thay đổi vì THTP
_ Khi xem xét THTP trong một quốc gia, phải đặt THTP trong mối tương quan về lợi ích giữa các giai cấp trong XH
_ Đấu tranh với THTP cần kết hợp đấu tranh giai cấp nhằm xóa bỏ mâu thuẫn giai cấp trong XH, loại trừ nguyên nhân sâu xa của THTP
Trang 4phụ thuộc vào quan điểm về TP của giai cấp thống trị.
_ Thuộc tính này xuất
phát từ tính XH, tính giai cấp của THTP vì THTP phụ thuộc vào điều kiện XH, ý chí của giai cấp thống trị,
mà đkXH và ý chí của giai cấp thống trị luôn thay đổi,
do đó THTP cũng luôn thay đổi
_ Sự thay đổi thể hiện ở:
• Sự thay đổi của hành vi bị coi là TP
• Sự thay đổi các thông số THTP
_ Nguyên nhân của sự thay đổi của THTP:
Sự thay thế các hình thái XH: vì pháp luật luôn thay đổi phù hợp với các điều kiện XH trong từng hình thái ktế-XH
ktế- Trong cùng hình thái KT-XH, các quan hệ XH làm phát sinh THTP cũng luôn thay đổi
Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu giai cấp, cơ cấu XH
Sự thay đổi ý chí của giai cấp thống trị
Tình hình phát triển trong từng giai đoạn lịch sử của mỗi quốc gia
_ Khi nghiên cứu THTP phải đặt THTP trong điều kiện lịch sử nhất định và trong trạng thái động, luôn thay đổi,
Nắm được quy luật tồn tại thay đổi của THTP
Căn cứ dự báo khuynh hướng THTP trong tương lai
_ Các biện pháp phòng ngừa TP cũng phải đượ xây dựng sao cho phù hợp với sự thay đổi của THTP
_ THTP gây ra thiệt hại lớn nhất về vật chất, tinh thần, thể chất của con người
_ Ý chí chống đối PL, cản trở sự phát triển của XH, xâm phạm lợi ích của XH của người PT là cao nhất so với các chủ thể thực hiện các hành vi tiêu cực, nguy hiểm khác
_ THTP tạo điều kiện cho các hiện tượng XH tiêu cực khác nảy sinh, phá hoại hoạt động bình thường của các chủ thể trong
XH và ảnh hưởng uy tín của quốc gia trong QHệ QT
_ Phân biệt THTP với các hiện tượng tiêu cực, vi phạm PL khác
_ Hoạt động đấu tranh phòng chống
TP phải được ưu tiên và tiến hành thường xuyên
_ Đánh giá THTP phải dựa trên thiệt hại gây ra cho XH
và về chất (tính chống đối XH, tính chống đối lợi ích giai cấp thống trị -
NN, tính nguy hiểm cho XH)
_ THTP là sự thống nhất các TP cụ thể về:
Lượng: THTP được thống nhất
từ tổng số lượng TP
Chất: tính nguy hiểm của THTP được thống nhất từ tất cả tính chống đối XH, tính chống đối lợi ích giai cấp thống trị - NN, tính nguy hiểm cho XH của tất cả TP
_ Do sự thống nhất về lượng và chất này, mọi sự thay đổi của TP
_ Hoạt động đấu tranh phòng chống
Trang 5cụ thể sẽ thay đổi THTP và ngược lại.
_ Tính không gian: xác định trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực mà THTP tồn tại
_ Tính thời gian: THTP được xác định trong 1 time, 1 giai đoạn cụ thể
_ Trong ko gian, time khác nhau, THTP sẽ khác nhau
_ Nghiên cứu THTP phải đặt trong một khoảng ko gian, thời gian xác định._ Kế hoạch đấu tranh phòng chống TP phải phù hợp với địa bàn, thời điểm mà THTP tồn tại
Tình hình tp là hiện tượng xh trái plhs, mang tính giai cấp, luôn thay đổi theo quá trình lịch
sử, là hiện tượng xh có tính tiêu cực và nguy hiểm cho xh cao nhất, được thống nhất từ
các tp cụ thể, tồn tại trong một không gian, thời gian nhất định.
CÁC THÔNG SỐ CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
Ý nghĩa: phản ánh mức độ tồn tại, tính phổ biến của THTP
đánh giá tính nguy hiểm của THTP
đánh giá hoạt động phòng chống TP
cơ sở hoạch định biện pháp phòng ngừa TP
Thực trạng
THTP Là thông số phản ánh tổng số TP,
tổng số ng PT trong 1 ko gian,
1 time xác định
_ Là cơ sở để phòng ngừa các
TP phổ biến_ Là căn cứ đánh giá hiệu quả hoạt động phòng ngừa TP._ Ngoài ra:
• PP1 còn có ý nghĩa:
+ Việc tăng cường tỉ lệ TP rõ, giảm tỉ lệ TP ẩn là góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống TP+ Hoạt động phòng chống TP cần có sự đánh giá TP ẩn ở
3 cấp độ
• PP2 còn có ý nghĩa:
+ Đánh giá khái quát THTP trên 1 địa bàn trong 1 time nhất định
+ So sánh THTP ở những địa phương ≠ nhau
TP rõ
_ TP đã xảy ra, đã được phát hiện
và xử lý, thống kê bởi CQ chức năng
TP ẩn
_ Là phần còn lại trong thực trạng THTP: TP chưa bị phát hiện hoặc chưa bị xử lý hoặc chưa được thống kê:
• TP chưa bị phát
hiện Ẩn tự nhiên: CQ chức
năng không có thông tin về TP
• TP đã bị phát hiện nhưng chưa bị xử
lý Ẩn nhân tạo:
CQ chức năng che dấu, ko xử lý TP
Ẩn nhân tạo được che dấu bởi 1 ẩn
tự nhiên khác
• TP đã bị phát hiện,
đã bị xử lý nhưng chưa được thống
kê Ẩn thống kê _ TP rõ và TP ẩn cùng tồn tại trong thực trạng
THTP, có tỉ lệ nghịch với nhau PP xác định thực trạng THTP qua tỉ lệ TP rõ - ẩn (PP1)
Trang 6_ Ngoài ra, thực trạng THTP còn có thể xác định qua hệ số thể hiện số vụ PT trên một lượng dân cư nhất định đã đến tuổi chịu TNHS (PP2)
Cơ cấu
THTP
_ Là thành phẩn, tỉ
trọng và sự tương quan giữa các TP, loại
TP trong chỉnh thể THTP
_ Biểu thị bằng chỉ
số tương đối phản ánh mối tương quan giữa các TP, các loại TP trong THTP
_ BLHS thường được dùng là căn cứ, tiêu chí
để xđ cơ cấu THTP, cụ thể:
• Căn cứ vào tính nghiêm trọng của TP: cơ cấu THTP xác định theo tỉ trọng tội ít nghiêm trọng, tội NT, tội rất NT, tội đặc biệt NT
• Căn cứ vào các TP cụ thể, các nhóm TP được quy định trong BLHS: cơ cấu THTP xác định theo tỉ trọng của từng TP cụ thể hoặc nhóm TP trong tổng THTP
• Căn cứ quy định về tái phạm: cơ cấu THTP xác định theo tỉ trọng phạm tội tái phạm
• Căn cứ tính có tổ chức của TP: cơ cấu THTP xác định theo tỉ trọng các TP có tổ chức trong tổng THTP nói chung
_ Ngoài ra, cơ cấu THTP có thể xác định theo căn cứ trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, tình trạng thất nghiệp
_ Vai trò quan trọng trong việc đánh giá mức độ, tính chất nguy hiểm của THTP._ Là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động phòng ngừa TP._ Biểu hiện quy luật tồn tại, phát triển của TP
_ Biểu hiện các TP nguy hiểm nhất, phổ biến nhất trong THTP
_ Là cơ sở hoạch định kế hoạch phòng chống TP
Động thái
THTP
_ Là sự thay đổi về
thực trạng và cơ cấu THTP trong
1 ko gian, 1 time xác định
_ Xđ bằng tỉ lệ tăng
giảm thực trạng,
cơ cấu so với thời điểm chọn làm mốc
_ Động thái về thực trạng: sự thay đổi về số
lượng TP, số ngPT tại 1 địa bàn, 1 time xác định so với thời điểm mốc
_ Động thái về cơ cấu: sự thay đổi về thành
phần, tỉ trọng các TP, nhóm tội trong tổng THTP tại 1 địa bàn, 1 time xác định so với thời điểm mốc
_ Nguyên nhân của sự thay đổi thực trạng, cơ cấu:
+Sự thay đổi của XH +Sự thay đổi của PL
_ Quan trọng trong việc theo dõi sự thay đổi THTP _ Xác định nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi thực trạng, cơ cấu để có những biện pháp đấu tranh với TP trong hiện tại và phòng ngừa TP tương lai
_ Là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống TP
Gồm:
_ thiệt hại vật chất: thể chất, tính mạng, sức khỏe, tài sản …
_ thiệt hại phi vật chất: văn hóa, môi trường…
_ Phản ánh tính chất THTP, mức độ nguy hiểm, tính nghiêm trọng của THTP_ Là căn cứ hoạch định kế hoạch phòng chống TP_ Căn cứ đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng ngừa TP
Trang 7CÁC ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGUYÊN NHÂN – ĐIỀU KIỆN TÌNH HÌNH TỘI PHẠM
Cả nguyên nhân và điều kiện của THTP đều phát sinh
từ sự vận động và tương tác của các hiện tượng và quá trình trong đời sống XH
• Khía cạnh nội dung:
NNĐKTHTP phản ánh những mâu thuẫn nhiều mặt đang tồn tại của đời sống XH, trong đó mâu thuẫn
về kinh tế là gay gắt nhất
• Khía cạnh sự thay đổi:
NNĐKTHTP sẽ thay đổi khi mâu thuẫn trong đời sống
XH được giải quyết hoặc khi tương quan giữa các yếu tố gây ra mâu thuẫn trong XH thay đổi Nguyên nhân, điều kiện THPT thay đổi khi đời sống
tư tưởng, VH, tâm lý, quản lý) tiêu cực
_ Tính tiêu cực của NNĐKTHTP còn xuất phát từ mặt trái của những hiện tượng được cho là tích cực trong XH
_ THTP được phát sinh từ những hiện tượng tiêu cực trong XH và sau đó, chính nó có thể đóng vai trò là nguyên nhân, điều kiện phát sinh những hiện tượng tiêu cực khác, trong đó có bản thân THTP
_ Nhận thức đầy đủ hơn về cơ chế phát sinh, tồn tại và thay đổi THTP trong XH
_ Cơ sở xây dựng các biện pháp phòng ngừa, trong đó có việc hạn chế các mâu thuẫn trong XH, dự liệu việc khắc phục các mặt trái của các hiện tượng XH
_ Nhận thức về việc xây dựng các chính sách KT-XH sao cho giảm thiểu tác động tiêu cực đến XH
_ NNĐKTHTP tồn tại trong từng nhóm nguyên nhân, điều kiện loại TP và trong những nguyên nhân, điều kiện TP cụ thể
_ NNĐKTHTP tồn tại trong một khoảng thời gian lâu dài (từng chế độ XH, từng thời đại, từng giai đoạn lịch sử), là những mâu thuẫn không dễ dàng được xỏa
bỏ tính ổn định tương đối về mặt thời gian
_ Phân biệt với nguyên nhân, điều kiện
TP cụ thể_ Cơ sở cho việc xây dựng biện pháp phòng ngừa TP trong phạm vi rộng và trong thời gian lâu dài
Trang 24Bài 1 Khái quát chung về tội phạm học và vai trò TPH trong hệ thống các khoa học.
1 Khái niệm chung:
1.1 Định nghĩa: là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về tội phạm - “criminology”.
Nó là ngành khoa học gì? Trong lịch sử người ta coi tội phạm học là 1 ngành học xã hội, thực tế nó
còn phụ thuộc các quy định pháp luật, do đó nó cũng là 1 ngành khoa học mang tính pháp lý
Trả lời đầy đủ: là 1 ngành vừa mang tính xã hội vừa mang tính pháp lý chuyên nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của tội phạm, nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, nhân thân người phạm tội và đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm -> trả lời vấn đề này dựa vào đối tượng
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Phân tích về nhiệm vụ của tội phạm VN hiện nay? -> trong thang điểm có yêu cầu về định nghĩa của tội phạm học.
1.2 Đối tượng nghiên cứu
1.2.1 Tình hình tội phạm:
Định nghĩa: là hiện tượng xã hội, có thể là hiện tượng mang tính giai cấp, trái pháp luật hình sự,
tổng thể thống nhất các tp đã xảy ra trong 1 không gian, thời gian xác định.
Nội dung nghiên cứu:
1/ Đặc điểm, thuộc tính của tình hình tội phạm: tìm hiểu các đặc điểm thuộc tính của tình hình tội phạm
- tính xã hội
- tính pháp lý -> khi pháp luật thay đổi thì tình hình phạm tội cũng thay đổi
- tính giai cấp -> tình hình tội phạm cũng dưới góc nhìn của giai cấp thống trị
2/ Thông số của tình hình tội phạm: giúp nhận diện trên thực tế tình hình tội phạm diễn ra như thế nào
3/ Tình hình tội phạm ở VN (từ 1945 trở lại đây)
Phạm vi nghiên cứu: có thể hiểu như sau:
+ tình hình tội phạm nói chung
+ theo nhóm tội phạm
+ hoặc 1 tội phạm cụ thể
Ý nghĩa: phải biết tình hình tội phạm hiện nay như thế nào để có biện pháp phòng ngừa tội phạm ->
việc nghiên cứu là kiến thức cơ sở nền tảng để nghiên cứu còn lại thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học
1.2.2 Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm:
Định nghĩa: là hiện tượng, quá trình có khả năng làm phát sinh, tồn tại tình hình tội phạm trong xã
1/ Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung
2/ Nguyên nhân và điều kiện của nhóm tội phạm
Trang 253/ Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể
Ý nghĩa: nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tội phạm đế tác động nó, phục vụ cho việc đấu
tranh phòng chống tội phạm
1.2.3 Nhân thân người phạm tội
Là những đặc điểm đặc trưng, điển hình phản ánh bản chất người phạm tội, những đặc điểm này có vai trò trong cơ chế hành vi phạm tội, góp phần tạo ra tội phạm
Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội được nghiên cứu ở các khía cạnh sau:
1/ Các đặc điểm về sinh học: giới tính, độ tuổi
2/ Các đặc điểm về xã hội: hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp
3/ Các đặc điểm về tâm lý: nhu cầu – nhận thức
4/ Pháp lý hình sự
Vai trò nhân thân người phạm tội có đặc điểm nào dẫn tới hành vi phạm tội
Nội dung nghiên cứu: đào sâu những đặc điểm của con người, liên quan đến xã hội học, tâm lý học.
Mâu thuẫn giữa nhu cầu với khả năng -> dẫn đến phạm tội trong tình hình hiện nay Không nghiên cứu những đặc điểm của con người mà chỉ nghiên cứu những đặc điểm nhân thân nào dẫn đến hành
vi phạm tội của người đó mà thôi
Ý nghĩa: tìm hiểu nhân thân của người phạm tội -> giải thích nguyên nhân nào người ta phạm tội ->
họ là ai, hoàn cảnh sống của họ như thế nào? -> dự báo tội phạm trong tương lai -> mục đích phòng ngừa tội phạm
1.2.4 Phòng ngừa và dự báo tội phạm
Phòng ngừa và dự báo tội phạm được tội phạm học nghiên cứu bao gồm
- Các biện pháp phòng ngừa tội phạm
- Các nguyên tắc tiến hành họat động phòng ngừa
- Hệ thống các chủ thể tham gia vào họat động phòng ngừa
- Vấn đề dự báo tội phạm
- Vấn đề kế họach hóa họat động phòng ngừa tội phạm trong xã hội
-> nhằm có thể kiểm sóat đựơc tình hình tội phạm trong xã hội
Phòng ngừa tội phạm được nghiên cứu ở 2 biện pháp đặc thù
- Biện pháp mang tính xã hội: tuyên truyền, giáo dục, phúc lợi XH, nâng cao đời sống vật chất
- Biện pháp mang tính pháp lý, nhà nước: trách nhiệm hình sự và hình phạt, trách nhiệm hành chính
và xử lý VPHC
Cũng được tiến hành ở các cấp độ khác nhau như
- Phòng ngừa tình hình tội phạm chung ( ở bình diện xã hội như tuyên truyền kiến thức pháp luật,
nâng lương tối thiểu … ở bình diện pháp lý như biện pháp cưỡng chế …)
- Phòng ngừa đối với các nhóm tội phạm
- Phòng ngừa đối với từng tội phạm cụ thể
Ngòai 4 đối tượng cơ bản nêu trên, tội phạm học còn nghiên cứu 1 số vấn đề khác như là lịch sử phát triển tội phạm học, vấn đề nạn nhân học, vấn đề tội phạm học nước ngòai, vấn đề hợp tác quốc
tế trong phòng chống tội phạm
Tội phạm học là ngành khoa học xã hội - pháp lý nghiên cứu về tình hình tội phạm, nguyên nhân
và điều kiện tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội và các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong xã hội.
Trang 26Dự báo tội phạm: tội phạm là 1 họat động dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa ra những nhận
định mang tính phán đóan về tình hình tội phạm trong tương lai, những thay đổi về nhân thân người phạm tội những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tội phạm và khả năng phòng chống tội phạm của các chủ thể Từ đó kiến nghị các phương hướng để phòng ngừa tội phạm
1.3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận là những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc, tư tưởng chủ đạo Tội phạm học sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Phương pháp luận nghiên cứu ở Việt Nam hiện nay là chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin Tuy nhiên người nghiên cứu vẫn có thể tham khảo phương pháp luận của thế giới
Tội phạm học sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học và các phương pháp nghiên cứu pháp lý
Các phương pháp nghiên cứu xã hội học thường được sử dụng trong tội phạm học
- Phương pháp thống kê:
- Phương pháp quan sát: lưu ý phương pháp quan sát nên sử dụng kèm theo các phương pháp khác,
dễ bị ảnh hưởng đến quyền con người
- Phương pháp phiếu điều tra
- Phương pháp chuyên gia: hỏi ý kiến các chuyên gia về 1 số vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học bằng cách tổ chức hội thảo, đặt hàng cho những người tham dự, trong trường hợp cùng 1 vấn đề có nhiều ý kiến thì chủ tọa là người có quyền quyết định sử dụng ý kiến của chuyên gia nào
- Phương pháp thực nghiệm: được sử dụng trong việc xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm trong 1 số nhóm tội và loại tội phổ biến (mô hình thí điểm)
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp nghiên cứu pháp lý:
- Phương pháp thống kê tội phạm (phương pháp số thống kê)
- Phương pháp phân tích so sánh đánh giá hiệu quả hoạt động lập pháp
- Phương pháp nghiên cứu các vụ án hình sự điển hình
2 Chức năng nhiệm vụ của tội phạm học
2.1 Chức năng:
2.1.1 Chức năng mô tả: mô tả bức tranh về tình hình tội phạm trong từng thời kỳ -> thông qua các
thông số, thông tin như thông số về thực trạng (có bao nhiêu người phạm tội tương ứng trong bao nhiêu thời gian cụ thể), về cơ cấu (phần trăm loại tội phạm cụ thể), động thái (là sự thay đổi về thực trạng, và cơ cấu này so với thời gian là mốc), thông số về sự thiệt hại (thiệt hại về vật chất lẫn phi vật chất – vật chất, tinh thần, thể chất)
2.1.2 Chức năng giải thích (tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện) : tội phạm học phải làm sáng tỏ
những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm trong xã hội, phải lý giải được mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tình hình tội phạm đồng thời làm rõ vai trò và
vị trí của các nhân tố nguyên nhân và điều kiện trong cơ chế làm phát sinh tình hình tội phạm ( khả năng xảy ra tội phạm cao trong các dịp lễ lớn … )
2.1.3 Chức năng dự báo và phòng ngừa của tội phạm học: tội phạm học nghiên cứu về tình hình tội
phạm trong quá khứ và hiện tại nhằm phát hiện những qui luật vận động và phát triễn của tình hình tội phạm từ đó đưa ra những nhận định mang tính phán đoán về tình hình tội phạm trong tương lai,
Trang 27xây dựng được những biện pháp phòng ngừa tội phạm 1 cách hợp lý và hiệu quả.
2.2 Nhiệm vụ của tội phạm học Việt Nam hiện nay: là công việc phải làm dưa trên những chức năng
quy định ở trên -> Chức năng thì ổn định còn nhiệm vụ sẽ có sự thay đổi nhất định theo từng thời kỳ, thời điểm, kinh tế chính trị xã hội, nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.
Nhiệm vụ chính của tội phạm học VN trong thời gian hiện nay
- Mô tả tình hình tội phạm hiện nay
- Giải thích tại sao tình hình tội phạm hiện nay khác với giai đoạn bao cấp
- Dự báo và phòng ngừa tội phạm, cụ thể là tập trung dự báo vào các tội phạm phổ biến và nguy hiểm nhất VN hiện nay : tội phạm về ma túy, sở hữu, xâm phạm về tính mạng sức khỏe, do người chưa thành niên phạm tội
- Hướng tới việc xây dựng hệ thống lý luận riêng cho Việt Nam liên quan đến tội phạm học
2.3 Mối quan hệ giữa tội phạm với các ngành khoa học khác – vị trí của TPH với các ngành khoa học khác.
- Tội phạm học có mối quan hệ với các khoa học xã hội : xã hội học, tâm lý học …
- Tội phạm học có mối quan hệ với các khoa học pháp lý : khoa học luật hình sự (chặt chẽ nhất, chỉ nghiên cứu các tội phạm do BLHS quy định), tố tụng hình sự (tâm lý tội phạm), hành chính, dân sự, môi trường …
Câu hỏi
1 Tội phạm học là ngành khoa học xã hội – pháp lý
2 Chức năng của Tội phạm học có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình tội phạm trên thực tế
3 Tội phạm học sử dụng các phương pháp nghiên cứu xã hội học vì nó có khả năng xử lý thông tin chính xác hơn các phương pháp nghiên cứu của khoa học tự nhiên
4 Đối tượng nghiên cứu của TTP là những hiện tượng (vấn đề) chỉ được TTP nghiên cứu
5 Trình bày sự khác nhau và mối quan hệ giữa phương pháp luận với phương pháp nghiên cứu của tội phạm học
1.2 Các đặc điểm thuộc tính của tình hình tội phạm
1.2.1 Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội (thuộc tính quan trọng, cơ bản nhất)
- Tình hình tội phạm có nguồn gốc trong xã hội, tức là tình hình tp do con người trong xh thực hiện, dưới sự tác động của những điều kiện xã hội nhất định
- Nội dung của tình hình tội phạm nó cũng mang tính xã hội, có nghĩa là tình hình tội phạm xâm phạm các quan hệ xã hội, giá trị xã hội được PL thừa nhận và bảo vệ
Trang 28- Số phận của tình hình tội phạm cũng mang tính xã hội, tức là khi các đk xã hội thay đổi thì tình hình tội phạm sẽ thay đổi theo.
Ý nghĩa:
- Về mặt nhân thức: khẳng định tính xã hội với các hiện tượng tự nhiên khác
- Về mặt thực tiễn: có ý nghĩa trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm -> Tác động vào những điều kiện xã hội có khả năng làm phát sinh tội phạm
- Ưu tiên sử dụng những biện pháp mang tính xã hội hơn những biện pháp mang tính nhà nước
1.2.2 Tình hình tội phạm là hiện tượng trái pháp luật hình sự
- Do tình hình tội phạm nhận thức được bởi các tội phạm cụ thể, các tội phạm này quy định tại BLHS, cho nên tình hình tội phạm mang tính pháp lý hình sự hay còn gọi là tính trái pháp luật hình sự
- Tính pháp lý của tình hình tội phạm là dấu hiệu mang tính hình thức nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng khi nghiên cứu và đánh giá về tình hình tội phạm trong xã hội, cho phép chúng ta có thể phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật, hành vi tiêu cực khác trong xã hội Từ đó có thể xác định chính xác đối tượng nghiên cứu của TPH
- Sự thay đổi của pháp luật hình sự theo hướng thu hẹp hay mở rộng phạm vi trừng trị đều ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tội phạm trên thực tế, ví dụ như nâng mức tối thiểu từ giá trị tài sản trộm cắp từ 500.000đ đến 2.000.000đ, ảnh hưởng đến tổng số vụ phạm tội trộm cắp bị xử lý hình sự
Ví dụ: Việc buôn bán tem phiếu, rượu thuốc lá không còn được xem là tội phạm trong bộ luật hình sự hiện nay Trong khi đó, ô nhiễm môi trường, tin học lại trở thành những tội phạm chính thức mới
- Khi so sánh tình hình tội phạm ở các quốc gia khác nhau, đừng nên so sánh về tình hình tội phạm nói chung, mà chỉ nên so sánh ở từng tội phạm cụ thể thì chính xác hơn
Câu hỏi: Vậy phòng ngừa là biện pháp trước hay sau?
Ý nghĩa
- Khi nghiên cứu tình hình tội phạm thì đặt nó chặt chẽ trong mối quan hệ với pháp luật hình sự Đánh giá tình hình tội phạm trong xã hội cần phải lưu ý đặc điểm pháp luật hình sự, cần phải dựa vàoo những qui định của luật hình sự về tội phạm và người phạm tội cũng như các dấu hiệu tội phạm khác
- Hòan thiện pháp luật hình sự cũng được xem là biện pháp tăng cường hiệu quả phòng chống tội phạm trong xã hội
1.2.3 Tình hình tội phạm là hiện tượng mang tính giai cấp
Bộ luật hình sự là sản phẩm của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp Theo Lê-nin “Giai cấp là những tập đoàn người mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
- Những quốc gia có những giâ cấp thống trị khác nhau thì THTP có thể khác nhau về tội phạm thực
tế Thí dụ: ở Mỹ không coi cờ bạc là tội phạm vì thừa nhận quyền tư hữu về đánh bạc Ý chí của giai cấp thống trị khác nhau cũng dẫn đến THTP khác nhau
Trang 29Ý nghĩa :
- Đấu tranh phòng chống tội phạm gắn liền với đấu tranh giai cấp Xoa dịu sự mâu thuẫn giữa 2 giai cấp thống trị và bị trị để giảm tình hình tội phạm, phòng chống tội phạm
1.2.4 Tình hình tội phạm là hiện tượng thay đổi theo quá trình lịch sự (tính lịch sử)
- Tình hình tội phạm không phải là hiện tượng bất biến trong xã hội mà luôn thay đổi theo quá trình lịch sự Ví dụ tình trạng mua bán tem phiếu thời kinh tế tập trung
- Tình hình tội phạm có thể thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội khác nhau trong lịch sử, và ngay trong cùng 1 hình thái kinh tế xã hội nếu có sự thay đổi về cơ cấu kinh tế,
cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp thì tình hình tội phạm cũng có sự thay đổi
- Tình hình tội phạm luôn có sự vận động và thay đổi từ đơn giản đến phức tạp từ thô sơ đến tinh vi hiện đại, sự thay đổi này được thể hiện trong phương thức thủ đọan công cụ, phuơng tiện phạm tội
ở những giai đọan lịch sử khác nhau là có sự khác nhau Ví dụ: tội phạm với các phương thức phạm tội mới : ăn cắp mã số thẻ tín dụng bằng cách dùng camera, hacking trên mạng Internet …
Ý nghĩa:
- Khi nghiên cứu tình hình tội phạm phải đặt tình hình tội phạm trong điều kiện lịch sử nhất định nhằm hiểu được bản chất, tính nguy hiểm của nó để từ đó có thể dự đoán khuynh hướng thay đổi của tội phạm trong tương lai và các kế hoạch phòng ngừa tội phạm trong tương lai phải xây dựng phù hợp với sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử
- Ví dụ: phải có hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm do đây là xu thế hiện đại , cựu thủ tướng Thái lan là Thaksin quyết định cư trú ở Ả rập Xê út do nước này chưa ký hiệp ước dẫn độ với Thái lan.
1.2.5 Tính tiêu cực và nguy hiểm của tình hình tội phạm
- Được nhìn qua lăng kính của giai cấp thống trị
- THTP gây ra thiệt hại to lớn về vật chất (i) + tinh thần (ii) + thể chất con người
+ Thiệt hại về vật chất: có thể tính toán, cân đó đong đếm được bằng tiền Bao gồm thiệt hại vật chất trực tiếp (thất thoát tài sản nhà nước, chiếm đoạt, lừa đảo ) và gián tiếp (chi phí cho tố tụng, thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, xét xử, giam giữ , chi phí để khắc phục hậu quả )
+ Thiệt hại về thể chất : sinh mạng sức khỏe, hiện nay ngày càng gia tăng
+ Thiệt hại về tinh thần : là thiệt hại không bù đắp được, bồi thường chỉ là hỗ trợ, không chỉ người phạm tội, gia đình người phạm tội và nạn nhân mà còn là gia đình nạn nhân và XH
Ngoài ra còn có ảnh hưởng đến uy tính chính trị, uy tín quốc tế, ảnh hưởng đến nhận thức, ảnh hưởng trật tự an ninh xã hội
Ý nghĩa:
- Đánh giá về tình hình tội phạm, việc nghiên cứu về tình hình tội phạm cần phải xem xét các thiệt hại
về nhiều mặt mà nó đã gây ra cho đời sống xã hội, phòng ngừa tội phạm luôn phải được coi trọng và
ưu tiên trong các chương trình và kế họach của quốc gia cũng như từng địa phương
- Phải kiên quyết đấu tranh phòng ngừa tội phạm 1 cách thường xuyên, coi trọng đầu tư cho việc này, đặc việc là các cơ quan tiến hạnh tố tụng
Ví dụ: Kế họach phòng chống tội phạm phải được xem là kế họach cấp nhà nước à chương trình hỗ trợ Tết cho người nghèo của nhà nước do thiếu cơ chế phòng chống tội phạm nên đã xảy ra nhiều tiêu cực trong quá trình thực hiện
1.2.6 Tình hình tội phạm là tổng thể thống nhất các tội phạm đã xảy ra -> mang tính tổng thể thống nhất.
- Về lượng: là tổng số các tội phạm đã xảy ra
Trang 30- Về chất: mọi sự thay đổi của tội phạm sẽ dẫn đến sự thay đổi của tình hình tội phạm và ngược lại
Ví dụ: sự gia tăng về tội phạm cụ thể và tính nguy hiểm của tội đó sẽ làm gia tăng tình hình tội phạm nói chung, như tội phạm gây thương tích có vũ khí gia tăng -> THTP chung tăng
- Tình hình tội phạm được nhận thức ở mức độ chung khái quát và biện chứng từ những hành vi phạm tội cụ thể Sự biến đổi của 1 tội phạm cụ thể sẽ kéo theo sự thay đổi của nhóm tội lọai tội và tình hình tội phạm nói chung trong xã hội Ngược lại: sẽ lây lan, bắt chước
- Ví dụ: Tội phạm ma túy tăng thì sẽ kéo theo sự gia tăng của nhóm tội xâm phạm tài sản, xâm phạm tính mạng sức khỏe Tội phạm tham nhũng gia tăng thì sẽ kéo theo sự gia tăng của nhóm tội khác như hành chính, trật tự công cộng, kinh tế
Ý nghĩa: Phòng ngừa tội phạm trong xã hội cân có sự kết hợp giữa những biện pháp phòng ngừa
chung với biện pháp phòng ngừa riêng và phòng ngừa cá biệt các tội phạm cụ thể và người phạm tội
cụ thể để đạt hiệu quả cao nhất, đặt trong tình hình tội phạm nói chung không đấu tranh riêng rẽ
1.2.7 Tính không gian và thời gian
Tình hình tội phạm tồn tại trong những không gian và thời gian xác định Có nghĩa là khi nghiên cứu 1 tội phạm cụ thể và tình hình tội phạm phải xác định ở đâu và khoảng thời gian không gian nào Ở không gian và thời gian khác nhau tình hình tội phạm sẽ khác nhau
Phỉ chỉ xuất hiện ở vùng biên giới, hải đảo, cao nguyên chẳng hạn
Ý nghĩa:
Nhận thức về tình hình tội phạm cần phải xuất phát từ đặc điểm địa bàn và thời gian phát sinh tình hình tội phạm Phòng ngừa tội phạm cũng cần phải phát huy khả năng và lợi thế vốn có của từng địa bàn có tình hình tội phạm đang tồn tại
Ví dụ: Phòng ngừa tội phạm trong ngành hải quan ( buôn lậu, hối lộ ) khác với ngành kiểm lâm ( phá rừng, tiếp tay cho lâm tặc )
2 Các thông số của tình hình tội phạm
Là thông tin, số liệu phản ánh mức độ tồn tại, tính phổ biến của tình hình tội phạm trên thực tế.Được thể hiện thông qua 4 thông số cơ bản sau:
- Thông số về thực trạng của tình hình tội phạm
- Thông số về cơ cấu của tình hình tội phạm
- Thông số về động thái của tình hình tội phạm
- Thông số về thiệt hại của tình hình tội phạm
2.1 Thực trạng của tình hình tội phạm
Là thông số phản ánh tổng số tội phạm, tổng số người phạm tội trong 1 khoảng không gian, thời gian xác định
Thực trạng của tình hình tội phạm được thể hiện qua:
- Số vụ phạm tội và số người phạm tội đã bị phát hiện (tội phạm rõ), gồm 2 phần sau:
+ Phần đã qua xét xử
+ Phần không qua xét xử, sở dĩ có loại số liệu này và mức độ của nó lớn hay nhỏ là phụ thuộc vào chính sách hình sự cũng như năng lực thực tế của các cơ quan bảo vệ pháp luật, đặc biệt là cơ quan điều tra Ví dụ: các vụ án không thể kết tội được do điều tra quá sơ sài
- Số vụ phạm tội và số người phạm tội chưa bị phát hiện (tội phạm ẩn)
Được biểu thị bằng con số tuyệt đối và con số tương đối (còn gọi là phương pháp hệ số) của tình hình tội phạm trong xã hội Ví dụ: tổng số tội phạm xảy ra: chỉ số tuyệt đối, tỷ lệ tội phạm tong 1 số dân cư nhất định: chỉ số tương đối
Trang 31a Phương pháp dùng con số tuyệt đối:
- Xác định chính xác tổng số vụ phạm tội và tổng số người phạm tội Trong đó những tội phạm mà cơ quan chức năng phát hiện được: tội phạm rõ, còn những tội phạm đã xảy ra trên thực tế nhưng cơ quan chức năng chưa phát hiện được: tội phạm ẩn
* Tội phạm rõ: là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý và đưa
vào thống kê tội phạm
Thông tư liên tịch 01/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP hướng dẫn một số quy định của pháp luật trong công tác thống kê tội phạm, thống kê hình sự, trong đó nội dung
+ Thống kê tội phạm trong giai đoạn khởi tố (mới khởi tố, VKS thụ lý kiểm sát điều tra),
+ Thống kê tội phạm ở giai đoạn truy tố (thống kê vụ án, bi can mà VKS ra quyết định truy tố, đình chỉ, tạm đình chỉ),
+ Thống kê tội phạm trong giai đoạn xét xử sơ thẩm (thống kê bị cáo có tội trong giai đoạn xét xử sơ thẩm: có tội nhưng được đình chỉ theo yêu cầu của người bị hại, có tội nhưng được đình chỉ và miễn TNHS, đình chỉ do bị cáo chết hoặc do có sự thay đổi của pháp luật hình sự, bản án có tội của tòa án tuyên bị cáo có tội) Lý do của việc thống kê nhiều trường hợp này là do tìm hiểu đánh gia tính nguy hiểm của hành vi có dấu hiệu tội phạm trên thực tế
Lưu ý: Thống kê hình sự có thể bao gồm các vấn đề khác, bao gồm cả thống kê tội phạm
Câu hỏi nhận định: Tội phạm rõ là tội chỉ qua xét xử? Sai.
* Tội phạm ẩn: là tội phạm đã xảy ra trên thực tế nhưng chưa bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý
và đưa vào thống kế tội phạm
* Tội phạm ẩn tự nhiên (tội phạm ẩn khách quan): là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, nhưng cơ
quan chức năng hoàn toàn không có thông tin về tội phạm cho nên tội phạm không bịphát hiện, không bị xử lý và không đưa vào thống kê hình sự
Câu hỏi: phân tích nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại của tội phạm ẩn tự nhiên?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tồn tại của tội phạm ẩn tự nhiên là do các cơ quan chức năng không có thông tin về tội phạm Chẳng hạn tình trạng không tố giác tội phạm dẫn đến cơ quan chức năng không có thông tin về tội phạm Còn tồn tại tình trạng không tố giác tội phạm thì còn tội phạm
ẩn Một trong các lý do của việc không tố giác tội phạm là: việc bảo vệ nhân chứng yếu kém, hoặc có
sự tham gia của nạn nhân trong tội phạm, ví dụ như nạn nhân trong tội phạm buôn người,…
* Tội phạm ẩn nhân tạo (chủ quan): là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị cơ quan chức năng
phát hiện nhưng lại không bị xử lý do có sự che đậy từ 1 tội phạm ẩn tự nhiên khác Sự cố tình che dấu, không xử lí tội phạm của cơ quan chức năng là nguyên nhân chính dẫn đến sự tồn tại của loại tội phạm này
Ví dụ: hành vi nhận hối lộ làm sai lệch hồ sơ vụ án dẫn đến bản án không chính xác Tội phạm tham nhũng có độ ẩn rất cao do những người có chức vụ, quyền hạn, có kiến thực thực hiện
* Tội phạm ẩn thống kế: là tội phạm đã xảy ra trên thực tế, đã bị cơ quan chức năng phát hiện, xử lý
nhưng lại không đưa vào thống kê tội phạm, thống kê hình sự
Câu hỏi: Làm thế nào xác định được tội phạm đó có ẩn hay không? Phương pháp đánh giá? : sử dụng phương pháp chuyên gia, phiếu thống kê.