1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đặc sắc nghệ thuật trong sáng tcas xuân diệu sau năm 1945

26 418 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 122,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC A.Giới thiệu chungChương I:Xuân diệu và tập thơ “Riêng chung” 1.Giới thiệu chung 2.Đặc điểm cái tôi Xuân Diệu sau năm 1945 trong “Riêng chung” 2.1.Cái tôi hòa chung vào cái ta c

Trang 1

MỤC LỤC A.Giới thiệu chung

Chương I:Xuân diệu và tập thơ “Riêng chung”

1.Giới thiệu chung

2.Đặc điểm cái tôi Xuân Diệu sau năm 1945 trong “Riêng chung”

2.1.Cái tôi hòa chung vào cái ta cộng đồng

2.2.Cái tôi hoài niệm mười lăm năm ân tình của Đảng

Trang 2

2.3.Cái tôi ca ngợi quê hương đất nước,vui niềm vui đất nước phát triển

2.4.Cái tôi trăn trở với những vấn đề thời sự

2.4.Một nỗi niềm riêng

Chương III:Sự thay đổi ý thức sáng tác giữa hai giai đoạn

trước và sau 1945

1.Giai đoạn trước 1945

2.Giai đọan sau 1945

C.Kết luận

Trang 3

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XUÂN DIỆU SAU NĂM

1945 QUA TẬP THƠ RIÊNG CHUNG

Chương I:Xuân Diệu và tập thơ “Riêng chung”

1 Xuân Diệu

1.1 Cuộc đời

Nhà thơ Xuân Diệu tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, quê ở làng Trảo Nha,

xã Đại Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, sinh tại quê mẹ ( bà Nguyễn Thị Hiệp ) ở Vạn Gò Bồi, xã Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định vào ngày

Trang 4

1933, ông sáng tác bài thơ đầu tay "Bài thơ tuổi nhỏ", sau này được in vào tậpThơ Thơ.

1934, ông đỗ bằng Thành chung tại Qui Nhơn

1935 - 1936, Xuân Diệu ra học tú tài phần thứ nhất tại trường Trung học Bảo hộ

Tháng 12 năm 1938 xuất bản tập thơ đầu Thơ Thơ với tựa của Thế Lữ và trìnhbày mỹ thuật của Lương Xuân Nhị

1939, cùng với Huy Cận tự tái bản Thơ Thơ và cho xuất bản truyện ngắn "Phấnthông vàng"

Đầu 1940, ông thi đậu vào nghành tham tá thương chính và được bổ nhiệm vào

sở Đoan Mỹ Tho

1943, Xuân Diệu thôi việc ở Mỹ Tho, ra Hà Nội sống với Huy Cận, tham giaViệt Minh bí mật cùng với Huy Cận

Trang 5

Tháng 2 năm 1945, ông làm cuộc diễn thuyết đầu tiên về đề tài "Sinh viên vớiquốc văn" do Tổng hội sinh viên Việt Nam tổ chức Về sau được xuất bản vớitên đề mở rộng : Thanh niên với quốc văn.

Cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu tham gia Tổng khởi nghĩa cướp chínhquyền tại Hà Nội Ông hăng hái tham gia các hoạt động lên án bọn Việt cách,Việt quốc chống phá chính quyền cách mạng, và làm nhiều bài thơ đả kích mạnh

mẽ bọn này

1946, Xuân Diệu được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I Tháng 5 năm 1946,một phái đoàn quốc hội Việt Nam do đồng chí Phạm Văn Đồng làm trưởng đoànsang Pháp; Xuân Diệu tham dự với tư cách là đại biểu các nhà báo Sau chuyến

đi này, Xuân Diệu đã đăng trên báo Cứu quốc thiên phóng sự "Từ trường bayđến trường bay" và cho xuất bản tập"Việt Nam nghìn dặm", viết về đời sống vàcuộc đấu tranh của Việt kiều, lính chiến và lính thợ tại Pháp từ 1940 - 1946

Kháng chiến toàn quốc, Xuân Diệu ở suốt chín năm trong các chiến khu tại ViệtBắc Ông đã đi theo Đài tiếng nói Việt Nam năm 1947 và phụ trách mỗi tuần nóimột "câu chuyện văn hóa" ở đài, về sau tập hợp in thành tập "Việt Nam trở dạ"

1948, Xuân Diệu được bầu là Ủy viên Ban Chấp Hành Hội Văn nghệ Việt Nam.Tham gia Ban biên tập tạp chí văn nghệ cơ quan của hội

1949, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Huy Tưởng vàNguyễn Đình Thi giới thiệu Xuân Diệu còn tham gia các đợt phát động quầnchúng giảm tô và cải cách ruộng đất ở Nghệ An và Thanh Hóa Sau đó xuất bảntập thơ về đề tài này

Trang 6

Sau hiệp định Giơnevơ 1954, từ chiến khu trở về Hà Nội, Xuân Diệu lạivào cuộc chiến đấu mới, một phần quan trọng trong các tập thơ anh là đề tài đấutranh thông nhất, chống Mỹ-ngụy, và chuyên đề này chiếm toàn bộ tập "Mũi CàMau"(1962) Khi nhóm Nhân văn - Giai phẩm đi theo đường lối chống Đảng,chống chủ nghĩa xã hội trong văn nghệ, Xuân Diệu đã viết một loạt bài tiểu luậnứng chiến, in thành tập "Những bước đường tư tưởng của tôi"(1958).

Năm 1958, ông là diễn giả trong lễ kỷ niệm 138 năm ngày mất của Nguyễn Du,

và đây cũng là thời điểm của một loạt công trình nghiên cứu của Xuân Diệu vềcác nhà thơ lớn truyền thống của dân tộc

1961, xuất bản tập tiểu luận kinh nghiệm sáng tác "Trò chuyện với các bạn làmthơ trẻ"

1975, Xuân Diệu trở lại miền Nam ngay sau khi đất nước hoàn toàn được giảiphóng Thăm lại quê má Bình Định, Sài Gòn, Mỹ Tho, Cà Mau, sau hơn bamươi năm xa cách

1980, ông dự và phát biểu tại Hội nghị các nhà văn thế giới bảo vệ hòa bình lầnthứ hai ở Xôphia

1981, Xuân Diệu được mời sang Pháp nói chuyện về thơ Việt Nam tại cáctrường đại học Pari VII, Nixo, Xoooscbon

1982, dự lễ mừng thọ của nhà thơ dân tộc Cuba Nicolai Ghiden bẩy mươi tuổi tại

La Havana, dịch và giới thiệu tập thơ "Nicolai Ghiden"

Trang 7

1983, Xuân Diệu được Viện Hàn lâm nghệ thuật cộng hòa dân chủ Đức bầu làmViện sĩ thông tấn.

1985, ông tham gia đoàn đại biểu Việt Nam tại Liên Xô

Xuân Diệu từ trần lúc 19 giờ 45 phút ngày 18 tháng 12 năm 1985 sau mộtcơn đau tim đột ngột tại Hà Nội Ông được Hội đồng nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt nam tặng Huân chương độc lập hạng Nhất, an táng tại nghĩa trangVăn Điển, nay đã cải táng về nghĩa trang Mai Dịch

I.1.2 Sự nghiệp

Con đường sáng tạo của Xuân Diệu phát triển trên suốt hơn nửa thế kỷ Ông

là một tác gia lớn trong văn học Việt Nam thời kỳ hiện đại với một phong cách riêng đặc sắc Thi sĩ họ Ngô có đóng góp và có thành tựu lớn ở cả hai thời kỳtrước và sau Cách mạng tháng Tám 1945 Xuân Diệu đã để lại một khối lượngtác phẩm đồ sộ, có giá trị lâu dài về nhiều thể loại : thơ, văn xuôi, nghiên cứuphê bình, dịch thuật, Với cây bút tài năng này, ở thể loại nào ông cũng đạtđược những thành tựu, in đậm dấu ấn riêng

Tác phẩm chính đã xuât bản:

Thơ : Thơ Thơ (1938, tái bản nhiều lần); Gửi hương cho gió (1945, tái bảnnhiều lần); Ngọn Quốc kỳ (1945); Hội nghị non sông (1946); Dưới sao vàng(1949); Mẹ con (1954); Ngôi sao (1954); Riêng chung (1960); Mũi Cà Mau -Cầm tay (1962); Một khối hồng (1964); Hai đợt sóng (1967); Tôi giầu đôi mắt(1970); Hồn tôi đôi cánh (1976); Thanh ca (1982); Một chùm thơ (tuyển,Pari,1983); Tuyển tập Xuân Diệu, tập I (1983)

Trang 8

Văn xuôi : Phấn thông vàng (1939); Trường ca (1945); Miền Nam nước Việt(1945); Việt Nam nghìn dặm (1946); Việt Nam trở dạ (1948); Ký sự thăm nướcHung (1956); Triều lên (1958);

Tiểu luận phê bình : Thanh niên với quốc văn (1945); Những bước đường

tư tưởng của tôi (1958); Dao có mài mới sắc (1963); Và cây đời mãi mãi xanhtươi (1971); Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (1978); Các nhà thơ cổđiển Việt Nam (2 tập, 1981-1982); Công việc làm thơ (1984);

Dịch : Thi hào Nadim Hitmet (1962); Vây giữa tình yêu (1968); ThơNicolai Ghiden (1982); Những nhà thơ Bungari (1985);

2.Tập thơ Riêng chung

Tập thơ được sáng tác vào giai đoạn năm 1960,xuất bản năm 1962.Tập thơ đãđánh dấu một sự chuyển đổi ý thức tích cực của tác giả,hòa mình vào chung vớidòng Cách mạng.Nhan đề “Riêng chung” cũng đã thể hiện phần nào ý tứ nộidung của tập thơ.Xuyên suốt tập thơ này là trái tim yêu nước,yêu Đảng,niềm tinyêu cuộc sống mới,ca ngợi Đảng,ca ngợi thành quả Cách mạng và khoa học kĩthuật

Chương II:Đặc điểm cái tôi Xuân Diệu sau năm 1945

1.Giơí thiệu chung:

Ta đã từng nghe Hoài Thanh nhận định trong “Thi nhân Việt Nam”:”Mộthồn thơ rộng mở như Thế Lữ;mơ màng như Lưu Trọng Lư;hùng tráng như HuyThông;trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp;ảo não như Huy Cận;quê mùa như

Trang 9

Nguyễn Bính;kì dị như Hàn Mặc Tử,Chế Lan Viên;thiết tha,rạo rực,băn khoănnhư Xuân Diệu”

Và,trong số các nhà thơ hiện đại tên tuổi đó, Xuân Diệu là một tác giả tiêu biểu,từng được vinh danh là ông Hoàng thơ tình Đến với thơ ông, bạn đọc sẽ cảmnhận được một trái tim yêu đời, khao khát hạnh phúc và thiết tha giao cảm đầy si

mê và lôi cuốn:

Thơ tôi đó, gió lùa đem tỏa khắp

Và lòng tôi mời mọc bạn chia nhau

(Lời thơ vào tập gửi hương)

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

Ta muốn thâu trong một trong một cái hôn nhiều

(Vội vàng)

Trải qua nhiều chặng đường sáng tác thơ ca, cái tôi trữ tình của thơ XuânDiệu biểu hiện hết sức phong phú Vậy, đặc điểm nổi bật của cái tôi trữ ởsáng tác của ông hoàng thơ tình sau năm 1945 như thế nào và có nhữnghình thức biểu hiện ra sao?Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua tập thơ “Riêngchung”

2 Đặc điểm cái tôi trữ tình trong thơ Xuân Diệu sau năm

1945 qua tập thơ “Riêng chung”

Tập thơ riêng chung là một trập thơ nổi tiếng của Xuân Diệu sau năm1945,được xuất bản năm 1962,để những sự thay đổi rất đáng khích lệ qua mộtchặng đường sáng tác dài gắn với lịch sử.Vâng,qua thời gian,tất cả sẽ thích nghi

Trang 10

được với môi trường mới,không gian mới.Nói vậy,không phải nhà thơ đã hoàntoàn lột bỏ cái khả năng thiên phú về thơ tình của mình,mà là sự thay đổi hìnhthức,vẫn giữ lại cái vị ngọt ngào,tha thiết,lãng mạn nhưng cũng đề cập đếnnhững vấn đề thiết thực với cuộc sống hơn.Và,chúng ta sẽ cùng nhau khám phá

để thấy rõ được Xuân Diệu đã thay đổi cái nhìn của mình thế nào trong quá trìnhsáng tác

II.2.1 Cái tôi hòa chung vào cái ta cộng đồng

“Từ chân trời của một người đến chân trời của tất cả”(Pôn Eluya), hành

trình như thế là con đường của nhiều tác giả thơ Mới sau cách mạng tháng

Tám Nhà thơ Xuân Diệu qua sáng tác của mình đã bộc lộ cái thiết tha, khát khao

có mặt ở mọi sự kiện của xã hội, mặc dù vấn đề riêng –chung cũng là trăn trởcủa tác giả ở bước ngoặt 1945:

-Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi

Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu

Tôi sống với cuộc đời chiến đấu

Của triệu người yêu dấu gian lao.

-Lòng sướng vui như muốn vỡ òa chan hòa nước mắt.

Trước cách mạng, lòng yêu đời qua tình yêu lứa đôi, yêu thiên nhiên thì sau

1945 tình yêu cụ thể hơn, yêu đất nước, cuộc sống, con người Cái tôi trữ tình

yêu đời lúc này xuất phát từ cái tôi công dân có tình yêu mặn nồng với đất

nước.Không còn xa cách,không còn ôm mình trong vỏ ốc của thơ tình,ông đãgắn cuộc đời mình với nhân dân,với đất nước,để thưởng thức,để cảm thụ cái tìnhcảm sâu sắc,thiêng liêng:

Tôi phải về nghe dự nhạc đoàn viên

Nhân loại mới nói cười như trẻ nhỏ.

(Trở về)

Trang 11

Trời ơi quần chúng hóa tình nhân

(Mê quần chúng)

Xuân Diệu đến với quần chúng từ những ngày đầu cách mạng và cảm thấy chấtthơ phải được khơi nguồn từ cuộc đời mới Đó là cái tôi của một nhà thơ – chiến

sĩ sau cách mạng tháng Tám, cái tôi của lòng tin yêu xuất phát từ cách nhìn

cuộc sống thân thiện, mến yêu:

Có một suối thơ chảy từ gần gũi

Ra xa xôi và lại đến gần quanh

Một suối thơ lá ngọt với hoa lành

Nói trong xóm và giỡn cười dưới phố

(Nguồn thơ mới) Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non

Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo

Hãy để cho bà nói má thơm của cháu

Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu

(Đôi mắt xanh non)

Cái tôi cá nhân giờ đây đã hòa chung với cái ta làm một,không còn khoảng cáchnào nữa.Hầu hết các bài thơ trong tập thơ này đều thể hiện tinh thần ấy.Gắn với

kỉ niệm thì cũng gắn với nhân dân,với Đảng.Ca ngợi thì cũng ca ngợi nhândân,ca ngợi Đảng.Yêu thương thì cũng yêu thương nhân dân,yêu thươngĐảng….Tất cả đều gằn với vận mệnh chung của dân tộc

II.2.2.Cái tôi hoài niệm mười lăm năm ân tình của Đảng

Trong những năm tháng chiến đấu và gắn bó với đất nước,Xuân Diệu đã hòa cáitôi với quần chúng nhân dân,cảm thông,thấu hiểu,chia sẻ.Và,cũng có không ítnhững kỉ niệm Ông gắn bó với Đảng,với chế độ một cách chân thành.Mười lămnăm ân tình của Đảng ,biết bao hạnh phúc,khổ đau,hi sinh,mất mác … Tất cảcùng đọng lại trong những vần thơ tha thiết,dạt dào

Không phải chuyện đời xưa, mà chuyện đời nay,

Có một người chất vạn gánh trên vai, Vạn gánh đầy tràn, gánh to, gánh nhỏ,

Trang 12

Gánh như núi, gánh dồn như thác đổ Trên đôi vai Người ấy gánh, và đi!

(Gánh)

Vượt qua biết bao gian truân,sóng gió,trong lòng ông vẫn chứa chan niềm tin yêu

và hi vọng Nhưng người gánh to,gánh nhỏ ấy là ai?Ai có đủ khả năng và sức mạnh để đảm đương điều đó?Chính là Đảng.Xuân Diệu đã ca ngợi Đảng như một người mẹ hiền ôm ấp,che chở đàn con nhỏ,Đảng đã đưa đất nước đi đến vinh quang,gánh một mình đôi bờ vai nặng trĩu nhưng vẫn đấy khí thế,hiên ngang và bất khuất.Chính vì vậy,nhà thơ đã gắng cuộc đời mình với Đảng,với nhân dân để hòa chung nhịp đập,như người vợ chung thủy với tình yêu,một cách làm thơ tình duyên dáng và mới lạ:

Em lấy anh từ ngày hăm nhăm tuổi, Đến bây giờ em đã bốn mươi,

Anh trả cho em trời đất để làm người

Anh trả cho em Tổ quốc và sông núi

Mười lăm năm anh cho em gần gụi Người, những con người,

Tay, những bàn tay

Vĩ đại, bình thường, tinh khéo, thơ ngây

Mười lăm năm ăn hạt gạo của anh, Uống ngụm nước,

Ăn ngọn rau, Thấm nghĩa nặng tình!

Hạt gạo của những người thắt bụng, Quả trứng của những người mặt hãy còn xanh

Đĩa đèn dầu dọc, anh thắp soi trang;

Trang sách giấy thô, đọc vào: sán lạn!

Tấm áo đắp ôm, tấm chăn bầu bạn;

Em ngã anh nâng, đau ốm có anh

Trang 13

Ở với anh hai thứ tóc đã chen, Anh đã vào trong em như ánh sáng

Anh đã hoá như đêm ngày, mưa nắng, Như khí trời em thở, nước lớn em bơi

Em mặc anh như tấm áo rạng ngời, Kiêu hãnh chói con ngươi em sáng rực!

Mười lăm năm là sách vàng em đọc, Mười lăm năm là tràng ngọc em đeo

Trong tâm hồn em, anh mãi mãi buông neo;

Nghe tiếng nói anh, thấy lòng vui reo bát ngát;

Đẻ với anh những đứa con tinh thần, biết ca biết hát

Vâng,quả thật là ông Hoàng thơ tình,tình yêu của ông với Đảng,với nhân thắm thiết mặn nồng như tình chồng vợ son sắt không phai.Cái tình ấy như một thứ tình riêng nhưng lại thể hiện trong một cái tình yêu chung sâu sắc,đậm đà.Chính cái tình đố đã giúp cho ông có một cái nhìn trẻ trung,sâu sắc với đời.Và,ông tình nguyện gắn mình mãi với quê hương đất nước,với những gì tươi đẹp hôm nay

Mười lăm năm qua, Chứ ba mươi năm nữa, Muôn đời, muôn thuở,

Có bao giờ em sống xa anh!

(Mười lăm năm)

Ở nơi đâu,Đảng cũng soi sáng,Đảng cũng dẫn đường.Đối với nhà thơ,Đảng cao quí,tôn nghiêm,chân tình,thân thiện.Tất cả đều hòa vào nhau làm một,Đảng và nhân dân như hình với bóng Với nghệ thuật lặp ngữ pháp,bài thơ “Lý

tưởng”như một khúc ca ca ngợi Đảng”Nơi ấy Đảng cùng ta đi tới”.Nơi ấy-bất

chấp nơi nào Đảng cũng cùng “ta” đi tới.Dù đường đi có vất vả gian nan thế nào,có chông gai,sóng gió thì Đảng và “ta” vẫn mãi cùng đi,đi tới mãi để đến vớihòa bình,tự do,đến với nơi ươm mầm sống tương lai tốt đẹp.Cái ta ở đây nghe như là cái tôi tác giả nhưng đó cũng chính là cái ta đồng bào.Cách dùng từ đa nghĩa cũng đã tạo nên một sự hoà quyện độc đáo:

Có một nguồn trong hơn thuỷ tinh Soi mình lại thấy cả muôn mình

Trang 14

Nơi ấy, Đảng cùng ta đi tới

Có một trời ai cũng thấy xanh, Bốn xuân no ấm mãi hoà bình Nơi ấy, Đảng cùng ta đi tới

Nơi ấy, Đảng cùng ta đi tới,

Dù đã sáng hay còn đêm tối,

Dù mình ta một nửa còn đau,

Dù thời gian nơi chậm, nơi mau

Nơi ấy, Đảng cùng ta đi tới,

Cả trái đất là ngôi nhà mới Cơm tràn trề, bánh chín phây phây, Nồi Thạch Sanh ăn mãi còn đầy.

(Lý tưởng)

Bài thơ “Lệ” lại là một dòng tâm sự chứa chan cảm xúc.Nó như một trang nhật

kí khái quát cả cuộc đời nhà thơ từ thưở nhỏ.Những câu thơ đầu là dòng tâm trạng đau thương khi chứng kiến cảnh đất nước nhà tan,tràn ngập tội ác của quânthù với giọng thơ đầy đả kích.Có thể thấy trước đây Xuân Diệu làm thơ luôn nhẹnhàng,tha thiết,ca ngợi,tràn ngập tình yêu.Nhưng bài thơ này lại thấm đẫm hương vị chua xót,đả kích và căm thù.Vì sao lại có sự thay đổi lớn như vậy?Bởi cái tôi của tác giả giờ đây đã hòa làm một vào cái ta chung của cộng đồng,gắn bó,sống chết có nhau,đầy ắp chia sẻ và yêu thương:

Trăm ngàn kiếp lệ cuốn theo sông, Biển chứa long lanh sóng vạn trùng!

Trái đất - ba phần tư nước mắt

Đi như giọt lệ giữa không trung

Máu của linh hồn là nước mắt Còn rơi biết đến lúc nào thôi?

Cách miêu tả thật ấn tượng nhưng quả thật đã đánh thức trái tim độc giả.Trái đất

đã chiếm ba phần tư là nước mắt,trái đất ấy là một giọt lệ giữa không trung,bao trùm toàn bộ nỗi đau khổ của con người.Hình ảnh ấy chân thực và hết sức sinh

Ngày đăng: 14/05/2016, 20:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w