1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thất nghiệp. Thực trạng và giải pháp

12 156 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 35,37 KB

Nội dung

Thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

1

I.

NỘI DUNG

Những nguyên tắc tổ chức và xây dựng của Đảng Cộng Sản Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh

1 2

3.

4.

5.

Tự phê bình và phê bình

Kỉ luật nghiêm minh và tự giác Đoàn kết thống nhất trong Đảng

4 5 6

động của Đảng

6

nay

8 KẾTTHÚC 10

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, chúng ta thấy sự xuất hiện của nhiều bài báo báo, nhiều thông tin truyền thông với những nội dung như: “Vì sao có tới 72 nghìn cử nhân thất nghiệp?”, “Lối thoát cho những người thất nghiệp?” hay “Ra trường thất nghiệp sinh viên nên làm gì?”… Có vô vàn câu hỏi như thế nhưng chỉ xoay quanh một thực trạng đáng lo ngại ở Việt Nam hiện nay Đó là thực trạng thất nghiệp Vấn đề này không chỉ làm suy giảm sự phát triển của đất nước mà còn tác động xấu đến sự đi lên của xã hội Không chỉ là những nhà nghiên cứu, những người có thẩm quyền mới quan tâm tới vấn đề này mà ngay cả những người thất nghiệp hay có nguy cơ sẽ trở thành người thất nghiệp cũng rất lo lắng về tương lai của mình Bản thân là một sinh viên đang nghiên cứu môn học Kinh tế vĩ mô, vì vậy em xin được đi sâu vào “ Vấn đề thất nghiệp – lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” để hiểu rõ hơn về Thất nghiệp và định hướng cho bản thân cần và phải làm gì sau khi

ra trường.

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẤT NGHIỆP.

I M ột vài khái niệm về thất nghiệp :

- Theo khái niệm của tổ chức lao động quốc tế ILO: Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một sô số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công nhất định.

- Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động đang có việc làm hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm.

- Người có việc làm nhưng đang làm trong các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội.

- Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động không có việc làm và có nhu cầu tìm kiếm việc làm.

Trang 3

Kinh tế vĩ mô thường chia thất nghiệp thành 2 loại: thất nghiệp tự nhiên và thất nghiệp chu kỳ

- Khái niệm thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất nghiệp tồn tại ngay cả trong dài hạn Các dạng thất nghiệp được tính vào thất nghiệp tự nhiên gồm có thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo

lý thuyết cổ điển.

- Thất nghiệp chu kỳ được dùng để chỉ những biến động của thất nghiệp từ năm này đến năm khác xung quanh mức thất nghiệp tự nhiên và nó gắn liền với những biến động ngắn hạn của hoạt động kinh tế Khi thất nghiệp chu kỳ bằng không toàn bộ thất nghiệp hiện tại đều là thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu hay thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển và tỉ lệ thất nghiệp chính là tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên.

III Tỷ lệ thất n ghiệp:

- Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm (%) số người thất nghiệp so với tổng số người trong độ tuổi lao động.

Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất nghiệp của một quốc gia Vì thế còn có những quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính toán để nó có khả năng biểu hiện đùng và đầy đủ đặc điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt là các nước đang phát triển.

CHƯƠNG II VẤN ĐỀ THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

I. Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay:

Theo báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm năm 2012 của tổng cục thống kê và tổ chức lao động quốc tế ILO công bố chiều ngày 18/12 cho thấy tỉ lệ thất nghiệp tháng 9/2012 là 2,17%, tỉ lệ thiếu việc làm là 2,98% Trong khi cùng kỳ năm 2011, 2 con số này lần lược là 2,18% và 3,15% Về

Trang 4

con số cụ thể, thống kê cho thấy cả nước hiện có 984 000 người thất nghiệp.

Số người thất nghiệp ở thành thị là 494 000 người, khu vực nông thôn là

459 000 người Trong 9 tháng qua cũng ghi nhận số lao động trẻ, tuổi từ 15 – 24 bị that nghiệp khá cao, chiếm tới 46,8% Tỉ trọng này ở khu vực thành thị là 38,1% và ở khu vực nông thôn là 56,2% Đứng đầu cả nước về tỉ lệ thất nghiệp năm 2012 là thành phố HCM với 3,92% Tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thuộc về trung du và miền núi phía bắc với 0,77%

Năm 2013, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước tính là 2,22% trong đó khu vực thành thị là 3,67%, khu vực nông thôn là 1,56% Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15 – 24 ước tính là 5,97%, tang 1,27%

so với cùng kỳ năm trước Tỉ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên ước tính là 1,29% Nhìn chung tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng ngày càng tăng lên.

Bước vào năm 1991, Việt Nam có dân số là 66 triệu người, trong đó có

34 triệu người đang ở tuổi lao động Năm 2001 dân số là 80 triệu người và

số người ở độ tuổi lao động là 45 - 46 triệu người Nguồn nhân lực dồi dào

ý thức lao động cần cù, năng động, sáng tạo nắm bắt nhanh những tri thức

và công nghệ mới Hơn 16 triệu người đã tốt nghiệp các trường phổ thông trung học hay trung học dậy nghề là nguồn nhân lực quan trọng nhất cho

sù phát triển ở Việt Nam và tham gia vào phân công lao động quốc tế.

Theo con số thống kê chính thức Việt nam có khoảng 1, 7 triệu người thất nghiệp trong đó có rất nhiều cư dân ở các thành phố và chủ yếu là ở độ tuổi thanh niên Hơn nữa, còn có tình trạnh thiếu việc làm nghiêm trọng và phổ biến ở nông thôn vào thời kỳ nhàn rỗi và khu vực kinh tế nhà nước trong quá trình cải tổ hệ thống kinh tế xã hội, ước tính trong thập kỷ tới mỗi năm sẽ có hơn 1 triệu người bước vào độ tuổi lao động và tỷ lệ tăng của lựclượng lao động sẽ cao hơn so với tỷ lệ tăng dân số một vài năm trở

Trang 5

lại đây, lực lượng lao động đã tăng 3, 43 - 3,5% mỗi năm so với mức tăng dân số là 2, 2 - 2,4%.

II. Tác động của tình trạng thất nghiệp

Năng xuất lao động và hiệu quả làm việc rất thấp dẫn đến tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến và nghiêm trọng Ở nông thôn 1/ 3 quỹ thời gian lao động chưa được sử dụng tốt bằng 5 triệu người lao động Với tốc

độ phát triển dân số và lao động như hiện nay hàng năm chúng ta phải tạo

ra hơn 1 triệu chỗ làm việc mới cho số người bước vào độ tuổi lao động.

Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động ngày càng căng thẳng, thất nghiệp và nhu cầu việc làm đang trở thành sức nặng cho nền kinh tế.

Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, khởi điểm từ năm 1986 đến nay, tỉ lệ người thất nghiệp tăng lên Đây là những tỉ lệ vượt quá giới hạn để đảm bảo an toàn xã hội.

Thất nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn tác động và gây nhiều vấn đề bất cập như: Tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tỷ lệ lam phát ngày càng cao, tỷ lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, … Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, thì thất nghiệp

ở mức cao dẫn đến sản xuất sút kém, tài nguyên không được sử dụng hết, thu nhập của dân cư giảm xuống kéo theo tổng giá trị sản phẩm quốc dân cũng giảm Sự thiệt hại về kinh tế do thất nghiệp gây ra ở nước

ta là rất lớn nó hơn hẳn các nhân tố vĩ mô khác Chính vì những điều này đặt đất nước ta trước thực trạng: Thất nghiệp luôn là nổi lo cho toàn xã hội, quan trọng hơn là làm cho kinh tế nước ta giảm đi Bên cạnh đó thất nghiệp còn ảnh hưởng tới tâm lý người lao động và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.

III Nguyên nhân thất nghiệp ở Việt nam.

Trang 6

Lực lượng lao động đang ra tăng với tỷ lệ nhanh chóng với hơn một triệu việc làm mới mỗi năm Tỷ lệ thất nghiệp giữa thanh niên đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam, nơi mà dân số dưới độ tuổi 24, chiếm phần lớn trong số người thất nghiệp Tỷ lệ của những người tìm việc làm lần đầu, đa số họ là những người lao động trẻ và phụ nữ, trong tổng số người thất nghiệp đã tăng lên trong thập kỷ qua.

Việc chuyển sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa

đã làm suy giảm số người lao động hiện đang làm việc tại các xí nghiệp, hợp tác xã quốc doanh Trong vòng từ 3-5 năm tới, dự tính hơn 500.000 công nhân sẽ bị mất việc làm tại các xí nghiệp quốc doanh, đấy là chưa tính

số công nhân về hưu trước tuổi Các cơ hội về việc làm bị suy giảm trong khu vực quốc doanh đối với những người lao động mới và những sinh viên tốt nghiệp đại học bởi vì việc giảm quy mô của khu vực dân sự và các doanh nghiệp quốc doanh

Việt Nam cũng đang trong tình trạng thiếu những công nhân lành nghề

và bán lành nghề Chỉ 22% trong tổng số người lao động đã được qua đào tạo và chỉ 13,4% được đào tạo nghề Ví dụ, tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT ) dự tính rằng 50% trong số lao động của Tổng công ty là những người lao động không có chuyên môn (chủ yếu những người làm công việc dịch vụ thư tín ) và họ cần được đào tạo

Tình trạng thất nghiệp ở thành thị cũng nảy sinh như là một vấn đề chính, vì nhiều công nhân đã di chuyển ra các vùng đô thị để tìm việc làm Việt Nam dự đoán rằng dân số thành thị sẽ tăng lên từ 20% đến 45% vào cuối năm 2020 so với mức hiện nay (Con số dự đoán của ILO), và điều này

có nghĩa là hơn 30 triệu người từ các vùng nông thôn chuyển đến các thành phố để tìm việc làm Ngày càng nhiều thanh niên di chuyển đến các thành phố với hy vọng tìm được việc làm và đôi khi họ làm nghề bán hàng rong

Trang 7

trên đường phố, bán bưu thiếp, đánh giày hoặc bán thuốc lá để kiếm kế sinh nhai và gửi tiền về hỗ trợ gia đình.

Việc sắp xếp lại ngành công nghiệp và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cũng cần nhiều thời gian, vì thế, tỷ lệ thất nghiệp số học cũng gia tăng Sự phát triển nhanh của đầu tư tư nhân là cần thiết cho việc tạo việc làm Cần

có một khoảng thời gian đối với một người tìm việc cho tới khi tìm thấy một việc làm thích hợp

Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong lực lượng lao động tại những vùng bị thiệt hại bị mất việc làm cho tới khi họ có thể khắc

và xây dựng cuộc sống và kế sinh nhai của họ

IV Giải pháp giải quyết vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam

1 Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết

Đối với loại thất nghiệp tự nhiên: Cần tạo ra nhiều công ăn việc làm và

có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu hút được nhiều lao động hơn Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại,

tổ chức tốt thị trường lao động.

Đối với loại thất nghiệp chu kỳ: Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ

để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy

mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến phát triển kinh tế xã hội Do đó, cần phải có những chính sách, kế hoạch bài bản hơn để ngăn ngừa nguy cơ nạn thất nghiệp tiếp tục lan rộng.

2 Kích cầu.

Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm Việc đẩy nhanh tiến độ các công trình đang thi công và làm mới, cải tạo, nâng cấp các công trình đã xuống cấp trên phạm vi rộng không chỉ giải quyết bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng của nước ta mà hơn thế là sẽ tạo

Trang 8

ra nhiều việc làm cho người lao động, giải quyết vấn đề lao động dôi dư do mất việc làm từ ảnh hưởng của suy thoái

3 Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc.

Trước tình hình lao động của quý I/2009, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã đưa ra ba giải pháp chủ yếu để hỗ trợ lao động mất việc làm.

- Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm tìm được việc làm mới Hiện nay Tổng liên đoàn có hệ thống trung tâm giới thiệu việc làm (31 trung tâm)

- Các trường dạy nghề của tổ chức công đoàn có nhiệm vụ nâng cao tay nghề cho người lao động hoặc thu hút người lao động vào học nghề, tranh thủ lúc không có việc Bên cạnh việc giải quyết việc làm thì đầu tư cho công tác dạy nghề cũng là biện pháp kích cầu không kém phần quan trọng

- Những người lao động mất việc do suy thoái kinh tế sẽ được vay vốn để họ

có thu nhập giải quyết khó khăn trước mắt Điều này đã mang lại hiệu quả tương đối tốt, giúp người lao động ổn định cuộc sống.

4 Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc Bên cạnh đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và doanh nghiệp.

5 Những biện pháp khác

– Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác.

– Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.

– Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

Trang 9

– Hạn chế tăng dân số.

– Khuyến khích sử dụng lao động nữ.

KẾT THÚC

Qua quá trình tìm hiểu thì em thấy thất nghiệp giống như một ngọn lử vậy – nó lan rộng từ nơi này qua nơi khác từ thời gian này đến thời gian khác và không có cách gì dập tắt được Tuy nhiên, giữa một nền kinh tế phát triển với nhiều hướng đi mới thì sự xuất hiện của thất nghiệp ũng là một lẽ dĩ nhiên Nhưng quan trọng ở chỗ phải làm sao để biến thất nghiệp thành một động lực của nền kinh tế chứ đừng để nó kéo tụt nền kinh tế Điều này cũng thuộc một phần trách nhiệm của thế hệ như chúng em Qua bài viết này, em đã hiểu rõ hơn về thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay và từ đó đã có được những nhận thức cho riêng mình.

Bài viết này chỉ nằm trong khuôn khổ hiểu biết cá nhân Nếu có gì sai sót mong thầy,cô hướng dẫn em sẽ cố gắng sữa chữa Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

1/ Nguyễn Quang Hiển: “Thị trường lao động thực trạnh và giải pháp”, Nhà xuất bản thống kê 1999.

2/ Nguyễn Quang Hiển: “Xu hướng vận động của thị trường lao động nước ta” Tạp chí kinh tế dự báo số 1/ 2001

3/ Trần Đình Hoan và Lê Mạnh Khoa: “Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt nam” , Nhà xuất bản - Hà Nội 1999

4/ Trần Minh Trung: “Để có việc làm cho người lao động” Tạp chí thương mại, 12/ 1999

5/ Mét số nhiệm vụ và giải pháp có tính chiến lược về lao động xã hội Đề tài cấp bộ - Báo lao động - thương binh và xã hội 1999.

6/ Giáo trình Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản

7/ Báo điện tử dân trí: http://dantri.com.vn

http://www.dankinhte.vn/nguyen-nhan-dan-den-tinh-trang-that-nghiep/

Ngày đăng: 19/05/2016, 01:14

w