Việt Nam là một quốc gia biển với bờ biển dài 3.260km, vùng biển chủ quyền rộng khoảng hơn 1 triệu km2, cao gấp sáu lần mức trung bình của thế giới; nằm trên đường hàng hải quốc tế từ Th
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Phạm Quốc Trung
2 TS Nguyễn Văn Hải
Phản biện 1: GS.TSKH Nguyễn Quang Thái
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Phản biện 2: GS.TS Đỗ Đức Bình
Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng
Khoa Kinh tế học, Học viện Khoa học xã hội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự phát triển của các nền kinh tế trên thế giới, kinh tế dịch vụ có vai trò cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp khoảng 40-50% cho tăng trưởng GDP, tại các nước phát triển khoảng 60-85% GDP (Mỹ 85,5%; Anh 83%; Singapor 73%) Kinh tế dịch vụ cũng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của các địa phương, vùng, lãnh thổ, nhất là những vùng lãnh thổ đặc thù như vùng biển, đảo
Việt Nam là một quốc gia biển với bờ biển dài 3.260km, vùng biển chủ quyền rộng khoảng hơn 1 triệu km2, cao gấp sáu lần mức trung bình của thế giới; nằm trên đường hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương; biển nước ta có gần 3.000 đảo lớn nhỏ với diện tích khoảng 1.700 km2, với nguồn tài nguyên, thiên nhiên, khoáng sản phong phú, đa dạng để phát triển các ngành kinh tế biển, đặc biệt là kinh tế dịch vụ như: Dịch vụ vận tải biển, dịch
vụ cảng biển, dịch vụ khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch biển, dịch vụ hậu cần thủy sản… góp phần phục vụ quá trình CNH, HĐH, bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia
Là một địa phương ven biển, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Đông Nam Bộ, Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế đặc biệt để phát triển toàn diện ngành kinh tế dịch vụ biển, đảo Với chiều dài bờ biển khoảng
305 km, thềm lục địa trên 1.000km2, nằm trên đường hàng hải quốc tế và trong
hệ thống cảng biển các tỉnh Đông Nam Bộ nối liền với các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; vùng biển của Bà Rịa - Vũng Tàu có lượng dầu khí lớn nhất cả nước gắn với ngành công nghiệp dầu khí, là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển các dịch vụ dầu khí, dịch vụ cảng biển, dịch vụ logictics, có 156 km bờ biển tuyệt đẹp, khí hậu nắng ấm quanh năm, nhiều bãi tắm lý tưởng, có thể nói đây là những tiềm năng, lợi thế hiếm có để phát triển các dịch vụ du lịch tắm biển, chữa bệnh, nghỉ dưỡng
Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều đảo, quần đảo như huyện Côn Đảo với 16 đảo lớn nhỏ có tổng diện tích 76,7 km2, ở đây có khu di tích lịch sử cấp Quốc gia đặc biệt, đảo Gò Găng, xã Đảo Long Sơn (TP Vũng Tàu) với nhiều di tích văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo độc đáo… Đây là những lợi thế phát triển nhiều lĩnh vực dịch vụ như: vận tải đường biển, dịch vụ du lịch tắm biển kết hợp với
du lịch văn hóa tâm linh
Với vùng biển rộng, guồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú, trữ lượng lớn,
Bà Rịa - Vũng Tàu có thể phát triển mạnh các dịch vụ chế biến và xuất khẩu
Trang 4thủy sản đem lại giá trị kinh tế cao, tạo ra nhiều việc làm cho cư dân trong vùng biển, đảo
Mục tiêu đến năm 2020 Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, có cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, mạnh về kinh tế biển, đảo; từ năm 2010 đến 2015 cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực công nghiệp - xây dựng chiếm 55,5%, dịch vụ chiếm
34,57% và nông nghiệp chiếm 9,33% Thu nhập bình quân đầu người tăng
nhanh, nếu tính cả dầu khí năm 2013 là 13.217$
Tuy nhiên với tỷ trọng dịch vụ khoảng 35% GDP, trong cơ cấu kinh tế thì chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, chưa phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia Vì vậy để kinh tế dịch vụ chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của địa phương, đòi hỏi cần phải có những đánh giá đúng thực trạng của kinh tế dịch vụ và dịch vụ trong vùng biển, đảo trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu đã đề ra Với lí do trên tác giả chọn đề tài: “Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” làm đề tài nghiên cứu, chuyên
ngành Kinh tế chính trị
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu: Luận án sẽ làm rõ vai trò của kinh tế dịch vụ
trong phát triển vùng biển, đảo đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Bà Rịa - Vũng Tàu
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực tiễn của một số quốc gia trong khu vực và một số địa phương có điều kiện, lợi thế tương đồng để làm rõ thực trạng kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, chỉ ra nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế; từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả của các ngành kinh tế dịch vụ trong vùng
biển, đảo
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác
định là: Vai trò của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Mà cụ thể đó là vai trò của những hoạt động dịch vụ trong các
ngành, lĩnh vực trong vùng biển, đảo như: Dịch vụ cảng biển, dịch vụ logistics,
dịch vụ du lịch biển và dịch vụ hậu cần thủy sản
3.2 Phạm vi nghiên cứu: Với một thời gian, không gian nhất định, luận
án chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu ba ngành kinh tế dịch vụ được coi là mũi
nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương đó là: Dịch vụ cảng
biển, logistics; dịch vụ du lịch và dịch vụ hậu cần thủy sản và giới hạn trong địa
bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, khu vực Đông Nam Bộ
Trang 54 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách
phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước và mục tiêu phát triển kinh tế -
xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
4.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp nghiên
cứu kinh tế - chính trị như: Phương pháp so sánh; phương pháp logic, lịch sử; phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa, phương pháp thống kê để làm nổi bật nội dung nghiên cứu
5 Những đóng góp mới của luận án
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn kinh tế dịch vụ và kinh
tế dịch vụ trong vùng biển, đảo; làm rõ vai trò vị trí của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, xu hướng phát triển, các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế dịch vụ;
- Đánh giá một cách khách quan về thực trạng kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo nước ta và Bà Rịa - Vũng Tàu, nhất là dịch vụ cảng biển, dịch vụ logictics, dịch vụ du lịch và dịch vụ hậu cần thủy sản; chỉ ra nguyên nhân của thực trạng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển các lĩnh vực dịch vụ của địa phương
- Đề xuất một số giải pháp phát triển các lĩnh vực dịch vụ là thế mạnh như: Dịch vụ cảng biển, dịch vụ du lịch, dịch vụ hậu cần thủy sản trong vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Do đó đề tài chắc chắn sẽ có tác dụng quan trọng đối với địa phương trong quá trình xây dựng các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội
6 Kết cấu của luận án
Luận án có kết cấu bao gồm: Phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục; phần nội dung gồm 4 chương và 12 tiết
Chương 1: Tổng quan tài liệu đã công bố liên quan đến kinh tế dịch vụ
trong phát triển vùng biển, đảo
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của kinh tế dịch vụ trong phát triển
vùng biển, đảo
Chương 3: Thực trạng kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Chương 4: Giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng
biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Trang 6Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN KINH TẾ
DỊCH VỤ TRONG PHÁT TIỂN VÙNG BIỂN, ĐẢO
Theo các chuyên gia kinh tế thế giới thì, kinh tế dịch vụ ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân Và thế kỷ XXI được xác định là
“Thế kỷ của biển và đại dương”, chính vì vậy việc nghiên cứu kinh tế dịch vụ
trong phát triển vùng biển, đảo đã thu hút được nhiều nhà khoa học, các chuyên gia về biển, đảo, các lãnh đạo trên thế giới
1.1 Những nghiên cứu ngoài nước
Kinh tế dịch vụ được các nhà kinh tế trên thế giới nghiên cứu từ rất sớm như các trường phái kinh tế trọng thương Tây Âu, đến C.Mác Tuy nhiên trong khoảng 30 năm trở lại đây việc nghiên cứu về lĩnh vực này được đặc biệt quan
tâm, nổi bật như: Delaunay, Jean - Claude (1992) “Services in economic
thought: Three centuries of debate” Kluwer Academic publisherc’ 1992;
JamesA Fitzsimmon; Monaj Fitzsimmons (1998): “ServiceManagement:
Operation, Strategy, and in Formation Technology”, Mc Graw-Hill 1998; James
Fitzsimmons (2000)“Role of Services in an Economy”, University of Texas at
Austin; Jean Gadrey (1992) “L’ e’conomie des Services”, Ed.La D’ecauverte 1992; Donghyun Park and Kwanho Shin (2012) “The Service Sector in Asia: It an
Engine of Growth ?”;… Nhìn chung những nghiên cứu của các tác giả ngoài
nước chỉ dừng lại ở việc đánh giá vai trò của kinh tế dịch vụ, nêu lên các quan niệm về dịch vụ và kinh tế dịch vụ, cạnh tranh dịch vụ, cách phân chia lĩnh vực dịch vụ, những chi phí của lĩnh vực dịch vụ, trình bày một số mô hình dịch vụ chất lượng, khẳng định sự chuyển dịch của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu của nền kinh tế hiện đại, đưa ra một số dự báo về sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ, mà chưa có tác giả nào đề cập đến lĩnh vực dịch vụ cho phát triển vùng biển, đảo
1.2 Những nghiên cứu trong nước
1.2.1 Những nghiên cứu về kinh tế dịch vụ
Trong những năm qua lĩnh vực kinh tế dịch vụ cũng được nhà kinh tế, nhà lãnh đạo, quản lý nước ta hết sức quan tâm, với nhiều công trình nghiên cứu,
nhiều bài viết trên các tạp chí, tài liệu có giá trị như: Trần Hậu (2010), “Dịch vụ
xã hội; một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 10;
Trương Quang Hoàn (2011), “Đánh giá quá trình thực hiện tự do hóa thương
mại đối với lĩnh vực dịch vụ ưu tiên hội nhập ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu
ĐNA số 10; Phạm Thị Khanh (2008), “Phát triển nhanh và bền vững ngành dịch
vụ ở Việt Nam”, Tạp chí Lý luận Chính trị số 7; Đường Vinh Sường (2012), “Thị
Trang 7trường dịch vụ trong sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta”, Tạp chí Lý
luận chính trị số 7; Nguyễn Ngọc Mạnh (2012), “Phát triển khu vực dịch vụ của
Hoa Kỳ trong thập niên đầu thế kỷ XXI”, Luận án Tiến sĩ kinh tế; Học viện
KHXH - Viện KHXH Việt Nam; Nguyễn Chiến Thắng (2010), “Phát triển khu
vực dịch vụ của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO”, Luận án Tiến sĩ kinh
tế, Học viện KHXH - Viện KHXH Việt Nam; Nguyễn Trùng Khánh (2011),
“Một số chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Malaysia”, Tạp chí Nghiên cứu ĐNA, số 10; Võ Thị Thắng (1998), "Phát triển
du lịch ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu trao đổi, số 11…, các tác giả đã đi sâu
phân tích ở nhiều khía cạnh như vai trò của kinh tế dịch vụ đối với nền kinh tế -
xã hội, các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế dịch vụ, xu hướng phát triển và một số lĩnh vực dịch vụ được coi là lợi thế của Việt Nam từ du lịch, dịch vụ cảng biển, hàng hải, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế, giáo dục - đào tạo… những vấn đề liên quan đến bảo vệ các nguồn tài nguyên, môi trường, an ninh trật tự cho các hoạt động dịch vụ; nhiều bài viết cũng đã đưa ra những đề xuất, giải pháp phát triển kinh tế dịch vụ ở nước ta đặc biệt khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới
1.2.2 Những nghiên cứu liên quan đến kinh tế vùng biển, đảo
Kinh tế biển, đảo là một trong những mũi nhọn kinh tế của các cường quốc biển, đảo; do đó đã có nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết về kinh tế trong vùng biển đảo; các bài viết đề cập đến nhiều góc độ, nhiều khía cạnh như vấn đề quản lý nguồn tài nguyên biển, đảo, vấn đề an ninh trên các vùng biển, đảo, thực trạng về khai thác nguồn tài nguyên biển, đảo đến việc đề xuất những giải pháp nhằm bảo vệ an ninh biển, đảo; xây dựng bộ máy quản lý chuyên nghiệp về nguồn tài nguyên, môi trường biển, đảo; kinh nghiệm phát triển kinh
tế biển, đảo của một số nước trên thế giới và cách thức khai thác hiệu quả các
nguồn tài nguyên biển, đảo như: Tuấn Anh (tổng hợp - 2011), Tại “Hội thảo
quốc tế về an ninh Biển Đông tại Hoa Kỳ, tháng 6 năm 2011”, Tạp chí Nghiên
cứu ĐNA, số 7; Trần Nam Chân (2011), “Một số định hướng xây dựng chiến
lược bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới biển, đảo trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí Lý luận chính trị số 01; Trần Thu Hà (2014), “Một số vấn đề về phân vùng kinh tế Việt Nam”; Nguyễn Huy Hiệu (2010), “Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trong thời kỳ mới”;
Tạp chí Lý luận chính trị, số 02; Trần Du Lịch (2011), “Phải có bộ quản lý phát
triển kinh tế biển”, Tuổi trẻ Online, ngày 9/6; Võ Đại Lược (2011), “Quy hoạch lại toàn bộ vùng kinh tế ven biển”, Tuổi trẻ Online, ngày 9/6/2011; Linh Ngọc
(2011), “Kinh tế biển cần một tư duy lớn”; Tạp chí Thương mại số 1+2; Tạ Quang Ngọc (2007), "Để Việt Nam sớm trở thành quốc gia mạnh về biển và giàu lên từ
Trang 8biển", Tạp chí Cộng sản, tháng 7; Nguyễn Nhâm (2008), "Chiến lược biển của các nước lớn trên thế giới những quan tâm từ góc độ kinh tế biển Việt Nam", Tạp chí
Kinh tế và Dự báo, số 20; Vũ Văn Phúc (2012), “Phát triển kinh tế biển, đảo gắn
với bảo đảm quốc phòng, an ninh”, Tuổi trẻ Online; Bùi Tất Thắng (2011), “Phát
triển kinh tế biển ở Việt Nam”, Thời báo Kinh tế Việt Nam…
1.2.3 Một số bài viết, đề tài nghiên cứu về kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Là một tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, vùng kinh tế năng động nhất cả nước với nhiều hoạt động kinh tế dịch vụ, do đó Bà Rịa - Vũng Tàu cũng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các nhà kinh tế, các nhà khoa học trong nước và đặc biệt là nhà lãnh đạo địa phương; do vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về kinh tế dịch vụ biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu được
đăng tải trên các tạp chí, các kênh thông tin như: Lê Văn Bảy (2012), “Cơ hội và
thách thức phát triển dịch vụ logistics tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tài liệu đào
tạo logistics; Hoàng Nghĩa Doãn (2010), “Côn Đảo với mục tiêu trở thành khu
kinh tế du lịch - dịch vụ chất lượng cao”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17; Trần
Thị Hường (2010), “Định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ ở tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, số 17; Sa Huỳnh (2014), “Áp dụng công nghệ và quy trình bảo quản tiên tiến: Gia tăng giá trị hải sản sau đánh bắt”, Báo
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 6/6/2014; Nguyễn Việt Liên (2012), “Bà Rịa - Vũng Tàu
có khả năng thu hút đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cảng và các dự án dịch
vụ du lịch”; Nguyễn Tuấn Minh (2010), “Phát huy lợi thế, tiềm năng tiếp tục đưa
Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển nhanh, bền vững”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17;
Đặng Duy Quân (2013), “Tiềm năng và giải pháp phát triển kinh tế biển - đảo tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020”, Tạp chí Giao thông vận tải số tháng 6/2013; Vũ
Ngọc Thảo (2010), “Vai trò của hệ thống cảng biển trong chiến lược phát triển
kinh tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 17; Phùng Đức
Vinh (2014), “Phát triển loại hình du lịch MICE một hướng đi cần thiết của Bà Rịa
- Vũng Tàu”, Báo điện tử Du lịch, ngày 28/4;…
1.3 Một số nhận xét
Có thể nói kinh tế dịch vụ và kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo là một lĩnh vực rộng lớn, không chỉ các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu quan tâm, mà còn là của các nhà chính trị, quân sự, an ninh trong nước và quốc tế Với trên 200 tài liệu, bài viết, các công trình nghiên cứu có liên quan đến kinh tế dịch vụ và kinh tế dịch vụ biển, đảo trong và ngoài nước mà tác giả đã được tham khảo, thì hầu hết các công trình này đã nêu bật được tầm quan trọng đặc biệt của kinh tế dịch vụ và kinh tế biển, đảo; sự tác động của kinh tế biến, đảo đối với sự phát
Trang 9triển kinh tế - xã hội các quốc gia có biển, đảo cũng như các quốc gia không có biển, đảo Các đề tài, bài viết đã gợi mở hoặc đề xuất nhiều phương hướng, giải pháp góp phần quan trọng trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các địa phương ven biển, làm cơ sở cho việc nghiên cứu, quy hoạch, đầu tư phát triển và khai thác những tiềm năng, lợi thế của kinh tế biển, đảo và kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu, các đề tài, bài viết nêu trên chưa có
đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về bức tranh kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ cảng biển, dịch vụ logistics, dịch vụ du lịch và dịch vụ hậu cần thủy sản Vì vậy luận án sẽ tiếp tục đi sâu phân tích, so sánh những tiềm năng lợi thế vượt trội của địa phương, từ đó sẽ đề xuất một số giải pháp mang tính cụ thể trước mắt cũng như lâu dài để phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo mà trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics, dịch vụ du lịch; dịch vụ hậu cần thủy sản; đồng thời định hướng một số giải pháp liên kết phát triển một số lĩnh vực dịch vụ giữa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với một số địa phương trong vùng
Như vậy có thể khẳng định luận án nghiên cứu của tác giả về kinh tế dịch
vụ trong phát triển vùng biển, đảo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không trùng lắp với các công trình, các nghiên cứu đã công bố mà tác giả đã nghiên cứu, tham khảo Những kết luận mà luận án nêu ra là hoàn toàn mới, phù hợp với thời gian nghiên cứu và chưa từng được đề cập hoặc nêu ra trong các công bố trước đó
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA KINH TẾ DỊCH VỤ
TRONG PHÁT TRIỂN VÙNG BIỂN, ĐẢO 2.1 Khái quát về kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển đảo
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm vùng biển, đảo
Khái niệm vùng và vùng kinh tế đã được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước nghiên cứu trên nhiều góc độ; nếu xét trên một không gian lớn thì vùng bao hàm cả một khu vực nhiều quốc gia như: vùng Đông Nam Á, vùng vịnh, vùng Đông Âu… Ở nước ta có các vùng kinh tế như: vùng Đông Bắc Bắc Bộ; vùng miền Trung; vùng Đông Nam Bộ Nhiều chuyên gia kinh tế ở nước ta lại xác định vùng kinh tế gắn với những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội như:
Vùng đô thị, vùng nông thôn, vùng miền núi và trung du và vùng biển, đảo
Trang 10Vùng biển, đảo là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ một không gian địa
lý có nhiều đặc trưng tương đồng nhau Nhưng khi gắn với một vùng kinh tế - vùng kinh tế biển, đảo thì phải gắn với những tiềm năng và sự phát triển kinh tế nhất định
Theo Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 thì vùng biển đảo được xác định bao gồm: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa Đây là vùng lãnh thổ, lãnh hải có nhiều đặc điểm riêng biệt về kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng của các quốc gia có biển và hải đảo
Vùng biển và hải đảo có lợi thế đặc thù có thể khai thác các nguồn lợi từ biển, đảo như; khoáng sản, dầu khí, vận tải biển, du lịch biển đảo, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, dịch vụ đóng tàu, dịch vụ sửa chữa tàu biển… đưa kinh
tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng, kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái biển, đảo, góp phần phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho người dân vùng biển, đảo
2.1.1.2 Kinh tế dịch vụ
a Quan niệm về Dịch vụ và Kinh tế dịch vụ
Dịch vụ (Service) là một trong ba thành tố của nền kinh tế xét trên phương diện cơ cấu kinh tế ngành - đó là, Nông nghiệp - Agricultural sector, Công nghiệp
- xây dựng - Industrial Area và Dịch vụ - Service sector
Ban đầu, dịch vụ chỉ thuần túy phản ánh những hoạt động hỗ trợ cho quá trình sản xuất ra của cải vật chất - hoạt động phi sản xuất Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của sản xuất, của lực lượng sản xuất, của phân công lao động xã hội và cùng với quan niệm về của cải vật chất cũng có nhiều thay đổi thì theo đó hoạt động dịch vụ cùng với vị trí vai trò của nó cũng thay đổi Không chỉ tồn tại ở những hoạt động môi giới, hỗ trợ mà hoạt động dịch vụ còn được coi là một bộ phận đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất xã hội - nó còn trực tiếp sản xuất ra bộ phận sản phẩm có vai trò ngày càng tăng trong đời sống xã hội, đó sản phẩm dịch vụ Chẳng hạn, đó là các hoạt động dịch vụ với những sản phẩm kèm theo như dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tài chính, tín dụng, dịch vụ hối đoái, dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm con người, dịch vụ du lịch, dịch vụ lao động quốc tế… Và theo đó, hình thành nên ngành kinh tế dịch vụ với vai trò ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế quốc dân
Như vậy, Kinh tế dịch vụ là ngành kinh tế trong cấu trúc của nền kinh tế quốc dân Không chỉ tồn tại với tư cách là lĩnh vực hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất; kinh tế dịch vụ còn trực tiếp là hoạt động sản xuất - sản xuất càng phát triển thì kinh tế dịch vụ ở tư cách này tham gia ngày càng sâu hơn
Trang 11vào lĩnh vực sản xuất vật chất, trực tiếp sản xuất ra những hàng hóa đặc thù - hàng hóa dịch vụ
b Phân loại kinh tế dịch vụ
Theo các nhà kinh tế trong và ngoài nước, việc phân loại kinh tế dịch vụ dựa vào mục đích, tích chất nghiên cứu có thể phân thành: dịch vụ sản xuất và dịch vụ phi sản xuất; dịch vụ mang tính xã hội và dịch vụ mang tính cá nhân; dịch vụ thương mại và dịch vụ không mang tính thương mại
Hiện nay trong các tài liệu của Việt Nam thì các khái niệm “khu vực dịch
vụ”, “lĩnh vực dịch vụ”, “kinh tế dịch vụ”, “ngành dịch vụ”… vẫn chưa có sự thống nhất cao Do vậy trong luận án này tác giả sử dụng chủ yếu là khái niệm kinh tế dịch vụ
c Các yếu tố ảnh hưởng đến kinh tế dịch vụ
- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
- Nguồn nhân lực
- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế dịch vụ
- Các điều kiện tự nhiên, môi trường
- Các yếu tố quốc tế tác động đến hoạt động kinh tế dịch vụ
d Một số tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ
Để đánh giá chất lượng dịch vụ người ta đưa ra các tiêu chí như: Sản phẩm vật chất phục vụ; khả năng cung cấp dịch vụ; mức độ an toàn; hiểu biết khách hàng; văn minh thương mại…
e Vai trò của kinh tế dịch vụ trong nền kinh tế - xã hội
Dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia: Nó là “cầu nối” giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra”, nó thúc đẩy nền kinh tế phát triển năng động, hiệu quả
Dịch vụ phát triển sẽ làm biến đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia theo hướng tăng dần tỷ trọng CN, DV và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; sự dịch chuyển này sẽ làm cho nền kinh tế vận động hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh
tế về GDP, GNP; là cầu nối giữa các vùng miền trong nước, giữa trong và nước ngoài, tạo điều kiện thực hiện quá trình hợp tác, hội nhập trong phát triển kinh
tế quốc tế vì mục tiêu hòa bình và phát triển
Kinh tế dịch vụ bao gồm hàng trăm lĩnh vực, thu hút một lượng lớn nguồn lao động xã hội, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.Ví dụ: Cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ năm 1997 của Mỹ là 73,3%; Anh 71,6%; Pháp 67,1%; Hàn Quốc 62%
Trang 122.1.2 Đặc điểm của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo
2.1.2.1 Phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo có nhiều tiềm năng và
2.1.3 Vai trò của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo
2.1.3.1 Vai trò chung của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo
Phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo sẽ: Trực tiếp tham gia các chuỗi giá trị của các sản phẩm hàng hóa, góp phần làm cho các ngành kinh tế phát triển mạnh mẽ; tạo động lực để lôi kéo, thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển; góp phần xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý; tạo ra một sự kết hợp kinh tế biển, đảo với các khu vực nội địa để phát triển nhanh và bền vững…
3.1.3.2 Vai trò đặc thù của kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo
Phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo còn liên quan đến nguồn tài nguyên, thiên nhiên của biển, đảo; đây là những loại tài nguyên hết sức đặc thù, do vậy đòi hỏi phải dịch vụ đa dạng từ những dịch vụ khai thác, vận tải biển, chế biến, dịch vụ cung cấp nhu yếu phẩm trên biển, đảo đến các dịch vụ vui chơi giải trí, du lịch; dịch vụ bảo hiểm; dịch vụ tài chính, ngân hàng… Tất cả sẽ tạo động lực để phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội cho vùng biển, đảo
2.2 Kinh tế dịch vụ trong phát triển vùng biển, đảo Việt Nam
2.2.1 Khái quát về kinh tế dịch vụ ở Việt Nam
2.2.1.1 Khái lược quá trình hình thành và phát triển
Công cuộc đổi mới đất nước được Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo (1986) với chủ trương, đường lối chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế, thì các lĩnh vực dịch vụ đã có cơ hội phát triển nhanh chóng, nhiều loại hình dịch vụ mới ra đời; tỷ trọng dịch vụ trong nền kinh tế tăng nhanh, đóng góp tích cực vào việc tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
2.2.1.2 Những hạn chế của kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ở nước ta
Sau ngần 30 năm đổi mới kinh tế dịch vụ nước ta tuy đạt được những thành tựu đáng kể, song vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có bước đột phá về ngành nghề, lĩnh vực, do đó tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP còn thấp, từ 1995 đến
Trang 132013 cơ cấu kinh tế dịch vụ của nước ta gần như không tăng, sau khi đạt đỉnh 44,6% vào năm 1995 thì đã giảm mạnh như năm 2008 còn 38,1%, các năm
2010 tăng lên 42,8% nhưng hai năm sau, năm 2012 còn 41,7%, mặc dù năm
2013 có sự tăng trưởng trở lại ở tỷ trọng 43,3%, tuy nhiên đây vẫn là tỷ trọng chưa đảm bảo bền vững, nhiều lĩnh vực dịch vụ được coi là lợi thế như du lịch, dịch vụ hàng hải, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng…, vẫn chưa có bước đột phá; đây là một thách thức lớn đối với sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế, cũng như mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng của thế giới
2.2.2 Tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo nước ta
Kinh tế vùng biển, đảo bao gồm cả kinh tế vùng ven biển, trên biển, các đảo Nó bao gồm các hoạt động kinh tế chủ yếu như: Kinh tế hàng hải; khai thác dầu khí; du lịch biển; dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn; dịch vụ đóng và sửa chữa tàu biển, thông tin liên lạc biển; thủy sản, nghiên cứu KHCN biển… Quan niệm này được nhiều chuyên gia kinh tế về cơ bản cũng thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế
2.2.3 Tình hình phát triển kinh tế dịch vụ trong vùng biển, đảo nước ta
2.2.3.1 Tình hình phát triển ngành dịch vụ khai thác khoáng sản
- Tiềm năng khoáng sản trong vùng biển, đảo nước ta
Vùng biển, đảo nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản vô cùng phong phú, nhiều nguồn khoáng sản quý hiếm và có trữ lượng lớn, có giá trị kinh tế cao như dầu khí; ngoài ra còn các loại khoáng sản khác như than, sắt,
ti tan, cát thuỷ tinh…
- Tình hình khai thác và dịch vụ khai thác khoáng sản trong vùng biển, đảo (chủ yếu là dầu khí)
Đây là nguồn khoáng sản chủ lực, có giá trị kinh tế cao, với hàng trăm các hoạt động dịch vụ đi kèm như: Dịch vụ khảo sát địa lý, dịch vụ thăm dò, dịch
vụ cung ứng lao động, dịch vụ vận tải dầu khí v.v… có thể đem lại hàng tỷ USD/năm Song đến nay dịch vụ dầu khí của nước ta mới chỉ chiếm được doanh thu khoảng 150 triệu USD trong số khoảng 3 tỷ USD, còn khoảng 90% (2,85 tỷ $); đến năm 2010 tăng lên khoảng 35%; còn khoảng 65% giá trị dịch
vụ trong tay các công ty dịch vụ quốc tế
2.2.3.2 Tình hình phát triển lĩnh vực dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics
- Tiềm năng và lợi thế phát triển vận tải biển gắn liền với dịch vụ cảng biển và dịch vụ logistics ở nước ta
Vùng biển Việt Nam nằm trên tuyến hàng hải từ Thái Bình Dương sang
Ấn Độ Dương Đây là con đường giao thương quốc tế chiến lược lớn nhất thế giới; do đó có thể xây dựng hệ thống cảng biển quốc gia và quốc tế