Grip: Chấm vuông xuất hiện tại các điểm đặc biệt trên đối tượng khi chọn đối tượng mà không có một lệnh nào đang thi hành, thường có màu xanh và thực hiện tiếp sẽ có màu đỏ dúng trong h
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
LỜI NÓI ĐẦU 10
PHẦN MỞ ĐẦU 12
CÁC THUẬT NGỮ DÙNG TRONG AutoCAD 13
HIỂU BIẾT CHUNG VỀ AutoCAD 16
1.1 Giới thiệu phần mềm và cách cài đặt .16
1.1.1 Yêu cầu về cấu hình và phần mềm hệ thống .16
1.1.2 Cài đặt .17
1 2 Cấu trúc màn hình AutoCAD 17
1 3 Các cách nhập lệnh 18
1 4 Hình dạng biểu tượng chuột trong quá trình thực hiện một lệnh 19
1 5 Quá trình thực hiện một lệnh trong AutoCAD 19
1 6 Các lệnh về màn hình 20
1 6 1 Thu phóng màn hình (Lệnh Zoom) 20
1 6 2 Lệnh Dsviewer 22
1 6 3 Di chuyển màn hình 23
1 7 Chức năng một số phím và nút chuột 23
1 8 Một số từ thường gặp trong dòng nhắc lệnh 24
Chương 2 25
CÁC LỆNH VỀ TẬP TIN VÀ THIẾT LẬP BẢN VẼ CƠ BẢN 25
2 1 Tạo và thiết lập bản vẽ mới bằng lệnh New 25
2 1 1 Nút lệnh thứ nhất: Open a Drawing 25
2 1 2 Nút lệnh thứ hai: Start from scratch 26
2 1 3 Nút lệnh thứ ba: Use a template 26
2 1 4 Nút lệnh thứ tư: Use a Wizard 27
2 2 Hộp thoại Select template 30
2 3 Định giới hạn bản vẽ (Lệnh Limits) 31
2 4 Thiết lập bản vẽ bằng lệnh MVSETUP 31
2 5 Thiết lập đơn vị cho bản vẽ bằng lệnh Units 32
2 6 Mở bản vẽ 33
2 6 1 Công dụng: 33
2 6 2 Cách nhập và thực hiện lệnh: 33
2 7 Lưu bản vẽ 33
2 7 1 Lưu vào một bản vẽ mới 33
2 7 2 Lưu vào một bản vẽ đã có sẵn 34
2 8 Thoát khỏi AutoCAD 34
Chương 3: 35
TỌA ĐỘ VÀ CÁC THIẾT LẬP TRỢ GIÚP VẼ NHANH, CHÍNH XÁC 35
Trang 23 1 Hệ tọa độ trong AutoCAD 35
3 1 1 Tọa độ vuông góc 35
3 1 2 Tọa độ cực 36
3 2 Các phương pháp nhập tọa độ điểm 37
3 2 1 Nhập tọa độ vuông góc tuyệt đối: 37
3 2 2 Nhập tọa độ vuông góc tương đối: 38
3 2 3 Nhập tọa độ cực tương đối: 38
3 2 4 Nhập tọa độ trực tiếp 39
3 3 Các thiết lập trợ giúp vẽ nhanh và chính xác 39
3 3 1 Snap and Grid 40
3 3 2 Polar Tracking 42
3 3 3 Object Snap 42
3 3 4 Ortho 46
3 3 5 LinesWeight (LWT) 46
3 4 Các thao tác bắt điểm (Osnap) 46
3 5 Thao tác gióng điểm 47
3 6 Lọc điểm (Point Filter) 48
3 7 Tính toán trong xác định tọa độ điểm: lệnh Cal 49
3 7 1 Cú pháp, các phép tính số học và hình thức nhập giá trị các thông số 49
3 7 2 Các ứng dụng 50
3 8 Lựa chọn From 50
3 9 Ví dụ 51
3 9 1 Nhập tọa độ vuông góc tuyệt đối (hình 3 16, b): 51
3 9 2 Nhập tọa độ vuông góc tương đối (hình 3 16, c): 52
3 9 4 Nhập tọa độ cực tương đối (hình 3 16,g): 52
Chương 4: 53
CÁC LỆNH VẼ CƠ BẢN 53
4 1 Vẽ đường thẳng 53
4 1 1 Công dụng 53
4 1 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 53
4 2 Vẽ đường tròn (Circle) 54
4 2 1 Công dụng 54
4 2 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 54
4 3 Vẽ hình chữ nhật (RectAngle) 56
4 3 1 Công dụng 56
4 3 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 57
4 4 Vẽ cung tròn (Arc) 59
4 4 1 Công dụng 59
Trang 34 4 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 59
4 5 Vẽ điểm (point) 63
4 5 1 Công dụng 63
4 5 2 Định dạng điểm 63
4 5 3 Vẽ điểm 63
4 6 Vẽ đa tuyến (Polyline) 64
4 6 1 Công dụng 64
4 6 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 64
4 7 Vẽ đa giác đều (Polygon) .67
4 7 1 Công dụng 67
4 7 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 67
4 8 Vẽ đường cong có dạng bất kỳ(SpLine) 69
4 8 1 Công dụng 69
4 8 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 69
4 9 Vẽ Ellipse .70
4 9 1 Công dụng 70
4 9 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 70
4 10 Vẽ các đường thẳng song song (Multiline) 71
4 10 1 Công dụng 71
4 10 2 Tạo kiểu đường Milne 72
4 10 3 Vẽ Milne 74
Chương 5: 76
MỘT SỐ LỆNH HIỆU CHỈNH VÀ DỰNG HÌNH 76
5 1 Chọn đối tượng 76
5 2 Xoá (Erase) và phục hồi đối tượng vừa xóa (Oops) 77
5 2 1 Công dụng 77
5 2 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 77
5 2 Di chuyển đối tượng (Move) 78
5 2 1 Công dụng 78
5 2 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 78
5 2 3 Ví dụ .78
5 3 Copy đối tượng (Copy) 79
5 3 1 Công dụng 79
5 3 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 79
5 4 Tạo đối tượng đối xứng (Mirror) 80
5 4 1 Công dụng 80
5 4 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 80
5 4 3 Ví dụ: 80
5 5 Tạo các đối tượng song song (Offset) 82
Trang 45 5 1 Công dụng 82
5 5 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 82
5 5 3 Ví dụ: 83
5 6 Tạo dãy các đối tượng (Array) 83
5 6 1 Công dụng 83
5 6 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 83
5 6 3 Ví dụ: 87
5 7 Quay đối tượng (Rotate) 87
5 7 1 Công dụng 87
5 7 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 87
5 7 3 Ví dụ 88
5 8 Thay đổi kích thước đối tượng theo tỉ lệ (Scale) 89
5 8 1 Công dụng 89
5 8 2 Thực hiện lệnh .89
5 8 3 Ví dụ .89
5 9 Kéo giãn đối tượng (Stretch) 90
5 9 1 Công dụng 90
5 9 2 Thực hiện lệnh .90
5 9 3 Ví dụ: 91
5 10 Thay đổi kích thước đối tượng (Lengthen) 91
5 10 1 Công dụng 91
5 10 2 Thực hiện lệnh .91
5 10 3 Ví dụ: 92
5 11 Xén đối tượng (Trim) 94
5 11 1 Công dụng 94
5 11 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 94
5 11 3 Ví dụ: 95
5 12 Kéo dài đối tượng đến một đối tượng khác (Extend) 96
5 2 1 Công dụng 96
5 2 2 Thực hiện lệnh .97
5 13 Bẻ gẫy đối tượng (Break) 97
5 13 1 Công dụng 97
5 13 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 97
5 13 3 Ví dụ: 98
5 14 Vát góc hai đoạn thẳng giao nhau (Chamfer) 98
5 14 1 Công dụng 98
5 14 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 98
5 14 3 Ví dụ: 100
5 15 Tạo cung nối tiếp hai đối tượng (Fillet) 101
Trang 55 15 1 Công dụng 101
5 2 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 101
5 16 Phá vỡ đường đa hợp thành các đối tượng đơn (Explode) 103
5 16 1 Công dụng 103
5 16 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 103
5 17 Hiệu chỉnh nhanh (Hiệu chỉnh bằng Grips) 103
5 17 1 Công dụng 103
5 17 2 Thực hiện lệnh 103
5 17 3 Ví dụ: 104
5 18 Bẻ gẫy đối tượng tại một điểm (Break point) 105
5 18 1 Công dụng 105
5 18 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 105
Chương 6: 106
LỚP VÀ QUẢN LÝ TÍNH CHẤT ĐỐI TƯỢNG 106
6 1 Tạo lớp và gán tính chất cho lớp 106
6 1 1 Công dụng 106
6 1 2 Thực hiện lệnh .106
6 2 Thao tác trên thanh công cụ Layer và Object Properties 110
6 2 1 Đưa một lớp thành hiện hành (Current) 110
6 2 2 Đưa đối tượng từ lớp này sang lớp khác .110
6 2 3 Tắt, mở (On/Off) lớp 110
6 2 4 Đóng và tan băng cho lớp (Freeze/Thaw) 110
6 2 5 Khóa và không khóa lớp (Lock/Unlock) 111
6 2 6 Lưu ý 111
6 3 Hiệu chỉnh tính chất đối tượng bằng cửa sổ Object Properties 111
6 4 Hiệu chỉnh tính chất đối tượng bằng lệnh Change 112
6 4 1 Công dụng 112
6 4 2 Thực hiện lệnh .112
6 4 3 Ví dụ 113
6 7 Gán tính chất đối tượng 114
6 7 1 Công dụng 114
6 7 2 Cách nhập và thực hiện lệnh 114
Chương 7: 116
VẼ MẶT CẮT, GHI KÍCH THƯỚC, GHI VĂN BẢN, IN BẢN VẼ 116
7 1 Vẽ và hiệu chỉnh mặt cắt (ký hiệu vật liệu) 116
7 1 1 Công dụng 116
7 1 2 Thực hiện lệnh .116
7 1 3 Hiệu chỉnh mặt cắt 119
7 2 Ghi kích thước 120
Trang 67 2 1 Đặt các thông số ghi kích thước 120
7 2 2 Ghi kích thước 129
7 2 3 Hiệu chỉnh kích thước 140
7 2 4 Hiệu chỉnh vị trí chữ số kích thước 140
7 2 5 Cập nhật một kích thước đã vẽ theo tính chất kích thước hiện hành 140
7 2 6 Đưa một kiểu kích thước thành hiện hành 141
7 3 Ghi văn bản 141
7 3 1 Tạo kiểu chữ 141
7 3 2 Ghi văn bản bằng lệnh Text hay Dtext 142
7 3 3 Ghi đoạn văn bản bằng lệnh Mtext 143
7 3 4 Hiệu chỉnh văn bản 144
7 4 In bản vẽ 145
7 4 1 Khái niệm về Layout 145
7 4 2 Định dạng trang layout 146
7 4 3 Lệnh plot: Truy xuất bản vẽ 147
Chương 8 151
BLOCK, BẢN VẼ MẪU, HÌNH CHIẾU TRỤC ĐO 151
8 1 Block 151
8 1 1 Tạo Block 151
8 1 2 Chèn Block vào bản vẽ 152
8 1 3 Chèn Block và lệnh Divide 153
8 2 Bản vẽ mẫu (Drawing Template) 154
8 3 Vẽ hình chiếu trục đo 154
Chương đọc thêm: 158
MỘT SỐ CHỨC NĂNG VÀ TÙY CHỌN TIỆN ÍCH TRONG AutoCAD.158 9 1 Hiển thị một số thanh công cụ thông dụng 158
9 2 Tạo thanh công cụ mới 159
9 3 Các thiết lập trên hộp thoại Option 160
9 3 1 Tab Display 161
9 3 2 Tab Open & Save 163
9 3 3 Tab User preferences 163
9 3 4 Tab Drafting 166
9 3 5 Tab Selection 168
9 4 AutoCAD Design Center 169
9 5 Screen menu 171
9 6 Tool palettes 171
9 7 Gán thuộc tính cho Block 172
9 8 Khung nhìn (Viewports) 173
Trang 79 8 Chức năng nâng cao của chọn đối tượng 177
9 8 1 Window Polygon 177
9 8 2 Crossing Polygon 177
9 8 3 Fence 177
9 8 4 Cycle through object 177
9 9 Danh mục các lệnh tắt trong AutoCAD 178
Trang 8LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay kỹ thuật CAD/CAM nói chung và thiết kế trên máy tính (CAD – Computer Aided Design) nói riêng trở thành nhu cầu không thể thiếu trong
quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm Các trường, cơ sở đào tạo và sản xuất đã từng bước đưa công nghệ này vào chương trình giảng dạy và đào tạo nhân viên của mình Trên thực tế, nó đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
Các phần mềm CAD hiện có rất nhiều nhưng phổ biến và tiện ích nhất phải kể đến phần mềm thiết kế AutoCAD của hãng AutoDesk Đến nay, AutoCAD đã có đến phiên bản 2007 Nói chung, cách sử dụng hầu hết là giống nhau, chúng chỉ thêm một số chức năng tiện ích khi vẽ cũng như về kết
nối Internet Giáo trình này giới thiệu cách sử dụng trên cơ sở AutoCAD 2004
có so sánh, đối chiếu với các phiên bản khác
Chức năng và khả năng sử dụng của AutoCAD rất lớn: có thể thiết kế các mô hình hai chiều, ba chiều, kết nối mạng cho phép liên kết thiết kế giữa các nhóm trên các máy khác nhau, lập trình thiết kế trên AutoCAD với ngôn ngữ AutoLISP… Đó là chưa kể đến phiên bản nâng cao chuyên dùng cho thiết kế
cơ khí Mechanical Desktop, thiết kế kiến trúc Architectural Desktop Trong
khuôn khổ chương trình, giáo trình chỉ đề cập đến chức năng thiết kế hai chiều trong AutoCAD và cũng dừng lại ở các chức năng cơ bản chứ chưa đề cập đến phần nâng cao Nói chung là hiểu và thực hành thuần thục các lệnh trong giáo trình này, học viên, sinh viên có thể hoàn thành tốt bản vẽ hai chiều
Sách viết về AutoCAD hiện nay có rất nhiều và được biên soạn rất
đầy đủ, công phu Viết giáo trình này, chúng tôi không có tham vọng nó sẽ là một tài liệu tham khảo và tra cứu một cách toàn diện cho việc sử dụng AutoCAD Mục đích của giáo trình là cố gắng chọn lọc những chức năng cơ bản nhất của AutoCAD, sát với chương trình đào tạo cho học viên, sinh viên kết hợp với giảng dạy của giáo viên có thể đọc để có khả năng hoàn thành một bản vẽ hai chiều
Trong giáo trình, ngoài phần hướng dẫn sử dụng cơ bản, chúng tôi đã đưa vào các ví dụ Đây có thể coi là các bài thực hành đơn giản có hướng dẫn để người học tập thực hành trước khi bắt tay vào làm các bài tập được biên soạn thành một tài liệu riêng riêng
Phần bài tập được biên soạn với chủ yếu là các chi tiết cơ khí Mỗi bài tập hướng người học áp dụng một (hay một nhóm) lệnh nào đó để hoàn thành
Trang 9bài tập và có các bài tập tổng hợp để rèn luyện kỹ năng thiết kế chung Ngoài nội dung chính theo chương trình, chúng tôi còn biên soạn thêm chương đọc thêm cung cấp một số chức năng tiện ích, bổ trợ khi thiết kế trên AutoCAD
như các tùy chọn (Option), các thao tác với thanh công cụ (Toolbar)
Biên soạn giáo trình này, chúng tôi có gắng vận dụng hết khả năng, kiến thức cũng như kinh nghiệm trong giảng dạy và thực tế vào việc hoàn thành cuốn sách nhưng chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót Tác giả mong bạn đọc góp ý để có điều kiện sửa chữa, nâng cao chất lượng giáo trình trong các lần
in sau
CÁC TÁC GIẢ
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
Phần mềm AutoCAD có chức năng vẽ và thiết kế trên máy tính Thực tế chỉ là một công cụ hỗ trợ cho người vẽ và thiết kế trên máy tính nhằm tiến hành công việc được nhanh hơn và chính xác hơn (Tương tự như thước kẻ để trợ giúp vẽ đường thẳng, compa để vẽ đường tròn) Sử dụng phần mềm AutoCAD ta có thể vẽ bản vẽ hai chiều (2D), bản vẽ ba chiều (3D) và phối
cảnh (Render) để tạo nên mô hình 3D “thật” và sinh động hơn Phần mềm
AutoCAD có đặc điểm cơ bản sau:
- Chính xác: AutoCAD là một phần mềm mang tính chính xác rất cao, lưu trữ số liệu chính xác đến 14 chữ số thập phân Ví dụ, số 1 được lưu trữ trong AutoCAD là 1 00000000000000
- Năng suất cao nhờ các lệnh hỗ trợ vẽ nhanh
- Dễ dàng trao đổi với các phần mềm khác
Phần mềm AutoCAD đã được sử dụng ở nước ta khoảng 10 năm, được sử dụng với mục đích hỗ trợ thiết kế trong kỹ thuật, là hành trang không thể thiếu được của sinh viên chuyên ngành kỹ thuật và kiến trúc trong qua1 trình học cũng như sau khi ra trường Phần mềm là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ kỹ thuật, kiến trúc sư, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật, hoạ viên kiến trúc … hoàn thành bản vẽ sản phẩm thiết kế của mình, trợ giúp cho quá trình thực hiện bản vẽ nhanh chóng, chính xác, đẹp hơn rất nhiều các bản vẽ bằng tay
Trong giáo trình này, chúng tôi giới thiệu những lệnh và hỗ trợ với mục đích để hoàn thành một bản vẽ 2D Sách được viết dành cho đối tượng cao đẳng kỹ thuật, các đối tượng khác có thể sử dụng mang tính chất tham khảo Môn học nhằm hướng dẫn các thao tác thực hiện lệnh trên máy tính, do đó, thời gian môn học được tiến hành song song giữa lý thuyết và thực hành Ngoài ra, sinh viên, học viên phải trau dồi kiến thức với các môn học khác như: Vẽ kỹ thuật và các môn học có liên quan đến hoàn thành một bản vẽ kỹ thuật Lưu ý, môn học này không thay thế cho môn học vẽ kỹ thuật mà chỉ là công cụ hỗ trợ cho môn học vẽ kỹ thuật, giúp thực hiện các thao tác vẽ được nhanh chóng và chính xác hơn mà thôi
Sau khi hoàn thành môn học, sinh viên, học viên có thể hoàn thành một bản vẽ kỹ thuật theo các yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra
Trang 11CÁC THUẬT NGỮ DÙNG TRONG AutoCAD
1 Command: Dòng lệnh; là nơi nhập lệnh từ bàn phím và là nơi xuất hiện
dòng nhắc, thông báo và các thông số trong quá trình thực hiện một lệnh
2 Text Window: Cửa sổ dòng lệnh; cửa sổ hiển thị tất cả các dòng lệnh dòng
nhắc, thông báo và các thông số trong tất cả các lệnh thực hiện trong một lần mở bản vẽ
3 Status line: Dòng trạng thái; hiển thị và điều khiển các trợ giúp xác định toạ độ chính xác trong AutoCAD như toạ độ, Snap, Osnap, Ortho…
4 Select objects: Chọn đối tượng; thường xuất hiện trong dòng nhắc khi
AutoCAD có yêu cầu chọn đối tượng
5 Object: Đối tượng - tất cả những hình vẽ (Shape) được vẽ ra trên màn hình đồ họa như đường thẳng (Line), đường tròn (Circle), cung tròn (Arc), elip (Ellipse)
6 Offset: Khoảng cách vuông góc với đường chính; hay xuất hiện trong các
dòng nhắc khi cần nhập (xác định) một khoảng cách vuông góc nào đó
7 Distance: Khoảng cách giữa hai điểm hay theo một phương bất kỳ nào đó;
hay xuất hiện trong các dòng nhắc khi cần nhập (xác định) một khoảng cách nào đó
8 Radius: Bán kính đường tròn
9 Diameter: Đường kính đường tròn
10 Center point: Tâm đường tròn
11 Quarant Point: Điểm ¼ đường tròn tại các vị trí 00, 900, 1800, 2700
12 Tangent: Tiếp tuyến với một đường cong
13 Perpencular: Vuông góc với đường thẳng
14 Parallel: Song song
15 Intersection: Giao điểm
16 Extension: Kéo dài
17 Nearest: Gần nhất
18 Point: Điểm; thường được nhắc trong dòng lệnh khi cần xác định toạ độ 1
điểm nào đó
19 Polyline: Đa tuyến; các phân đoạn có các hình khác nhau nối lại thành
một đối tượng duy nhất Đây là một đối tượng của AutoCAD gồm các
đường thẳng (Line) và cung (Arc) nhưng về tính chất, một số đối tượng khác cũng được xem là Polyline như hình chữ nhật, đa giác đều
20 Trim: Xén bớt; là một lệnh thực hiện chức năng cắt bỏ một phần đối tượng
nhưng cũng dùng nhiều trong dòng nhắc thực hiện một số lệnh khác
21 Specify: Xác định; thường dùng khi nhắc nhập toạ độ một điểm nào đó (ví dụ: Specify center point for circle - xác định tâm đường tròn)
Trang 1222 Snap: Truy bắt điểm; bắt “dính” vào điểm có trước nào đó như điểm đặc
biệt trên đối tượng khác hay điểm trên lưới điểm (Grid)
23 Crosshair: Hai sợi dây tóc chữ thập trong biểu tượng chuột
24 Plot: In bản vẽ; việc in trong AutoCAD sử dụng cả hai từ Plot và Print
25 Pickbox: Biểu tượng chuột khi chọn đối tượng; là một hình vuông có kích
cỡ khác nhau do ta thiết lập
26 Maker: Biểu tượng điểm gốc khi truy bắt điểm
27 Grip: Chấm vuông xuất hiện tại các điểm đặc biệt trên đối tượng khi chọn
đối tượng mà không có một lệnh nào đang thi hành, thường có màu xanh
và thực hiện tiếp sẽ có màu đỏ dúng trong hiệu chỉnh nhanh (Grip Edit)
28 Tracking: Gióng để xác định vị trí điểm; một chức năng xác định điểm
tiện ích trong AutoCAD
29 Block: Khối; một đối tượng trong AutoCAD tạo ra từ một nhóm đối tượng
tạo thành một chi tiết nào đó thường sử dụng trong bản vẽ và chỉ cần chèn vào bản vẽ khi vẽ
30 Drawing Template: Bản vẽ mẫu; bản vẽ chứa đầy đủ các thông tin cần
thiết đã thiết lập từ trước
31 Noun/Verb selection: Một tính chất thi hành các lệnh hiệu chỉnh trong
AutoCAD: cho phép hay không chọn đối tượng trước khi thực hiện lệnh
32 UCS (User Coordinate System): Hệ toạ độ người sử dụng, ít dùng trong
thiết kế bản vẽ 2D
33 Polar: Chỉ tính chất của một thông số có liên quan đến góc như Polar Coordinate (toạ độ cực), Polar Tracking (gióng điểm theo phương xác định bởi góc), Polar Array (dãy quay tròn theo góc)…
34 Pick point: Chỉ định điểm; thường dùng chỉ tên của một nút lệnh trên hộp
thoại mà khi thi hành sẽ là xác định một điểm bằng cách truy bắt điểm trên màn hình độ họa
35 Linetype: Loại đường như đường liền (continous), đường khuất (Hidden), đường tâm (Center)…
36 Lineweight: Độ rộng nét
37 Reference: Tham chiếu; trong AutoCAD dùng như là một cách xác định
kích thước đối tượng bằng cách dựa vào đối tượng khác
38 Chamfer: Vát góc hai đường thẳng giao nhau
39 Fillet: Tạo cung nối tiếp hai đối tượng; dùng như là vê tròn góc trong cơ
khí
40 Side: Cạnh; dùng để chỉ các cạnh trong các hình (shape); trong các khối (solid), trong các mặt (surface)
41 Edge, Vertex: Đỉnh của đa giác hay khối hình học; giao điểm của hai
đường thẳng tạo nên một góc
Trang 1346 Modyfy: Hiệu chỉnh; thay đổi tính chất, hình dạng và kích thước của đối
tượng
47 Hatch: Mặt cắt hay ký hiệu vật liệu
48 Scale: Tỉ lệ; scale factor - hệsố tỉ lệ, plot scale – tỉ lệ in
49 Tolerance: Dung sai
50 Arrow: Mũi tên; dùng để chỉ hình dạng ký hiệu đầu đường kích thước như closed filled – mũi tên tô kín, tick – gạch xiên, dot – chấm tròn…
Trang 14Chương 1
HIỂU BIẾT CHUNG VỀ AutoCAD
1.1 Giới thiệu phần mềm và cách cài đặt
1.1.1 Yêu cầu về cấu hình và phần mềm hệ thống
Auto Cad hiện nay đã có rất hiều phiên bản: Auto Cad R14, Auto Cad
2000, Auto Cad 2000i, Auto Cad 2002, Auto Cad 2004, Auto Cad 2005, Auto Cad 2006, Auto Cad 2007 Mỗi một phiên bản của phần mềm Auto Cad đều yêu cầu cấu hình máy khác nhau và hệ điều hành khác nhau Sơ lược, ta có thể căn cứ vào các thế hệ máy mà sử dụng phần mềm như sau:
+ Auto Cad R14 sử dụng cho các máy Pentium I
+ Auto Cad 2000, 2000i, 2002 sử dụng cho các máy Pentium II
+ Auto Cad 2004, 2005 sử dụng cho các máy Pentium III
+ Auto Cad 2006, 2007 sử dụng cho các máy Pentium IV
Cụ thể, phần mềm Auto Cad 2004, yêu cầu về cấu hình và hệ điều hành như sau:
+ Hệ điều hành: Windows XP Professional
Windows XP Home Windows 2000 WindowsNT 4.0 with SP 6a or later Hệ điều hành này được cài đặt cùng với: Microsoft Internet Explorer 6.0 + Bộ xử lí: Pentium III or later
+ Ram: 256 MB (minimum)
+ Màn hình: 1024 x 768 VGA with True Color (minimum)
+ Ổ cứng cài đặt: 300 MB
+ Thiết bị kèm theo: Chuột, bàn phím và một số thiết bị khác
+ Card màn hình: Card 3D
Ta có thể tham khảo các yêu cầu về cấu hình và hệ thống đối với phần mềm Auto Cad 2006 như sau:
+ Hệ điều hành: Windows XP Professional, Service Pack 1 or 2
Windows XP Home, Service Pack 1 or 2 Windows XP Tablet PC
Windows 2000, Service Pack 4 Hệ điều hành này được cài đặt cùng với: Microsoft Internet Explorer 6.0 with Service Pack 1 (or later)
Trang 15800 Mhz + Ram: 512 MB (recommended
+ Màn hình: 1024 x 768 VGA with True Color (minimum)
+ Ổ cứng cài đặt: Installation 500 MB
+ Thiết bị kèm theo: Chuột, bàn phím và một số thiết bị khác
+ Card màn hình: Card 3D
1.1.2 Cài đặt
Mỗi phiên bản Auto Cad đều có cách cài đặt khác nhau Ta có thể tìm đĩa CD-ROM có chứa phần mềm Auto Cad rồi tiến hành cài đặt theo hướng dẫn trong đĩa
Hình 1 1 Cấu trúc màn hình AutoCAD
1 Thanh công cụ vẽ (Draw)
2 Thanh hiệu chỉnh (Modify)
3 Thanh tiêu đề: Tên phần mềm, Version, đường dẫn và tên bản vẽ đang
mở
Trang 164 Thanh thực đơn
5 Thanh công cụ Standard
6 Thanh cuộn đứng màn hình đồ họa (Vertical Scroll Bar)
7 Menu màn hình (Screen menu)
8 Các nút đóng mở chương trình (trên) và bản vẽ đang mở (dưới)
9 Hiển thị toạ độ con chạy
10 Dòng lệnh (trong màn hình văn bản)
11 Biểu tượng hệ tọa độ
12 Thanh chuyển không gian giấy vẽ
13 Dòng trạng thái (Status line)
14 Màn hình đồ họa (Không gian làm việc)
15 Thanh cuộn ngang màn hình đồ hoạ (Horizontal)
16 Thanh cuộn ngang màn hình văn bản (Horizontical Scroll Bar)
17 Thanh cuộn đứng màn hình văn bản (Vertical Scroll Bar)
Lưu ý: Các thanh công cụ đã chỉ ra là những thanh công cụ đã chỉ ra là
những thanh công cụ xuất hiện mặc định Theo yêu cầu sử dụng, ta có thể cho xuất hiện và tắt các thanh công cụ khi cần (xem chương đọc thêm)
1 3 Các cách nhập lệnh
AutoCAD có thể nhập một lệnh bằng các cách sau:
- Nhập vào dòng Command từ bàn phím, để chấp nhận lệnh từ bàn phím ta
kết thúc quá trình nhập lệnh bằng một trong các cách sau:
+ Sử dụng phím Enter
+ Sử dụng phím Space
+ Sử dụng nút phải của chuột (tùy cài đặt của người dử dụng)
Trong một số trường hợp, ví dụ khi dòng lệnh yêu cầu nhập dòng text Khi
đó, phím Space tương đương với một ký tự trắng, do đó ta phải kết thúc quá trình nhập dòng text bằng phím Enter Do phím Space dễ sử dụng, ta nên sử dụng phím Space trong đa số các trường hợp
- Từ menu bằng cách click chuột
- Từ Toolbar bằng cách click chuột
- Từ Screen menu bằng cách click chuột
Screen menu chỉ xuất hiện trên màn hình khi chúng ta lựa chọn cho
chúng xuất hiện, thông thường cách này không được sử dụng do menu màn hình làm hạn hẹp không gian làm việc Việc nhập lệnh bằng cách nào tùy thuộc vào kỹ năng của người sử dụng AutoCAD
Trang 17- Enter để lặp lại lệnh vừa thực hiện
Hình 1 2 Hình dạng biểu tượng chuột trong quá thực hiện lệnh
a Khi chưa thực hiện lệnh
b Khi đang yêu cầu nhập tọa độ điểm
c Khi đang yêu cầu chọn đối tượng
1 4 Hình dạng biểu tượng chuột
trong quá trình thực hiện một lệnh
Khi thực hiện một lệnh hình dạng
biểu tượng chuột thay đổi (trên vùng
đồ họa) nhận biết được ta có thể sơ bộ
biết ta phải làm gì? (hình 1 2)
- Khi chưa thực hiện lệnh có dạng
hình chữ thập có hình vuông ở tâm (a)
- Khi thực hiện lệnh và:
+ Đang yêu cầu nhập tọa độ một điểm có dạng chữ thập (không có hình vuông)(b)
+ Đang yêu cầu chọn đối tượng (select objects:) có dạng ô vuông (c)
Các biểu tượng chuột xuất hiện như đã trình bày ở trên là ở dạng mặc định, ta có thể thay đổi biểu tượng này khi thực hiện lệnh trong hộp thoại
Options, phần này được trình bày trong chương đọc thêm
1 5 Quá trình thực hiện một lệnh trong AutoCAD
Khi bắt đầu thực hiện một lệnh và sau khi thực hiện một thao tác của lệnh (ở đây chỉ đề cập đến các lệnh không xuất hiện hộp thoại), AutoCAD thường có dòng nhắc cùng các tùy chọn và dòng thông báo trên dòng
Command Đó là những dòng nhắc thực hiện các việc tiếp theo, một tùy chọn
hay thông báo một kết quả, một lỗi…
Một dòng nhắc thông thường có nội dung nhắc thực hiện một việc: Lựa chọn mặc định mặc định được ghi ở bên ngoài kế đến là chữ “or - hay” và nhiều tùy chọn ghi trong dấu ngoặc [ ] Các tùy chọn được in cách nhau bởi dấu gạch xiên (/ ) và khi muốn thực hiện tùy chọn nào ta chỉ cần gõ chữ (các
chữ) in hoa của tuỳ chọn đó vào dòng Command và Enter Đôi lúc ở vị trí cuối
cùng của dòng nhắc có một tùy chọn hay thông số đặt trong dấu móc <…> Đây là các tùy chọn hay thông số mặc định, muốn chọn các tùy chọn hay
thông số trong dấu ngoặc nhọn <> này ta chỉ việc Enter Ví dụ một dòng nhắc khi vẽ Polyline:
Command: pline (Thực hiện lệnh vẽ Polyline)
Specify start point: 100,150↵ (Nhắc nhập tọa độ cho điểm đầu tiên của Polyline)
Current line- width is 0 0000 (Thông báo bề rộng của nét hiện tại)
Trang 18Specify next point or [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/Width]: @90,60
Nhập toạ độ điểm cuối tiếp theo của đoạn thẳng
Specify next point: Xác định điểm kế tiếp
Các tuỳ chọn: [Arc/Close/Halfwidth/Length/Undo/Width]: Nhập vào dòng
+ A: Chuyển sang vẽ cung tròn
+ C: Đóng kín Polyline
+ H: Xác định bề rộng của Polyline……
Ví dụ khác:
Command: polygon (lệnh vẽ đa giác đều)
Enter number of sides <4>: (nhập số cạnh của đa giác, mặc định là 4; nếu chấp nhận thì Enter; nếu không gõ số cạnh cần thiết vào dòng Command và Enter)
Specify center of polygon or [Edge]: (xác định tâm của đa giác hay lựa chọn vẽ đa giác bằng cạnh thì gõ E và Enter)
Enter an option [Inscribed in circle/Circumscribed about circle] <I>:
(Dòng nhắc: Nhập một chức năng, không có lựa chọn mặc định, ta phải thực hiện một trong hai lựa chọn I - đa giác nội tiếp đường tròn hay C - đa giác
ngoại tiếp đường tròn; trong đó I là mặc định; nếu chấp nhận I thì Enter; nếu chọn C thì phải gõ C và Enter)
Specify radius of circle: (nhập bán kính đường tròn nội (ngoại) tiếp đa
giác)
1 6 Các lệnh về màn hình
1 6 1 Thu phóng màn hình (Lệnh Zoom)
1 6 1 1 Công dụng:
Lệnh Zoom dùng để phóng to hoặc thu nhỏ hình ảnh của đối tượng trên khung cửa sổ hiện hành Lệnh này không làm thay đổi kích thước các đối tượng mà chỉ thay đổi tỷ lệ hiển thị của đối tượng trên màn hình
1 6 1 2 Thực hiện lệnh:
View/ Zoom View/ Zoom Zoom hoặc Z Standard hoặc View
Command: Specify corner of window, enter a scale factor (nX or nXP), or[All/ Center/ Dynamic/ Extents/ Previous/ Scale/ Window] <real time>:
- Lựa chọn mặc định: (Zoom Window)
Specify corner of window: Xác định một đỉnh của cửa sổ (click chuột)
Trang 19Specify opposite corner: Xác định đỉnh đối diện của cửa sổ (click chuột)
Những đối tượng nằm trong cửa sổ được chọn sẽ chiếm trọn màn hình + A (Tuỳ chọn All): Tất cả các đối tượng được vẽ (hoặc giới hạn bản vẽ nếu đối tượng không vẽ ra ngoài giới hạn) được thu gọn trên màn hình
+ C (Tuỳ chọn Center): xác định một điểm làm tâm của các đối tượng sẽ
xuất hiện trên vùng đồ họa và nhập chiều cao của kích thước vùng đồ họa Dòng nhắc:
Enter magnification or height <790 6734>: nhập giá trị chiều cao vùng
đồ họa, giá trị này có thể xác định bằng hai điểm (giá trị nhập vào càng nhỏ
thì độ phóng đại (magnification) càng lớn; giá trị trong dấu < > là giá trị chiều
cao vùng đồ họa hiện tại)
+ D (Tuỳ chọn Dynamic): Khi thực hiện lệnh, màn hình sẽ về trạng
thái Zoom/All và một cửa sổ có dấu chéo (U) ở giữa Vùng quan sát sau khi thực hiện lệnh sẽ là cửa sổ này Rê chuột để dời cửa sổ, tâm vùng quan sát sẽ
là tâm cửa sổ với độ phóng đại hiện tại nếu ta Enter Muốn phóng to hay thu
nhỏ thì click chuột, cửa sổ sẽ xuất hiện mũi tên quay sang phải (Ỉ) Rê chuột để điều khiển độ lớn của cửa sổ và click chuột Cửa sổ lại xuất hiện dấu chéo,
sau khi lựa chọn được vùng quan sát, ấn Enter thì vùng quan sát sẽ là các đối
tượng nằm trong cửa sổ được chọn hay click chuột để điều chỉnh lại
+ E (Tuỳ chọn Extents): Đưa tất cả các đối tượng đã vẽ về vừa khít với
màn hình quan sát, không bao gồm giới hạn bản vẽ
+ P (Tuỳ chọn Previous): Về lại khung nhìn của màn hình ngay trước
đó, AutoCad có thể quay trở về 10 khung nhìn trước (Hình 1 3)
+ S (Tuỳ chọn Scale): Phóng to hay thu nhỏ theo tỉ lệ Tâm vùng quan
sát là tâm hiện tại Dòng nhắc:
Trang 20Command: z
Specify corner of window, enter a scale factor (nX or nXP), or [All/
Center/ Dynamic/ Extents /Previous /Scale /Window] <real time>: s
Enter a scale factor (nX or nXP): Nhập tỉ lệ mặc định hay nhập tỉ lệ nX,
nXP (n là giá trị tỉ lệ, có thêm chữ x và xp sau)
Tỉ lệ mặc định là tỉ lệ quan hệ với giới hạn bản vẽ 1 là giá trị tỉ lệ khi toàn
bộ giới hạn bản vẽ nằm trong vùng đồ họa
+ nX là tỉ lệ quan hệ với vùng quan sát hiện tại Ví dụ nhập 0 5x
nXP là tỉ lệ quan hệ với đơn vị của không gian giấy vẽ (paper Space) Ví
dụ nhập 2 5xp
+ <Realtime>: Điều khiển tỉ lệ phóng to, thu nhỏ bằng chuột Thực hiện
lệnh xong Enter tiếp để chuyển sang chế độ Zoom này Trỏ chuột chuyển
sang hình kính lúp có dấu cộng, trừ Aán giữ chuột và rê lên phía trên để phóng
to và kéo xuống để thu nhỏ Toolbar có dạng kính lúp và hai dấu cộng, trừ (2,
hình 1 3)
1 6 2 Lệnh Dsviewer
1 6 2 1 Công dụng:
Lệnh Dsviewer thuận tiện cho việc thao tác trên một bản vẽ lớn, nghĩa là
khi ta thao tác tại một vị trí nào đó trên bản vẽ thì các vùng khác của bản vẽ ở
ngoài vùng màn hình đồ họa Lúc này nếu muốn xác định một vị trí nào đó để
thao tác sẽ gặp khó khăn
1 6 2 2 Thực hiện lệnh
View/ Aerial View View/ Dsviewer Dsviewer
Cửa sổ Aerial View – Drawing
Name (hình 1 4) sẽ xuất hiện khi ta
thực hiện lệnh này với hình ảnh toàn
cảnh của bản vẽ Khi thao tác trên
cửa sổ này thì trên màn hình đồ họa
chính thay đổi theo Trên cửa sổ này
ta thao tác giống như cho thực hiện
lệnh Zoom/Dinamic nhưng khi rê
chuột qua qua các “vùng” trên cửa
sổ Aeviewer thì vị trí tương ứng trên
màn hình đồ họa xuất hiện (có thể
Hình 1 4 Cửa sổ Aeviewer
Trang 21bay để quan sát các vùng dưới mặt đất) Lúc nào có vị trí cần thiết trên màn
hình đồ họa với độ phóng đại của nó thì Enter để kết thúc lệnh Đóng cửa sổ
khi không cần thực hiện lệnh này nữa
View/ Pan/ Pan
Không xuất hiện dòng nhắc lệnh
Thực hiện lệnh, trỏ chuột chuyển sang hình bàn tay, click giữ chuột rê sang hướng nào màn hình sẽ di chuyển về hướng đó tương tự như khi ta dịch chuyển bản vẽ bằng tay
1 7 Chức năng một số phím và nút chuột
- Nút trái chuột ngoài các chức năng thông thường để thao tác trên Menu và Toolbar như các phần mềm khác, trong AutoCAD còn cho phép nhập tọa độ,
chọn đối tượng…
- Nút phải chuột tùy theo lựa chọn trong hộp thoại Options trong từng thời
điểm có chức năng khác nhau (xem chương đọc thêm)
+ Khi chưa thực hiện lệnh, không có đối tượng nào được chọn có thể thực
hiện một trong hai chức năng: Lặp lại lệnh cuối cùng (Repeat Last Command) và tạo ra Menu tắt (Shortcut Menu)
+ Khi chưa thực hiện lệnh, có ít nhất một đối tượng được chọn ta cũng có
thể thực hiện một trong hai chức năng: Repeat Last Command và Shortcut Menu
+ Khi đang thực hiện một lệnh, click phải chuột có một trong 3 chức năng sau:
Enter
Luôn tạo ra Shortcut Menu
Tạo ra Shortcut Menu chỉ khi trong dòng lệnh có các tùy chọn; nếu không là Enter
Trang 22- Nếu chuột có nút giữa hay chuột xoay (Scroll Mouse) nút giữa cho phép thực hiện các thao tác về Zoom, Pan:
+ Lăn chuột ra ngoài: Phóng lớn, điểm tâm phóng lớn tại vị trí đặt chuột + Lăn chuột vào trong: Thu nhỏ, điểm tâm thu nhỏ tại vị trí đặt chuột + Ấn và giữ chuột giữa: Pan realtime, di chuyển bản vẽ
Lưu ý: chỉ bắt đầu từ AutoCAD 2000 trở về sau mới có sự hỗ trợ nút chuột giữa Với AutoCAD R14, chuột có nút xoay giữa ta vẫn không sử dụng được
- Các phím mũi tên lên xuống cho phép hiện lại các lệnh (cả tùy chọn hay tọa
độ) đã nhập vào từ bàn phím (không có lệnh từ Menu hay Toolbar) theo thứ nhập
trước hay sau
- Phím Esc để thoát khỏi lệnh đang thực hiện và bỏ lựa chọn đối tượng khi không có lệnh Khi ta đang thực hiện bất kỳ lệnh nào, nếu ấn ESC, dòng nhắc lệnh trở về trạng thái chờ nhập lệnh đầu tiên
1 8 Một số từ thường gặp trong dòng nhắc lệnh
Đây chỉ là những “mẫu” dòng nhắc thường gặp Xác định được nội dung yêu cầu của dòng nhắc sẽ thực hiện đúng lệnh và tránh được lỗi
- Nhắc nhập tọa độ 1 điểm: Specify…point Ví dụ: Specify first corner point:
- Nhắc nhập 1 giá trị nào đó: Specify… <giá trị mặc định> Ví dụ: Specify second Chamfer distance for rectangles <20 0000>:
- Nhắc chọn đối tượng: Select Objects: hay select …object Ví dụ: Select first object or [Polyline/Radius/Trim]:
- Nhắc thực hiện các tùy chọn, kiểu dòng nhắc này bắt buộc phải chọn:
Enter… [các tùy chọn] Ví dụ: Enter justification type [Top/Zero/Bottom]
<top>:
Trang 23Chương 2
CÁC LỆNH VỀ TẬP TIN VÀ THIẾT LẬP BẢN VẼ CƠ BẢN
2 1 Tạo và thiết lập bản vẽ mới bằng lệnh New
Thiết lập bản vẽ mới là chọn các thông số đặc trưng cho một bản vẽ như kích thước bản vẽ (Limits), hiển thị đơn vị đo (Units), tỉ lệ dạng đường
(Linetyle Scale)…
Chúng ta có thể thiết lập bản vẽ cơ bản từ lệnh New để có hộp thoại Creat New drawing (Hình 2 2), hộp thoại này cũng xuất hiện khi ta khởi động AutoCAD nhưng dưới tên khác StartUp Trên hộp thoại này ta có thể tạo các
thiết lập cho bản vẽ mới
Trước hết ta lưu ý đến 4 nút lệnh chọn lựa phía trên, thứ tự từ trái qua phải:
2 1 1 Nút lệnh thứ nhất: Open a Drawing
Để mở một bản vẽ có sẵn, chỉ có tác dụng khi khởi động mới AutoCAD
(hộp thoại có tên StartUp) Khi click nút lệnh này, hộp thoại như hình 2 1
Trên hộp thoại ta chọn bản vẽ cần mở và OK bản vẽ sẽ được mở hay click nút
lệnh Browse để xuất hiện hộp thoại Select File (Hình 2 1) để định lại đường
dẫn của bản vẽ
Hình 2 1 Hộp thoại Startup – Open a Drawing
Trang 242 1 2 Nút lệnh thứ hai: Start from scratch
Lựa chọn này cho ta bản vẽ A3, kích thước bản vẽ 420, 297 nếu chọn
Metric, là 12, 9 nếu chọn English và một số thiết lập khác (theo mặc định của
AutoCAD) như bước nhảy (Snap), mật độ lưới (Grid) là 10, tỉ lệ dạng đường là 1… (Hình 2 2)
Hình 2 2 Hộp thoại Startup – Start from Scratch
2 1 3 Nút lệnh thứ ba: Use a template
Hình 2 3 Hộp thoại Startup – Use a Template
Trang 25Sử dụng bản vẽ mẫu Lựa chọn này sẽ xuất hiện hộp liệt kê các bản vẽ mẫu của AutoCAD đã có sẵn Nhưng thông thường những bản vẽ mẫu này có tiêu chuẩn không phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam Do vậy, để sử dụng hộp thoại này ta phải tạo bản vẽ mẫu rồi lưu vào thư viện bản vẽ thì mới sử dụng được Tạo chi tiết bản vẽ mẫu giới thiệu ở chương sau (Hình 2 3)
2 1 4 Nút lệnh thứ tư: Use a Wizard
Trên hộp thoại có hai lựa chọn: Advanced Setup và Quick Setup
Hình 2 4 Hộp thoại Create New Drawing – use a Wizard
- Lựa chọn Quick Setup: Chọn Quick Setup và OK ta có hộp thoại Quick
Setup (Hình 2 5)
Hình 2 5 Hộp thoại: use a Wizard- QuickSetup
Trang 26Có hai bước thiết lập trên hộp thoại này:
+ Thiết lập đơn vị đo độ dài (Units) và kích thước bản vẽ (Area) Ở đơn
vị đo độ dài (Units) ta có thể chọn các loại đơn vị như: Decimal, Engineering, Architectural, Fractional, Scientific Ta chỉ chọn Decimal
+ Sau bước này ta click Next để chuyển sang thiết lập kích thước bản vẽ (Area) Tại đây ta nhập kích thước cho Width và Length để hình thành kích thước bản vẽ xong Finish
Hình 2 6: Hộp thoại Advanced Setup- Units
Hình 2 7: Hộp thoại Advanced Setup- Angle
Trang 27- Lựa chọn Advanced Setup: Thiết lập nâng cao, cho phép thiết lập chi tiết
đơn vị độ dài (Units), đặc biệt là đơn vị đo góc, kích thước bản vẽ:
+ Units (hình 2 6): giống Quick Setup Có thêm chọn lựa precision để
chọn số chữ số có nghĩa sau dấu thập phân
+ Angle (hình 2 7): chọn đơn vị đo góc, thường chọn Decimal Degree hay Deg/Min/Sec
Hình 2 8: Hộp thoại Advanced Setup – Angle Measure
Hình 2 9: Hộp thoại Advanced Setup – Angle Direction
Trang 28+ Angle Measure (hình 2 8): Gốc (hướng O0) đo góc, mặc định là hướng đông (East), có thể chọn sang hướng khác bằng các lựa chọn hay nhập một góc bất kỳ nếu chọn other
+ Angle Direction (hình 2 9): Chiều quay dương của góc Mặc định là ngược chiều kim đồng hồ (Counter- Clockwise)
+ Area : Giống Quick Setup
Khi lựa chọn xong cho bước nào ta click nút lệnh Next hộp thoại sẽ chuyển qua một trang mới cho đến bước cuối cùng là Area Nút lệnh back cho phép
quay lại hộp thoại ngay trước để hiệu định lại các thông số
Chú ý: Khi không đánh dấu chọn vào chỗ Show Startup Dialog thì sẽ không
xuất hiện hộp thoại khi dùng lệnh New cũng như khi khởi động AutoCAD Muốn cho hộp thoại xuất hiện trở lại ta phải vào lệnh Options (Trang System của hộp thoại Options, xem chương đọc thêm) để chọn lại
2 2 Hộp thoại Select template
Trong một số trường hợp không xuất hiện hộp thoại Startup do lựa chọn trong hộp thoại Options Khi ta thiết lập một bản vẽ mới sẽ xuất hiện hộp thoại sau (hộp thoại này chỉ có đối với các Version từ 2006) (Hình 2 10):
Trang 29Đây là hộp thoại chọn bản vẽ mẫu tương tự trong hộp thoại Startup với lựa chọn Template Ta chọn một lựa chọn trong hộp thoại rồi click OK
2 3 Định giới hạn bản vẽ (Lệnh Limits)
Khi thực hiện lệnh Limits ta sẽ có dòng nhắc:
Command: Limits
Specify lower left corner or [ON/OFF] <0 0000,0 0000>: Xác định góc
trái phía dưới (thường là 0,0)
Specify upper right corner <420 0000,297 0000>: Xác định góc phải
phía trên (tùy theo kích thước bản vẽ) Ví dụ muốn thiết lập bản vẽ A4 ngang
ta nhập 297,210
Với lệnh này ta có thể định lại được giới hạn bản vẽ
Tùy chọn [ON/OFF] cho phép ta được phép vẽ ra ngoài giới bạn bản vẽ
hay không ON không cho phép vẽ ra khỏi giới hạn bản vẽ đã được xác lập OFF cho phép vẽ ra ngoài giới hạn bản vẽ đã được xác lập
2 4 Thiết lập bản vẽ bằng lệnh MVSETUP
Lệnh Mvsetup cho phép thiết lập giới hạn bản ve,õ đơn vị (Unit), tỉ lệ bản
vẽ và cả khung bản vẽ
Enable paper Space? [No/Yes] <Y>: N: Có chuyển sang không gian giấy
vẽ không? Ở đây ta chọn là không (N) vì chức năng khi chuyển sang không
gian giấy vẽ (paper Space) ta chưa nghiên cứu ở đây
Enter units type [Scientific/Decimal/Engineering/Architectural/Metric]:
D: Chọn hệ thống đơn vị sử dụng trong bản vẽ
Decimal Scales: Thông báo chọn tỷ lệ bản vẽ theo hệ đơn vị đã chọn
Enter the scale factor: 2: Nhập tỷ lệ bản vẽ (2)
Enter the paper width: 420: Nhập chiều rộng bản vẽ
Enter the paper height: 297: Nhập chiều cao bản vẽ
Sau khi thực hiện lệnh, AutoCAD sẽ vẽ một khung bản vẽ có kích thươc chiều rộng và chiều cao bằng kích thước chiều rộng, chiều cao đã nhập nhân
Trang 30với tỉ lệ bản vẽ đã nhập Trong ví dụ trên sẽ có khung bản vẽ kích thước 840x594
2 5 Thiết lập đơn vị cho bản vẽ bằng lệnh Units
Thực hiện lệnh ta có hộp thoại Drawing Units (Hình 2 11) Trên hộp thoại có hai trang Length – kích thước đo độ dài và Angle – kích thước đo góc
Mỗi trang đều có:
- Type: Kiểu đơn vị Mở
hộp Text box và chọn; thông
thường là chọn Decimal và
Decimal Degrees
- Precision: Số chữ số có
nghĩa sau dấu thập phân
Riêng trang Angle có thêm
lựa chọn Clockwise (cùng
chiều kim đồng hồ) Mặc định
ngược chiều kim đồng hồ là
chiều dương của góc trong
CAD
Trong các nút lệnh phía
dưới có nút Direction để chọn
hướng gốc cho đơn vị đo góc
Khi chọn sẽ xuất hiện hộp
thoại Direction Control và ở
đây ta cũng chọn giống như khi thiết lập bản vẽ cơ bản ở phần Advanced Setup
Hình 2 11: Thiết lập đơn vị cho bản vẽ
bằng lệnh Units
Chú ý: Units trong thiết lập trên là thiết lập hình thức thể hiện con số của
bản vẽ khi ghi kích thước Ví dụ số 15,5 có các cách thể hiện:
- Units chỉ là đơn vị bản vẽ (Drawing Units) không có giá trị thực tế trên
bản vẽ in Giá trị thực tế trên bản vẽ in được quyết định bởi tỉ lệ do ta định khi
in giữa Drawing Units (đơn vị đo của bản vẽ) và milimet
Trang 312 6 Mở bản vẽ
2 6 1 Công dụng:
Dùng để mở lại bản vẽ đã lưu lại trước đó hoặc một bản vẽ đã có sẵn
2 6 2 Cách nhập và thực hiện lệnh:
Menu Screen
menu
Command Standard
Toolbar
Mở ra hộp thoại như hình 2 12 Ta có thể xác định lại đường dẫn và chọn
bản vẽ để mở Có thể mở bản vẽ từ hộp thoại Startup như đã trình bày
Hình 2 12: Hộp thoại Select File
2 7 Lưu bản vẽ
2 7 1 Lưu vào một bản vẽ mới
File/ Save as File/ save as Saveas
Hiển thị một thoại yêu cầu nhập tên file (file name), chọn đường dẫn lưu giữ file (save in), kiểu file được lưu giữ (File of type)
Lưu ý: Như các phần mềm khác, khi lưu lại bản vẽ phải chọn File of type
cho phù hợp nếu muốn mở bản vẽ trong các phiên bản ra đời trước Vì một
Trang 32file của phiên bản ra đời sau không mở được trong các phiên bản trước đó Do
vậy trong hộp thoại Save as phải chọn trong File of type để lưu vào những
phiên bản thấp hơn
Hình 2 13: Hộp thoại Save as
2 7 2 Lưu vào một bản vẽ đã có sẵn
File/ Save File/ save Save(Ctrl+S)
Dùng để lưu nhanh những thay đổi trên bản vẽ hiện hành, một bản vẽ
mới, khi thực hiện lệnh này sẽ xuất hiện hộp thoại save as
2 8 Thoát khỏi AutoCAD
File/ Exit File/ quit Quit Ctrl+Q) Nút chéo trên thanh tiêu đề Đóng tất cả bản vẽ và thoát khỏi AutoCAD Nếu có thay đổi bản vẽ sau lần ghi lại cuối cùng, AutoCAD sẽ nhắc nhở lưu lại những thay đổi
Trang 33Chương 3:
TỌA ĐỘ VÀ CÁC THIẾT LẬP TRỢ GIÚP VẼ
NHANH, CHÍNH XÁC
3 1 Hệ tọa độ trong AutoCAD
Hình 3 1 Tọa độ vuông góc
A Y
Hệ tọa độ trong AutoCAD gồm hệ tọa độ chuẩn (Hệ tọa độ dùng chung trên thế giới - WCS) và hệ tọa độ người sử dụng (UCS) Hệ tọa độ người sử dụng chủ yếu chỉ sử dụng trong thiết kế các mô hình 3D, ở đây ta chỉ nghiên cứu hệ tọa độ chuẩn WCS
Hệ tọa độ chuẩn WCS sử dụng trong
không gian 2 chiều gồm tọa độ vuông góc
và tọa độ cực
B30
X
20
3 1 1 Tọa độ vuông góc
Tọa độ vuông góc (hình 3 1) có hai
trục X theo phương ngang và Y theo
phương thẳng đứng Gốc tọa độ mặc định
là góc trái phía dưới bản vẽ và chiều
dương là chiều từ trái sang phải (trục X)
và từ dưới lên trên (trục Y)
40
3 1 1 1 Toạ độ vuông góc tuyệt đối
Toạ độ tuyệt đối là toạ độ có các điểm được xác định vị trí nhờ một hệ trục toạ độ vuông góc duy nhất ban đầu
Cú pháp nhập vào dòng Command: X,Y (X,Y có thể dương hoặc âm)
+ X: số chỉ trục X
+ Y: số chỉ trục Y, được ngăn cách bởi dấu phẩy (,) Ví dụ: Muốn vẽ một đường thẳng từ gốc toạ độ (0,0) đến điểm A có tọa độ (30,20)
Command: Line Specify first point: 0,0 (Nhập điểm 0,0 từ bàn phím)
Specify next point or [Undo]: 30,20 (Xác định điểm kế tiếp của đường thẳng có toạ độ tuyệt đối là 30,20)
3 1 1 2 Toạ độ vuông góc tương đối
Tọa độ vuông góc tương đối là tọa độ lấy tọa độ điểm được nhập ngay trước nó làm gốc (điểm O)
Cú pháp nhập vào dòng Command: @X,Y (X,Y có thể dương hoặc âm)
+ X: số trước chỉ trục X so với điểm ngay trước nó
Trang 34+ Y: số chỉ trục Y so với điểm ngay trước nó, được ngăn cách bởi dấu phẩy(,)
Ví dụ: Muốn vẽ một đường từ A đến B
Command: Line
Specify first point: Click chuột vào một điểm bất kỳ trên màn hình làm việc để xác định toạ độ điểm A hoặc nhập từ bàn phím một tọa độ bất kỳ Specify next point or [Undo]: @10,10 (Toạ độ của điểm B so với điểm A
là (10,10)
3 1 2 Tọa độ cực
3 1 2 1 Tọa độ cực tuyệt đối:
Tọa độ cực tuyệt đối của một điểm được xác định bằng khoảng cách từ gốc tọa độ đến điểm đó và góc quay từ trục OX quanh gốc O đến đường nối gốc tọa độ O và điểm đó
Góc dương là góc khi trục OX quay ngược chiều kim đồng hồ, góc âm là góc khi trục OX quay cùng chiều kim đồng hồ (theo thiết lập mặc định, có thể
thay đổi theo Hộp thoại Advanced Setup – Angle Measure, Hình 2 8 )
Cú pháp nhập vào dòng Command: d<a
+ d: khoảng cách giữa hai điểm,
luôn lớn hơn 0
+ a: Góc giữa OX và OA, góc
dương nếu quay từ OX đến OA tính
ngược chiều kim đồng hồ, góc âm khi
quay từ OX đến OA tính cùng chiều kim
đồng hồ
BY
Ví dụ: Vẽ một đường thẳng từ O đến
A như hình 3 2:
H ình 3 2 Tọa độ cự c Command: Line Specify first point:
0,0
Specify next point or [Undo]: 50<30
3 1 2 2 Tọa độ cực tương đối:
Là tọa độ cực lấy điểm được nhập ngay trước đó làm gốc
Cú pháp nhập vào dòng Command: @d<a
+ d: khoảng cách giữa hai điểm, luôn lớn hơn 0
+ a: Góc giữa OX và AB, góc dương nếu tính ngược chiều kim đồng hồ, góc âm khi tính cùng chiều kim đồng hồ
Trang 35Ví dụ: Vẽ đường thẳng nối từ A đến B Giả sử AB có độ dài là 15, góc giữa trục X và AB là 600 ta có:
Command: Line Specify first point: Click chuột vào một điểm bất kỳ trên màn hình làm việc để xác định toạ độ điểm A hoặc nhập từ bàn phím
Specify next point or [Undo]: @15<60 (tọa độ cực tương đối của điểm B
so với điểm A là: @15<60)
3 2 Các phương pháp nhập tọa độ điểm
Ta có 4 phương pháp nhập tọa độ 1 điểm sau:
- Nhập tọa độ vuông góc (tuyệt đối và tương đối)
- Nhập tọa độ cực (tuyệt đối và tương đối)
- Click chuột vào một điểm trên vùng đồ họa, tọa độ điểm nhập vào đúng bằng tọa độ con trỏ chuột Phối hợp với phương thức truy bắt điểm theo bước
nhảy (Snap) và truy bắt điểm trên đối tượng (Object Snap) và gióng điểm
(Otrack) ta có một tọa độ chính xác
- Nhập tọa độ trực tiếp (Distance and Direction): Nhập khoảng cách so với
điểm xác định ngay trước đó còn hướng xác định bằng chuột kết hợp với chế
độ vẽ vuông góc (Ortho) hay tọa độ cực tự động (Polar) và cả truy bắt song song (Parallel)
Ngoài ra, có thể dùng lệnh Cal (calculation) để tính toán trong quá trình
nhập tọa độ
Ví dụ: Vẽ hình chữ nhật có kích thước 200 x 100 từ đường thẳng bằng lệnh
Line, (Lệnh Line đơn giản là xác định các tọa độ liên tiếp của các điểm cuối
của đọan thẳng) ta có thể dùng các cách nhập tọa độ như sau (Hình 3 3):
3 2 1 Nhập tọa độ vuông góc tuyệt đối:
Thứ tự từ P1 đến P4 (Hình 3 3):
Command: line (Lệnh vẽ đường thẳng)
Specify first point: 50,50 (Tọa độ điểm P1)
Specify next point or [Undo]: 50,150 (Tọa độ điểm P2)
Hình 3 3: Nhập tọa độ vuông góc tuyệt đối
Trang 36Specify next point or [Undo]: 250,150 (Tọa độ điểm P3)
Specify next point or [Close/Undo]: 250,50 (Tọa độ điểm P4)
Specify next point or [Close/Undo]: 50,50 (Tọa độ điểm P1)
Specify next point or [Close/Undo]: (Để kết thúc lệnh)
3 2 2 Nhập tọa độ vuông góc tương đối:
Thứ tự từ P1 đến P4 (hình 3 3):
Command: line
Specify first point: click vào màn hình làm việc một điểm bất kỳ (Tọa độ điểm P1)
Specify next point or [Undo]: @0,100 (Tọa độ điểm P2)
Specify next point or [Undo]: @200,0 (Tọa độ điểm P3)
Specify next point or [Close/Undo]: @0,- 100 (Tọa độ điểm P4)
Specify next point or [Close/Undo]: @- 200,0 (Tọa độ điểm P1)
Specify next point or [Close/Undo]: (Để kết thúc lệnh)
P1(kích bất kỳ)
c/
P3(@0,-100) P4(@-200,0)
Hình 3 4: Nhập tọa độ vuông góc tương đối
3 2 3 Nhập tọa độ cực tương đối:
Thứ tự từ P1 đến P4(hình 3 3):
Command: line
Specify first point: click vào màn hình làm việc một điểm bất kỳ (Điểm P1)
Specify next point or [Undo]: @100<90 (điểm P2)
Specify next point or [Undo]: @200<0 (điểm P3)
Specify next point or [Close/Undo]: @100<270 (hay @100<- 90) (điểm P4)
Specify next point or [Close/Undo]: @200<180 (điểm P1)
Specify next point or [Close/Undo]: Enter (Để kết thúc lệnh)
Sau mỗi lần nhập tọa độ đều Enter hay ấn phím trắng (hay có thể click phải chuột)
Trang 37P3(@100<270)
P1(kích bất kỳ) P2(@200<0)
P4(@200<180)
Hình 3 5: Nhập tọa độ cực tương đối
3 2 4 Nhập tọa độ trực tiếp
Thứ tự từ P1 đến P4:
Command: line
Specify first point: click vào màn hình làm việc một điểm bất kỳ (Điểm
P1)
Specify next point or [Undo]: 200 (Ortho On, kéo chuột sang phải nhập
200 và Enter (điểm P2))
Specify next point or [Undo]: 100 (kéo chuột xuống dưới nhập 100 và (điểm P3))
P2 P1(kích bất kỳ)
Specify next point or [Close/Undo]: 200 (kéo chuột sang trái nhập 200 và
(P4))
Hình 3 6: Nhập tọa độ trực tiếp
Specify next point or [Close/Undo]: 100 (kéo chuột lên trên nhập 100
và (điểm P1))
Specify next point or [Close/Undo]: (Để kết thúc lệnh)
3 3 Các thiết lập trợ giúp vẽ nhanh và chính xác
Hình 3 7 Dòng trạng thái (Status Line)
Trang 38Các thiết lập trợ giúp vẽ nhanh và chính xác có thể thao tác trên dòng
trạng thái – Status Lines (Nằm ở phía dưới dòng lệnh Command – hình 3 7)
Các chức năng trên dòng trạng thái đều có hai trạng thái On/Off chuyển đổi qua lại bằng cách click chuột hay các phím tắt Các thiết lập này nằm trong
hộp thoại Drafting Settings Hộp thoại này xuất hiện khi thực hiện lệnh Ddrmodes hay click phải chuột vào dòng trạng thái và chọn Settings Trên hộp
thoại ta có thể thiết lập các tùy chọn cho mỗi chức năng trên dòng trạng thái
Hộp thoại có 3 trang: Snap and Grid, Polar Tracking và Object Snap (với AutoCAD 2007 có khác hơn)
3 3 1 Snap and Grid
3 3 1 1 Công dụng:
Hình 3 8: Hộp thoại Drafting Settings – Trang Snap and Grid
Snap thiết lập nên bước nhảy của con trỏ chuột: khi nhập tọa độ bằng chuột (Khi trạng thái Snap ở ON), tọa độ được nhập sẽ là điểm gần nhất được xác
định bằng Snap X Spacing và Snap Y Spacing (Hình 3 8) Các thông số này chỉ có tác dụng khi ở ô Snap type & style ta chọn Grid snap
3 3 1 2 Lựa chọn
Trang 39- Snap X Spacing: Bước nhảy theo chiều X của chuột Khi chế độ bước nhảy
được bật Chuột chỉ nằm ở các vị trí được xác định là bước nhảy
- Snap Y Spacing: Bước nhảy theo chiều Y của chuột Khi chế độ bước nhảy
được bật Chuột chỉ nằm ở các vị trí được xác định là bước nhảy
- Angle: góc hướng trục X
- X base, Ybase: tọa độ trục X và Y so với gốc tọa độ
Grid là hiển thị lưới các điểm (Grid On) có khoảng cách Grid X spacing và Grid Y spacing
Hình 3 9: Sử dụng tọa độ cực gióng điểm chính xác
Hình 3 10: Hộp thoại Drafting Settings – Trang Polar Tracking
Trang 40Polar spacing có thông số Polar distance đặt khoảng cách truy bắt theo tọa độ cực Thông số này chỉ có tác dụng khi ở Snap type & style ta chọn Polar snap
Snap type and style: Có thể lựa chọn Grid Snap (Bắt vào lưới) hay Polar Snap (Bắt theo tọa độ cực) Trong Grid Snap lại có hai lựa chọn Rectangular snap (Lưới hình chữ nhật) hay lưới theo hình chiếu trục đo
Bật tắt chế độ Snap bằng phím tắt F9, chế độ Grid bằng phím F7 Hoặc
chọn hay bỏ chọn trong ô tuỳ chọn Snap On (F9), Grid On (F7)
3 3 2 Polar Tracking
3 3 2 1 Công dụng
Polar Tracking cung cấp các thông số cho thiết lập tọa độ cực và chế độ
gióng điểm theo một phương nào đó để xác định tọa độ điểm chính xác (hình
3 9) Nó sẽ cho phép hiển thị toạ độ cực tương đối ở những góc khác nhau
được thiết lập tại Increament Angle Khi tọa độ cực xuất hiện, có thể xác định chính xác điểm bằng cách nhập toạ độ trực tiếp
3 3 2 2 Lựa chọn
- Polar Tracking On (F10): Bật/ Tắt chế độ tọa độ cực, phím tắt F10
- Increament Angle: Giá trị góc này xác định chu kỳ hiển thị của toạ độ cực
tương đối, cho phép gióng điểm ở những góc khác nhau, những góc này đã được thiết lập sẵn, thay đổi bằng cách chọn Góc này chỉ xuất hiện toạ độ cực tương đối với đúng giá trị đó, không theo chu kỳ
- Additional Angle: Được đánh dấu sẽ cho phép thêm vào một góc mới
ngoài góc đã được thiết lập ở trên New để thêm vào một góc mới
- Track Orthogonaly Only: Lựa chọn chỉ gióng điểm theo phương thẳng
đứng và nằm ngang
- Track using all polar angle settings: Lựa chọn gióng điểm theo tất cả các
phương tọa độ cực đã cài đặt
- Absolute: Góc tọa độ cực hiển thị là góc tuyệt đối
- Relative to last segment: Góc tọa độ cực hiển thị là góc tương đối: Góc lấy
đoạn thẳng cuối cùng làm gốc (00)
3 3 3 Object Snap
3 3 3 1 Công dụng:
Object Snap cho phép bắt vào những điểm đặc biệt trên đối tượng (Điểm
cuối, điểm giữa, tâm đường tròn…), nhờ đó ta có thể xác định nhanh chóng và chính xác tọa độ một điểm