MỞ ĐẦU
Trong quá trình nghiên cứu đề tài “Xử lí phospho trong nước thải chăn nuôi
heo bằng phương pháp sinh học” Em đã tham khảo một số tài liệu trong và ngoài nước và nhận thấy rằng:
Khi nước thải chứa các hợp chất hữu cơ cacbon, nitơ, phospho với nồng độ
cao, sau khi sử lí sinh học bình thường giảm được 98 - 100% lượng BOD và 30 — 40% lượng nitơ và khoảng 30% lượng phospho còn lại là 60% nitơ và 70% lượng phospho đi ra khỏi công trình xử lí Nếu hàm lượng N > 30 (mg/l), P > 6 (mg/l), xảy ra hiện tượng phú dưỡng Nghĩa là N, P tạo nguồn thức ăn cho rong rêu, tảo
và vi sinh vật trong nước phát triển, làm bẩn trở lại nguồn nước,vì các thành phần
(nhiệt độ, ánh sáng, khí cacbonic, nitơ, phospho là một loạt các nguyên tố vi
lượng) Vì vậy việc khử phospho đến dưới nông độ cho phép trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là rất cần thiết
Trong các công trình xử lý nước thải, các vi sinh vật hiếu khí và ky khí đóng một vai trò quan trọng trong việc chọn công nghệ và thiết bị xử lý Theo quan điểm từ trước đến nay, chúng phải được cho vào hai môi trường khác nhau ở
hai điểu kiện khác nhau trong hai thiết bị phản ứng khác nhau để thực hện tốt vai
trò của mình
Mãi đến những năm gần đây, các nhà công nghệ sinh học đã “ghép đôi”
thành công hai loại vi khuẩn hiếu khí, ky khí và điểu này là một bước đột phá
quan trọng có ý nghĩa rất lớn đến sự phát triển của ngành công nghệ sinh học nói chung và kỹ thuật môi trường nói riêng Khi cùng sống chung trong một môi trường như vậy, người ta nhận thấy rằng thức ăn yêu thích của chúng là nước thải
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương 1
Trang 2giàu ammonium Đây là một dữ liệu rất tốt để phát triển một kỹ thuật mới cho
việc xử lý nước thải giàu ammonium tiết kiệm và hiệu quả hơn
Cho đến nay, các nhà vi sinh vat hoc van nghi ring Anammox ky khi và vi khuan Nitrosomonas hiéu khi khéng thé s6ng chung trong m6t thiét bi phan tng Nhưng ở nông độ oxy rất thấp và một lượng N-NH; dư thì hai loại này có thể sống
chung được Khám phá này cửa nhà vi sinh vật học DELFT được gọi là Canon
(Completely Autotrophic Nitrogen removal Over Nitrite) có nghĩa là quá trình loại bổ hoàn toàn nitơ tự dưỡng có sự tham gia của nitrit Nhung song song theo
đó thì lượng phospho cũng giảm một lượng rất đáng kể Chính vì vậy mà em quyết định thiết kế một mô hình xử lí phospho trong nước thải chăn nuôi heo theo
Trang 3Chương 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm chất thải chăn nuôi heo
Chất thải chăn nuôi là nguồn ô nhiễm quan trọng đối với môi trường sống của người và gia súc, vì ngoài các thành phần gây ô nhiễm trong chất thải thì khi các hợp chất hữu cơ trong chất thải được phân giải tạo những khí bốc mùi khó chịu, tụ tập ruồi nhặng đến làm mất vệ sinh môi trường, đặc biệt khi có gia súc mắc bệnh thì đây là nguồn lan truyền dịch bệnh và giun sán nguy hiểm cho người
và gia súc
Chất thải chăn nuôi được đặc trưng về khối lượng và thành phần, hiểu biết về đặc tính chất thải giúp ta xác định hệ thống xử lý thích hợp và hiệu quả
1.1.1 Khối lượng chất thải chăn nuôi heo
Khối lượng chất thải trong chăn nuôi rất lớn Theo (Joehr, 1970) sản phẩm
Trang 4Khối lượng chất thải chăn nuôi thải ra tùy thuộc vào giống, tuổi, khẩu phần
thức ăn (nhiễu xơ hay tỉnh bột) và thể trọng Riêng với heo, lượng phân và nước
tiểu tăng theo thể trọng Nếu tính trung bình trên thể trọng cơ thể thì ước tính lượng phân mỗi ngày là:
Bảng 2: Lượng phân các loại gia súc, gia cầm thải ra mỗi ngày
tính trên phần trăm tỉ trọng (Lochr, 1984) Loại gia súc Heo Bò sữa Bò thịt Gà Lượng phân mỗi ngày 6-8 7-8 5_8 5 (% ti trong)
Ngoài phân và nước tiểu gia súc, thì khối lượng chất thải cũng tăng lên do sự đóng góp đáng kể từ nước rửa chuồng, tắm gia súc, thức ăn thừa Vì vậy, với khối lượng chất thải lớn như trên nếu được sử dụng hợp lý, xử lý hiệu quả thì sẽ mang lại giá trị kinh tế cao, nhưng ngược lại không thể kiểm soát thì đây là nguồn ô nhiễm môi trường đáng quan tâm
1.1.2 Các thành phần của chất thải chăn nuôi heo
Chất thải chăn nuôi bao gồm phân và nước tiểu gia súc, nước vệ sinh chuồng
trại, nước tắm rửa gia súc, các nguyên liệu chăn nuôi dư thừa (thức ăn thừa, thức
ăn mất phẩm chất)
1.1.2.1 Thành phần của phân
Phân là chất liệu từ trong khẩu phần thức ăn mà cơ thể gia súc không sử
Trang 5- Là những dưỡng chất khơng tiêu hố được hoặc những dưỡng chất thoát
khỏi sự tiêu hóa vi sinh hay các men tiêu hóa (chất xơ, protein không tiêu hóa
được, ) Các khoáng chất dư thừa cơ thể không sử dụng như P;O;, K;O, phần lớn xuất hiện trong phân
- Các thức ăn bổ sung: thuốc kích thích tăng trưởng (thường chứa đồng, kẽm), các kháng sinh hay men
- Các chất cặn bã của dịch tiêu hóa ( trypsin, pepsin, )
- Các mô tróc ra từ niêm mạc ống tiêu hóa và chất nhờn thì theo phân
- Vật chất dính vào thức ăn ( bụi, tro )
- Các loại vi sinh bị nhiễm trong thức ăn hay trong ruột được tống ra ngoài
+ Thành phần phân gia súc phụ thuộc:
* Chế độ dinh dưỡng của gia súc: nếu có sự thay đổi hàm lượng các thành phần muối khoáng như protein, carbonhydrate, natri, canxi, magie, các muối phospho, và thức ăn bổ sung (đồng, kẽm, kháng sinh, men) trong các khẩu phần
sẽ làm thay đổi nồng độ những nguyên tố này và thay đổi khả năng phân hủy các chất hữu cơ trong phân (Trương Thanh Cảnh, 1998)
* Chủng loại: do khả năng tiêu hoá khác nhau
* Giai đoạn tăng trưởng: gia súc trong thời kỳ tăng trưởng thì nhu cầu sử
dụng dưỡng chất càng nhiều thì phân sẽ ít dưỡng chất và ngược lại
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương 5
Trang 6Bảng 3: Thành phần hoá học của phân heo từ 70 — 100 kg
(Trương Thanh Cảnh và cộng tác viên, 1997-1998) Đặc tính Đơn vị Giá trị Vật chất khô g/kg 213 - 342 NH,-N g/kg 0,66 - 0,76 Nang g/kg 7,99 — 9,32 Tro g/kg 32,5 - 03,3 Chất xơ g/kg 151-261 Carbonates g/kg 0,23 — 2,11 Các acid béo mạch ngắn g/kg 3,83 - 4,47 pH 6.47 - 6.95
Thành phần của phân heo chủ yếu là nước (56 - §3%) và các chất hữu cơ,
ngoài ra còn có các chất dinh dưỡng N, P, K dưới dạng các hợp chất hữu cơ và vô cơ Phân heo nói chung được xếp vào phân lỏng hoặc hơi lỏng (TS = 8 -12% khối
lượng phân) Ngoài ra trong phân heo còn chứa nhiều loại vi khuẩn, virus và trứng ký sinh trùng Trong đó có vi trùng thuộc họ Emerobacferiacea chiếm đa số các giống điển hình như Escherichia, Salmonella, Shigella, Proteus, Klebsiella
Kết quả nghiên cứu của Chang,!968 va Mosley & Koff, 1970 cho thay nhiéu loai
virus gây bệnh được đào thải qua phân và sống sót với thời gian từ 5-15 ngày
trong phân và đất, đáng lưu ý nhất là virus gây bệnh viêm gan Rheovirus,
Adenovir
Theo các nghiên cứu của Œ.V Xoxibaroy, 1994 và R Alexandrenus cùng
Trang 7chủ yếu gồm các loại sau 39 - 83% Ascaris suum, 60 - 68.7% là
Oesophagostomum, 47 - 58.3% 1a Trichocephalus
Tóm lại, mỗi loại mâm bệnh có một hóa trị sinh thái riêng, điểu kiện thuận lợi cho mỗi loại tổn tại phát triển và gây hại phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên
như lượng mưa, nhiệt độ, ánh sáng, kết cấu độ ẩm của đất phân và môi trường
xung quanh
1.1.2.2 Thành phần nước tiểu
Thành phân nước tiểu gia súc chủ yếu là nước chiếm trên 90% tổng khối lượng nước tiểu, một lượng lớn nitơ (phần lớn dưới dạng urê) và phospho Đặc
biệt, urê trong nước dễ phân hủy trong điều kiện có oxy Do đó, khi động vật bài tiết ra ngoài chúng dễ dàng phân hủy tạo thành ammoniac gây mùi hôi, nhưng
nếu dùng để bón cho cây trồng thì đây là nguồn phân bón giàu nitơ, phospho và
kali
Bảng 4: Thành phần hóa học của nước tiểu heo có trọng lượng từ 70-100 kg (Trương Thanh Cảnh và cộng tác viên, 1997-1998) Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Ph 6,77 - 8,19 Vật chất khô g/kg 30,9 - 35,9 NH," g/kg 0,13 - 0,4 Nướng g/kg 4,90 - 6,63 Tro g/kg 8,5 — 16,3 Uré g/kg 123 - 196 Carbonate g/kg 0,11 — 0,19
1.1.2.3 Thành phần nước thải chăn nuôi
Nước tiểu, nước rửa chuồng và nước tắm gia súc tạo nên khối lượng nước
thải rất lớn Nước thải chăn nuôi chứa chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ, phospho
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương 7
Trang 8và các thành phần khác, đặc biệt là các vi sinh vật gây bệnh Trong thành phần
đóng góp vào nước thải chăn nuôi, có thể nói đến nước phân chuồng, là nước từ các đống phân chuồng chảy ra, phần lớn là nước tiểu gia súc có hòa lẫn nhiều
chất hòa tan của phân đặc và có chứa thêm một lượng nước rửa chuồng, nên nước
phân chuồng khá giàu chất đinh dưỡng dễ tiêu và có giá trị lớn về mặt phân bón Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải phụ thuộc vào lượng thức ăn rơi
vãi, mức độ thu gom phân, phương thức thu gom chất thải trong chuồng hay lượng nước sử dụng khi vệ sinh chuồng trại hoặc tắm rửa gia súc
Bảng 5: Tính chất nước thải chăn nuôi heo (Trương Thanh Cảnh và cộng tác viên, 1997-1998) Chỉ tiêu Đơn vị Nong độ Độ màu Pt— Co 350 - 870 Độ đục mg/l 420 - 550 BOD; mg/l 3500 — 8900 COD mg/l 5000 — 12000 SS mg/l 680 — 1200 Paine mg/l 36-72 Nông mg/l 220 - 460 Dầu mỡ mg/l 5-58 Nước thải có độ ẩm tir 95 - 98.5%, trong phan thành phân chất hữu cơ chiếm 70 - 80% gồm Cellulose, Protide, Acid amin, chất béo, carbonhydrate và
các dẫn xuất của chúng có trong phân, thức ăn thừa Hầu hết là các chất hữu cơ
dé phân hủy Chất vô cơ chiếm 20 - 30% gồm cát, đất, muối, urê, muối clorua,
SO,7 các hợp chất hóa học trong phân và nước thải dễ dàng bị phân hủy
Trang 9nghiên cứu của Nanxera, vi tring gây bệnh đóng dấu Erysipelothrix insidiosa có thể tổn tại 92 ngay, Brucella 74 - 108 ngay, Salmonella 6 - 7 thang, Leptospira 5 - 6 thang, Virus 16 mém léng mong trong nuéc thai 100 - 120 ngay Cac loai vi tring nha bào như Bacillus antharacis có thể tổn tại hơn 10 năm, Bacillus tetani 3 - 4
nam
Trứng giun sán với các loại điển hinh nhu Fasciola hepatica, Fasciola gigantica, Fasciola buski, Ascaris suum, Oesophagostomum sp, Trichocephalus
deniafus có thể phát triển đến giai đoạn gây nhiễm sau 6 - 28 ngày và tổn tại 5 -
6 tháng
Nghiên cứu của Bonde, 1967 cho thấy đa số các vi sinh vật gây bệnh không thể phát triển lâu dài trong nước thải, số lượng của chúng giảm nhanh trong
những ngày đầu sau đó chậm dân Các loại vi trùng tổn tại lâu trong nước ở vùng
nhiét ddi 14 Salmonella typhi va Salmonella paratyphi, E.coli, Shigella, Vibrio
comma gay bénh dich ta, nhiéu loai vi sinh vật có thể tổn tại và phát triển trong các loài nhuyễn thể do đó tạo nguy cơ gây bệnh do tập tục ăn sống sò, ốc
1.1.2 Ơ nhiễm mơi trường do chất thải chăn nuôi heo
Chất thải chăn nuôi heo với hàm lượng các chất ô nhiễm cao như: các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất dinh dưỡng giàu nitơ, phospho, các chất
khoáng, kèm theo còn có các vi sinh vật mang mầm bệnh, lượng chất thải này không được xử lý hợp lý sẽ gây tác động mạnh mẽ đến cả ba thành phần môi trường đó là môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất Từ đó, sẽ
gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực chăn nuôi,
công nhân viên của trại và gia súc
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương 9
Trang 101.1.2.1 Ô nhiễm môi trường đất
Chất thải chăn nuôi chứa lượng lớn chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, các chất dinh dưỡng giàu nitơ, phospho Đây là nguồn phân bón giàu dinh dưỡng, nhưng khi bón trực tiếp vào đất quá mức cho phép, cây trồng không hấp thụ hết,
chúng sẽ tích tụ lại làm bão hòa hay quá bão hòa chất dinh dưỡng trong đất, gây
mất cân bằng sinh thái đất, thoái hóa đất, gây các tác động như làm chết cây, giảm sản lượng cây trông, đồng thời tạo điều kiện cho vi sinh vật ưa nitơ, phospho phát triển, hạn chế chủng loại vi sinh vật khác gây mất cân bằng sinh thái đất
Thêm vào đó, một số trường hợp như ở các nước chăn nuôi công nghiệp,
thức ăn gia súc thường bổ sung chất kích thích tăng trưởng (thành phần chủ yếu là hợp chất đồng, kẽm) Khi các chất này được thải ra cùng phân và nước tiểu gia súc, dần dân tích tụ thành lượng lớn trong đất, ảnh hưởng đến cây trồng và cuối
cùng trở lại tác động vào con người
Ngoài ra, trong phân tươi gia súc chứa rất nhiều vi sinh vật gây bệnh, chúng
có thể sinh sôi và phát triển, tổn tại rất lâu trong đất như Samonella trong đất ở
độ sâu 50 em và tổn tại được 2 năm, trứng ký sinh trùng cũng khoảng 2 năm
1.1.2.2 Ô nhiễm môi trường nước
Chất thải chăn nuôi không được xử lý hợp lý, lại thải trực tiếp vào môi
trường nước sẽ làm suy giảm lượng oxy hòa tan do cơ chế tự làm sạch nhờ vi sinh vật hiếu khí, các vi sinh vật này sử dụng khí oxy để phân hủy các hợp chất hữu cơ từ phân và nước thải chăn nuôi Thêm vào đó, do trong chất thải chăn nuôi hàm
lượng chất dinh dưỡng cao lại giàu nitơ, phospho nên dễ dàng tạo điểu kiện cho tảo phát triển, gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh vật thủy sinh trong nguồn tiếp nhận Đồng thời, nước là môi trường đầy đủ
Trang 11vốn hiện diện trong phân lợn rất nhiều Đặc biệt nghiêm trọng hơn, nếu các chất thải thấm xuống đất đi vào mạch nước ngầm sẽ gây ô nhiễm nước ngầm, nhất là các giếng mạch nông gần chuồng nuôi gia súc hay gần hố chứa chất thải khơng có hệ hống thốt nước an toàn
Bảng 6 : Các chỉ tiêu ô nhiễm của chất thải tính cho 1000 kg trọng lượng sống của lợn (ASEA standards) Chỉ tiêu Khối lượng (kg) Tổng lượng phân §4 Tổng lượng nước tiểu 39 TS 11 BOD; 3,1 NH,-— N 0,29 SS 0,027
Để đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước, ta cần phải lựa chọn chính xác
Trang 12- Các thông số bổ sung : vi khuẩn, độ đục, màu, pH
* Ảnh hưởng của các chất ô nhiễm chính đến môi trường nước - Chất hữu cơ
Trung bình 15% sinh khối thức ăn chuyển thành phân lợn khô Các thức ăn,
dưỡng chất khó đồng hóa và hấp thụ cuối cùng được bài tiết ra bên ngoài theo
phân, nước tiểu cùng các sản phẩm trao đổi chất
Đa số các carbonhydrate, protein, chất béo trong chất thải có phân tử lượng
lớn nên không thể thấm qua màng vi sinh Để chuyển hóa các phân tử này, vi
sinh phải phân hủy chúng ra thành các mảnh nhỏ để có thể thấm vào tế bào Vì thế quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ nhờ vi sinh vật trải qua 2 giai đoạn chủ yếu sau:
* Giai đoạn I: Thủy phân các chất phức tạp thành đơn giản như carbonhydrate thành đường đơn, protein thành acid amin, chất béo thành acid béo
mạch ngắn
* Giai đoạn 2 : Phân hủy sinh học hiếu khí để chuyển các chất hữu cơ thành
khí carbonic và nước - Nito va Phospho
Bởi vì khả năng hấp thụ nitơ, phospho của gia súc tương đối thấp nên phần
lớn sẽ được bài tiết ra ngoài Vì vậy, hàm lượng nitơ, phospho trong chất thải
chăn nuôi tương đối cao, nếu không được xử lý tốt sẽ gây nên hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nước
* Nito : Theo Jongbloed va Lenis, 1992, đối với heo trưởng thành, trong 100
g nitơ tiêu thụ vào cơ thể có 30 g được giữ lai trong co thé, 50 g được bài tiết theo
Trang 1320 g được bài tiết theo phân dưới dạng nitơ vi sinh vật là dạng khó phân hủy và an tồn cho mơi trường Tùy theo sự có mặt của oxy trong nước mà nitơ chủ yếu
tôn tại ở các dạng NH¿', NO;, NO;
Khi nước tiểu và phân được bài tiết ra ngoài, nhóm vi khuẩn Urobacteria như Micrococcus ureae sé san sinh ra enzym urease chuyén héa uré thanh NH;, ammoniac nhanh chóng phát tán vào trong không khí gây nên mùi hôi hay khuếch
tán vào trong nguồn nước gây ô nhiễm nguồn nước
(NH ,),CO+H,O > NH, +OH~ +CO, NH, †+H,O+CO, † (1)
Nông độ ammoniac tạo thành tùy thuộc vào lượng urê, pH chất thải và điều kiện lưu trữ chất thải
Sau khi ammoniac khuếch tán vào nước, nó tiếp tục được chuyển hóa
thành NO;, NO; nhờ vi khuẩn nitrat hóa trong điểu kiện có oxy Đến khi gặp
điều kiện ky khí nitrat lại bị vi sinh vật ky khí khử thành nitơ tự do tách khỏi nước Lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ chứa nitơ trong nước thải chăn
nuôi chiếm 47% TOD (nhu cầu oxy lý thuyết)
Nitrosomonas
NH; + O; NO, + 2H* + HạO (2)
- Nitrobacter -
NO; + O; NO; (3)
Dựa vào dạng của nitơ trong nguôn tiếp nhận, có thể xác định thời gian
nước bị ô nhiễm: nếu nitơ trong nước thải chủ yếu ở dạng ammoniac thì chứng tỏ
nguôn nước mới bị ô nhiễm, còn ở dạng nitrit (ÑOz) là nước bị ô nhiễm một thời gian lâu hơn và ở dạng nitrat (NO;) là nước đã bị ô nhiễm thời gian dài
C4 ba dang ammoni (NH,"), nitrit (NÑO;), hay nitrat (NO;) đều có ảnh
hưởng đến sức khỏe con người Vì khi đi vào cơ thể, gặp điểu kiện thích hợp
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương B
Trang 14(NH¿), và (NO;) có thể chuyển hóa thành NO;, mà NO; có ái lực mạnh với
hổng cầu trong máu mạnh hơn oxy nên khi nó thay thế oxy sẽ tạo thành methemoglobin, ức chế chức năng vận chuyển oxy đến các cơ quan của hồng cầu, ngăn cẩn quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm cho các cơ quan thiếu oxy, đặc
biệt là ở não dẫn đến nhức đầu, mệt mỏi, hôn mê thậm chí là dẫn tới tử vong
Phospho : Trong nước thải chăn nuôi, phosphat chiếm tỉ lệ cao, thường
tổn tại ở dạng orthophosphat (HPO,?, H;PO¿, PO,°), metaphosphat hay
(polyphosphat) va phosphat hifu cơ Phosphat không độc hại cho con người, nhưng
là một chỉ tiêu để giám sát mức độ chuyển hóa chất ô nhiễm của các công trình
xử lý có hệ thống hồ sinh vật và cây thủy sinh
Trong các hồ nghèo đinh dưỡng nông độ phospho là thấp và có xu hướng suy giảm Và tỉ lệ nông độ nitơ và phospho thường lớn hơn 12, do đó sự phú
dưỡng hóa là do phospho khống chế Vì vậy có thể nói phospho là thông số giới hạn để đánh giá sự phú dưỡng do tác nhân ô nhiễm không bến vững
-_ Vi sinh vật
Nước thải cuốn theo phân chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh như Shigella,
Salmonella, gây bệnh dịch tả, Taenia saginara gây bệnh giun sán, và có cả trứng giun sán như nhóm ký sinh trùng đường ruột Ascaris suum,Oesophagostomum,
Trang 15Trong môi trường chuông trại kém vệ sinh, độ ẩm cao, đặc biệt là nơi nước
đọng nhiều ngày hay các mương dẫn thải, nơi lưu trữ thu gom chất thải từ các chuồng trại là nơi có điểu kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển
Khi kiểm tra đánh giá mức độ ô nhiễm nước do vi sinh vật (nhân tố gây
bệnh), người ta chỉ tiến hành kiểm tra nhóm vi khuẩn chỉ danh Ba nhóm vi sinh
vật chỉ danh thường sử dụng : Escherichia coli, Streptococcus ƒeacdli, Coliform
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương 15
Trang 16Bảng 7 : Một số vi sinh vật gây bệnh trong phân heo (Lê Trình, 1997) Lượng Điều kiện bị điệt Khả năng Tên ký sinh vật ký sinh cà T gian gây bệnh | T°(C) trùng (phút)
Salmonella Typhi - Thuong han 55 30
Salmonella Typhi A & B - Pho T Han 55 30
Shigella spp - Ly 55 60
Vibrio cholerae - Ta 55 60
Escherichia Coli 10°/100m1_ | Viém da day 55 60
Hepatite A - Viém gan 55 3-5 Taenia saginata - Sdn 50 3-5 Micrococcus - Ung nhot 54 10 Streptococcus 107/100ml Làm mủ 50 10 Ascaris lumbricoides - Giun đũa 50 60 Mycobacterium - Lao 60 20 Tubecudsis - Bach hau 55 45 Diptheriac - Sởi 45 10
Corynerbacterium - Bai liét 65 30
Giardia Lamblia - Tiêu chảy 60 30
Trang 171.1.2.3 Ơ nhiễm mơi trường không khí
Các khí sinh ra trong chuồng nuôi gia súc và bãi chứa chất thải chăn nuôi là
do quá trình phân hủy ky khí và hiếu khí chất thải gia súc (chủ yếu là phân và nước tiểu) cũng như là quá trình hô hấp của chúng Các khí này có nồng độ khác
nhau tùy thuộc vào điều kiện mơi trường bên ngồi (nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ,
) cùng phương thức thu gom, lưu trữ, vận chuyển, xử lý chất thải * Thành phần khí từ chuông nuôi gia súc
Thành phần hóa học của chất thải chăn nuôi thay đổi một cách nhanh chóng
trong quá trình lưu trữ Trong quá trình lưu trữ chất thải chăn nuôi, một lượng lớn chất khí tạo thành bởi hoạt động của vi sinh vật, trong đó thì NH:, CH¿, HS, CO;, indol, skatol, là các khí ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, kháng bệnh của
gia súc đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của công nhân Những khí
này có thể được tạo thành với sản lượng tương đối lớn đặc biệt là ở những khu
vực chuồng trại thiếu thơng thống Nhiều nghiên cứu cho thấy các khí độc trong
chăn nuôi có khả năng gây ra các bệnh về đường hô hấp Dựa vào tác dụng gây
độc của các khí này, tiến sĩ Trương Thanh Cảnh (1999) phân ra làm các nhóm sau:
- Nhóm 1: Các khí kích thích - Nhóm 2: Các khí gây ngạt - Nhóm 3: Các khí gây mê
- Nhóm 4: Nhóm chất kim loại vô cơ hoặc hữu cơ
Những chất này bao gồm các nguyên tố và hợp chất độc dễ bay hơi Chúng
Trang 18Bảng § : Đặc điểm các khí sinh ra từ quá trình phân hủy phân heo
(Ohio State University, U.S.A) Giới hạn Khí Mùi Đặc điểm tiếp xúc Tác hại (ppm) Kích thích mắt và
Nhẹ hơn không khí, sinh
đương hô hấp trên,
Hãng, |ra từ hoạt động của vi Ộ NH; 20 gây ngạt ở nồng độ xốc sinh vật ky khí và hiếu - cao, dẫn đến tử khí, tan trong nước vong
Năng hơn không khí, tan Gây uể oải, nhức
Không | tốt trong nước, sinh ra từ đầu, có thé gây
CO; 1 000 x ae
mùi hoạt động cua vi sinh vật ngạt, dẫn đến tử
ky khí và hiếu khí vong ở nồng độ cao
Là khí độc, gây
Nặng hơn không khí, ` -
Trứng nhức đầu, buốn nôn,
Trang 19* Ảnh hưởng khí, bụi, vì sinh vật trong không khí khu vực chuông nuôi Chất thải chăn nuôi với các thành phần như protein, carbohydrate, lipid qua quá trình phân hủy bởi các vi sinh vật ky khí tạo ra các sản phẩm khác nhau: NH3 Indol, Skatol, Phenol Protein HaS Acid hữu cơ mạch ngắn Alcohol Aldehyde va H ketone Carbonhydrat Các acid hữu cơ H:O, CO; và các Hydrocarbon mạch ngắn Acid béo H;O, CO; và CHạ Lipid
Alcohol Aldehyde và ketone
Hình 1: Các sản phẩm từ quá trình phân hủy ky khí của chất thải chăn nuôi
(Trương Thanh Cảnh, 1999)
Mackie (1994) chia hợp chất gây mùi từ phân lợn làm 4 nhóm hóa học:
- Acid béo dé bay hơi (bao gồm isobutyric, 2-metyl butyric, isovaleric,
valeric, caproic va acid capric)
- Các hợp chất Indol và phenol (gồm Indol, skatol, cresol và 4-metyl
phenole)
- Ammoniac và các amin dễ bay hơi (bao gồm putrescine, cadaverine và các acid béo như metylamin và etylamin)
Trang 201.2 Tổng quan về phospho và quá trình xử lí phospho 1.2.1 Tổng quan về phospho
1.2.1.1 Giới thiệu về phospho
* Vai trò sinh học
Theo thuật ngữ sinh thái học, phospho thường được coi là chất dinh dưỡng giới hạn trong nhiều môi trường, tức là khẩ năng có sẵn của phospho điều chỉnh tốc độ tăng trưởng cửa nhiều sinh vật Trong các hệ sinh thái, sự dư thừa phospho có thể là một vấn để đặc biệt trong các hệ thủy sinh thái (sự đinh dưỡng tốt và bùng nổ tảo)
Phospho là nguyên tố quan trọng trong mọi dạng hình sự sống đã biết
Phospho vô cơ trong dạng phosphat (PO,*) đóng một vai trò quan trọng trong các
phân tử sinh học như AND và ARN trong đó nó tạo thành một phần của phần cấu trúc cốt tủy của các phân tử này Các tế bào sống cũng sử dụng phosphat để vận chuyển năng lượng tế bào thông qua adenoxin triphosphat (ATP) Gần như mọi
tiến trình trong tế bào có sử dụng năng lượng đều có nó trong dạng ATP ATP cũng là quan trọng phosphat hóa, một dạng điều chỉnh quan trọng trong tế bào Các muối phosphat canxi đươc các động vât dùng để làm cứng xương của chúng Trung bình trong cơ thể người chứa khoảng gần Ikg phospho và khoảng 3⁄4 số đó nằm trong xương và răng dưới dạng apatit Một người lớn ăn uống đầy đủ tiêu thụ
và bài tiết ra khoảng 1 - 3 (g) phospho trong ngay 6 dang phosphat * Sự phổ biến
Trang 21trong đó được phan cấu tạo là apatit (khoáng chất chứa phosphat tricanxi dang không tỉnh khiết) là một nguồn quan trọng về mặt thương mại của nguyên tố này
Thù hình màu trắng của phospho có thể được sản xuất theo nhiều công nghệ
khác nhau Trong một qui trình, phosphat tricanxi thu được từ các loai đá phosphat, được nung nóng trong các lò nung với sự có mặt của cacbon và silica Phospho dạng nguyên tố sau đó được giải phóng dưới dạng hơi và được thu thập dưới dạng axit phosphoric
* Ứng dụng của phospho
Axit phosphoric đậm đặc, có thể chứa tới 70% - 75% PO; là rất quan trọng
đối với ngành nông nghiệp do nó được dùng để sản xuất phân bón Nhu câu về
phân bón đã dẫn tới sự tăng trưởng đáng kể trong sản xuất phospho trong nửa sau của thế kỹ 20 Các sử dụng khác còn có:
Các phosphat được dùng trong sản xuất các loai thủy tỉnh Tro xương, phosphat canxi được sử dụng trong sản xuất đồ sứ Tripolyphosphat natri sẩn xuất từ axit phosphoric có trong bột giặt
Axit phosphoric san xuat tit phospho nguyên tố, được ứng dụng trong trong
nhiều lĩnh vực Axit này cũng là điểm khởi đầu để chế tạo các phosphat cấp thực
phẩm Các hóa chất này bao gồm phosphat monocanci được dùng trong bột nở và tripolyphosphat natri và các phosphat của natri Trong số các ứng dụng khác, các
hóa chất này đươc dùng để cải thiện các đặc trưng của thịt hay pho mát đã chế
biến Người ta thường dùng nó trong thuốc đánh răng Phosphat trinatri được dùng
Trang 22- Phospho được sử dụng rộng rãi để sản xuất các hợp chất hữu cơ chứa
phospho thông qua các chất trung gian như cloruaphospho và sulfuaphospho Các
chất này có nhiều ứng dung bao gồm các chất làm dẻo, các chất làm chậm cháy,
thuốc trừ sâu, các chất chiết và các chất xử lý nước
* Tính độc của phospho ( phòng ngừa )
Đây là nguyên tố có độc tính với 50 mg là liễu trung bình gây chết người (phospho trắng nói chung được coi là dạng độc hại của phospho trong khi
phosphat và orthophosphat lại là các chất dinh dưỡng thiết yếu) Thù hình
phospho trắng cần được bảo quản dưới dạng ngâm nước do nó có độ hoạt động hóa học rất cao với oxy trong khí quyển và gây ra nguy hiểm cháy và thao tác với
nó cần đươc thực hiện bằng kẹp chuyên dụng và việc tiếp xúc trực tiếp với da có thể sinh ra các vết bỏng nghiêm trọng Ngộ độc mãn tính phospho trắng đối với các công nhân không được trang bị bảo hộ lao động tốt dẫn đến chứng chết hoại xương hàm Nuốt phải phospho trắng có thể sinh ra tình trạng mà trong y tế gọi là
“hội chứng tiêu chảy khói” Các hợp chất hữu cơ của phospho tạo ra một lớp lớn các chất, một số trong đó là cực kỳ độc Các este florophosphat thuộc về số các chất độc thần kinh có hiệu lực mạnh nhất mà ta đã biết Một loại các hợp chất hữu cơ chứa phospho được sử dụng bằng độc tính của chúng để làm các thuốc trừ
sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, Phần lớn các phosphat vô cơ là tương đối không độc và là các chất dinh dưỡng thiết yếu
Khi phospho trắng bị đưa ra ánh sáng măt trời hay bị đốt nóng thành dang hơi ở 250°C thì nó chuyển thành dang phospho đỏ và nó không tự cháy trong không khí, do vậy nó không nguy hiểm như phospho trắng Tuy nhiên việc tiếp xúc với nó vẩn cần sự thận trọng do nó cũng có thể chuyển thành phospho trắng
trong một khoảng nhiêt độ nhất định và nó cũng tỏa ra khói có độc tính cao chứa
Trang 23* Hợp chất phospho trong môi trường nước và axit phosphoric
Phospho có lớp vỏ electron 1s”2s?2p”3s”3p”` và ở nhóm VA Nó là phi kim hoạt động trung bình Khối lượng chủ yếu của phospho trong vỏ quả đất là ở dưới
dạng phosphat (V) các khoáng vật phosphoric Caz(PO¿);, hydroxylapatit,
Cas(PO,)3;(OH), floapatit Caz(PO,)F, Trong đó khoảng 95% nguồn phospho trên thới giới tổn tại dưới đạng các Fluoapatit
Phospho có trong thành phân cơ thể động vật Hydroxylapatit là phần
khoáng của răng và xương, còn những dẫn xuất hữu cơ phức tạp của phospho nằm trong thành phần não và thần kinh
Hợp chất của phospho và oxy, anhidrit phosphoric (PạOs), có chứa nguyên tử phospho hóa trị ( +5 ) P¿Os là bột màu trắng, có tác dụng rất mạnh với nước thành axit meta phosphoric, sau đó thành axit orthophosphoric (gọi đơn giản là axit phosphoric):
PO: + HO > 2HPO; (4)
HPO; + HO >> H;PO, (5)
Hai phương trình trên có thể viết đưới dạng sau :
PO; + 3H;O > 2H:PO¿ (6)
Do có ái lực lớn với nước, nên người ta dùng P;O; làm khô các chất khí, các
chất lỏng, cũng như trong tổng hợp hóa học
Axit orthophosphoric là axit có chứa 3 ion H”, nên khi phân ly nó có 3 dạng
anion: HạSO¿, HPO,”, PO,* Axit phosphoric c6 cc hang sé phan ly 1a pK,=2,16;
ì
pK, =7,16 va pK; = 12,4 Thudng thi proton tach ra khdi phan tit 6 n&c trudc dé đàng hơn nấc sau, có thể là do số proton tách ra càng tăng thì phân tử càng âm điện nên giữ proton càng chặt
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương 23
Trang 24Muối của các axit phospho gọi là phosphat Có 3 trạng thái tổn tại của phospho trong nước là : orthophosphat (PO¿Ÿ), polyphosphat và phosphat liên kết hữu cơ Các phosphat ngưng tụ mạch thẳng hay polyphosphat chứa anion có công
thức chung là P,O¿„„¡ “*2"
Ví dụ: Như muối diphosphat hay còn gọi là pyrophosphat (M„P;O;) và muối
triphosphat (M;:P;O¡o) (M là kim loại kiểm) Tất cả các dạng polyphosphat đều
chuyển hóa về dạng orthophosphat trong môi trường nước, quá trình chuyển hóa
được thúc đẩy bởi nhiệt độ (nhất là ở gần điểm sôi) và trong môi trường axit
Polyphosphat bị phân hủy nhanh nhờ quá trình thủy phân như sau :
P;0,>” + 2H,O = 2HPO,” + H,PO; (7)
Các phospho hữu cơ được oxy hóa và thủy phân thành orthophosphat Các ion phosphat trong nước thường bị thủy phân theo 3 bậc sau đây (do H;PO¿ có 3
nấc phân ly)
PO¿” + 2HO «+ HPO¿” + OH (8)
HPO,” + HO = HPO; + OH (9)
HPO, + H,0 <= H;PO, + OH (10)
Khi có mặt muối ion Mg”* và ion NH¿ ở trong dung dịch ammoniac, ion PO¿” tạo nên kết tủa màu trắng NH„MgPO¿ không tan trong dung dịch amoniac nhưng tan trong axit như:
NH¿' + Mg”” + PO, = NH,MgPO, q1)
Trang 25màu vàng không tan trong axit nitric nhưng tan trong kiểm và dung dịch ammoniac
3NH,*PO,* + 12MoO,? + 24H* = (NH,)3(Pmo,2049) + 12H;O (12)
Những phản ứng này dùng để nhận biết ion PO¿Ÿ ở trong dung dich 1.2.1.2 Chu trình phospho trong tự nhiên
Môi trường sinh vật (Biological Environmen)) là thành phần hữu sinh của
môi trường Môi trường sinh vật bao gồm các hệ sinh thái, quân thể thực vật và động vật Môi trường sinh vật tổn tại và phát triển trên cơ sở đặc điểm của các
thành phần môi trường vật lý và không thể tách khỏi môi trường vật lý
Các thành phần của môi trường không tổn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn có sự
chuyển hóa trong tự nhiên, diễn ra theo chu trình và thông thường ở dạng cân
bằng Chính sự cân bằng này đảm bảo cho sự sống trên trái đất phát triển ổn định
Các chu trình phổ biến nhất trong hệ tự nhiên, trong đó có chu trình của phospho, là quá trình luân chuyển các nguyên tố hóa học từ dạng vô sinh (đất, nước, không
khí) vào dạng hữu sinh (sinh vật) và ngược lại Một khi các chu trình này không
Trang 26ĐẤT ĐẠI DƯƠNG Động,thực vật Động,thực vật Ƒ 1 I I I | L ———¬1 Sinh vật chết — (P) hữu cơ,vô cơ L_11 I | I ' trén lớp mặt Ị ! | | I I | Phosphat | _ ] | (P) trong đáy |g _4 trong đất dai dương i \ \ | | Ị \ I hòa tan và lơ lững i | \ | | \ i Tram tich
Hình 2: Chu trình phospho trong tự nhiên
1.2.1.3 Những nguồn phát sinh phospho + Nguồn nước thải sinh hoạt
Các nguồn phospho đưa vào môi trường chủ yếu do hoạt động nhân tạo của
con người gây ra, trong đó nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu dân cư hay nước
thải vệ sinh Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng
cao của chất hữu cơ không bêển vững, chất dinh dưỡng ( phospho, nitơ ) Tổng
phospho trung bình do một người hàng ngày đưa vào môi trường là khoảng 0,8 > 4 (g)/người/ngày, trong đó phospho vô cơ bằng 0,7 tổng (P) và phospho hữu cơ bằng 0,3 tổng (P)
Phospho trong nước thải sinh hoạt chủ yếu có từ nguồn gốc: phân người,
Trang 27P/người/năm hoặc trung bình là 0,6 kg Lượng phospho từ nguồn chất tẩy rửa tổng
hợp được ước tính là 0.3 kg/người/năm Sau khi hạn chế hoặc cấm sử dụng phospho trong thành phần chất tẩy rửa, lượng phospho trên giảm xuống còn
khoảng 0,1 kg/người/năm
Thức ăn thừa: sữa, thịt, cá hoặc dụng cụ nấu ăn, đựng các loại trên khi vào
nước cũng thải ra một lượng phospho đáng kể
+ Nguồn nước thải công nghiệp
Ô nhiễm do hợp chất phospho từ sản suất công nghiệp liên quan chủ yếu tới chế biến thực phẩm, sản xuất phân bón hay trong một số ngành nghề đặc biệt như
chế biến mủ cao su, chế biến tơ tầm, thuộc da, chế biến sữa, sản xuất bơ, pho mát, chế biến nấm
Các chất hoạt động bể mặt dùng làm chất tẩy rửa khi tiếp xúc với các chất gây cứng của nước (Ca”, Mg”") thì khả năng làm sạch của nó sẽ giảm đi Các
muối canxi tan làm mất khả năng tạo bọt cửa xà phòng, ta sẽ thấy có cặn vón
xám nhạt trên mặt nước Đó là kết tủa khó tan do anion xà phòng và ion canxi tạo
ra, các ion magie cũng tạo được kết tủa với xà phòng
Nước “cứng“ là nước có chứa các ion canxi và magie thường ở dạng hydrocacbonat Vì vậy khi xà phòng natri stearat gặp nước cứng thì sẽ có canxi stearat và magie stearat kết tủa Do vậy các anion xà phòng bị loại khỏi dung dịch và không tham gia tẩy sạch nữa
2C\7H3;COO'Na* + Ca* > Ca(C7H3sCO,)(r) + 2Na* (13) Các “thể sáp“ không hòa tan này thường tạo ra những cặn bẩn bám lên vải và trong máy giặt
Trong bột giặt có khoảng 20% là chất hoạt động bể mặt, còn lại là chất phụ gia có thể là các chất silicat và phosphat, làm cho nước có môi trường bazơ yếu
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương 27
Trang 28Để loại trừ tính chất axit của bụi bẩn và dầu mỡ trong quần áo Với phosphate
nhu natri triphosphate ( NasP3Oj9 ) sé tạo được phức với ion Ca?" và Mg”” như :
2P30i0° (aq) + 5Ca”(aq) 3 Cas(P;Oio); (aq) (14)
> Polyphosphat bị phân hủy nhanh nhờ quá trình thủy phân sau :
PO” + 2H,O = 2HPO,” + H;PO¿ (15)
Vì phosphat thường gây ô nhiễm nguồn nước nên người ta đã thử thay thế
pentanatri tripolyphosphat bằng NTA (natritriaxetic) N(CHạCOONa); nhưng đã đình chỉ sử dụng do bị nghỉ là chất sinh quái thai
Một số ngành công nghiệp như: công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực phẩm trong nước đều có chứa phosphat
Ví dụ: Tại nước thải công nghiệp rượu bia, nổng độ N và P có thể đến 150 -
200 mg/l va 15 - 30 mg/l
+ Nguồn thải từ nông nghiệp, chăn nuôi
Phân bón sử dụng trong nông nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước Tại vùng nông thon néng độ (P) ở các con sông cao trong thời điểm sử dụng phân nhiều, đặc biệt khi có mưa rửa trơi Ngồi ra cịn có
một số chất như : Sắt phosphat từ các lớp cặn lắng có thể bị hòa tan trở lại trong khi các nguồn nước có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất ô nhiễm có thể tổn tại
các điều kiện khử hoặc giá trị pH thấp, quá trình sảy ra theo phương trình sau:
FeŒPO,), + H' + e « Fe”(nước) + HPO, (nước) (16)
> Chất khử có thể là H;S hoặc các hợp chất hữu cơ trong nước
Trang 29mg/]),trong thời gian lưu giữ chúng bị phân hủy yếm khí tạo ra khí metan va cacbonic
Bảng 9: Thành phân chính trong phân tươi của một số lồi ni Phân lồi ni Độ ẩm (%) | N(%) | PzO;(%) | K;O (%) Bò thịt 85 0.5 0.2 0.5 Bò sữa §5 0.7 0.5 0.5 Gia cầm 72 1.2 1.3 0.6 Lợn 82 0.5 0.3 0.4 Dê, cừu T7 1.4 0.5 0.2
1.2.1.4 Hiện tượng phú dưỡng
Phú dưỡng hóa (eutrophication) là việc gia tăng nồng độ của các chất dinh dưỡng đến mức tạo ra sự phát triển bùng nổ các loại tảo, rong trong môi trường nước Quá trình phú dưỡng hóa đóng vai trò quan trọng trong dây chuyển thực phẩm của hệ sinh thái nước
Trong nước, tảo sử dụng cacbon dioxit, nitơ vô cơ, orthophosphat và các chất
dinh dưỡng khác với lượng vết để phát triển Tảo lại là thức ăn của động vật phù du (zooplankton) Một số lớn cá nhỏ ăn động vật phù du và rong tảo, một số loại
cá lớn lại ăn cá nhỏ Như vậy năng suất của dây chuyển thực phẩm lại phụ thuộc vào lượng N và P Khi nồng độ N và P cao, rong tảo phát triển mạnh tạo ra khối
lượng lớn đến mức các loài động vật phù du không thể tiêu thụ hết, dẫn đến làm đục nước Đặc biệt trong nguồn nước tù (ao, đâm) có thể tạo ra nước chứa đây tảo
như nước xúp Việc phân hủy tảo sẽ tạo ra mùi và tạo ra những chất cặn lắng, gây
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương 29
Trang 30giảm oxy hòa tan trong nước, từ đó gây cẩn trở việc phát triển hâu hết các loài
cá Trong điều kiện đó thì chỉ có một số loài cá đữ mới có thể sống được Động vật phù du , Cá nhỏ
Tảo xanh (loai ăn cỏ) tx s3
Dây chuyên thực phẩm Cá đơn
; bình thường (loại ăn động NÑitơ và phospho Dư thừa Cá ăn thịt NÑitơ và phospho Bùng nổ tảo xanh - lue Động vật phù du ˆ at ohn Gia tăng sinh khối tảo Phát triển cỏ,lau | say ven bờ đuc.sánh Nước Giảm ox y Tăng mùi §
Hình 3 : Tác động của sự phú dưỡng đến dây chuyền thực phẩm
trong hệ sinh thái nước
Với mật độ rong tảo cao, chất lượng nước sẽ bị suy giẩm, gây ảnh hưởng
đến công tác cấp nước sinh hoạt, gây ảnh hưởng đến mỹ quan
Trang 31Minh, hiện nay đang bị phú dưỡng hóa nặng với biểu hiện của sự phát triển mạnh của các loài tảo, bèo,
1.3 Quá trình khử phospho bằng sinh học
Khả năng thực hiện việc khử phospho bằng con đường sinh học là mục tiêu
của nhiều nghiên cứu khoa học Đó là giải pháp không cần sự hổ trợ của các chất
phản ứng và thực tế là không sản sinh ra lượng bùn dư thừa nào Những nghiên cứu này thực sự đã bắt đầu vào giữa những năm 60 với công trình của (Shapiro và
Levin) Các ông nhận thấy rằng bùn hoạt tính không được sục khí thì giải phóng
phospho và ngay khi nông độ oxy tăng lên bùn sẽ hấp thụ lại phospho Nguyên tắc của phospho hóa sinh học là có sự tích lũy phospho vào khối vi sinh Sự tích
lũy này có thể gây ra do:
- Sự kết tủa hóa học của phospho vô cơ xung quanh vi khuẩn trong những điều kiện riêng biệt cửa môi trường hẹp ;
- Chính bản thân các vi sinh ;
- Sự kết hợp của cả hai nguyên nhân trên
1.3.1 Quá trình kết tủa ngoài tế bào của phospho vô cơ
Nguyên nhân chính của việc tạo ra các kết tủa này là do sự tăng độ pH hoặc
sự tăng nồng độ ion kết tủa (nhiều khảo sát đã xác nhận điểu đó) Thực vậy, các vi khuẩn nuôi cấy trong điểu kiện kị khí sẽ giảm nồng độ canxi ngoại tế bào,
trong khi đó chúng lại giải phóng phospho, kali và magiê (kali và magiê là những ion ổn định của polyphotphat nội tế bào) Do vậy, có thể là việc giải phóng các
ion photphat làm giảm nồng độ canxi và từ đó có giả thuyết về sự kết tủa Khi
không có oxy, sự thay đổi độ pH gây ra do khử nitrat hóa là do lên men axit của
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương 31
Trang 32các sản phẩm hữu cơ liên tục biến đổi nhằm làm tăng nồng độ phospho và có thể làm tăng hoặc giảm hậu quả của chúng
1.3.2 Tích lũy nội tế bào polyphotphat do vi sinh của bùn hoạt tính
Cùng với sự kết tủa ngoại tế bào dễ biến đổi, khó định lượng và khó kiểm
soát, ngày nay các vi khuẩn tích lũy polyphotphat (poly P) đóng vai trò chủ yếu Việc lưu giữ polyphospho thường thực hiện được bằng vi sinh học, đặc biệt là những trường hợp mất ổn định của môi trường dinh dưỡng Môi trường này ngăn chặn việc tổng hợp axit nucleic Polyphosphat đã tích lãy được có thể dùng
để dự trữ năng lượng so sánh được với mạch phosphat ở hệ ATP/ADP, hoặc để dự
trữ phospho Các phân tích về cộng hưỡng từ hạt nhân magiê (RMN) trên bùn phosphat đã khẳng định sự hiện diện của một số lượng lớn poly P Poly P chủ yếu
Trang 331.3.3 Các yếu tố liên quan đến việc khử phosphat bằng sinh học
Việc khử phosphat bằng sinh học đòi hỏi sự lặp đi lặp lại của các quá
trình ky khí và hiếu khí Tính lặp lại này làm thai đổi sự cân bằng enzim để điều
chỉnh việc tổng hợp poly P ở quá trình ky khí
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương 33
Trang 34Hình 4: Các hiện tượng xẩy ra khi khử phosphat bằng sinh học Tuần hoàn Bùn dư thừa Chất nên ' hữu cơ Quá trình kịkhí | : | Quá trình ưa khí Vi sinh vật : Axetogien Axetat P r
Vi sinh vat Vi sinh vat : Vi sinh vat Vi sinh vat
poly P poly P : poly P poly P
(poly P ) ( PHP ) : (PHP) (poly P)
L O0——
Như vậy, đặc điểm chung của tất cả các phương án sử dụng biện pháp thải
loại phospho sinh học là sự luân phiên thai đổi của quá trình kị khí và quá trình ưa
khí Ở quá trình kị khí thì các vi khuẩn tiếp xúc với cacbon hữu cơ của nước thải, còn ở quá trình ưa khí thì phospho đã bị khử trước đó được hấp thu trở lại
Có thể phân loại các phương án này thành hai nhóm lớn sau đây :
- Tất cả các phương án mà tại đây không có một chất phản ứng hóa học
nào được thêm vào Phospho được lưu giữ một cách “sinh học” ở trong bùn và do vậy chúng được thải ra cùng với bùn dư thừa Như thế hiệu suất việc khử phospho phụ thuộc hoàn toàn vào lượng phospho chứa trong bùn và sản sinh ra bùn dư
thừa
- Tất cả các phương án có sự khử phospho hỗn hợp sinh học và hóa-lí học
Trang 351.3.4 Sự phân giải phospho hữu cơ Nucleoproteit NH; NH; Axit nucleic Protein NH, C,H;N,O NH C;H;N:O Một số chất khác CoHsNs C;H,N;O;
Hình 5: Sự chuyển hóa axit nucleie bởi VSV có trong các chất thải
Trang 361 Bacillus mycoides Chúng thuộc vi khuẩn hiếu khí, có khả năng phân
giải phospho hữu cơ, protit nhưng không tạo thành
H;S
2_ | Bacillus Chúng thuộc vi khuẩn hình que, có nha bào, yếm
megatheriumvar khí tùy tiện, loài này có khả năng phân giải phosphaticum phospho hữu cơ rất mạnh
3 Bacillus asterosporus Chúng thuộc loài vi khuẩn yếm khí tùy tiện, có khả
năng phân giải phospho hữu cơ nhưng không mạnh
4 Pseudomonas spp Loài này có nhiều trong chất thải hữu cơ giàu
protein, chúng phân giải protein và phospho không mạnh
5 Actinomyces spp Loài này phân giản cả protein, cellulóe và phospho,
chúng là các loài hiếu khí, có khả năng chịu nhiệt
cao
1.3.5 Xử lí hợp chất phospho
Hầu như các hợp chất của phospho không tổn tại ở dạng bay hơi trong
điều kiện thông thường, vì vậy để tách phospho ra khỏi nước cần phải chuyển hóa
chúng về dạng không tan trước khi áp dụng các kỹ thuật tách chất lắng như: lọc, lắng hoặc tách trực tiếp qua màng thích hợp
Hợp chất phospho trong môi trường nước thải tổn tại trong các dạng:
phospho hữu cơ, phosphat đơn (H2PO,, HPO,’, PO,*) tan trong nước,
Trang 37Bảng 11: Hợp chất phospho và khả năng chuyển hóa Hợp chất Khả năng chuyển hóa Phospho hữu cơ Phân hủy thành phosphat đơn và trùng ngưng Phosphate đơn Tan, phần ứng tạo muối, tham gia phản ứng sinh hóa
Polyphosphate Ít tan, có khẩ năng tạo muối tham gia phản ứng sinh hóa Muối phosphate | Phần lớn không có độ tan thấp hình thành từ phosphat đơn Phospho trong tế | Thanh phần của tế bào hoặc lượng dự trữ trong à ^Z^1L A at 2g bao tế bào của một số vi khuẩn 1.3.6 Ưu nhược điểm của phương pháp sinh học + Uu điểm
- Giảm hoặc không sử dụng hóa chất kết tủa như AI””,Ca”” và hóa chất phụ trợ dùng trong quá trình kết tủa (kiểm)
- Giảm thiểu sự phát triển của vi sinh dạng sởi tạo điều kiện tốt cho quá trình lắng thứ cấp Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình oxy hóa ammoni do chất
hữu cơ giẩm trong giai đoạn yếm khí
- Nâng cấp các hệ xử lí nước thải đang hoạt động một cách để đàng, với giá thành hợp lí
+ Nhược điểm
- Diển biến của quá trình vi sinh phức tạp, vấn để tách loại phospho được quan tâm chưa lâu nên các thông số kỹ thuật dùng trong thiết kế cũng như các
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương 37
Trang 38yếu tố ảnh hưỡng tẩn mạn về giá trị và thậm chí trái ngược về kết quả dẫn đến
việc tính toán dễ gặp sai sót thể hiện ở khâu vận hành
- Kiểm soát điều kiện vận hành rất chặt chẽ sau cho trong vùng yếm khí
không tổn tại oxy và nitrat
1.4 Những phương pháp loại bỏ phospho trong nước thải
1.4.1 Loại bỏ Phospho bằng phương pháp hóa học
1.4.1.1 Dùng Ca”
Thường được tiến hành với vôi Khi đưa vôi vào hệ pH sẽ tăng làm dịch
chuyển cân bằng về PO¿ ` Tỷ lệ mol Ca/P nằm trong khoảng 1,33 đến 2 lon
Ca” có khả năng loại bỏ phosphat do nó tạo với phosphat những hợp chất kém
hòa tan Bắng sau ghi lại những giá trị tích số tan của một số hợp chất kém hòa
tan có liên quan:
Bảng 12 : Giá trị số tan của hợp chất kém hòa tan Hợp chất Tích số tan ( 25")
CaH;PO,* <-> Ca”” + H;PO,ˆ 107
CaHPO/ <-> Ca” + HPO, 1066
Ca; (PO,)2 <-> 3Ca** + 2PO,* 10”
Ca¡o(PO,)¿(OH); <-> 10Ca?' +6PO¿Ì + 2OH 10718
Hydroxy apatit C¡ạ(PO,)¿(OH); không bao giờ xuất hiện ngay trong quá trình hình thành mam tinh thể cho dù nó là thành viên ổn định nhất về mặt nhiệt
Trang 39Bước đầu tiên liên quan đến sự kết tửa của phosphat canxi Ca;(PO¡ạ); vô
định hình, nó có cấu trúc tỉnh thể không ổn định và có độ tan thấp Các dạng vô
định hình này tái kết tinh nhanh hay chậm đều phải trải qua một số dạng hợp chất
trung gian cấu trúc không xác định trước khi tạo thành hydroxy apatit Hợp chất
này có thể có thành phần khác với công thức hóa học về mặt tỷ lượng và có thể
có chứa những ion lạ
- Trong nước tụ nhiên, hàm lượng Ca”` có thể lên tới 100mg/l, nếu cho vôi
vào trong dung dịch sẽ hình thành CaCO; kết tủa do HCO; đã chuyển thành co,”
ở pH cao và nếu như ion Mg”” có mặt vừa đử thì sẽ xuất hiện kết tủa Mg(OH)¿
Ca?” + 2HCO; + Ca(OH); = 2CaCO: + 2H;O (17)
- Khả năng loại bổ phosphat sẽ rất tốt ở giá trị > 10, đặc biệt có hiệu quả ở
giá trị pH = 10,5 -I1
- Đặc điểm của phương pháp dùng vôi: Dùng vôi làm tăng độ kiểm của nước thuận lợi cho phản ứng phân hủy sinh học của NH,*, không đưa anion mới
vào nước thải(so với dùng muối để kết tửa phosphat)
- Canxi phosphat có thể dùng làm phân
1.4.1.2 Dùng muối sắt
Các muối sắt thường được sử dụng là: FeCls, FeCISO¿, FeSO¿, khi đưa Fe”" vào nước lập tức xảy ra quá trình thủy phân tạo ra các phức chất mang điện tích dương như (ở pH < 8) Fe(OH);°, Fe(OH)”*, Fe(OH); và một số dime, polymer tích điện dương Vì vậy, ngoài sự kết tửa còn xẩy ra sự hấp phụ hydroxit sắt tạo thành
Các kết tửa của phosphat sắt hình thành thường ở dạng gen và hiếm khi có thành phần ổn định Trong điều kiện pH thấp sẽ xuất hiện các kết tủa thiếu sắt
(hàm lượng Fe < thành phần theo tỷ lượng) Quá trình cân bằng đạt từ từ ở pH >
GVHD : ThS.Lé Céng Nhat Phương 39
Trang 405,5 và pH đo được sẽ trải qua một thời gian biến động cao Trong môi trường
trung tính và bazơ các ion OH' có ái lực với Fe lớn hơn so với PO,*
Fe(PO,), + mOH > Fe(OH)m(PO4)p-m3 + m/3 PO, (18)
Quá trình này PO¿ ` của OH - có thể quan sát được sự thay đổi màu sắc kết tủa từ trắng sang vàng Kết tủa màu vàng khi dung dịch Fe” tỉnh khiết Nếu dung dịch kém tỉnh khiết thì kết tủa sẽ chuyển sang màu đỏ Quá trình giảm độ tinh khiết là do Fe** trong dung dich không ngừng bị thủy phân dẫn đến sự hình thành các phức bị thủy phân và cuối cùng tạo thành kết tủa Fe(OH);
Tại một giá trị pH không đổi có kết tửa hoàn toàn phosphat với tỉ số mol Fe */P từ 1,4 — 1,6 Nếu tỷ số Fe”*/P tăng thì lượng Fe(OH); cũng tăng nhưng hợp chất của phosphat vẫn có thành phần không thay đổi Ở tỷ lệ Fe ”/P xấp xỉ 1,22
và 1,23 có sự hình thành phosphat bazơ dạng Fe(OH);H;PO¿
* Nhược điểm của phương pháp : - Đưa vào nước những anion của muối
- Khi dùng dư muối sắt sẽ làm giảm pH của nước thải do phản ứng thủy phân của chúng giải phóng ra H”
1.4.2 Các công trình loại bỏ Phospho bằng phương pháp sinh học
Phospho không chỉ tiêu thụ cho tế bào hoạt động mà còn tích lũy để vi sinh
vật sử dụng khi cần thiết, bùn chứa phospho dư sẽ được xả đi, hoặc khử hoặc xử