Đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học + Đối tượng của TLH: Đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào nã
Trang 1Chương 1 TÂM LÝ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
Nhập đề:
* Tâm lý là gì?
+ Khái niệm “tâm lý” hiểu theo nghĩa đời thường: “tâm lý” là từ chỉ một ngườinào đó có khả năng hiểu được suy nghĩ, mong muốn của người khác, từ đó có cáchhành xử phù hợp với những suy nghĩ, mong muốn đó, tạo cho người ta sự thỏa mãn,
* Các đặc điểm của hiện tượng tâm lý:
Là hiện tượng kỳ lạ, huyền bí nhưng khả tri
Là hiện tượng tinh thần, phi vật chất, không thể cầm nắm sờ mó, cân đong đođếm một cách trực tiếp được mà phải nghiên cứu bằng các phương pháp và phươngtiện gián tiếp
Là hiện tượng gần gũi, thiết thân với mọi người
Hiện tượng tâm lý có quan hệ chặt chẽ với các hiện tượng sinh lý và các hiệntượng xã hội khác
Các hiện tượng tâm lý có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Có sức mạnh vô cùng to lớn theo cả nghĩa là động lực tâm lý hoặc trở ngạitâm lý
* Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu về tâm lý, về các quy luật xuất hiện vàphát triển của hiện tượng tâm lý nhằm đem lại cho con người những tri thức khoa họcphục vụ sự phát triển xã hội nói chung
Ngay từ thời cổ đại, tuy chưa có tâm lý học, loài người đã quan tâm nghiên cứucác hiện tượng tâm lý Khi đó, các tư tưởng sơ khai về tâm lý nằm trong lòng triếthọc
Thuật ngữ Tâm lý học xuất hiện ở cuối thế kỷ XVI, trở thành thuật ngữ thông
dụng từ giữa thế kỷ XVIII Vào thế kỷ XIX, với việc đưa thực nghiệm vào lĩnh vực trithức này, tâm lý học đã trở thành một ngành khoa học độc lập (1879)
1.1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ, Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC
1.1.1 Đối tượng và nhiệm vụ của tâm lý học
+ Đối tượng của TLH: Đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng tâm lí với tư
cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người
sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lí Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành, vận
hành và phát triển của hoạt động tâm lí, các quy luật của hoạt động tâm lí và cấu tạonên chúng
Trang 2+ Nhiệm vụ của TLH: Tâm lý học cĩ nhiệm vụ nghiên cứu bản chất hoạt động
của tâm lí, các quy luật nảy sinh và phát triển tâm lí, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm
lí, quy luật về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí Cụ thể, tâm lý học nghiên cứu:
- Bản chất của hoạt động tâm lí cả về mặt số lượng và chất lượng
- Các quy luật hình thành, phát triển tâm lí
- Cơ chế hoạt động của các hiện tượng tâm lí
Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lí học đưa ra những giải pháp hữu hiệucho việc hình thành, phát triển tâm lí, sử dụng tâm lí trong nhân tố con người mộtcách cĩ hiệu quả
1.1.2 Ýnghĩa của tâm lý học
+ Ý nghĩa lý luận: Tâm lý học gĩp phần tích cực vào việc đấu tranh chống lạicác quan điểm phản khoa học về tâm lí con người, khẳng định quan điểm duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử về tâm lý người
+ Ý nghĩa khoa học: Tâm lí học giúp ta giải thích một cách khoa học những hiệntượng tâm lí xảy ra trong bản thân mình, ở người khác, trong cộng đồng, trong xã hội,
nĩ là cơ sở của việc tự rèn luyện, tự hồn thiện nhân cách và xây dựng tốt mối quan
hệ giao lưu, quan hệ liên nhân cách, quan hệ xã hội
+ Ý nghĩa đối với sự nghiệp giáo dục: Những tri thức khoa học về tâm lý người
là cơ sở khoa học cho việc hoạch định những chiến lược, mục tiêu, phương pháp giáodục phù hợp với trình độ phát triển tâm lí của người học, gĩp phần nâng cao chấtlượng và hiệu quả giáo dục
+ Ý nghĩa đối với các lĩnh vực xã hội khác: Tâm lý học cung cấp những tri thức
về các quy luật, đặc điểm, cơ chế của các hiện tượng tâm lý người trong các lĩnh vựchoạt động xã hội cụ thể Ví dụ: tâm lý khách hàng, tâm lý vận động viên thể thao, tâm
lý tội phạm, tâm lý bạn đọc Những tri thức này vơ cùng quan trọng đối với sự thànhcơng của những người tham gia các hoạt động đĩ với tư cách là chủ thể của chúng
1.2 HIỆN TRẠNG, CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA TÂM LÝ HỌC 1.2.1 Hiện trạng của tâm lý học
Trong lịch sử xã hội lồi người, các tư tưởng về tâm lý học ban đầu nằm tronglịng triết học Mãi đến năm 1879, tâm lý học mới trở thành một khoa học độc lập gắnvới tên tuổi của nhà tâm lý học người Đức Wundt Wilhem (1832 - 1920) Wundt làngười đã sáng lập ra phịng thực nghiệm tâm lý đầu tiên trên thế giới tại Laixic (Đức,1879) Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự tách khỏi của tâm lý học từ triếthọc, ra đời tâm lý học với tư cách là một khoa học độc lập
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tâm lý học thế giới phát triển theo các hướngnghiên cứu khác nhau Tiêu biểu, cĩ các trường phái lớn dưới đây
+ TLH hành vi do nhà tâm lý học Mỹ Watson John (1878 - 1958) sáng lập
+ TLH Gestalt (TLH cấu trúc, TLH hình thái) của các nhà TLH Đức:
Wertheimer (1880 - 1943), Kohler (1887 - 1967), Koffka Kurt (1886 - 1941)
+ Phân tâm học của nhà TLH người Aïo Sigmund Freud (1859 - 1939)
Trang 3+ TLH nhân văn của Carl Rogers (1902 - 1987), Abraham Maslow (người Mỹ,
1908 - 1970)
+ TLH nhận thức của Jean Piaget (người Thụy Sĩ, 1896 - 1980).
+ TLH hoạt động (TLH macxit, TLH duy vật biện chứng) của các nhà TLH Xô
viết: L.X Vưgôtxki 1896 - 1934), X.L Rubinxtêin (1902 - 1960), A.N Lêonchiev(1903 - 1979), A.R Luria (1902 - 1977), Coonhilôv, P P Bơlônxki
TLH Việt Nam phát triển theo đường hướng của TLH hoạt động đồng thời tiếpthu có chọn lọc những thành tựu của các trường phái TLH khác trên thế giới
1.2.2 Các ngành của khoa học tâm lý
Từ lĩnh vực đầu tiên là tâm lí học đại cương, đến nay đã có 40 - 50 ngành khácnhau và các tiểu ngành của khoa học tâm lí Có thể nêu lên một số ngành và phânngành TLH chính như sau
1.2.3 Các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu tâm lý học
+ Các nguyên tắc chỉ đạo việc nghiên cứu tâm lý học: Nghiên cứu tâm lý học cần quán triệt các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
- Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động
- Nguyên tắc nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối liên hệ giữa chúngvớinhau và trong mối liên hệ giữa chúng với các hiện tượng khác
- Nguyên tắc cụ thể
- Nguyên tắc khách quan
- Nguyên tắc hệ thống - cấu trúc
Trang 4+ Các phương pháp nghiên cứu tâm lý:
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp trắc nghiệm (test)
- Phương pháp đàm thoại (trò chuyện)
- Phương pháp điều tra (anket)
- Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động
- Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân
1.3 BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
1.3.1 Bản chất hiện tượng tâm lý người theo quan điểm DVBC và DVLS
Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất hiện tượng tâm lí người:
* Quan niệm duy tâm khách quan: tâm lí người là do thượng đế tạo ra và “thổi”
vào thể xác con người Tâm lí người không phụ thuộc vào thế giới khách quan cũngnhư điều kiện thực tại của cuộc sống, tâm lý người là hiện thân “ý niệm tuyệt đối” củathượng đế
* Quan niệm duy tâm chủ quan: tâm lí con người là một trạng thái tinh thần sẵn
có ở trong mỗi con người, không gắn gì với thế giới bên ngoài và cũng không phụthuộc vào cơ thể Bằng phương pháp nội quan, mỗi người tự quan sát, tự thể nghiệmtâm lí của bản thân, rồi suy diễn chủ quan về tâm lí người khác Quan niệm đó khônggiải thích được bản chất hiện tượng tâm lí người, dẫn tới chỗ thần bí hóa tâm lýngười, cho nó là cái không nghiên cứu được (bất khả tri)
* Quan niệm duy vật tầm thường: tâm lí cũng như mọi sự vật hiện tượng đều
được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra giống như gan tiết ra mật Quanniệm này đồng nhất cái vật lí, cái sinh lí với cái tâm lí, phủ nhận vai trò chủ thể, tínhtích cực năng động của tâm lí, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội và tính lịch sử củatâm lí con người
* Quan niệm của tâm lý học macxit về bản chất hiện tượng tâm lí người: tâm lí
người là chức năng của bộ não, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ nãongười thông qua chủ thể mỗi con người, tâm lí người bản chất xã hội và mang tínhlịch sử
a) Tâm lí người là chức năng của bộ não
+ Não người là tổ chức vật chất phát triển cao nhất có khả năng nhận tác động từhiện thực khách quan để tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý -sinh hóa diễn ra trong các tế bào não) Từ các dấu vết này nảy sinh những hình ảnhtâm lý/hình ảnh tinh thần trên não
+ Não người hoạt động theo cơ chế phản xạ Phản xạ là những phản ứng của cơthể nhằm đáp lại các kích thích từ ngoại giới vào cơ thể con người Phản xạ có bakhâu:
- Khâu thứ nhất - nhận cảm: Cơ thể nhận kích thích từ bên ngoài tạo thành hưngphấn theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não
Trang 5- Khâu giữa: Quá trình thần kinh diễn ra trên não và tạo ra hoạt động tâm lý Khinảy sinh trên não, cùng với quá trình sinh lý của não, hoạt động tâm lý thực hiện chứcnăng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của cơ thể
- Khâu kết thúc: Xung động thần kinh được dẫn truyền từ trung ương thần kinhtheo đường ly tâm (dẫn ra) gây nên phản ứng của cơ thể
Như vậy, các hiện tượng tâm lí người đều có cơ sở sinh lí là hệ thống chức năngthần kinh cơ động của toàn bộ não Tâm lí người là chức năng của não Nói cách
khác, về mặt cơ chế, thì tâm lí hoạt động theo cơ chế phản xạ của bộ não Điều đó
cũng cho thấy hoạt động bình thường của não là một trong những điều kiện tất yếuđảm bảo cho hoạt động tâm lý diễn ra bình thường Hoạt động tâm lý và hoạt độngsinh lý gắn bó chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau
b) Tâm lí người sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể
+ Trong quá trình vận động không ngừng của thế giới, các sự vật, hiện tượngtrong hiện thực khách quan sẽ tác động lẫn nhau để lại dấu vết tác động trên cả vật tác
động và vật chịu tác động Dấu vết đó gọi là sự phản ánh Như vậy phản ánh là sự ghi
lại dấu vết (hình ảnh) tác động qua lại giữa hai hệ thống với nhau (hệ thống tác động
và hệ thống chịu tác động)
+ Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từphản ánh cơ, lí, hóa, sinh vật đến phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lí
+ Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt Cụ thể:
- Phản ánh tâm lý được tạo ra một cách đặc biệt, không giống như các dạng phảnánh vật chất khác Khi có sự vật, hiện tượng từ hiện thực khách quan tác động vào não
sẽ tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các
tế bào não) Tại các dấu vết vật chất này nảy sinh những hình ảnh tâm lý (hình ảnh
tinh thần) về sự vật, hiện tượng đang tác động Khả năng nhận tác động từ hiện thực
khách quan để tạo ra dấu vết vật chất, từ đó tạo ra phản ánh tâm lý là khả năng riêng
Tính chủ thể (tính riêng, tính cá nhân) Mỗi cá nhân khi tạo ra hình ảnh tâm lí
về thế giới bao giờ cũng đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình vào tronghình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan Con người phản ánh thế giớithông qua “lăng kính chủ quan” của mình Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thểhiện ở những điểm sau:
Cùng một hiện thực khách quan tác động vào những chủ thể khác nhau sẽ tạo
ra trong đầu óc mỗi chủ thể những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau
Trang 6 Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhưng ởvào những thời điểm khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, trạng thái cơ thể và tinhthần khác nhau cũng sẽ tạo ra những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau
Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, thể hiện nó rõ nhất
Tính chủ thể trong tâm lý thể hiện rõ nhất trong sự khác biệt về hành vi củamỗi cá nhân Hành vi của mỗi cá nhân mang tính độc đáo, không lặp lại thể hiện rõ
“cái tâm lý” điều khiển nó mang tính riêng biệt
Nguyên nhân của tính chủ thể:
Sự khác biệt cá nhân về cơ thể, hệ thần kinh, não bộ
Sự khác biệt cá nhân hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục
Sự khác biệt cá nhân về tính tích cực hoạt động
Bài học: Khi nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý người khác phải chú ý tới các nhân tốtác động sự hình thành bộ mặt tâm lý đó Trong các hoạt động, quan hệ cần quán triệtnguyên tắc sát đối tượng
c) Tâm lí người có bản chất xã hội - lịch sử
+ Loài vật cũng có tâm lý nhưng tâm lí người khác xa về chất so với tâm lí củaloài vật ở chỗ tâm lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử
+ Bản chất xã hội và mang tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau:
- Nơi trú ngụ của tâm lý người là não người Não người không chỉ là sản phẩmtiến hóa của giới tự nhiên mà còn là kết quả của quá trình tiến hóa về mặt xã hội củaloài người Hoạt động lao động với tư cách là cái riêng có của loài người là điều kiện
xã hội để chuyển hóa vượn thành người, não vượn thành não người
- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người Ở đây, hiệnthực khách quan không chỉ là những sự vật, hiện tượng tự nhiên mà còn có cả cácquan hệ đặc thù của xã hội loài người (các quan hệ kinh tế, đạo đức, pháp quyền, vănhóa ) Những quan hệ này quyết định bản chất xã hội của tâm lý người Mọi trườnghợp trẻ em bị cách ly khỏi các quan hệ xã hội của loài người (do loài vật nuôi từ bé)
sẽ chỉ có tâm lý của loài vật nuôi nó chứ không có tâm lý của loài người
- Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinhnghiệm xã hội, nền văn hóa biến thành cái riêng của mỗi con người Vì vậy, trong tâm
lý cá nhân vừa có cái chung của loài người, vừa có cái riêng của từng cá nhân
- Tâm lí của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triểncủa lịch sử cá nhân, cộng đồng và dân tộc Vì vậy, tâm lý cá nhân chịu sự chế ước củalịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng Mỗi thời đại có con người của riêng mình Mỗi
cá nhân vừa là sản phẩm của chính mình, của cộng đồng nơi mình sống và của thờiđại mình sống
1.3.2 Chức năng của tâm lý
+ Động lực, định hướng
+ Điều khiển, điều chỉnh
+ Kiểm tra, đánh giá
1.3.3 Phân loại hiện tượng tâm lý
Trang 7+ Cách phân loại phổ biến: Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của
các hiện tượng tâm lý trong nhân cách cá nhân, các hiện tượng tâm lý có thể phân ra
thành ba loại chính:
- Các quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương
đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng
- Các trạng thái tâm lý: là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tươngđối dài, có mở đầu, diễn biến và kết thúc không rõ ràng
- Các thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, khó hìnhthành, khó mất đi tạo thành những nét riêng của nhân cách
Sự khác biệt QUÁ TRÌNH TL TRẠNG THÁI TL THUỘC TÍNH TL
Thời gian
tồn tại
Tương đối ngắn Mởđầu, diễn biến, kếtthúc rõ ràng
Tương đối dài Mởđầu, diễn biến, kết thúckhông rõ ràng
Lâu dài, bền vững, ổnđịnh trở thành: tính,thói, thú, tật
Sự hình
thành
Nhanh chóng, dễdàng
Tương đối dễ hìnhthành, dễ xuất hiện
Khó hình thành, khómất đi
Khả năng
chi phối lẫn
nhau
Ít có ảnh hưởng tớicác trạng thái vàthuộc tính tâm lý
Chi phối căn bản cácquá trình tâm lý
Chi phối cả các quátrình tâm lý và trạngthái tâm lý
Các quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý có thể chuyển hóa cho nhau Ví dụ, một
người nào đó có tính tình (thuộc tính tâm lý) vui vẻ, hài hước, yêu đời nhưng khi bị gây sự, anh ta cũng giận dữ, cáu gắt - biểu hiện cụ thể này chỉ là quá trình tâm lý Nếu
vì đau ốm, phá sản nên dạo này anh hay giận dữ, cáu gắt thì biểu hiện này đã trở
thành trạng thái tâm lý của anh Nếu bị đau ốm kinh niên, hiện tượng giận dữ, cáu gắt
bộc lộ thường xuyên ở anh ta khiến anh mất hẳn tính vui vẻ, hài hước, yêu đời thì khi
đó cáu gắt đã trở thành thuộc tính tâm lý trong anh ta Nếu sau nhiều năm đau ốm, anh
ta được chữa khỏi bệnh thì có thể thuộc tính cáu gắt sẽ trở về thành trạng thái tâm lý hoặc quá trình tâm lý
+ Cách phân loại thứ hai:
- Các hiện tượng tâm lý có ý thức
- Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức
+ Cách phân loại thứ ba:
- Các hiện tượng tâm lý sống động
- Các hiện tượng tâm lý tiềm tàng
+ Cách phân loại thứ tư:
- Hiện tượng tâm lý cá nhân
- Hiện tượng tâm lý xã hội
Câu hỏi ôn tập
1 Hiện tượng tâm lý là gì? Hiện tượng tâm lý có những đặc điểm gì khác biệt
với các hiện tượng tự nhiên, xã hội?
Trang 82 Tâm lý học macxit khẳng định: "Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào não người thông qua chủ thể" Anh (Chị) hãy phân tích quan điểm trên Từ
đó rút ra những bài học cần thiết đối với bản thân
3 Hãy phân tích bản chất xã hội của tâm lý người Từ đó rút ra những bài học
cần thiết đối với bản thân
4 Chứng minh rằng: quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý có
mối quan hệ biện chứng với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau Sự hiểu biết đó giúpích gì cho bạn trong cuộc sống và rèn luyện tay nghề của bản thân
Trang 9Chương 2
CƠ SỞ TỰ NHIÊN VÀ CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ NGƯỜI
2.1 CƠ SỞ TỰ NHIÊN CỦA TÂM LÝ NGƯỜI
2.1.1 Di truyền và tâm lý
+ Di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể sống, đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống với thế hệ trước về mặt sinh vật, đảm bảo khả năng đáp ứng
những đòi hỏi của hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn
Đặc điểm giải phẫu sinh lý của cá thể bao gồm những yếu tố do di truyền tạo nên
và cả những yếu tố tự tạo trong đời sống cá thể sinh vật Những đặc điểm giải phẫu
sinh lý đó có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành, phát triển tâm lý của cá thể
Tư chất là tổ hợp những đặc điểm, chức năng tâm - sinh lý mà cá thể đạt được
trong một giai đoạn phát triển nhất định dưới ảnh hưởng của môi trường sống và hoạt
động Đó là các đặc điểm của giác quan, hệ thần kinh tạo nên tiền đề vật chất cho việc
phát triển các năng lực của cá thể
+ Đối với con người, mỗi cá nhân sinh ra đã được kế thừa theo con đường ditruyền từ các thế hệ trước một số đặc điểm về cấu tạo, chức năng của cơ thể, của cácgiác quan và não Theo quan điểm khoa học, di truyền và tâm lý nói chung có mốiquan hệ như sau
- Các đặc điểm sinh học của cá thể có được bằng con đường bằng con đường ditruyền là tương đối ổn định Tuy nhiên, bản thân di truyền cũng bị biến đổi dưới tácđộng của môi trường và hoạt động của cá thể Cơ thể sống càng ở bậc cao của sự tiếnhóa thì tính biến dị đảm bảo cho sự thích ứng của nó đối với điều kiện sống cùng vớikinh nghiệm sống của cá thể càng có vai trò quan trọng hơn Riêng đối với con người,ngoài di truyền thì điều kiện xã hội và kinh nghiệm xã hội, kinh nghiệm cá nhân đóngvai trò rất to lớn trong sự phát triển tâm lý
- Di truyền tham gia vào việc tạo ra những đặc điểm giải phẫu sinh lý cơ thể conngười, trong đó có những đặc điểm của hệ thần kinh - cơ sở vật chất sinh học của cáchiện tượng tâm lý Tuy nhiên, di truyền chỉ tạo ra tiền đề sinh học của sự phát triểntâm lý chứ nó không quyết định hoàn toàn sự phát triển đó
2.1.2 Não và tâm lý
+ Não người là cơ sở vật chất, là nơi cư trú của hiện tượng tâm lý người
+ Tâm lí là chức năng của não: bộ não nhận tác động của thế giới dưới các dạngxung động thần kinh cùng những biến đổi sinh lí - sinh hóa trong từng nơrôn, từngxinap, các trung khu thần kinh ở bộ phận dưới vỏ và vỏ não, làm cho não bộ họatđộng theo quy luật, tạo nên hiện tượng tâm lí này hạy hiện tượng tâm lí kia theo cơchế phản xạ (nội dung là tâm lí, nhưng có cơ chế phản xạ sinh lí của nó) Như vậy tâm
lí là kết quả của hệ thống chức năng những họat động phản xạ của não Khi nảy sinhtrên bộ não, cùng với quá trình sinh lí não, hiện tượng tâm lí thực hiện chức năng địnhhướng, điều chỉnh, điều khiển hành vi của con người
Trang 10+ Nắm vững quan điểm khoa học về quan hệ giữa não và tâm lý giúp ta có cơ sởphủ nhận các quan điểm trái ngược về vấn đề này (quan điểm tâm vật song hành,quan điểm duy vật tầm thường)
2.1.3 Phản xạ và tâm lý
+ Não người hoạt động theo cơ chế phản xạ Phản xạ là những phản ứng của cơthể nhằm đáp lại các kích thích từ ngoại giới vào cơ thể con người
+ Xét về điều kiện hình thành, phản xạ gồm hai loại:
- Phản xạ không điều kiện: là phản xạ bẩm sinh được di truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác Nó là cơ sở sinh lý của hành vi bản năng ở người và loài vật Phản
xạ không điều kiện đặc trưng cho loài Ở người, phản xạ không điều kiện chịu sự quyđịnh của điều kiện xã hội và cũng mang tính chủ thể cao
- Phản xạ có điều kiện: là phản xạ tự tạo dưới tác động của điều kiện sống, giáo
dục và tự giáo dục trên cơ sở tạo ra đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa trung khucủa phản xạ có điều kiện và trung khu của phản xạ không điều kiện tương ứng Phản
xạ có điều kiện có các đặc điểm sau:
Là phản xạ tự tạo trong đời sống từng cá thể
Được tạo ra bằng quá trình thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời giữatrung khu nhậûn kích thích có điều kiện và đại diện trung khu trực tiếp thực hiện phản
xạ không điều kiện
Có thể thành lập với mọi loại kích thích Đặc biệt ở người, ngôn ngữ là mộtloại kích thích đặc biệt có thể thành lập bất kỳ phản xạ có điều kiện nào
Phản xạ có điều kiện báo hiệu một cách gián tiếp kích thích không điều kiện sẽtrực tiếp tác động vào cơ thể sau đó
Phản xạ có điều kiện không bền vững, dễ mất đi nếu không được củng cố.Phản xạ nói chung, phản xạ có điều kiện nói riêng là cơ sở sinh lý thần kinh củacác hoạt động tâm lý người
2.1.4 Hệ thống tín hiệu thứ hai và tâm lý
+ Tín hiệu là một tác nhân kích thích bất kỳ đại diện cho một tác nhân kích thíchkhác tác động vào cơ thể gây nên một phản ứng nhất định
+ Các loại tín hiệu:
- Tín hiệu thứ nhất: là những tác nhân kích thích trực tiếp hoặc những sự vật,
hiện tượng cụ thể Các tín hiệu cụ thể hoặc dấu vết kích thích trên vỏ não của các tín
hiệu đó liên kết với nhau tạo thành hệ thống tín hiệu thứ nhất có chung ở người và
loài vật
- Tín hiệu thứ hai: là những tác nhân kích thích bằng ngôn ngữ (lời nói và chữ
viết) để gây ra phản xạ có điều kiện, đây là những tác nhân kích thích gián tiếp gâyphản xạ có điều kiện Các tác nhân kích thích gián tiếp hoặc dấu vết các kích thích
trên vỏ não liên kết lại với nhau tạo thành hệ thống tín hiệu thứ hai (chỉ có ở người).
Hai hệ thống tín hiệu có quan hệ chặt chẽ với nhau Hệ thống tín hiệu thứ nhất là
cơ sở của hệ thống tín hiệu thứ hai và hệ thống tín hiệu thứ hai có tác động trở lại,nhiều khi có những tác động rất lớn đến hệ thống tín hiệu thứ nhất
+ Vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai đối với tâm lý người:
Trang 11- Hệ thống tín hiệu thứ hai làm cho phản xạ có điều kiện tăng lên cả về số lượng
Hệ thống tín hiệu thứ hai là cơ sở sinh lí của tư duy ngôn ngữ, ý thức, tình cảm
và các chức năng tâm lí cấp cao của con người
2.2 CƠ SỞ XÃ HỘI CỦA TÂM LÝ NGƯỜI
2.2.1 Quan hệ xã hội, nền văn hóa xã hội và tâm lý
+ Các quan hệ xã hội (quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế, chế độ chính trị, quan
hệ con người - con người, quan hệ đạo đức, pháp quyền ) tạo nên bản chất conngười “Bản chất của con người không phải là cái gì trừu tượng, tồn tại đối với từng
cá nhân riêng biệt; trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là sự tổng hòa cácmối quan hệ xã hội” (C Mác - Luận cương về Phơbách)
+ Quy luật cơ bản chi phối sự phát triển xã hội loài người là quy luật quan hệ sảnxuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất (không phải quy luật chọn lọc tự nhiên).Hoạt động tâm lí của con người chịu sự tác động của quy luật xã hội, trong đó giáodục giữ vai trò chủ đạo Chỉ có sống và hoạt động trong xã hội, con người mới thựchiện được chức năng phản ánh tâm lí
+ Cơ chế điển hình của sự phát triển tâm lí con người là cơ chế lĩnh hội nền vănhóa xã hội Quá trình lĩnh hội là quá trình tái tạo những thuộc tính, những năng lựccủa loài người thành những thuộc tính, năng lực của cá thể mỗi người, hay nói khác đithông qua cơ chế lĩnh hội mà con người tổng hòa các quan hệ xã hội, nền văn hóa xãhội thành bản chất tâm lý người
2.2.2 Hoạt động và tâm lý
2.2.2.1 Khái niệm chung về hoạt động
+ Hoạt động là gì? Hoạt động là mối quan hệ tác động lại giữa con người và thếgiới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủthể) Nói cách khác, hoạt động là phương thức tồn tại của con người (chủ thể) bằngcách tác động vào thế giới (đối tượng), nhằm tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu củacon người, thông qua đó làm biến đổi cả bản thân con người
Trong hoạt động, có hai quá trình diễn ra đồng thời:
- Quá trình đối tượng hóa (khách thể hóa, ngoại hình hóa/xuất tâm): chủ thể
chuyển năng lực của mình thành sản phẩm của họat động, nói cách khác, tâm lí củachủ thể được khách quan hóa trong quá trình làm ra sản phẩm
- Quá trình chủ thể hóa (nội tâm hóa, nhập tâm): chủ thể chiếm lĩnh những thuộc
tính, quy luật, bản chất của thế giới để tạo nên tâm lí, ý thức, nhân cách của bản thân Như vậy, hoạt động là cơ chế hình thành và bộc lộ tâm lý, ý thức, nhân cách củacon người
+ Các đặc điểm của hoạt động
Trang 12 Tính đối tượng: Đối tượng của hoạt động là cái con người cần làm ra, cần
chiếm lĩnh Đó là động cơ của hoạt động Động cơ luôn thúc đẩy con người hoạt độngnhằm tác động vào khách để thay đổi nó, biến nó thành sản phẩm, hoặc tiếp nhận nóchuyển vào đầu óc mình, tạo nên một cấu tạo tâm lí mới, một năng lực mới Tuỳ theođối tượng của hoạt động mà người ta phân chia ra các loại hoạt động khác nhau (sẽ đềcập sau)
Tính chủ thể: Chủ thể của hoạt động là con người (cá nhân, nhóm )
Tính mục đích: Mục đích của hoạt động là làm biến đổi thế giới (khách thể) và
biến đổi bản thân chủ thể Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng Mục đích hoạtđộng bị chế ước bởi nội dung xã hội
Tính gián tiếp: Trong hoạt động chủ thể tác động đến khách thể một cách gián
tiếp qua hình ảnh tâm lí ở trong đầu, qua việc sử dụng công cụ lao động và sử dụngphương tiện ngôn ngữ Đặc điểm này của hoạt động làm cho hoạt động khác về chất
so với hành vi mang tính trực tiếp của con vật
2.2.2.2 Các loại hoạt động
Có nhiều cách phân loại hoạt động dựa trên các cơ sở khác nhau Trong phạm vichương trình này, chỉ giới thiệu cách phân loại khái quát nhất dựa trên cơ sở đốitượng của hoạt động
- Hoạt động với đồ vật: là hoạt động diễn ra trong mối quan hệ giữa con người
và thế giới khách quan mà các đối tượng là những đồ vật
- Hoạt động với con người (giao tiếp): là hoạt động diễn ra trong mối quan hệ
giữa con người và con người, trong đó, mỗi vừa là đối tượng, vừa là chủ thể giao tiếp.Công tác của người cán bộ thư viện có mặt cả hai loại hoạt động trên đan xen lẫnnhau nhưng mang tính chất giao tiếp rõ nét hơn Vì vậy, người cán bộ thư viện cầnrèn luyện những đức tinh và năng lực cần thiết để thực hiện tốt quan hệ giao tiếp trongcông việc nhằm phục vụ bạn đọc có hiệu quả
2.2.2.3 Cấu trúc của hoạt động
+ Các bộ phận cấu thành hoạt động:
- Về phía chủ thể: có các đơn vị thao tác (mặt kỹ thuật) của hoạt động là hoạt
động, hành động, thao tác
- Về phía đối tượng: có nội dung đối tượng (mặt tâm lý) của hoạt động là động
cơ, mục đích, phương tiện (điều kiện)
Sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác và nội dung
đối tượng tạo ra sản phẩm của hoạt động
+ Sơ đồ cấu trúc hoạt động (A.N Lêonchiev):
Dòng các hoạt động
Trang 13Hành động Mục đích
Sản phẩm
+ Lưu ý: Các thành tố của hoạt động có thể chuyển hóa lẫn nhau
2.2.3 Giao tiếp và tâm lý
2.2.3.1 Giao tiếp là gì?
+ Giao tiếp là hình thức đặc trưng của mối quan hệ người - người, qua đó nảysinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện qua các quá trình thông tin, hiểu biết, rungcảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau
+ Định nghĩa trên cho thấy:
- Giao tiếp là hiện tượng đặc trưng cho quan hệ người - người/quan hệ xã hội.
Giao tiếp không tồn tại trong thế giới loài vật
- Giao tiếp có tính đa chủ thể Nếu hoạt động với đồ vật diễn ra trong mối quan
hệ giữa chủ thể và đồ vật (S - O) thì giao tiếp diễn ra giữa các chủ thể với nhau (Si Sj) Các chủ thể là những con người và chỉ có thể là những con người
Trong giao tiếp luôn có mối quan hệ tương tác/hai chiều giữa các chủ thể tham
gia giao tiếp Ba khía cạnh cơ bản của giao tiếp là trao đổi thông tin, tác động lẫn
nhau, nhận thức/nhận xét/đánh giá lẫn nhau
- Cơ sở của giao tiếp là có ý thức và đồng cảm
- Các phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết), hành vi cử chỉ, trangphục , trong đó phương tiện chủ yếu nhất là ngôn ngữ
- Trong giao tiếp, các chủ thể phải vận dụng bộ mã và bộ giải mã giống nhau
- Giao tiếp là điều kiện tất yếu để xác định sự tồn tại và phân biệt cá nhân Giaotiếp là điều kiện tồn tại, phát triển của xã hội loài người, là điều kiện khách quan cho
sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức, nhân cách con người
2.2.3.2 Các loại giao tiếp
Có nhiều cách phân loại giao tiếp:
+ Theo phương tiện giao tiếp, có 3 loại: giao tiếp vật chất, giao tiếp bằng tín hiệuphi ngôn ngữ, giao tiếp bằng tín hiệu ngôn ngữ
+ Theo khoảng cách, có hai loại: giao tiếp trực tiếp, giao tiếp gián tiếp
+ Theo quy cách và nội dung giao tiếp, có hai loại: giao tiếp chính thức/chínhquy và giao tiếp không chính thức/không chính quy
Các loại giao tiếp nêu trên luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau, làm cho mốiquan hệ giao tiếp của con người vô cùng đa dạng và phong phú
2.2.3.3 Vai trò của hoạt động với đồ vật và giao tiếp đối với tâm lý người
Trang 14+ Hoạt động với đồ vật là cơ chế hình thành và bộc lộ tâm lý người
+ Giao tiếp là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người Mọi trường hợptrẻ em bị cách ly khỏi các quan hệ giao tiếp của xã hội loài người đêu không có tâm lýcủa loài người (tính người/bản chất xã hội) Các trường hợp cá nhân “đói” giao tiếpđều gây ra những hậu quả nặng nề về mặt tâm lý (mắc bệnh “do nằmviện”/hospitalism)
+ Nhờ giao tiếp, con người gia nhập vào các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa
xã hội, quy tắc đạo đức, chuẩn mực xã hội, đồng thời nhận thức được chính mình, tựđối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thânmình như một nhân cách để hình thành một thái độ giá trị - cảm xúc nhất định đối vớibản thân Hay nói khác đi, qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức
Câu hỏi ôn tập
1 Phân tích khái niệm hoạt động và những đặc điểm của hoạt động Từ đó rút ra
những bài học cần thiết đối với hoạt động nghề nghiệp của bản thân
2 Giao tiếp là gì? Hãy trình bày hiểu biết của mình về các loại giao tiếp Vai trò
của giao tiếp đối với sự hình thành, phát triển tâm lý con người?
Trang 15Chương 3
SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TÂM LÝ, Ý THỨC
3.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ
3.1.1 Sự hình thành tâm lý về phương diện loài (chủng loại)
3.1.1.1 Tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh tâm lý (tính nhạy cảm/cảm ứng/cảm giác sơ đẳng)
+ Tiền thân của hiện tượng tâm lý là tính chịu kích thích/nhận kích thích có ngay
từ những sinh nhật bậc thấp, đây là khả năng đáp lại các tác động của ngoại giới có
ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cơ thể VD: cây vươn cành lá về
phía ánh sáng, cây trinh nữ co lá lại khi có vật chạm vào Khả năng này có ở tất cả
các sinh vật từ bậc thấp đến cao
+ Trên cơ sở có tính chịu kích thích, sinh giới phát triển thành hai hướng:
- Thực vật: chỉ dừng lại ở trình độ có tính chịu kích thích do môi trường sống củathực vật tương đối đơn giản hơn
- Động vật: không chỉ dừng lại ở tính chịu kích thích mà xuất hiện tính nhạy
cảm/tính cảm ứng/cảm giác sơ đẳng Đó là khả năng đáp lại cả những kích thích ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp/trung gian đến sự tồn tại của cơ thể chứng tỏ phản
ánh tâm lý định hướng sinh vật hoạt động trong môi trường, đáp ứng với những tín
hiệu của môi trường Ví dụ: ếch nhái không thể chỉ khi nào có hoa mướp, hoa dâm
bụt chạm vào mồm mới mở mồm ra đớp hoa ăn mà chỉ cần nhìn thấy màu sắc hoavàng, đỏ là chúng đã bơi tới đớp Thực ra màu sắc của hoa không đảm bảo cho ếchnhái sống mà nó chỉ báo hiệu rằng có hoa là có thức ăn có thể làm cho chúng sốngđược Hoặc tương tự: nhện thấy lưới rung là tới bắt mồi, ong, kiến dựa vào mùi hoặcmàu sắc để thấy thức ăn
Tính chịu kích thích/nhận kích thích Tính nhạy cảm/cảm ứng
* Có ở tất cả các SV từ bậc thấp đến
cao Có ở những SV chưa có tế bào thần
kinh (ĐV nguyên sinh, bọt bể) hoặc đã có
TBTK nhưng phân bố rải rác khắp cơ thể
và liên kết thành mạng lưới khắp cơ thể
(mạng TK ở thảo trùng)
* Là khả năng đáp lại các tác động của
ngoại giới có ảnh hưởng trực tiếp đến sự
tồn tại và phát triển của cơ thể
* Là tiền thân, là cơ sở nảy sinh tính
nhạy cảm và các hiện tượng tâm lý cao cấp
khác
* Chỉ có ở các động vật Xuấthiện cách đây khoảng 600 triệu nămgắn với HTK mấu/hạch ở côn trùng(giun, ong)
* Là khả năng đáp lại cả những
kích thích ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp/trung gian đến sự tồn tại
của cơ thể
* Là tiêu chuẩn xác định sự nảysinh hiện tượng tâm lý về mặt chủngloại
Trang 16+ Vậy: tính nhạy cảm/tính cảm ứng/cảm giác sơ đẳng là mầm mống đầu tiên củahiện tượng tâm lý, là tiêu chuẩn xác định sự nảy sinh hiện tượng tâm lý, nó xuất hiệncách đây khoảng 600 triệu năm gắn với hệ thần kinh mấu/hạch ở côn trùng (giun,ong)
3.1.1.2 Các thời kỳ phát triển tâm lý
+ Xét theo mức độ phản ánh: cảm giác, tri giác, tư duy (bằng tay và ngôn ngữ)+ Xét theo nguồn gốc nảy sinh của hành vi: bản năng, kỹ xảo, trí tuệ
Trang 17Các thời kỳ phát triển tâm lý xét theo mức độ phản ánh
Thời kỳ
phát triển
Xuất hiện ở loài Nội dung biểu hiện/thành
tựu
Cảm giác Động vật không xương sống Đáp lại từng kích thích riêng lẻ
Tri giác Bắt đầu từ loài cá với HTK
hình ống (vỏ não và tủy sống),cách đây 320 triệu năm
Đáp lại một tổ hợp các kích
thích
Tư duy Tư duy bằng tay/cụ thể/thao
tác: người vượn Ôxtralopitec,
cách đây khoảng 10 triệu năm
Tư duy bằng tay/cụ thể/thao tác: biết dùng hai “bàn tay” để
sờ mó, lắp ráp giải quyết cáctình huống cụ thể trước mắt
Tư duy ngôn ngữ: chỉ có ở
người/người tinh khôn/HomoSapiens/người có lý trí, cáchđây 10 vạn năm
Tư duy ngôn ngữ: phản ánh
gián tiếp, khái quát, trừu tượng,giúp nhận thức bản chất, quyluật của thế giới
Các thời kỳ phát triển tâm lý xét nguồn gốc nảy sinh của hành vi
Thời kỳ
phát triển
Xuất hiện ở loài
Nội dung biểu hiện/thành tựu
Hành vi bản
năng
Từ loài côn trùng(ong, giun )
Là hành vi bẩm sinh, di truyền, giúp cơthể đáp lại kích thích trên cơ sở phản xạkhông điều kiện
Hành vi kỹ xảo Từ loài côn trùng(ong, giun )
Là hành vi mới do cá thể tự tạo/luyệntập, so với hành vi bản năng, kỹ xảo cótính mềm dẻo và khả năng biến đổi lớn
Hành vi trí tuệ
Có từ loài vượn,hoàn thiện ở người
Là hành vi tinh thần giúp cá thể giảiquyết các tình huống cụ thể (ở động vậtbậc cao), giải quyết các tình huống mới
lạ (ở người) nhằm nhận thức bản chất vàcải tạo thế giới
3.1.2 Sự phát triển tâm lý về phương diện cá thể
+ Theo nguyên lí về sự phát triển nói chung, sự phát triển tâm lí người
từ khi sinh ra đến khi qua đời trải qua nhiều giai đoạn (gọi là những giai đoạn lứatuổi) Sự phát triển tâm lí con người về phương diện cá thể là một quá trình chuyểnđổi liên tục từ cấp độ này sang cấp độ khác Ở mỗi cấp độ lứa tuổi, sự phát tiển tâm líđạt tới một chất lượng mới và diễn ra theo các quy luật riêng
+ Sự phát triển tâm lí cá thể gắn liền với hoạt động của con ngườitrong thực tiễn đời sống của nó, trong đó một số hoạt động đóng vai trò chính (chủđạo) trong sự phát triển, một số hoạt động khác giữ vai trò phụ Sự phát triển tâm lí
Trang 18của con người phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo Hoạt động chủ đạo là hoạt
động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm tâm lý của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó Hoạt động chủ đạo có các đặc điểm:
- Hoạt động chủ đạo thiết lập mối quan hệ giữa trẻ em và ngườilớn, thông qua mối quan hệ đó, trẻ em tiếp xúc với thế giới xung quanh
- Hoạt động chủ đạo gắn trẻ em với những yếu tố là nguồn gốccủa sự phát triển trẻ em ở giai đoạn lứa tuổi này
- Hoạt động chủ đạo đưa tới các biến đổi tâm lý cơ bản, các cấutạo tâm lý mới, đem lại các thành tựu tâm lý mới cho một lứa tuổi
- Từ trong lòng hoạt động chủ đạo này đã làm nảy sinh dạng hoạtđộng chủ đạo mới đặc trưng cho lứa tuổi tiếp theo
- Khi đã nảy sinh, hình thành và phát triển thì hoạt động chủ đạokhông tự thủ tiêu mà tiếp tục tồn tại trong suốt cuộc đời của cá nhân
+ Trên cơ sở hoạt động chủ đạo của các lứa tuổi, sự phát triển tâm lý
về phương diện cá thể được phân chia thành các giai đoạn, thời kỳ sau
- Giai đoạn tuổi sơ sinh và hài nhi:
* Thời kì từ 0 - 2 tháng đầu (sơ sinh)
* Thời kì từ 2 - 12 tháng (hài nhi)
- Giai đoạn trước tuổi học
* Thời kì vườn trẻ từ (1 - 3 tuổi)
* Thời kì mẫu giáo từ (3 - 6 tuổi)
- Giai đoạn tuổi đi học
* Thời kì đầu tuổi học (nhi đồng hoặc học sinh tiểu học, từ 6 - 11 tuổi)
* Thời kì giữa tuổi học (thiếu niên hoặc học sinh trung học cơ sở, từ 12 - 15tuổi)
* Thời kì cuối tuổi học (hay tuổi thanh niên, hoặc học sinh phổ thông trunghọc, từ 15 - 18 tuổi)
* Thời kì sinh viên: từ 18 đến 23, 24 tuổi
- Giai đoạn tuổi trưởng thành: từ 24, 25 tuổi trở đi
- Giai đoạn người già: từ sau tuổi về hưu, 55 - 60 tuổi trở đi
+ Ý thức là hình thức phản ánh tâm lí cao nhất chỉ có ở người,phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức (hiểu biết) màcon người đã tiếp thu được (là tri thức về tri thức, phản ánh của phản ánh)
Trang 19+ Sự hoạt động của não bộ và các giác quan đem lại các hình ảnhtâm lý “cấp 1” (phản ánh lần 1) trong não Ý thức là khả năng giúp chủ thể “soi” vàocác hình ảnh tâm lý đó, vì vậy, ý thức là phản ánh lần 2 - phản ánh của phản ánh
3.2.1.2 Các thuộc tính cơ bản của ý thức
Ý thức thể hiện các khả năng của con người:
+ Khả năng nhận thức cao nhất của con người về thế giới
+ Khả năng tỏ thái độ đối với thế giới và bản thân
+ Khả năng điều khiển, điều chỉnh
3.2.2 Sự hình thành phát triển ý thức
3.2.2.1 Sự hình thành ý thức của loài người
Trong quá trình hình thành con người và xã hội loài người, trước hết làlao động, sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ, đó là hai động lực chủyếu đã biến bộ óc con vượn thành bộ não con người Đây cũng chính là hai yếu tố tạonên sự hình thành ý thức của con người
+ Vai trò của lao động đối với sự hình thành ý thức:
- Lao động là hoạt động riêng có của loài người đòi hỏi con ngườiphải hình dung ra được mô hình của sản phẩm và cách làm ra sản phẩm trước khi tiếnhành công việc Đòi hỏi đó thúc đẩy ý thức ra đời
- Trong lao động con người phải chế tạo và sử dụng các công cụlao động, tiến hành các thao tác tác động vào đối tượng lao động đêí làm ra sản phẩm
Ý thức của con người được hình thành và thể hiện trong quá trình lao động
- Kết thúc quá trình lao động, con người đối chiếu sản phẩm làm
ra với mô hình tâm lí của sản phẩm mà mình đã hình dung ra trước để hoàn thiệnûđánh giá sản phẩm đó Như vậy, ý thức được hình thành và biểu hiện trong suốt quátrình lao động của con người, thống nhất với quá trình lao động và sản phẩm laođộng
+ Vai trò của ngôn ngữ và giao tiếp đối với sự hình thành ý thức:
- Nhờ có ngôn ngữ con người có công cụ để xây dựng, hình dung
ra mô hình tâm lí của sản phẩm lao động Ngôn ngữ giúp con người có ý thức về việc
sử dụng công cụ lao động, tiến hành hệ thống các thao tác lao động để làm ra sảnphẩm Ngôn ngữ cũng giúp con người phân tích, đánh giá sản phẩm mà mình làm ra
- Lao động là hoạt động mang tính xã hội Trong lao động, nhờngôn ngữ và giao tiếp mà con người trao đổi thông tin với nhau, phối hợp động tácvới nhau để cùng làm ra sản phẩm chung Nhờ có ngôn ngữ và giao tiếp mà con ngườicũng ý thức về bản thân mình, ý thức về người khác (biết mình, biết người) trong cáchoạt động và quan hệ xã hội nói chung
Trang 20+ Ý thức cá nhân được hình thành bằng con đường tự nhận thức,
tự đánh giá, phân tích hành vi của mình
+ Ý thức cá nhân hình thành, phát triển gắn liền với sự trưởngthành của não bộ và ngôn ngữ cá nhân
3.2.3 Các cấp độ ý thức (xem sơ đồ)
Trang 213.2.4 Chú ý - điều kiện của hoạt động có ý thức
3.2.4.1 Chú ý là gì?
+ Chú ý là một trạng thái tâm lý thể hiện sự tập trung của ý thứcvào một hay một nhóm sự vật, hiện tượng để định hướng hoạt động, bảo đảm điềukiện thần kinh - tâm lí cần thiết cho hoạt động tiến hành có hiệu quả Ví dụ: chăm chúnhìn, lắng tai nghe, tập trung suy nghĩ , các biểu hiện chăm chú, lắng tai, tập trung
là những biểu hiện của chú ý
+ Chú ý không có đối tượng riêng, đối tượng của nó chính là đốitượng của họat động tâm lí mà nó” đi kèm” Vì thế chú ý được coi là” cái nền”,” cáiphông”, là điều kiện của họat động có ý thức
+ Chú ý thường được bộc lộ ra bên ngoài bằng các biểu hiện nhưhướng các giác quan về phía đối tượng Tuy nhiên, đó chỉ là những biểu hiện bềngoài Trong thực tế có hiện tượng vờ chú ý và vờ không chú ý Vì vậy, đánh giá khả
Trang 22năng và hiệu quả của chú ý không nên chỉ căn cứ vào những biểu hiện bề ngoài màchủ yếu phải dựa vào kết quả của hoạt động mà chủ thể tiến hành
+ Người kém chú ý, hay quên gọi là “đãng trí”, ảnh hưởng khôngtốt đến hoạt động Tuy nhiên, những người quá tập trung chú ý vào một đối tượng màquên hết xung quanh (“đãng trí bác học”) thì cũng không phải là tốt trong mọi trườnghợp
Có mục đính tựgiác Chủ yếu được tạo
ra do những mệnh lệnhbên trong của bản thânchủ thể, không lệ thuộcvào tính hấp dẫn củađối tượng
Có mục đính tựgiác (là mục đính củachú ý có chủ định lànguồn gốc)
Đòi hỏi cao về sự
nỗ lực, căng thẳng thầnkinh và tâm lý
Không đòi hỏicao về sự nỗ lực, căngthẳng thần kinh và tâm
lý (trạng thái căngthẳng chuyển thành
“tan” chú ý)
Về mức độ
bền vững
Kém bền vững,khó duy trì lâu dài
Bền vững, duy trìlâu dài bởi nỗ lực thầnkinh và tâm lý
Bền vững, duy trìlâu dài bởi khoái cảm(hứng thú)
Về hiệu
quả
Ít có hiệu quảđối với hoạt độngtâm lý mà nó đi kèm
Hiệu quả cao hơnđối với hoạt động tâm
lý mà nó đi kèm (dogắn với nhu cầu)
Hiệu quả rất caođối với hoạt động tâm
lý mà nó đi kèm (dogắn với hứng thú)
3.2.4.3 Các thuộc tính cơ bản của chú ý
Sức tập trung của chú ý: khả năng chỉ chú ý đến một phạm vi
của đối tượng tương đối hẹp cần cho hoạt động lúc đó Số lượng các đối tượng mà
chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý
Trang 23 Sự bền vững của chú ý: khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một
số đối tượng của hoạt động Ngược với độ bền vững là sự phân tán chú ý Phân tán chú ý diễn ra theo chu kì gọi là sự giao động của chú ý.
Sự phân phối chú ý: khả năng cùng một lúc chú ý đầy đủ đến
nhiều đối tượng hay nhiều hoạt động khác nhau một cách có chủ đích
Sự di chuyển chú ý: khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này
sang đối tượng khác theo yêu cầu của hoạt động Sự di chuyển chú ý không mâuthuẫn với độ bền vững của chú ý, nó cũng không phải là phân tán chú ý Sự di chuyểnchú ý là sức chú ý được thay thế có ý thức
Câu hỏi ôn tập
1 Tâm lý người được hình thành và phát triển như thế nào xét cả về phương diện
chủng loại và cá thể?
2 Phân biệt ý thức, vô thức, vô ý thức Sự phân biệt đó giúp ích gì cho bạn trong
cuộc sống và công tác của bản thân?
3 Chú ý là gì? Hãy so sánh các loại chú ý và nêu lên những bài học cần thiết
trong công tác giảng dạy sau này
4 Phân tích các thuộc tính cơ bản của chú ý Rút ra bài học trong việc rèn luyện
chú ý của bản thân đáp ứng yêu cầu của hoạt động nghề nghiệp
Trang 24Chương 4 NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
4.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NHÂN CÁCH
4.1.1 Nhân cách là gì?
4.1.1.1 Khái niệm con người, cá nhân, cá tính, nhân cách
+ Con người/loài người: một thực thể tự nhiên đồng thời là một
thực thể xã hội Định nghĩa về con người được thừa nhận khá rộng rãi là: ”Con người
là một thực thể sinh vật - xã hội và văn hóa” Theo đó, cần nghiên cứu, tiếp cận conngười theo cả ba mặt: sinh vật, tâm lí, xã hội
+ Cá nhân (cá thể người): một con người cụ thể của một cộng
đồng, thành viên của xã hội Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật - xã hội và vănhóa, nhưng được xem xét một cách cụ thể riêng của từng người, với các đặc điểm về
sinh lí, tâm lí, xã hội riêng có, phân biệt với cá nhân khác
+ Cá tính: cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại trong
tâm lí hoặc sinh lí của cá thể vật hoặc cá thể người (cá nhân).
+ Nhân cách: Theo tâm lý học, nhân cách chỉ bao hàm phần xã
hội, tâm lí của cá nhân với tư cách là thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thểcủa các quan hệ người - người, của hoạt động có ý thức và giao tiếp
4.1.1.2 Khái niệm nhân cách trong tâm lý học
Trang 25+ Nhân cách là một cấu trúc tâm lý ổn định, hình thành từ các
quan hệ xã hội, tổ hợp trong đó những đặc điểm, thuộc tính tạo nên bản sắc của cá nhân Nhân cách là chủ thể của hoạt động có ý thức mà qua đó thể hiện giá trị xã hội của mỗi người
+ Định nghĩa trên cho thấy:
- Nhân cách là một cấu tạo tâm lý đặc biệt được tạo nên bởi
các quan hệ xã hội của cá nhân Không có nhân cách tồn tại ở một nơi khác ngoàinhững cá nhân đang tồn tại trong xã hội loài người
- Ý thức và tự ý thức là hạt nhân trong nhân cách, chỉ đạo
hành vi, hoạt động của cá nhân Ý thức và tự ý thức là cái chịu trách nhiệm về hành vicủa nhân cách
- Nhân cách là sản phẩm xã hội nhưng hiện diện ở từng cá
nhân Vì vậy, trong nhân cách có sự thống nhất cái chung và riêng, cái phổ biến và
cái đơn nhất của loài người.
- Nhân cách là một cấu trúc tổ hợp những phẩm chất tâm lý
của cá nhân, biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy.
- Nhân cách không phải là một nét, một phẩm chất tâm lý
riêng lẻ mà là một cấu tạo tâm lý chỉnh thể Điều đó không có nghĩa nhân cách là tổng hòa mọi đặc điểm cá thể của con người mà chỉ những đặc điểm nào quy định con
người như là một thành viên của xã hội
- Nhân cách là sản phẩm muộn trong quá trình phát triển cánhân
4.1.2 Các đặc điểm của nhân cách
4.1.2.1 Tính thống nhất của nhân cách
Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa các thành tố cấuthành nó (nhận thức - thái độ - hành vi, đức và tài ) Do đó, khi xem xét, đánh giámột nhân cách ta cần đặt thành tố này trong mối quan hệ biện chứng với thành tố kia
và ngược lại Sự chia lẻ các thành tố của nhân cách sẽ làm mất đia tính thống nhất củanhân cách Ví dụ, khi xem xét ý chí của một người cần đặt trong điều kiện ý chí đóhướng vào đâu, phục vụ lợi ích của ai Tương tự, khi hình thành, rèn luyện nhâncách cũng cần phải phát triển đồng bộ các mặt của nhân cách, tránh hiện tượng phiếndiện trong quá trình này
4.1.2.2 Tính ổn định của nhân cách
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lí tương đối ổn định, tiềmtàng trong mỗi cá nhân Các phẩm chất của nhân cách tương đối khó hình thành vàcũng khó mất đi Vì vậy, khi đánh giá hoặc hình thành, phát triển nhân cách cần trảiqua một quá trình lâu dài, trong nhiều dạng hoạt động và mối quan hệ khác nhau
Tính ổn định của nhân cách cũng lưu ý chúng ta khi đánh giánhân cách không nên có thái độ vội vàng, cực đoan, định kiến Nhân cách ổn địnhcũng không có nghĩa là cố định
Trang 264.1.2.4 Tính giao tiếp của nhân cách
Nhân cách được hình thành và bộc lộ thông qua giao tiếp Giaotiếp vừa là điều kiện hình thành nhân cách vừa là điều kiện để cá nhân có thể bộc lộnhân cách, phân biệt nhân cách của mình, phát huy ảnh hưởng đối với các nhân cáchkhác Vì vậy, hoạt động tập thể, hoạt động cùng nhau là điều kiện tất yếu hình thành
và quy định sự lựa chọn các thái độ của nó
+ Xu hướng nhân cách thường biểu hiện ở một số mặt chủ yếu: nhucầu, hứng thú, lí tưởng, thế giới quan, niềm tin
cá nhân là sự thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cái điển hình và cái cá biệt Tínhcách của cá nhân chịu sự chế ước của xã hội
Trang 274.2.3 Khí chất
+ Khí chất là một thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, biểu hiệncường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện sắc thái hành vi cử chỉcách nói năng của cá nhân
+ Các kiểu khí chất: I P Pavlov - nhà sinh lý học thần kinh người Nga
đã khám phá ra hai quá trình thần kinh cơ bản là hưng phấn và ức chế có 3 thuộc tính
cơ bản: cường độ, tính cân bằng, tính linh hoạt Sự kết hợp theo các cách khác nhau
giữa ba thuộc tính này tạo ra 4 kiểu hoạt động thần kinh chung cho và động vật, là cơ
Kiểu mạnh, không cân bằng (hưng phấn mạnh hơn ức chế)
Kiểu yếu (hưng phấn và ức chế đều yếu)
Kiểu hoạt động thần kinh
Với người khác
Với bản thân
Hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói năng
Hệ thống thái độ của tính cách
Trang 28Linh hoạt Không linh hoạt
Trang 294 kiểu thần kinh cơ bản 4 kiểu khí chất tương ứng
- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt
- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, không linh
ham hiểu biết, linh
hoạt; vui vẻ yêu
Thích sự ngăn nắp,trật tự, hoàn cảnhquen thuộc, khôngthích sự thay đổi
Nhớ lâu, nhớ có căn
cứ và vững chắc
Điềm đạm, cởi mở
có mức độ tronggiao tiếp với ngườikhác Gặp khó khănkhi công việc đòihỏi nhớ nhanh, hiểunhanh, làm nhanh
Dễ uể oải, thờ ơ,dửng dưng với laođộng, cuộc sống vànhững người xunhquanh
Hành động,
cử chỉ nhanhchóng Tínhhưng phấn cao
Say mê làmviệc, nhiệt tình,tích cực, giàusáng kiến, quyếtđoán Nănglượng thần kinh
- tâm lý chóng
bị cạn kiệt khicông việc đơnđiệu, đòi hỏi sựcần cù và kiêntrì Trong giaotiếp hay nổinóng, dễ bị kíchthích, khó kiềmchế, hay cụccằn, thô bạo
Phản ứngvới kích thích rấtkhó khăn Cácquá trình tâm lýdiễn ra chậmchạp Sự căngthẳng mạnh vàkéo dài thườnglàm cho hoạtđộng của họ trởnên chậm chạp vàsau đó ngừng lại.Trong nhữnghoàn cảnh quenthuộc và thanhthản thì họ thấybình thản và làmviệc có hiệu quả.Khép mình, ítgiao tiếp; haynghi ngờ, lo lắng,hay giấu giếm, biquan
Mỗi kiểu khí chất trên có mặt mạnh, mặt yếu Trên thực tế, ở conngười có những loại khí chất trung gian bao gồm nhiều đặc tính của 4 kiểu khí chấttrên Khí chất của cá nhân có cơ sở sinh lí thần kinh nhưng khí chất mang bản chất xãhội, chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội, biến đổi do rèn luyện và giáo dục
4.2.4 Năng lực
+ Năng lực: tổ hợp những thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân, phùhợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó diễn
ra có kết quả
Trang 30+ Năng lực gồm 3 mức độ khác nhau: năng lực, tài năng, thiên tài.Trong đó:
- Năng lực: mức độ nhất định của khả năng con người, thể hiệnkhả năng hoàn thành có kết quả của một hoạt động nào đó
- Tài năng: mức độ năng lực cao hơn đảm bảo cá nhân hoàn thànhmột cách sáng tạo có hiệu quả cao, một hoạt động nào đó
- Thiên tài: là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức độkiệt xuất, hoàn chỉnh nhất của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại
+ Phân loại năng lực: Năng lực thường được chia thành 2 loại: nănglực chung và năng lực chuyên biệt
- Năng lực chung: năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạtđộng khác nhau (quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng, ngôn ngữ )
- Năng lực chuyên biệt (năng lực chuyên môn): sự thể hiện độcđáo các phẩm chất riêng biệt, có tính chuyên môn, nhằm đáp ứng của một lĩnh vựchoạt động chuyên môn với kết quả cao (năng lực âm nhạc, năng lực thể thao, năng lựcquản lý )
4.3 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
4.3.1 Các yếu tố chi phối sự hình thành nhân cách
4.3.1.1 Vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách
+ Giáo dục là một hiện tượng xã hội, là quá trình tác động tự giác,
có mục đích, có kế hoạch, nhằm hình thành và phát triển tâm lí, ý thức, nhân cách conngười
+ Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triểnnhân cách Vai trò đó thể hiện ở các điểm sau
- Giáo dục định hướng sự hình thành và phát triển nhân cách(theo mục tiêu giáo dục, đào tạo của các nhà trường cụ thể)
- Giáo dục là con đường phổ biến nhất để truyền thụ và lĩnhhội nền văn hóa xã hội- lịch sử để tạo nên nhân cách thế hệ trẻ
- Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của yếu tốkhác chi phối sự hình thành nhân cách (như bẩm sinh di truyền, hoàn cảnh sống),đồng thời bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố trên tạo nên (giáo dục đặcbiệt)
- Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch trong sự phát triểnnhân cách và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của xã hội (giáo dục lại)
+ Tuy nhiên, cần lưu ý, giáo dục chỉ giữ vai trò chủ đạo đối với
sự hình thành, phát triển nhân cách, không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục.Giáo dục không phải là vạn năng mà chỉ định hướng cho sự phát triển nhân cách.Nhân cách có phát triển theo định hướng đó hay không, phát triển đến mức độ nào thìgiáo dục không quyết định được Vì vậy, cần phải quan tâm tới các yếu tố khác (hoạtđộng, giao tiếp, tự giáo dục của người được giáo dục)
Trang 314.3.1.2 Vai trò quyết định trực tiếp của hoạt động đối với sự hình thành, phát triển nhân cách
+ Hoạt động (bao gồm hoạt động với đồ vật và hoạt động giaotiếp) là phương thức tồn tại của con người, là nhân tố quyết định trực tiếp sự hìnhthành và phát triển nhân cách Cụ thể:
- Thông qua hai quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa tronghoạt động mà nhân cách được bộc lộ và hình thành
- Hoạt động chủ đạo của mỗi lứa tuổi là yếu tố quyết địnhnhững nét đặc trưng trong nhân cách cá nhân thuộc giai đoạn phát triển lứa tuổi đó
- Hoạt động giao tiếp luôn đan xen vào các hoạt động với đồvật, đóng vai trò là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội loài người Đồng thời giaotiếp giúp cá nhân gia nhập các quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, chuẩn mực
xã hội,”tổng hoà các quan hệ xã hội” làm thành bản chất con người Qua giao tiếp cánhân cũng nhận thức được chính bản thân mình, tự đối chiếu, so sánh mình với ngườikhác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giá bản thân mình như là một nhân cách, để hìnhthành một thái độ giá trị - cảm xúc nhất định đối với bản thân Như vậy giao tiếp cánhân hình thành năng lực tự ý thức - hạt nhân của nhân cách
+ Hoạt động giữ vai trò quyết định đối với sự hình thành và pháttriển, vì đó, trong quá trình giáo dục và tự giáo dục nhân cách cần tổ chức, tham giacác hoạt động và giao lưu tích cực để tạo ra môi trường lành mạnh cho sự phát triển
đó
Câu hỏi ôn tập
1 Phân tích khái niệm nhân cách, các đặc điểm của nhân cách Từ đó rút ra các
bài học cần thiết
2 Từ sự hiểu biết về các loại khí chất, hãy rút ra các bài học cần thiết trong hoạt
động nghề nghiệp của bản thân
3 Phân tích các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách? Bài học
vận dụng từ việc nghiên cứu vấn đề này?
4 Hãy phác thảo chân dung nhân cách một người cán bộ thư viện trên cơ sở
những hiểu biết về nhân cách nói chung và đặc thù lao động của người cán bộ thưviện
Trang 32Chương 5 HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
Đời sống tâm lý con người gồm ba mặt cơ bản (nhận thức, tình cảm và hànhđộng) Hoạt động nhận thức là một trong ba mặt đó Toàn bộ hoạt động nhận thức củacon người gồm hai giai đoạn nhận thức với những quá trình bộ phận
* Giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan sinh động), gồm hai quá
trình: cảm giác và tri giác.
* Giai đoạn nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng), gồm hai quá trình:
tư duy và tưởng tượng
5.1 NHẬN THỨC CẢM TÍNH
5.1.1 Khái niệm về cảm giác và tri giác
5.1.1.1 Định nghĩa
+ Cảm giác: là một quá trình tâm lí (quá trình nhận thức) phản
ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác độngtrực tiếp vào giác quan của ta
+ Tri giác: là một quá trình tâm lí (quá trình nhận thức) phản ánh
một cách trọn ven các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng đang tác động trựctiếp vào các giác quan của ta
5.1.1.2 Các đặc điểm của cảm giác, tri giác
+ Đặc điểm của cảm giác:
- Là một quá trình tâm lí
- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
- Phản ánh một cách riêng lẻ và cá lẻ Đây là đặc điểm cơbản nhất
- Cảm giác hầu như không tồn tại với tư cách là một quátrình độc lập mà thường tồn tại trong các quá trình tri giác
- Cảm giác của con người có bản chất xã hội Biểu hiện:
* Đối tượng phản ánh của cảm giác ở người không chỉ
là những sự vật, hiện tượng vốn có trong tự nhiên, mà còn bao gồm cả những sảnphẩm do lao động của xã hội loài người tạo ra
* Cơ chế sinh lí của cảm giác ở con người bao hàm cả
hệ thống tín hiệu thứ hai (ngôn ngữ)
* Cảm giác ở người được được phát triển mạnh mẽ vàphong phú dưới ảnh hưởng của hoạt động sống, giáo dục và rèn luyện
+ Đặc điểm của tri giác:
- Là một quá trình tâm lí
- Phản ánh hiện thực khách quan một cách trực tiếp
- Phản ánh một cách trọn vẹn và cá lẻ Đây là đặc điểm cơbản nhất
Trang 33- Tri giác của con người cũng mang bản chất xã hội
+ Đặc điểm chung của nhận thức cảm tính
- Về nội dung phản ánh: các thuộc tính cụ thể, bề ngoài của
sự vật, hiện tượng
- Về cơ chế phản ánh: phản ánh trực tiếp
- Về sản phẩm phản ánh: các cảm giác và hình ảnh tâm lý cụthể về sự vật, hiện tượng đang tác động
5.1.2 Các loại cảm giác, tri giác:
5.1.2.1 Các loại cảm giác
+ Các cảm giác ngoài gồm: cảm giác nhìn (thị giác), cảm giácnghe (thính giác), cảm giác ngửi (khứu giác), cảm giác nếm (vị giác), cảm giác da(mạc giác) gồm 5 loại: cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giáclạnh và cảm giác đau
+ Các cảm giác trong gồm: cảm giác vận động và sờ mó (cảmgiác sờ mó là sự kết hợp giữa cảm giác vận động và cảm giác động chạm); cảm giácthăng bằng; cảm giác cơ thể; cảm giác rung
5.1.2.2 Các loại tri giác
Người ta phân loại tri giác theo hai cách: phân loại theo cơ quan phân
tích nào giữ vai trò chính trong số các cơ quan phân tích tham gia vào quá trình tri
giác và phân loại theo đối tượng được phản ánh trong tri giác.
+ Theo cách phân loại thứ nhất, có các loại tri giác nhìn, nghe, sờ
mó v.v
+ Theo cách phân loại thứ hai, có các loại tri giác không gian,thời gian, vận động, con người (tri giác xã hội)
5.1.3 Các quy luật của cảm giác, tri giác
5.1.3.1 Các quy luật cơ bản của cảm giác
Quy luật về ngưỡng cảm giác
+ Ngưỡng cảm giác: giới hạn của cường độ mà ở đó kích thíchgây ra được cảm giác
+ Độ nhạy cảm và độ nhạy cảm sai biệt:
- Độ nhạy cảm: khả năng cảm nhận được các kích thích Độnhạy cảm tỷ lệ nghịch với ngưỡng dưới
- Độ nhạy cảm sai biệt: khả năng cảm nhận được sự khácbiệt giữa các kích thích Độ nhạy cảm sai biệt tỷ lệ nghịch với ngưỡng sai biệt
Quy luật về sự thích ứng của cảm giác
Trang 34+ Nội dung quy luật: Các cảm giác đó là khả năng thay đổi độnhạy cảm cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích Khi cường độ kíchthích tăng thì giảm độ nhạy cảm, khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm
+ Mức độ thích ứng của các loại cảm giác khác nhau là khônggiống nhau Các cảm giác dễ thích ứng là thị giác, khứu giác; các cảm giác khó thíchứng là thính giác, cảm giác đau
+ Khả năng thích ứng của cảm giác có thể được phát triển do hoạtđộng nghề nghiệp và rèn luyện
Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác
+ Các cảm giác của con người không tồn tại một cách biệt lập,chúng luôn tác động qua lại với nhau Sự tác động qua lại giữa các cảm giác là sự thayđổi tính nhạy cảm của một cảm giác này dưới ảnh hưởïng của cảm giác kia Sự tácđộng qua lại đó diễn ra theo một quy luật chung: sự kích thích yếu lên một giác quannày sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một giác quan khác và ngược lại
Ví dụ, khi uống một cốc nước đường còn nóng thì cảm thấy ítngọt hơn khi uống cũng cốc nước đường đó nhưng để nguội Như vậy, nhiệt giác đãảnh hưởng đến vị giác
+ Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra một cáchđồng thời hay nối tiếp, giữa các cảm giác cùng loại hay khác loại Sự tương phảnchính là hiện tượng tác động qua lại giữa các cảm giác thuộc cùng một loại Có hailoại tương phản:
- Tương phản đồng thời, ví dụ: nếu ta đặt hai tờ giấy màuxám như nhau một cái lên nền trắng, một cái lên nền đen thì ta cảm thấy tờ giấy màuxám đặt trên nền trắng xám hơn tờì giấy màu xám đặt trên nền đen
- Tương phản nối tiếp, ví dụ: sau khi nhúng tay vào nướclạnh, nếu ta nhúng tay vào chậu nước ấm thì sẽ có cảm giác chậu nước có vẻ nónghơn
5.1.3.2 Các quy luật cơ bản của tri giác
Quy luật về tính đối tượng của tri giác
+ Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng thuộc vềmột sự vật, hiện tượng nhất định nào đó của thế giới bên ngoài
+ Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng - nó là cơ sởcủa chức năng định hướng cho hành vi và hoạt động của con người
Quy luật về tính lựa chọn của tri giác (quy luật hình và nền)
+ Tri giác là một hành động tích cực, thể hiện rõ khi tri giác bao
giờ chủ thể cũng “tách” một cách tương đối đối tượng (hình) ra khỏi bối cảnh xung
quanh (nền) để tri giác đầy đủ, chính xác hơn
+ Đối tượng và bối cảnh có thể hoán đổi cho nhau tùy theo sự lựachọn của chủ thể
+ Quy luật này được ứng dụng nhiều trong cuộc sống (ngụytrang, trang điểm, quảng cáo, dạy học )
Quy luật về tính ổn định (không đổi) của tri giác