1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHIẾN THUẬT PHÂN CHIA THỜI GIAN KHI LÀM BÀI THI THPT QUỐC GIA

3 427 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 47 KB

Nội dung

Trong quá trình làm bài thi để có thể “năng nhặt chặt bị” từng 0,25 điểm, ngoài việc tập trung làm bài một cách cẩn thận nhất, thí sinh cũng cần có sự phân bố thời gian thật hợp lý. Chiến thuật phân bố thời gian tốt nhất là câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không nên mất quá nhiều thời gian cho một câu đặc biệt là những câu khó dẫn đến việc không còn thời gian để hoàn thành những câu còn lại. Dưới đây là những gợi ý cụ thể cho từng môn thi như sau:

Trang 1

CHIẾN THUẬT PHÂN CHIA THỜI GIAN KHI LÀM BÀI THI THPT QUỐC GIA

Trong quá trình làm bài thi để có thể “năng nhặt chặt bị” từng 0,25 điểm, ngoài việc tập

trung làm bài một cách cẩn thận nhất, thí sinh cũng cần có sự phân bố thời gian thật hợp lý Chiến thuật phân bố thời gian tốt nhất là câu dễ làm trước, câu khó làm sau, không nên mất quá nhiều thời gian cho một câu đặc biệt là những câu khó dẫn đến việc không còn thời gian

để hoàn thành những câu còn lại Dưới đây là những gợi ý cụ thể cho từng môn thi như sau:

1 Môn Toán

Đề thi THPT Quốc gia môn Toán thường có 9 hoặc 10 câu Như vậy, trung bình mỗi ý, thí sinh có thời gian tối đa là 18 phút để hoàn thành

Dựa vào đề thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2015, thí sinh có thể phân bố thời gian cho từng câu, từng ý như sau:

Tổng cộng: 180 phút

2 Môn Vật lý

Cấu trúc đề thi năm 2016 về cơ bản vẫn giống đề thi năm 2015 với 50 câu hỏi trong khoảng thời gian là 60 phút Trong quá trình làm bài thí sinh có thể phân bố thời gian như sau:

Trang 2

 5 phút cuối: học sinh hoàn thành các câu còn lại, trong trường hợp không tìm được câu trả lời nên dùng phương pháp phỏng đoán

Lưu ý: Câu nào quá 3 phút chưa giải quyết được phải chuyển ngay sang câu khác Sau đó

khi chỉ còn 5 phút cuối, câu nào chưa tìm được đáp án, thí sinh cũng phải dùng phương pháp loại trừ để tìm được câu trả lời hợp lý nhất và nhanh nhất

3 Môn Ngữ văn

Đối với đề thi môn Ngữ văn, phần I (Đọc hiểu) 3 điểm, phần II (Làm văn) 7 điểm, trong đó Câu 1 phần văn nghị luận xã hội: 3 điểm, Câu 2 phần nghị luận văn học: 4 điểm Tổng thời gian làm bài là 180 phút Để có thể hoàn thành tốt nhất bài thi, thí sinh nên:

Phần 1: Đọc hiểu dành từ 30 – 40 phút

Phần 2: Làm văn:

Lưu ý: Phần mở bài và kết bài cố gắng viết trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể bởi

trong thực tế, nhiều thí sinh thường ngồi “cắn” bút đến 15 – 20 phút mới viết xong phần mở bài Để làm được điều này, thí sinh nên luyện tập thật nhiều để có thể viết được phần mở bài và kết bài trong khoảng thời gian từ 5 – 7 phút và có thể dành thời gian triển khai các ý trong bài một cách sâu sắc và đầy đủ nhất

Đồng thời dành khoảng 5 phút cuối cùng của 180 phút làm bài thi, để đọc lại bài làm, rà soát các lỗi sai, nhất là lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp…

4 Môn Tiếng Anh

Khi được phát đề, giám thị sẽ cho thí sinh khoảng 5 phút để kiểm tra đề Hãy tranh thủ thời gian này để lướt nhanh nhất có thể toàn bộ đề thi Phân bố thời gian hợp lý thật hợp lý và phải hoàn thành tất cả các đáp án có thể trước khoảng 5 – 10 phút và dành khoảng thời gian cuối cùng đó để hoàn thành nốt những câu trắc nghiệm mà thí sinh không làm được bằng phương pháp loại trừ hoặc đánh “lụi” nhằm tăng cơ hội đạt điểm Thí sinh có thể phân bố như sau:

Trong vòng 90 phút, thí sinh phải hoàn thành 64 câu trắc nghiệm, 5 câu viết lại và một bài

tự luận Với 69 câu gồm 64 câu trắc nghiệm và 5 câu viết lại câu, thí sinh có khoảng một phút cho mỗi câu và khoảng 20 phút còn lại để viết bài tự luận Thí sinh không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi Câu nào quá khó sẽ để lại cuối cùng và dùng kỹ năng đoán

5 Môn Hóa học

Các dạng bài toán trong đề thi môn Hóa gồm:

Trang 3

 Bài toán cơ suy luận (khoảng 50%)

Đối với những câu lý thuyết, thí sinh chỉ nên dành khoảng 1 phút/1 câu hỏi, còn đối với các dạng bài cần sự tính toán và suy luận không nên dành quá 2 phút/1 câu hỏi Cũng có một số bài toán có thể dùng các công thức tính nhanh Thí sinh có thể dùng các công thức đó để tiết kiệm thời gian

6 Môn Lịch sử

Đối với môn Lịch sử, yếu tố quan trọng nhất là nhận diện vấn đề và trả lời đúng trọng tâm Với đề thi gồm nhiều câu hỏi như hiện nay, thí sinh nên phân bố thời gian thật hợp lý Cách

sử dụng hợp lý quỹ thời gian này có thể theo phương án sau:

dung

7 Môn Địa lý

Đề thi THPT Quốc gia môn Địa lý thường gồm 4 câu hỏi lớn trong đó có khoảng 8 ý nhỏ Thí sinh cần làm đều cả 4 câu, không thiên lệch câu nào Việc phân bố thời gian chủ yếu

dựa vào số điểm từng câu Tuy nhiên hãy luôn luôn áp dụng nguyên tắc “dễ trước, khó sau”

để lấy được điểm các phần mình chắc ăn Tránh tình trạng phân bố thời gian không hợp lý, dành quá nhiều thời gian cho một câu, trong khi không đủ thời gian làm những câu còn lại, phải làm sơ sài, bỏ ý, bỏ câu, mất số điểm lớn

Đồng thời nên dành khoảng 3 - 5 phút đầu để đọc đề và xác định mức độ khó dễ của từng câu hỏi cũng như dành 10 phút cuối cho việc kiểm tra lại phần làm của mình

Ngày đăng: 15/05/2016, 11:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w