TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCMKHOA KINH TẾ MÔN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ GVHD: TRẦN HOÀI NAM NHÓM 10 ---o0o---ĐỀ TÀI BÁO CÁO: THỰC TRẠNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 - 20
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA KINH TẾ MÔN: TÀI CHÍNH TIỀN TỆ GVHD: TRẦN HOÀI NAM
NHÓM 10
-o0o -ĐỀ TÀI BÁO CÁO:
THỰC TRẠNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
TỪ NĂM 2005 - 2015
Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn
và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
I. SƠ LƯỢC VỀ NHTM.
1. Khái niệm và bản chất.
a. Khái niệm.
Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho những
người chủ sở hữu nó, tránh gây mất mát Đổi lại, người chủ sở hữu phải trả cho người giữ một khoản tiền công Khi công việc này mang lại nhiều lợi ích cho những người gửi, các đồ vật cần gửi ngày càng đa dạng hơn, dần dần, ngân hàng là nơi giữ tiền cho những người có tiền Có thể nói Ngân hàng là tổ chức hoạt động kinh doanh các dịch vụ ngân hàng để tìm kiếm lợi nhuận
Dịch vụ ngân hàng có thể bao gồm nhận tiền gửi, cho vay, đầu tư tài chính, các hoạt động thanh toán, phát hành các loại kì phiếu, hối phiếu Một số ngân hàng còn có khả năng phát hành tiền
Ngân hàng thương mại là một loại ngân hàng trung gian Cho đến thời điểm hiện nay
có rất nhiều khái niệm về NHTM Ở mỗi quốc gia có một cách định nghĩa riêng về ngân hàng thương mại
Ở Mỹ: Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ
tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính
Trang 2Ở Pháp : “Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp
thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”
Ở Việt Nam, Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990 của hội đồng Nhà nước Việt Nam
Định nghĩa Ngân hàng thương mại : Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà họat động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán
Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội
b. Bản chất.
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế Nó có
cơ cấu, tổ chức bộ máy như một doanh nghiệp bình đẳng trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, tự chủ về kinh tế và có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước
Hoạt động của ngân hàng thương mại mang tính chất kinh doanh
Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng Những lĩnh vực này góp phần cung ứng một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế - xã hội
2. Các hoạt động chủ yếu của NHTM.
+ Hoạt động huy động vốn.
+ Hoạt động tín dụng
+ Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
+ Các dịch vụ khác
Trang 3II Thực trạng hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam (2005 – 2015)
1. Cơ cấu hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam qua các năm.
- Ngân hàng thương mại nhà nước
- Ngân hàng thương mại cổ phần
- Ngân hàng thương mại liên doanh
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
Nhận xét: Tính đến cuối năm 2014, tổng số lượng ngân hàng trong hệ thống các tổ chức tín dụng tại Việt Nam tăng ít, bao gồm 47 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, xét về ngân hàng thương mại nhà nước vẫn không thay đổi và giữ nguyên ở con số 5 ngân hàng, mặc dù đã có 2 trong 5 ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa Các ngân hàng thương mại cổ phần thì con số vẫn ít thay đổi, nhưng từ 2008 đến nay cũng đã có một số ngân hàng mới được thành lập và hiện số ngân hàng thương mại cổ phần là 33 ngân hàng Tính đến cuối tháng 6-2008, trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam có thêm nhóm Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài và vẫn giữ nguyên con số 5 ngân hàng từ khi thành lập cho đến nay
Với số lượng hệ thống các ngân hàng qui mô lớn đã đặt ra câu hỏi: Chất lượng hoạt động của các ngân hàng như thế nào?
Điều quan trọng không phải ở số lượng mà là chất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng Trong điều kiện thị trường tài chính có các yếu tố bất lợi, việc giám sát rủi ro của cơ quan quản lý còn thiếu và yếu, tình hình quản trị của các tổ chức tín dụng còn hạn chế, bất cập, thì việc tạm dừng thành lập ngân hàng mới để củng cố hệ thống tổ chức tín dụng hiện
có là cần thiết Chính vì vậy mà ngân hàng Nhà nước đã ra thông báo tạm dừng thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần mới nhằm nghiên cứu các tiêu chí thành lập ngân hàng thương mại cổ phần, trong đó ngoài điều kiện vốn, còn cần đến các điều kiện khác như năng lực quản lý, năng lực quản trị doanh nghiệp, công nghệ thông tin và nhân lực
Dù được xếp hạng khá cao về quy mô thị trường và khả năng sáng tạo, Việt Nam vẫn
bị đánh giá khá thấp về mức độ bảo vệ nhà đầu tư và sự lành mạnh hệ thống ngân hàng
Trang 42. Vị thế cạnh tranh của các NHTM qua các năm.
a. Tỉ trọng thị phần tín dụng (%)
L
oại
hình
TCT
D
200 5
200 6
200 7
200 8
200 9
201 0
201 1
20 12
201 3
2 014
NHTM
NN 8 69, 67,1 59,7 58,2 3 49,9 4 51, 3 51, 8 51, 0 52, 2,3 5
NHTM
CP
16,
26,5
35, 1
35, 5
34, 8
35, 2
3 4,5
Chi
nhánh
NHNN
10,
2 8,3 8,56 7 10,2 12,8 3 12, 8 11, 9 11, 2 12, 2,4 1
NH
Thị phần của hệ thống NHTM đã có thay đổi nhiều kể từ năm 2005 đến nay Trong giai đoạn trước năm 2008, nhóm các NHTMNN luôn được xem là có vị thế thống lĩnh với thị phần tín dụng trung bình luôn trên 50% Đến năm 2007, đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm các NHTMCP đã vươn lên đạt mức 34,5% vào cuối năm 2014 ở thị phần cho vay này Những biến động lớn xảy ra kể từ năm 2005-2006, thời kỳ mà các NHTMCP có những tăng trưởng mạnh mẽ về mạng lưới, qui mô vốn, quy mô tổng tài sản, tăng cường các hình thức huy động vốn, đa dạng hoá sản phẩm và tạo tiện ích thu hút khách hàng với làn sóng cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước với nhau Đến nay, thị phần tín dụng của các NHTMNN đã có sự sụt giảm đáng kể vào khoảng 52,3% giảm 17,5% so với hồi đầu năm 2005 Có thể thấy rõ rằng, nhóm các NHTMCP đã lấy đi thị phần
bị “đánh mất” của nhóm các NHTMNN
b. Tỉ trọng thị phần huy động vốn (%).
Tương tự như tín dụng, thì thị phần huy động vốn đã có nhiều thay đổi trong vòng 10 năm qua Trước giai đoạn 2008, hệ thống NHTM NN vẫn đc xem là vị trí thống lĩnh trong
hệ thống các ngân hàng với thị phần huy động vốn trung bình luôn trên 55% Đến giai đoạn
Trang 52008 trở về sau, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống các NHTM CP ra đời đã làm giảm đi mức thị phần đó và khiến thị phần huy động vốn của NHTM NN còn khoảng 43,05% vào năm 2014 Đồng thời làm tăng thị phần huy động vốn của NHTM CP lên khoảng 48% cuối năm 2014, tăng 22,8% so với thời kì đầu 2005, hệ thống các NHLD và NHNN có sự tăng trưởng khá mạnh vào giai đoạn đầu thành lập, cụ thể là vào những năm 2006 – 2008, trung bình tăng khoảng 1,5%/năm, vào có sự giảm sút sâu từ năm 2008 trở đi do bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới (2008 – 2009)
c. Tăng trưởng tín dụng và huy động vốn.
Ngành ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng huy động và tín dụng rất ấn tượng trong quá khứ Tuy nhiên từ năm 2010 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể
Cụ thể, Huy động vốn của các NHTM có tăng trưởng khá qua các năm (trừ năm 2008,
có sự giảm sút, do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu) do việc đa dạng hóa sản phẩm huy động và phát triển mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch Do có mạng lưới rộng và thương hiệu mạnh, được người dân biết đến, nên tốc độ tăng trưởng về huy động vốn của các NHTM CP có sự bứt phá mạnh Tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây
đã có sự sụt giảm đáng kể Thị trường đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng thấp nhất kể từ thập niên 90’ Tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ đạt 10,3% và huy động vốn chỉ đạt 9,1% năm 2012 Tốc độ tăng cũng những năm kế tiếp đã có sự đi lên trở lại nhưng cũng không đáng kể
d. Lãi suất cho vay và huy động vốn
Diễn biến lãi suất ở Việt Nam kể từ năm 2005 đã trải qua nhiều thay đổi, đặc biệt là giai đoạn từ 2007 đến 2012 Lãi suất cho vay và huy động trung bình hàng năm từ mức thấp, lần lượt ở mức 11% và 7,1% năm 2005, đã lên cao tới 14% và 17% tương ứng năm
2011 Lãi suất cho vay và huy động không phải luôn luôn di chuyển song song, khiến cho lợi nhuận biên trung bình (lãi suất cho vay - lãi suất huy động) dao động từ 1,9% năm 2010 đến 3,9% năm 2005 Nhưng đến nửa cuối năm 2009, các ngân hàng đã nâng lãi suất huy động lên nhằm thu hút tiền gửi Lãi biên được thu hẹp lại thấp ở mức kỷ lục, chỉ còn khoảng 1-2% Với nỗ lực của chính phủ nhằm bình ổn kinh tế bằng cách điều chỉnh lãi suất, quy định trần lãi suất huy động, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, v.v., diễn biến lãi suất dường như đã ổn định hơn và mức lãi biên đã ổn định dần kể từ 2011
Trang 6Lãi suất (%) 2013 2014
Trong năm 2013, do tăng trưởng tín dụng đã khá chậm, tỷ suất này đã đi xuống và xu hướng này tiếp tục giảm đến năm 2014
3. Những thành tựu đạt được của NHTM VN.
Hệ thống NHTM VN sau gần 15 năm xây dựng và phát triển đã đạt được một số thành tựu tạo nền tảng để phát triển:
a. NHTM VN đã huy động nguồn vốn nội và ngoại tệ đáng kể, làm tăng tiết kiệm của nền kinh tế.
Từ những năm 90, lượng vốn huy động qua hệ thống NHTM tăng trưởng không ngừng với tốc độ nhanh và vững chắc Do sự ổn định giá trị đồng Việt Nam cùng với việc giảm mức lạm phát từ phi mã xuống còn 1 con số, các NHTM Việt Nam đã phát huy được hiệu quả trong chiến lược huy động vốn từ dân chúng Lượng vốn huy động của toàn hệ thống qua các năm đều tăng với mức trung bình từ 25-30%/năm
b. Các NHTM đã góp phần tăng trưởng đầu tư cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế giúp cho các doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất, đầu tư công nghệ, thay đổi máy móc, nhờ đó nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế
Trong thời gian qua, hoạt động tín dụng của các NHTM đã được mở rộng tới tất cả các thành phần kinh tế, dưới các hình thức cho vay ngày một đa dạng: cho vay vốn lưu động, cho vay vốn cố định, tín dụng thuê mua, Đặc biệt, việc chuyển hướng mở rộng cho vay tiêu dùng thực sự là một hướng kích cầu có hiệu quả Thông qua quan hệ tín dụng của các NHTM Nhà nước với các tổ chức tín dụng trong nước thể hiện chủ yếu ở sự biến động của khoản mục cho vay, có thể thấy số lượng giao dịch giữa các tổ chức tín dụng tăng lên liên tục
c. Với vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế, NHTM VN góp phần quan trọng đẩy nhanh tốc độ chu chuyển thanh toán, chu chuyển vốn
Nền kinh tế càng phát triển, chu chuyển thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng vai trò của NHTM trong thanh toán ngày càng mạnh hơn Với việc áp dụng công nghệ
kỹ thuật, tốc độ thanh toán qua ngân hàng đã tăng nhanh Tính đến cuối năm 2015, Hiện đã
có 5 chi nhánh NHNN, và hơn 100 hệ thống NHTM Bên cạnh đó, các NHTM có xu hướng
Trang 7hoạt động liên kết và thống nhất với nhau hơn, cụ thể như hợp tác đồng tài trợ các dự án lớn, cùng nhau hỗ trợ khách hàng của các ngân hàng trong hệ thống
Hoạt động thanh toán đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các hoạt động kinh
tế diễn ra một cách liên tục Các yêu cầu của một hệ thống thanh toán, đó là: an toàn, nhanh chóng, thuận tiện Sự phát triển của các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã góp phần giảm tỉ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong năm 2015, dịch vụ thẻ ngân hàng và mở tài khoản cá nhân, trả lương qua dịch vụ ngân hàng tự động ATM phát triển nhanh chóng Đến nay, cả nước đã
có trên 16.000 ATM và trên 172.000 POS/EDC được lắp đặt, số lượng thẻ phát hành đạt trên 80 triệu thẻ Các hệ thống thanh toán của ngành Ngân hàng tiếp tục được ứng dụng công nghệ hiện đại hoá, tiên tiến theo hướng tự động hoá, mở rộng dịch vụ, phạm vi áp dụng và tăng nhanh tốc độ xử lý
III. KẾT LUẬN.
Qua những thông tin ở trên, có thể rút ra một số kết luận sau đây về khu vực ngân hàng Việt Nam:
Tốc độ phát triển hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính của Việt Nam là tương đối nhanh, qua đó cải thiện đáng kể của độ sâu tài chính Tuy nhiên, sự tăng trưởng về số lượng không tương đồng với chất lượng tăng trưởng
Vị thế cạnh tranh của hệ thống NHTMCP tăng trưởng mạnh mẽ từ sau năm 2006 đến nay, thể hiện ở thị phần tiền gửi và thị phần tín dụng tăng lên nhanh chóng và dần chiếm đi phần lớn thị phần bị đánh mất của nhóm NHTMNN
Nhìn chung hiệu quả hoạt động của cả hệ thống trong giai đoạn nghiên cứu đều chịu tác động từ những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đều đồng loạt giảm sút mạnh Dư chấn của cuộc khủng hoảng vẫn còn đọng lại ở năm 2009 mặc dù hệ thống NHTMCP được đặt ra trong bối cảnh của sự nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng hầu hết các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả vẫn chưa lấy lại được vị thế của những năm trước khủng hoảng