Cơ chế gây táo bón Thức ăn sau khi được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non, tối đại tràng phần lớn nước được hấp thu lại, phân đóng thành khuôn sẽ đi xuống đại tràng sigma, được tích ở đó..
Trang 1TÁO BÓN
GV: BS CKI NGUYỄN THỊ THU SEN
Trang 2MỤC TIÊU
1 Trình bày được định nghĩa táo bón
2 Trình bày được nguyên nhân táo bón
3 Trình bày được triệu chứng táo bón
4 Trình bày được cách điều trị
Trang 3Định nghĩa
Táo bón là sự chậm vận chuyển phân, thể hiện bằng > 3 ngày mới đi ngoài 1 lần, phân khô hoặc cứng lổn nhổn, lượng phân ít (< 35 g/ngày).
Bình thường số lần đi ngoài từ một đến hai lần trong một ngày, phân mềm đóng thành khuôn, lượng phân từ 200 g đến
400 g.
Trang 4Cơ chế gây táo bón
Thức ăn sau khi được tiêu hóa và hấp thu ở ruột non, tối đại tràng phần lớn nước được hấp thu lại, phân đóng thành khuôn sẽ đi xuống đại tràng sigma, được tích ở đó Khi lượng phân nhiều đến một mức nào đó sẽ đi xuống trực tràng và kích thích niêm mạc trực tràng gây phản xạ mót rặn: co cơ nâng hậu môn, mở cơ vòng hậu môn, đại tràng co bóp mạnh, đồng thời
cơ hoành và các cơ thành bụng co lại làm tăng
áp lực trong ổ bụng
Tất cả dẫn đến hiện tượng tống phân ra ngoài.
Trang 5Cơ chế gây táo bón
Táo bón được gây ra bởi cơ chế sau:
- Rối loạn vận động ở đại tràng: đại tràng có nhiệm vạ đẩy phân từ trên xuống, nếu nhu động của đại tràng giảm hoặc bị cản trở bơi một khôi u đều giữ phân lâu ỏ đại tràng gây táo bón.
- Rối loạn vận động ỏ trực tràng và hậu môn: giảm vận động ở trực tràng và tăng
vận động ở hậu môn.
Trang 6Nguyên nhân
Táo bón chức năng: bệnh toàn thân, do thuốc,
do phản xạ, do chế độ ăn uống, do nghề nghiệp
và thói quen, do suy nhược, rối loạn tâm thần
Táo bón do tổn thương thực thể: khối u của
đại trực tràng gây cản trỏ đưòng đi của phân, tổn thương bẩm sinh của đại tràng (bệnh đại
tràng dài, bệnh to đại tràng bẩm sinh), phụ nữ
có thai, hội chứng màng não
Trang 7Triệu chứng
- Đại tiện khó khăn, đau hoặc đi ngoài không hết hoặc thậm chí không thoải mái ở bụng
- Phân rắn thành cục, mật độ cứng, có thể dính theo máu tươi do rách những mạch máu nhỏ của niêm mạc
- Nếu táo bón kéo dài có thể gây nên những rối loạn toàn thân như: nhức đầu, đánh trống ngực, hay cáu gắt
- Khám bụng có thế sờ thấy từng cục cứng lổn nhổn ở vùng đại tràng xuống và đại tràng sigma
Trang 8Điều trị
Chế độ ăn và thay dổi lối sống:
- Chế độ ăn:
- Luyện tập:
- Thay đổi thói quen…
Trang 9Thuốc điều trị
Dựa vào nguồn gốc và cơ chế tác dụng thuốc tẩy, nhuận tràng chia làm 4 nhóm:
Thuốc nhuận tẩy cơ học
Thuốc nhuận tẩy làm tăng nhu động ruột
Thuốc nhuận tẩy thẩm thấu
Thuốc nhuận tẩy làm mềm
Trang 10Thuốc nhuận tẩy cơ học
Làm tăng khối lượng mềm phân: chất nhầy, gôm (Normacol), thạch (Agar agar)…
Làm trơn niêm mạc ruột: dầu parafin, oliu, hướng dương, glycerin…
Thuốc nhuận tẩy làm tăng nhu động ruột
Làm quá tăng nhu động ruột, thúc đẩy tiến trình thải phân: các anthraquinon (có trong Lô hội, Muồng trâu
…), phenolphtalein, bisacodyl (Dulcolax) …
Trang 11Thuốc nhuận tẩy thẩm thấu
Ngăn cản sự tái hấp thu nước, giữ lại 1 lượng lớn dịch tiêu hóa, kéo nước từ huyết tương vào ống ruột làm lỏng phân, gây tăng nhu động ruột Phải uống nhiều nước để tránh mất nước, tránh dùng lâu dài
macrogol 4000 (Forlax) …
Trang 12Thuốc nhuận tẩy làm mềm
Các chế phẩm này chứa 1 lượng đáng kể calci, natri, kali Có tác dụng nhuận tràng do tăng hấp thu nước vào khối phân nên làm mềm phân, ngoài ra còn làm tăng bài tiết chất nhầy ở ruột và tác dụng kích thích ruột.
Thuốc này dùng trị táo bón hoặc để thụt tháo ruột trước khi chụp X quang vùng bụng( Microlax)
Trang 132 Các thuốc nhuận tràng thông dụng
MAGNESI SULFAT
Tác dụng
liều thấp có tác dụng nhuận tràng, thông mật
liều cao có tác dụng tẩy.
Tiêm bắp có tác dụng chống co giật.
bị động kinh liên tục, sản giật
bệnh cấp tính ở dạ dày – tá tràng hoặc ruột, phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh.
Trang 14NATRI SULFAT
Tác dụng
liều thấp: nhuận tràng, thông mật
liều cao: tác dụng tẩy.
Chỉ định và liều dùng
Nhuận tràng: uống 5 – 10 g với 100 – 150
ml nước vào buổi sáng lúc đói.
Tẩy: 30 g với 300 ml nước, sau 30 phút uống thêm nước để có tác dụng nhanh.
Trang 15Tác dụng:Thông mật, kích thích nhu động ruột,
tăng tiết dịch tụy
Chỉ định: Táo bón, đầy bụng, chậm tiêu, ợ hơi,
buồn nôn
Tác dụng phụ: tiêu chảy và đau bụng
Chống chỉ định
Trang 16Tài liệu tham khảo
Trường Đại học Y Hà Nội (2009), Nội cơ
sở Tập 1, tập 2, NXB Y học.
Trường Đại học Y Hà Nội (2009), Bài
giảng Bệnh học nội khoa Tập 1, tập 2,
NXB Y học.
Sinh lý học Y khoa Tập 1 và 2, ĐHYD TP HCM, NXB Y học, 2006.