1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những lí luận của lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

13 826 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 32,72 KB

Nội dung

MỤC LỤC trang I những lí luận về lợi nhuận 1các quan điểm về lợi nhuận trước Mác a chủ nghĩa trọng thương b chủ nghĩa trọng nông c quan điểm về lợi nhuận của các nhà tư bản anh 2 Lí luậ

Trang 1

MỤC LỤC trang I) những lí luận về lợi nhuận

1)các quan điểm về lợi nhuận trước Mác

a) chủ nghĩa trọng thương

b) chủ nghĩa trọng nông

c) quan điểm về lợi nhuận của các nhà tư bản anh

2) Lí luận về lợi nhuận của Mác

a)Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa

b)Quá trình tạo giá trị thặng dư

c) lợi nhuận

d) sự che giấu quan hệ giữa sản xuất tư bản chủ

nghĩa và lợi nhuận

e) Tỉ xuất lợi nhuận và những nhân tố ảnh hưởng

đến tỉ xuất lợi nhuận

f) Tỉ xuất lợi nhuận bình quân và sự hình thành tỉ

xuất lợi nhuận bình quân

g) Sự chuyển hóa giá trị thành giá cả sản xuất

II) Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam

Trang 2

I.Những lí luận về lời nhuận

1) Các quan điểm về lời nhuận trước Mác:

a) Chủ nghĩa trọng thương:

Đây chính là tư tưởng kinh tiế đầu tiên của giai cấp tư sản sau khi thời kì phong kiến tan rã , phát sinh chế độ tư bản chủ nghĩa , chuyển

từ kinh tế hàng hóa đơn giản sang hàng hóa thị trường

Học thuyết trọng thương này coi trọng việc lưu thông hàng hóa và tiền tệ , coi tiền tệ là tiêu chuẩn của của cải Học thuyết này cho rằng lợi nhuận được sinh ra khi ta lưu thông trao đổi hàng hóa , nghĩa là nó được sinh ra từ việc ta mua rẻ bán đắt , mua ít bán nhiều Lợi nhuận được sinh ra trong các hoạt động ngoại thương ( trong hoạt động ngoại thương bắt buộc phải thực hiện chính sách xuất siêu ) Họ cho rằng không thể tạo ra lời nhuận nếu không gây ra tổn thất cho người khác

Từ đó, ta có thể rút ra đây là một quan điểm khá sai lầm Mang nặng tính chất kinh nghiệm của các nhà tư bản thời kì đầu Nhưng nó lại thịnh hành và phát triển vào khoảng thế kỉ XV-XVI vì đây là thời kì sản xuất hàng hóa chưa phát triển , các hình thức chiếm đoạt , cướp bóc, trao đổi hàng hóa bất bình đẳng còn được coi trọng

b) Chủ nghĩa trọng nông :

Chủ nghĩa trọng nông cũng được ra đời vào thời kì chuyển giao giữa chế độ phong kiến và tư bản nhưng sau thời kì chủ nghĩa trọng thương khi mà kinh tế đã có những bước phát triển hơn

Học thuyết trọng nông cho rằng chỉ có nông nghiệp mới giúp tạo ra được của cải từ đó làm giàu cho xã hội và khiến xã hội phát triển Chính vì lí luận trên nên chủ nghĩa này phê phán kịch liệt chủ nghĩa

Trang 3

trọng thương cho rằng lợi nhuận của chủ nghĩa này có được là do tiết kiệm các khoản chi phí thương mại

Trong lí thuyết tiền lương về lợi nhuận A.H.J Turgot ủng hộ quy luật sát về tiền lương nghĩa là tư bản chỉ phải trả tiền lương cho công nhân ở mức tối thiểu đủ để trang trải cuộc sống Sản phẩm lao động của công nhân nông nghiệp tạo ra gồm : tiền lương của họ và sản

phẩm thuần túy họ tao ra Trong đó , thu nhập của người lao động là tiền lương còn thu nhập của nhà tư bản là các sản phẩm thuần túy người lao động làm ra Vậy lời nhuận của tư bản chính là thu nhập không lao động do công nhân làm ra

A.H.J Turgot còn cho rằng các nhà tư bản bằng nhau dù đầu tư vào bất

kì lĩnh vực nào thì đều có lợi nhuận bằng nhau Đây chính là nguyên lí bình quân hóa tỉ suất lợi nhuận ở các ngành khác nhau

Qua đó , ta thấy chủ nghĩa trọng nông đã đưa ra được một khía cạnh là các sản phẩm do giai cấp công nhân nông nghiệp làm ra

Nhưng họ lại có những quan điểm sai lầm về bản chất của lợi nhuận và

đã trả tiền lương thấp cho công nhân nhằm chiếm đoạt sản phẩm thuần túy dư ra

c) Quan điểm về lợi nhuận của các nhà tư bản Anh

Giai cấp tư sản lúc này đã nhận ra rằng :” muốn giàu thì họ phải bóc lột giai cấp lao động , lao động làm thuê là những người nghèo là

nguồn gốc làm giàu vô tận của những người giàu “

William Petty (1623-1687)

Lý thuyết địa tô –lợi tức của W.Petty được xây dựng trên cơ sở lí thuyết giá trị - lao động Ông tìm thấy nguồn gốc của địa tô trong lĩnh

Trang 4

vực sản xuất Ông định nghĩa địa tô và sự chênh lệch giữa giá trị của sản phẩm và chi phí sản xuất Về thực chất địa tô là giá trị dôi ra ngoài tiền lương , tức là sản phẩm lao động thặng dư Ông nghiên cứu chi tiết địa tô chênh lệnh và chỉ ra rằng các mảnh ruộng xa gần khác nhau đem lại thu nhập khác nhau Về lợi tức, ông cho rằng lợi tức là tô của tiền cho rằng nó phụ thuộc vào mức địa tô

Adam Smith(1739-1790)

Lí thuyết tiền lương, lợi nhuận địa tô của A.Smith được xây dựng trên cơ sở lí thuyết giá trị lao động A.Smith cho rằng trong giá trị hàng hóa do người công nhân tạo ra , anh chỉ nhận được một phần tiền lương , phần còn lại là địa tô và lợi nhuận của nhà tư bản Cũng theo ông địa tô là khoản khấu trừ , đầu tiên là sản phẩm lao động về lượng

đó là sự dôi ra ngoài tiền lương và lợi nhuận tư bản Về mặt chất nó phản ánh quan hệ bóc lột Còn lợi nhuận là khoản khấu trừ thứ 2 vào sản phẩn lao động Ông cho rằng lợi nhuận , địa tô , lợi tức là các hình thức khác nhau của giá trị thặng dư Khác vơi chủ nghĩa trọng nông A.Smith cho rằng không chỉ nông nghiệp tạo ra lợi nhuận mà công nghiệp cũng tạo ra lời nhuận

A.Smith cho rằng lợi nhuận tăng hay giảm phụ thuộc vào sự giàu

có tăng hay giảm của xã hội Ông thừa nhận sự đối lập giữa tiền công

và lợi nhuận Ông đã tìm ra tỉ suất lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh giữa các ngành và khuynh hướng lợi nhuận giảm dần

Hạn chế của lí thuyết A.Smith là không thấy được sự khác nhau giữa giá trị thặng dư và lợi nhuận , do đó không phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lưu thông Nên ông cho rằng tư bản trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông đều tạo ra một lợi nhuận như nhau

Trang 5

David Ricardo (1772-1823)

D.Ricardo cho rằng lợi nhuận cùng với tiền lương là hai phần của giá trị và sự đối kháng giữa lợi nhuận và tiền lương khi năng suất lao động tăng lên , tiền lương giảm và lợi nhuận thì tăng

Ông xem lợi nhuận là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công , ông chưa biết đến phạm trù giá trị thặng dư Nhưng trước sau ông nhất quán cho rằng giá trị lao động là do công nhân tạo ra lớn hơn nhiều số tiền

lương họ nhận được và lợi nhuận là phần lao động không trả công cho công nhận của tư bản Mác nhận xét “về diểm này D.Ricardo đã tiến

xa hơn A.Smith rất nhiều “

D.Ricardo đã có những nhận xét tiến gần đến lợi nhuận bình quân ông cho rằng những tư bản cổ đại thường bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau nhưng ông không chứng minh được

Rõ rang, kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh đã có những bước tiến lớn nhờ sự nghiên cứu của W.Petty, A.Smith và D.Ricardo khi đã phân tích được lợi nhuận ,địa tô , tiền lương trên cơ sở lý thuyết về lao dộng

và giá trị Nhưng họ đều có những hạn chế ,đó là chưa đưa rõ được nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận , chưa phản ánh được mối quan

hệ giữa nhà tư bản và công nhân trong việc tạo ra lợi nhuận mà cố tình bao che sự chiếm đoạt giá trị thặng dư cho tư bản Tuy vậy kinh tế học

cổ điển Anh đã để lại những cơ sở lí luận to lớn để Mác xây dựng học thuyết của mình

2) Quan điểm về lợi nhuận của Mác :

Mác đã kế thừa những hạt nhân hợp lí của kinh tế chính trị học tư sản cổ điển , phát triển nó vào tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực kinh tế chính trị học

Trang 6

a) Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa :

Để tạo ra giá trị hàng hóa phải có một lượng lao động quá khứ ( lao động vật hóa ) và lao động hiện tại ( lao động sống)

Lao động vật hóa là lao động là giá trị của tư liệu sản xuất ( c ) Lao động sống là người lao động tạo ra giá trị mới ( v + m )

Vậy chi phí để sản xuất hàng hóa thực tế là ( c + v + m )

Trong thực tế , nhà tư bản ứng tư bản để sản xuất hàng hóa , họ ứng

tư bản để mua các tư liệu sản xuất (c ) , sức lao động (v ) Nên nhà tư bản chỉ xem hao phí hết bao nhiêu tư bản chứ không để ý xem tiêu tốn hết bao nhiêu lao động Mác gọi đây là chi phí sản xuất xã hội chủ nghĩa ( k = c + v )

Giá trị hàng hóa là ( W = m + c + v ) khi có tư bản chủ nghĩa là ( W

= k + m )

b) Quá trình tạo giá trị thặng dư :

Vd : giả định để tạo ra 10kg sợi cần 10kg bông giá 10 USD Để biến

số bông đó thành sợi cần 1 công nhân làm trong 6 giờ và 2 USD tiền máy móc bị hao tổn , giá trị lao động trong một ngày của công nhân là

3 USD , trong một giờ , giá trị lao động của công nhân là 0,5 USD Nếu người công nhân chỉ làm 6 giờ / ngày tức là bù đắp được giá trị lao động thì nhà tư bản không có lãi

Nhưng nếu người công nhân làm trong 12 giờ / ngày thì :

Tư bản ứng trước Giá trị của sản phẩm mới

Tiền mua bông 20 USD Tiền bán sợi 20 USD

Trang 7

Tiền hao mòn máy móc 4

USD

Tiền thuê công nhân 3 USD

Máy móc tạo ra lợi nhuận 4 USD Giá trị lao động của công nhân 6 USD

Phần dư ra từ giá trị sản phẩm mới với giá trị tư bản ứng trươc ( 3 USD ) được Mác gọi là “giá trị thặng dư” và ví dụ trên chính là quá trình sản xuất giá trị thặng dư

c) lợi nhuận :

GIá trị hàng hóa luôn lớn hơn chi phí sản xuất ( c + v < c + v + m ) nên sau khi bán hàng nhà tư bản sẽ có phần chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất gọi là lợi nhuận

Nếu gọi lợi nhuận là P thì W= k + P

d) sự che giấu quan hệ giữa sản xuất tư bản chủ nghĩa và lợi nhuận :

W = c + v + m = k + m = k + P

Vấn đề đưa ra là m và P có giống nhau ?

Giống nhau : cả lợi nhuận ( P ) và giá trị thặng dư ( m ) đều có chung một nguồn gốc là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân

Khác nhau :

+ Sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhòa

khoảng cách giữa c và v , nên việc p sinh ra trong quá trình sản xuất nhờ bộ phận v được thay thế bằng k ( c+v) , bây giờ P được quan niệm

là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước

Trang 8

+ Do chi phí sản xuất của tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế nên tư bản không cần bán hàng hóa cao như giá trị của chúng mà đã có lợi nhuận Đối với nhà tư bản, họ cho rằng lợi nhuận

do mua bán , do lưu thông tạo ra , do tài kinh doanh của nhà tư bản mà

có Điểu này được thế hiện ở chỗ :

Nếu họ bán hàng hóa bằng giá trị hàng hóa thì m=p

Nếu họ bán hàng hóa cao hơn giá trị hàng hóa thì m<p

Nếu họ bán hàng hóa thấp hơn giá trị hàng hóa thì m>p

Chính sự không thống nhất giữa m và P đã che giấu sự bóc lột của giai cấp tư bản đối với giai cấp công nhân

e) Tỉ xuất lợi nhuận và những nhân tố ảnh hưởng đến tỉ xuất lợi nhuận :

Trong thực tế , các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn quan tâm đến tỉ suất lợi nhuận

Tỉ xuất lợi nhuận là tỉ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước

Nếu tỉ xuất lợi nhuận là p’ thì : p’=(mx100)/(c + v)(%)

Tỉ xuất giá trị thằng dư là m’=(mx100)/v(%)

Ta thấy là p’ luôn nhỏ hơn m’

Về mặt chất thì : m’ biểu hiện sự bóc lột của tư bản đối với công nhân còn p’ chỉ nói nên mức doanh lợi của công việc đầu tư tư bản Những nhân tố ảnh hưởn đến tỉ xuất lợi nhuận :

Trang 9

+ Tỉ suất giá trị thặng dư

+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản

+ Tốc độ chu chuyển của tư bản

+ Tiết kiệm tư bản bất biến

f) Tỉ xuất lợi nhuận bình quân và sự hình thành tỉ xuất lợi nhuận bình quân :

Tỉ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa

´

∑(c+v) x 100%

Trong các ngành có cấu tạo hữu cơ tư bản cao hơn ( với số tư bản bằng nhau ) thì giá trị thặng dư được tạo ra ít hơn so với các ngành có cấu tạo hữu cơ thấp Việc hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân có nghĩa là phân phối lại giá trị thặng dư giữa các nhà tư bản trong các ngành sản xuất khác nhau theo nguyên tắc : tư bản bằng nhau thì lợi nhuận bằng nhau

Tỉ suất bình quân hình thành dưới sự cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc tư bản di chuyển một tự phát từ ngành có tỉ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỉ suất lợi nhuận cao Việc bình quân hóa tỉ suất làm cho hàng hóa không bán theo giá trị của hàng hóa mà bán théo giá trị sản xuất Sự phát triển sản xuất làm cấu tạo hữu cơ của tư bản tăng làm tỉ suất giảm Phạm trù tỉ suất bình quân che giấu sự bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân Nhưng Mác đã phân tích một cách khoa học tỉ suất lợi nhuận bình quân , ông đã cho mọi người thấy

Trang 10

lợi nhuận không phải là kết quả của bóc lột mà lợi nhuận là hình thức của giá trị thặng dư và mâu thuẫn giai cấp giữa công nhân và nhà tư bản được hình thành do tham vọng theo đuổi lợi nhuận cao nhất của nhà tư bản

VD : giả sử có ba nhà tư bản ở ba ngành sản xuất khác nhau tư bản mỗi ngành đều bằng nhau và bằng 100 , tỉ xuất giá trị thặng dư đều bằng 100 % tốc độ chu chuyển tư bản của các ngành đều bằng nhau

Tư bản ứng trước đều chuyển hết giá trị vào sản phẩm Nhưng do cấu tạo hữu cơ của tư bản ở từng ngành khác nhau nên tỉ xuất lợi nhuận khác nhau

Ngành sản xuất Chi phí sản xuất Giá trị thặng dư

Như vậy cùng một lượng tư bản đầu tư nhưng do cấu tạo hữu cơ khác nhau nên tỉ xuất lợi nhuận khác nhau Nên các nhà đầu tư thường

có xu hướng chuyển sang các ngành có tỉ suất lợi nhuận cao Các nhà

tư bản ở lĩnh vực cơ khí sẽ chuyển sang ngành da làm sản phẩm sản xuất ra tăng cao ( cầu tăng ) làm cho giá cả đồ da giảm xuống thấp hơn giá trị hàng hóa của nó làm tỉ xuất lợi nhuận giảm

Ngược lại ở cơ khí sẽ làm sẽ làm tỉ xuất lợi nhuận ngành cơ khí tăng lên Chính sự dịch chuyển qua lại này đã tạo ra tỉ xuất lợi nhuận bình quân

g) Sự chuyển hóa giá trị thành giá cả sản xuất :

Giá cả sản xuất (W= k+m) , giá cả thị trường sẽ nên xuống xung quanh giá cả sản xuất

Trang 11

Việc biến giá trị thành giá cả là sự kết hợp giữa lịch sử và nên tư bản chủ nghĩa Sự cạnh tranh vào chuyển đổi giữa các ngành của tư bản đã tạo ra cấu tạo hữu cơ không giống nhau giữa các ngành làm là cho số

tư bản bỏ ra bằng nhau , lợi nhuận cũng bằng nhau là sự hình thành lợi nhuận bình quân Ngoài ra trong một khoảng thời gian tổng giá cả sản xuất bằng tổng giá trị của hàng hóa Giá cả sản xuất là hình thức biểu hiện của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư

Sự hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất được biểu hiện như sau :

Ngành

sản

xuất

bản

bất

biến

( c )

Tư bản khả biến ( v )

m với m’=100

%

Giá trị hàng hóa

P ( %) Giá cả

hàng hóa

Chênh lệch giá trị

và giá cả

II) Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam

Để tìm được các biện pháp ta phải hiểu được vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp :

+ Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doạnh nghiệp , ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp đứng vững và phát triển đi lên

Trang 12

+ Lợi nhuận tác động đến sự tồn tại của doanh nghiệp.

+ Lợi nhuận cũng giúp thúc đẩy cải tiếng tăng cường sản xuất của các doanh nghiệp

Vì thế muốn nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp chính

là thực hiện các chính sách nhằm thúc đẩy nâng cao lợi nhuận

Các chính sách giúp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp :

+ Việc doanh nghiệp quyết định sản xuất cái gì , sản lượng bao nhiêu Dựa trên sự tham khảo thị trường doanh nghiệp có thể tự quyết định việc mình sản xuất hàng hóa đấy với sản lượng bao nhiêu thì đủ cung cấp cho thị trường , tránh tình trạng cầu> hơn sẽ làm cho doanh nghiệp phải bán sản phẩm với giá thành thấp làm giảm lợi nhuận Việc sự dụng các phương pháp kinh doanh và sản lượng sản phẩm sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp có được tổng doanh thu cao nhất có thể

+ Việc doanh nghiệp sản xuất như thế nào ?sử dụng công nghệ gì , đối tượng nhân công là ai , làm bao giờ một ngày Việc lựa chọn được phương thức sản xuất họp lí , công nghệ hợp lý , số lượng nhân công hợp lí sẽ khiến cho chi phí sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra thấp + Việc doanh nghiệp quyết định sản xuất cho đối tượng nào ?việc lựa chọn đối tượng mình hướng tới sẽ tác động trực tiếp tới tổng doanh thu Nếu doanh nghiệp lựa chọn đúng được đối tượng sẽ giúp viếc tính toán sản lượng cần sản xuất được chính xác hơn từ đó giúp tổng doanh thu được cao hơn

+ Doanh nghiệp có thế giảm giá thành các sản phẩm đầu vào cũng có thể làm giảm chi phí sản xuất

Ngày đăng: 19/05/2016, 18:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w