1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BTL công ty vận tải và TM VITRANIMEX

24 460 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 141,5 KB

Nội dung

Cao học_Bài tập lớn môn luật kinh tế_TL công ty vận tải và thương mại vitranimex

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển với nền kinh tế thế giới Nền kinh tế của nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, được điều chỉnh bởi luật kinh tế Có như vậy nhà nước mới có thể chủ động kiểm soát các hoạt động kinh doanh, đồng thời góp phần đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người tiêu dùng, và lợi ích hợp pháp của thương nhân, góp phần tích luỹ nhằm thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững Luật kinh tế là một công cụ quan trọng trong quản lý vĩ mô của nhà nước, nó sẽ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư linh hoạt, đúng hướng đạt hiệu quả cao

Công ty cổ phần vận tải và thương mại VITRANIMEX là một công ty hoạt động về thương mại và thực hiện các dịch vụ vận tải quốc tế Đây là một hoạt động rất quan trọng, nó giúp cho hàng hóa trong nước và ngoài nước có thể

dễ dàng lưu thông giúp cho nền kinh tế trở nên hoạt động mạnh mẽ hơn và nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế quốc tế

Trong nền kinh tế, để tăng trưởng nền kinh tế thì cần có sự phát triển tốt của các doanh nghiệp mà một trong những yếu tố để các doanh nghiệp phát triển đặc biệt là những doanh nghiệp làm về vận tải và thương mại thì việc ký kết được nhiều hợp đồng vận chuyển và thực hiện tốt những điều khoản trong hợp đồng là điều vô cùng quan trọng Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài:

“Đánh giá tình hình thực hiện hợp đồng kinh tế năm 2013 của Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VITRANIMEX”.

Trang 2

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG KINH TẾ

TRONG VẬN TẢI BIỂN1.1 Khái quát chung về hợp đồng kinh tế

1.1.1 Khái niệm hợp đồng kinh tế

Trong các mối quan hệ xã hội có những quan hệ được các bên thoả thuận thiết lập nhằm mục đích làm phát sinh những đổi thay chấm dứt quyền và nghĩa

vụ - giữa các bên với nhau Những mối quan hệ thuộc loại này được gọi chung

là quan hệ hợp đồng Cũng như vậy quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực kinh tế được gọi là quan hệ hợp đồng kinh tế Trong khoa học pháp lý, hợp đồng kinh

tế thường được hiểu theo hai nghĩa Đó là nghĩa khách quan và chủ quan

- Theo nghĩa khách quan (tức là dưới góc độ ý chí Nhà nước ) : hợp đồng kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các bên chủ thể kinh doanh với nhau (còn gọi là chế độ hợp đồng kinh tế hay pháp luật

về hợp đồng kinh tế) Chế độ hợp đồng kinh tế của nước ta mang đặc thù của pháp luật xã hội chủ nghĩa nó bao gồm các quy phạm pháp luật về nguyên tắc ký kết tư cách chủ thể tham gia; trình tự và thủ tục ký kết hợp đồng kinh tế; các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng như các nguyên tắc và nội dung thực hiện; các điều kiện và cách thức giải quyết hậu quả của việc thay đổi, huỷ bỏ, đình chỉ và thanh lý hợp đồng kinh tế; quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế; trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế , sự thay đổi của quan hệ kinh tế, chế độ hợp đồng kinh tế cũng được thay đổi và phát triển

- Theo nghĩa chủ quan (tức là theo ý chí của các bên ký kết hợp đồng) :

"Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản hoặc tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu , ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự qui định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình" (Điều 1 - Pháp lệnh hợp đồng kinh tế

Trang 3

ngày 25/9/1989) Theo nghĩa này, hợp đồng là sự thống nhất ý chí của các chủ thể hợp đồng kinh tế.

Như vậy, xét về thực chất hợp đồng kinh tế , cũng như các loại hợp đồng khác, đều là sự thay đổi giữa các chủ thể về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong các quan hệ cụ thể Tuy nhiên, có một

số điểm khác nhau giữa hợp đồng kinh tế với các loại hợp đồng khác về tư các chủ thể, mục đích, hình thức ký kết, thực hiện

1.1.2 Đặc điểm hợp đồng kinh tế

Những thay đổi cơ bản trong nền kinh tế cũng như chế độ quản lý kinh tế theo sự thay đổi những qui định của chế độ hợp đồng kinh tế để phù hợp với tình hìh diễn biến mới trong các quan hệ kinh tế Vì thế, những qui định của pháp luật về hợp đồng kinh tế hiện nay có các đặc điểm để chúng ta phân biệt với những qui định hợp đồng kinh tế trước đây Đồng thời cũng phân biệt với các loại hợp đồng khác Những đặc điểm đó là:

- Đặc điểm về mục đích của hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm mục đích kinh doanh Mục đích này được thể hiện trong nội dung công việc mà các bên thoả thuận trong hợp đồng như là : thực hiện hoạt động sản xuất , trao đổi hàng hoá, dịch vụ Điều đó có nghĩa là hợp đồng kinh tế phải gắn với quá trình sản xuất và tái sản xuất của các chủ thể kinh doanh, trong đó ít nhất một bên ký hợp đồng phải có mục đích kinh doanh còn bên kia có thể không có mục đích kinh doanh nhưng không có mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sinh hoạt Đặc điểm này dùng để phân biệt hợp đồng kinh tế với hợp đồng dân sự, hơn nữa mục đích kinh doanh là đặc trưng của các quan hệ kinh tế

Đặc điểm về chủ thể hợp đồng kinh tế :

Theo Điều 2 - pháp lệnh hợp đồng kinh tế, thì hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên : pháp nhân với pháp nhân; pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật Như vậy theo qui định này thì chủ thể

ký kết hợp đồng kinh tế phải là chủ thể có điều kiện tổ chức, phải là pháp nhân

Trang 4

và luôn phải là một bên ký kết, còn bên kia có thể là cá nhân có đăng ký kinh doanh.

Cá nhân có đăng ký kinh doanh được hiểu là cá nhân được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

1.1.3 Phân loại hợp đồng kinh tế

Dựa trên những căn cứ khác nhau mà hợp đồng kinh tế được phân thành nhiều loại khác nhau

- Căn cứ và tính chất của quan hệ hợp đồng, hợp đồng kinh tế gồm các loại sau:

* Hợp đồng kinh tế mang tính chất đền bù :

Là loại hợp đồng mà theo đó quyền và nghĩa vụ của các bên tương xứng nhau (quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại) Trong quan hệ hợp đồng, một bên có nghĩa vụ giao hàng hoá, thực hiện dịch vụ hoặc kết quả công việc đã thoả thuận, bên kia có nghĩa vụ nhận hàng hoá hoặc kết quả đó và thanh toán tiền Đây là loại hợp đồng phản ánh quan hệ hàng hoá - tiền tệ với bản chất là quan hệ ngang giá và được sử dụng trong các lĩnh vực như la trao đổi hàng hoá; vận chuyển hàng hoá

* Hợp đồng kinh tế mang tính tổ chức :

Là loại hợp đồng được xác lập trên cơ sở sự đồng ý của cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền, các chủ thể kinh doanh có thể thoả thuận với nhau lập ra một cơ

sở kinh tế - kỹ thuật mới để thực hiện mục đích chung Hợp đồng này không phản ánh quan hệ hàng hoá tiền tệ, không mang tính chất đền bù Các bên chủ thể có thể thoả thuận góp vật chất, góp sức lao động để lập ra cơ sở kinh doanh

Trang 5

mới Song chủ thể của loại hợp đồng này phải có tư cách pháp nhân đầy đủ Tuỳ theo tính chất của tổ chức, hợp đồng không chỉ có 2 bên chủ thể mà có nhiều bên cùng tham gia.

- Căn cứ vào thời hạn thực hiện hợp đồng, hợp đồng kinh tế chia làm 2 loại :

kế hoạch trong năm

Như vậy, tuỳ theo đối tượng của hợp đồng, tính chất của mối quan hệ, giá

cả thị trường mà các chủ thể có thể ký kết hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn

- Căn cứ vào tính kế hoạch của hợp đồng, hợp đồng kinh tế gồm :

* Hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh :

Là những hợp đồng kinh tế được ký kết nhằm thực hiện chỉ tiêu pháp lệnh

do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho các doanh nghiệp Nhà nước Việc

ký kết hợp đồng kinh tế giữa những đơn vị kinh tế được giao nhiệm vụ kế hoạch

là nghĩa vụ, là kỷ luật của Nhà nước Hợp đồng này mang tính kế hoạch cao, vì thế, tính tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể của hợp đồng bị hạn chế Tuy nhiên, trong cơ chế mới loại hợp đồng này không còn được áp dụng phổ biến nữa mà chỉ những doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích mới thực hiện nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao

* Hợp đồng kinh tế thông thường :

Loại hợp đồng này được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi Việc ký kết hợp đồng là quyền tự do ý chí của các đơn vị kinh

tế , không một tổ chức hay cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình cho các đơn

vị kinh tế khác Trong cơ chế mới này, loại hợp đồng này được áp dụng rất phổ biến

Trang 6

- Căn cứ vào nội dung giao dịch của quan hệ hợp đồng gồm:

* Hợp đồng mua bán hàng hoá

Là hợp đồng mà theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá và quyền sở hữu đối với hàng hoá đó cho bên mua theo đúng điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hoá và thanh toán tiền hàng Quan hệ hợp đồng này là quan hệ trao đổi hàng hoá, gọi là quan hệ hàng hoá - tiền tệ

* Hợp đồng vận chuyển hàng hoá

Là hợp đồng mà theo đó bên vận tải hàng hoá có nghĩa vụ vận chuyển hàng hoá nhất định đến địa điểm đã ấn định để giao cho bên nhận hàng, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cho bên vận tải một khoản tiền nhất định gọi là cước phí vận chuyển

* Hợp đồng xây dựng cơ bản :

Là hợp đồng kinh tế trong đó bên nhận thầu có nghĩa vụ xây dựng và bàn giao cho bên giao thầu toàn bộ công trình theo đúng đồ án thiết kế và thời hạn như đã thoả thuận trong hợp đồng, còn ben giao thầu có nghĩa vụ bàn giao mặt bằng xây dựng , các bản thiết kế và đầu tư xây dựng đúng tiến độ đồng thời có nghĩa vụ nghiệm thu công trình và thanh toán cho bên nhận thầu Hợp đồng này mang tính chất đền bù

* Hợp đồng dịch vụ :

Là hợp đồng kinh tế theo đó bên cung cáp dịch vụ có nghĩa vụ thực hiện hành vi nhất định phù hợp với ngành nghề đã đăng ký để thoả mãn nhu cầu của bên thuê dịch vụ và được hưởng khoản tiền công nhất định gọi là phí dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả dịch vụ và thanh toán cho bên thuê dịch vụ phí như đã thoả thuận

1.2 Khái quát hợp đồng kinh doanh trong vận tải biển

1.2.1 Khái niệm về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển

Trang 7

thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng Như vậy, theo quy định của Bộ luật thì có thể hiểu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là văn bản cam kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển Người vận chuyển cam kết sẽ vận chuyển hàng hóa từ cảng này đến cảng khác theo yêu cầu của người thuê, còn người thuê vận chuyển cam kết sẽ thanh toán cước phí.

Hàng hóa vận chuyển theo quy định của Bộ luật bao gồm tất cả các loại hàng hóa, kể cả súc vật sống hay vỏ container hoặc các dụng cụ vận tải khác được sử dụng khi vận chuyển hàng mà không do người vận chuyển cung cấp Hàng hóa được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển bằng đường biển được quy định trong luật đa dạng và phong phú nhưng lại rất cụ thể

Vận đơn đường biển bao gồm nhiều loại và mỗi loại có tác dụng khác nhau

Thực tế có nguồn luật để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc

tế bằng tàu chợ do quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên không thể quy

Trang 8

định hết trong vận đơn Hiện nay luật điều chỉnh loại hợp đồng này gồm điều ước quốc tế, luật quốc gia, tập quán hàng hải.

+ Điều ước quốc tế

Hiện nay có hai điều ước quốc tế đã được ký để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ

Quy tắc Hague-Visby có các điều khoản về nội dung vận đơn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở, nghĩa vụ thông báo tổn thất của chủ hàng, giới hạn trách nhiệm bồi thường, khiếu nại… Quy tắc Hague-Visby là nguồn luật chủ yếu đang được áp dụng phổ biến trong chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng đường biển

+ Luật quốc gia

Luật quốc gia của mỗi nước đều có thể trở thành nguồn luật để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chợ Nhưng luật quốc gia có thể có của nước nào là do chính vận đơn chỉ ra

Thông thường khi vận đơn đã dẫn chiếu đến luật quốc gia của một nước thì thôi không dẫn chiếu tới công ước quốc tế nữa và ngược lại

Ngoài ra, luật quốc gia của một nước cụ thể được đem áp dụng khi hai bên đương sự thống nhất chọn ghi trong văn bản thỏa thuận riêng hoặc khi tòa

án trọng tài giải quyết tranh chấp quyết định Đó là những trường hợp khi vận đơn không chỉ ra nguồn luật điều chỉnh

+ Tập quán hàng hải

Tập quán hàng hải là thói quen hàng hải được lặp lại nhiều lần, được nhiều nước công nhận và áp dụng liên tục đến mức nó trở thành quy tắc mà các bên mặc nhiên tuân theo Tập quán hàng hải được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng và giải quyết tranh chấp khi mà vận đơn, luật áp dụng cho vận đơn không điều chỉnh hay điều chỉnh không đầy đủ mối quan hệ, tranh chấp đó

1.2.2.2 Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến - thuê tàu chuyến

Trang 9

- Khái niệm

Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến là văn bản được

ký kết giữa hai bên, theo đó một bên là người chuyên chở có nghĩa vụ dành toàn

bộ hay một phần chiếc tàu để chở hàng từ cảng này đến cảng khác và bên kia là người thuê chở có nghĩa vụ trả tiền cước chuyên chở

Hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến là văn bản pháp

lý điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của người chuyên chở và người thuê chuyên chở Nó không điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng không phải là người ký hợp đồng

- Luật điều chỉnh

Điều ước quốc tế: Cho đến nay chưa có một điều ước quốc tế nào được ký kết để điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa quốc tế bằng tàu chuyến Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyên chở hàng hóa bằng tàu chuyến các hang tàu, tổ chức hàng hải quốc tế IMO đã soạn thảo nhiều mẫu thuê tàu chuyến, trong đó mẫu hợp đồng hay được dùng nhất để chở hàng bách hóa là mẫu GENCON hoặc có mẫu hợp đồng để chuyên chở một loại hàng nhất định hoặc theo một tuyến đường nhất định như chở than POLCON, chở gỗ BENACON… Tuy nhiên đó chỉ là những mẫu hợp đồng có tính chất tham khảo do vậy người thuê chở có thể thêm, bớt một số điều khoản

- Luật quốc gia

Luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng tàu chuyến

có thể là luật nước người chuyên chở, luật nơi gửi hàng, luật nơi nhận hàng, luật nước người gửi hàng… Nhưng luật quốc gia nào được đem áp dụng để điều chỉnh hợp đồng trước hết do chính hợp đồng quy định Chẳng hạn, trong hợp đồng quy định rằng: Luật áp dụng là luật nơi đóng trụ sở chính của người chuyên chở

Trang 10

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG HỢP ĐỒNG VẬN TẢI QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ THƯƠNG MẠI VITRANIMEX

2.1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần vận tải và thương mại VITRANIMEX

2.1.1: Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần vận tải và thương mại VITRANIMEX

Tiền thân công ty là một xí nghiệp vận tải ô tô thuộc Bộ Nông nghiệp Trong thời kỳ bao cấp công ty thực hiện nhiệm vụ là vận chuyển hàng hóa cho các cơ quan đơn vị trong Bộ theo kế hoạch được Bộ giao cho hàng năm

Năm 17/2/1987 Bộ Nông nghiệp và công nghệ thực phẩm có quyết định

số 45/NN – CNTP/TCCB thành lập Công ty vận tải và đại lý vận tải nông nghiệp Là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm Văn phòng công ty tại số 4 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội Chức năng nhiệm vụ chính: Vận tải hàng hóa và làm đại lý vận tải hàng hóa bằng ô tô cho tất cả các đơn vị trong Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm

Năm 1993 Bộ NN và CNTP ra quyết định số 10NN-TCCB/QĐ ngày 06/1/1993 thành lập Công ty vận tải và đại lý vận tải – Trực thuộc Bộ NN & CNTP Văn phòng chính của công ty tại số 04 Ngô Quyền – Hà Nội Chức năng kinh doanh chính của công ty là vận tải, đại lý vận tải hàng hóa bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy bằng nhiều hình thức với địa bàn trong nước và nước ngoài

Tháng 6/2004, Bộ NN và PTNT có quyết định số 252/QĐ/BNN-TCCB ngày 06/2/2004 về việc tiến hành cổ phần hóa Công ty vận tải và đại lý vận tải theo nghị định số 64/2002/NĐ-CP của Chính phủ Ngày 01/11/2004, Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty cổ phần vận tải và thương mại số 0103005797 Công ty vận tải và đại lý vận tải chính thức trở thành Công ty Cổ phần vận tải và thương mại với thương hiệu là VITRANIMEX

Trang 11

Hơn 20 năm qua, công ty đã liên tục phát triển mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hiệu quả kinh doanh Hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà nước, đảm bảo ổn định việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng III năm 1997, Huân chương lao động hạng II năm 2002 và được tặng thưởng nhiều

cờ thi đua, bằng khen vì thành tích kinh doanh và các hoạt động xây dựng đơn vị

2.1.2: Tổng quan về Công ty Cổ phần vận tải và thương mại VITRANIMEX

* Chức năng của công ty:

- Vận chuyển hàng hóa quốc tế

- Vận chuyển hàng hóa trong nước

- Thực hiện ủy thác xuất nhập khẩu

2.1.3: Thực tiễn hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần vận tải và thương mại VITRANIMEX

Là công ty vận tải và thương mại nhưng công ty VITRANIMEX hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải Vận tải trong những năm qua rất phát triển

ở Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh Công ty VITRANIMEX có địa bàn hoạt động khá lớn mạnh trải khắp từ Bắc

Trang 12

đến Nam Công ty cũng đã đặt được rất nhiều đại lý ở nhiều quốc gia trên thế giới Các đại lý làm cầu nối để chung chuyển hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài, giúp hàng hóa lưu thông dễ dàng hơn Ngành nghề vận tải quốc tế còn khá mới với chúng ta nhưng trên thế giới thì vận tải quốc tế đã phát triển rất lớn mạnh.

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 40,975,379,280 20,538,910,820

2 Các khoản giảm trừ

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch

4 Giá vốn hàng bán 31,563,019,610 15,419,508,130

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9,412,359,670 5,119,402,690

6 Doanh thu từ hoạt động tài chính 179,090,490 4,875,250

Trong đó: chi phí lãi vay 34,500,000 98,829,460

8 Chi phí bán hàng

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4,013,715,740 3,822,484,570

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 5,506,893,390 1,202,963,910

11 Thu nhập khác

12 Chi phí khác

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5,502,893,390 1,202,963,910

15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1,210,636,546 264,652,060

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4,292,256,844 938,311,850Qua bản báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013 trên cho ta thấy, công ty

cổ phần vận tải và thương mại VITRANIMEX đã có những bước phát triển mạnh mẽ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng gấp 2 lần

so với năm 2012 từ hơn 20 tỷ đồng của năm 2012 nhưng đến năm 2013 đã vươn tới con số gần 41 tỷ đồng Lợi nhuận của công ty cũng đã có sự tăng lên rất mạnh, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2013 đạt hơn 9 tỷ đồng trong khi năm 2012 chỉ là hơn 5 tỷ đồng Cùng với đó là sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp từ 3,8 tỷ đồng năm 2012 đã tăng lên hơn 4

tỷ vào năm 2013 Điều này cho thấy quy mô của doanh nghiệp đã được mở rộng hơn so với năm trước Một điều đáng kể đến ở đây là công ty đã đạt được lợi nhuận sau thuế là gần 4,3 tỷ đồng lớn gấp 4 lần so với năm trước là gần 1 tỷ

Ngày đăng: 16/05/2016, 22:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Luật Kinh tế - Trường Đại học Hàng Hải Khác
2. Tài liệu, văn bản, hợp đồng của công ty cổ phần vận tải và thương mại VITRANIMEX Khác
3. Website Bộ Tài Chính : www.mof.gov.vn Khác
4. Website Tổng cục thống kê : www.gso.gov.vn Khác
5. Website Tạp chí tài chính : www.tapchitaichinh.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w