Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiênTài nguyên gỗ ngày càng bị thu hẹp, kết hợp với đó là sự leo thang nghiêm trọng của nền kinh tế làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất và kinh doanh
Trang 1Cách phân biệt các loại gỗ tự nhiên
Tài nguyên gỗ ngày càng bị thu hẹp, kết hợp với đó là sự leo thang nghiêm trọng của nền kinh tế làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ nói chung và đồ gỗ nội thất nói riêng Chỉ cần thực hiện một bài toán chi phí giá gỗ nguyên liệu tăng cao, giá nhân công tăng, chi phí vận chuyển tăng, các chi phí khác tăng theo Đồng thời với đó là sự cạnh tranh gay gắt của nên kinh tế thị trường về giá cả và mẫu mã Chúng ta hoàn toàn
có thể nhận ra rằng sẽ có những công ty, làng nghề, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ không uy tín dùng những thủ thuật, tiểu xảo nhằm đánh lừa người tiêu dùng không có kiến thức về đồ gỗ
Cách thức mà các công ty, làng nghề, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ không uy tín này thường sử dụng là sử dụng gỗ tạp (gỗ rẻ tiền, gỗ kém chất lượng) để thay thế cho các loại gỗ cao cấp (gỗ xưa, gỗ lim, gỗ trắc, gỗ hương, gỗ gụ, ) Một số các loại gỗ tạp có vân gỗ khá giống với gỗ cao cấp, đặc biệt gỗ đã được sơn PU và xử lý bề mặt nên càng khó phân biệt
Gỗ tạp kém chất lượng sau khi sơn PU và xử lý bề mặt
Người tiêu dùng không có kiến thức về đồ gỗ cứ nhầm tưởng mua được đồ gỗ cao cấp với giá rẻ nhưng ai ngờ lại mua phải đồ gỗ rẻ tiền với giá cao Còn người được lợi lại là các công ty, làng nghề, cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ không uy tín
Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê (đồ gỗ Phù Khê) là tập hợp nhiều xưởng gỗ của cụm làng nghề sản xuất đồ gỗ truyền thống
từ thời An Dương Vương Với tiếng tăm lâu đời và sản xuất trực tiếp chúng tôi luôn cam kết sản phẩm đồ gỗ của chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng, đúng loại gỗ, với giá rẻ nhất Nhằm thuận tiện và dễ dàng cho người mua
hàng, Đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê (đồ gỗ Phù Khê) giới thiệu qua về các loại gỗ và cách phân biệt các loại gỗ tự
nhiên hay được sử dụng để sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ:
1 Gỗ là gì?
Trang 2Gỗ là một dạng tồn tại vật chất có cấu tạo chủ yếu từ các thành phần cơ bản như: xenluloza (40-50%), hemixenluloza (15-25%),lignin (15-30%) và một số chất khác Nó được khai thác chủ yếu từ các loài cây thân gỗ
Mặt cắt ngang của một cây gỗ
2 Thế nào là gỗ lõi, (gỗ có giá trị cao), gỗ rác (gỗ không có giá trị cao)?
Gỗ lõi là do gỗ rác hình thành nên Đây là một quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hóa học rất phức tạp Trước hết
tế bào chết, thể bít hình thành, các chất hữu cơ xuất hiện: nhựa cây, chất màu, tanin, tinh dầu, Nhìn chung, do thành phần các chất hữu cơ nói trên tích tụ rất nhiều trong gỗ lõi, các tế bào ở đây được cho là không còn đảm nhiệm chức năng dẫn nước và muối khoáng nữa mà trở thành "thùng rác" chứa các chất thải, chất bã của cây Ở trong ruột
tế bào thấm lên vách tế bào làm cho gỗ lõi có màu sẫm, nặng, cứng, khó thấm nước, đồng thời có khả năng chống sâu, nấm, mối, mọt hơn gỗ rác Do gỗ lõi ít "rỗng" hơn gỗ rác, độ bền vật lý của gỗ lõi tốt hơn gỗ rác và nó đảm nhận vai trò chống đỡ cho toàn bộ cấu trúc của cây
Trên mặt cắt ngang gỗ lõi có màu sẫm hơn so với gỗ rác Ở một vài loài, thường xuất hiện hiện tượng gỗ lõi bị rỗng Không có mối quan hệ nào giữa tăng trường đường kính thân cây và thể tích gỗ rác, gỗ lõi Có loài không hình thành
gỗ lõi, có loài gỗ lõi hình thành từ rất sớm, khiến bề dày của gỗ dác rất mỏng (ví dụ gỗ cây họ Dẻ, họ Dâu tằm)
Gỗ lõi (màu sẫm, phía trong) và gỗ rác (màu nhạt, bên ngoài)
3 Đặc điểm của gỗ dùng làm đồ gỗ mỹ nghệ
3.1 Bền : ít có dãn, không mối mọt, nếu được bảo quản trong nhà có thể tồn tại nguyên vẹn hàng trăm năm
3.2 Lành: không ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt một số loại có tinh dầu rất tốt cho sức khỏe (gỗ sưa, gỗ trắc ), 3.3 Đẹp : Vân ,thớ, màu rất đẹp, có loại gỗ vân nổi lên như một bức tranh thiên nhiên trao tặng Đồ dùng lâu ngày,
gỗ xuống màu sẫm và đồ càng cũ càng đẹp
3.4 Quý: càng ngày càng trở lên quý hiếm và đắt
Đó cũng là lý do vì sao bạn nên chọn đồ gỗ làm đồ nội thất dùng trong gia đình
4 Cách phân biệt các loại gỗ
4.1 Gỗ Sưa:
Sưa hay còn gọi là trắc thối, huê mộc vàng, huỳnh (hoàng) đàn
- Có ba loài gỗ sưa là sưa trắng, sưa đỏ và sưa đen
+ Sưa trắng có giá trị thấp nhất, sau đó là sưa đỏ
+ Sưa màu đen được gọi là tuyệt gỗ, loài này rất hiếm thấy
- Đặc điểm nhận biết của gỗ sưa:
Trang 3+ Gỗ sưa vừa cứng lại vừa dẻo, chịu được mưa nắng
+ Gỗ sưa có màu đỏ, màu vàng, có vân rất đẹp
+ Gỗ sưa có mùi thơm mát thoảng hương trầm Khi đốt tàn có màu trắng đục
+ Gỗ sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải như những loại gỗ khác chỉ có vân gỗ 2 mặt
Vân gỗ sưa
Gỗ sưa có vân 4 mặt
4.2 Gỗ Trắc:
- Có ba loài gỗ trắc là trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen
+ Gía trị lần lượt từ trắc vàng, trắc đỏ, trắc đen
- Đặc điểm nhận biết của gỗ trắc:
+ Gỗ rất cứng, nặng, thớ gỗ mịn có mùi chua nhưng không hăng
+ Gỗ rất bền không bị mối mọt, cong vênh
+ Khi quay giấy ráp thì rất bóng bởi trong gỗ có sẵn tinh dầu
Vân gỗ trắc 4.3 Gỗ Giáng Hương :
- Có màu nâu hồng, vân đẹp, đặc biệt có mùi thơm
Vân gỗ Giáng Hương 4.4 Gỗ Mun :
Trang 4- Gỗ nặng, thớ gỗ rất mịn có màu đen tuyền hoặc đen sọc trắng
Vân gỗ Mun 4.5 Gỗ Gụ :
- Thớ gỗ thẳng, vân đẹp, mịn, màu vàng trắng, để lâu chuyển màu nâu sẫm
- Gỗ quý, bền dễ đánh bóng, không bị mối mọt, ít cong vênh
- Gỗ có mùi chua nhưng không hăng
Vân gỗ gụ
4.6 Gỗ PơMu :
- Gỗ nhẹ, thớ mịn, vân đẹp, màu vàng có mùi thơm
Vân gỗ Pơmu 4.7 Gỗ Xoan Đào:
- Gỗ cứng, chắc, thớ gỗ mịn, vân đẹp, màu hồng đào
Vân gỗ Xoan Đào
Trang 54.8 Gỗ Sồi đỏ:
- Dát gỗ từ màu trắng đến nâu nhạt, tâm gỗ màu nâu đỏ hồng
- Gỗ có ít đốm hình nổi bật vì các tia gỗ nhỏ hơn Đa số thớ gỗ thẳng
Vân gỗ sồi đỏ 4.9 Gỗ Sồi trắng :
- Dát gỗ màu nhạt, tâm gỗ từ nâu nhạt đến nâu sậm
- Đa số Sồi trắng có vân gỗ thẳng to và dài, mặt gỗ từ trung bình đến thô với các tia gỗ dài hơn Sồi đỏ Vì vậy, Sồi trắng có nhiều đốm hình hơn
Vân gỗ Sồi trắng 4.10 Gỗ Giổi :
- Gỗ thường màu xám vàng, thớ mịn, thơm, gỗ mềm
Vân gỗ Giổi 4.11 Gỗ Tần Bì :
- Dát gỗ màu từ nhạt đến gần như trắng
- Tâm gỗ có màu sắc đa dạng, từ nâu xám đến nâu nhạt hoặc vàng nhạt sọc nâu
- Vân gỗ thẳng, to, mặt gỗ thô đều
Trang 6Vân gỗ Tần Bì 4.12 Gỗ Thông :
- Gỗ mềm, nhẹ, màu vàng da cam nhạt, vân thẳng đều
Vân gỗ Thông 4.13 Gỗ Mít :
- Gỗ mềm, màu vàng sáng, khi để lâu sẽ chuyển sang nâu sẫm
- Vân gỗ không đẹp lắm
Vân gỗ Mít 4.14 Gỗ Căm xe :
- Gỗ màu đỏ thẫm, hơi có vân sẫm nhạt xen kẽ, thớ mịn
- Gỗ nặng, bền, không mối mọt, chịu được mưa nắng, rất cứng
Vân gỗ Căm Xe 4.15 Gỗ Lim :
- Gỗ lim là loài gỗ cứng, chắc, nặng, không bị mối mọt
- Gỗ có màu hơi nâu đến nâu thẫm; có khả năng chịu lực tốt
Trang 7- Vân gỗ dạng xoắn khá đẹp, nếu để lâu hay ngâm dưới bùn thì mặt gỗ có màu đen
Vân gỗ Lim 4.16 Gỗ Chò Chỉ :
- Thịt vỏ vàng và hơi hồng, có nhựa và có mùi thơm nhẹ.
- Gỗ Chò Chỉ vàng nhạt hay hơi hồng, rất bền, chịu nước, chịu chôn vùi
Vân gỗ Chò Chỉ 4.17 Gỗ tạp giống gỗ Giổi
Vân gỗ tạp giống gỗ Giổi 4.18 Gỗ tạp giống gỗ Tần Bì
Vân gỗ tạp giống gỗ Tần Bì 4.19 Các loại gỗ tạp khác
- Gỗ Bạch Tùng
Trang 8Vân gỗ Bạch Tùng
- Gỗ Hồng Sắc
Vân gỗ Hồng Sắc
- Gỗ Keo
Vân gỗ Keo
- Gỗ Muồng Muồng
Vân gỗ Muồng Muồng