1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý cầu dịch vụ tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines

19 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 193,5 KB

Nội dung

Đề tài: Thảo luận biện pháp quản trị cầu của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines.. Để phát triển và mở rộng mạng đường bay trong môi trường cạnh tranh đó, hàng không Việt

Trang 1

Đề tài: Thảo luận biện pháp quản trị cầu của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines

Danh sách thành viên

1 Phạm Lê Hoài Anh

2 Đỗ Tuấn Anh

3 Nguyễn Văn Bắc

4 Nguyễn Thị Ngọc Bích

5 Vũ Thị Thùy Dung

6 Đoàn Thị Duyên

7 Nguyễn Thị Chung Hà

8 Bùi Thu Hà

9 Nguyễn Thị Thu Hằng

10 Đào Thị Hiền

Mục Lục

Phần mở đầu

Trang 2

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm và đặc điểm nhu cầu và cầu dịch vụ

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Đặc điểm nhu cầu và cầu dịch vụ

1.2 Biện pháp quản trị cầu dịch vụ

1.2.1 Biện pháp quản lý cầu hiện tại

1.2.2 Biện pháp quản lý cầu tiềm năng

2 Liên hệ biện pháp quản trị cầu tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam

Vietnam Airline ( VNA)

2.1 Giới thiệu vài nét về VNA

2.2 Đặc điểm chung của cầu dịch vụ vận tải hàng không tại Việt Nam

2.3 Thực trạng các biện pháp quản lý cầu của Vietnam Airlines

2.3.1 Biện pháp quản lý cầu hiện tại của VNA

2.3.2 Biện pháp quản lý cầu tiềm năng của VNA

2.4 Đánh giá thực trạng biện pháp quản lý cầu của VNA

2.4.1 Ưu điểm

2.4.2 Nhược điểm

2.4.3 Nguyên nhân

Phần kết luận

PHẦN MỞ ĐẦU

Cùng với sự phát triển trong các ngành kinh tế xã hội là sự gia tăng về nhu cầu vận tải cả về sản lượng lần chất lượng Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, nhiều loại hình vận tải đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trên thế giới nói chung và Việt

Trang 3

Nam nói riêng Đặc biệt vận tải hàng không, trong xu thế tự do hóa và mở cửa bầu trời trên thế giới và trong khu vực, đã phát triển một cách nhanh chóng Tuy nhiên, cũng chính quá trình mở cửa bầu trời đã làm cho môi trường cạnh tranh giữa các hãng hàng không trở nên gay gắt hơn bao giờ hết Trong bối cảnh chung đó, vận tải hàng không Việt Nam còn non trẻ, cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập trong khu vực Để phát triển và mở rộng mạng đường bay trong môi trường cạnh tranh đó, hàng không Việt Nam đang phải thực hiện nhiều chương trình, trong đó việc quản trị cầu dịch vụ vận tải hàng không đang là một nội dung vô cùng quan trọng Cũng trên tinh thần đó, chúng tôi đã đi sâu hơn về các biện pháp quản trị cầu của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, Vietnam Airlines để hiểu rõ hơn về công tác quản trị cầu trong một doanh nghiệp Qua đó rút ra những bài học và những kinh nghiệm bổ ích

1 Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm và đặc điểm nhu cầu và cầu dịch vụ

Trang 4

1.1.1 Khái niệm:

- Nhu cầu dịch vụ là trạng thái tâm lý của của con người, là cảm giác thiếu hụt một loại dịch vụ nào đó

- Cầu dịch vụ: Là số lượng dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định

1.1.2 Đặc điểm nhu cầu và cầu dịch vụ

- Có xu hướng phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của nền kinh tế Xu hướng phát triển cảu nhu cầu và cầu dịch vụ là ngày càng nhiều hơn về số lượng và cao hơn về chất lượng Trước đây, khi mua sản phẩm người ta chỉ quan tâm đến cốt lõi của sản phẩm nhưng càng ngày con người càng quan tâm đến cái bao quanh sản phẩm

là các dịch vụ

- Có tính vô hạn, không có điểm đừng cuối cùng: nhu cầu về hàng hóa mang tính hữu hạn nhưng nhu cầu về dịch vụ không mang tính hữu hạn -> nhu cầu về dịch vụ không có điểm dừng và đòi hỏi ngày càng cao hơn khi thu nhập của con người tăng lên Nhận thức luôn nhỏ hơn kỳ vọng làm cho nhu cầu dịch vụ tăng lên Cứ đáp ứng được thì cầu lại phát triển ở mức cao hơn -> cầu dịch vụ luôn phát triển không

có điểm dừng

- Tính phong phú, đa dạng: Nhu cầu dịch vụ ngày càng đa dạng về quy mô, chủng loại, chất lượng, giá cả và phụ thuộc vào giới tính, phong tục tập quán….của khách hàng Nhu cầu và cầu dịch vụ có trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt hàng ngày của con người

- Tính đồng bộ, tổng hợp: Nhu cầu dịch vụ có tính chất liên hoàn, đồng bộ, tổng hợp, xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng dịch vụ đòi hỏi các nhà cung ứng thiết kế các suất dịch vụ chọn gói để thỏa mãn nhu cầu khách hàng

- Có tính thời điểm, thời vụ: nhu cầu và cầu dịch vụ tập trung vào một số thời điểm nhất định

- Tính linh hoạt cao ( dễ bị thay đổi): Nhu cầu và cầu dịch vụ dễ bị thay đổi, thay thế bởi các dịch vụ khác Đặc biệt là khi không đáp ứng hay thỏa mãn ngay

- Biên độ dao động không đồng đều: Biên độ dao động giữa các loại dịch vụ không đồng đều

Biên độ dao động giữa các tập khách hàng cùng tiêu dùng loại sản phẩm dịch vụ là không đồng đều

- Tính lan truyền: Dịch vụ có tính vô hình -> nhu cầu hàng hóa có tính lan truyền nhưng thấp hơn dịch vụ

Trang 5

1.2 Biện pháp quản trị cầu dịch vụ.

1.2.1 Biện pháp quản lý cầu hiện tại

- Doanh nghiệp quản lý các khách hàng của mình để duy trì các khách hàng trung thành của dịch vụ

- Giải pháp: thực hiện chương trình đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng + Cam kết chất lượng dịch vụ sẽ cung cấp

+ Hạn chế sự bỏ đi của khách hàng và lôi kéo thêm những khách hàng mới

- Cách làm:

+ Xây dựng danh mục khách hàng thường xuyên và có chính sách chăm sóc khách hàng này

+ Thường xuyên lấy ý kiến khách hàng, xử lý thật nhanh, thật tốt những lời phàn nàn của khách hàng một cách thường xuyên, từ đó khắc phục những khiếm khuyết trong cung ứng dịch vụ

+ Linh hoạt thay đổi phương pháp kinh doanh cho phù hợp

+ Biến nhu cầu gián đoạn thành nhu cầu liên tục

+ Khuyến khích vật chất dứoi dạng thưởng cho khách hàng giữ mối quan hệ giữa doanh nghiệp

1.2.2 Biện pháp quản lý cầu tiềm năng

- Doanh nghiệp lôi kéo thêm khách hàng mới, các khách hàng có nhu cầu nhưng chưa dùng dịch vụ của doanh nghiệp

- Giải pháp:

+ Tiếp thị, xúc tiến quảng bá

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ

+ Sử dụng chính sách giá cả làm đòn bẩy

+ Dùng hệ thống đặt hàng trước, đăng ký trước

+ Chiến dịch khuyến mại hợp lý và có hiệu quả để kích cầu

+ Quản lý hàng chờ của khách hàng

Trang 6

2 Liên hệ biện pháp quản lý cầu tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines (VNA)

2.1 Giới thiệu vài nét về Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines

- Tên tiếng Việt: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam– CTCP

- Tên tiếng Anh: Vietnam Airlines JSC

- Tên viết tắt: Vietnam Airlines

- Vốn điều lệ: 11.198.648.400.000 đồng (Bằng chữ: Mười một nghìn, một trăm chín mươi tám tỷ, sáu trăm bốn mươi tám triệu bốn trăm ngh n đồng ch n)

- Trụ sở chính: 200 Nguyễn Sơn, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội - Điện thoại: (84.4) 38272289

- Fax: (84.4) 38722375

- Website: www.vietnamairlines.com

- Mã số thuế: 0100107518

- Đăng ký kinh doanh: 0100107518 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 30 tháng 06 năm 2010, thay đổi lần thứ 3 ngày 01 tháng 04 năm 2015

- Ngành nghề kinh doanh chính

+ Vận tải hành khách hàng không

+ Vận tải hàng hóa hàng không

- Vietnam Airlines - Những trang sử

+ Thời kỳ đầu tiên: Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero

45… Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956

+ Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO)

Trang 7

+ Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy

mô lớn của Nhà nước Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt

+ Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc Boeing 777 đặt mua của Boeing Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa đội bay của hãng Hiện nay, Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực với độ tuổi trung bình của đội bay

là 5,4 năm

+ Hãng hàng không đẳng cấp thế giới: Trong 20 năm qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình năm luôn đạt mức hai con số, Vietnam Airlines đã không ngừng lớn mạnh

và vươn lên trở thành một hãng hàng không có uy tín trong khu vực nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng đường bay rộng khắp và lịch nối chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương Khởi đầu với những chuyến bay nội địa không thường lệ, ngày nay Vietnam Airlines đã khai thác đến 21 tỉnh, thành phố trên khắp mọi miền đất nước và

28 điểm đến quốc tế tại 26 quốc gia và vùng lãnh thổ

+ Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất lượng dịch

vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình.Ngày 10/6/2010, Vietnam Airlines chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Liên minh hàng không toàn cầu - SkyTeam Sự kiện này đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của hãng trong tiến trình hội nhập thành công vào thị trường quốc tế Sau khi gia nhập liên minh, mạng đường bay của Vietnam Airlines được mở rộng lên tới hơn 1000 điểm đến trên toàn cầu

Hướng tới tương lai: Để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai,

Vietnam Airlines đã thực hiện chiến lược phát triển đội bay theo hướng ưu tiên lựa chọn những chủng loại máy bay sử dụng công nghệ tiên tiến trong ngành hàng không dân dụng thế giới Liên tiếp trong các năm vừa qua, hãng đã tiến hành đặt mua mới, nâng cấp đội máy bay hiện tại nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành hãng hàng không lớn trong khu vực, mở rộng đội bay lên 101 chiếc vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm

2020 với nhiều loại máy bay công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường như Airbus A350XWB, Boeing 787-9

Biểu tượng Bông sen vàng

Ngày 20/10/2002 Vietnam Airlines tổ chức lễ giới thiệu biểu tượng mới “Bông

Sen Vàng” Đây là mốc đánh đấu sự thay đổi toàn diện của Vietnam Airlines với

chương trình hiện đại hoá đội ngũ máy bay, mở rộng mạng đường bay và hoàn thiện chất lượng dịch vụ để trở thành một hãng hàng không có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới

Trang 8

Hoa Sen một hình tượng có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với người Việt Nam Hoa Sen biểu hiện cho sự khai sáng và hoàn mỹ; vừa đời thường lại vừa cao quý, linh thiêng; vừa duyên dáng, mềm mại, nhưng không kém phần cứng cáp, đĩnh đạc Đó là những phẩm chất quý giá của Hoa Sen và là lý do để Vietnam Airlines lựa chọn Hoa Sen làm biểu tượng mới của mình Màu vàng của Hoa Sen tượng trưng cho chất lượng

và sự hoàn hảo, sang trọng

2.2 Đặc điểm nhu cầu và cầu dịch vụ vận tải hàng không tại Việt Nam

Nhu cầu và cầu dịch vụ của vận tải hàng không Việt Nam mang đầy đủ đặc điểm của nhu cầu và cầu dịch vụ Tuy nhiên do hạn chế trong quá trình tìm hiểu, Nhóm 1 xin phép được trình bày một số đặc điểm nổi bật của nhu cầu và cầu dịch vụ vận tải hàng không tại Việt Nam, cụ thể:

- Nhu cầu và cầu dịch vụ vận tải hàng không phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển của nền kinh tế Thu nhập tăng cao khiến cho yêu cầu về phương tiện đi lại cũng như nhu cầu đi du lịch của người dân cũng tăng theo Báo cáo tại hội nghị, ông Bùi Minh Đăng – Phó phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2015, có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ về hệ thống cơ sở

hạ tầng hàng không với các công trình được xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo được Tồng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đưa vào sử dụng, tiêu biểu là Nhà

ga hành khách T2 của Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Nội Bài với công suất

10 triệu hành khách/năm, Nhà ga nội địa CHKQT Tân Sơn Nhất với công suất 15 triệu hành khách/năm, CHK Vinh với nhà ga và sân đỗ mở rộng được xây dựng mới có công suất 2 triệu hành khách/năm… Trong giai đoạn này, thị trường hành khách hàng không cũng có sự tăng trưởng đột biến với tốc độ tăng trưởng vượt dự báo, cụ thể thị trường hàng không Việt Nam 6 tháng đầu năm đạt 19,3 triệu hành khách, tăng xấp xỉ 19% so cùng kỳ 2014 Với sự tăng trưởng mạnh của thị trường nội địa, tổng lượng khách thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt xấp xỉ 30 triệu khách

-Nhu cầu và cầu dịch vụ vận tải hàng không có tính vô hạn Cũng giống các ngành dịch vụ khác nhu cầu và cầu dịch vụ vận tải hàng không là không có điểm dừng cuối cùng Mức sống của con người cao hơn nên đòi hỏi của họ về dịch vụ vận tải hàng không cũng cao hơn Không dừng lại ở việc được đi máy bay nhiều ngừơi còn muốn tận hưởng hơn khi mua vé ở khoang hạng thương gia hoặc không chỉ dừng lại ở hạng thương gia trên máy bay bình thường mà phải là đi những chuyến bay 4 sao trên Boeing 787-9 hoặc Airbus 350…

Trang 9

-Nhu cầu và cầu dịch vụ vận tải hàng không rất phong phú, đa dạng Sự đa dạng

cả về chất lượng và giá cả Các doanh nghiệp trong ngành không ngừng cung cấp các gói dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng,thỏa mãn nhu

cầu ,mong muốn của hành khách.bên cạnh đó việc nâng cao chất lượng dịch

vụ,chất lượng phục vụ điều này thúc đẩy mạnh nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không

- Nhu cầu và cầu dịch vụ hàng không tăng nhanh vào các dịp lễ tết cũng như các kỳ nghỉ Theo báo cáo của Phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn cao điểm 9 ngày Tết Nguyên đán Bính thân (từ ngày 05-13/02/2016), tổng sản lượng hành khách, hàng hóa thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt 14,2 nghìn lần hạ cất cánh tăng 22,1%; 1,92 triệu hành khách tăng 24,4%; 11,9 nghìn tấn hàng hóa giảm 20,1% so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán Ất Mùi năm 2015 2.3 Thực trạng các biện pháp quản lý cầu của Vietnam Airlines

2.3.1 Biện pháp quản lý cầu hiện tại của VNA

Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hàng không ngày càng tăng cao Tuy nhiên hàng loạt tai nạn hàng không dồn dập trong năm 2014, nổi bật là những thảm kịch của hai hãng hàng không Malaysia đã tác động tiêu cực đến hành khách sử dụng dịch vụ vận tải hàng không, tạo cho họ tâm lý hoang mang lo lắng, giảm nhu cầu đối với loại hình vận tải này, điều đó đòi hỏi các hãng hàng không nói chung và Vietnam Airlines nói riêng phải chú trọng hơn đến công tác quản trị cầu hiện tại để có thể xây dựng niềm tin, sự trung thành của khách hàng khi sử dụng dịch vụ

Linh hoạt thay đổi phương pháp kinh doanh cũng chính là biện pháp quản lý cầu

mà VNA đã sử dụng cực kỳ hiệu quả Để tạo lợi thế cạnh tranh và nâng cao chất lượng dịch vụ, Vietnam Airlines đã đổi mới toàn bộ đội tàu bay Cụ thể, trong năm 2015, Vietnam Airlines nhận 12 máy bay mới gồm (3 máy bay A321, 4 máy bay A350, 5 chiếc B787-9), trả 2 tàu A330, đồng thời dự kiến sẽ bán 3 tàu ATR-72 đã hết khấu hao

và bán 2 tàu B777-200ER sản xuất năm 2003 (hết khấu hao vào năm 2019) để trẻ hóa

và hiện đại hóa đội tàu bay thân rộng

Bên cạnh đó VNA còn liên tục đổi đồng phục cho phi công và tiếp viên Đồng phục mới của tiếp viên là sự thống nhất về hình ảnh trong tổng thể của bộ nhận diện thương hiệu Vietnam Airlines cũng như các loại đồng phục khác (phi công, nhân viên phòng vé, check in…) Kiểu dáng thiết kế của đồng phục được cách điệu hiện đại, mang tính công nghiệp mà vẫn giữ được nét đẹp truyền thống của áo dài Việt

Nam.Với mục tiêu trở thành hãng hàng không 4 sao vào năm 2015, và là một trong những hãng hàng không thuộc nhóm đứng đầu khu vực Đông Nam Á về chất lượng dịch vụ vào năm 2020, VNA liên tục có những thay đổi nhằm quảng bá hình ảnh, đồng thời nâng cao vị thế trong khu vực cũng như trên thế giới Từ năm 2011 đến nay, đánh dấu giai đoạn trưởng thành nhiều mặt của Vietnam Airlines Về mạng đường bay, từ

Trang 10

46 đường bay quốc tế đến 27 điểm và 37 đường bay nội địa đến 20 điểm của năm

2011, đến năm 2015 mạng đường bay của Tổng công ty dự kiến khai thác 59 đường bay quốc tế đến 30 điểm và 39 đường bay nội địa đến 21 điểm

VNA cũng có những chính sách khuyến khích nhân viên của mình giao tiếp với khách hàng nhiều hơn để có thể đáp ứng mong muốn của hành khách VNA yêu cầu các nhân viên của mình cần có một thái độ chủ động trong giao tiếp bởi vì đó là thước

đo về hiệu quả công việc của họ VNA cũng có chính sách khen thưởng cho những nhân viên có thái độ phục vụ tốt được khách hàng khen ngợi

Để biến nhu cầu gián đoạn thành nhu cầu liên tục, VNA tung nhiều gói ưu đãi cho khách hàng Để kích thích du lịch nội địa, hãng hàng không quốc gia kết hợp với

các công ty du lịch, áp dụng giá từ 199.000 đồng để xây dựng tour nội địa với chi phí

trọn gói giảm 40% - 70% so với mức đang công bố trên thị trường Trước đó, VNA triển khai chương trình Chào hè 2016 (18/3-27/3) với các mức giá từ 199.000

đồng/chiều cho hành trình nội địa và từ 209.0000 đồng/khứ hồi cho hành trình quốc tế,

áp dụng trên rất nhiều đường bay

Ngoài ra VNA còn thực hiện nhiều chương trình ưu dãi cho khách hàng có mối quan hệ thường xuyên với mình Ví dụ như chương trình Bông sen vàng là chương trình dành cho những khách hàng thường xuyên của Vietnam Airlines những ưu tiên, ưu đãi về dịch vụ và những phần thưởng giá trị xứng đáng Những khách hàng thân thiết nhất sẽ được thêm hạng thẻ, tích lũy dặm để đạt được những phần thưởng đặc biệt Hạng thẻ bạch kim cao nhất (SkyTeam Elite Plus) với 50.000 dặm hoặc 50 chuyến bay xét hạng, khách hàng còn được thưởng thêm 50% số dặm Với hạng vàng (SkyTeam Elite), không chỉ có 30.000 dặm hoặc 30 chuyến bay xét hạng, khách hàng còn được thưởng thêm 30% số dặm Còn hạng Titan (SkyTeam Elite) với 15.000 dặm

và 20 chuyến bay, khách hàng của bông sen vàng sẽ được hưởng thêm 10% số dặm Hay chương trình khách hàng lớn được xây dựng nhằm mục tiêu hỗ trợ các công ty, tổ chức thường xuyên sử dụng sản phẩm của Vietnam Airlines thông qua việc cung cấp một giải pháp toàn diện nhằm không những giảm thiểu chi phí mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ cho các công ty, tổ chức – những khách hàng lớn của Vietnam Airlines Tham gia chương trình này, đơn vị Khách hàng lớn có thể được hưởng những ưu đãi như sau:Vé miễn giảm cước, hành lý miễn cước, nâng lên hạng dịch vụ cao hơn, các

lợi ích và hỗ trợ khác từ Vietnam Airlines.

2.3.2 Biện pháp quản lý cầu tiềm năng của VNA

Các nhà quản trị kinh doanh dịch vụ của hãng hàng không Vietnam Airlines thực hiện các biện pháp :

- Tăng cường hoạt động xúc tiến, quảng bá

+ Sử dụng hệ thống báo chí, truyền thông:các mẩu quảng cáo trên tivi,báo,đài,quảng cáo thông qua việc tài trợ cho chương trình S-Việt Nam

Ngày đăng: 18/05/2016, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w