tài liệu cách phân biệt các loại vải

65 1.7K 2
tài liệu cách phân biệt các loại vải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tài liệu cách phân biệt các loại vải

Cách phân biệt các loại vải Biết được một số kiến thức về ưu điểm của các loại vải, khi đặt may đồng phục bạn sẽ chọn những trang phục thực sự thích hợp với nhu cầu của mình. VẢI COTTON Là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay. Chất liệu này có thể được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau nên có thể sử dụng để may hầu hết các loại trang phục. Cotton là chất liệu được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi vóc dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết. Ưu điểm: Độ bền cao, giặt nhanh khô. Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt, mang lại sự thoải mái cho người mặc. VẢI KAKI Có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu khác nên thường được dùng để may quần, đồ công sở, đồng phục bảo hộ lao động Kaki có hai loại chính: có thun (có độ co giãn) và không thun Ưu điểm: ít nhăn, dễ giặt ủi, cầm màu tốt. VẢI KATE Vải có nguồn gốc từ sợi TC - là sợi pha giữa Cotton và Polyester. Ưu điểm: Thấm hút ẩm tốt, mặt vải phẳng mịn, dễ dàng giặt ủi. Cách nhận biết các loại vải thun Vải thun Cotton Thành phần: 100% Cotton. Vải cotton xuất phát chính từ vải sợi bông. Khi người ta biết trồng cây bông, đợi cho quả bông chín nó bung ra, và họ đi thu lại những sợi bông thô ở trong quả bông đã nứt ra. mang về. tẩy qua , họ đem xe thành sợi và từng cuộn sợi bông để dệt quần áo. Sau này nghành công nghiệp dệt may áp dụng thành tựu khoa học vào sản xuất cho những chiếc quần vải cotton, áo thun vải cotton như hiện nay.Khoa học phát triển họ cũng thu hoạch tương tự từ cây bông, nhưng họ thu về được chế biến, tẩy trắng nhiều hơn, họ còn phải pha thêm một chút hóa chất để giảm thời gian vải mục, mốc Vải cotton là sợi vải tổng hợp được làm từ nhiều nguyên liệu thiên nhiên và các chất hóa học mà tạo thành. Chất liệu này được dùng phổ biến nhất trong may mặc. Vì những tính năng vượt trội như chất liệu khá tốt, thấm mồ hôi, đa dạng, giặt nhanh khô và lâu hỏng nếu biết cách sử dụng. Tính chất: Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt và làm mát cơ thể. Nhược điểm: giá thành cao, mình vải cứng, có cảm giác khô thường là lựa chọn của các khách hàng nam. Người ta khắc phục nhược điểm này bằng cách pha sợi Spandex để tạo sự mềm mại cho những đường cong quyến rũ đối với các khách hàng nữ. Vải thun: 65/35 Thành phần: Sợi gồm tỉ lệ 35 % Cotton, 65 % nilon (Poliester). Tính chất: Do có sợi pha nilon (Poli) nên mặc sẽ nóng hơn, ít hút ẩm nhưng mình vải có cảm giác mềm mại hơn. Giá thành rẻ, chất lượng tương đối, là lựa chọn của đa số khách hàng không yêu cầu cao về chất lượng. Để vải có độ co dãn nhiều, người ta cũng pha thêm sợi Spandex. Vải thun PE: Poliester Thành phần: Sợi gồm 100 % nilon (Poliester). Tính chất: giá thành rẻ nhất, vải không hút ẩm, mặc vào rất nóng, mình vải không đẹp nhanh bị xù lông. Cách nhận biết các loại vải sợi Vải dệt từ loại sợi khác nhau có giá trị khác nhau nên cần biết phân biệt các loại sợi. Việc này có ích cho sử dụng vải đúng tính năng của chúng, nghĩa là giữ cho vải sợi bền lâu. Dưới đây xin giới thiệu một cách nhận biết nhanh các loại vải sợi : Khéo tay gỡ ra vài sợi vải cần khảo sát (cả sợi dọc cả sợi sợi ngang) đem đốt và quan sát để phân biệt ra các loại sợi như sau: 1)Sợi bông: cháy nhanh có ngọn lửa vàng, có mùi tựa như đốt giấy, tro ra có màu xám đậm. 2)Tơ tằm: cháy chậm hơn bông, khi đốt sợi tơ co lại thành cục, cháy có mùi khét như đốt tóc, và bị vón lại thành cục nhỏ màu nâu đen, lấy ngón tay bóp thì tan. 3)Len lông cừu : bắt cháy không nhanh,bốc khói và tạo thành những bọt phồng phồng, rồi vón cục lại, có màu sắc đen hơi óng ánh và giòn, bóp tan ngay. Có mùi tóc cháy khi đốt. 4)Sợi vitco : bắt cháy nhanh và có ngọn lửa vàng, có mùi giấy đốt, rất ít tro có màu xẫm. 5)Sợi axetat : khi đốt có hoa lửa, bắt cháy chậm và cháy thành giọt dẻo màu nâu đậm, không bốc cháy, sau đó nhanh chóng kết tụ thành cục màu đen, dễ bóp nát. 6)Sợi poliamit (nylon): khi đốt không cháy thành ngọn lửa mà co vón lại và cháy thành từng giọt dẻo màu trắng, có mùi của rau cần, khi nguội biến thành cục cứng màu nâu nhạt khó bóp nát CÁCH PHÂN BIỆT CÁC LOẠI VẢI (tt) Lụa Chiffon- Chiffon Silk Chiffon là một loại vải mịn, trong suốt dệt từ sợi tơ thiên nhiên hoặc sợi nhân tạo. sợi dùng để dệt được se rất chặt và thay đổi theo cả hai chiều khác nhau nên vải Chiffon có cấu trúc mịn, tuy nhiên bề mặt không đều đặn, sờ vào sẽ có cảm giác nhám như cát mịn và rất chắc. Từ Chiffon xuất xứ từ tiếng Pháp, phiên âm từ tiếng Ả Rập: schiff: vải trong suốt. [...]... có thể tưởng tượng ra đối với một miếng vải Sợi dọc sẽ đan với các sợi ngang theo cách cứ lên một và lại xuống một Hai mặt vải trong cách dệt này sẽ giống nhau (không phân biệt phải hoặc trái) Kiểu dệt trơn Cùng mềm mại và mỏng manh, vải Chiffon có độ trong mờ còn vải Habotai thì đục nhẹ Phân biệt vải Chiffon và vải Habotai Lụa tơ tằm Habotai Toàn Thịnh là loại vải 100% tơ tằm, mỏng, nhẹ tơn, rất mềm... lên Cách dệt này tạo cho vải có hai mặt và mặt sau phần nhiều là sợi dọc (tương tự như vải dệt chéo go) Qua kỹ thuật dệt đó, vải có bề mặt láng và bóng ở mặt trên và thô mờ ở mặt dưới Tùy theo loại tơ, sợi vải, satin có thể nặng nhẹ, thô, mờ hay láng bóng, mềm mại, thướt tha hoặc đơ cứng khác nhau Mặc dù có thể dùng bất cứ loại sợi nào cũng có thể làm ra vải satin, nhưng thường người ta dùng các loại. .. nhún tạo nên cho bề mặt vải những đường gân đặc trưng và làm cho chất liệu vải này có độ bồng Lụa Chiffon nhún, dập vân nổi Chất liệu lụa Chiffon phù hợp để thiết kế đầm dạ hội , đầm cưới, hoặc đầm cocktail, áo dài, áo sơ mi công sở hoặc các sản phẩm áo kiểu thời trang Đầm cưới lụa chiffon Thêm vào đó, bạn có thể tự tao thêm một nét duyên dáng riêng biệt cho mình với nhiều chủng loại khăn chiffon màu... nhàng, bay bổng Mặc trên mình chất liệu lụa Chiffon, chắc hẳn bạn sẽ thú vị với trải nghiệm câu phát biểu “ mặc mà như không mặc” Đặc tính của Chiffon là mình hàng rất nhẹ và rũ nên phải giặt khô hoặc giặt hấp để giữ được bề mặt vải luôn bóng đẹp Khổ vải : 112cm Habotai Silk Habotai (nghĩa tiếng Nhật là mềm mại) là một trong những cách dệt trơn căn bản nhất Đây là cách dệt đơn giản nhất mà chúng ta... Satin là loại vải dệt áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn tạo ít sự đan kết giữa sợi ngang và sợi dọc (satin weave) Trong kiểu dệt vân đoạn này, sợi ngang chui xuống dưới một sợi dọc sau đó đè lên trên ít nhất hai sợi dọc và tiếp tục như vậy Sợi ngang tiếp theo sẽ được dịch qua phải ít nhất hai sợi dọc và lên trên một Qua cách này sẽ cho ra vải mặt trên có nhiều sợi ngang song song hơn, việc khiến cho vải có... trong các không gian mang nét mộc mạc như quán café, nhà hàng quán ăn theo phong cách truyền thống Không bị dính vào da khi trời lạnh, Habotai còn được sử dụng để làm bọc mền cho tơ tằm Khách hàng có thể liên hệ cửa hàng để được tư vấn thêm Một bộ chăn gối đệm lụa Habotai Toàn Thịnh hiện nay cung cấp nhiều dòng sản phầm habotai từ trung bình đến tốt nhất Có 3 loại sản phẩm : 8mm - 10mm - 16mm Khổ vải. .. loại sợi không hạn chế chiều dài như tơ tằm, sợi viscose hoặc sợi Polyester để sản xuất, vì các loại này sẽ làm tăng độ bóng của satin Lụa satin Toàn Thịnh được dệt từ một loại sợi tơ tằm chất lượng cao cấp, nhằm đem lại độ rũ óng ả và mềm mại , bóng đẹp cho sản phẩm Ngoài độ bóng cao như mọi loại satin chất liệu khác, lụa satin tơ tằm rất nhẹ nhàng, mềm mại, rút mồ hôi, mát mẻ vào mùa hè, lại không... nhiều dòng sản phầm habotai từ trung bình đến tốt nhất Có 3 loại sản phẩm : 8mm - 10mm - 16mm Khổ vải : 115cm Twill Silk Twill là sản phẩm vải có thiết kế sợi chéo, bền chắc Vải Twill có hai bề mặt không giống nhau Kiểu dệt sợi chéo Cùng được dệt từ sợi tơ tằm, cấu trúc vải chéo đem lại cho Twill cảm giác chắc chắn, dày dặn và độ rũ cao hơn lụa habotai mà vẫn mềm mại, mát rượi Lụa Twill có độ bóng vừa . Cách phân biệt các loại vải Biết được một số kiến thức về ưu điểm của các loại vải, khi đặt may đồng phục bạn sẽ chọn những trang phục thực sự thích hợp với nhu cầu của mình. VẢI COTTON. đây xin giới thiệu một cách nhận biết nhanh các loại vải sợi : Khéo tay gỡ ra vài sợi vải cần khảo sát (cả sợi dọc cả sợi sợi ngang) đem đốt và quan sát để phân biệt ra các loại sợi như sau: 1)Sợi. các loại vải sợi Vải dệt từ loại sợi khác nhau có giá trị khác nhau nên cần biết phân biệt các loại sợi. Việc này có ích cho sử dụng vải đúng tính năng của chúng, nghĩa là giữ cho vải sợi bền

Ngày đăng: 04/06/2014, 08:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan