1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

34 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 205,5 KB

Nội dung

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW khoá VIII đã chính thức phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xem đây là như một giải pháp chủ yếu đổi mới sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Một phong trào mà nội hàm của nó bao gồm phạm vi rộng lớn liên quan đến những phong trào đang triển khai thực hiện trong thực tiễn như: Phong trào người tốt việc tốt, xây dựng các điển hình tiên tiến trong sự nghiệp thi đua yêu nước, phong trào xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư, phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc... Vấn đề thực hiện trên của Đảng ta đang đặt ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ cả hai phương diện lý luận và thực tiễn cũng như hàng loạt câu hỏi đặt ra cần phải có lời giải đáp trong thực tiễn ở địa phương.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW khoá VIII đã chính thức phát động

phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xem đây là như một

giải pháp chủ yếu đổi mới sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiếnđậm đà bản sắc dân tộc - Một phong trào mà nội hàm của nó bao gồm phạm virộng lớn liên quan đến những phong trào đang triển khai thực hiện trong thực tiễnnhư: Phong trào người tốt việc tốt, xây dựng các điển hình tiên tiến trong sựnghiệp thi đua yêu nước, phong trào xây dựng nếp sống văn hoá ở khu dân cư,phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc Vấn đề thực hiện trên của Đảng ta đang đặt

ra nhiều vấn đề cần suy nghĩ cả hai phương diện lý luận và thực tiễn - cũng nhưhàng loạt câu hỏi đặt ra cần phải có lời giải đáp trong thực tiễn ở địa phương

Bước vào thực hiện Nghị quyết TW 5, khoá VIII, Đảng bộ và nhân dânPhước Hoà đã bước vào một khí thế mới Căn cứ Nghị quyết đã có chương trìnhhành động của Đảng bộ - cơ sở đã có những định hướng để xây dựng cơ chế, thiếtchế văn hoá và kết cấu hạ tầng vững chắc với những bước đi thích hợp nhằm đạtđược mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh

Hiện nay, với xu thế chung ở các địa phương trong cả nước đều tiến hànhxây dựng gia đình văn hoá, tộc, họ văn hoá, khối phố văn hoá - Làng văn hoá, Xã,Phường văn hoá Đây là việc làm vô cùng cần thiết, thực hiện quan điểm chỉđạo, lãnh đạo của Đảng trong chiến lược xây dựng đất nước, phát triển kinh tếphải đồng bộ với tiến bộ xã hội Đồng thời, thực hiện một cách cụ thể nghị quyết

TW 5, khoá VIII của Đảng - Xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiêntiến đậm đà bản sắc dân tộc

Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và kể từ Ngày09/6/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghịlần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW)

về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” Đảng ủy phường đã mở hội nghị triển khai học tập và

thực hiện Nghị quyết, cho đến nay có thể thấy rằng sự nghiệp xây dựng và pháttriển văn hóa, con người ở địa phương đã có chuyển biến tích cực, đạt kết quảquan trọng Tư duy lý luận về văn hóa có bước phát triển; nhận thức về văn hóacủa toàn dân được nâng lên Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phongphú, nhiều giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn

Trang 2

mực văn hóa, đạo đức mới được hình thành Sản phẩm văn hóa, văn học nghệthuật ngày càng phong phú, đa dạng; công nghệ thông tin, nhất là thông tin đạichúng có bước phát triển mạnh mẽ Nhiều phong trào, hoạt động văn hóa đạtđược những kết quả cụ thể, thiết thực; phát huy được truyền thống văn hóa giađình, dòng họ, cộng đồng Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mởrộng, góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa Nhiều di sảnvăn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, tôn tạo; nhiều phong tục, tập quáncủa đồng bào được nghiên cứu, sưu tầm và phục dựng; hoạt động tín ngưỡng, tôngiáo và sinh hoạt văn hóa tâm linh của nhân dân được quan tâm Công tác quản lýnhà nước về văn hóa được tăng cường, thể chế văn hóa từng bước được hoànthiện Đội ngũ làm công tác văn hóa, văn nghệ có bước trưởng thành; quyền tự dosáng tạo của văn nghệ sĩ được tôn trọng

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải thấy An Sơn là một phường có cơ cấudân cư đông đúc, tập hợp từ nhiều vùng đến Do đó, đời sồng văn hoá rất phongphú, đa dạng và phức tạp trong khi ngành nghề mạnh nhất chủ yếu là Thương mại

- dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và ngư nghiệp - Song lại không ổnđịnh, việc quản lý sản xuất, sắp xếp lại lao động, khai thác tiềm lực tại chỗ nhằmcải thiện đời sống nhân dân gặp không ít khó khăn

Là một phường nằm ở vị trí trung tâm của Thành phố Tỉnh lỵ đòi hỏi địaphương phải làm gì để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở cơ sở để phùhợp với tình hình cấp thiết hiện nay cùng song trùng với sự đồng thuận của nhân

dân và tiến bộ xã hội Bản thân tôi rất quan tâm đến: ”Đời sống văn hoá ở khu dân cư” Do đó, nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới ở địa phương trong thời kỳ

công nghiệp hoá, hiện đại hoá - phát triển kinh tế gắn liền với tiến bộ xã hội, xâydựng Đảng đồng bộ với củng cố hệ thống chính trị, đó chính là vấn đề mang tínhcấp thiết của địa phương

Từ những nhận thức nêu trên, đồng thời được sự hướng dẫn và giúp đỡ của

Thầy giáo Hoàng Hối, cùng các cơ quan, đơn vị chức năng Tôi chọn đề tài: “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ”

Trang 3

theo hướng bản sắc dân tộc Việt Nam bằng phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dận cư”.

3 Giới hạn đề tài

Vấn đề thực trạng, giải pháp xây dựng phường văn hoá theo hướng tiên

tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong nội hàm: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tại phường” có nhiều nội dung rộng lớn, ở đây chỉ vận dụng một số

lý luận và nội dung sát đúng với thực tế địa phương để nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Dùng phương pháp logic biện chứng thống kê, chọn lọc về lý luận vàphương pháp khảo sát, điều tra thực trạng để đánh giá, tìm ra những giải pháp cấpthiết nhất cho sự phát triển đời sống văn hoá xã hội ở cơ sở, góp phần công táclãnh chỉ đạo ở địa phương ngày một hiệu quả hơn

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm

có 3 chương theo chi tiết sau:

+ Chương 1 : Một số vấn đề lý luận chung về văn hóa và xây dựng đời

sống văn hóa ở cơ sở

+ Chương 2 : Thực trạng vấn đề toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hóa tại - trong thời gian qua

+ Chương 3: Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện phong trào

toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở trong thời gian đến

Trang 4

CHƯƠNG 1:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HÓA VÀ

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở CƠ SỞ

1 Những khái quát chung về Văn hóa

Năm 1998, Tổ chức Gíao dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc

( UNESCO) đưa ra quan điểm khẳng định bản chất của văn hóa : Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo ( của các cá nhân và các cộng đồng) trong quá khứ, trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên

hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu những yếu tố các định đặc tính riêng của từng dân tộc ( Federico Mayor ) Đây là tinh hoa trí tuệ của nhân loại

tiến bộ có ý nghĩa gởi mở tư duy cho quan điểm hướng tới kiến tạo nền văn hóaViệt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc

Văn hoá theo quan niệm của C.Mác – và Ph Ăng ghen văn hóa là “ các lựclượng bản chất người của con người tham gia cải biến tự nhiên nhằm mục đíchsinh sống và tồn tại, phát triển Văn hóa là sự sáng tạo, đồng thời và là sự biểuhiện của các lực lượng bản chất người : “ căn cứ vào mức độ tự nhiên được conngười biến thành bản chất người, tức là mức tự nhiên con người khai thác, cải tạothì có thể xem xét được trình độ văn hóa của con người ”

Mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ có một kiểu văn hóa xác định Văn hóa làgiá trị riêng của dân tộc Có văn hóa tiến bộ và văn hóa lạc hậu Văn minh là cácnấc thang của văn hóa theo chiều hướng đi lên Văn minh là những giá trị văn hóa

ưu tú, tỏa sáng chi phối về cấu trúc và giá trị đối với các cộng đồng xã hội trênthế giới trong các phạm vi không gian và thời gian lâu dài Vì vậy, cần phải xâydựng văn hóa trên tầm cao văn minh nhân loại mà vẫn đảm bảo nét riêng Nghĩa

là phải xây dựng nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc

Phát triển tư tưởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về một nền sảnxuất tinh thần in đậm tính nhân văn, một nền văn hoá của nhân dân, do nhân dân

và vì nhân dân, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “ Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức sử dụng khác Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”

Trang 5

Từ sự tiếp cận đúng đắng bản chất văn hoá, các nhà kinh điển của chủnghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn coi trọng lĩnh vực văn hoá, xem nó như làmột điều kiện tiên quyết, như là một động lực và mục tiêu hướng tới V.I Lênin

đã từng nhấn mạnh: “Muốn tạo lập chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có một trình

độ văn hoá nhất định” và Hồ Chí Minh cũng khẳng định: “Muốn tạo lập chủ nghĩa xã hội phải biến một đất nước nghèo nàn, cực khổ trở thành một đất nước

có nền văn hoá cao”.

Như vậy, có thể rút ra kết luận về văn hóa theo hai góc độ sau đây:

- Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng: là toàn bộ hoạt động sáng tao của con

người, cộng đồng, dân tộc và loài người để tạo ra, bảo tồn, giao lưu và hưởng thụnhững giá trị vật chất và tinh thần

- Văn hóa theo nghĩa hẹp: được hiểu là một hoạt động xã hội bao gồm giáo

dục, đạo đức, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao,truyền thông, thông tin, thư viện, bảo tồn, bảo tàng, lễ hội, giao lưu văn hóa,

Từ những phân tích trên, có thể khái quát: Văn hóa với tư cách là một hiện tượng xã hội, chính là sự phát triển năng lực bản chất của con người, không ngừng nâng cao trình độ làm chủ của con người đối với tự nhiên, xã hội, bản thân, nhằm thỏa mãn nhu cầu về sự hiểu biết, khám phá, sáng tạo trong thế giới con người theo hướng ngày càng vươn tới những giá trị đích thực của CHÂN - THIỆN - MỸ.

2 Những quan điểm của Đảng ta về văn hoá

Theo Nghị quyết Trung ương số 04-NQ/HNTW của Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa VII : Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lựcthúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là một mục tiêu của chủ nghĩa xãhội Văn học, nghệ thuật là bộ phận trọng yếu của nền văn hoá dân tộc, thể hiệnkhát vọng của nhân dân về chân - thiện - mỹ Phát triển đường lối văn hoá, vănnghệ đúng đắn của Đảng qua các thời kỳ trước, Nghị quyết Đại hội VI, Đại hộiVII và Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị Khoá VI đã tạo điều kiện cho văn hoá, vănnghệ đạt nhiều thành tựu, đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ văn hoá của cáctầng lớp nhân dân, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới

Nền văn hoá mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn hoá tiêntiến, đậm đà bản sắc dân tộc Cần nắm vững các tư tưởng chỉ đạo sau đây:

- Vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cốt lõi tư tưởng trong văn hoá,văn nghệ nước ta Sự nghiệp văn hoá, văn nghệ là bộ phận khăng khít của sựnghiệp đổi mới Thấm nhuần và thực hiện quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Trang 6

"Văn hoá, nghệ thuật cũng là một mặt trận Anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩtrên mặt trận ấy".

- Bảo đảm dân chủ, tự do cho mọi sự sáng tạo và hoạt động văn hoá, vunđắp các tài năng, đồng thời đề cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước công chúng,dân tộc và thời đại

- Phát triển văn hoá dân tộc đi liền với mở rộng giao lưu văn hoá với nướcngoài, tiếp thụ những tinh hoa của nhân loại, làm giàu đẹp thêm nền văn hoá ViệtNam Ngăn chặn và đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại,bảo vệ nền văn hoá dân tộc

- Nâng cao tính chiến đấu của các hoạt động văn hoá và văn học, nghệthuật, khẳng định mạnh mẽ và sâu sắc những nhân tố mới, những giá trị cao đẹpcủa dân tộc ta, khắc phục những gì cản trở quá trình đi lên của đất nước Phêphán cái sai, lên án cái ác, cái xấu là để hướng con người tới cái đúng, cái tốt, cáiđẹp Đấu tranh không khoan nhượng chống các luận điệu độc hại của các thế lựcthù địch

- Văn hoá, văn nghệ là sự nghiệp của toàn xã hội Phát triển các hoạt độngvăn hoá văn nghệ của Nhà nước, tập thể và cá nhân theo đường lối của Đảng và

sự quản lý của Nhà nước Khắc phục tình trạng "hành chính hoá" các tổ chức vănhoá, nghệ thuật và xu hướng "thương mại hoá" trong lĩnh vực này

Đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng ta suốt mấy mươi năm qua bắtnguồn từ những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh Đường lối đó cũng là sự kết hợp giữa nguyên tắc cách mạng với truyềnthống vốn có của dân tộc Một nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc mà chúng

ta xây dựng phải là nền văn hoá tiên tiến mà từ trong nội dung tư tưởng, hìnhthức biểu hiện, trong các phương tiện chuyển tải nội dung, trong hoạt động vănhoá, sáng tạo văn hoá, tác phẩm văn hoá nghệ thuật, trong ứng xử văn hoá… phảithể hiện rõ nét và sâu sắc những phẩm cách đặt biệt của bản sắc văn hoá Việt

Nam Bản sắc văn hoá Việt Nam là: “Những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng, các dân tộc Việt nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – Tổ quốc; lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… đậm nét trong các hình thức biểu hiện mang tính dân tộc độc đáo”.

Trang 7

Trong những bước ngoặc của lịch sử đất nước, Đảng ta kịp thời đề ranhững đường lối, chủ trương thích hợp nhằm xây dựng nền văn hoá mới, với chủtrương đổi mới toàn diện, trước hết là đổi mới tư duy, đã tạo nên bầu không khímới cho đời sống văn hoá, văn nghệ nước ta, Đảng ta đã chỉ rằng: Trong sựnghiệp xây dựng nền văn hoá mới cần đặc biệt chú trọng việc xây dựng quan hệ

xã hội và lối sống lành mạnh, khắc phục những hiện tượng tiêu cực Điều này đã

được nhấn mạnh trong văn kiện đại hội VI của Đảng là:”Không một hình thái tư tưởng nào có thể thay đổi được văn học và nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác dụng sâu sắc vào việc đổi mới nếp nghĩ, nếp sống của con người”.

Nghị quyết 05 của Bộ chính trị (Khoá VI) cũng khẳng định rằng:”Văn hoá

là nhu cầu thiết yếu trong đời sống tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển chung của đất nước, một thời đại, là lĩnh vực sản xuất tinh thần tạo ra những cái giá trị văn hoá, những công trình nghệ thuật đã được lưu truyền từ đời này sang đời khác làm giàu đẹp thêm cho đời sống con người”.

Nhận thức nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với quan hệ của chủ nghĩaMác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh mà chúng ta có dịp đề cập Các Đại hộiđại biểu lần thứ VII, VIII và IX đã phát triển thêm một bước nhận thức của Đảng

về lĩnh vực văn hoá, văn nghệ Đảng ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xãhội, là động lực và mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội Từ nhận thức mới

đó, hội nghị lần thứ 4 BCH TW (khoá VII), hội nghị lần thứ 2 và lần thứ 5 BCH

TW (khoá VIII) đã tập trung giải quyết những vấn đề văn hoá bao gồm: Văn họcnghệ thuật, khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, vấn đề tư tưởng, đạo đức, lốisống Cái mới mà Nghị quyết lần này nêu lên là gắn văn hoá với sự nghiệp côngnghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, gắn văn hoá với những vấn đề nảy sinh trong

xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, đặc biệt là với kinh tế thị trường Đây là nhữngvấn đề vừa có tính bức xúc vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự phát triển đất nước

Thực tế đời sống ở đất nước ta trong những năm qua chứng minh rằng, mặttrái của kinh tế thị trường và quá trình mở cửa hội nhập cũng có tác động xấu đếnđời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân Xu hướng thương mại hoá đã và đangthâm nhập vào mọi lĩnh vực văn hoá đời sống, đi ngược lại với các giá trị chân,thiện, mỹ làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng đời sống văn hoá tinhthần của nhân dân ta

Theo Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH TW (khoá VIII) đã xác địnhphương hướng xây dựng và phát triển nền văn hoá nước ta trong thời kỳ mới là:

Trang 8

“Phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động của xã hội, vào từng người, từng gia đình từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa

xã hội”

Đảng ta đã nêu lên 5 quan điểm, 10 nhiệm vụ cụ thể và các nhiệm vụ cấpbách nhằm chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển nền văn hoá của đất nước ,nhất là phát động phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khudân cư Những quan điểm và nhiệm vụ ấy thể hiện thành mô hình mang tính đặctrưng cho việc xây dựng đời sống văn hoá tinh thần trong giai đoạn cách mạngmới, cụ thể:

- Đời sống văn hoá tinh thần ở nước ta là đời sống in đậm những phẩmchất tốt đẹp của bản sắc văn hoá dân tộc vừa phù hợp vừa đạt tới sự tiến bộ củacác trào lưu văn hoá tiên tiến của nhân loại

- Thế giới quan Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cốt lõi của đời sốngvăn hoá tinh thần Việt Nam, là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho mọi hoạtđộng văn hoá tinh thần

- Đời sống văn hoá tinh thần Việt Nam là một bộ phận trọng yếu của nềnvăn hoá thống nhất và đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Đó là đờisống văn hoá tinh thần cao đẹp, luôn hướng tới giá trị vĩnh hằng chân, thiện, mỹ

nhằm mục tiêu: “Tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú,

tự do, toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên”.

- Công cuộc đổi mới đất nước đã tạo ra một bước đột phá cho phát triểnkinh tế xã hội, nâng cao về mọi mặt đời sống của nhân dân, trong đó có văn hoá

Và để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, Đảng ta đưa ranhững nội dung chủ yếu về xây dựng đời sống văn hoá tinh thần:

+ Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới phải cótinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xãhội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với

Trang 9

nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc và tiến

bộ xã hội, đề cao tinh thần tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung Có lốisống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng

kỹ cương, phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môitrường sinh thái, lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sángtạo, năng suất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội, thườngxuyên học tập nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thểlực

+ Con người với những đức tính nêu trên vừa kế thừa truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc, vừa có những đức tính phù hợp trong thời kỳ mới, xây dựng conngười với đức tính như vậy đòi hỏi cần có sự rèn luyện và ý thức vươn lên củamỗi con người, góp phần điều chỉnh hành vi cá nhân, đánh giá lại những chuẩnmực đạo đức trong thời kỳ mới

+ Xây dựng môi trường văn hoá đa dạng, phong phú, lành mạnh, có đủ cơ

sở vật chất đáp ứng nhu cầu, thưởng thức nghệ thuật, tiếp nhận thông tin, vuichơi giải trí cho mọi người, xây dựng môi trường văn hoá hài hoà với môitrường tự nhiên, chú ý xây dựng môi trường văn hoá ở cơ sở, vùng sâu, vùng xađáp ứng nhu cầu văn hoá lành mạnh, đa dạng và không ngừng tăng lên của cáctầng lớp nhân dân, thu hẹp dần khoảng cách về đời sống văn hoá tinh thần giữacác địa bàn, các khu vực

+ Phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật Mọi phương pháp, phong cáchsáng tác cần được khuyến khích để tìm tòi thử nghiệm, dựa trên cơ sở căn bản, vìmục đích đáp ứng đời sống tinh thần lành mạnh, bổ ích công chúng, chứ khôngphải là sự thí nghiệm tìm tòi theo khuynh hướng suy đồi phi nhân tính

+ Phải hết sức coi trọng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyềnthống, văn hoá cách mạng, bao gồm cả văn hoá vật thể và phi vật thể Những đạo

lý dân tộc được hun đúc từ bao đời nay như lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường,tinh thần cố kết cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, trọng nghĩa tình, cần cù laođộng là sản phẩm tinh tuý nhất của di sản văn hoá tinh thần Việt Nam mà chúng

ta phải có trách nhiệm nghiên cứu giáo dục sâu rộng nhằm bảo tồn, kế thừa vàphát huy

Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” Nghị quyết đề

ra :

Trang 10

Mục tiêu chung là: “Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát

triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhânvăn, dân chủ và khoa học Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vữngchắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững

và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh.”

Mục tiêu cụ thể:

- Hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạomôi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lựcsáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuânthủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệmcủa mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước

- Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triểnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Xây dựngvăn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơquan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình Phát huy vai trò của gia đình, cộngđồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thànhnhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách

- Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xâydựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

- Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệpvăn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam

- Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị vànông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội Ngăn chặn và đẩy lùi sựxuống cấp về đạo đức xã hội

Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng ta đã nêu lên những quan điểm:

Quan điểm:

- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triểnbền vững đất nước Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xãhội

- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thốngnhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dântộc, nhân văn, dân chủ và khoa học

Trang 11

- Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng conngười để phát triển văn hóa Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xâydựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước,nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.

- Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của giađình, cộng đồng Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đếnyếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế

- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnhđạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai tròquan trọng

3 Nội dung xây dựng đời sống văn hóa mới

3.1 Nội dung đại đoàn kết toàn dân của MTTQVN

+ Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, làm giàu hợp pháp và xóa đóigiảm nghèo

+ Đoàn kết phát huy truyền thống tương thân, tương ái, hoạt động nhân đạo

3.2 Tiêu chí gia đình, tộc họ, khối phố văn hoá

+ Gia đình no ấm, hoà thuận, hạnh phúc tiến bộ:

- Ông bà, cha, mẹ già yếu được nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo

- Trẻ em được chăm sóc dạy dỗ, học hành, vui chơi giải trí

- Người lớn trong gia đình nêu gương tốt cho con em

- Trẻ em chăm học, chăm làm, lễ phép, hiếu thảo

- Các thành viên trong gia đình đều yêu thương, đùm bọc, có trách nhiệmchăm lo xây dựng hạnh phúc, tiến bộ, có cử chỉ, lời nói đúng mực

- Vợ chồng hoà thuận, chung thuỷ, bình đẳng

- Giải quyết tốt các mâu thuẫn trong gia đình, không gây bất hoà lớn

Trang 12

+ Thực hiện kế hoạch hoá gia đình:

- Thực hiện chỉ tiêu, pháp lệnh của nhà nước về sinh đẻ có kế hoạch

- Biết cách làm ăn, phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm và thu nhậpchính đáng

- Biết chi tiêu hợp lý, tiết kiệm Việc cưới, tang, giỗ chạp, tết, liên hoan,sinh nhật, mừng thọ được tổ chức giản dị, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp vớiđiều kiện kinh tế gia đình

+ Đoàn kết tương trợ xóm giềng:

- Đoàn kết giúp đỡ hàng xóm khi hoạn nạn, khó khăn và lúc cần thiết khác

- Tôn trọng quyền lợi và cuộc sống riêng tư của hàng xóm, không làm ảnhhưởng đến kinh tế, sự yên tĩnh, sự ổn định của hàng xóm

- Nếu có mâu thuẫn, giải quyết bằng sự hoà giải, thân tình, không gây gỗ,cãi vã, chửi bới nhau

- Thực hiện quy ước chung của tập thể về các mặt: Vệ sinh, sạch đẹp môitrường, khu vực chung cư

+ Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân:

- Gia đình không có người vi phạm pháp luật và những quy định của chínhquyền các cấp Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân (bảo vệ tổ quốc, thuế, lao động,công nợ )

- Không có người mắc phải các tệ nạn cờ bạc, rượu chè, nghiện hút, mê tín,

dị đoan

- Không sử dụng văn hoá phẩm có nội dung xấu, phản động, đồi truỵ

- Các thành viên trong gia đình tích cực tham gia sinh hoạt đoàn thể theogiới tính và các hoạt động xã hội

3.3 Phong trào của các ngành và đoàn thể

Ngoài những nội dung và tiêu chí trên, các ngành đoàn thể đã tiến hànhthành lập Ban chỉ đạo và xây dựng các chương trình, kế hoạch để thực hiện cácphong trào cụ thể như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam tiếp tục và mở rộng, nâng cao

chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”; Ngành thể dục thể thao phát động phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; ngành giáo dục đào tạo phát động phong trào “Học tốt, dạy tốt”, “Gia đình nhà giáo văn hoá”, “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Đơn vị cơ sở có đời sống văn hóa tốt”; Hội liên hiệp phụ nữ với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; Hội nông dân phát động phong trào “Xây dựng gia đình nông dân văn hoá”;

Trang 13

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gắn phong trào “Tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp” với phong trào xây dựng “Chi đoàn văn hoá”.v.v

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VỀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA , THÀNH PHỐ TAM KỲ TRONG THỜI GIAN QUA

1 Thực trạng về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của - thành phố Tam Kỳ

1.1 Đặc điểm chung về .

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên.

An Sơn là một phường trung tâm thuộc thành phố Tam Kỳ, tỉnh Địa bàngồm có 08 khối phố, chia thành 60 tổ đoàn kết Phía Nam giáp xã Tam Xuân I,huyện Núi Thành; phía Tây giáp xã Tam Ngọc và phường Trường Xuân; phíaBắc giáp phường An Xuân; phía Đông giáp phường Hòa Hương và Hòa Hương

Tổng diện tích tự nhiên là 247ha, là phường có diện tích tự nhiên lớn củathành phố Tam Kỳ; có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.Phường nằm ở vị trí trung tâm một thành phố ở trung độ của cả nước, trung tâmcủa các huyện, thị phía Nam tỉnh , có cả hệ thống đường bộ và đường thủy.Sông Tam Kỳ là ranh giới phía Nam, bắt nguồn từ xã Tam Trà, Núi Thành (nay

đã ngăn dòng làm hồ Phú Ninh) hợp lưu với sông Trường Giang chảy ra cửa AnHòa (huyện Núi Thành) Sông Tam Kỳ phẳng lặng, lưu lượng dòng chảy ít, tạothuận lợi cho nuôi trồng thủy sản Một thuận lợi khác trong giao thông của AnSơn có quốc lộ 1A, đường Nam chạy qua, hệ thống giao thông rất thuận lợi chophát triển kinh tế, giao lưu hành hóa

An Sơn mang đặc điểm vùng khí hậu duyên hải Nhiệt độ trung bình hàngnăm là 26ºc, lượng mưa trung bình hàng năm 2.490mm, giờ nắng trung bìnhtrong ngày 5 - 9 giờ, độ ẩm trung bình trong năm 83% Mùa mưa diễn ra từ tháng

9 năm trước đến tháng 01 năm sau Mùa nắng tập trung chủ yếu vào những thángmùa hè

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội, an ninh, chính trị.

Tổng số hộ tính đến tháng 12/2015 là 2.935 hộ với 13.208 nhân khẩu Mật

độ dân số bình quân 4.891người/km2 Dân số phân bổ không đều giữa các tổ đoàn

Trang 14

kết và khối phố trên địa bàn, dân số tăng tương đối do tăng tự nhiên và tăng cơhọc.

- Về lao động: Nguồn lao động dồi dào, chiếm trên 50% dân số toàn

phường

Trên địa bàn có Chợ An Sơn, Siêu thị Nguyễn Văn Cừ, Công viên, Sânbóng đá mi ni…và các cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn thuận lợi trongviệc giao lưu kinh tế, VHXH Về cơ cấu kinh tế chủ yếu là TMDV chiếm 82%,CN- TTCN 15,8%, nông nghiệp 2,2%, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàngnăm tăng 20% Giá trị TM-DV 1.460 / 1.399 tỷ đồng, đạt 104 %; giá trị CN-TTCN-XD đạt 246 /219,5 tỷ đồng, đạt 112 %

Nhìn chung, đời sống kinh tế của nhân dân trong những năm qua đã đượcnâng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng, tính đến cuốinăm 2015 thu nhập bình quân đầu người đạt gần 42 triệu đồng/người/năm, tăng100% so với năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 2 % xuống còn 0,77% theo tiêuchí mới (năm 2015 có 23 hộ nghèo) Hàng năm giải quyết từ 400 đến 450 laođộng có công ăn việc làm tương đối ổn định, đời sống vật chất, văn hóa tinh thầncủa nhân dân ngày càng được nâng cao, phong trào xây dựng đời sống văn hóa ởkhu dân cư ngày càng phát triển, các thiết chế văn hóa ngày càng hoàn thiện,100% khối phố có nhà sinh hoạt văn hóa, các kiệt hẻm được bê tông hóa 100%,phong trào VHVN, TDTT được duy trì và phát triển

Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm đúng mức, hoànthành các chương trình y tế cộng đồng, thực hiện tốt các tiêu chí về giáo dục, y tế,dân số, gia đình và trẻ em Đến nay đã hoàn thành chương trình PCGD bậc PTTH

và tiếp tục giữ vững phổ cập THCS, Tiểu học Tỷ lệ huy động trẻ em ra lớp hàngnăm đạt 100%, tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hàng năm giảm 1%

Thực hiện tốt công tác cứu tế cứu đói, tổ chức thăm hỏi, động viên, tặngquà và giải quyết tốt các chế độ cho đối tượng chính sách và xã hội trên địa bànphường, đảm bảo kịp thời, chính xác, đúng đối tượng, không xảy ra khiếu nại,khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực bảo trợ xã hội

1.1.3 Về Mãnh đất - con người của

- Quá trình hình thành và phát triển của ngày nay gắn liền với nhữngchặn đường lịch sử phát triển của – trong suốt những thế kỷ qua, từ thuở tiềnnhân hồng ân đi mở cõi dừng bước, lưu dân, định cư, từ thế kỷ 15 – 17 trong cuộchành trình mở cõi về phương Nam:

“Hồ, Huỳnh, Trần, Nguyễn, Đỗ, Đinh, Lê

Trang 15

Đồng hướng Nam du, hội nhất tề

Lộ khai, lưu hậu, truyền tôn tử Kiến thành, tất đạt, cảnh tân quê”

- Nhân dân An Sơn có truyền thống cần cù sáng tạo trong lao động sảnxuất và truyền thống yêu nước, yêu quê hương, tinh thần đoàn kết bất khuất trongđấu tranh chống ngoại xâm Ngay từ cuối thế kỷ XIX, nhiều người dân An Sơn

đã tích cực tham gia phong trào Cần Vương của nghĩa hội

- Đặc biệc từ khi có Đảng ra đời, từ năm 1930 – 1945 nhiều phong tràocách mạng của quần chúng: Đội dân sinh, dân chủ, chống thuế luỹ tiến môn bài,

tổ chức truy điệu cụ Phan Chu Trinh, xin giảm án cụ Phan Sào Nam, truyền bávăn thư của Cụ Huỳnh Thúc Kháng từ Côn Đảo gửi về, tổ chức mặt trận Việtminh cứu quốc, vận động dân chúng công khai làm lễ truy điệu đồng chí PhanThanh

- Từ năm 1930 – 1940 trở thành phủ ủy Tam Kỳ có 12 chi bộ, 70 Đảngviên do đ/c Võ Chí Công (Võ Toàn làm bí thư)

- Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng 08/1945 tại Tam Kỳ do cụ

Lê Thế Kỷ làm trưởng ban, đ/c Võ Văn Quý chỉ huy đã phát lệnh tổng khởi nghĩachỉ đạo đoàn quân cách mạng tiến vào chiếm phủ Tam Kỳ giành chính quyền vềtay nhân dân vào ngày 19/08/1945

- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhân dân An Sơntiếp tục đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến, tham gia bảo vệ nuôi, giấucán bộ góp phần đáng kể vào đại thắng mùa xuân năm 1975 Kết thúc hai cuộckháng chiến, trải qua 30 năm chiến đấu đầy gian khổ hy sinh nhưng vô cùng oanhliệt hào hùng, được tổ quốc tuyên dương 04 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 90người con thương yêu trở thành liệt sĩ, 50 thương bệnh binh, 140 gia đình nhànước ghi công

- Sau ngày quê hương được giải phóng, trước muôn vàng khó khăn, thửthách, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân An Sơn đã kiên trì, cùng với Thành phố

đã tập trung sức lực hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh

tế xã hội, đưa nền kinh tế của phường từng bước tăng tưởng, văn hoá xã hội ngàycàng được khởi sắc Đặc biệt trong những năm gần đây, thực hiện các cuộc vận

động nếp sống văn minh, gia đình văn hoá và “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đã được triển khai mạnh mẽ trên địa bàn toàn phường, bước đầu

đã mang lại những hiệu quả hết sức thiết thực trong đời sống xã hội, đã góp phầnkhơi dậy tinh thần đạo lý nhân cách, lối sống văn hoá văn minh, củng cố xây

Trang 16

dựng khối đại đoàn kết trong toàn dân, tạo điều kiện cho kinh tế xã hội khôngngừng phát triển

1.2 Thực trạng công tác xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại

1.2.1 Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới

Ngay từ đầu của cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh - gia đình vănhóa và triển khai Đề án giai đoạn 1 (1999-2005), nhiệm vụ xây dựng con ngườivăn hóa đã được xem là tiền đề có tính chất cốt lõi để phát triển và nâng cao chấtlượng các mô hình văn hóa gia đình, tộc họ, cộng đồng dân cư, cơ quan, doanhnghiệp, trường học…với mục tiêu chung là: Tập trung xây dựng con người AnSơn phát triển toàn diện, có đầy đủ những tố chất tốt đẹp về bản lĩnh chính trị,đạo đức, lối sống, tình cảm và năng lực trí tuệ để xứng đáng là chủ nhân của vănhoá An Sơn

Đến Đề án giai đoạn 2 (2006-2010) và giai đoạn 3 (2011-2015), nhiệm vụ

và nội dung xây dựng con người văn hóa được xác định một cách rõ ràng, cụ thểhơn với vấn đề cốt lõi hàng đầu là chú trọng xây dựng nếp sống, bao gồm: Nếpsống cá nhân, nếp sống gia đình và nếp sống xã hội; trong đó đặc biệt đề cao xâydựng Nếp sống văn hóa - văn minh của mỗi cá nhân, làm cho mỗi người có nhậnthức và hành vi văn hóa, sống và làm việc theo pháp luật, tôn trọng các chuẩnmực đạo đức và các quy ước cộng đồng Trên cơ sở 5 đức tính của con ngườiViệt Nam trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng ta xácđịnh, và Kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khóa IX) khẳng định lại, đây là cơ sở

để xây dựng nếp sống văn hóa cho mỗi con người :

Thứ nhất "Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lậpdân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nànlạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độclập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội"

Thứ hai "Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung"

Thứ ba "Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực,nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo

vệ và cải thiện môi trường sinh thái"

Thứ tư "Lao động chăm chỉ vì lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạ.Thứ năm "Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết trình độ chuyên môn,trình độ thẩm mỹ và thể lực"

Trang 17

Trong thực tế đã xuất hiện nhiều phong trào như: Mặt trận tổ quốc Việt

Nam phường tiếp tục và mở rộng, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư”; Bộ phận văn hóa thông tin - thể dục thể thao với phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; khối giáo dục đào tạo với phong trào “Học tốt, dạy tốt”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,“Gia đình nhà giáo văn hoá”; Công đoàn phường với phong trào “Xây dựng người cán bộ, công chức trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”,“Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Đơn vị cơ sở

có đời sống văn hóa tốt”; Hội Liên hiệp phụ nữ với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Nuôi con khỏe, dạy con ngoan”; Hội Nông dân phát động phong trào “Xây dựng gia đình nông dân văn hoá”; Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gắn phong trào “Tuổi trẻ lập thân, lập nghiệp” với phong trào xây dựng “Chi đoàn văn hoá; Hội Người Cao tuổi với phong trào “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo; v.v Việc bình xét, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các gương “Người tốt - việc tốt” được quan

tâm, gắn với phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

1.2.2 Xây dựng môi trường văn hóa

Vốn là một đô thị thương mại - dịch vụ đa dạng các nền văn hóa Vì vậy,ngay từ khi bắt tay xây dựng đời sống văn hóa khởi đầu là phong trào xây dựngnếp sống văn minh - gia đình văn hóa, An Sơn đã đặt vấn đề xây dựng môitrường văn hóa thông qua xây dựng nhân cách cá nhân và lối sống, nếp sống củacộng đồng dân cư, nhưng đồng thời cũng gắn với việc cải thiện và nâng cao chấtlượng của môi trường sinh thái tự nhiên Trong đó, lấy việc ứng xử, thái độ củacon người với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội để làm chuẩn mực phấnđấu thông qua việc xây dựng các mô hình văn hóa

- Mô hình xây dựng Gia đình văn hóa ra đời từ năm 1995 Quy ước GĐVH

nhiều lần được điều chỉnh, bổ sung tập trung vào 4 tiêu chuẩn cơ bản về: Xâydựng các mối quan hệ gia đình tốt đẹp, đời sống vật chất và tinh thần của gia đìnhngày càng được nâng lên, gắn bó mật thiết với cộng đồng dân cư, gương mẫu tựgiác chấp hành pháp luật Quy trình đăng ký, bình xét, công nhận, khen thưởngGĐVH hàng năm được tiến hành chặt chẽ, phát huy vai trò tự quản của mỗi giađình và từng tổ dân cư và mang lại kết quả tốt đẹp, năm sau cao hơn năm trước cụthể: Năm 2012,2013, 2014 đạt 83,5 %, đến năm 2015 đạt 93,2%

Ngày đăng: 24/05/2016, 21:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Khác
2. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI Khác
4. Đề án xây dựng - phường văn hóa của HĐND-UBND phường Khác
5. Quy ước xây dựng khối phố văn hóa Khác
6. Các báo cáo tổng kết của Đảng bộ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w