Quản lý là một hoạt động khách quan nảy sinh khi cần có nỗ lực tập thể để thực hiện nhiệm vụ chung nhằm hoàn thành mục tiêu chung. Quản lý diễn ra ở mọi tổ chức từ phạm vi nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp. Xã hội càng phát triển dựa trên trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của phân công và hiệp tác lao động. Trình độ xã hội hoá càng cao, yêu cầu quản lý càng cao và vai trò của nó càng tăng lên. Những tư tưởng về quản lý đã xuất hiện từ thời xa xưa, nhưng cho đến thế kỷ 1819, dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện các công xưởng, máy móc ngày càng nhiều và phức tạp, quy mô sản xuất ngày càng lớn, lực lượng lao động ngày càng đông đòi hỏi các chủ xí nghiệp phải tìm cách tổ chức và quản lý xí nghiệp của mình và từ đó xuất hiện các trường phái quản lý. Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản lý. Có quan niệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị. Có quan niệm khác lại cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Mỗi quan điểm lại có cách giải thích về quản lý ở những giác độ khác nhau, trên cơ sở triết học và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Chính vì vậy mà có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý, không có khái niệm nào được chấp nhận phổ biến. Tuy nhiên có thể hiểu: quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định trước.
Trang 1Mục lục Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
2 Lịch sử vấn đề
3 Mục đích nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Giả thuyết nghiên cứu
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
7 Phương pháp nghiên cứu
8 Đóng góp của đề tài
9 Bố cục của đề tài
Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu Chương 3: Giải pháp cho vấn đề nghiên cứu Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 21 Lý do chọn đề tài
Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhànước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động con người để duy trì và pháttriển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng
và nhiệm vụ của nhà nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Quản lýnhà nước là một lĩnh vực công tác hết sức quan trọng, có tác động to lớn tới ổn định
và sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia nói chung và của một địa phươngnói riêng
Trong những năm qua, bằng những nỗ lực cải cách mạnh mẽ, công tác quản
lý nhà nước đã góp phần đưa đất nước vượt qua khó khăn, khủng hoảng, giữ vững
ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập vào sự phát triển của thế giới
và khu vực Công tác quản lý nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, từng bướcđổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạtđược, hoạt động quản lý nhà nước của các cấp chính quyền vẫn còn nhiều bất cập,chưa đáp ứng được những yêu cầu quản lý mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưacao, công tác quản lý ở các cấp chính quyền còn bị buông lỏng ở một số khâu màchủ yếu là ở cấp chính quyền cơ sở
Quản lý nhà nước ở xã, phường, thị trấn là cấp quản lý nhà nước gần dânnhất, những công vụ được thực hiện mang tính chất sự vụ hàng ngày và yêu cầuphải được giải quyết ngay, có nhiều khó khăn, phức tạp khi thực hiện Vì vậy, đây
là cấp chính quyền rất cần được quan tâm, kiện toàn, đổi mới để ngày càng đáp ứngđược yêu cầu đòi hỏi của người dân nhưng lại chưa được quan tâm xứng đáng
Nhóm tác giả là sinh viên thuộc các lớp đại học quản lý nhà nước và caođẳng hành chính học thuộc Khoa Hành chính học trường Đại học Nội Vụ Hà Nội,được trang bị những kiến thức cơ sở lý luận về quản lý nhà nước nhưng chưa cóđiều kiện áp dụng vào thực tiễn Nhóm tác giả mong muốn có cơ hội được tìm hiểuthực tiễn và áp dụng các kiến thức chuyên ngành vào thực tế quản lý nhà nước,nhằm tìm hiểu sâu hơn về công tác quản lý nhà nước và tích lũy kinh nghiệm thực
tế Do điều kiện hạn chế về thời gian và khả năng nghiên cứu, nhóm tác giả chỉ cóthể thực hiện nghiên cứu về quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa và một số vấn
đề xã hội như: y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội trên địa bàn một phường
Vì vậy, nhóm tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu khoa học: “Thực tiễn quản
lý nhà nước về văn hóa, xã hội của UBND phường Xuân La, quân Tây Hồ, TP
Trang 3Hà Nội” với mong muốn được tiếp cận với thực tiễn công tác quản lý nhà nước về
văn hóa, xã hội ở địa bàn phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Từ đóđưa ra những đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội trên địabàn phường và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản
lý nhà nước về văn hóa, xã hội tại địa bàn phường
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thực tế đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan tớilĩnh vực quản lý nhà nước, quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội trên một số địa bànđịa phương như:
- “Một số vấn đề quản lý nhà nước”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm1996;
- “Giải pháp cơ bản để thiết lập trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước ở
Đô Thị”, Nxb Tư Pháp do PGS.TS Phạm Kim Giao chủ biên năm 2006;
- “Dịch vụ công đổi mới quản lý và tổ chức cung ứng ở Việt Nam hiện nay”,Nxb Chính trị Quốc Gia - năm 2007 do TS Chu Văn Thành, cán bộ thuộc ViệnNghiên cứu khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ chủ biên;
- Luận văn Thạc sĩ: “Cơ cấu tổ chức và hoạt động quản lý của UBND phườngDịch Vọng Hậu Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhànước” của Hoàng Anh Minh, Học viện Hành chính Quốc gia;
- Luận văn Thạc sĩ: “Thực trạng hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyềnPhường trong giai đoạn hiện nay (khảo sát tại quận Ba Đình, TP Hà Nội)” của TriệuThu Thủy, Học viện Hành Chính Quốc gia;
- Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước củachính quyền cấp Xã ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” của Nguyễn Xuân Tiến,Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội;
- Luận văn tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lýnhà nước đối với cán bộ, công chức Phường, quận 12, TP Hồ Chí Minh” củaNguyễn An Thi, Học viện Hành chính Quốc gia…
Những công trình nghiên cứu nêu trên đã góp phần đưa ra được cái nhìn khá
đa chiều về công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội, đã cónhững đóng góp mới về lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước và bàn tới các giảipháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước nói chung và trên một
Trang 4trạng quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội trên địa bàn phường Xuân La, quận Tây
Hồ, thành phố Hà Nội
Nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa,
xã hội của UBND phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội” nhằm tìm hiểu thựctiễn công tác quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội trên địa bàn phường Xuân La để
có sự so sánh, đánh giá với những nội dung lý luận được học Từ đó chỉ ra nhữngđiểm thuận lợi, khó khăn, hạn chế và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng caohiệu quả công tác quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội của UBND phường Xuân La,quận Tây Hồ, TP Hà Nội trong thời gian tới
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội của UBNDphường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
- Tìm ra những thuận lợi, khó khăn, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước
về văn hóa, xã hội tại địa bàn phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhànước về văn hóa, xã hội của UBND phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố HàNội trong thời gian tới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực tiễn quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội củaUBND phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về không gian: Địa bàn phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội
+ Phạm vi về thời gian: Trong năm 2015
+ Phạm vi về nội dung: Quản lý nhà nước về văn hóa và một số vấn đề xã hộitrên địa bàn phường Xuân La như: y tế, giáo dục và bảo trợ xã hội
5 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đánh giá đúng thực tiễn quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội trên địa bànphường Xuân La, tìm ra được những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và áp dụng cácgiải pháp đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước vềvăn hóa, xã hội của UBND phường Xuân La, quận Tây Hồ, TP Hà Nội trong thờigian tới
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nêu bật được thực trạng công tác quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội củaUBND phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Trang 5- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội củaUBND phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhànước về văn hóa, xã hội của UBND phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố HàNội trong thời gian tới
7 Phương pháp nghiên cứu
- Hệ thống hóa một phần nhỏ các lý luận cơ bản của việc quản lý nhà nước
về văn hóa, xã hội góp phần nhỏ vào hệ thống cơ sở thông tin để độc giả tham khảo
- Đánh giá thực tiễn quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội trên địa bàn phườngXuân La, đề xuất một số giải pháp để cán bộ, công chức phường Xuân La thamkhảo Từ đó góp phần nâng cao nhận thức, chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lýnhà nước về văn hóa, xã hội trên địa bàn phường Xuân La
- Kết quả nghiên cứu còn có thể làm tài liệu tham khảo cho các sinh viênthuộc Khoa Hành chính học, Trường Đại học Nội Vụ Hà Nội và cán bộ, công chức
xã, phường, thị trấn và những độc giả quan tâm
9 Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận Quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội ở Phường Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội tại UBND
phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước về văn hóa, xã hội tại UBND phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố
Hà Nội
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
VĂN HÓA, XÃ HỘI Ở PHƯỜNG
Trang 6Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản lý Có quanniệm cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị Có quan niệm khác lại cho rằng quản
lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy Mỗi quan điểm lại có cách giải thích về quản lý
ở những giác độ khác nhau, trên cơ sở triết học và điều kiện kinh tế - xã hội khácnhau Chính vì vậy mà có nhiều khái niệm khác nhau về quản lý, không có khái
niệm nào được chấp nhận phổ biến Tuy nhiên có thể hiểu: quản lý là sự tác động
có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu định trước.
Quá trình quản lý bao gồm các yếu tố sau:
- Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý – luôn là con người(cá nhân hoặc tổ chức) Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng cáccông cụ với những phương pháp thích hợp theo những nguyên tắc nhất định
- Đối tượng quản lý: là đối tượng tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thểquản lý - đó là con người (cá nhân, tổ chức); giới vô sinh; giới sinh vật
- Mục tiêu quản lý: là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm định trướcđược chủ thể quản lý đặt ra Mục tiêu được thể hiện ở các kết quả, các giá trị Mụctiêu là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra các tác động quản lý cũng như lựa chọn cácphương pháp quản lý thích hợp
Trang 7- Môi trường quản lý Môi trường của quản lý bao gồm môi trường tự nhiên(như vị trí địa lý, điều kiện khí hậu ); môi trường chính trị; môi trường pháp lý;môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội Môi trường ảnh hưởng đến việc thiết lập mụctiêu quản lý và tiến trình quản lý.
1.1.2 Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước, đó là quản lýtoàn xã hội Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào tính chính trị,lịch sử và đặc điểm văn hóa, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
Trong hệ thống xã hội, có nhiều chủ thể tham gia quản lý xã hội như tổ chứcchính trị, nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, các đoàn thể nhândân, So với quản lý của các tổ chức khác, thì quản lý nhà nước có đặc điểm sau:
Thứ nhất, chủ thể quản lý là các cơ quan, cá nhân trong bộ máy nhà nướcđược trao quyền
Thứ hai, đối tượng quản lý nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống
và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, công dân làm việc bên ngoài lãnh thổquốc gia
Thứ ba, quản lý nhà nước là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đờisống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng,
Thứ tư, Quản lý nhà nước mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụpháp luật nhà nước, chính sách để quản lý xã hội
Thứ năm, mục tiêu quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định
và phát triển của toàn xã hội
Như vậy, có thể đưa ra khái niệm chung nhất về Quản lý nhà nước: là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm
Trang 8Theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộmáy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tổ chức và điều hành của các cơ quan thựcthi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của
hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạtđộng của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm
vụ quản lý nhà nước Quản lý nhà nước theo nghĩa hẹp này có thể được coi là đồngnghĩa với khái niệm quản lý hành chính nhà nước Đó là hoạt động thực thi quyềnhành pháp của nhà nước, là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật đốivới các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triểncác mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật, nhằm thực hiện những chức năng vànhiệm vụ của nhà nước
Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng thuật ngữ quản
lý nhà nước theo nghĩa hẹp
1.2 UNBD phường, tổ chức bộ máy và nhân sự hành chính của UBND phường
1.2.1 Phường, UBND phường
1.2.1.1 Phường:
Thuật ngữ "phường" đã xuất hiện từ năm 1010 khi Lý Công Uẩn dời đô từHoa Lư ra Đại La lấy tên là Thăng Long, cả kinh thành gồm 61 phường Dưới thờinhà Nguyễn, năm 1831 vua Minh Mạng tiến hành cải cách hành chính và đã chiacác phường của kinh thành Thăng Long Từ khi chính phủ lâm thời nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà ra đời cho đến tận năm 1981, trong cơ chế hành chínhcủa nước ta không có khái niệm phường mà chỉ tồn tại khu phố, khối và tiểu khu.Tới năm 1981 tiểu khu được đổi thành phường và duy trì cho đến nay
Trang 9Theo từ điển tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học - Uỷ ban khoa học xã hộiViệt Nam, NXB Khoa học xã hội, năm 1998, phường định nghĩa như sau:
Phường là khối dân cư gồm những người cùng một nghề và là đơn vị hànhchính thống nhất ở kinh đô Thăng Long và những thị trấn thời phong kiến (Ba mươisáu phố phường của Thăng Long) Định nghĩa nêu trên đã chỉ ra những đặc điểm cơbản của phường Đó là tổ chức của một cộng đồng người được giới hạn bởi nhữngcông việc nhất định, cùng sinh sống và và tồn tại trong địa giới tự nhiên hoặc donhà nước quy định, ở đó có những quy ước, quy định và thiết chế riêng được mọingười trong phường thống nhất và cùng nhau thực hiện
Hiến pháp 2013 quy định việc phân chia các đơn vị hành chính củanước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:
Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộctrung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;
Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thànhphường và xã; quận chia thành phường
Phường là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị, tổ chức theo khu vựcdân cư, dưới cấp quận
1.2.1.2 UNBD phường:
UBND phường là cấp chính quyền cơ sở trong tổ chức hành chính nhà nướcbốn cấp của Nhà nước ta Chức năng, nhiệm vụ của phường gắn trực tiếp với việcthực hiện mục tiêu xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân; là nơi chínhquyền trực tiếp tiếp xúc và giải quyết các mối quan hệ phát sinh ban đầu của Nhànước với dân Để thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ đó, chính quyềnphường phải thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vựckinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội ởđịa phương theo chức năng, nhiệm vụ thuộc thẩm quyền do pháp luật qui định; đảmbảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vàocuộc sống
Trang 10Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp phường - Ban hànhtheo quyết định số 3940/ QĐ - UB ngày 25/8/1990 của UBND thành phố Hà Nội đãchỉ rõ: "Phường là đơn vị hành chính cơ sở ở nội thành, nội thị; là nơi trực tiếp thựchiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiệnquyền và nghĩa vụ công dân Chính quyền cấp phường có chức năng chủ yếu làquản lý hành chính nhà nước, quản lý xã hội và chăm lo phục vụ đời sống dân cư "
Theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân Dânnăm 2003 có quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền xã, phường, thị trấn(cấp xã) tại Mục 3, chương IV như sau:
Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhândân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thựchiện kế hoạch đó;
Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sáchđịa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnhngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địaphương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân,
cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nướccấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo
về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhucầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đườnggiao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định củapháp luật;
Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các côngtrình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện Việc quản
Trang 11lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sửdụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấnthực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phâncấp;
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư
nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xâydựng và xử lý vi phạm pháp luậttheo thẩm quyền do pháp luật quy định;
Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông vàcác công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giaothông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp vớitrường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổtúc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lýtrường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đìnhđược giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổchức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá
và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ,những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
Trang 12Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các giađình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổchức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phươngtheo quy định của pháp luật;
Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địaphương
Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành phápluật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyềnhạn sau đây:
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựnglàng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký,quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sửdụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựngphong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện phápphòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luậtkhác ở địa phương;
Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của ngườinước ngoài ở địa phương
Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhândân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sáchdân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địaphương theo quy định của pháp luật
Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện nhữngnhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật vàtranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
Trang 13Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theothẩm quyền;
Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành
án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hànhchính theo quy định của pháp luật
Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về việc bảođảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị,xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự
vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đôthị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn;
Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường theoquy định của pháp luật;
Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phân cấp;ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo quyđịnh của pháp luật;
Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phường; lập biênbản, đình chỉ những công trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo không có giấy phép, trái vớiquy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyếtđịnh
1.2.2 Tổ chức bộ máy và nhân sự hành chính của UBND phường
Dựa trên quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân2003; Nghị định số 114/NĐ – CP; Quyết định số 04/2004/QĐ BNV ngày16/01/2004 của Bộ Nội Vụ về tiêu chuẩn cán bộ cấp xã; Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/11/2012 của Bộ Nội Vụ về tiêu chuẩn công chức cấp xã; Nghị định
Trang 14số 121/2003/NĐ – CP của Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ, côngchức ở xã, phường, thị trấn Bộ máy của UBND phường được tổ chức như sau:
Số lượng cán bộ chuyên trách, công chức cấp xã đối với xã đồng bằng,phường và thị trấn:
Dưới 10.000 dân được bố trí không quá 19 cán bộ, công chức;
Từ 10.000 dân trở lên, cứ thêm 3.000 dân được bố trí thêm 01 cán bộ, côngchức, nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức
Bộ máy của UBND phường gồm:
Việc tuyển dụng công chức cấp xã phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trícông tác, tiêu chuẩn và số lượng của chức danh cần tuyển dụng Người được tuyểndụng làm công chức phải có phẩm chất đạo đức, đủ tiêu chuẩn và thông qua thituyển Việc tuyển dụng công chức ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảohoặc để đáp ứng yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vùng dân tộc thiểu sốthì có thể thực hiện thông qua xét tuyển Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện chỉđạo, tổ chức việc tuyển dụng công chức cấp xã theo Quy chế tuyển dụng công chứccủa Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh Người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự
đủ thời gian 06 tháng Khi hết thời gian tập sự, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xãcăn cứ vào tiêu chuẩn và kết quả công việc của người tập sự, nếu đủ tiêu chuẩn thì
đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định tuyển dụng; nếukhông đủ tiêu chuẩn tuyển dụng thì cho thôi việc
1.3 Quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội của UBND Phường
1.3.1 Cơ sở pháp lý
Trang 15Công tác quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội của UBND phường được thựchiện dựa trên các cơ sơ pháp lý sau đây:
+ Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV, ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội
Cán bộ chuyên trách công tác văn hóa – xã hội của phường có chức năng,nhiệm vụ như sau:
- Giúp UBND phường trong việc thông tin tuyên truyền, giáo dục đường lối,chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế - chính trị tại địaphương
- Giúp UBND phường trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ,thể dục - thể thao, các câu lạc bộ, lễ hội truyền thống, bảo vệ các di tích lịch sử vănhóa, danh lam thắng cảnh ởđịa phương, điểm vui chơi giải trí và xây dựng nếp sống
Trang 16văn minh, gia đình văn hóa, ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng phản động, đồi trụydưới hình thức văn hóa văn nghệ và các tệ nạn khác ở địa phương.
- Giúp UBND phường trong việc tổ chức vận động để xã hội hóa các nguồnlực nhằm xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, bảo
vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các điểm vui chơi giải trí ở địa phương
- Hướng dẫn, kiểm tra đối với tổ chức và công dân chấp hành pháp luật đanghoạt động văn hóa thông tin, thể dục, thể thao
- Lập chương trình, kế hoạch công tác văn hóa, văn nghệ thông tin tuyêntruyền, thể dục, thể thao, công tác lao động thương binh và xã hội trình UBNDphường, tổ chức các chương trình kế hoạch đã được duyệt
* Quyết định số 04/2004/QĐ – BNV ngày 16/01/2004 của Bộ Nội vụ quyđịnh tiêu chuẩn cơ bản đối với công chức văn hóa thông tin cấp xã, phường thị trấnnhư sau:
- Độ tuổi không quá 35 tuổi khi được tuyển dụng lần đầu
- Học vấn : Tốt nghiệp Trung học phổ thông khu vực đồng bằng và đô thị, tốtnghệp Trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi
- Được bồi dưỡng lý luận chính trị
- Đạt trung cấp về văn hóa nghệ thuật
- Được đào tạo, bồi dưỡng để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định về
tổ chức quản lý và hoạt động thông tin cơ sở
- Có lập trường, quan điểm chính trị rõ ràng, bám sát các chủ trương củaĐảng và Nhà nước về công tác văn hóa
- Có nhiệt tình với phong trào, có khả năng tổ chức các hoạtđộng văn hóathông tin ở địa bàn trong đó có phong trào văn nghệ quần chúng
- Hiểu biết và nắm vững hệ thống văn bản pháp quy của ngành văn hóa thôngtin, nắm vững những nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của địa phương để kịp thời
tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin Đồng thời cần am hiểu sâu truyền thốngvăn hóa, phong tục tập quán ởđịa phương
Trang 17- Tham mưu cho lãnh đạo UBND phường để kịp thời ra các quyết định phùhợp với việc quản lý, hướng dẫn tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương,đặc biệt là thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Người làm công tác văn hóa thông tin ở phường cần biết xây dựng và lập kếhoạch hoạt động văn hóa thông tin cơ sở gắn với các văn bản chỉ đạo của Đảng,Nhà nước cũng như các Bộ, ngành, đoàn thể có liên quan như y tế; giáo dục; laođộng, thương binh – xã hội, dân số kế hoạch hóa gia đình
1.3.3 Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội của UBND Phường
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ bannhân dân phường thực hiện những nội dung sau đây:
- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợpvới trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp
bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;
- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo,trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lýtrường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
- Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đìnhđược giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;
- Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổchức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá
và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt
sỹ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ cácgia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa;
tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phươngtheo quy định của pháp luật;
Trang 18- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địaphương.
1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.4.1 Những đặc điểm cơ bản về địa bàn phường Xuân La
Phường Xuân La có diện tích đất tự nhiên là 239,5ha; toàn phường chia thành
8 địa bàn dân cư, 49 tổ dân phố, dân số có trên 21.254 người, với 5463 hộ dân Tínhđến năm 2014, thực hiện đề án sáp nhập, kiện toàn các tổ dân số còn 40 tổ, dân số là23.949 người
Là một trong những phường có quá trình đô thị hóa nhanh, nhiều dự án đượctriển khai với quy mô lớn, trải khắp địa bàn Bộ mặt đô thị đã dần hình thành với cơ
sở hạ tầng được đầu tư, cơ cấu kinh tế nông nghiệp thu hẹp, hoạt động kinh tế dịch
vụ, hàng tiêu dùng, xây dựng, tài chính, vận tải ngày một phát triển Kinh tế ổn định
và ngày một phát triển đáng kể Hoạt động văn hóa, xã hội phát triển nhanh và dần
đi vào chiều sâu An ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo Hiệu lực và hiệu quảquản lý nhà nước của chính quyền được nâng lên Đời sống vật chất và tinh thầncủa nhân dân được cải thiện
Ngoài ra, dưới tác động của cơ chế thị trường, nhiều vấn đề xã hội như: laođộng, việc làm, tệ nạn xã hội, mâu thuẫn nội bộ nhân dân diễn biến rất phức tạp.Dân số tăng nhanh, trong khi cơ chế quản lý, phối hợp quản lý còn nhiều bất cập(nhất là khu tập thể, khu dân cư mới) cộng với việc thực hiện giải phóng mặt bằngảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của nhân dân Nếp sống đô thị đang dầnhình thành trong khi nếp sống làng xã vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm
Tất cả những đặc điểm nêu trên đều có những ảnh hưởng nhất định tới côngtác quản lý nhà nước trên địa bàn phường nói chung và công tác quản lý nhà nước
về văn hóa, xã hội trên địa bàn phường nói riêng
1.4.2 Tổ chức bộ máy và nhân sự của UBND phường Xuân La
Trang 19- Số lượng công chức (theo chức danh chuyên môn) : 08
- Số lượng lao động hợp đồng (quận) trong chỉ tiêu : 04
+ Số lượng cán bộ không chuyên trách : 11
+ Số hợp đồng lao động UBND phường ký : 07
+ 100% cán bộ lãnh đạo được đào tạo về quản lý Nhà nước
Tổ chức bộ máy và nhân sự của UBND phường Xuân La:
- Bí thư Đảng ủy : Trần Quang Đạo
- Chủ tịch Hội đồng Nhân dân: Nguyễn Thị Bích Liên
- Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân: Phương Văn Sơn
- Phó Bí thư – Chủ tịch UBND: Trần Bá Viêm
- Phó Chủ tịch UBND : Lê Tiến
- Phó Chủ tịch UBND: Nguyễn Văn Dũng
- Văn phòng UBND: Trần Thị Đoàn
- Trưởng Công an: Đỗ Doanh Chiến
Nhân sự thực hiện công tác quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội của UBND phường Xuân La
- Phó Chủ tịch phụ trách công tác : Nguyễn Văn Dũng
- Nhân sự thực hiện công tác văn hóa – thông tin : Nguyễn Ngọc Hương
- Nhân sự thực hiện công tác bảo trợ lao động, thương binh – xã hội : TrầnThị Hiếu
Trang 20CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ VĂN HÓA, XÃ HỘI CỦA UBND PHƯỜNG XUÂN LA,
QUẬN TÂY HỒ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội của UBND phường Xuân La
2.2.1 Quản lý nhà nước về văn hóa
Trong năm 2015, UBND phường Xuân La đã nhận được khá nhiều văn bảnchỉ đạo về việc thực hiện công tác văn hóa của cấp trên như:
- Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 09/01/2015 của UBND quận Tây Hồ về
kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao kỷ niệm 85 nămNgày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2015) và mừng xuânmới Ất Mùi 2015 trên địa bàn quận Tây Hồ
- Kế hoạch Số 14/KH-VH&TT ngày 21/01/2015 của Phòng Văn hóa – Thôngtin quận Tây Hồ về kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lí di tích, quản lí lễhội trên địa bàn quận Tây Hồ năm 2015
- Công văn số 01/LN – TDTT – LĐLĐ của Trung tâm Thể dục Thể thao –Liên đoàn Lao động quận Tây Hồ ngày 02/02/2015 về kế hoạch tổ chức thi đấu Thểdục - thể thao Chào mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản ViệtNam Mừng Xuân Ất Mùi năm 2015
- Kế hoạch số 49/KH-UBND ngày 14/02/2015 của UBND quận Tây hồ về kếhoạch tổ chức lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2015
- Kế hoạch số 03-KH/BCĐ ngày 30/3/2015 của UBND quận Tây Hồ về kếhoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quận Tây
Hồ (27/12/1995-27/12/2015)
- Kế hoạch số 74/KH-UBND ngày 31/3/2015 của UBND quận Tây Hồ về kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miềnNam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015), 129 năm ngày Quốc tế lao động
Trang 21(01/5/1886-01/5/2015) và 125 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/2015)
(19/5/1890 Kế hoạch số 49/KH – VH&TT ngày 02/4/2015 của Phòng Văn Hóa –Thông tin quận Tây Hồ về hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm
40 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/2015), 129 năm ngày Quốc tế lao động (01/5/1886-01/5/2015) và 125 nămngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2015) trên địa bàn quận Tây Hồ
(30/4/1975 Kế hoạch số 104/KH(30/4/1975 UBND của UBND quận Tây Hồ về kế hoạch tổ chứchoạt động kỷ niệm 14 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2011-28/6/2015) trên địabàn quận Tây Hồ
- Thông báo số 09/TB-TTVH ngày 18/6/2015 của Phòng Văn hóa – Thôngtin quận Tây Hồ thông báo lịch tổ chức tổng duyệt, ghép nhạc và thi Chung khảo
“Tuyên truyền giới thiệu sách” quận Tây Hồ năm 2015
- Điều lệ số 02/ĐL-TDTT ngày 23/6/2015 điều lệ thi đấu môn Thể dụcAerobic nhi đồng hè quận Tây Hồ năm 2015
- Thể lệ số 39/TL-TTVH ngày 30/6/2015 Thể lệ “Liên hoan ca khúc măngnon – Múa hát tập thể thiếu nhi hè 2015”
- Báo cáo số 175/BC-UBND ngày 21/7/2015 của UBND quận Tây hồ về báocáo kết quả thực hiện không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợpvới thuần phong mĩ tục Việt Nam trên địa bàn quận Tây Hồ
- Kế hoạch số 147/KH-UBND ngày 30/7/2015 của UBND quận Tây Hồ về
kế hoạch Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám(02/8/1945-02/8/2015)
- Kế hoạch số 130/KH-VH&TT ngày 03/8/2015 của Phòng Văn hóa – Thôngtin quận Tây Hồ về kế hoạch Hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷniệm 70 năm Cách mạng tháng Tám (18/8/1945-19/8/2015) và Quốc khánh nướcCHXHCN Việt Nam (02/9/1945-02/9/2015) trên địa bàn quận Tây Hồ
Trang 22- Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 10/9/2015 của UBND quận Tây Hồ về
kế hoạch phát động thi đua, chào mừng, kỷ niệm 20 năm thành lập quận Tây Hồ(27/12/1995-27/12/2015)
- Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 02/10/2015 của UBND quận Tây Hồ về
kế hoạch tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 61 năm Ngày giải phóng Thủ
đô (10/10/1954-10/10/2015)
- Kế hoạch số 179/KH-UBND ngày 12/10/2015 của UBND quận Tây Hồ về
kế hoạch tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa nghệ thuật, thể dục thểthao phực vụ Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ TP Hà Nội
- Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 24/11/2015 của UBND quận Tây hồ về
kế hoạch tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền văn hóa, văn nghệ, thể dục,thể thao chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quận Tây Hồ (27/12/1995-27/12/2015) và mừng năm mới 2016 (Tết Dương lịch)
- Kế hoạch số 216/KH-UBND(BCĐ) ngày 23/12/2015 của UBND quận Tây
Hồ về kế hoạch triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đờisống văn hóa”, nếp sống văn minh đô thị và quản lý nhà nước về gia đình trên địabàn quận Tây Hồ năm 2015
- Kế hoạch số 240/KH-VHTT ngày 31/12/2015 của Phòng Văn hóa – Thôngtin quận Tây Hồ về kế hoạch hướng dẫn tổ chức các hoạt động thông tin tuyêntruyền cổ động phục vụ Đại hội lần thứ XII của Đảng trên địa bàn quận Tây Hồ
Sau khi nhận được các văn bản chỉ đạo từ cấp trên, cán bộ văn hóa thông tin
sẽ đề xuất kế hoạch triển khai văn bản trình Phó chủ tịch UBND phường Xuân Laphụ trách công tác văn hóa – xã hội Các kế hoạch sau khi được Phó chủ tịchUBND phường thông qua và ký sẽ được triển khai đến tổ trưởng từng khu dân cư
Tổ trưởng khu dân cư sẽ thực hiện triển khai cụ thể các kế hoạch nhận được, sau đóbáo cáo kết quả đã thực hiện được cho cán bộ phụ trách công tác văn hóa thông tincủa UBND phường để tổng hợp và báo cáo Phó chủ tịch UBND phường Thời giantriển khai, cụ thể hóa văn bản của cấp trên diễn ra nhanh chóng để đảm bảo các hoạtđộng được triển khai kịp thời
Trang 23Nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục - thểthao; công tác tuyên truyền cổ động; công tác tổ chức và quản lý lễ hội Trong năm
2015, UBND phường Xuân La đã xây dựng các kế hoạch, chương trình cụ thể sau:
- Kế hoạch số 104/KH – UBND ngày 20/01/2015 về việc triển khai thực hiệnphong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, nếp sống văn minh đôthị và quản lý nhà nước về gia đình trên địa bàn phường Xuân La năm 2015
- Kế hoạch liên tịch số 01/KHLT – UBND – UBMTTQ ngày 23/01/2015 củaUBND và UBMTTQ phường Xuân La về tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân năm
2015 bàn về việc xây dựng đời sống văn hóa cơ sở
- Kế hoạch số 05/KH – UBND ngày 21/01/2015 của UBND phường Xuân La
về tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng kỷ niệm 86năm ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2016) và mừngTết Bính Thân năm 2016 trên địa bàn phường Xuân La
- Kế hoạch số 09/KH – UBND ngày 28/01/2015 của UBND phường Xuân La
về công tác quản lý di tích, tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội trên địa bàn PhườngXuân La năm 2015
- Kế hoạch số 28/KH – UBND ngày 05/03/2015 của UBND phường Xuân La
về tổ chức lễ phát động Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2015
- Quyết định số 34/QĐ – UBND ngày 09/03/2015 của UBND phường Xuân
La về việc thành lập Ban chỉ đạo ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân PhườngXuân La năm 2015
- Kế hoạch số 38/KH – UBND ngày 31/03/2105 của UBND phường Xuân La
về tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ thể dục- thể thao và tuyên truyền trựcquan chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2015 – 2020
- Kế hoạch số 42/KH – UBND ngày 01/04/2015 của UBND phường Xuân La
về tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhấtđất nước (30/04/1975 – 30/04/2015); 129 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/05/1886– 01/05/2015); 125 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/05/1890 –19/05/2015)
Trang 24- Kế hoạch số 61/KH – UBND ngày 02/07/2015 của UBND phường Xuân La
về tổ chức Sơ khảo các hoạt động hè Phường Xuân La và Liên hoan chung khảo cáchoạt động hè Quận Tây Hồ năm 2015
Các văn bản do UBND phường Xuân La ban hành để thực hiện hoạt trọngquản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn phường đã tạo ra cơ sở pháp lý cũng như
cơ sở thông tin cho nhân dân địa bàn phường Xuân La thực hiện các hoạt động sinhhoạt văn hóa, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển công tác vănhóa, văn nghệ, thể dục - thể thao trên địa bàn phường Tổ trưởng các khu dân cư dễdàng xây dựng các phương án sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao phùhợp với đặc thù khu dân cư
Ngoài ra, UBND phường Xuân La đã triển khai, thực hiện một số hoạt độngquản lý nhà nước về văn hóa khá thiết thực sau đây:
- Phối hợp triển khai tốt việc đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn Gia đình Vănhóa - Sức khỏe, Tổ dân phố văn hóa - Sức khỏe
- UBND phường Xuân La tiến hành vận động và thực hiện việc “Cưới văn
minh, tang tiến bộ”, hầu hết các đám cưới trên địa bàn phường được tổ chức gọn
- UBND phường Xuân La đã tiến hành tổ chức nhiều cuộc thi văn hóa vănnghệ, thể dục - thể thao cho nhân dân vào các dịp lễ, tết truyền thống như “Mừng
Trang 25Đảng mừng Xuân”; cuộc thi “Văn hóa, văn nghệ chào mừng Ngày Quốc tế Phụ Nữ8/3”; cuộc thi “ Sơ kết các hoạt động hè và Liên hoan văn nghệ Quận Tây Hồ”.
- UBND phường còn thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy các giá trị vănhóa vật thể và phi vật thể Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, phường Xuân La
đã phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác trùng tu, tôn tạo các
di tích như thực hiện tốt dự án quy hoạch tổng mặt bằng Chùa Khai Nguyên; sửachữa tôn tạo đình Quán La Xã; một số hạng mục, công trình Chùa Vạn Niên; đặcbiệt triển khai tốt giai đoạn 1 của việc xây dựng lại đình Xuân Tảo Sở Các hoạtđộng trên nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân và đáp ứng được nguyệnvọng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tâm linh của nhân dân
- Trên địa bàn phường Xuân La nhìn chung không có lễ hội lớn, song các ditích đều duy trì tốt, lễ hội diễn ra thường niên và có số lượng tín đồ, phật tử đông.UBND phường đã chủ động phối hợp, hướng dẫn đăng ký, tổ chức đảm bảo đúngquy định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động chung và đảm bảo an toàn trật tựtrên địa bàn phường trong thời gian diễn ra lễ hội Công tác quản lý di tích, tổ chức
lễ hội được UBND phường Xuân La phối kết hợp cùng các cơ quan tổ chức khácthực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao
2.2.2 Quản lý nhà nước về một số vấn đề xã hội
Vấn đề quản lý nhà nước về một số xã hội như y tế, giáo dục, bảo trợ xã hộitrên địa bàn phường Xuân La nhận được sự quan tâm và chỉ đạo của các cơ quancấp trên thông qua các văn bản như:
Công văn số 02/UBND – LĐTBXH ngày 10/3/2015 của Phòng Lao động Thương binh & Xã hội quận Tây Hồ về thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trongquý I năm 2015
Công văn số 34/CV – LĐTBH ngày 27/4/2015 của Phòng Lao động –Thương binh & Xã hội về việc hướng dẫn hộ nghèo, hộ cần nghèo phát sinh trongnăm 2015
Trang 26- Công văn số 1597/UBND – LĐTBH ngày 06/9/2015 của Phòng Lao động –Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn việc xác nhận liệt sĩ và cấp Bằng “Tổquốc ghi công”.
- Công văn số 1608/UBND – UBND ngày 15/10/2015 của Phòng Lao động –Thương binh & Xã hội về việc kiểm tra, rà soát, xác định mức độ khuyết tật và cấpgiấy chứng nhận khuyết tật
- Công văn số 1637/UBND – LĐTBXH ngày 19/11/2015 của Phòng Laođộng – Thương binh & Xã hội về việc hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ chính sách
Bên cạnh đó, UBND phường Xuân La còn xây dựng các văn bản hành chính
để có thể triển khai hiệu quả sự chỉ đạo của cấp trên, cụ thể như sau:
- Kế hoạch số 12/KH – UBND ngày 02/02/2015 của UBND phường Xuân La
về tổ chức thăm hỏi, tặng quà đối tượng chính sách dịp tết Ất Mùi
- Kế hoạch số 59/KH – UBND ngày 22/5/2015 của UBND phường Xuân La
về triển khai rà soát trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2015
- Kế hoạch số 63/KH – UBND ngày 13/6/2015 của UBND phường Xuân La
về thành lập đội công tác xã hội tình nguyện tại phường Xuân La
- Kế hoạch số 78/KH – UBND ngày 15/7/2015 của UBND phường Xuân La
về tổ chức tặng quà cho các đối tượng người có công với cách mạng nhân kỷ niệm
68 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngoài ra, trong năm 2015 UBND phường Xuân La còn thực hiện các hoạtđộng thực hiện quản lý nhà nước về xã hội sau đây:
- UBND phường Xuân La phối hợp cùng các cơ quan chức năng như Trungtâm Y tế Dự phòng quận Tây Hồ, Trạm Y tế Phường Xuân La thực hiện các dịch vụ
y tế công cộng như tiêm chủng, phát thuốc, tư vấn và khám sức khỏe Thực hiện
Trang 27tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ mang thai; khám bệnh bệnh cho những ngườitrong Hội người cao tuổi; tư vấn sức khỏe về bảo vệ bà mẹ và trẻ em…
- Phối hợp cùng Trạm Y tế phường Xuân La tổ chức thăm khám và phátthuốc miễn phí cho 134 người
- Tiếp nhận và trao quà của Chủ tịch nước cho 196 người có hoàn cảnh khókhăn trong dịp tết Ất Mùi 2015
- Ngoài ra còn các cơ quan ban, ngành đoàn thể khác như: quà của UBNDThành phố (196 người = 88.400.000đ); quà của UBND Quận (137 = 13.557.000đ);quà của Phường = 34.560.000đ); Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn ViệtNam chi nhánh Tây Hồ (3 sổ tiết kiệm = 6.000.000đ); Ngân hàng Seabank (tặng3.000.000đ); Đoàn Thanh niên Ngân hàng Nông nghiệp phát triển Nông thôn chinhánh Tây Hồ (tặng 2.000.000đ)
- Cùng với đó, lãnh đạo Quận thăm tặng quà gia đình Thương bệnh binhnặng; UBND phường tổ chức đoàn thân nhân các gia đình chính sách đi viếng nghĩatrang liệt sĩ; phối hợp Quận đoàn Tây Hồ tổ chức thắp nến tri ân; phối hợp tổ chứcgặp mặt gia đình chính sách, người có công tại các khu dân cư
- Tổ chức rà soát, trợ cấp cho 30 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, phốihợp với các liên ngành liên quan giúp đỡ giảm 03 hộ nghèo, 01 hộ cận nghèo, hiệnđịa bàn còn 05 hộ nghèo và 04 hộ cận nghèo
- Khảo sát và thực hiện đề án hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở;cấp, đổi lại 1893 thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi; cấp 303 thẻ cho trẻ emmới sinh
2.3 Đánh giá việc thực hiện quản lý nhà nước về văn hóa, xã hội của UBND phường Xuân La
2.3.1 Thuận lợi, khó khăn
2.3.1.2 Thuận lợi
Về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật