PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA NHÓM VỀ VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THỂ CHẾ NÀYcả bản word + powerpoint
Trang 1BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY TRÌNH BÀY SUY NGHĨ CỦA NHÓM VỀ VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY
DỰNG THỂ CHẾ NÀY
NHÓM 2
1 Phạm Thị Thảo 11144036 Thể chế
2 Đào Thị Phương 11143537 Hoàn thiện thể chế
3 Lê Quỳnh Trang 11144513 Cơ hội – Thách thức đối với sinh viên
4 Lê Thị Yến 11145120 Hoàn thiện thể chế
5 Lê Thị Ánh Tuyết 11144826 Làm word + powerpoint
Thuyết trình
6 Trần Thị Thu Thủy 11144214 Điểm mạnh – Điểm yếu của sinh viên
7 Bùi Thị Mỹ Linh 11142366 Vai trò sinh viên
8 Phùng Thị Thu Hằng 11141291 Thể chế
9 Nguyễn Thị Bích 11140465 Thuyết trình
10 Trần Quốc Hưng 11141957 Nhóm trưởng
Trang 2M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC
A QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA 1
I Thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa 1
1 Định nghĩa 1
2 Cấu trúc thể chế kinh tế thị trường 1
3 Cấu trúc thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5
II Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 6
1 Thực trạng 6
2 Giải pháp hoàn thiện 11
B VAI TRÒ CỦA SINH VIÊN KINH TẾ VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG THỂ CHẾ KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN 17
I Điểm mạnh, điểm yếu 17
1 Điểm mạnh 17
2 Điểm yếu 18
II Cơ hội – Thách thức 19
1 Cơ hội 19
2 Thách thức 19
III Vai trò : 20
Trang 3A QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
bao gồm các yếu tố chủ yếu là các đạo luật, quy chế, quy tắc, chuẩn mực về kinh tế gắn với các chế tài về
xử lý vi phạm, các tổ chức kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, truyền thống văn hóa và văn minh kinh doanh, cơ chế vận hành nền kinh tế
- Thể chế kinh tế thị trường là một tổng thể bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường Bao gồm:
+ Các quy tắc về hành vi kinh tế diễn ra trên thị trường- các bên tham gia thị trường với tư cách là các chủ thể thị trường
+ Cách thức thực hiện các quy tắc nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả mà các bên tham gia thị trường mong muốn
+ Các thị trường – nơi hàng hóa được giao dịch, trao đổi trên cơ sở các yêu cầu, quy định của luật lệ
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Do đó, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là thể chế kinh tế thị trường, trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sảnxuất, cải thiện đời sống nhân dân vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh
2 C u trúc th ch kinh t th tr ấu trúc thể chế kinh tế thị trường ể chế kinh tế thị trường ế kinh tế thị trường ế kinh tế thị trường ị trường ường ng
Nếu áp dụng lý thuyết trò chơi thì 4 bộ phận cấu thành nên thể chế kinh tế là: người chơi, luật chơi, cách chơi và sân chơi
* Người chơi: là các chủ thể kinh tế, chủ thể tiêu dùng và chủ thể quản lí
- Nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự tồn tại của các chủ thể kinh tế độc lập dưới nhiều hình thức sở hữu khác nhau Các chủ thể này hoàn toàn động lập, tự chủ trong việc quyết định: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Họ tự chịu trách nhiệm đối với quyết định sản xuất kinh doanh của bản thân dựa trên những tín hiệu thị trường
- Về bản chất, nền kinh tế thị trường thị trường có cấu trúc đa sở hữu Trong cấu trúc, sở hữu tư nhân luôn luôn là thành tố tất yếu, bắt buộc Phủ nhận sở hữu tư nhân có nghĩa là bác bỏ kinh tế thị trường trên thực tế Bên cạnh sở hữu tư nhân, còn có các dạng sở hữu khác là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể
Trang 4và dạng đồng sở hữu của các chủ thể khác, ví dụ sở hữu CTCP, DN tư bản nhà nước, công ty TNHH, công
ty hợp danh, công ty liên doanh,…
Việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đối với nước ta là một quá trình lâu dài Vì thị trường luôn luôn biến động nên hệ thống pháp luật cũng phải được bổ sung hoàn chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế Hệ thống pháp luật bao trùm mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội, nhưng có thể khái quát lại trong năm lĩnh vực:
+ Xác định các chủ thể pháp lý, tạo cho họ các quyền (năng lực pháp lý) và hành động (khả năng kinh doanh) mang tính thống nhất
+ Quy định các quyền về kinh tế (quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền chuyển nhượng, quyền thừa
kế v.v…)
+ Về hợp đồng kinh tế, các nguyên tắc cơ bản của Luật hợp đồng dựa trên cơ sở thoả thuận, trên
cơ sở tự nguyện của các bên, Luật hợp đồng quy định quyền hoạt động của các chủ thể pháp lý, tức là các hành vi pháp lý
+ Về sự bảo đảm của nhà nước đối với các điều kiện chung của nền kinh tế có các Luật bảo hộ lao động, Luật môi trường, Luật về cácten, v.v.; các quy định về mặt xã hội có Luật bảo hiểm xã hội v.v…
+ Về luật kinh tế đối ngoại phù hợp với thông lệ quốc tế
- Kế hoạch và thị trường
Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải sử dụng hai công cụ quản lý cơ bản là kế hoạch và thị trường Việc sử dụng hai công cụ quản lý này không thể tách rời nhau mà là sự vận dụng quy luật phát triển có kế hoạch để điều tiết tác động của quy luật giá trị và vận dụng quy luật giá trị nhằm quản lý kinh tế phát triển theo kế hoạch Chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước không có nghĩa là từ bỏ kế hoạch hoá mà là chuyển kế hoạch hoá thuần tuý pháp lệnh sang kế hoạch hoá định hướng là chủ yếu, sử dụng các đòn bẩy kinh tế và lực lượng vật chất trong tay Nhà nước
để bảo đảm các tỷ lệ cân đối trong nền kinh tế quốc dân Từ chỗ đối lập kế hoạch với thị trường, ngày nay
Trang 5chúng ta đã nhận thức rõ, cả kế hoạch lẫn thị trường đều là công cụ để quản lý nền kinh tế, trong đó thị trường là căn cứ, là đối tượng và là công cụ kế hoạch hoá.
Nhà nước điều tiết thị trường thông qua kế hoạch hoá vĩ mô - kế hoạch hoá gián tiếp bằng hệ thống chỉ tiêu cân đối, trên cơ sở vận dụng các công cụ và chính sách tác động vào cung cầu trên thị trường, hướng thị trường vận động và phát triển theo các chỉ tiêu cân đối định hướng Còn thị trường dẫn dắt hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế căn cứ vào nhu cầu của thị trường để xây dựng kế hoạch hoá vimô
Kế hoạch nhà nước bao gồm kế hoạch dài hạn và ngắn hạn Thông qua kế hoạch dài hạn, Nhà nước cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, từ đó vạch ra các chương trình kinh tế có mục tiêu để định hướng đầu tư, điều tiết các hoạt động kinh tế và đề ra các chính sách kinh tế thích hợp (thuế, tín dụng, xuất - nhập khẩu, chuyển giao công nghệ )
- Xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể hoạt động có hiệu quả
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tàng của nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa Vì vậy, sự hoạt động có hiệu quả của hai thành phần kinh tế này cóvai trò quyết định đối với các thành phần kinh tế khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa Các thành phần kinh tế này mở đường và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế Nhờ có kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể mà Nhà nước có sức mạnh vật chất để điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thực hiện những mục tiêu kinh tế - xã hội do kế hoạch vạch ra
Quan hệ tín dụng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phản ánh hệ thống lợi ích của nền kinh tế nhiều thành phần Các quan hệ tín dụng này vừa hợp tác vừa cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đây cũng là lĩnh vực đấu tranh gay gắt, đòi hỏi quan hệ tín dụng nhà nước phải không ngừng lớn mạnh để đảm nhiệm vai trò chủ đạo trong quan hệ tín dụng toàn xã hội
- Ngân hàng:
Ngân hàng hiểu theo nghĩa cổ điển là xí nghiệp kinh doanh tiền tệ thực hiện nghiệp vụ huy động vốn, cho vay vốn và thanh toán
Trang 6Ở nước ta, trong cơ chế cũ - tập trung quan liêu, bao cấp chỉ có một loại ngân hàng duy nhất là Ngân hàng Nhà nước có Chi nhánh ở các tỉnh, huyện, vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ.
Chuyển sang cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hệ thống ngân hàng nước ta được tổ chức thành hai cấp hay hai phân hệ là: Ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại
- Các công cụ điều tiết kinh tế đối ngoại
Để thực hiện tốt chiến lược kinh tế mở, xúc tiến các quan hệ kinh tế đối ngoại, Nhà nước phải sử dụng nhiều công cụ, trong đó chủ yếu là: thuế xuất nhập khẩu hạn ngạch (quota), tỷ giá hối đoái, bảo đảm tín dụng xuất khẩu, trợ cấp xuất khẩu, v.v
Thông qua những công cụ này, Nhà nước có thể khuyến khích việc xuất, nhập khẩu; đồng thời lại bảo hộ một cách hợp lý nền sản xuất nội địa, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, thu hút vốn đầu tưcủa nước ngoài ngày càng nhiều, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc theo định hướng xãhội chủ nghĩa
* Cách chơi: là cơ chế thực thi luật chơi và cơ chế vận hành nền kinh tế
- Cơ chế thị trường là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất
là lợi nhuận
- Cơ chế thị trường là quá trình tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể (hoạt động) kinh tế trong việc hình thành giá cả, phân phối tài nguyên, xác định khối lượng và cơ cấu sản xuất Sự tương tác của các chủ thể tạo nên những điều kiện nhất định để nhà sản xuất, với hành vi tối đa hóa lợi nhuận, sẽ căn cứ vào giá cả thị trường để quyết định ba vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai Ngược lại, hoạt động của các chủ thể tạo nên sự tương tác nói trên Như vậy, cơ chế thị trường là hình thức tổ chức kinh
tế, trong đó các quan hệ kinh tế tác động lên mọi hoạt động của nhà sản xuất và 1 người tiêu dùng trong quá trình trao đổi
- Theo lý thuyết của các nhà kinh tế học phúc lợi thì cơ chế thị trường là cách thức tự động phân bổ tối ưucác nguồn lực của nền kinh tế Đó là vì, khi mỗi nhà sản xuất đều căn cứ vào giá cả thị trường để có quyết định về sản xuất, sẽ không có sản xuất thừa, cũng sẽ không có sản xuất thiếu Phúc lợi kinh tế được đảm bảo do không có tổn thất xã hội
- Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thì các điều kiện sau đây phải được thỏa mãn: thị trường phải có cạnh tranh hoàn hảo, thông tin đối xứng, không có các ảnh hưởng ngoại lai, v.v Nếu không, cơ chế thị trường sẽ không thể phân bổ tối ưu các nguồn lực kinh tế Khi đó có thất bại thị trường
- Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa người sản xuất và người tiêu dùng được vận hành do sự điều tiết của quan hệ cung cầu
Trang 7- Đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường là động lực lợi nhuận, nó chỉ huy hoạt động của các chủ thể Trong kinh tế thị trường, đặc điểm tự do lựa chọn hình thức sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm: 'lãi hưởng lỗ chịu', chấp nhận cạnh tranh, là những điều kiện hoạt động của cơ chế thị trường Sự tuân theo cơ chế thị trường là điều không thể tránh khỏi đối với các doanh nghiệp, nếu không sẽ bị đào thải
* Sân chơi: là các loại thị trường cơ bản.
- Mọi nền kinh tế thị trường đều có các yếu tố cấu thành cơ bản là các thị trường, bao gồm các thị trường yếu tố (các thị trường đầu vào như thị trường đất đai, thị trường sức lao động, thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán), thị trường hàng hoá, thị trường khoa học - công nghệ) và thị trường hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
3 C u trúc th ch kinh t th tr ấu trúc thể chế kinh tế thị trường ể chế kinh tế thị trường ế kinh tế thị trường ế kinh tế thị trường ị trường ường ng đ nh h ị trường ướng xã hội chủ nghĩa ng xã h i ch nghĩa ội chủ nghĩa ủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có cấu trúc tương tự như nền kinh tế thị trường
nhưng có mục đích cụ thể là tính định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó ta có các đặc trưng chủ yếu của kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
- Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
+ Về sở hữu sẽ phát triển theo hướng còn tồn tại các hình thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội nên phải từngbước xác lập và phát triển chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu một cách vững chắc, tránh nóng vội xây dựng ồ ạt mà không tính đến hiệu quả như trước đây
+ Về quản lý, trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải có sự quản lý của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực
và hạn chế những mặt tiêu cực, khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động của toàn thể nhân dân
+ Về phân phối, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện đa dạng hoá các hình thức phân phối "Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội"
- Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường nước ta còn thể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước
Trang 8II Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1 Thực trạng
1.1 Thành tựu
- Qua 30 năm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từ Đại hội VI (năm 1986) đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã chuyển đổi thành công từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đồng thời hình thành được hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thể chế kinh tế, đặc biệt là hệ thống luật pháp và bộ máy quản lý ngày càng được xây dựng, hoàn thiện theo hướng tiến bộ, phù hợp Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng, đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã h i chủ nghĩa đã được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả Trong gần 30 năm đổi mới, đã hai lần sửa đổi và ban hành Hiến pháp, sửa đổi và ban hành trên 150 bộ luật và luật, trên 70 pháp lệnh Gần đây nhất, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp 2013, Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Đầu tư công cùng nhiều luật quan trọng khác để từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã h i chủ nghĩa và thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế Những văn bản quy phạm pháp luật này về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý hình thành và thúc đẩy việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đó là khẳng định nguyên tắc nền kinh tế có nhiều hình thức sở hữu, đa thành phần, nhiều hình thức phân phối; khẳng định nguyên tắc phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và vận hành thông suốt các loại thị trường; khẳng định nguyên tắc Nhà nước quản lý nền kinh tế theo các nguyên tắc của cơ chế thị trường; khẳng định nguyên tắc bảo đảm thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển kinh tế -
xã hội và bảo vệ môi trường; khẳng định nguyên tắc mở cửa, hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới
- Việt Nam đã dần hình thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế Thị trường hàng hóa, dịch vụ đã có bước phát triển và hoàn thiện về quy mô, cơ cấu hàng hóa - thị trường trong và ngoài nước, kết cấu hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế quản lý, mức độ cạnh tranh Quy mô thị trường trong nước liên tục tăng Tính chung trong hơn 15 năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của thương mại bán lẻ luôn cao từ 2 -3 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng kỳ Thị trường tài chính, tiền tệ phát triển khá mạnh và sôi động Bên cạnh kênh huy động vốn từ ngân hàng, thị trường chứng khoán đã bước đầu hình thành, góp phần đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư Đồng thời, hoạt động của thị trường bảo hiểm đã đóng góp tích cực vào việc ổn định sản xuất và đời sống dân cư, huy động vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tỷ giá đồng tiền, giá ngoại tệ, giá vàng cơ bản giữ được ổn định Thị trường bất động sản đã có bước phát triển nhất định, nhiều dự án khu nhà ở, khu đô thị mới với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội tương đối đồng bộ đã được hình thành, góp phần đô thị hóa và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước Thị trường lao động đã được hình thành trên phạm vi cả nước Nguồn cung lao động khá dồi dào và gia tăng với tốc độ
Trang 9nhanh Quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tăng từ 50,51 triệu người (cuối năm 2010) lên 53,65 triệu người (cuối năm 2013) và 53,8 triệu người (năm 2014) Thị trường khoa học - công nghệ đang hình thành và phát triển, số lượng và giá trị giao dịch công nghệ có bước tiến đáng kể trong những năm gần đây Thị trường một số loại dịch vụ công cơ bản, nhất là về y tế, giáo dục có bước phát triển mới, huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước tham gia
- Khung khổ thể chế từng bước được hoàn thiện tạo điều kiện phát huy vai trò tích cực của các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, trong tự do kinh doanh và cạnh tranh theo quy định của pháp luật: Kinh tế nhà nước, hệ thống doanh nghiệp nhà nước từng bước được cơ cấu lại, cổ phần hóa theo Luật Doanh nghiệp và đang giảm mạnh về số lượng Đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-
2015 được phê duyệt và tích cực thực hiện Cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo cơ chế thị trường được đẩy mạnh, trong đó tập trung vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước Tính đến 30-9-2014
đã thực hiện sắp xếp lại 6.883 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 4.136 doanh nghiệp Kinh tếtập thể bước đầu được đổi mới, các hình thức hợp tác kiểu mới được hình thành phù hợp hơn với cơ chế thị trường, theo nguyên tắc hợp tác cùng có lợi Kinh tế tư nhân tăng nhanh về số lượng, từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh, giải quyết việc làm, đóng góp ngày càng lớn vào GDP Kinh tế tư nhân hiện đónggóp khoảng 45,7% GDP, 86% số việc làm và 39% tổng đầu tư toàn xã hội Đầu tư tư nhân trong nước tiếp tục tăng lên Năm 2011, tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân là 340 nghìn tỷ đồng, năm 2012 là
385 nghìn tỷ đồng, năm 2013 là 410,5 nghìn tỷ đồng, năm 2014 khoảng 433 nghìn tỷ đồng và năm 2015 ước là 490 nghìn tỷ đồng Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và xuất khẩu Trong năm 2015, các nhà đầu tư nước ngoài
đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 24,1 tỷ USD tăng 10% so với 2014
- Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu Việt Nam đã thiết lập được các quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế ; tích cực xây dựng Cộng đồng kinh
tế ASEAN và hoàn thiện thị trường trong nước đầy đủ hơn theo cam kết WTO; đàm phán, ký kết và thực hiện nhiều Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương thế hệ mới Các yếu tố nền tảng cơ bản của kinh tế thị trường dần được hình thành và được nhiều nước thừa nhận Cho đến nay đã có gần
50 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường, trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam Cùng với đó, trên 90 Hiệp định thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần đã được ký kết Quan hệ hợp tác đa
phương và khu vực tích cực hơn với nhiều tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) Việt Nam hiện đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do khu vực và song phương (FTA), mới đây nhất đã ký kết FTA với Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á - Âu; đã chủ động tham gia và đưa ra nhiều đề xuất nhằm thúc đẩy đàm phán Hiệp định Ðối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Ðối tác kinh tế khu vực toàn diện (RCEP); đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTAs) với Liên minh châu Âu (EU), Việc tham gia ký kết và đàm phán tham gia các hiệp định FTA có tác động tích cực tới phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, phát triển nông nghiệp, nông thôn, giải quyết lao động, tạo công ăn việc làm, nâng cao tiền lương và thu nhập Việc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và đa dạng đã tác động tích cực
Trang 10đến sự phát triển kinh tế nước ta Thị trường xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng đến 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011-2013 tăng bình quân 22,58%/năm Môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu Hiện nay, Việt Nam đã tham gia vào ba chuỗi giá trị có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu đó là: Chuỗi giá trị lương thực và an ninh lương thực; chuỗi giá trị năng lượng và an ninh năng lượng (dầu mỏ, khí, than) và chuỗi giá trị hàng dệt may và da giầy Một số sản phẩm của Việt Nam đã xác lập được thương hiệu và có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cơ bản gắn kết hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường An sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, đặc biệt là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm(2), phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có công với nước, trợ giúp xã hội, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân, tạo điều kiện để người dân được tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ về văn hóa, y tế và giáo dục Trong bối cảnh ngân sách nhà nước giảm do suy giảm kinh tế, chi ngân sách nhà nước cho an sinh xã hội vẫn tăng qua các năm Trong giai đoạn 2006-2010, kinhphí ngân sách nhà nước chi cho công tác an sinh xã hội khoảng 471.000 tỷ đồng, đạt 20,1% tổng chi ngân sách nhà nước Đến giai đoạn 2011-2013, kinh phí ngân sách nhà nước chi cho công tác an sinh xã hội ướcđạt 913.400 tỷ đồng, chiếm khoảng 34,1% tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 1,7 lần so với giai đoạn 2006-2010 Chỉ số phát triển con người (HDI) của Vi t Nam được tăng dần, ệt Nam được tăng dần, năm 2014, Việt Nam được xếpthứ 116/188 nước, tức là ở thứ hạng trên của nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, đã xây dựng được cơ sở vật chất -
kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra môi trường thu hút nguồn lực xã hội cho phát triển Diện mạo đất nước có nhiều thay đổi, kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên (đạt ngưỡng thu nhập trung bình thấp), đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; đồng thời tạo ra nhu cầu và động lực phát triển cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân đã thực sự trở thành lực lượng quan trọng để thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và được xếp vào nhóm tăng trưởng cao trên thế giới Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, tổng sản phẩm quốc nội đến năm 2014 đã đạt khoảng 184 tỷ USD Từ năm 2008, với mức GDP bình quân đầu người đạt 1.047 USD (giá thực tế), Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, để gia nhập nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp Tỷ lệ tăng trưởng bình quân 4 năm 2011-2014 đạt 5,82%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của các nước ASEAN cùng thời kỳ GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.517 USD, năm 2012 là 1.749 USD, năm 2013 là 1.908 USD, năm 2014 đạt 2.028 USD, năm 2015 đạt 2109 USD Lạm phát được kiểm soát, tỷ lệ lạm phát
đã giảm mạnh từ mức 18,13% (năm 2011) xuống 6,81% (năm 2012), còn 6,04% vào năm 2013 và chỉ còn khoảng 3% năm 2014, năm 2015 thấp kỉ lục với 0.63%
Trang 11- Chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, tình trạng văn bản hướng dẫn thi hành mâu thuẫn với văn bản luật chưa được khắc phục triệt để.
- Tính cụ thể, minh bạch và dự báo trước của nhiều luật còn thấp
- Hiệu lực thi hành của một số văn bản pháp luật chưa cao, như luật cạnh tranh, luật đất đai,… Chưa quy định rõ quyền sở hữu, quyền tự do kinh doanh, thể chế hóa các hoạt động giao dịch, chống độc quyền, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo hiểm và an sinh xã hội
- Quy trình xây dựng văn bản pháp luật còn thiếu dân chủ, cứng nhắc, cách phân công cho các bộ, ngành soạn thảo văn bản pháp luật dễ dẫn đến tình trạng bảo vệ lợi ích cục bộ của bộ, ngành
* Về chủ thể kinh tế:
- Quan điểm đối với các chủ thể kinh doanh chưa có sự nhất quán và rõ ràng giữa chính sách và thực thi Chẳng hạn pháp luật quy định mọi doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau đều bình đẳng, nhưng trong thực tế, các doanh nghiệp tư nhân gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn và thị trường
- Có sự khác biệt giữa nhận thức và phân định vai trò của các chủ thể kinh tế với vai trò thực sự của chủ thể kinh tế ấy trong nền kinh tế thị trường ở nước ta
+ Các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, nhưng hoạt động kém hiệu quả Các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ 75% giá trị tài sản quốc gia, 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 60% lượng vốn tín dụng ngân hàng trong nước, hơn 70% tổng vốn vay nước ngoài, nhưng hiệu quả kinh doanh thấp chưa đến 40% doanh nghiệp nhà nước có mức lãi bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vaycủa ngân hàng thương mại, thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ đạt 8000 tỉ đồng trong tổng số 87000
tỉ đồng nộp ngân sách nhà nước năm 2003
+ Hoạt động của khu vực DN tư nhân trong nước còn chưa được cải thiện đáng kể Gần 70% DN kinh doanh không có lãi và mặc dù kinh tế tư nhân trong nước đã đóng góp 50% GDP nhưng riêngkhu vực kinh tế cá thể đã đóng góp trên 33% GDP Trong số các DN tư nhân đang hoạt động thì
DN lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%, DN vừa chiếm 2%, còn lại 96% là DN nhỏ và siêu nhỏ Quy mô nhỏ, quản trị yếu kém, công nghệ thấp, khó tiếp cận nguồn vốn, sức cạnh tranh không cao đang
là thực trạng phổ biến của các DN tư nhân trong nước
Trang 12+ Sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới chưa được cải thiện đáng kể, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO vẫn còn thấp, độ ổn định chưa cao Đa số các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ, thị phần hạn hẹp, tiềm lực khoa học -công nghệ yếu, chưa có thương hiệu nổi tiếng; sản xuất hàng xuất khẩu chủ yếu làm gia công, nênphụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào; chất lượng nhân lực của doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ người lao động qua đào tạo thấp…
* Về cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường:
- Vận dụng chưa đồng bộ các công cụ quản lý và điều tiết thị trường
- Năng lực của bộ máy quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu quản lý hiệu quả nền kinh tế thị trường, thiếu tính chuyên nghiệp và sự tận tâm phục vụ doanh nghiệp
- Thị trường đầu tư: Chúng ta có thể giải thích rằng sở dĩ các doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn trong nước bởi vì: chính phủ Việt Nam đang đưa ra nhiều chính sách vi mô và vĩ mô để kiểm soát tiền tệ sau một thời gian cho phép vay vốn và đầu tư thoải mái vào các lĩnh vực phi sản xuất mà ở đây đình đám nhất là các bất động sản dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung bất động sản làm tình tăng tình trạng nợ xấu của các ngân hàng
+ Tình hình ngân hàng huy động ồ ạt như hiện nay nhưng đồng thời lại hạn chế giải ngân cung cấp nguồn vốn cho ngành kinh tế sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về sau như lợi nhuận của ngân hang sụt giảm, các doanh nghiệp phải tiếp cận các nguồn vốn “chợ đen” với lãi suất không tốt
- Thị trường bất động sản:
+ Đợt sốt giá gần đây nhất là năm 2007 và đầu 2008 Giá nhà đất tăng mạnh bởi tâm lý kỳ vọng sự bùng nổ của nền kinh tế sau khi Việt Nam gia nhập WTO Ngoài ra, đợt sốt này còn do dòng vốn nước ngoài đổ vào nhiều và chính sách tiền tệ trong giai đoạn này quá dễ dãi Tín dụng trong giai đoạn này cũng tăng trưởng rất mạnh khiến cho dòng tiền đổ mạnh vào bất động sản
+ Cơn sốt này đã kéo theo một loạt doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực khác nhau lao vào kinh doanh bất động sản, còn các nhà đầu cơ thì tìm mọi cách để mua nhà đất vì siêu lợi nhuận Tuy nhiên, ngay sau đó nền kinh tế và đặc biệt là thị trường bất động sản đã phải trả giá:
ₒ Thừa hàng chục nghìn căn nhà