LỄ HỘI CHÔL CHNAM THMÂY CỦA NGƯỜI KHMER Ở ẤP BA SE A, XÃ LƯƠNG HÒA, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH................................................................................................................
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA LỊCH SỬ -
PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
LỄ HỘI CHÔL CHNAM THMÂY CỦA NGƯỜI KHMER
Ở ẤP BA SE A, XÃ LƯƠNG HÒA, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA ĐẠI HỌC K36
Lâm Đồng, 5/2016
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA LỊCH SỬ -
LỄ HỘI CHÔL CHNAM THMÂY CỦA NGƯỜI KHMER
Ở ẤP BA SE A, XÃ LƯƠNG HÒA, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHÓA ĐẠI HỌC K36
GVHD : GV NGUYỄN THÔNG SVTH : PHẠM THỊ PHƯƠNG THẢO
Lâm Đồng, 5 /2016
Trang 3LỜI CẢM ƠN
- -Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới với quý thầy
cô trường Đại học Đà Lạt nói chung và quý thầy cô khoa Lịch Sử nói riêng đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành tới Giảng viên Nguyễn Thông – người
đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình lựa chọn, nghiên cứu và thực hiện khóa luận này
Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ của các cán bộ ở xã Lương Hòa, bác Thạch Sang, bác Lâm Phen đã không ngần ngại bớt chút thời gian chia sẻ ý kiến và cung cấp tài liệu có liên quan cho tôi trong suốt quá trình làm khóa luận Tôi xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới các cô chú, các anh chị
Qua đây tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình cùng bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận
Do lần đầu tiên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, trong khuôn khổ thời gian có hạn và với trình độ, khả năng nghiên cứu nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự góp ý của các thầy cô và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn
Xin kính chúc quý thầy cô, ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị và các bạn sức khỏe, hạnh phúc và thành công
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả
Phạm Thị Phương Thảo
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Những kết quả và các
- -số liệu trong khóa luận chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước sự cam đoan này
Đà Lạt ngày 15/5/2016
Tác giả
Phạm Thị Phương Thảo
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 6
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHMER Ở ẤP BA SE A, XÃ LƯƠNG HÒA, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH 6
CHƯƠNG 2 15
LỄ HỘI CHÔL CHNAM THMÂY CỦA NGƯỜI KHMER 15
Ở ẤP BA SE A, XÃ LƯƠNG HÒA, HUYỆN CHÂU THÀNH 15
TỈNH TRÀ VINH 15
CHƯƠNG 3 44
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG LỄ HỘI CHÔL CHNAM THMÂY Ở ẤP BA SE A, XÃ LƯƠNG HÒA, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH 44
KẾT LUẬN 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 60
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống là một bộ phận quan trọng trong di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Việt Nam và là hiện tượng có tính chất tổng hợp chứa đựng trong đó cả tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, diễn xướng dân gian và văn nghệ dân gian Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có yếu tố tâm linh Thông qua lễ hội, con người bày tỏ những khát vọng mối giao tiếp đồng cảm với cộng đồng đồng thời cũng bộc lộ khả năng sáng tạo của mình Con người đến với lễ hội bao giờ cũng với tâm thức chân thành với nhiều ước mong sau những ngày tháng lao động sản xuất cực nhọc hay nhân dịp kỉ niệm một sự kiện xã hội quan trọng liên quan đến sự tồn tại của cộng đồng Trong lễ hội con người có được những giây phút thăng hoa, bình an tạm quên đi những nhọc nhằn hằng ngày để hòa mình vào không khí linh thiêng của phần nghi lễ
Chiều sâu tinh thần của lễ hội truyền thống là bảo lưu cội nguồn là thứ vũ khí
tư tưởng sắc bén cho mọi thời đại của mọi dân tộc Bởi lẽ, lễ hội không phải là sản phẩm của một cá nhân mà là sản phẩm của cả cộng đồng là nhịp cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai Do đó, bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống là góp phần giáo dục truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc làm lành mạnh phong phú đời sống tinh thần xã hội để từ đó phát huy tinh hoa văn hóa của dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa trên tinh thần “hòa nhập chứ không hòa tan.”
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất nằm ở cuối dải hình chữ S trên bản đồ Việt Nam Đây là vùng cộng cư lớn của các dân tộc anh em như: người Khmer, người Hoa, người Chăm và người Việt Là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam, người Khmer ở Nam Bộ hiện nay có khoảng hơn 1 triệu người phân bố ở các tỉnh như Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang …., trong đó phần lớn tập trung ở Trà Vinh
Văn hóa của mỗi dân tộc đều có những đặc trưng và những phong cách riêng thể hiện đời sống xã hội và phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội, văn học nghệ thuật Những yếu tố đó đều là sản phẩm trí tuệ rất quý báu của các dân tộc đã sáng tạo và bổ sung qua nhiều thế hệ nhiều thời kỳ lịch sử ở nước ta Hiện nay, mỗi dân tộc đều gắn liền với một loại hình văn hóa đặc thù nhưng tất cả đều hòa quyện với nhau để kết tinh thành một nền văn hóa chung đó là nền văn hóa đại gia đình
Trang 7dân tộc Việt Nam Trong đó người Khmer ở Trà Vinh là cư dân bản địa có bản sắc văn hóa đặc sắc nổi bật nhất là về lễ hội mà tiêu biểu là lễ hội Chôl Chnam Thmây
Nếu như người Kinh gắn liền với Tết Nguyên Đán thì người Khmer cũng có
lễ hội Chôl Chnam Thmây là lễ vào năm mới Chôl Chnam Thmây có từ xa xưa, nhưng qua thời gian cùng với sự phát triển của xã hội, lễ hội còn có sự pha lẫn những nét văn hóa của các dân tộc anh em khác làm cho lễ hội dần mờ nhạt đi nghi
lễ truyền thống Vì vậy, cần phải tìm hiểu và giữ gìn những nét truyền thống của lễ hội đó Chúng tôi quyết định chọn lễ hội Chôl Chnam Thmây làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Người Khmer là một tộc người trong cộng đồng 54 dân tộc ở Việt Nam có địa bàn cư trú tập trung ở tỉnh Trà Vinh và một số tỉnh khác như Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu Từ trước tới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Khmer trên nhiều phương diện như sau: Tác phẩm “Người Khmer Cửu Long” của viện văn hóa do nhà xuất bản sở văn hóa và thông tin Cửu Long ấn hành vào năm 1987 Tác phẩm đã giới thiệu những nét cơ bản trong các đặc điểm kinh tế và các văn hóa xã hội của người Khmer ở Cửu Long nay là tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long Trong tác phẩm này tộc người Khmer đã được trình bày khái quát các khía cạnh, tộc danh, địa bàn phân bố, tín ngưỡng, tôn giáo Đời sống quan hệ thân tộc gia đình, chủng tộc, phong tục tập quán, lễ hội, văn học nghệ thuật Mặc dù mới dừng lại ở mức độ khái quát trong những nội dung này là người Khmer và giá trị cho những công trình tiếp theo nghiên cứu về người Khmer
Ngoài ra từ trước đến nay, đã có nhiều bài viết nghiên cứu về một số phương diện văn hóa Khmer cụ thể như: Lưu Hữu Đức (1984), “Múa dân gian Khmer ở Kiên Giang”, tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 4, trang 36 – 39; Nguyễn Chí Biên (1992), “Lễ hội và nguồn truyện dân gian của người Khmer Nam Bộ”, tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 5, trang 41 – 43; Thái Mân (1979), “Múa – Khmer”, tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 3, trang 41 – 43; Nguyễn Thanh Luân (2013), “Văn hóa của người Khmer trong tổ chức lễ hội”, tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 349, trang 79 – 81; Lê Ngọc Canh (2014), “Nghệ thuật âm nhạc truyền thống Khmer Nam Bộ”, tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 5, trang 118 – 120; Nguyễn Thành Luân (2013), “ Nét văn hóa của người Khmer Nam Bộ”, tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 346, trang 25 –
Trang 829 Về lễ hội của người Khmer, từ trước đên nay cũng có một số công trình đề cập đến một số phương diện lễ hội của cư dân này tiêu biểu như: Bài viết “ Tết năm mới Chôl Chnam Thmây tươi vui và linh thiêng” của tác giả Nguyễn Anh Ngọc, in trong tạp chí dân tộc và thời đại, năm 2008; bài viết “ Lễ hội Chôl Chnăm Thmây của người Khmer ( Trà Vinh), được in trong tạp chí nghiên cứu Đông Nam Á, số 7/ 2013; bài viết “ Tết Chôl Chnam Thmây của đồng bào Khmer” của tác giả Võ Văn Thắng in trong tạp chí dân tộc và thời đại, số 513/2008.
Như vậy, có thể thấy từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa của người Khmer nói chung, các lễ hội của tộc người này nói riêng Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, chuyên biệt về lễ hội “Chôl Chnam Thmây” của người Khmer ở ấp Ba Se A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh Tuy vậy, những công trình nghiên cứu được liệt kê trên là nguồn tài liệu tham khảo quý giá giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lễ hội Chôl Chnam Thmây ở ấp Ba SeA, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn trong phạm vi không gian và thời gian như sau:
+ Về mặt không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài là Ấp Ba Se A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
+ Về mặt thời gian: Từ truyền thống cho đến ngày nay
4 Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là trình bày ý nghĩa của lễ hội Chôl Chnam Thmây, diễn trình của lễ hội, chỉ ra những giá trị văn hóa và đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn lễ hội
Trang 95 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp sưu tầm và phân tích tư liệu có sẵn Nguồn tư liệu có sẵn là các công trình nghiên cứu của các học giả liên quan đến lễ hội dân gian nói chung và lễ hội Chôl Chnam Thmây ở ấp Ba Se A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh nói riêng Ngoài ra tôi còn sử dụng nguồn tư liệu là các báo cáo, số liệu thống
kê của chính quyền địa phương.Những tư liệu thu thập được chúng tôi phân tích, xử
lý nhằm có một cái nhìn toàn diện hơn về không gian, thời gian và chủ thể của lễ hội
Tiếp đó tôi tiến hành điền dã tại địa bàn Trong quá trình điền đã, tôi sử dụng các phương pháp quan sát tham dự và phương pháp phỏng vấn sâu
Tôi tiến hành nhiều đợt điền dã tại địa bàn nghiên cứu là chùa Âng và địa bàn
ấp BaSe A, trực tiếp quan sát tham dự diễn trình lễ hội Chôl Chnam Thmây diễn ra
từ ngày 13 đến 16 /4/2015
Tôi đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu những người cao tuổi, những vị sư chủ trì trong chùa Âng và ban tổ chức lễ hội, du khách tham dự lễ hội…Thông qua những cuộc phỏng vấn, tôi đã thu thập những thông tin hữu ích cho đề tài
Ngoài ra, trong quá trình điền dã tại địa bàn nghiên cứu tôi còn sử dụng các phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu như: Máy ghi âm, máy chụp hình để ghi lại các cuộc phỏng vấn, các hình ảnh liên quan đến lễ hội để làm nguồn tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài góp thêm nguồn tư iệu, làm cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng trong công việc đề ra những chính sách, biện pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc Ngoài ra nội dung của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này
7 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của
đề tài được trình bày trong ba chương:
Trang 10Chương 1 Tổng quan về vùng đất và con người Khmer ở ấp Ba Se A, xã
Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Nội dung chính của chương này tập trung trình bày khái quát về địa bàn nghiên cứu, ngoài ra tôi còn tập trung tìm hiểu về tôn giáo tín ngưỡng đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer ở đây Đây được xem là chương mang tính chất nền tảng cho những nội dung được trình bày trong chương hai và chương ba là những chương chính của đề tài
Chương 2 Lễ hội Chôl Chnam Thmây của người Khmer ở ấp Ba Se A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
Trong chương này, tôi tập trung nghiên cứu những nội dung chính của phần lễ như: Không gian, thời gian diễn trình diễn ra lễ hội cũng như đưa ra những khái niệm lễ hội nói chung và lễ hội Chôl Chnam Thmây nói riêng và đưa ra những quan niệm của người dân địa phương về lễ hội này Ngoài ra, trong chương này tôi còn
đề cập đến tầm quan trọng của chùa và vai trò của sư sãi, những điệu múa truyền thống và những trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa dân tộc
Chương 3 Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa trong lễ hội Chôl Chnam Thmây
Thông qua những giá trị văn hóa được thể hiện trong lễ hội Chôl Chnam Thmây, tôi đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI KHMER Ở ẤP BA SE A, XÃ LƯƠNG HÒA,
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH
1.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, xã hội của ấp Ba Se A, xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
1.1.1 Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lí
Xã Lương Hòa là một trong 14 xã, thị trấn của huyện Châu Thành, nằm cách trung tâm huyện khoảng 7km Về vị trí địa lí: Phía Đông giáp với phường 8 thành phố Trà Vinh; phía Tây giáp với xã Song Lộc; phía Nam giáp xã Lương Hòa A; phía Bắc giáp với xã Nguyệt Hóa
- Địa hình – đất đai
Địa hình xã Lương Hòa chủ yếu là đồng bằng, có diện tích 2.194,24 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 2.058 ha Kinh tế chủ yếu của nhân dân là sản xuất nông nghiệp
Xã còn nằm cặp giữa hai con sông lớn, sông Ô Chát và Ba Si, chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa bão, triều cường và lốc xoáy xảy ra
- Khí hậu
Xã Lương Hòa cũng như các khu vực khác trong địa bàn tỉnh Trà Vinh đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình từ 1.500 – 2.000mm, đồng ruộng bị ngập nước dễ gây sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân tại địa phương
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ quanh năm nóng ấm, trung bình từ 26-30 độ, sang mùa khô thời tiết tốt nhưng dễ bị cháy…
- Sông ngòi
Hệ thống sông ngòi trên địa bàn xã chằng chịt, chế độ thủy triều trên địa bàn
là yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến mọi hoạt động của các lực lượng đặc biệt là vào mùa mưa Vào mùa mưa, nước sông lên cao làm cho kênh rạch, sông ngòi và cả ruộng vườn ngập nước, mực nước chênh nhau giữa nước lớn và nước ròng khá cao, có thời điểm đến 2 mét, khi nước ròng, lòng của các kênh rạch khô cạn,…gây những khó khăn nhất định trong sinh hoạt tại địa phương
Trang 121.1.2 Điều kiện xã hội Tình hình kinh tế của ấp tăng lên qua các năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau luôn cao hơn năm trước, mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm đều tăng, các cơ sở kinh doanh tăng theo hàng năm và hoạt động ổn định Mô hình chăn nuôi, trồng rau, nuôi thủy sản luôn đạt 100% Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và ổn định.
Bên cạnh đó cũng tranh thủ các nguồn vốn của Nhà nước các hộ nghèo, cận nghèo được vay, kinh doanh mua bán, chăn nuôi tạo thêm thu nhập nhằm xóa đói giảm nghèo và thoát nghèo Đặc biệt trong thực hiện mục tiêu “xây dựng nông thôn mới” đã tạo sự đồng tình cao trong nhân dân, cụ thể như hiến đất xây dựng trụ sở đúng quy cách, đóng góp tiền của và công sức trùng tu, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang làm cho bộ mặt ấp ngày càng một thay đổi
Nhiều năm liền ấp duy trì hiệu quả thực hiện phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, khóm ấp văn hóa và cuộc sống mới khu dân cư Ấp từng đạt danh hiệu ấp văn hóa tiêu biểu của tỉnh, ấp đã hoàn thành tốt thủ tục xét công nhận ba năm liền (2012-2014), song song đó đã xây dựng kế hoạch bảo vệ Lũy Nam, nhằm gìn giữ truyền thống văn hóa dân tộc Khmer, ấp xây dựng trụ sở đúng quy cách ấp văn hóa
1.2 Tổng quan về người Khmer ở ấp Ba Se A
1.2.1 Sinh hoạt kinh tế Trồng trọt
Người Khmer là một trong những tộc người sớm khai hoang vùng đất mới và được xem như là cư dân bản địa của vùng đồng bằng sông Cửu Long Tận vùng địa
lí, khí hậu, không gian, họ sớm biết trồng lúa nước, là loại nông sản chủ yếu của người Khmer Họ sớm thích nghi với môi trường lao động, tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn, rồi dần dần thích nghi với môi trường lao động, môi trường tự nhiên Từ
đó họ đã biết tận dụng thủy triều để đưa nước vào đồng và rửa phèn để canh tác đem lại hiệu quả cao
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngoài việc trồng lúa nước là chủ yếu, người Khmer còn trồng thêm các loại hoa màu phụ.Việc trồng hoa màu phụ đã được nông dân Khmer quan tâm từ lâu, có lẽ từ khi khai phá đất giồng để cư trú.Vì
Trang 13trong buổi đầu, cư dân còn thưa thớt, nhu cầu tự túc tự cấp cao và đất trên giồng thích hợp cho việc làm rẫy.
ốc ở bờ sông về cho vịt, gà ăn
Khai thác thủy hải sản
Khác với đông bào dân tộc thiểu số khác ở vùng Tây Nguyên đồng bào Khmer cư trú ở đồng bằng với nhiều đầm lầy và rất nhiều con sông lớn nhỏ, việc đánh bắt cá ở đây cũng là một trong những nghề đem đến thu nhập chủ yếu cho dân làng trong phum, sóc
Thủ công nghiệp
Cũng giống như nhiều dân tộc khác, từ xa xưa người Khmer đã biết sử dụng những nguyên liệu có sẵn nhất là lạt dừa để đan các loại thúng, rổ, vá, và những vật dụng khác để đánh b+ắt cá và mò cua bắt ốc Tuy nhiên, nghề thủ công ở đây chỉ mang tính chất tự cung tự cấp, lẻ tẻ ở một số gia đình Ngoài ra còn một số nghề diệt thổ cẩm, làm đồ thủ công mĩ nghệ, may mặc hoặc là đồ trang sức Bên cạnh nghề dệt thì nghề gốm cũng phát triển trong cộng đồng người Khmer
Thương mại và dịch vụ
Hoạt động thương mại và dịch vụ của đồng bào ở đây còn kém phát triển các cửa hàng tạp hóa chủ yếu là do người Kinh hoặc người Hoa mở, người Khmer chỉ là người trao đổi hàng hóa hoặc buôn bán nông sản, hoa màu hay tôm tép Chỉ có một
số gia đình làm những món ăn truyền thống như các loại mắm mối đem ra thị trường bán còn lại hầu hết họ phải đi mua từ bên ngoài về
Trang 141.2.2 Tổ chức xã hội của người Khmer
Theo tập quán ngàn đời của cha ông người Khmer cư trú trên những giồng khô ráo, ít muỗi mòng, ít thú dữ, dễ đi lại nhất là vào mùa mưa nước nổi Những con giồng đất cát lớn nhỏ khác nhau thường có trục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam xen kẽ vào những cánh đồng mênh mông Đơn vị quần cư cơ bản của người Khmer là các sóc (Srok) bao gồm vài chục điều vài trăm hộ sống quần tụ với nhau trên các chân giồng Các sóc người Khmer xen kẽ với các xóm của người Việt và người Hoa Nhiều sóc thì họp lại thành phum Sóc có phạm vi ranh giới riêng cứ bắt đầu mỗi sóc là có một cái cổng lớn có ghi nhiều chữ Khmer đó là ranh giới bắt đầu một sóc và kết thúc một sóc bằng một rặng dừa nước bên cạnh một con kênh
Trong tổ chức xã hội tự quản truyền thống, đứng đầu sóc là Acha, người có quyền hành cao nhất và chịu trách nhiệm xét phạt, khen thưởng và giải quyết mọi chuyện trong sóc Ngày nay, cơ cấu quản lý xã hội cổ truyền của người Khmer vẫn còn tồn tại nhưng có một số sự biến đổi Sóc được chia làm nhiều nhóm nhỏ để dễ quản lý, ngoài vị Acha còn có các trưởng thôn, thôn phó và các tổ chức đoàn thể như: hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh hay hội người cao tuổi… cùng điều hành các công việc trong làng
1.2.3 Văn hóa vật chất và tinh thần
Văn hóa vật chất
Ăn:
Ăn uống người Khmer vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống khá rõ nét của tộc người Khác với cơ cấu ăn ngày ba bữa giống như người Việt và một số dân tộc khác thì người Khmer chỉ ăn ngày hai bữa, sáng họ thường ăn sáng với món ăn đặc trưng của người Khmer đó là bún nước lèo, chiều họ ăn cơm bữa ăn của họ thường
là những loại rau dưới đầm, dưới sông, hồ ao như súng, rau nhút, rau cần và rau muống ao và đặc biệt là món mắm không thể thiếu trong bữa ăn truyền thống của người Khmer Mắm vừa là món ăn chính vừa là gia vị để bỏ vào những món canh
mà người Khmer rất ưa chuộng Ngày nay, đời sống đồng bào có cải thiện hơn những bữa ăn hàng ngày được đảm bảo đầy đủ chất hơn vì có thêm thịt, trứng hay các món bổ dưỡng khác Trước đây, việc chế biến thức ăn khá đơn giản vì món ăn
là mắm nên cũng không cần phải chế biến nhiều nhưng ngày nay có sự đa dạng hơn
Trang 15người Khmer biết dùng gia vị muối, nước mắm, đường, dầu ăn để chế biến nhiều món ăn khác nhau với những hương vị mới.
Trước đây, việc nấu ăn thường dùng củi hoặc những lá dừa cũng như vỏ dừa phơi khô nhưng ngày nay người dân cũng tiến bộ hơn biết dùng bếp ga để nấu ăn
Uống:
Ngày thường thì người Khmer uống nước mưa chín trong lu khạp hay nước
lá cây nấu sôi Ngoài ra, họ còn uống bằng nước thốt nốt, loại nước này có vị ngọt dịu, được chứa nhiều trong ống tre, nước thốt nốt thơm mùi cỏ xông khói có thể để lên men tự nhiên
Ngoài ra người Khmer còn tiêu thụ rất nhiều rượu (Sra) nhất là vào dịp lễ tết, đám làm phước Rượu thường được đựng trong ống tre để chống bay hơi, rượu là thức uống được yêu thích của những người đàn ông Khmer
Hút:
Người Khmer nhất là đàn ông rất thích hút thuốc, họ thường trồng lấy cây thuốc, họ đem thái nhuyễn phơi khô lên quấn trên giấy quyến để hút
Nhà cửa: Nhà ở của người Khmer ở ấp Ba Se A gồm hai loại nhà sàn và nhà
đất, người Khmer bản địa ở ấp Ba Se A nhà sàn chỉ tồn tại cho đến cách nay khoảng nửa thế kỷ rồi dần dần mai một Hiện nay, ở ấp Ba Se A, nhà sàn của người Khmer chỉ còn nhìn thấy ở vùng ngập nước nhiều tháng trong năm Đặc điểm nhà sàn của người Khmer ở ấp Ba Se A là hình khối chữ nhật, hiếm khi có hàng hiên ở trước nhà hoặc xung quanh nhà và cầu thang thường gác thẳng lên ngưỡng cửa cái ngang giữa mặt tiền để bước thẳng vào nhà
Nhà sàn Khmer xưa thường có kết cấu theo dạng chùa giữa, thuộc loại khung cột nhà liền cột sàn, tức gồm các cây cột dài thẳng liền từ mặt đất lên tới mái nhà, sàn nhà được kết gắn ở thân cột bằng các loại mọng, sát phía dưới sàn có các cây đà ngang, đà dọc chịu lực đỡ sàn
Theo hình dạng mái nhà thì phân biệt thành ba loại nhà: Nhà hai mái, nhà ba mái một mái tháo được, nhà bốn mái hai mái tháo được Đặc điểm nhà sàn truyền thống Khmer là kết cấu hai hoặc ba nóc trên cùng một căn nhà, nóc thứ nhất thấp và nhỏ hơn nóc thứ hai
Trang 16Ngày nay, nhà đất là loại hình cư trú phổ biến của người Khmer và phần lớn nhà ở của họ ở dạng thô sơ và bán kiên cố.Trong một số phum, sóc lâu đời thì nhà sàn cổ xưa rất hiếm hoi và trở nên lạc lõng, xa lạ giữa các nhà đất.
Trang phục: Trang phục của người Khmer bản địa trước đây là những chiếc
“chăn” vải hoặc lụa khi mặc xếp mối về phía trước, những chiếc khố của nam giới cùng với sở thích để mình trần, đi chân đất Trong các dịp lễ truyền thống hoặc lễ cưới nam giới Khmer còn mặc loại “Sampốt” đó là chăn gồm tấm vải rộng, khi quấn quanh người từ hông trở xuống, kéo vải từ phía trước luồn giữa hai chân vòng
ra sau thành một loại như quần, phồng to và ngắn ngang gối Phụ nữ Khmer cách đây vài chục năm vẫn còn mặc Sampốt cùng với áo dài “Tàm pông” vào các dịp lễ lạt Ngày nay, áo dài “Tàm pông”được mặc cùng với quần dài đen chứ không mặc Sampôt như ngày xưa nữa
Hiện nay, do quá trình giao lưu văn hóa và hội nhập nên trang phục Khmer
đã có nhiều biến đổi gần như hoàn toàn giống với người Việt
Văn hóa tinh thần
Tôn giáo – tín ngưỡng.
Đồng bào Khmer Nam Bộ có chung tín ngưỡng truyền thống là Phật giáo Tiểu thừa Nam Tông, còn gọi là Phật giáo Nam tông Khmer Trước khi Phật giáo Tiểu thừa thịnh hành thì ở Nam Bộ đã có hai tôn giáo giữ vai trò quan trọng ở hai giai đoạn lịch sử Từ thế kỉ thứ XII trở về trước, đạo Bà la môn được xem là tôn giáo chính thống truyền từ Ấn Độ sang và Phật giáo tuy du nhập vào vùng dân tộc Khmer khá sớm nhưng mãi đến thế kỷ XII trở về sau mới trở thành tôn giáo chính thống và giữ vai trò đặc biệt trong đời sống của đồng bào Khmer Nam Bộ
Phật giáo Tiểu thừa Nam Tông Khmer được truyền vào Nam Bộ không phải trực tiếp từ Ấn Độ mà chủ yếu gián tiếp qua Campuchia, một phần từ Inđônêxia và Malaysia Phật giáo Tiểu thừa đã có ảnh hưởng to lớn đến đời sống tinh thần của đồng bào Khmer và một bộ phận người Kinh, người Hoa ở đồng bằng Nam Bộ và
đã bản địa hóa, hòa đồng cùng với các tín ngưỡng dân gian bản địa đồng thời dung nạp một số yếu tố của các tôn giáo khác du nhập từ nước ngoài Những học thuyết
có tính chất tự biện, các tín điều khô khan, các suy tư huyền bí đã giản lược đi để hòa quyện vào nó các tín ngưỡng dân gian bản địa vốn chất phác và đơn giản
Trang 17Cho đến nay Phật giáo Nam Tông Khmer vẫn giữ một vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam Bộ Đối với đồng bào Khmer, mọi người từ nhỏ đến lớn, từ lúc sinh cho đến lúc mất đi đều gắn bó với Phật giáo, với ngôi Chùa Khi cất tiếng khóc chào đời được đưa vào chùa ghi sổ đặt tên, đến tuổi trưởng thành vào chùa tu 3 năm nghĩa vụ, khi lập gia đình vào chùa làm lễ “Choongđay” (buộc chỉ cổ tay) và khi chết, hỏa táng để trong chùa Ảnh hưởng to lớn của tư tương Phật giáo Nam Tông không chỉ tác động trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của đồng bào Khmer Nam Bộ mà còn tác động to lớn, như một sợi dây đò xuyên suốt đến tất cả các lễ tết lớn của người Khmer Hầu hết các sinh hoạt tâm linh, sinh hoạt văn hóa đều xuất phát từ giáo lý, sự tích, những câu chuyện răn dạy làm người của Đức phật.
Đồng bào Khmer Nam Bộ theo đạo phật vì đạo Phật có đặc điểm phù hợp với đạo đức, tâm lý, nếp sống của người Khmer Đạo Phật theo đạo đức luận, lấy nhân quả làm phép tắc chủ yếu xuyên suốt trong kinh sách để giáo dục con người, lấy nhân nghĩa làm nền tảng đạo đức, lấy tình thương xóa bỏ hận thù, lấy cuộc sống giản dị chân chính, đoàn kết, bình đẳng, bác ái làm lẽ sống, lấy tinh thần dân chủ, công bằng, không phân biệt đẳng cấp khác biệt hẳn với đạo Bà la môn trước đó làm chuẩn mực trong sinh hoạt cuộc sống, lấy con đường trung dung làm cơ sở hành động Phương châm của đạo Phật là lấy hiện tại làm cơ sở cho tương lai
Theo giáo lý của đức Phật, người Khmer thường nghỉ về hậu vận, làm sao tích được nhiều phước đức để sau khi chết làm linh hồn được thảnh thơi nhập cõi Niết bàn Cũng chính vì vậy, người Khmer quan niệm đi chùa làm phước cũng như làm ruộng, làm nhiều được phước nhiều, làm ít được phước ít, không làm không có phước, làm ác sẽ bị trừng phạt theo luật nhân quả Tuy vậy, không có gì ràng buộc
về làm phước cả Làm phước là tùy tâm của mỗi người
Phật giáo Tiểu thừa có hệ thống giáo lý, tín điều rất gần gũi với quan điểm nhân văn, thậm chí là cơ sở để cũng cố khối đoàn kết cộng đồng Ngoài bổn đạo, các vị Đại đức, Sư cả, Ông Lục cũng như Phật tử đều có sự quan tâm đến phần đời, chăm lo cho “con sóc”, chống lại những cái phản nhân văn Đặc điểm này của giáo dục Phật giáo chính là nền giáo dục có bình diện rộng Đối tượng giáo dục của Phật giáo chính là con người
Trang 18Phật giáo Khmer Nam Bộ theo hệ phái Hinayana, nên người tu chỉ có Tăng
mà không có Ni và thờ duy nhất là Đức Phật Thích Ca Tăng chia làm hai bậc: Tỳ Khưu từ 20 tuổi trở lên giữ 4 giới (Sơl) và 227 điều cấm (Sekhaool), Sadi từ 19 tuổi trở xuống giữ 30 điều giới cấm Còn lại tùy mức độ và khả năng tự nguyện mà giữ 5 giới, 8 giới hoặc 10 giới Đối với Tăng thì yêu cầu giới luật rất nghiêm ngặt Ai phạm giới luật thì Tăng trưởng và trưởng ban quản trị chùa triệu tập tăng đoàn và thiện tín lại để tiến hành kiểm điểm, xét xử Trường hợp vi phạm nặng thì kỷ luật trục xuất về thế tục Các nhà sư được quy định dùng mặn, một ngày hai bữa, quá ngọ không được dùng, được hưởng tất cả các vật thực, hoa quả, vật dụng của thiện tín cúng dường, chỉ trừ 10 loại động vật dã thú và các điều cấm của giới luật đã quy định Cuộc sống của các nhà sư là do bà con Phật tử nuôi bằng cách đi quyên tiền góp theo mùa vụ hoặc sự bố thí của bổn đạo trong cuộc lễ Dù tu ở bậc nào các sư sãi Khmer cũng điều phải giữ 10 giới chính yếu của Đức Phật Đó là: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói láo, không uống rượu, không ăn chiều, không nghe đàn xem hát, không dùng mùi thơm và đồ trang sức, không ngồi chỗ cao đẹp, không cất giữ tiền bạc
Cho đến nay hầu hết đồng bào Khmer đều theo Phật giáo Tiểu thừa dù vô chùa tu hay tu tại nhà thì người Khmer cũng đều là con Phật Mục đích cuối cùng của người Khmer không phải tu để trở thành Phật mà tu để làm người có nhân cách,
có phẩm chất và đạo đức tốt Cho nên, dù là sư sãi ở chùa hay người dân tại thế đều phải rèn luyện theo đạo pháp: thọ giới, bố thí, niệm Nói về vai trò của Phật pháp, người Khmer có thể thơ 7 câu, 4 từ, thường dùng kể chuyện Kakkatêh:
Trang 19lịch đồng thời đem cơm dâng cho các nhà sư Quan niệm của người Khmer là các vị
sư dùng cơm thì cơm mới đến những người thân đã quá cố của họ Được các vị sư chiếu cố dùng cơm, họ cho đây là một điều phước lớn Vì bố thí, làm phước nhiều thì núi phước ngày càng cao
Trong sách dạy làm người của người Khmer có câu: Rineak minh ban buốttuk chiatốk knong sao sơ mai (ý nói: người không tu trong chùa là người có nhiều tội lỗi trong cuộc sống) Vì thế, người Khmer rất chú trọng đến tục đi tu Hết thẩy Nam giới Khmer đều được gửi tu trong chùa Dù địa vị xã hội thế nào nhưng không có thời gian tu ở chùa, theo quan niệm trước đây đều bị người xem thường và rất khó lấy vợ Khi đã tu xong thì mọi việc đối với người con trai Khmer đều trở nên tốt đẹp hơn Họ vào chùa vừa được học nghề Trong dân ca Khmer có câu hát:
Anh vô chùa ba năm
dù bao lâu trong chùa cũng được người Khmer kính trọng được coi như những trí thức của dân tộc Định chế tu cởi mở này làm cho mối quan hệ giữa nhà chùa và con sóc thân mật, gắn bó chặt chẽ hơn Thường là từ 12 tuổi, bà con Khmer đã gửi con trai vào chùa tu Chùa Khmer còn nhận nuôi một số trẻ còn nhỏ, là con của tín
đồ nghèo khó, gửi vào chùa để ăn học (Sâslôôk) Khi lớn lên, nếu muốn cho học kinh luật để quy y
Trang 20CHƯƠNG 2
LỄ HỘI CHÔL CHNAM THMÂY CỦA NGƯỜI KHMER
Ở ẤP BA SE A, XÃ LƯƠNG HÒA, HUYỆN CHÂU THÀNH
TỈNH TRÀ VINH
Lễ vào năm mới (Chôl Chnam Thmây) còn gọi là “lễ chịu tuổi” là ngày Tết
cổ truyền của đồng bào Khmer Nam Bộ
Lịch của người Khmer cũng kết thúc vào cuối tháng 12 (âm lịch), nhưng Tết mừng năm mới lại diễn ra vào tháng Chét Khmer tức từ 14 đến 16/4 (dương lịch) Theo tập quán canh tác một vụ trước đây Tháng 12 mọi người còn đang tất bật với mùa vụ đến tháng 4 thì việc gặt gái đã xong, lúa lúc này đã đầy bồ, người nông dân
có thể thảnh thơi nghỉ ngơi sau những ngày lao động vất vả Tháng 4 cũng là lúc giao mùa ở Nam bộ Mùa khô vừa kết thúc và bước sang mùa mưa Những cơn mưa đầu mùa làm cho cỏ cây tươi tốt, thiên nhiên như trỗi dậy Chính sự đâm chồi nảy lộc của cỏ cây và sự bừng lên của thiên nhiên được đồng bào Khmer quan niệm như
là sự khởi đầu của một năm mới nên gọi là Chôl Chnam Thmây (tức là ngày thay năm cũ vào năm mới)
Ngay đầu tháng 4 (tháng Khchét) tại những nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, không khí chuẩn bị tết Chôl Chnam Thmây đã rất nhộn nhịp Các gia đình chuẩn bị nhà cửa cho tươm tất, lo tiền nong, đi chợ mua bán sắm sửa, may quần áo mới, làm bánh trái… Đặc biệt, trước tết khoảng nửa tháng, người dân từng chùa tự nguyện góp tiền, góp của để tu bổ, sửa sang chùa Tượng Phật, chính điện, cổng chào được sơn son, thiếp vàng, khuôn viên chùa được dọn dẹp sạch sẽ chuẩn
bị đón Tết
Xưa kia, lễ vào năm mới được Hôra (là các nhà thiên văn bói toán) ấn định Ngày nay, việc soạn sách lịch dùng một năm cho người Khmer là các vị thượng Tọa, Đại đức thông hiểu khoa thiên văn Tùy vào từng năm mà thời khắc giao thừa diễn ra vào sáng, trưa, chiều hay tối để hoàn thành một chu kỳ là 365 ngày và 1/4 ngày
Cũng giống như người Kinh, người Hoa, người Khmer cũng có “ba ngày Tết” đó là Chôl Chnam Thmây (bắt đầu vào Tết), ngày giữa là Von bât, ngày cuối là Lơng sak
Trang 21Theo quan niệm của người Khmer, Têvêđa là vị tiên được trời sai xuống để
lo cho dân chúng trong một năm Vì thế, đêm giao thừa mọi nhà đều thắp nhang, đèn làm lễ đưa Têvêđa cũ và rước Têvêđa mới Sau đó, mọi nghi thức quan trọng đón Tết đều diễn ra tại chùa Gia đình nào có con trai đến tuổi đi tu thì dẫn vào chùa làm lễ thí phát, quy y Nhiều người còn đưa cả gia đình vào trong chùa suốt những ngày Tết Dưới mái chùa chung của phum, sóc mọi người đều hướng lòng thành kính về Đức Phật, tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và đặt hy vọng vào một năm mới an lành
Ở trong chùa, những Phật tử cao niên cùng các vị sư sãi tụng kinh niệm Phật
để đưa năm cũ, rước năm mới
Vào thời điểm này, các nước như Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanma cũng
tổ chức lễ vào năm mới, nhưng thời gian có thể chênh lệch nhau vài ngày Tùy theo mỗi quốc gia mà có tên gọi khác nhau Ở Thái Lan gọi là Song Kran, ở Lào Bunpimay, Campuchia gọi thống nhất với người Khmer Nam Bộ là Chôl Chnam Thmây, ở Myanma thì gọi là Thing yan
2.1 Công tác chuẩn bị
Lễ hội Chôl Chnam Thmây là dịp để đồng bào Khmer ăn mừng qua một mùa
vụ thuận lợi, gặt hái được nhiều thành quả trong một năm diễn ra Lễ hội nhằm tưởng nhớ đến công ơn của vị Têvôđa cũ và rước một vị Têvôđa mới để tiếp cai trị, giúp cho nhân dân đồng bào Khmer gặp mưa thuận gió hòa để có một cuộc sống ấm
no hạnh phúc Vì thế công việc tổ chức lễ hội hết sức quan trọng và được chuẩn bị khá kĩ vì người Khmer quan niệm đây là lễ tết, lễ chào đón năm mới của họ và cũng
là lễ ăn mừng mùa vụ để bước sang một mùa vụ mới thu hoạch được nhiều thóc lúa hơn
Thời gian chuẩn bị cho lễ hội từ 20 ngày đến một tháng nhưng diễn ra rầm rộ nhất trước một tuần khi lễ hội diễn ra Công việc chuẩn bị thường xuyên hàng năm
đó là tu sửa lại chùa, chỗ nào hư hỏng thì tu sửa lại, sơn sửa chùi rửa những chỗ cũ
kĩ Ngoài ra các Phật tử còn phát quang cây cối, dọn và đốt rác để không gian sạch
Trang 22dựng chung một ngôi chùa Là một trong những ngôi chùa lớn của tỉnh Trà Vinh và đặc biệt chùa Âng nằm sát cạnh Ao Bà Om nên khách đường xa đến hành hương kết hợp du lịch nghỉ dưỡng sau những ngày làm việc mệt nhọc.
Do lượng khách thập phương về chùa Âng cúng bái ngày càng nhiều nên ngay từ rất sớm Ban quản trị chùa đã phối hợp với xã Lương Hòa và huyện Châu Thành chủ động chuẩn bị thật tốt các điều kiện để xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội nhằm có một lễ hội phong phú đa dạng nhưng không kém phần trang nghiêm
Mỗi năm các Phật tử cũng như khách thập phương ở nơi xa đều đến cúng dường cho chùa cho nên hàng năm trước lễ hội khoảng một đến hai tháng chùa cho tiến hành xây dựng và sửa sang tu bổ một số công trình như chánh điện sơn sửa lại, quét sơn lại tháp hài cốt, xây dựng lại nơi nghỉ cho sư Lục cả, xây thêm một số khuôn viên chứa nước mưa, tạo hình điêu khắc trong vườn Lót gạch khuôn viên và trang trí cho lễ hội khắp từ trong chùa cho đến cổng chùa và dọc các phum, sóc Ngoài ra hàng năm lượng khách đổ về khu di tích Ao Bà Om càng ngày càng đông nên việc mua bán đồ lưu niệm ở đây cũng khá phổ biến
Được sự cho phép của địa phương cũng như được sự đồng ý của ban quản trị chùa, một số người buôn bán đồ lưu niệm thuê các ki ốt xây dựng các khu thương mại bên cạnh trung tâm văn hóa khang trang trước chùa Âng Việc bố trí các gian hàng đã được thống nhất thông qua đăng ký của người dân trong ấp với ban tổ chức
lễ hội để đảm bảo được trật tự mỹ quan và đảm bảo phục vụ tốt cho lễ hội
Lễ hội Chôl Chnam Thmây là lễ hội cổ truyền có từ lâu đời Trước đây lễ hội chỉ mang tính trang nghiêm và chưa phổ biến vui chơi giải trí Ngày nay mỗi một ngày xã hội càng phát triển đời sống con người ngày càng phát triển Họ biết hưởng thụ và biết vui chơi hơn trước, quy mô của lễ hội không chỉ hạn hẹp trong phum, sóc như trước đây nữa mà nó mang quy mô lớn của một vùng, một khu vực Cho nên việc bảo đảm an ninh trật tự vệ sinh môi trường cũng được quan tâm và chú trọng một cách chặt chẽ, hàng năm trước ngày lễ hội diễn ra khoảng một tuần Bộ chỉ huy quân Sự tỉnh Trà Vinh kết hợp với công an địa phương bố trí khắp các tuyến đường để đảm việc lưu thông trên đường cũng như trật tự an toàn công cộng
Khác với những lễ hội dân gian khác, lễ hội Chôl Chnam Thmây còn là lễ Tết cổ truyền hay còn gọi là lễ chịu tuổi của người Khmer nên ngoài sự chuẩn bị ở chùa là chủ yếu thì các Phật tử cũng như người dân cũng chuẩn bị cho nhà cửa của
Trang 23mình khang cũng như chuẩn bị quét dọn bàn thờ Phật, bàn thờ ông bà và chuẩn bị những món ăn thịnh soạn để chào đón thần Têvêđa mới xuống cai quản Ngoài ra các phum, sóc mọi người cũng náo nức quét dọn phát cây cối, chùi rửa nhà cửa và
tu sửa lại các đường trong sóc nhất là các tuyến đường mà đoàn rước Đại Lịch đi qua
Các sự tích, truyền thuyết như trên trong Tết Chôl Chnam Thmây là những bài học răn dạy về cách sống, lối sống cho người Khmer theo triết lý Đạo Phật Tết Chôl Chnam Thmây cũng là dịp để bà con Phật tử thể hiện tâm niệm của mình với đức Phật, với ông bà cha mẹ mình để “mình ăn gì thì ông bà mình có cái đó” như suy nghĩ phổ biến của người Khmer Vật dâng cúng không thể thiếu trong dịp này là cặp bánh tét, trái cây vườn nhà, một sấp vải trắng để cầu siêu gửi cho ông bà dùng
Để có những thành công tốt đẹp cho lễ hội công tác chuẩn bị là hết sức quan trọng và diễn ra chu đáo chặt chẽ Với quan niệm lòng thành kính của người dân sẽ được đền đáp xứng đáng và sự thành công của lễ hội sẽ đem lại may mắn, bình an cho người dân đồng bào Khmer Song song với việc chuẩn bị thì ban tổ chức lễ hội cũng tiến hành kiểm tra kỹ lượng tất cả những khâu chuẩn bị để cho lễ hội diễn ra thành công tốt đẹp
2.2 Phần lễ trong lễ hội Chôl Chnam Thmây
Ngày thứ hai, Phật tử dâng cơm cho các vị sư và đắp núi cát Các sư thì đọc kinh cầu siêu cho người đã mất và cầu cho người đang sống
Ngày thứ ba là lễ tắm tượng Phật và tắm cho các vị sư cao niên
Đối với các lễ hội Khmer, tôn giáo - tín ngưỡng Phật giáo như hòa quyện vào trong đời sống của các thiện tín thể hiện qua các truyền thuyết và nghi thức thờ phụng
Lễ rước Sângkran trong Tết Chôl Chnam Thmây là theo truyền thuyết Phật giáo đó là chuyện Thom ma bal và Kabil Maha Prum còn gọi là “Thần bốn mặt”
Trang 24Truyền thuyết Khmer kể rằng: “Ngày xưa có một cậu bé tên Thom ma bal, rất thông minh Lúc bấy giờ đã biết đem sự hiểu biết của mình truyền bá cho mọi người, dân chúng thán phục và rất thích nghe cậu thuyết giảng Tiếng đồn về tài trí của cậu bé ngày càng lan rộng, chẳng mấy chốc đã vang đến tận thượng giới Các vị thần cũng xuống trần gian để nghe Thom ma bal thuyết giảng Do vậy, những buổi thuyết giảng của thần Kabil Maha Prum trên thượng giới ngày càng vắng vẻ.
Thần Kabil Maha Prum rất có uy thế trên thượng giới nghe ở trần gian có kẻ hơn mình, lấy làm tức giận, đã cho gọi hết các vị thần trở về, cấm không cho xuống trần gian nghe thuyết giảng Đồng thời thần Kabil Maha Prum tìm cách hãm hại Thom ma bal Một hôm, lúc Thom ma bal đang thuyết giảng cho dân chúng nghe, thần Kabil Maha Prum xuất hiện và phán rằng: “Ta nghe đồn nhà ngươi thông minh xuất chúng, nhưng ta chưa tin điều ấy Nay ta đặt cho người ba câu đố, nếu ngươi giải đáp đúng ta sẽ cắt đầu của ta cho ngươi Còn nếu không giải đáp được, thì ngươi phải dâng mạng sống của ngươi cho ta” Không thể từ chối, Thom ma bal đành chấp nhận trả lời Người hãy cho ta biết: “Buổi sáng duyên của con người nằm
ở đâu? Buổi trưa, duyên của con người nằm ở đâu? Buổi tối, duyên của con người nằm ở đâu? Hỏi xong thần hẹn bảy ngày sẽ trở lại nghe Thom ma bal giải đáp, rồi bay về trời Thom ma bal suy nghĩ suốt ngày đêm mà vẫn không tìm được câu giải đáp, đến ngày thứ sáu rồi mà cậu bé vẫn chưa tìm được câu trả lời, chàng đi lang thang từ sáng đến trưa Quá mệt mỏi và thất vọng chàng nghỉ mệt dưới gốc cây Thốt nốt
Lúc ấy trên cây Thốt nốt có hai con chim đại bàng đang nói chuyện với nhau Con chim mái hỏi con chim trống:
- Ngày mai ta sẽ đi ăn ở đâu?
- Ngày mai ta sẽ ăn thịt Thom ma bal, chim trống đáp
Chim mái ngạc nhiên:
- Tại sao ăn thịt Thom ma bal?
- Chim trống thuật lại chuyện thần Kabil Maha Prum yêu cầu Thom ma bal phải trả lời câu hỏi thách đố của thần
Nghe xong chim mái hỏi:
- Vậy có ai đáp được không?
Chim trống tự đắc đáp:
Trang 25- Ta đã nghe thần Kabil Maha prum nói là: Buổi sáng, duyên của con người
ở trên mặt, nên ngủ dậy người ta phải rửa mặt cho tươi tỉnh Buổi trưa, duyên của con người ở trên ngực, nên người ta phải tắm cho mát Buổi tối, duyên của con người ở dưới bàn chân nên người ta thường rửa chân cho sạch trước khi đi ngủ
Thom ma bal ngồi dưới gốc cây nghe được lời nói chuyện của đôi chim nên rất mừng rỡ và trở về nhà
Hôm sau đúng hẹn, thần Kabil Maha Prum tay cầm gươm vàng xuống gặp Thom ma bal Y lời chim trống nói hôm qua, Thom ma bal trả lời ba câu hỏi đó của thần Kabil Maha Prum
Điều mà Thom mabal trả lời hoàn toàn chính xác Thần Kabil Maha Prum thua cuộc ngửa mặt lên trời gọi bảy người con gái xuống trần gian và bảo: “Cha đã thua trí Thom ma bal rồi Theo lời hứa cha phải chết Các con hãy cất giữ đầu của cha trong tháp trên đỉnh núi Kaylas, nơi người trần không chạm đến được Các con hãy cẩn thận, nếu để đầu cha rơi xuống biển biển sẽ cạn, nếu đầu cha tung lên không trung thì trời không có mưa và nếu để đầu cha trên mặt đất thì đất sẽ khô cằn
cỏ cây không mọc được”
Dặn các con xong, Thần tự cắt cổ trao đầu mình cho con gái lớn và thân của Thần biến thành một luồng ánh sáng bay vút lên không trung
Ngày nay, khi đến chùa của người Khmer ta thường thấy đầu thần Kabil Maha Prum (Thần bốn mặt) được thờ trong các tháp xây trong chùa và chính nơi đặt đầu của thần là vị trí trung tâm là bàn thờ chính trong các nghi lễ tôn giáo cũng như các nghi lễ truyền thống được tổ chức trong chùa
Vào ngày đầu của năm mới thay vì rước đầu “thần Bốn mặt”, người Khmer rước Maha Sâng Kran đi vòng quanh chính điện ba lần
Về truyền thuyết này, ở Campuchia Thom ma bal lại là một hoàng tử, trong truyền thuyết của đồng bào Khmer Nam Bộ chỉ là một cậu bé thông minh Từ đây cho thấy, tuy có ảnh hưởng những yếu tố Bà la môn là môn giáo nhưng khi đến Nam Bộ đã giản dị, gần gũi hơn rất nhiều Cái thiện, cái ác được thể hiện rõ, dù là
vị thần tối cao cũng mang đặc tính rất con người, đó là sự ích kỷ, hiếu thắng cái thiện cuối cùng sẽ chiến thắng cái ác như trong truyền thuyết Chôl Chnam Thmây
Người Khmer Nam Bộ rất đông nên cái Tết Chôl Chnam Thmây ở đây cũng khá nhộn nhịp Ngay từ đầu tháng tư dương lịch, mọi nhà Khmer đều chuẩn bị bánh
Trang 26mứt, đồ ăn thức uống các loại, (cũng gần giống như người Việt hay người Hoa) để đón xuân, nhưng đặc biệt nhất là năm loại bánh: Nùm chruôl (bánh tét nhân mỡ), Nùm chết (bánh dừa nhân chuối), Nùm tiên (bánh ít), Nùm niềng nóc và sùm bóc chap (bánh bột nhân dừa) Ngay trong ngày thứ nhất, vừa sáng sớm mọi người tắm gội sạch sẽ, thay quần áo mới và chuẩn bị hương đăng, hoa quả và cơm nước để đi chùa cúng Phật và làm lễ rước Đại Lịch (Mahasangkram)
Ở đây có một vị gọi là Achar, điều khiển mọi người đứng xếp hàng rồi đi vòng quanh chính điện ba lần như các nhà sư đi kinh hành để làm lễ chào mừng năm mới Sau lễ rước Đại Lịch, tất cả sư tăng cùng tín đồ lễ Phật và tụng kinh những năm mới Đến đêm những người lớn tuổi tụ họp trong nhà nghe sư thuyết pháp, còn các thanh niên nam, nữ ra sân chùa tham gia các cuộc múa hát vui chơi
2.2.2 Lễ đắp núi cát
Trong Tết Chôl Chnam Thmây còn có một sự tích nữa liên quan đến tục đắp núi cát Sự tích kể lại truyện một người làm nghề săn bắn Từ lúc trẻ đến khi già, ông giết rất nhiều muông thú, nhưng rất may mắn là ông được một nhà sư hướng dẫn tích phước bằng cách đắp một núi cát trong một ngôi chùa gần nơi ông ở Lúc
về già ông thường bị đau yếu và thường bị ám ảnh về bầy muông thú bao quây quanh ông rồi hành hung đòi nợ oan nghiệt
Do phước đức đắp núi cát, ông tỉnh táo bảo bọn muông thú đếm những hạt cát ông đã đắp thành núi rồi hãy đòi nợ Bọn thú đồng ý, chúng đếm, nhưng rồi không tài nào đếm nổi Chán nản chúng bỏ đi, nhờ đắp núi cát mà ông giữ được tính mạng cho đến khi chết được lên thiên đường.Từ tích truyện này mà đồng bào Khmer vẫn giữ được tục đắp núi cát để tích phước, tích đức vào Tết Chôl Chnam Thmây
Tục đắp núi cát gọi là Pun phnôm Khsach Cát sạch được đem về đổ thành từng đống quanh đền thờ Phật, bên ngoài hành lang chung quanh sân chính điện Vị Achar (một người đã từng đi tu, am hiểu các nghi lễ đạo Phật) được nhà chùa giao cho việc hướng dẫn đồng bào đắp thành những ngọn núi nhỏ ở tám hướng và làm rào tre hoặc cây bao quanh núi cát
Những núi này tượng trung cho vũ trụ, mỗi núi một hướng Núi thứ chín ở giữa là trung tâm của trái đất tức núi Sômêru Sau đó đồng bào còn làm lễ quy y cho
Trang 27các núi Các nghi lễ này được gọi là Pun phnôm Khsach, theo nghi thức Phật giáo
“phúc duyên đắp núi cát” được lưu truyền trong người Khmer cho đến ngày nay
Sáng sớm ngày thứ hai người ta đã làm lễ cúng dường dâng cơm cho các nhà
sư Thường ngày trong các thôn xóm gần chùa đều có tổ chức từng nhóm để cúng dường, mỗi nhóm gồm vài nhà cũng chịu trách nhiệm nấu nướng thức ăn và dâng cơm cho sư sãi theo từng đợt hết nhóm này đến nhóm khác thay phiên nhau
Nhưng trong ngày Tết các sư có thể nhận cúng dường một lúc từ nhiều tín
đồ Trước khi ăn các sư phải tụng kinh để chúc phúc cho người cúng dường, đồng thời làm động tác ban thức ăn cho những oan hồn vô chủ
Đến chiều ngày thứ hai, người ta tổ chức đắp núi cát gọi là Puôn Phnum khsach Hình thức đắp núi cát ở đây cũng thay đổi ít nhiều so với xưa kia: Trong những ngày gần tết người ta đến các cửa hàng mua bán vật liệu mua một số cát (tùy lòng hảo tâm), số cát này được xe chở đến đổ trước sân chùa thành một đống to, trước để làm lễ, sau dùng làm vật liệu xây các công trình công cộng
Theo sự hướng dẫn của vị Achar người ta dùng số cát này đắp thành 9ngọn núi nhỏ có hàng rào bằng tre (hoặc vật liệu khác) bao quanh, tám ngọn núi ở tám hướng một ngọn ở chính giữa tượng trưng cho trung tâm trái đất và bốn phương tám hướng của vũ trụ, sau đó các sư làm lễ quy y, lễ cầu phúc…
Tất cả các nghi lễ này gọi chung là lễ phúc duyên đắp núi cát (Pun phnum khsach) Tục đắp núi cát trong ngày mở đầu của năm mới có ý nghĩa ngăn trừ ma quỷ và những điều không tốt lành, đồng thời cũng để nhắc nhở mọi người nên tích công tích phúc lớn dần như núi và sẽ lan tràn khắp tám phương
Ngoài ra, người ta còn đắp núi đất, núi đất thường được thực hiện ở nơi đất thấp trong khuôn viên nhà chùa, để khi xong tết san ra làm nền cho cao ráo Ngoài
ra còn có núi thóc, núi gạo để chuẩn bị dùng trong lễ an cư kiết hạ (Votsa) trong ba tháng 6, 7 và 8
2.2.3 Lễ tắm tượng Phật
Ngày thứ ba làm lễ tắm Phật Lễ này rất quan trọng, được tổ chức theo thứ
tự, trước nhất các nhà sư trong chùa, dùng nước thơm để tắm cho các tượng Phật, sau đó các Phật tử thay phiên nhau làm theo các nhà sư Người Khmer rất thành tâm trong lễ này, mọi người đều cầu Phật phù hộ cho sức khỏe được nhiều, mùa màng được trúng, ý nguyện được thành, xóm làng yên ổn, tai nạn tiêu trừ Sau lễ tắm phật
Trang 28là lễ Khma cũng như lễ xám hối ở các chùa Việt, trong lễ này các sư làm lễ trước Phật tử làm sau Một số nơi sau lễ tắm Phật còn tắm các vị sư sãi cao niên đức cao vọng trọng.
Người Khmer không có Tết thanh minh như người Hoa và người Kinh nên việc tảo mộ ông bà được thực hiện ngay trong tết Chôl Chnam Thmây Sau lễ tắm Phật mọi người đi viếng tháp, viếng mộ và nhờ các sư làm lễ cầu siêu, các tháp hội không có thân nhân cũng được nhà chùa cúng tế, cầu siêu, lễ này gọi là Băng skôi Viếng mộ xong mọi người trở về nhà làm lễ tắm Phật ở gia đình, việc kế tiếp là con cháu trong nhà đem bánh, mứt trà, rượu đến mời ông bà, cha mẹ ăn uống đồng thời dâng những lời chúc tụng đầu năm và hứa hẹn những việc làm trong năm mới Ngày xưa còn có tục tạt nước vào người lớn tuổi để lấy hên, nhưng đến nay không còn nửa và đổi lại chỉ thấm nước bông hoa vào quần áo, đồ dùng của ông bà cha mẹ
để chúc phúc
Ba ngày tết của người Khmer, mọi người đều tụ họp ở chùa Trong các ngày này, gia đình nào cũng chuẩn bị đồ ăn từ sáng sớm để mang vào chùa, trước tiên là làm lễ tam bảo, kế đến cúng dường quý sư, sau là để ăn uống vui vẻ với nhau, khi
ăn xong mọi người ngồi lại nghe sư thuyết pháp
Trong tết Chôl Chnam Thmây hoạt động văn nghệ cũng được coi trọng, chùa nào cũng tổ chức văn nghệ, mời đoàn văn nghệ đến phục vụ hoặc tổ chức văn nghệ nghiệp dư tại chùa Trò chơi cũng rất vui nhộn, có trò kéo co, bóng chuyền… thật hào hứng, đặc biệt là trò chơi “ Bọ suông” gồm một đội nam và một nữ ném khăn cho nhau để hát đối đáp như hình thức giao duyên của người Kinh Trong đêm cuối cùng, mọi người vui chơi đàn hát, nhảy múa, kể chuyện… đến khi trời sáng mới thôi
Đối với người Khmer, chùa là chỗ dựa tinh thần, là nơi tín ngưỡng tôn nghiêm nhất, cũng là trung tâm văn hóa của địa phương, nơi sinh hoạt cộng đồng, cho nên khi Tết đến người Khmer không phải chỉ đến chùa để viếng chùa như người Hoa hay người Kinh mà tất cả đều tập trung ở chùa để ăn tết, xem đây như là mái nhà chung của mình Tết Chôl Chnam Thmây cũng như Tết Nguyên Đán có ý nghĩa rất trọng đại, vừa là ngày mở đầu cho năm mới, ngày mở đầu cho thời vụ, cũng là ngày vui tươi hạnh phúc nhất trong năm, đối với thanh niên nam nữ coi đây
Trang 29là dịp để làm quen, trao đổi, tâm sự, hẹn hò…để chuẩn bị cho một tương lai tươi sáng.
Cũng tại chùa, sau khi tắm Phật bằng nước ướp hương thơm xong, họ còn tắm cho các vị sư cao niên nhằm rửa sạch những cái cũ trong năm cũ để sang năm mới hoàn toàn Sau đó còn mời các vị sư đến các ngôi tháp đựng cốt để tụng kinh chúc phúc phước lành cho những người quá cố Xong xuôi các việc qua ba ngày Tết
ở chùa, mọi người mới làm lễ tắm tượng phật ở nhà, mời ông bà cha mẹ đến để chúc mừng, tạ lỗi và đem bánh trái tạ ơn ông bà, cha mẹ hoặc tắm cho cha mẹ, ông
bà gọi là để trả hiếu
Những truyền thống tốt đẹp trong văn hóa Tết của người Khmer được giữ cho đến ngày nay Trước kia, đồng bào Khmer ăn Tết kéo dài rất tốn kém, ngày nay chỉ gói gọn trong vài ba ngày
Phong tục tập quán và lễ hội truyền thống của người Khmer có rất nhiều đặc điểm, trong đó họ không có phân biệt về phong tục và lễ hội như người Kinh, nhưng lại phân chia giữa lễ tục dân gian và lễ tục có liên quan đến Phật giáo Người Khmer dùng thuật ngữ Pithi để gọi chung cho các phong tục tập quán và lễ hội dân gian như: Lễ Tết (pithi Chôl Chnam Thmây), lễ cúng tổ tiên (pithi sen đôn ta), lễ cưới (pithi Apea pinchath)…và thuật ngữ Bon để chỉ những lễ hội trang trọng và những phong tục mang màu sắc Phật giáo Nam Tông như: Lễ Phật đản (Bon Pisakh bâuchea), lễ nhập hạ (Bon châul vâssa), lễ cầu phước (Bon Đa), lễ hội linh (Bon Pchum), lễ tang (Bon Sôp)…có thể điểm qua một số phong tục và lễ hội tiêu biểu
2.2.4 Lễ cầu siêu
Lễ cầu siêu là một nghi thức lễ mà người Khmer rất coi trọng bởi lẽ trong dịp Tết họ luôn hướng về cội nguồn Lễ cầu siêu diễn ra ở nhà và ở chùa nếu nhà nào sau khi có người chết thì sẽ đem đi thiêu hài cốt có thể gửi vào trong chùa thì hằng năm cứ vào dịp lễ Tết Chôl Chnam Thmây mọi người trong gia đình vào chùa đọc kinh cầu siêu cho người thân của mình Có nhiều gia đình họ để hài cốt trong nhà nhiều năm để thờ sau đó mới mời sư về thuyết pháp cầu siêu và đưa hài cốt vào chùa
Trong buổi lễ cầu siêu người nhà của người cầu siêu mời khoảng từ 4 đến 5
sư sau khi dâng cơm cho sư dùng xong thì tất cả các thành viên trong gia đình ngồi xung quanh sư đọc kinh tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ của mình Tháp cốt được đưa
Trang 30xuống dưới đặt trong một cái đĩa lớn xung quanh có những bát nhang, đèn và có một mâm cơm cúng thịnh soạn để cho người quá cố về dùng Đầu tiên sư làm phép lấy nước có ướp hương hoa vảy vào trong không khí và những người đang tụng kinh rồi họ chắp tay lạy cảm tạ Sau đó sư tiếp tục đọc kinh và đưa nước phép cho những người trong gia đình đổ xuống đất để có thể rửa hết những bụi trần trên nhân gian và giúp cho người quá cố có thể trở về với Đức Phật.
Đến chiều thì người nhà bưng tháp cốt có quấn khăn trắng vào chùa đặt trong chánh điện cho sư cả thuyết pháp Sau đó vị Acha dẫn gia đình đó đi xung quanh tháp cốt trong chùa 9 vòng mới đặt cốt vào trong cái tháp lớn trong chùa và đổ nước vào trong tháp tất cả mọi người cúi lạy và đọc kinh tới chiều
Lễ cầu siêu là nghi lễ tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên sau khi làm lễ cầu siêu ở nhà xong qua ngày hôm sau các Phật tử đến chùa nghe sư cầu siêu chung hết cho tất cả những hài cốt trong chùa Đây là nghi lễ quan trọng thứ 2 sau nghi lễ tắm Phật vì vậy, ai cũng tham gia đầy đủ và nghiêm túc Những người qua đời, tất cả đều vô chùa và về với Phật dù là người còn sống hay người đã khuất tất cả đều hướng vào chùa nơi được xem là linh thiêng nhất Chính vì thế người Khmer luôn coi trọng và săn sóc ngôi chùa Theo ông Lâm Phen: “Ba ngày tết mà ai không đi chùa thì xem như là có tội, chưa làm tròn bổn phận với Đức Phật và bất hiếu với ông bà tổ tiên”
Không thể phủ nhận một điều dù đi đâu, làm gì, người Khmer luôn hướng về Chánh Điện chùa nơi có ánh hào quang của Phật giúp cho họ không phạm sai lầm
và luôn luôn hướng thiện Bởi thế mà dù cuộc sống của họ có cực khổ như thế nào nhưng ngôi chùa của họ lúc nào cũng nguy nga tráng lệ như cung điện chứng tỏ Phật trong lòng họ là vô biên Ông Kim Sóc “Chúng tôi có thể không ăn, không uống nhưng không thể để cho các sư thiếu thốn và càng không thể để ngôi chùa của chúng tôi tồi tàn” Thật vậy, ngôi chùa của người Khmer lúc nào cũng được dát vàng và có nhiều màu sắc tráng lệ được xem là biểu tượng của người KhmerNam
Bộ nói chung và người Khmer ở Trà Vinh nói riêng
2.3 Phần hội trong lễ hội Chôl Chnam Thmây
Những trò chơi đều có ý nghĩa xin cầu nguyện sự may rủi của mình bước vô năm mới như thế nào…
2.3.1 Thảy khăn cột thành bông
Trang 31Đầu tiên người ta chọn cặp nam nữ từ năm cặp trở lên, bên nam có một đại diện bên nữ có một cặp đại diện rồi chia làm hai hàng khoảng cách từ 7 đến 8 mét rồi đại diện hai bên có trách nhiệm ca một bài song hô lên (chung ơi chung) song thẳng lên nhắm người nào người đó có trách nhiệm múa người thắng có trách nhiệm
ca, hai bên đứng hàng có trách nhiệm vỗ tay trên nền nhạc dân gian
Trong dịp này các cặp trai gái có ý với nhau thường tham gia chơi và tỏ tình với nhau Để xem duyên nợ có thể đưa họ đến với nhau hay không Trò chơi này được rất nhiều người tham gia đặc biệt là thanh niên và thanh nữ trong sóc
2.3.2 Trò dấu khăn
Trước cũng chọn nam nữ 5 hoặc 6 cặp rồi tổ chức bắt khăn ai là người cầm khăn dấu trước rồi người còn lại bắt ngồi thành vòng tròn người cầm khăn chạy một vòng rồi dấu, dấu xong chạy một vòng nữa, tức là dấu đằng sau lưng người ngồi nếu người đó không phát hiện thì người dấu khăn sẽ phạt người đó bằng hình thức gõ đầu gối hoặc bắt cúi đánh
2.3.3 Đập nồi
Đầu tiên cầm hai cây trụ đứng một cây ngang rồi treo nồi đất ba cái trong nồi
có bỏ que một nồi bỏ quà một nồi bỏ tiền, một nồi bỏ bánh kẹo, một nồi bỏ sách vở, người cầm cây đập nồi phải đứng cách nồi khoảng năm mét rồi phải một người xoay ba vòng rồi bỏ tự họ đi tìm nồi đập ngay nồi nào thì cũng như sự may mắn của mình theo nồi đó
2.3.4 Kéo co
Cũng chia nhau hai bên nam, nữ tùy theo nhiều hay ít nhưng ít nhất phải trên mười cặp, nếu bên nào thua cũng có trách nhiệm múa bên thắng cũng có trách nhiệm múa đứng vỗ tay
2.3.5 Trùm khăn bắt đố
Chia nhau hai bên nữ sáu năm sáu, phải cách nhau khoảng mười hoặc mười hai mét hai bên có người làm hai phòng kính Rồi tổ chức bắt thăm xem bên nào được dẫn con gà của mình đi trước con gà tức là con người mền hoặc vãi trùm thân cho kính có một chủ vẫn đi đến giữa sân trường rồi bên kia lợi bắt gái như con gà rồi nghe đón coi giọng của ai nếu đoán trúng tên người đó là thắng nếu đoán sai thì thua, nếu thắng thì được quyền bắt một con gà đó về bên phe của mình
Trang 322.3.6 Leo cột cờ
Đầu tiên kiếm một cây làm cột cờ chiều dài khoảng năm mét rồi lột vỏ thoa dầu nhớt vào cây cho trơn rồi cầm đứng trên đầu cột có treo một món quà rồi hỏi có
ai đăng ký leo lên lấy quà được đó là sự may mắn của mình
2.4 Những điệu múa truyền thống và nghệ thuật sân khấu
2.4.1 Các điệu múa dân gian truyền thống
Trong các bộ môn nghệ thuật, nghệ thuật múa được người Khmer chú ý nhiều nhất Múa đã được sử dụng từ trong các sinh hoạt của cuộc sống đời thường cho đến các lĩnh vực văn hóa tín ngưỡng khác, bao gồm múa dân gian và múa chuyên nghiệp
Ram vông, lâm lêu và saravan là ba điệu múa dân gian phổ thông nhất, đối với ba điệu múa này hầu như bất cứ người Khmer nào cũng biết, cả ba đều có động tác đơn giản và cũng tương tự như nhau, chỉ khác một vài chi tiết Khi thực hiện múa ram vông thì phải có một đôi nam nữ uốn lượn hai bàn tay xoắn đuổi nhau che lấy ngực, đàn ông cũng uốn lượn tay nhưng rộng hơn để bao lấy người phụ nữ, nữ lượn thân hình đi và nam luôn bước đuổi theo nữ Múa lâm lêu, cả đôi nam nữ đều phải uốn lượn hai tay ngang đầu, còn sarvan thì cả đôi nam nữ cũng uốn lượn tay nhưng lại buông xuôi theo thân người, cả hai điệu múa này nam và nữ phải đối diện nhau, bên tiến bên lùi phải đều nhịp Nếu nhiều đôi nam nữ cùng múa, các đôi luôn
di chuyển theo vòng tròn, vừa bước vừa múa theo tiếng nhạc đệm Ba điệu múa này
đã hòa nhập vào mọi sinh hoạt vui chơi và chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống của cộng đồng người Khmer Chúng luôn được thực hiện nối tiếp với nhau và
bổ sung lẫn nhau: ram vông thì mềm mại la lướt, sarvan lại dồn dập, nhanh nhẹn và lâm lêu luôn sôi động vui tươi Từng đôi nam nữ cứ hết múa ram vông lại đến sarvan và sau cùng là Lâm lêu cứ luân phiên nối tiếp
Ngoài ba điệu múa dân gian trên còn có múa con sáo (sarikakev) thật là duyên dáng và cuồng nhiệt mỗi động tác đều như là tiếng gọi mời của tình yêu Múa trống chhayam là điệu múa dành riêng cho nam thanh thiếu niên trong những ngày lễ Múa đám cưới để biểu lộ phong tục tập quán và tín ngưỡng của người Khmer Múa đám tang mang ý nghĩa khai quan xua đuổi ma quỷ để bảo vệ phần xác
Trang 33của người chết được bình yên Múa cúng neakta và cầu arăk để mời thần hộ độ cho sức khỏe dồi dạo và ước muốn thành đạt Múa trong dân ca (ayai) để tạo điều kiện
tỏ tình giữa nam và nữ trong những dịp hội hè, ăn mừng lúa chín Ngoài ra, còn có nhiều điệu múa trong kịch hát Yukê và rôbam, đó là đỉnh cao nghệ thuật múa, đã được sáng tạo, truyền dạy và đang từng bước phát triển theo từng giai đoạn phát triển của sân khấu Khmer Nam Bộ
2.4.2 Nghệ thuật sân khấu
Sân khấu của người Khmer Nam Bộ từ lâu đã được đánh giá cao so với sân khấu các dân tộc thiểu số khác Việt Nam Tiểu biểu nhất trong loại hình nghệ thuật này là kịch hát rôrbăm và kịch hát Yukê
Kịch hát rôbăm là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền của người Khmer Trong kịch hát rôbăm, vũ đạo chiếm một vai trò quan trọng, vừa mở màn đã múa, khi diễn cũng múa nên có người gọi là múa rôbăm (rôbam) hay hát răm, là nghệ thuật múa sân khấu Nhưng cũng có người cho rằng khi trình diễn rôbam, múa được
sử dụng rất nhiều nhưng nói và hát vẫn là yếu tố chính để diễn đạt tính nghệ thuật
Kịch hát rôbam có nguồn gốc xa xưa từ cung đình, sau đó phát triển ra trong dân gian, nhiều nghệ sĩ tâm huyết đã thành lập gánh hát để lưu giữ loại hình nghệ thuật này và nó được sự bổ trợ các phum, sóc và các chùa
Điểm đặc biệt của các đoàn hát rôbăm là đều trình diễn những tuồng tích cổ, nổi tiếng nhất là vở Réakér với các vai quen thuộc như hoàng tử ream tài giỏi nhưng gian truân, nàng sêđa thủy chung xinh đẹp, khỉ thần Hanuman có nhiều phép lạ Đa
số các vở diễn đều mang nội dung nhân quả báo ứng, làm lành gặp lành, làm ác gặp
ác, thường thì các vở diễn dài có khi đến ba bốn đêm mới hết, nhưng nó vẫn lôi kéo được người xem, nhất là những người lớn tuổi rất hâm mộ loại hình nghệ thuật này với những ý nghĩa nhân sinh trong tích truyện Trong thời gian gần đây, trước đà phát triển của loại hình nghệ thuật Yukê, kịch hát rôbam có phần giảm sút Mặc dù vậy, ở Nam Bộ hiện nay vẫn còn một số đoàn hát rôbăm tiếp hoạt động để giữ gìn
và phát huy loại hình nghệ thuật cổ điển này Cũng có ý kiến cho rằng, nên cách tân nghệ thuật rôbăm để phù hợp với thời đại mới, nhưng như trên đã nói vũ đạo là yếu
tố quan trọng các vở diễn rôbăm và các vai quen thuộc đều là vua, hoàng tử, công chúa, phi tần đa số các nhân vật được hư cấu từ trong truyện xưa tích cũ, thật sự khó thay đổi bằng các vở diễn với các đề tài xã hội hiện đại
Trang 34So với rôbăm, kịch hát Yukê có nguồn gốc gần gũi với mảnh đất Nam Bộ hơn và được người Khmer ở Campuchia gọi là Lakhôn Bassac (kịch hát vùng đồng bằng sông Cửu Long) Loại hình nghệ thuật mới mẻ này đã ra đời và từng bước trưởng thành trong những năm 20 của thế kỷ XX Hiện nay chưa có tài liệu chính thức xác nhận người đã khai sinh kịch hát Yukê, nhưng căn cứ vào một số kết quả điền dã thì đoàn hát Yukê đầu tiên ra đời ở Trà Vinh mang tên Kru Kưu Đoàn này
có tên Việt là Tự Lập Ban, sau đổi tên là Nhật Nguyệt Quang rồi đến Nguyệt Quang, vốn là tiền thân của đoàn nghệ thuật
Về tuồng tích, sân khấu Yukê cũng hát bằng các loại tuồng cổ Khmer được trích ca từ anh hùng ca Ấn Độ ramyna, các truyện thần thoại như Lin thông, Mak phu Yong kev, Saka minh, các truyện xưa tích cũ của người Việt như Thạch Sanh chém chằn, Tấm Cám…và cả một số tuồng Trung Quốc như Tam Tạng thỉnh kinh, Trụ Vương mê Đắc kỷ, Tiết Nhơn Quy chinh đông, thần nữ dâng ngũ linh kỳ, Phàn
Lê Huê…sau này trên sâu khấu Yukê lại tiếp tục xuất hiện các vở diễn mang tính chất xã hội, những câu chuyện phản ánh thời đại, mở đầu là vở Người tình trong giông tố đã nói lên tình đoàn kết thắm thiết của người Việt và Khmer trong giai đoạn chống Mỹ Tiếp theo là một loạt các vở Máu nhuộm nền chính điện, Mối tình Bôpha reang set, Phản bội lời thầy…mỗi vở đều có một đóng góp giá trị tư tưởng và nghệ thuật nhất định
Nội dung các vở diễn của sân khấu Yukê dù xưa hay nay đều biểu dương cái thiện - đề cao chính nghĩa và những chuyện tốt lành Các vai chính nam đại diện cái thiện, thường là hoàng tử, bậc anh hùng luôn cứu dân giúp nước, hoặc là những nông nghèo khổ hiền lành bị áp bức đủ điều nhưng cuối cùng vẫn tai qua nạn khỏi, các vai chính nữ thường là một công chúa, một nữ anh hùng hoặc một người vợ đức hạnh, một phụ nữ trung kiên yêu nước yêu nhà sẵn sàng hy sinh vì chính nghĩa, các vai thiện còn có Phật, tiên ông và những người chân chính Về vai ác thì sân khấu Yukê thể hiện phong phú hơn sân khấu rôbam ngoài chằn tinh tượng trưng cho cái
ác, kẻ xấu nhẫn tâm tàn sát đồng bào, phản bội quê hương, những kẻ âm mưu ly gián, chia rẽ nội bộ, những người vì lợi ích riêng bất chấp pháp luật làm ăn phi pháp… Đoạn kết của vở diễn kẻ ác luôn luôn bị tiêu diệt, cái thiện luôn thắng cái ác
Trang 35Trên sân khấu Yukê, múa không được sử dụng rộng rãi, chỉ trừ một số tuồng tích cổ có sự biểu diễn của múa, còn trong các vở diễn hiện đại thì múa ít được sử dụng Về nhạc cụ ngoài dàn nhạc ngũ âm thường gặp trong sân khấu rôbam, còn có dàn nhạc hiện đại với bộ trống Jazz, ghi ta điện…về làn điệu của Yukê, hiện thấy có bốn điệu chính:
- Điệu sâm pong dành cho các cảnh ly tán, đau đớn
- Điệu Angkô reach dành cho các cảnh u buồn
- Điệu Mahôrí thường dùng cho các vai nữ trong các cảnh than thân, trách phận, thương nhớ người yêu
- Điệu phát cheang dùng trong các cảnh giận dữ, quát tháo
Trên sâu khấu Yukê còn thấy cả một số làn điệu của tuồng Trung Quốc, tuồng Việt từ các bộ môn nghệ thuật hát bội, cải lương, dân ca…
Nghệ thuật biểu diễn của sân khấu Yukê hiện nay gần gũi với cải lương Nam
Bộ, các vở diễn cổ xưa đang dần dần được thay đổi bằng các vở mới phản ánh cuộc sống của con người trong thời đại mới Các lối trang trí sân khấu, hoặc hóa trang nhân vật càng ngày càng gần gũi với quần chúng hơn Số lượng đoàn hát Yukê ở Nam Bộ ngày càng phát triển phục vụ đầy đủ hơn nhu cầu của người xem Nông dân Khmer ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long luôn xem Yukê là món ăn tinh thần không thể thiếu
2.5 Vai trò của nhà chùa và các sư trong lễ hội
Tín ngưỡng, tôn giáo đã du nhập vào vùng có người Khmer sinh sống từ rất lâu đời Đã có đạo là có chùa Nơi xây dựng chùa Khmer bao giờ cũng ở trung tâm của Phum sóc trên một khu đất rộng rãi, cao ráo, đồng bào dễ đi lại cũng được xem xét, chọn lựa rất kỹ lưỡng, vì đây là nơi thiêng liêng nhất trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Khmer
Theo khảo sát thì hầu hết các ngôi chùa Khmer đều được xây dựng theo một
mô hình, kiểu cách thiết kế thống nhất Tất nhiên, mỗi chùa mỗi dáng vẻ, đất chùa
có nơi rộng, nơi hẹp khác nhau, nhưng đều có chung một đặc điểm: Chính điện điều
có hình chữ nhật, chiều dài luôn gấp đôi chiều ngang, chóp nón là hình tam giác nhọn, chiều đứng dài hơn đáy một phần tư So với kiến trúc Ăngkor, chùa Khmer Nam Bộ không đồ sộ hoành tráng bằng nhưng lại có nét đẹp rất riêng Đó là sự duyên dáng ở bộ mái cong với những hình trang trí nóc thơ mộng, hài hòa với thiên
Trang 36nhiên và gần gũi với đời thường Kiến trúc ngày xưa không có nhiều cấp mái như bây giờ Mái chùa ngày nay thường làm ba nếp, góc mái cong vút được trạm trổ công phu Mỗi cấp mái lại chia thành ba nếp khiến chùa trông đẹp mắt, uy nghi hơn Ngôi chùa có thể được coi là đỉnh cao về nghệ thuật kiến trúc của người Khmer.
Trước đây, chùa thường được làm bằng gỗ quý, lợp mái ngói Việc chọn gỗ làm chùa rất công phu, gian nan, vất vả Muốn có gỗ tốt dựng chùa thì phải đi xa, vào tận rừng sâu, nhiều khi giáp Lào, kiếm được cây rồi thả bè trôi trên sông Mêkông Bây giờ, cây gỗ lớn hiếm hoi, những chùa có dịp tu sửa, xây dựng mới hầu hết đều dùng vật liệu xây dựng bằng bê tông, cốt thép, trên nóc mái chính điện
là tháp nhọn Có vị cao niên người Khmer cho rằng: kiến trúc mái đó không phải là của người Khmer Nam Bộ mà do người thợ bắt chước bên ngoài, có thể từ Hoàng cung Campuchia hoặc từ Thái Lan đem về Trông thì kiểu cách, bắt mắt hơn nhưng mất đi nét cổ của chùa Khmer
Về các công trình trong chùa Khmer bao giờ cũng được bố trí theo một nguyên tắc nhất định Bên ngoài có hàng rào bao quanh (rô boong wot), cổng chính (Khlôngthwêwot), cổng phụ Trong khuôn viên chùa gồm ngôi chính điện, trai đường, thư viện hay phòng đọc sách, tăng xá, phòng học, nhà bếp, sân chùa, vườn hoa, cột cờ, tháp cốt, lò hỏa táng Ngoài ra còn có các công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh, ở một số chùa còn có ao nuôi cá, ao nước sinh hoạt, nhà bảo quản ghe ngo,v.v Mỗi công trình đều có chức năng cụ thể theo những quy định của Phật giáo Nam Tông và phong tục tập quán của dân tộc Khmer
Trong các công trình xây dựng ở chùa thì Sala thường được khởi công trước tiên, tiếp theo là các công trình khác Khi đã chuẩn bị chu đáo đẩy đủ mọi mặt mới bắt tay vào khởi công xây dựng ngôi chính điện
Sala (trai đường) là nơi sinh hoạt lễ hội của các tín đồ, vì thế cũng như được chọn xây dựng trên nền đất rộng rãi, cao ráo Trong nhà, nền được chia làm hai bậc cao thấp rõ ràng Bậc cao dùng cho các sư ngồi, chỗ thấp dùng cho các tín đồ, xung quanh không xây vách, chừa nhiều khoảng trống làm cửa ra vào Nền thường cao so với mặt đất khoảng 1 mét, có bậc tam cấp vào Sala Trên mái cũng được thiết kế những hình cong, cây nhọn gắn trên đỉnh hướng lên trời Bên trong Sala có bàn thờ Phật quay mặt về hướng Đông Ngoài các lễ hội của chùa, Sala ngày nay còn là nơi hội họp của các cấp chính quyền địa phương với bà con trong khu vực để triển khai
Trang 37các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật trong sản xuất…Trong nhà chùa còn có thư viện hay phòng đọc sách (Hô tray) dùng làm nơi lưu trữ thư tịch, kinh sách hoặc những hiện vật quý của chùa Hô tray thường xây theo hình tháp, nhọn đầu lên phía trên trên cùng là tượng bốn mặt quay về bốn hướng Nơi ở của các sư sãi và là nơi tiếp khách gọi là tăng xá (Kôđ) Mỗi tăng xá được chia ra làm nhiều phòng nhỏ để các vị sư ở Phòng khách bố trí bàn ghế và trang hoàng những tủ đựng cổ vật, sản phẩm điêu khắc, mỹ nghệ do chùa làm ra, có nơi còn trưng bày bộ trống Xà dăm, dàn nhạc ngũ âm hoặc các hình ảnh lưu niệm của chùa Liêu (Tốp) là nơi ngồi tiếp khách của các vị sư Liêu cất cao khỏi mặt đất
1 mét, diện tích nhỏ, có một cửa ra vào và một cửa sổ nhỏ, có cầu thang vài ba bậc
để bước lên Bên trong có một bàn thờ Phật, một bàn vidết nhỏ và một giường ngủ Mỗi Liêu có một sư ở, thông thường mỗi chùa đều có phòng học (Bon tup riên), nơi
tổ chức các lớp học chữ dân tộc hoặc chữ quốc ngữ dùng cho các sư và các em Phật
tử Phòng học xây cất đơn giản không khác gì phòng học của các nhà trường Ở chùa có khu vực nhà bếp (rôngbai) là nơi tổ chức nấu cơm, nước và là nơi ngồi độ cơm của các vị sư trong những ngày không tổ chức lễ, hai nơi được cách nhau bằng một vách ngăn Phòng bên ngoài thường dài hơn Chỗ ngồi của các sư được kê ván hoặc làm bục dài Sân chùa (Thlêa wot) thường rộng rãi, thoáng mát dùng làm nơi
tổ chức các cuộc vui chơi, văn nghệ, thể thao phục vụ Phật tử các dịp lễ, Tết, Cột cờ (đôngtông) thường được bố trí giữa sân chùa, bên dưới có vườn hoa nhỏ Vào ngày
lễ, tết, khu vực này được trang hoàng rực rỡ, có treo cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo 6 màu Một đặc điểm là chùa Khmer có rất nhiều vườn hoa (suônchba).Các chậu kiểng được cắt tỉa đẹp mắt thường được bày trước chính điện Cổng chùa (Khloông thwêa) là một trong những công trình gây được ấn tượng mạnh của chùa Khmer Cổng chính thường hướng ra đường cái, trên vòm cổng có những trang trí hoa văn hình hoa lá và các loại tượng Rêahu, Kây no mang đậm sắc thái dân tộc Cổng chùa Champa (Mỹ Tú - Sóc Trăng) còn có cả hình tượng những người đua ghe ngho.Cổng chùa Khmer rộng rãi, thoáng đạt và không có cánh cửa, cổng có cấu trúc
mở giúp ta liên tưởng đến sự hào phóng, mến khách của người Nam Bộ Kiến trúc cổng chùa đa dạng, nhưng phổ biến nhất là hình tháp Tháp ở giữa cao hơn hai bên,
ba tháp gồm Preăspút, Preăstho, Preăssoong Trên cổng chùa có ghi tên chùa, ngày tháp xây dựng.Tất cả các chùa Khmer điều rợp bóng mát Loại cây được trồng
Trang 38nhiều nhất là cây dầu, cây sao…cao vút Sân chùa trồng nhiều loại cây ăn quả như trái quách (Kho oách), vú sữa, măng cụt v.v…Trong chùa Khmer còn có nhiều tháp cốt (Cheđây).Tháp lớn dành cho các vị có công xây dựng hoặc chủ trì chùa khi viên tịch Các tháp nhỏ đựng cốt các Phật tử trong phum sóc, xã, ấp Các tháp đều có kiến trúc gần giống nhau Phần dưới thường làm vuông góc, có một cửa nhỏ để đặt hài cốt vào trong, xung quanh xây kín, càng lên trên càng nhỏ, trên cùng là đầu nhọn, có hình bốn mặt quay về bốn hướng tượng trưng cho meeta, Karana, mutita, ôpêkha Đối với các tháp lớn cũng thường được xây dựng kiên cố, bên ngoài sơn màu vàng, nền tháp tráng gạch và có hàng rào trang trí lọ cốt có hình búp sen, sơn màu hồng hoặc một số họa tiết khác rất đẹp.
Mỗi chùa đều có lò hỏa táng (Chêepannăthan) Lò hỏa táng được làm xa vị trí trung tâm chùa để tránh ô nhiễm Hầu hết được đặt về hướng đông bắc của chùa
Như trên đã nêu, trong chùa Khmer nơi được xem là công trình chính, thiêng liêng nhất phải kể đến ngôi chính điện (preasvihêa) Mọi sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng quan trọng đều được tổ chức tại chính điện như các lễ phục vụ cho việc tu hành, xuất tu, nhập hạ, dâng y cà sa, Phật đản, tấn phong chức sắc và cả khi các vị
sư xưng tội hoặc bị xét xử kỷ luật đều được tiến hành trong chính điện Do tính chất quan trọng của chính điện nên việc xây cất công trình này được tính toán kỹ lưỡng,
tỉ mỉ
Vị sư cả là nguời cắm đất chọn nơi xây dựng chính điện (theo sách phong thủy của người Khmer - kompi Trai Niếp) Thường chính điện đặt ở vị trí trung tâm chùa Quy cách xây dựng được tiến hành theo lễ nghi tôn giáo Đầu tiên phải làm lễ chọn tảng đá ở bốn gốc cột (bon chốs col ), sau đó mới bắt tay vào xây dựng Ngôi chính điện được dựng theo hướng Đông Tây, hai cửa chính quay về hướng Đông, hai cửa phụ quay về hướng Tây, dọc theo hai bên tường có nhiều cửa sổ Chính điện được xây dựng một tầng, cột cao, trên mái có một số cây uốn cong để đầu nhọn hướng lên trên Đỡ mái chính ở các hàng cột xung quanh đều có hình kây no Những trang trí thường gặp là chim thần Krũđ (đầu chim mình người), tiên nữ Kenâr, tượng thần bốn mặt Mahaprum, hai bên tay vịn bước lên chính điện được dùng họa tiết rồng hoặc rắn, có nơi còn tạc hình sư tử hoặc tượng chằn cầm gậy giữ hai bên Trong chính điện, bàn thờ Phật đặt quay mặt về hướng đông Trên bệ thờ được bày một loại tượng duy nhất là tượng Phật Thích Ca Pho tượng Phật lớn ở