Do đó, chỉ trên cơ sở sự nỗ lực từ việc hoạch định chính sách, việc kiểmsoát trong cơ quan, tổ chức, xã hội và trong gia đình, đến việc thực hiện tốt cácchương trình điều trị phục hồi, q
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
- -TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
KỲ II:
MÔN: Nhập môn Xã Hội Học
KIỂM SOÁT XÃ HỘI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
KIỂM SOÁT XÃ HỘI VÀ TỘI PHẠM
GVHD: Nguyễn Thị Như Thúy
Mã môn học: 152INSO321005
TP.HCM, Tháng 5/2016
Trang 2Danh sách thành viên nhóm
1 Lê Đặng Minh Trường 14142347
2 Nguyễn Bảo Toàn 14142329
3 Nguyễn Đức Khoa 14142150
4 Trần Hữu Thống 14142315
5 Trần Minh Nhất 14142218
Điểm: Nhận xét của giáo viên: ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Chữ kí GV
Trang 3Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Khoa lý luận chính trị Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓMNhóm: 11
Thời gian thảo luận: Từ 8 giờ 00 đến 11 giờ 15 Ngày 20/05/2016
Địa điểm thảo luận: Tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM
Sinh viên thực hiện: Lê Đặng Minh Trường (Trưởng nhóm)
Nguyễn Bảo Toàn (Thư ký)
Nguyễn Đức Khoa (Thành viên)
Trần Hữu Thống (Thành viên)
Trần Minh Nhất (Thành viên)
oàn
Trường
NhấtKhoa
Trang 4Họ và tên các thành viên tham gia:
Lê Đặng Minh Trường MSSV: 14142347
Nguyễn Bảo Toàn MSSV: 14142329
Trần Hữu Thống MSSV:
Nguyễn Đức Khoa MSSV:
Trần Minh Nhất MSSV:
Nội Dung:
I Xây dựng nội dung:
1 Khái quát về tội phạm
- Khái niệm tội phạm
+ Khái niệm tội phạm
+ Các loại tội phạm
- Đặc điểm của tội phạm
2 Kiểm soát xã hội
- Khái kiệm kiểm soát xã hội.
- Các hình thức kiểm soát xã hội.
3 Mối quan hệ giữa kiểm soát xã hội và tội phạm
- Khái niệm về mối quan hệ giữa tội phạm và kiểm soát xã hội.
- Phân loại và nội dung các phương thức kiểm soát xã hội đổi với tội phạm
II Nhiệm vụ của nhóm:
- Nhóm trưởng phân nhiêm vụ tìm thông tin và tài liệu liên quan tới vấn đềcần tìm hiểu Trường: khái niệm tội phạm, Toàn: Các loại tội phạm,
Trang 5Thống: đặc điểm của tội phạm, Nhất: Khái niệm kiểm soát xã hội, Khoa:các hình thức kiểm soát xã hội Các bạn post tài liệu lên nhóm trước ngày18/05/2016 để mọi người đọc qua để thứ 6 (20/05/2016) họp nhóm vàthống nhất nội dung của tiểu luận.
- Tổng hợp tài liệu của từng bạn tìm được
- Chọn tài liệu phù hợp với đề tải tiểu luận (ngắn gọn, dễ hiểu, )
- Thông qua tài liệu tiềm phần liên hệ thực tế và các góp ý của cô ở phầnthuyết trình giữa kì (các ví dụ cụ thể cho phần diễn đạt thêm hấp dẫn,thuyết phục người nghe, )
- Cuối cùng tổng hợp lại bài tiểu luận cho phù hợp, đạt yêu cầu
III Quá trình làm việc của nhóm:
- Trường: Chúng ta bắt đầu buổi thảo luận, đầu tiên chúng ta thảo luận vấn
đề thứ nhất là “Khái quát về tội phạm”, chúng ta bắt đầu tìm thông tin, tàiliệu, nhớ là ghi lại nguồn đề lấy tài liệu nếu bị mất và dùng làm nguồn saunày, nếu không chúng ta là người đạo văn
- Toàn: Tìm được nhiều nguồn tài liệu, nhưng giờ biết nguồn nào là tin cậybây giờ!
- Khoa: Ông có thể đọc sơ qua các nguồn, thấy nguồn nào mà uy tín, có nộidung chuẩn là được, lấy tài liệu nào mà thấy đầy đủ, ngắn gọn nhất
- Trường: Mấy ông nói chậm chậm cho Toàn còn ghi biên bản họp nhómchớ nói nhanh vậy sao toàn ghi được!!
- Thống: phần khái quát về tội phạm ông tui với Toàn lo cho nha
Trang 6- Khoa: Ok! Nhưng mà phần các hình thức kiểm soát xã hội ông chú ý vàocác ví dụ về các hình thức kiểm soát xã hội và nhà nước ta đang dùng cả 5hình thức kiểm soát xã hội như trên, phần cô bổ sung hôm trước phầntruyết trình đó mọi người!
- Trường: Vậy phần này Nhất đảm nhiệm kĩ được không, để tui phụ ôngphần các ví dụ cho, hôm trước thuyết trình mình cũng có thảo luận sơ quaphần này rồi
- Nhất: Ok Ông chú ý phân tích kĩ chút nha Trường
- Trường: Ok Xong một phần nữa, đến phần thứ ba mọi người có ý tưởng
gì hay không? Phần này quan trọng của đề tài nhóm mình
- Thống: Phần mối quan hệ hôm trước thuyết trình cô duyệt qua chắc được
đó, nhưng mình cần làm rõ phần “Các hình thức kiểm soát xã hội đối vớitội phạm”
- Toàn: Nhưng mà làm rõ như thế nào?
- Trường: Hay là mình phân tích mấy ví dụ thực tế về hình thức kiểm soátđối với các đối tượng phạm tội có thật?
- Toàn: Tui thấy mình làm vậy không ổn lắm
- Nhất: Sao vậy Toàn? Ông có ý tưởng khác hả?
- Toàn: Nếu làm vậy thì mỗi phần sẽ dài và lang man lắm, mình nên phântích hình thức các phần, rồi mình lấy ví dụ thực tế nào đó để nói lên hìnhthức kiểm soát như thế nào đối với đối trượng đó
- Khoa: Tui có tìm thấy có mấy dòng học tốt thực hiện tốt các quy định củanhà nước ta trên “congannghean”, tui nghĩ nó nằm trược trong phần tựkiểm soát và mình có thể mở rộng phân tích thêm sự liên quan một chútđến các hình thức kiểm soát khác?
- Trường: Tui thấy được, làm vậy cho rõ ràng cũng được, mấy ông thấy ýkiến Khoa thế nào?
- Thống: Tui thì sao cũng được!
- Nhất: Thì mình cứ làm thử, nếu thấy không ổn thì mình sẽ thay đổi lại mà
Trang 7- Toàn: tui thấy ổn đó, vậy mình thống nhất được chưa?
- Trường: Vậy là nội dung và tài liệu chúng ta đã thống nhất xong, phần kếtluận để về tui làm cho, và tui tông hợp lại bữa sau tui sẽ đăng trong nhómfacebook để mọi người xem và góp ý để chỉnh sửa và hoàn thiện Cảm ơnToàn sáng giờ đã ghi chép lại các phần chính của buổi họp nhóm nhé!
- Toàn: Ok, buổi họp thành công rồi đó, mọi người đí ăn cơm đi, cũng trưarồi! Hôm nào làm tiểu luận xong mình sẽ mở party nhẹ!
- Trường, Khoa, Thống, Nhất: Like!!
IV Nhận xét về buổi họp nhóm:
+Thuận lợi:
- Thành viên trong nhóm là những bạn cùng chung một lớp đã biết nhau từtrước nên dễ dàng trao đổi, đóng góp ý kiến…
- Không khí của buổi họp nhóm vui vẻ mặc dù thời tiếc có nóng
- Thông qua chỉ dẫn giáo viên nên tập trung khai thác trọng tâm bài tiểuluận
- Thành viên nhóm nhiệt nhiệt tình tìm hiểu thông tin trong sách và internettrước phục vụ tốt cho bài tiểu luận
Trang 8MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU………1
NỘI DUNG……….3
Chương 1: Khái quát về tội phạm………3
1.1 Khái niệm tội phạm……… 3
1.1.1 Khái niệm tội phạm……… 3
1.1.2 Các loại tội phạm……… 3
1.2 Các đặc điểm của tội phạm……… 5
Chương 2: Kiểm soát xã hội……… 6
2.1 Khái niệm kiểm soát xã hội……… 6
2.2 Các hình thức kiểm soát xã hội……….6
Chương 3: Mối quan hệ giữa kiểm soát xã hội và tội phạm……… …11
3.1 Khái niệm về mối quan hệ giữa tội phạm và kiểm soát xã hội 11
3.2 Phân loại và nội dung các phương thức kiểm soát xã hội đổi
với tội phạm……… 13
KẾT LUẬN………16
TÀI LIỆU THAM KHẢO……….17
Trang 9Do đó, chỉ trên cơ sở sự nỗ lực từ việc hoạch định chính sách, việc kiểmsoát trong cơ quan, tổ chức, xã hội và trong gia đình, đến việc thực hiện tốt cácchương trình điều trị phục hồi, quản lý, khắc phục những khiếm khuyết của cộngđồng, thực hiện nghiêm chỉnh mối quan hệ gia đình và tội phạm và với các thiếtchế xã hội, hoàn thiện hệ thống pháp luật, để bảo đảm sự kiểm soát tội phạmtrong xã hội Nói một cách khác, đặt ra vấn đề kiểm soát xã hội đối với tội phạmchính là “một yếu tố quan trọng nhất trên con đường hoàn thiện các quan hệ xãhội, bởi vì tội phạm - đó là một dạng trầm trọng nhất của hành vi chống đối xãhội, nó vi phạm không chỉ những chuẩn mực pháp luật, mà còn vi phạm cácchuẩn mực đạo đức ”1.
1 Nguyễn Xuân Yêm, Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001, tr.212.
1
Trang 102 Mục tiêu nghiên cứu
Ở bài làm này, mục tiêu của nhóm nhằm tìm hiểu về tội phạm, các loại tộiphạm, khái quát về kiểm soát xã hội, các hình thức kiểm soát xã hội, liên hệ đếncác hình thức kiểm soát xã hội mà nhà nước Việt Nam ta đang áp dụng hiện nay
Từ đó làm rõ các mối quan hệ giữa kiểm soát xã hội và tội phạm, các hình thứckiểm soát đối với tội phạm hiện nay ở nước ta
2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu sẵn có trên internet, trên báo chí,…
Phương pháp thảo luận nhóm tập trung Nhằm tập hợp những ý kiến hay
để giải quyết vấn đề đặt ra
2
Trang 11NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về tội phạm
1.1 Khái niệm tội phạm
1.1.1 Khái niệm tội phạm
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luậthình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâmphạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự,
an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sứckhỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác củacông dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
Khái niệm tội phạm xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và Phápluật, cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng Để bảo vệ quyềnlợi của giai cấp thống tri, Nhà nước đã quy định hành vi nào là tội phạm và ápdụng trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt đối với người nào thực hiện các hành
vi đó Do đó, tội phạm lại mang bản chất là một hiện tượng pháp lý
1.1.2 Các loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạmtội được quy định trong Bộ luật hình sự 2015, tội phạm được phân thành bốnloại sau đây:
Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự
2015 quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt
tù đến 03 năm
3
Trang 12Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho
xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự 2015 quyđịnh đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm tù
Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự 2015quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luậthình sự 2015 quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm đến 20 năm tù, tù chungthân hoặc tử hình
Ngoài những loại tội phạm đã nêu ở trên, còn có một số cách phân loạikhác dựa trên hình thức và tình tiết phạm tội:
Căn cứ vào hình thức lỗi của tội phạm, tội phạm được chia thành hai loại:+ Tội phạm được thực hiện do cố ý
+ Tội phạm được thực hiện do vô ý
Căn cứ vào tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tội phạmđược chia thành:
+ Tội phạm không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
+ Tội phạm có tình tiết tăng nặng
+ Tội phạm có tình tiết giảm nhẹ
Căn cứ vào loại cấu thành tội phạm, tội phạm được chia thành:
+ Tội phạm có cấu thành vật chất
4
Trang 13+Tội phạm có cấu thành hình thức.
1.2 Các đặc điểm của tội phạm
1.2.1 Tính nguy hiểm cho xã hội:
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm thể hiện ở việc gây thiệt hại, đedọa gây thiệt hại cho xã hội.Nó là dấu hiệu nội dung của tội phạm - là thuộc tính
cơ bản của tội phạm và mang tính khách quan Đánh giá tính nguy hiểm cho xãhội của tội phạm phải dựa trên nhiêu căn cứ phản ánh những dấu hiệu kháchquan, chủ quan của tội phạm
1.2.2 Tính trái pháp luật hình sự
Tính trái pháp luật hình sự của tội phạm thể hiện ở chỗ tội phạm là hành
vi vi phạm pháp luật hình sự Nó là dấu hiệu hình thức của tội phạm, thể hiệnmối quan hệ giữa tính trái pháp luật hình sự và tính nguy hiểm cho xã hội làquan hệ giữa hình thức với nội dung
1.2.3 Tính có lỗi
Lỗi là một trong những đặc điểm của tội phạm xuất phát từ việc luật hình
sự Việt Nam không thừa nhận nguyên tắc “quy tội khách quan” Việc gây thiệthại cho xã hội nhưng không có lỗi thì không phải là tội phạm Áp dụng hìnhphạt chỉ có ý nghĩa và công bằng khi người phạm tội là người có lỗi trong việcthực hiện tội phạm
1.2.4 Tính phải chịu hình phạt
Tính phải chịu hình phạt thể hiện ở chỗ tội phạm luôn bị đe dọa sẽ bị ápdụng hình phạt Đồng thời hình phạt luôn gắn liên với tội phạm Chỉ có tội phạmmới phải chịu hình phạt
5
Trang 14Chương 2: Kiểm soát xã hội
2.1 Khái niệm kiểm soát xã hội
Kiểm soát xã hội là quá trình mang lại sự đảm bảo cho mỗi cá nhân đượcquyền thực hiện các quy tắc xã hội, duy trì sự tuân thủ các quy tắc đó, phát hiện
và ngăn chặn, điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn và các nguyên nhân dẫn đếnhành vi đó Hay nói cách khác kiểm soát xã hội là những phương thức mà một
xã hội ngăn ngừa sự lệch lạc và trừng phạt những người lệch lạc thường đượcgọi là sự kiểm soát xã hội Kiểm soát xã hội được xem như những phương cách
mà xã hội thiết lặp và cũng cố những chuẩn mực xã hội Theo Janovitz kiểmsoát xã hội là khả năng của một nhóm xã hội, hay của cả xã hội trong việc điềutiết chính mình
Trong bất kỳ xã hội nào, để tôn trọng và bảo vệ các lợi ích chung của Nhànước, của cộng đồng, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đòihỏi mỗi cá nhân công dân phải tôn trọng trật tự xã hội Các cơ chế bảo đảm chotrật tự xã hội chính là những thiết chế xã hội Những thiết chế xã hội như: Giađình, tôn giáo, chính trị, kinh tế, giáo dục thông qua chức năng kiểm soát củamình các cá nhân phải tuân thủ theo chuẩn mực giá trị xã hội, các quy định hạnchế đối với hành vi Đến lượt mình, thông qua chức năng kiểm soát xã hội,những thiết chế xã hội bảo đảm sự ổn định trong hiện tại, dự đoán trong tươnglai và định hướng các hành vi cá nhân, bảo đảm quyền lợi cho mỗi người trongkhi tuân thủ trật tự và các thiết chế xã hội, cũng như ngược lại, nếu như bất kỳ ai
vi phạm nó sẽ làm giảm bớt sự ổn định và trật tự xã hội, đồng thời sẽ bị kiểmsoát và ràng buộc tuân thủ bởi các thiết chế xã hội tương ứng
2.2 Các hình thức kiểm soát xã hội
6
Trang 15Vào đầu thế kỷ 20, sử dụng tiêu chí là loại phương tiện kiểm soát, TS.Edward Cary Hayes – Giảng viên Đại học Illinois, đã chia các chia các phươngthức kiểm soát xã vào hai loại.
Kiểm soát bằng chế tài: Phương thức kiểm soát sử dụng một hệ thống các
biện pháp thưởng phạt Phần thưởng được trao cho người tuân thủ quy định vàhình phạt áp dụng đối với người vi phạm Thí dụ những người nào vi phạm phápluật như trộm, cắp tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu mức độnặng hoặc bị phạt hành chính và cảnh cáo trước mọi người, những người nào làtấm gương tốt, tuẫn thủ quy định thì sẽ được tuyên dương, thưởng cho tấmgương tốt chẳng hạn
Kiểm soát bằng giáo dục và xã hội hóa: Chủ yếu thực hiện bằng cách
khuyên nhủ, khuyến khích, nêu gương tốt Ở trong nhà trường thì chúng ta đượcgiáo dục ý thức, được khuyên nhủ làm các việc tốt, không vi phạm pháp luật,các thầy cô, cha mẹ luôn khuyên bảo chúng ta nên làm các việc tốt, những tấmgương tốt trong việc chấp hành tốt pháp luật, chủ trương sẽ được xã hội côngnhận, tuyên dương Trong các phương thức này, theo TS Hayes giáo dục làphương pháp quan trọng và hiệu quả nhất
Sử dụng tiêu chí là mức độ gần gũi trong quan hệ của chủ thể với đốitượng kiểm soát, nhà xã hội học gốc Đức là Karl Mannheim lại phân chiaphương thức kiểm soát xã hội thành hai kiểu như sau:
Kiểm soát trực tiếp: Phương thức kiểm soát thực thi đối với cá nhân bởi
phản ứng của những người gần gũi với họ trong cuộc sống Cá nhân thực sựchịu ảnh hưởng sâu sắc bởi quan điểm, ý kiến của những người xung quanh như:cha mẹ, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp Ứng xử của anh ta phần lớn bị đoạthoặc điều khiển bởi sự chỉ trích, gièm pha, tán tụng, khuyến khích, khuyên bào,
… của những người đó
7
Trang 16Kiểm soát gián tiếp: Loại hình kiểm soát được thực hiện với cá nhân bởi
các yếu tố tách biệt khỏi mình Các phương tiện chủ yếu của hình thức này là:truyền thống, thể chế, tập quán, tín ngưỡng, sự thay đổi về địa vị, cơ cấu xã hội,
… Sở dĩ tác giả đánh giá phương thức này là gián tiếp vì những phương tiệnkiểm soát ở đây tác động đến toàn bộ xã hội chứ không riêng đến bất kì cá nhânnào, tác động của chúng tinh vi và chính người bị tác động cũng không thể nhậnthấy trực tiếp
Ở nước ta, Nhà nước Việt Nam sử dụng cả bốn hình thức kiểm soát xã hộinên ở trên để kiểm soát xã hội, tuy bốn phương thức trên có phần nào đó chưahoàn thiện để kiểm soát xã hội và tội phạm trong xã hội được tốt nhất nhưngphần nào đó giúp Nhà nước kiểm soát được xã hội, mang lại cuộc sống yên bìnhcho xã hội, và đó cũng là một phần mà xã hội học mang lại cho xã hội
Sử dụng những tiêu chú khác, giáo sư xã hội học, sử học, ngôn ngữ họcLuther Lee Bernard đưa ra hai cách phân loại về phương thức kiểm soát xã hộikhác nhau Trên cơ sở sự nhận thức của đối tượng kiểm soát, ông chia ra haiphương thức:
Kiểm soát có ý thức: Kiểu kiểm soát mà đối tượng bị kiểm soát một cách
rõ ràng Những phương tiện kiểm soát của nó thường được phát triển và áp dụngbởi các lực lượng lãnh đọa xã hội, ví dụ như: luật lệ, quy chế tổ chức, giáo quy,tín điều tôn giáo
Kiểu soát vô thức: Phương thức trong đó đối tượng kiểm soát tuân thủ sự
kiểm soát một cách vô thức mà hầu như không chú ý hay nhận ra sự tồn tại của
nó, ví dụ người ta thường hành động theo phong tục, tấp quán hay truyền thốngnhư là thói quen tự nhiên
Như vậy theo tác giả Luther Lee Bernard thì kiểm soát có ý thức hiệu quảhơn vô thức mặc dù ảnh hưởng của kiểm soát vô thức cũng khá rõ rệt Trên cơ
8