1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổng quan về công nghệ DWDM và cơ sở kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng, thành phần cơ bản của hệ thống DWDM

116 1,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 7,08 MB

Nội dung

Ở máy thu ánh sáng mặt trời đã đượcđiều chế đập vào tế bào quang dẫn, selen, làm đổi điện trở của nó và vìvậy cường độ dòng điện trong ống nghe thay đổi để thu được tiếng nói.Năm 1950 B.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

• Tính cấp thiết của đề tài:

Trong những năm gần đây, sự bùng nổ của các loại hình dịch vụ thông tin, đặc

biệt là sự phát triển nhanh chóng của Internet và Word Wide Web làm gia tăng khôngngừng về nhu cầu về dung lượng mạng Trong khi đó mạng hiện tại khó đáp ứng đươc.Chính vì thế yêu cầu cần có một mạng truyền dẫn dung lượng lớn Công nghệ ghépkênh theo bước sóng quang dày đặc ra đời DWDM là một giải pháp hoàn hảo chophép tận dụng hiệu quả băng thông rộng của sợi quang, nâng dung lượng của hệ thốnglên đến hàng trăm Gbps đồng thời giảm giá thành cho sản phẩm

DWDM với những ưu thế về mặt công nghệ đã trở thành một phương tiện tối

ưu về kỹ thuật cũng như kinh tế để mở rộng dung lượng sợi quang một cách nhanhchóng và quản lý hiệu quả hệ thống DWDM đã đáp ứng được hoàn toàn các dịch vụbăng rộng trên mạng và là tiền đề để xây dựng mạng toàn quang trong tương lai

DWDM có thể ghép một số lượng lớn bước sóng trong vùng bước sóng1550nm để nâng dung lượng hệ thống lên hàng trăm Gbps Vì thế, DWDM ngày càngđược ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam Đã có hàngloạt tuyến truyền dẫn đang vận hành và khai thác theo công nghệ mới này

• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đồ án đi vào nghiên cứu về công nghệ DWDM Về mặt lý thuyết đi vào tìmhiểu các nội dung nguyên lý,các tham số chính cũng như cấu trúc cơ bản của hệ thống.Sau đó áp dụng các kiến thức để thiết kế tuyến truyền dẫn Việc thiết kế trở nên phứctạp hơn nhiều, đòi hỏi phải hiểu rõ về các giới hạn do suy hao, tán sắc, quỹ công suất,quỹ thời gian lên và các hiện tượng phi tuyến trong sợi quang tạo ra Do tính chất củasợi quang phụ thuộc vào bước sóng, nên việc chọn lựa bước sóng hoạt động là một vấn

đề quan trọng trong thiết kế

Phương pháp nghiên cứu:

Trang 2

Nghiên cứu tìm hiểu thông qua các tài liệu tham khảo, các trang sách báo qua các webside

• Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Hiểu được thế nào là hệ thống thông tin quang, tổng quan về công nghệ DWDM và

cơ sở kỹ thuật ghép kênh theo bước sóng, thành phần cơ bản của hệ thống DWDM Biếtthiết kế một hệ thống mạng DWDM như thế nào

• Kết cấu của đề tài:

Chương 1 “Tổng quan về hệ thống thông tin quang”

Chương này tìm hiểu về sự ra đời và phát triển của hệ thống thông tin quang, cấu trúctổng quát của hệ thống thông tin quang cũng như ưu nhược điểm của hệ thống Đồng thờitìm hiểu các vấn đề liên quan đến sợi quang

Chương 2 “Tổng quan về công nghệ DWDM và cơ sở kỹ thuật ghép kênh quang theo bước sóng ”

Chương này tìm hiểu về nguyên lý cơ bản của ghép bước sóng quang, các tham số chínhtrong DWDM và ưu điểm của hệ thống DWDM

Chương 3 “Các thành phần cơ bản của mạng DWDM”

Chương này trình bày các thành phần cơ bản được sử dụng trong mạng DWDM

Chương 4 “Thiết kế tuyến thông tin quang DWDM”

Chương này trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật.Thiết kế tuyến mạng điểm điểm dựa trên Q và OSNR, phân loại mạng quang theo thiết kế

và một số cơ chế bảo vệ trong mạng DWDM

DANH MỤC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Từ viết

tắt

APD Avanlanche Photodiode Diode tách sóng quang thác

APS Automatic Protection-

Switching

Cơ chế chuyển mạch bảo vệ tự động

Trang 3

ASE Amplifier Spontaneous

Emission

Nhiễu tự phát được khuếch đại

BER Bit Error Ratio Tỷ số lỗi bit

CPM Cross Phase Modulation Hiệu ứng điều chế xuyên pha DCF Dispersion Compensate Fiber Sợi bù tán sắc

DCU Dispersion Compensate Unit Khối bù tán sắc

DEMUX Demultiplexer Thiết bị tách kênh

GI Graded Index Chỉ số Gradient(chiết suất biến

đổiISI InterSymbol Interference Giao thoa giữa các ký tự gần nhauITU International

Telecommunication Union

Ủy ban viễn thông quốc tế

LAN Local Area Network Mạng nội hạt

LED Light Emitting Diode Diod phát quang

MAN Metropolitan area network Mạng đô thị

MUX Multiplexer Thiết bị ghép kênh

NZ-DSF Non-zero Dispersion-Shift

Fiber

Sợi dịch tán sắc không trở về 0

OA Optical Amplifier Bộ khuếch đại quang

OADM Optical Add/Drop Multiplexer Bộ ghép kênh xen/rớt

OBA Optical Booster Amplifier Bộ khuếch đại công suất

OFA Optical Fiber Amplifier Bộ khuếch đại quang sợi

OFDM Optical Frequency Division

Multiplexing

Ghép kênh quang theo tần số

OLA Optical Line Amplifier Khuếch đại đường quang

OLT Optical Line Terminator Thiết bị đầu cuối quang

OPA Optical Pre-Amplifier Tiền khuếch đại

OSC Optical Supervise Channel Kênh giám sát

Trang 4

OSNR Optical Signal to Noise Ratio Tỷ số tín hiệu trên tạp âm quangOTDM Optical Time Division

Multiplexing

Ghép kênh quang theo thời gian

OTU Optical Transponder Unit Khối phát đáp quang

OXC Optical Cross Connect Bộ kết nối chéo quang

PIN Positive Intrinsic Negative Cấu trúc PIN

PMD Polarization Mode Dispersion Tán sắc mode phân cực

SBS Stimulatted Brilouin Scattering Tán xạ Brilouin kích thích

SDH Synchronous Digital Hierarchy Phân cấp số đồng bộ

SMF Single Mode Fiber Sợi đơn mode

SNR Signal to Noise Ratio Tỷ số tín hiệu trên tạp âm

SOA Optical Semiconductor

Amplifier

Khuếch đại quang bán dẫn

SONET Synchronous Optical Networrk Mạng quang đồng bộ

SPM Self Phase Modulation Hiệu ứng tự điều pha

SRS Stiumulatted Raman Scattering Tán xạ raman kích thích

WDM Wavelenght Division

Multiplexing

Ghép kênh quang theo bước sóng

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUANG

1.1 Giới thiệu về thông tin quang

Ngoài các loại thông tin sử dụng các môi trường truyền dẫn tương ứng là dây dẫn vàkhông gian ( gọi là thông tin hữu tuyến hay vô tuyến ) như hình 1.1 thì còn có một loạithông tin được truyền thông qua sợi quang (được gọi là thông tin quang) như hình 1.2 Điều đó có nghĩa là thông tin được chuyển thành ánh sáng và sau đó ánh sáng đượctruyền qua sợi quang Tại nơi nhận, nó lại được biến đổi thành thông tin ban đầu

Hình 1.1: Thông tin hữu tuyến

Hình 1.2: Thông tin quang 1.1.1 Sự phát triển của thông tin quang

Từ thời xa xưa con người đã biết dùng ánh sáng để thông tin cho nhau trong chiếntranh cũng như trong đời sống ( như đốt lửa làm hiệu, đèn hải băng ) nhưng lúc đó kháiniệm thông tin quang vẫn chưa hình thành

Trải qua một thời gian dài khi con người sử dụng ánh sáng mặt trời và lửa để làmthông tin liên lạc đến nay lịch sử thông tin quang qua những bước phát triển và hoànthiện được tóm tắt qua những mốc lịch sử sau:

Trang 6

Bảng 1.1: Lịch sử phát triển thông tin quang

quang ( Optical telegraph) Năm 1854 John Tyndall, nhà vật lý tự nhiên người anh đã thực hiện thành công 1

thí nghiệm đáng chú ý nhất là ánh sáng có thể truyền qua một môitrường điện môi trong suốt

Năm 1880 Alexander Graham Bell phát minh ra hệ thống thông tin ánh

sáng-Photophone Ông đã sử dụng ánh sáng mặt trời từ một gương phẳngmỏng để điều chế tiếng nói đi Ở máy thu ánh sáng mặt trời đã đượcđiều chế đập vào tế bào quang dẫn, selen, làm đổi điện trở của nó và vìvậy cường độ dòng điện trong ống nghe thay đổi để thu được tiếng nói.Năm

1950

B.O’Brian lần đầu tiên sử dụng các bó sợi quang để truyền hình ảnhnhưng sợi quang có suy hao lớn nên không sử dụng được trong thực tếNăm 1960 Laser hồng ngọc ra đời, tiếp theo năm 1962 là sự ra đời của laser bán

dẫn năm 1962 và các hệ thống thông tin quang đầu tiên ra đời với môitrường truyền dẫn là không khí

Năm 1966 Tại Standard Telecommunications Laboratories ( nước Anh) những

nhà nghiên cứu cho rằng có thể giảm tổn hao sợi xuống còn 20dB/km

và sử dụng được để truyền dẫn thông tin bằng cách khử tạp chất trongthủy tinh

Năm 1970 Hãng Corning Glass Works đã chế tạo thành công những sợi quang SI

đầu tiên có suy hao nhỏ hơn 20dB/km, λ=633nm và cuộc cách mạngcông nghệ sợi quang bắt đầu

Năm 1972 Loại sợi quang GI được chế tạo với suy hao ≈ 4dB/km

Năm 1983 Sợi SM ( single mode) được sản xuất ở Mỹ

Năm 1988 Công ty NEC thiết lặp một mạng đường dài tốc độ mới có tốc độ

10Gbit/s trên chiều dài 80,1Km dùng sợi dịch tán sắc và Laser hồi tiếpphân bố

Trang 7

1.1.2 Cấu trúc và các thành phần chính của hệ thống thông tin quang

Hình 1.3: Cấu trúc của hệ thống thông tin quang

Các thành phần của tuyến truyền dẫn quang bao gồm: phần phát quang, cáp sợi quang

và phần thu quang, trạm lặp và các phần tử phụ

-Phần phát quang: bao gồm nguồn quang ( Light soure) và mạch điều khiển (Drive

circuit) Phần tử phát xạ ánh sáng có thể là: Diod Laser (LD), Diod phát quang (LED:Light Emitting Diode) LED dùng phù hợp cho hệ thống thông tin quang có tốc độ bitkhông quá 200Mbps sử dụng sợi đa mode LED phát xạ tự phát, ánh sáng không địnhhướng nên để sử dụng LED tốt trong hệ thống thông tin quang thì nó phải có công suấtbức xạ cao, thời gian đáp ứng nhanh LD khắc phục nhược điểm của LED, thường sửdụng LD cho truyền dẫn tốc độ cao LD có nhiều ưu điểm hơn so với LED: phổ phát xạcủa LD rất hẹp (khoảng từ 1 đến 4nm nên giảm được tán sắc chất liệu), góc phát quanghẹp (5- 100), hiệu suất ghép ánh sáng vào sợi cao

- Cáp sợi quang: gồm các sợi dẫn quang và các lớp vỏ bọc xung quanh để bảo vệ

khỏi tác động có hại từ môi trường bên ngoài Có thể chọn các loại sợi sau: sợi quang đamode chiết suất nhảy bậc, sợi quang đa mode chiết suất giảm dần, sợi quang đơn mode

Trang 8

- Phần thu quang: Bao gồm bộ tách quang ( photo – detector) và bộ mạch khuếch

đại ( Amplifer) và bộ khôi phục tín hiệu ( Signal restorer) tái tạo tín hiệu hợp thành.Trong hệ thống thông tin quang, người ta quan tâm nhất đối với các bộ tách sóng quang

là các diod quang PIN và diod quang kiểu thác APD được chế tạo từ các bán dẫn cơ bản

Si, Ge, InP

- Trạm lặp (Repeater): Bao gồm bộ thu quang ( optical receiver), bộ điện tử để phục

hồi tái sinh hoặc khuếch đại tín hiệu điện, bộ phát quang ( optical transmitter) Khi truyềntrên sợi, quang công suất tín hiệu quang bị suy yếu dần Nếu cự ly thông tin quá dài thìtín hiệu quang có thể không đến được đầu thu hoặc đến đầu thu với công suất còn rất thấpđầu thu không thể nhận biết được.lúc này ta cần phải sử dụng đến trạm lặp Chức năngchính của trạm này là thu nhận tín hiệu quang đã suy yếu, tái tạo chúng trở thành tín hiệuđiện Sau đó, sử dụng tín hiệu điên này, khuếch đại tín hiệu điện đã sửa dạng, chuyển đổitính hiệu đã khuếch đại thành tính hiệu quang Và cuối cùng đưa tín hiệu quang này lênđường truyền để chuyển tiếp đến đầu thu

Ngoài các thành phần chủ yếu này, tuyến thông tin quang còn có các bộ nối quang(connector), các mối nối (splice), các bộ tách ghép luồng quang( Optical coupler or beamsplitter) Tất cả tạo nên một tuyến thông tin hoàn chỉnh

1.1.3 Những ưu nhược điểm của hệ thống thông tin quang

Trang 9

nhất Do suy hao lớn ở băng thông rộng, hệ thống cáp đồng trục giới hạn khoảng cáchtruyền với chỉ một vài km ở băng thông trên 100Mhz.

• Sợi quang kích thước nhỏ và nhẹ: sợi quang có bán kính rất nhỏ, thường bán kínhnày không lớn hơn bán kính sợi tóc con người Vì thế, thậm chí khi sợi quang được phủthêm những lớp bảo vệ thì chúng vẫn nhỏ và nhẹ hơn nhiều so với cáp đồng

• Sự cách li về điện: sợi quang được chế tạo từ thuỷ tinh hoặc đôi lúc là chất dẻo, đó

là những chất cách điện, vì thế không giống với dây dẫn kim loại, nó không cho thấynhững trục trặc cơ bản Hơn nữa, đặc tính này làm cho việc truyền thông tin của sợiquang trở nên phù hợp một cách lí tưởng cho sự thông tin trong những môi trường mạohiểm về điện

• Không bị ảnh hưởng bởi nhiễu và xuyên âm: sợi quang được chế tạo từ các chấtđiện môi phi dẫn nên chúng không bị ảnh hưởng bởi nhiễu điện từ, các xung điện tử,nhiễu tần số vô tuyến Vì thế hoạt động của hệ thống thông tin quang không bị ảnh hưởngkhi truyền qua môi trường nhiễu điện Điều đó có nghĩa là nó có thể lắp đặt cung ứng vớicáp điện lực và có thể sử dụng trong môi trường phản ứng hạt nhân

• Bảo mật thông tin: ánh sáng từ sợi quang bị bức xạ một cách không đáng kể nênchúng có tính bảo mật tín hiệu cao Đặc tính này thu hút đối với quân đội, ngân hàng vàcác ứng dụng truyền dữ liệu

• Suy hao thấp: sự phát triển của sợi quang qua nhiều năm đã đạt được kết quả trongviệc chế tạo ra sợi quang có độ suy hao rất thấp Sợi quang được chế tạo với độ suy hao0.2dB/km và đặc tính này trở thành lợi thế chính của thông tin quang Điều này thuận lợicho việc đặt bộ khuếch đại cho mỗi khoảng cách trên đường truyền mà không cần chuyểnsang tín hiệu điện ở bước trung gian, do đó giảm được cả giá thành và cả độ phức tạp của

hệ thống

• Tính linh hoạt: mặc dù các lớp bảo vệ là cần thiết, sợi quang được chế tạo với sứccăng cao, bán kính rất nhỏ Với lợi thế về kích thước và trọng lượng, sợi quang nói chung

là tốt hơn trong việc lưu trữ, chuyên chở, xử lí và lắp đặt dễ hơn hệ thống cáp đồng

• Độ tin cậy của hệ thống và dễ bảo dưỡng: do đặc tính suy hao thấp của sợi quangnên có thể giảm được yêu cầu số bộ lặp trung gian hoặc số bộ khuếch đại trên đường

Trang 10

truyền Vì thế, với một vài bộ lặp thì độ tin cậy của hệ thống có thể được nâng cao hơnhẳn hệ thống dẫn điện Hơn nữa, độ tin cậy của các thiết bị quang không còn là vấn đề,các thiết bị quang có tuổi thọ rất cao, khoảng 20-30 năm.

• Giá thành thấp đầy tiềm năng: thủy tinh cung cấp cho thông tin quang được lấy từcát, không phải là nguồn tài nguyên khan hiếm Vì thế, sợi quang đem lại giá thành thấp.Thông tin quang cũng cho phép truyền đồng thời các tín hiệu có bước sóng khác nhau.Đặc tính này cùng với khả năng truyền dẫn băng thông rộng của sợi quang sẵn có làmcho dung lượng truyền dẫn của tuyến trở nên rất lớn

b.Nhược điểm

- Vấn đề biến đổi Điện – Quang : Trước khi đưa một tín hiệu thông tin điện vào sợiquang, tín hiệu điện đó phải được biến đổi thành sóng ánh sáng

- Dòn, dễ gãy : sợi quang sử dụng trong viễn thông được chế tạo từ thủy tinh nên dòn và

dễ gãy Hơn nữa kích thước sợi nhỏ nên việc hàn mối gặp nhiều khó khăn Mối hàn cần

1.2 Sợi quang

1.2.1 Khái niệm sợi quang

Sợi quang là một trong những thành phần quan trọng nhất của bất kỳ của hệ thốngthông tin quang nào Sợi quang không những đáp ứng được yêu cầu về tốc độ, độ rộngbăng tần và cự ly truyền dẫn mà nó còn có khả năng cung cấp một chất lượng truyền dẫn

tín hiệu tuyệt hảo, với tính bảo mật thông tin rất cao.

Trang 11

Sợi quang là một ống dẫn sóng điện môi hoạt động ở tần số quang Cấu tạo cơ bản sợiquang có hình dạng trụ tròn bao gồm 2 lớp chính là lớp lõi sợi có chiết suất n1 và lớp vỏbao bọc quanh lõi có chiết suất n2 Trong viễn thông dùng loại sợi có cả hai lớp trên bằngthủy tinh Lõi để dẫn ánh sáng và lớp vỏ bọc để giữ ánh sáng tập trung trong lõi nhừ sựphản xạ toàn phần giữa lõi và lớp bọc

Hình 1.4: Cấu tạo sợi quang

Bên cạnh hai lớp cơ bản lõi và lớp vỏ bọc, sợi quang sử dụng trong thực tế còn đượcbọc thêm một hoặc một vài lớp đệm bằng vật liệu polymer có tính đàn hồi cao.Việc thêmlớp bọc đệm này nhằm mục đích gia cường thêm cho sợi quang và giảm các khuyết tậttrên bề mặt sợi quang, đảm bảo khả năng sử dụng trong môi trường thực tế

Tùy theo yêu cầu sử dụng khác nhau mà sợi quang được sản xuất theo các kỹ thuậtkhác nhau với các đặc tính khác nhau Trên cơ sở này mà sơi quang được phân loại theonhiều cách khác nhau như theo vật liệu chế tạo sợi quang, theo mode truyền dẫn, theophân bố chiết suất khúc xạ của lõi sợi Trong thực tế người ta chia sợi quang thành: sợi đamode chiết suất nhảy bậc SI-MM, sợi đa mode chiết suất biến đổi GI-MM sợi đơn modeSI-SM

Trang 12

1.2.2 Sự truyền ánh sáng trong sợi quang.

Sợi quang là môi trường truyền thông đặc biệt so với các môi trường khác như cápđồng hay không gian tự do Một sợi quang cho suy hao tín hiệu thấp trên một phạm vi tần

số lớn, đặc tính này cho phép tín hiệu được truyền qua các khoảng cách xa ở tốc độ caotrước khi cần khuếch đại hoặc tái lặp lại

Một sợi quang gồm có một lõi hình trụ được bao quanh bởi lớp vỏ Cả phần lõi vàphần vỏ được làm chủ yếu từ silica (SiO2), có chỉ số khúc xạ (chiết suất) xấp xỉ 1.45 Chỉ

số khúc xạ của vật liệu là tỉ số vận tốc ánh sáng trong chân không so với tốc độ ánh sángtrong vật liệu đó

n: chiết suất của môi trường, không có đơn vị.

c: vận tốc ánh sáng trong chân không, đơn vị: m/s

v là vận tốc ánh sáng trong môi trường, đơn vị: m/s

Vì nên

Vì c nên n

Trong quá trình sản xuất sợi, một số tạp chất nào đó được đưa vào trong lõi hoặc vỏ

để cho chỉ số khúc xạ trong lõi lớn hơn một tí so với vỏ Các nguyên liệu như Germanihoặc Photpho làm tăng chiết suất silica và được dùng để thêm vào phần lõi của sợi quang,trong khi chất Bo hay Flo làm giảm chiết suất của Silica nên được dùng tạp chất cho lớpvỏ

Ánh sáng có thể được xem như một chùm tia truyền theo những đường thẳng trongmột môi trường và bị phản xạ hoặc khúc xạ ở bề mặt giữa hai vật liệu khác nhau Một tiasáng từ môi trường 1 đến mặt phân cách của môi trường 2, góc tới là góc giữa tia tới vàpháp tuyến với bề mặt chung của hai môi trường được biểu thị bằng Phần năng lượng

bị phản xạ vào môi trường 1 là một tia phản xạ, phần còn lại đi xuyên qua môi trường 2

Trang 13

là tia khúc xạ Góc phản xạ là góc giữa tia phản xạ và pháp tuyến, tương tự góc khúc

xạ là góc giữa tia khúc xạ và pháp tuyến

Ta có:

Theo định luật Snell:

Khi góc tới tăng lên thì góc khúc xạ θ 2 cũng tăng theo Nếu thì sin = ,

lúc này góc được gọi là góc tới hạn có giá trị , với

Với những giá trị , sẽ không có tia khúc xạ và tất cả năng lượng từ tia tới đượcphản xạ hết Hiện tượng này được gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần

Hình 1.5: Sự phản xạ và khúc xạ các tia sáng tại mặt phân cách hai môi trường

Điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần:

• Các tia sáng phải đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suấtnhỏ hơn

• Góc tới của tia sáng phải lớn hơn góc tới hạn

Ánh sáng truyền trong sợi quang do hiện tượng phản xạ toàn phần xảy ra giữa bề mặtphần lõi và vỏ

Trang 14

Hình 1.6: Ánh sáng trong sợi quang

Hình trên cho thấy ánh sáng được ghép từ môi trường bên ngoài (không khí với chiếtsuất n0) vào sợi

Có hai phương pháp nghiên cứu về quá trình truyền sóng ánh sáng trong sợi quang đó

là phương pháp quang hình học( có ưu điểm là đơn giản, trực quan dễ hiểu) và phươngpháp quang học sóng

1.2.3 Đặc tính truyền dẫn cơ bản của sợi quang.

1.2.3.1 Suy hao

Suy hao trong sợi quang đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thiết kế hệ thống

là tham số xác định khoảng cách giữa phía phát và phía thu Trên một tuyến thông tinquang, các suy hao ghép nối giữa nguồn quang với

a Hệ số suy hao

Công thức tổng quát về sự thay đổi công suất ánh sáng P truyền tỏng sợi quagn đưa ra

bởi luật Beer: dP/dz= -αP αP P (1.1)

Với αP là hệ số suy hao Nếu Pin là công suất phát vào sợi quang có chiều dài là L, Pout

là công suất đầu ra thì từ (1) suy ra Pout =Pin exp(-αP αP L) (1.2)

Hay:

b Các nguyên nhân gây suy hao trên sợi quang

Suy hao do hấp thụ: Sự hấp thụ ánh sáng xảy ra do các nguyên nhân sau gây ra:

suy hao do sự hấp thụ của các tạp chất kim loại, sự hấp thụ của ion OH, sự hấp thu bằngcực tím và hồng ngoại

Sự hấp thụ của các tạp chất kim loại: các tạp chất kim loại trong thuỷ tinh là một trongnhững nguồn hấp thụ năng lượng ánh sáng, các tạp chất thường gặp là sắt (Fe), đồng(Cu), mangan (Mn), choromium (Cr), cobar (Co), niken (Ni) Mức độ hấp thụ của từng

Trang 15

tạp chất phụ thuộc vào nồng độ tạp chất và bước sóng ánh sáng truyền qua nó Để có sợiquang có dộ suy hao nhỏ hơn 1dB/km cần phải có thuỷ tinh thật tinh khiết với nồng độtạp chất không quá một phần tỷ (10-9).

Sự hấp thụ của ion OH: các liên kết giữa SiO2 và các ion OH của nước còn sót lạitrong vật liệu khi chế tạo sợi quang cũng tạo ra mật độ suy hao hấp thụ đáng kể Đặc biệt

độ hấp thụ tăng vọt ở các bước sóng gần 950nm, 1240nm và 1400 nm

Sự hấp thu bằng cực tím và hồng ngoại: ngay cả khi sợi quang được chế tạo từ thuỷtinh có độ tinh khiết cao thì sự hấp thụ vẫn xảy ra Bản thân thuỷ tinh tinh khiết cũng hấpthụ ánh sáng vùng cực tím và hồng ngoại Sự hấp thụ trong vùng hồng ngoại gây trở ngạicho khuynh hướng sử dụng các bước sóng dài trong thông tin quang

Suy hao do tán xạ: Suy hao do tán xạ bao gồm tán xạ Rayleigh, tán xạ do mặt

phân cách giữa lõi và lớp bọc không hoàn hảo

Tán xạ Rayleigh: khi sóng điện từ truyền trong môi trường điện môi gặp những chỗkhông đồng nhất trong sợi quang do cách sắp xếp các phần tử thuỷ tinh, các khuyết tậtnhư bọt không khí, các vết nứt sẽ xảy ra hiện tượng tán xạ Khi kích thước của vùngkhông đồng nhất vào khoảng một phần mười bước sóng thì chúng trở thành những nguồnđiểm để tán xạ Các tia truyền qua những chỗ không đồng nhất này sẽ tạo ra nhiều hướng,chỉ một phần năng lượng ánh sáng truyền theo hướng cũ, phần còn lại truyền theo hướngkhác thậm chí còn truyền ngược lại nguồn quang Độ tiêu hao do tán xạ Rayleigh tỉ lệnghịch với luỹ thừa bậc bốn của bước sóng

Tán xạ do mặt phân cách giữa lõi và lớp bọc không hoàn hảo: khi tia sáng truyềnđến những chỗ không hoàn hảo giữa lõi và lớp bọc tia sáng bị tán xạ Lúc đó 1 tia tới cónhiều tia phản xạ với nhiều góc phản xạ khác nhau

Suy hao do bị uốn cong: bao gồm suy hao do vi uốn cong và do uốn cong.

Suy hao do vi uốn cong: sợi quang bị chèn ép tạo nên những chỗ uốn cong nhỏ thì suyhao của sợi cũng tăng lên Suy hao này xuất hiện do tia sáng bị lệch trục đi qua nhữngchỗ vi uốn cong đó Sợi đơn mode rất nhạy với những chỗ vi uốn cong nhất là về phíabước sóng dài

Trang 16

Suy hao do uốn cong: khi bị uốn cong với bán kính cong càng nhỏ thì suy hao càngtăng.

1.2.3.2 Tán sắc

Trong sợi quang những tần số ánh sáng khác nhau và những mốt khác nhau cần thờigian khác nhau để truyền một đoạn từ A đến B Hiện tượng này gọi là tán sắc Tán sắcdẫn đến sự co dãn xung trong truyền dẫn, gây ra giao thoa giữa các ký tự, tăng lỗi bit ởmáy thu và dẫn đến giảm khoảng cách truyền dẫn

Hình 1.7: Tán sắc làm độ rộng xung ngõ ra tăng

Độ tán sắc tổng cộng của sợi quang, ký hiệu là Dt , được xác định:

Trong sợi quang có các loại tán sắc sau:

Tán sắc mode: trong sợi đa mode, do xung ánh sáng vào mặc dù chỉ có một bước

sóng nhưng lan truyền với vài mode khác nhau với tốc độ truyền khác nhau, nó làmkhoảng trống thời gian giữa các xung cạnh nhau trở nên ngắn hơn và tăng theo khẩu độ

số của sợi Hiện tượng này gọi là tán sắc mode Do đó, độ rộng băng truyền dẫn của nó bịgiới hạn chủ yếu do tán sắc mode

Tán sắc thể: bao gồm tán sắc chất liệu và tán sắc dẫn sóng.

Tán sắc chất liệu: ánh sáng sử dụng trong thông tin quang không phải là ánh sánghoàn toàn đơn sắc Chiết suất của thuỷ tinh thay đổi theo bước sóng nên vận tốc truyềncủa ánh sáng có bước sóng khác nhau cũng khác nhau Chính vì thế, ánh sáng có phân bốtốc độ lan truyền khác nhau của các thành phần bước sóng ánh sáng khác nhau Hiệntượng này được gọi là tán sắc chất liệu

Trang 17

Tán sắc dẫn sóng: sự phân bố năng lượng ánh sáng trong sợi quang phụ thuộc vào bướcsóng Sự phân bố này gây nên tán sắc ống dẫn sóng

1.2.3.3 Hiệu ứng phi tuyến

Hiệu ứng quang được gọi là hiệu ứng phi tuyến nếu các tham số của nó phụ thuộcvào cường độ ánh sáng (công suất) Các hiệu ứng phi tuyến có thể bỏ qua đối với các hệthống thông tin quang hoạt động ở mức công suất vừa phải ( vài mW) với tốc độ bit lênđến 2.5Gbps Tuy nhiên ở tốc độ cao hơn như 10Gbps và cao hơn hay ở mức công suấttruyền dẫn lớn thì việc xét các hiệu ứng là rất quan trọng

Các hiệu ứng phi tuyến có thể chia làm 2 loại: Loại thứ nhất phát sinh do tác độngqua lại giữa các sóng ánh sáng với Phonon( rung động phân tử) trong môi trường silica Hai hiệu ứng chính trong loại này là tán xạ do kích thích Brillouin (SBS) và tán xạ dokích thích Raman (SRS) Loại thứ hai sinh ra do sự phụ thuộc của chiết suất vào cường

độ điện trường hoạt động, tỷ lệ với bình phương biên độ điện trường Các hiệu ứng quantrọng trong loại này là hiệu ứng tự điều pha (SPM- Self Phase Modulation), hiệu ứng điềuchế xuyên pha ( CPM-Cross Phase Modulation) và hiệu ứng trộn 4 bước sóng (FWM-Four Ware Mixing) Loại hiệu ứng này gọi là hiệu ứng Kerr

1.3 Kết luận chương

Qua chương này, chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về hệ thống thông tin quang vớinhững ưu nhược điểm của nó đồng thời cũng tìm hiểu về sợi quang – một trong nhữngthành phần quan trọng nhất của bất kỳ một hệ thống thông tin quang nào Hệ thốngthông tin quang dựa vào những ưu điểm vượt trội của mình đang phát triển mạnh mẽ đápứng nhu cầu thông tin băng rộng hiện nay

Trang 18

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ DWDM VÀ CƠ SỞ KỸ

THUẬT GHÉP KÊNH THEO BƯỚC SÓNG 2.1 Kỹ thuật ghép bước sóng quang

Ghép kênh quang ra đời nhằm mục đích tận dụng triệt để băng tần rất lớn của sợiquang, tăng dung lượng kênh, đồng thời xây dựng các tuyến truyền dẫn tốc độ cao mà các

hệ thống ghép kênh điện không thể đáp ứng được Các kỹ thuật ghép kênh quang cơ bảnđược sử dụng là: Ghép kênh quang theo bước sóng (WDM- Wavelenght DivisionMultiplexing); ghép kênh quang theo thời gian (OTDM- Optical Time DivisionMultiplexing) và ghép kênh quang theo tần số (OFDM- Optical Frequency DivisionMultiplexing)

Tuy nhiên phương pháp ghép kênh quang theo bước sóng WDM ( còn được gọi làghép bước sóng quang) đã và đang được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay Khi cần tăngdung lượng của hệ thống chỉ cần thay đổi thiết bị đầu cuối mà không cần tăng tốc độ bitđường truyền và không thêm sợi quang, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế mạng ,

làm cơ sở cho việc phát triển nhiều loại hình dịch vụ viễn thông trong tương lai

Qua quá trình phát triển của công nghệ, khái niệm WDM được thay thế bằng kháiniệm DWDM (Dense Wavelenght Division Multiplexing) Về nguyên lý không có sựkhác biệt nào giữa hai khái niệm nói trên DWDM nói đến khoảng cách giữa các kênh vàchỉ ra một cách định tính số lượng kênh riêng rẽ (mật độ kênh) trong hệ thống Nhữngkênh quang trong hệ thống DWDM thường nằm ở trong một cửa sổ bước sóng chủ yếu là1550nm vì môi trường ứng dụng hệ thống này là mạng đường trục, cự ly truyền dẫn dài

và dung lượng lớn Công nghệ này cho phép chế tạo phần tử và hệ thống DWDM 80kênh với khoảng cách rất nhỏ 0,5nm.[2]

Kỹ thuật ghép bước sóng quang sử dụng sợi quang (linh kiện quang) để mangnhiều kênh quang độc lập riêng rẽ Mỗi bước sóng biểu thị cho một kênh quang trong sợi,

sử dụng các bước sóng ánh sáng để truyền dẫn số liệu song song theo bit hoặc nối tiếptheo ký tự Có nhiều cách tạo nên một hệ thống WDM, chẳng hạn sử dụng bước sóng

Trang 19

1310nm và bước sóng 1550nm hoặc sử dụng bước sóng 850nm và bước sóng 1310nm(hình 2.1).

Hình 2.1: Ví dụ hệ thống WDM sử dụng sợi đa mode 2.2 Nguyên lý cơ bản của ghép bước sóng quang

Nguyên lý cơ bản của việc ghép bước sóng quang được mô tả như hình 2.2

Trang 20

Hình 2.2: Mô tả tuyến thông tin quang có ghép bước sóng

WDM là một hệ thống ghép n bước sóng 1 n, phía phát sử dụng nguồn quangbằng LD hoặc LED Mỗi nguồn quang có bước sóng riêng Các tín hiệu quang làm việc ởcác bước sóng khác nhau này sẽ được ghép vào cùng một sợi dẫn quang Các tín hiệu cóbước sóng khác nhau được ghép lại ở phía phát nhờ bộ ghép kênh (MUX: multiplex), bộghép bước sóng phải đảm bảo có suy hao nhỏ và tín hiệu sau khi ghép sẽ được truyền dọctheo sợi để đến phía thu Các bộ tách sóng quang khác nhau ở phía đầu thu (DEMUX:demultiplex) sẽ nhận lại các luồng tín hiệu này rùi tách riêng rẽ từng bước sóng Mỗibước sóng được đưa vào một diode

tách quang để tách luồng tín hiệu

Hệ thống WDM dựa trên cơ sở tiềm năng băng tần của sợi quang để truyền đinhiều bước sóng ánh sáng khác nhau, điều thiết yếu lúc này là việc truyền đồng thờinhiều bước sóng cùng một lúc không gây nhiễu lẫn nhau Mỗi bước sóng đại diện chomột kênh quang trong sợi quang Công nghệ WDM phát triển theo xu hướng mà sự riêng

rẽ bước sóng của kênh có thể là một phần rất nhỏ của 1nm hay 10-9 m, điều này dẫn đếncác hệ thống ghép kênh theo bước sóng mật độ cao DWDM Các thành phần thiết bịtrước kia chỉ có khả năng xử lý từ 4 - 16 kênh, mỗi kênh hỗ trợ luồng dữ liệu đồng bộ tốc

độ 2.5Gbps cho tín hiệu mạng quang phân cấp số đồng bộ (SDH/SONET)[2] Các nhàcung cấp WDM đã sớm phát triển các thiết bị nhằm cho việc truyền nhiều hơn các kênhquang Các hệ thống với hàng trăm kênh giờ đây đã sẵn sàng được đưa vào sử dụng, cungcấp một tốc độ dữ liệu kết hợp hàng trăm Gbps và tiến tới đạt tốc độ Tbps truyền trên mộtsợi đơn

Người ta chia các thiết bị ghép bước sóng quang thành 3 loại: Các bộ ghép(MUX),các bộ giải ghép (DEMUX) và các bộ giải ghép hỗn hợp (MUX-DEMUX) Các bộ MUX,DEMUX được dùng cho phương án truyền dẫn theo một hướng, còn bộ MUX-DEMUXđược dùng cho phương án truyền dẫn theo hai hướng được mô tả như hình 2.3

Trang 22

Hình 2.3: Mô tả thiết bị ghép, tách kênh hỗn hợp (MUX-DEMUX)

Có hai phương án thiết lập hệ thống truyền dẫn sử dụng ghép bước sóng quangWDM

+ Phương pháp truyền dẫn ghép bước sóng quang đơn hướng

là tất cả các kênh quang cùng trên một sợi quang truyền dẫn theo một chiều, ở đầu phátmang các tính hiệu có bước sóng khác nhau đã được điều chế λ1,λ2,…,λn thông qua các bộghép kênh đã tổ hợp lại với nhau và truyền dẫn một chiều trên một sợi quang Ở đầu thu,

bộ tách kênh quang tách những tín hiệu có bước sóng khác nhau, hoàn thành truyền dẫntín hiệu quang, ở hướng ngược lại truyền dẫn qua một sợi quang khác, nguyên lý giốngnhư trên

Hình 2.4: Hệ thống ghép bước sóng quang đơn hướng

+ Phương pháp truyền dẫn ghép bước sóng quang song hướng:

Nghĩa là có thể phát thông tin theo một hướng theo bước sóng 1 và đồng thời cũngphát thông tin theo hướng ngược lại tại bước sóng 2 Hệ thống WDM song hướng yêu cầuphát triển và ứng dụng cao hơn, có cơ cấu phức tạp hơn đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cực kỳnghiêm ngặt Có rất nhiều vấn đề cần lưu ý như phản xạ quang, xuyên âm giữa các kênh,mức điện của công suất truyền dẫn Ở phía phát, các thiết bị ghép kênh phải có suy haonhỏ từ mỗi nguồn quang tới đầu ra của bộ ghép kênh Ở phía thu, các bộ tách sóng quangphải nhạy với dải rộng của các bước sóng quang Khi thực hiện tách kênh cần phải cách

Trang 23

ly kênh quang thật tốt với các bước sóng khác bằng cách thiết kế các bộ tách kênh thậtchính xác, dải làm việc ổn

định Do sử dụng bộ khuếch đại quang hai chiều nên hệ thống song hướng giảm

được số lượng bộ khuếch đại và tiết kiệm được sợi quang

Trang 24

Hình 2.5: Hệ thống ghép bước sóng quang song hướng.

Cả hai hệ thống đều có những ưu nhược điểm riêng Giả sử rằng công nghệ hiện đạichỉ cho phép truyền N bước sóng trên một sợi quang, so sánh hai công nghệ này ta thấy:

• Xét về mặt dung lượng, hệ thống đơn hướng có khả năng cung cấp dung lượng caogấp đôi so với hệ thống song hướng

• Khi sự cố đứt cáp xảy ra, hệ thống song hướng không cần đến cơ chế chuyển mạchbảo vệ tự động APS ( Automatic Protection- Switching )vì hai đầu của liên kết đều

có khả năng nhận biết sự cố một cách tức thời

• Đứng về khía cạnh thiết kế mạng, hệ thống song hướng khó thiết kế hơn, vì cònphải xét thêm nhiều yếu tố: vấn đề xuyên nhiễu do có nhiều bước sóng hơn trênmột sợi quang, đảm bảo định tuyến và phân bố bước sóng sao cho 2 chiều trên sợiquang không dùng chung một bước sóng

• Các bộ khuếch đại trên hệ thống song hướng thường có cấu trúc phức tạp hơntrong hệ thống đơn hướng Tuy nhiên do số bước sóng khuếch đại trong hệ thốngsong hướng giảm ½ theo mỗi chiều nên ở hệ thống song hướng, các bộ khuếch đại

sẽ cho công suất quang ngõ ra lớn hơn so với hệ thống đơn hướng.[3]

Các tham số cơ bản của ghép kênh quang theo bước sóng để miêu tả đặc tính các bộghép tách hỗn hợp là suy hao xen, xuyên kênh và độ rộng kênh

• Suy hao xen:

Được xác định là lượng công suất tổn hao trong tuyến truyền dẫn quang do cácđiểm ghép nối các thiết bị WDM với sợi và suy hao do bản thân các thiết bị ghép gây

ra Vì vậy, trong thực tế thiết kế phải tính cho vài dB ở mỗi đầu Suy hao xen được

mô tả qua công thức sau:

Trang 25

Trong đó Li là suy hao tại bước sóng i khi thiết bị được ghép xen vào tuyến truyềndẫn Các tham số này được các nhà chế tạo cho biết đối với từng kênh quang của thiếtbị.

- Ii(i), Oi(i) tương ứng là tín hiệu có bước sóng i đi vào và đi ra cửa thứ i của

bộ ghép

- Ii(i), Oi(i) tương ứng là tín hiệu có bước sóng i đi vào và đi ra cửa thứ i của

bộ tách

• Xuyên kênh:

Xuyên kênh là sự có mặt của một kênh này trong kênh kế cận làm tăng nền nhiễu

và giảm tỷ số tín hiệu nhiễu của kênh đang xét

Trong hệ thống ghép kênh quang, xuyên kênh xuất hiện do:

• Các viền phổ của một kênh đi vào băng thông của bộ tách kênh và bộ lọc của kênhkhác Khi sóng mang quang được điều chế bởi một tín hiệu, sự điều chế công suấttrong các viền phổ của nó như là điều chế công suất trong băng bởi kênh kế cận

• Xuất phát từ những giá trị hữu hạn thực tế về độ chọn lọc và độ cách ly của các bộlọc

• Tính phi tuyến trong sợi quang ở mức công suất cao trong các hệ thống đơn mode

Cơ chế của nó là tán xạ Raman, là hiệu ứng tán xạ kích thích phi tuyến làm chocông suất quang ở một bước sóng tác động đến tán xạ và công suất quang, trongcác bước sóng khác cũng như vậy

Trong một bộ tách kênh sẽ không có sự dò công suất tín hiệu từ kênh thứ i có bướcsóng i sang kênh khác có bước sóng khác với bước sóng i Nhưng trong thực tế luôn tồntại một mức xuyên kênh nào đó, làm giảm chất lượng truyền dẫn của một thiết bị Khảnăng để tách các kênh khác nhau được diễn giải bằng suy hao xuyên kênh và được tínhbằng dB như sau:

Trong bộ giải ghép thì Ui(k) là lượng tín hiệu không mong muốn ở bước sóng k bị dò ởcửa ra thứ i mà đúng ra chỉ có tín hiệu ở bước sóng i, hình 2.6a

Trang 26

,Hình 2.6a Xuyên kênh ở bộ giải ghép

Trong các thiết bị tách hỗn hợp như hình 2.6 có 2 loại xuyên âm kênh là xuyên âmđầu gần và xuyên âm đầu xa

Hình 2.6b: Xuyên kênh ở bộ ghép hỗn hợp

• Xuyên kênh đầu gần là do các kênh khác ở đầu vào sinh ra, nó được ghép ở bêntrong thiết bị như Ui(j)

• Xuyên kênh đầu xa là do các kênh khác được ghép đi vào đường truyền gây ra, ví

dụ Ii(k) sinh ra Ui(j)

• Độ rộng kênh:

Độ rộng phổ của kênh là dải bước sóng dành cho mỗi kênh Độ rộng này phải đảmbảo để tránh nhiễu giữa các kênh Độ rộng phổ giữa các kênh tùy thuộc vào từng nguồnphát Ứng với các tốc độ truyền dẫn khác nhau sẽ có độ rộng phổ mỗi kênh là khác nhau

Trang 27

100 GHz ± 20

Hiện nay trong hệ thống viễn thông dùng sợi quang thường sử dụng bước sóng1550nm và các bộ khuếch đại EDFA Băng thông cực đại của bộ khuếch đại sợi pha tạpEDFA khoản 30nm Nếu ta muốn xếp khoảng 16 kênh trong dải bước sóng này thì độrộng giữa các kênh là 30nm/16 kênh hay 1,875nm Độ rộng kênh là tiêu chuẩn trongmiền tần số hơn là bước sóng

Mối quan hệ giữa tần số và bước sóng:

từ 10 đến 20 lần LD vì độ rộng phổ của loại nguồn này rộng hơn

2.3 Các tham số chính trong DWDM

DWDM thực hiện ghép một số lượng lớn các bước sóng quang đã được điều chếtrên một sợi quang Những kênh quang trong hệ thống DWDM thường nằm trong mộtcửa sổ bước sóng, chủ yếu là 1550 nm vì môi trường ứng dụng hệ thống này thường làmạng đường trục, cự ly truyền dẫn dài và có dung lượng truyền dẫn lớn Giống như bất

cứ một công nghệ nào, DWDM cũng tồn tại những giới hạn và những vấn đề kỹ thuật.Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét một số tham số như: suy hao, dải bước sóng làm

Trang 28

việc, số kênh bước sóng, bề rộng phổ nguồn phát, quỹ công suất, tán sắc và ảnh hưởngcủa các hiệu ứng phi tuyến.

Suy hoa và tán sắc đã được trình bày ở chương 1

2.3.1 Dải bước sóng làm việc

Sợi quang thạch anh có 3 cửa sổ suy hao thấp 860 nm, 1310 nm và 1550 nm, trong

đó tại cửa sổ 1550 nm đặc tính suy hao của sợi quang là nhỏ nhất, cửa sổ này được ápdụng để truyền dẫn tín hiệu SDH với khoảng cách ngắn và dài Hơn thế nữa, các bộkhuếch đại quang EDFA sử dụng hiện nay có đặc tính độ lợi khá bằng phẳng trong cửa sổnày, bởi vậy đây là cửa sổ hoạt động rất tốt của hệ thống DWDM Các bước sóng làm

việc trong cửa sổ 1550nm được chia thành 3 dải: băng S, băng C và băng L.

Hình 2.7: Sự phân chia dải bước sóng làm việc tại cửa sổ 1550 nm

Conventional Band 1530-1565nm

Long Band 1565-1625nm

Trang 29

+ Băng C (1530 – 1565 nm): đây là dải bước sóng làm việc của các hệ thống DWDM

sử dụng 40 bước sóng (khoảng cách giữa các bước sóng là 100 GHz), hệ thống DWDM

sử dụng 80 bước sóng (khoảng cách giữa các bước sóng là 50 GHz) và hệ thống SDH + Băng L (1565 – 1625 nm): đây là dải bước sóng làm việc của các hệ thống DWDM

sử dụng 80 bước sóng (khoảng cách giữa các bước sóng là 50 GHz)

Dựa trên số lượng kênh được ghép và khoảng cách giữa các kênh trong hệ thốngDWDM, các bước sóng làm việc trong hệ thống DWDM có thể là: 40 bước sóng, 80bước sóng và 160 bước sóng

• Hệ thống DWDM ghép 40 bước sóng

• Dải bước sóng làm việc: băng C (1530 – 1565 nm)

• Dải tần số: 192.1 THz – 196.0 THz

• Khoảng cách giữa các kênh: 100 GHz

• Central frequency offset: 20 GHz (tại tốc độ thấp hơn 2.5Gbps) và 12.5GHz (tạitốc độ 10Gbps)

2.3.2.Số kênh bước sóng

Một trong những vấn đề quan trọng là hệ thống sử dụng bao nhiêu kênh

bước sóng và số kênh cực đại hệ thống có thể sử dụng được Số kênh bước sóng sử dụng phụ thuộc vào:

• Khả năng của công nghệ đối với các thành phần quang như:

+ Khả năng băng tần của sợi quang

+ Khả năng tách/ghép các kênh bước sóng

• Khoảng cách giữa các kênh gồm các yếu tố sau:

+ Tốc độ truyền dẫn của từng kênh

+ Quỹ công suất quang

+ Ảnh hưởng của hiệu ứng phi tuyến

+ Độ rộng phổ của nguồn phát

+ Khả năng tách/ghép của hệ thống DWDM [2]

Mặc dù cửa sổ truyền dẫn tại vùng bước sóng 1550 nm có độ rộng khoảng 100

nm, nhưng do dải khuếch đại của các bộ khuếch đại quang chỉ có độ rộng khoảng 35 nm

Trang 30

(theo quy định của ITU - T thì dải khuếch đại này là từ bước sóng 1530 nm đến 1565 nmđối với băng C; hoặc băng L từ 1570 nm đến 1603 nm) nên trong thực tế, các hệ thốngDWDM không thể tận dụng hết băng tần của sợi quang.

Gọi ∆λ là khoảng cách giữa các kênh bước sóng thì tương ứng ta có:

Như vậy, tại bước sóng λ = 1550 nm, với ∆λ = 35 nm thì ∆f = 4,37.1012Hz Giả sử tốc

độ truyền dẫn của mỗi kênh bước sóng là 2.5Gbps thì theo định nghĩa Nyquist, phổ cơ sởcủa tín hiệu là 2 x 2,5 = 5Gbps thì số kênh bước sóng cực đại có thể đạt được N = ∆f /5 =

874 kênh trong dải băng tần khuếch đại quang Đây là số kênh tính theo lý thuyết, tuynhiên, với mật độ kênh càng lớn thì đòi hỏi các thành phần quang trên tuyến phải có chấtlượng càng cao Để tránh xuyên âm giữa các kênh này cần có bộ phát ổn định và một bộlọc quang có khả năng chọn lọc bước sóng cao Bất kỳ sự dịch tần nào của nguồn phátcũng có thể làm dãn phổ sang kênh lân cận

Dựa vào khả năng công nghệ hiện nay, ITU - T đưa ra quy định về khoảng cáchgiữa các kênh bước sóng là 100 GHz (0,8 nm) hoặc 50 GHz (0,4 nm) với chuẩn tần số là193,1 THz

Với công nghệ hiện nay, DWDM chủ yếu sử dụng dải băng tần C (1530 1560)nm và băng L (1560 - 1600)nm

-2.3.3 Độ rộng phổ nguồn phát.

Việc chọn độ rộng phổ của nguồn phát nhằm đảm bảo cho các kênh bước sónghoạt động một cách độc lập nhau, nói khác đi là tránh hiện tượng chồng phổ ở phía thugiữa các kênh lân cận Khoảng cách giữa những kênh này phụ thuộc vào đặc tính của cácthiết bị như MUX/DEMUX, bộ lọc, độ dung sai cũng như mức độ ổn định của các thiết

bị này

Về bản chất, việc ghép các bước sóng khác nhau trên cùng một sợi quang là dựatrên nguyên tắc ghép kênh theo tần số Các kênh khác nhau làm việc ở các kênh tần sốkhác nhau trong cùng băng thông của sợi quang Theo lý thuyết, băng thông của sợiquang rất rộng nên số lượng kênh bước sóng ghép được rất lớn (ở cả 2 cửa sổ truyền

Trang 31

dẫn) Tuy nhiên, trong thực tế, các hệ thống WDM thường đi liền với các bộ khuếch đạiquang sợi và làm việc chỉ ở cửa sổ bước sóng 1550 nm Vì vậy, băng tần của sợi quang bịgiới hạn bởi băng tần của bộ khuếch đại Như vậy, một vấn đề đặt ra khi ghép là khoảngcách giữa các bước sóng phải thỏa mãn được yêu cầu tránh cộng phổ của các kênh lâncận ở phía thu Khoảng cách này phụ thuộc vào đặc tính phổ của nguồn phát và các ảnhhưởng khác nhau trên đường truyền như tán sắc sợi, hiệu ứng phi tuyến…[2],[5]

Một cách lý tưởng, có thể xem hệ thống DWDM như là sự xếp chồng của các hệthống truyền dẫn đơn kênh khi khoảng cách giữa các kênh bước sóng đủ lớn và công suấtphát hợp lý Mối quan hệ giữa phổ công suất phía thu với phổ công suất nguồn phát đượcthể hiện bởi tham số đặc trưng cho giãn phổ, kí hiệu ∆ , băng tần tín hiệu B và bù tán sắc

D Nếu gọi ε là hệ số đặc trưng cho sự tương tác giữa nguồn phát và sợi quang, ta có biểuthức: ε = B.D.∆RMS

Trong đó: B là độ rộng băng tần tín hiệu truyền dẫn

D là độ tán sắc tương ứng khoảng cách truyền dẫn ∆RMSlà

độ giãn rộng phổ

2.3.4 Qũy công suất.

Trong môi trường truyền dẫn cáp sợi quang, quỹ công suất là một yếu

tố rất quan trọng nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động bình thường Mục đích của quỹcông suất là bảo đảm công suất đến máy thu đủ lớn để duy trì hoạt động tin cậy trongsuốt thời gian sống của hệ thống

Suy hao công suất trên toàn tuyến bao gồm: suy hao trên sợi dẫn quang, trên các

bộ nối quang và tại các mối hàn Tổng suy hao trên toàn tuyến nhận được từ các phân bổsuy hao liên tiếp của từng phần tử trên tuyến Suy hao của từng phần tử được tính:

Trong đó: P1, P2 là các công suất quang đầu vào và đầu ra của phần tử

Ngoài các suy hao do các phần tử trên tuyến quang gây ra như đã nêu ở trên, tacòn phải có một lượng công suất quang dự phòng cho tuổi thọ của các thành phần, sựthay đổi nhiệt độ và các suy hao tăng lên ở các thành phần Dự phòng cho tuyến thường

Trang 32

thường từ 6 - 8 dB Chính vì vậy mà quỹ công suất của tuyến có thể xem như là công suấttổng PT nằm giữa nguồn phát quang và bộ tách sóng quang Suy hao tổng này bao gồmsuy hao sợi, suy hao bộ nối quang, suy hao mối hàn và dự phòng cho hệ thống.

Nếu gọi PS là công suất quang của nguồn phát được đưa vào đầu ghép sợi và PR là độnhạy của bộ thu quang thì:

PT = PS - PR= 2lC + αf.L + dự phòng hệ thống

Trong đó: lC là suy hao bộ nối quang

αf là suy hao sợi

L là cự li truyền dẫn

Ở đây, suy hao do mối hàn lSP được gán vào trong suy hao sợi để đơn giản phép tính

2.3.5 Vấn đề ảnh hưởng của hiệu ứng phi tuyến

Đối với hệ thống thông tin sợi quang, công suất quang không lớn, sợi quang cótính năng truyền dẫn tuyến tính Sau khi dùng EDFA, công suất quang tăng lên, trongđiều kiện nhất định sợi quang sẽ thể hiện đặc tính truyền dẫn phi tuyến, hạn chế rất lớntính năng của bộ khuếch đại EDFA và cự ly truyền dẫn dài không có chuyển tiếp

Nhìn chung, có thể chia hiệu ứng phi tuyến thành 2 loại:

• Hiệu ứng tán xạ: bao gồm tán xạ do kích thích Raman (SRS) và tán xạ do kích thích Brillouin (SBS)

• Hiệu ứng liên quan đến chiết suất phụ thuộc vào công suất quang: bao gồm hiệu ứng tự điều chế pha (SPM), điều chế pha chéo(XPM) và trộn bốn bước sóng (FWM)

2.3.5.1 Hiệu ứng tán xạ do kích thích Raman SRS

Là hiện tượng chiếu ánh sáng vào sợi quang sẽ gây ra dao động phân tử trong vậtliệu của sợi quang, nó điều chế tín hiệu quang đưa vào dẫn đến bước sóng ngắn trong hệthống WDM suy giảm tín hiệu quá lớn, hạn chế số kênh của hệ thống

Hiệu ứng Raman là kết quả của quá trình tán xạ không đàn hồi mà trong đó photoncủa ánh sáng tới chuyển một phần năng lượng của mình cho dao động cơ học của cácphần tử cấu thành môi trường truyền dẫn và phần năng lượng còn lại được phát xạ thànhánh sáng có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tới (ánh sáng với bước sóng mới

Trang 33

này được gọi là ánh sáng stoke) Khi ánh sáng tín hiệu truyền trong sợi quang có cường

độ lớn, quá trình này trở thành quá trình kích thích (được gọi là SRS) mà trong đó ánhsáng tín hiệu đóng vai trò sóng (gọi là bơm Raman) làm cho phần năng lượng của tín hiệuđược truyền tới bước sóng stoke

Nếu gọi PS(L) là công suất của bước sóng stoke trong sợi quang thì:

Trong đó : P0 là công suất đưa vào sợi tại bước sóng tính hiệu

gr là hệ số khuếch đại Rama

L là khoảng cách ánh sáng lan truyền trong sợi quang

Seff là diệntihcs vùng lõi hiệu dụng

K là đặc trưng mối quang hệ về phân cực giữa tín hiệu, bước sóng stoke và phân cực của sơi Đối với sợi thông thường K~2

Từ đây có thể tính toán mức công suất P0 mà tại đó hiệu ứng SRS ảnh hưởng lớnđến hệ thống, được gọi là ngưỡng Raman (Pth 0) (P th 0 là công suất của tín hiệu đầu vào màứng với nó công suất bước sóng stoke và bước sóng tín hiệu tại đầu ra là bằng nhau)

Từ đây, người ta tính toán được rằng, đối với hệ thống đơn kênh, để hiệu ứng SRS có thểảnh hưởng đến chất lượng hệ thống thì mức công suất phải lớn hơn 1W (nếu như hệthống không sử dụng khuếch đại quang trên đường truyền) Tuy nhiên, trong hệ thốngWDM thì mức công suất này sẽ thấp hơn nhiều vì có hiện tượng khuếch đại đối với cácbước sóng lớn, trong khi đó công suất của các kênh có bước sóng ngắn hơn lại bị giảm đi(do đã chuyển một phần năng lượng cho các bước sóng lớn) làm suy giảm hệ số SNR,ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống Để đảm bảo suy giảm SNR không nhỏ hơn 0,5 dBthì mức công suất của từng kênh phải thỏa mãn

Trong đó: N là số kênh bước sóng

∆f là khoảng cách giữa các kênh bước sóngNhư vậy, trong hệ thống WDM, hiệu ứng này cũng hạn chế số kênh bước sóng,khoảng cách giữa các kênh, công suất của từng kênh và tổng chiều dài của hệ thống Hơn

Trang 34

nữa, nếu như bước sóng mới tạo ra lại trùng với kênh tín hiệu thì hiệu ứng này cũng gâyxuyên nhiễu giữa các kênh.[2]

2.3.5.2 Hiệu ứng tán xạ do kích thích Brillouin SBS

Tán xạ Brillouin được hiểu như là sự điều chế ánh sáng của năng lượng nhiệt trongvật liệu Photon ánh sáng vào sợi quang chịu sự tương tác không tuyến tính và tạo ra nănglượng rung động trong thủy tinh cũng như tạo ra ánh sáng tán xạ Độ dịch tần số vàcường độ tán xạ biến đổi theo hàm của góc tán xạ, với giá trị lớn nhất là ngược với hướngtruyền và nhỏ nhất bằng không theo hướng truyền Do đó, tán xạ Brillouin chủ yếu vềhướng ngược hướng về nguồn và xa bộ thu, vì vậy làm giảm công suất ánh sáng tại bộthu Mức công suất mà tại đó tán xạ Brillouin trở nên đáng kể trong sợi quang đơn modetuân theo công thức:

(2.9)Trong đó: PB là mức công suất (W) cần thiết để tán xạ Brillouin trở nên đáng kể

a là bán kính sợi quang (µm)

λ là bước sóng của nguồn phát (µm)

α là suy hao của sợi quang (dB/km)

∆v là độ rộng pổ của nguồn (GHz)

Hiệu ứng SBS là hiệu ứng tương tự như hiệu ứng SRS, tức là có sự tạo thành của bướcsóng stoke với bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng tới Điểm khác nhau chính củahai hiệu ứng này là: hiệu ứng SBS liên quan đến các photon âm học, còn hiệu ứng SRSliên quan đến các photon quang Chính do sự khác biệt này mà hai hiệu ứng có nhữngảnh hưởng khác nhau đến hệ thống WDM Trong hiệu ứng này, một ánh sáng bị tán xạ docác photon âm học và làm cho phần ánh sáng bị tán xạ này dịch tới bước sóng dài hơn(tương đương với độ dịch tần là khoảng 11 GHz tại bước sóng 1550 nm) Tuy nhiên, chỉ

có phần ánh sáng bị tán xạ theo chiều ngược trở lại (tức là ngược chiều với chiều của tínhiệu) mới có thể truyền đi ở trong sợi quang Vì vậy, trong hệ thống WDM khi tất cả cáckênh đều cùng truyền theo một hướng thì hiệu ứng SBS không gây xuyên âm giữa cáckênh

Trang 35

Trong tất cả các hiệu ứng phi tuyến thì ngưỡng công suất để xảy ra hiệu ứng SBS

là thấp nhất, chỉ vài mV Tuy nhiên, do hiệu ứng SBS giảm tỷ lệ với ∆VB/∆VLaser (∆VB

là băng tần khuếch đại Brillouin, ∆VLaser là độ rộng phổ của laser) và băng tần khuếch đạiBrillouin là rất hẹp (chỉ khoảng 10 – 100 MHz) nên hiệu ứng này cũng khó xảy ra Chỉcác hệ thống với nguồn phát có độ rộng phổ rất hẹp mới có thể bị ảnh hưởng của hiệuứng SBS Người ta tính toán được mức công suất ngưỡng đối với hiệu ứng SBS như sau:

Trong đó: g là hệ số khuếch đại Brillouin

Aeff là vùng lõi hiệu dụng

k: đặc trưng cho mối quan hệ về phân cực giữa tín hiệu, bước sóng stoke và phân cực của sợi Đối với hệ thống thông thường thì k 2

∆VB là băng tần khuếch đại Brillouin

∆VP là độ rộng phổ của tín hiệu

Như vậy, hiệu ứng SBS sẽ ảnh hưởng đến mức công suất của từng kênh và khoảng cáchgiữa các kênh trong hệ thống WDM Hiệu ứng này không phụ thuộc vào số kênh của hệthống ([2],[3])

2.3.5.3 Hiệu ứng tự điều chế pha SPM

Hiệu ứng SPM thuộc loại hiệu ứng Kerr, tức là hiệu ứng trong đó chiết suất củamôi trường truyền dẫn thay đổi theo cường độ ánh sáng truyền trong đó:

(2.11)

Trong đó: n0 là chiết suất tuyến tính

n2 là hệ số chiết suất phi tuyến (n2 = 1,22.10-22(V/m)2 đối với sợi Silic)

E là trường quang

Hiện tượng này tạo nên sự dịch pha phi tuyến ΦNL của trường quang khi lan truyềntrong sợi quang Giả sử bỏ qua suy hao quang thì sau khoảng cách L, pha của trườngquang sẽ là:

Trang 36

Đối với trường quang có cường độ không đổi hiệu ứng SPM chỉ làm quay pha củatrường quang, do đó ít ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thống Tuy nhiên, đối với cáctrường quang có cường độ thay đổi thì pha phi tuyến ΦNL sẽ thay đổi theo thời gian Sựthay đổi theo thời gian này cũng có nghĩa là trong xung tín hiệu sẽ tồn tại nhiều tần sốquang khác với tần số trung tâm v0 một giá trị là δvNL, với:

Hiện tượng này còn gọi là hiện tượng dịch tần phi tuyến làm cho sườn sau của xung dịchđến tần số v < v0 và sườn trước của xung dịch đến tần số v > v0 Điều này có nghĩa là phổcủa tín hiệu đã bị giãn trong quá trình truyền Trong hệ thống WDM, đặc biệt khi khoảngcách giữa các kênh gần nhau, hiện tượng giãn phổ do SPM có thể dẫn đến giao thoa gâynhiễu giữa các kênh Hơn nữa, nếu xét đến ảnh hưởng của tán sắc thì thấy dạng xung bịbiến đổi dọc theo sợi Nếu gọi D là hệ số tán sắc của sợi thì

• Với D < 0: thành phần tần số cao sẽ lan truyền nhanh hơn thành phần tần số thấp Do

đó, xung bị giãn ra

• Với D > 0: thành phần tần số cao sẽ lan truyền chậm hơn thành phần tần số thấp làmcho xung bị co lại (nguyên lý truyền dẫn Soliton) Tuy nhiên, việc tạo ra Soliton phảiđược kiểm soát, nếu không sẽ có hiện tượng lúc đầu xung co lại, sau đó lại giãn ra rấtnhanh [2]

2.3.5.4 Hiệu ứng điều chế pha chéo XPM

Đối với hệ thông WDM, hệ số chiết suất tại một bước sóng nào đó không chỉ phụthuộc vào cường độ của sóng đó mà còn phụ thuộc vào cường độ của bước sóng khác lantruyền trong sợi Trong trường hợp này, chiết suất phi tuyến ứng với bước sóng thứ i sẽlà:

Trong đó: N là tổng số kênh quang

Ei, Ej là cường độ trường quang của bước sóng thứ i, jXPM có quan hệ đến phương thức điều chế, khi điều chế PSK thì ảnh hưởng đếntính năng của hệ thống là lớn nhất Có thể thông qua việc giảm công suất của các kênh tínhiệu để giảm XPM Ngoài ra, XPM không chỉ phụ thuộc vào công suất của kênh tín hiệu

Trang 37

mà còn phụ thuộc vào số kênh tín hiệu Số kênh tín hiệu càng nhiều thì ảnh hưởng củaXPM càng lớn.[2]

2.3.5.5 Hiệu ứng trộn bốn bước sóng FWM

Hiện tượng chiết suất phi tuyến còn gây ra một hiệu ứng khác trong sợi đơn mode,

đó là hiệu ứng FWM Trong hiệu ứng này, 2 hoặc 3 sóng quang với các tần số khác nhau

sẽ tương tác với nhau tạo ra các thành phần tần số mới Tương tác này có thể xuất hiệngiữa các bước sóng của tín hiệu trong hệ thống WDM, hoặc giữa bước sóng tín hiệu vớitạp âm ASE của các bộ khuếch đại quang, cũng như giữa mode chính hoặc mode bên củamột kênh tín hiệu Giả sử có 3 bước sóng với tần số ωi, ωj ωk thì tổ hợp tần số mới tạo ra

sẽ là những tần số ωijk thỏa mãn:

Theo quan điểm cơ lượng tử, hiệu ứng FWM là hiệu ứng mà trong đó có sự pháhủy photon ở một số bước sóng và tạo ra một số photon ở các bước sóng mới sao cho vẫnbảo toàn về năng lượng và động lượng Nếu gọi Pijk(L) là công suất của bước sóng ωijktrong sợi quang thì :

Trong đó: η là hiệu suất của quá trình FWM

c là vận tốc ánh sáng trong chân khôngSeff là diện tích vùng lõi hiệu dụng

Pi, Pj, Pk là công suất tương ứng của bước sóng λi, λj, λk, là độ cảm phi tuyến bậc 3

Hiệu suất η của quá trình FWM phụ thuộc vào điều kiện phù hợp về pha Hiệuứng FWM xảy ra mạnh chỉ khi điều kiện này được thỏa mãn (tức là động lượng photonđược bảo toàn) Về mặt toán học thì điều này có thể biểu thị như sau:

Vì trong sợi quang tồn tại tán sắc nên điều kiện phù hợp về pha rất khó xảy ra.Tuy nhiên, với môi trường truyền dẫn là loại sợi có tán sắc thấp và khoảng cách truyềndẫn tương đối lớn và các kênh gần nhau thì điều kiện này có thể coi là xấp xỉ đạt được

Trang 38

Do việc tạo ra các tần số mới là tổ hợp của các tần số tín hiệu nên hiệu ứng FWM

sẽ làm giảm công suất của các kênh tín hiệu trong hệ thống WDM Hơn nữa, nếu khoảngcách giữa các kênh là bằng nhau thì những tần số mới được tạo ra có thể rơi vào các kênhtín hiệu, gây xuyên âm giữa các kênh, làm suy giảm chất lượng của hệ thống Sự suy giảmcông suất sẽ làm cho dạng hình mắt của tín hiệu ở đầu thu bị thu hẹp lại nên sẽ làm giảmchất lượng BER của hệ thống [2] Vì các hệ thống WDM chủ yếu làm việc ở cửa sổ bướcsóng 1550 nm và do tán sắc của sợi quang đơn mode thông thường (sợi G.652) tại cửa sổnày là khoảng 18 ps/nm km, còn tán sắc của sợi tán sắc dịch chuyển (sợi G.653) là 0 (< 3ps.nm), do đó hệ thống WDM làm việc trên sợi đơn mode chuẩn thông thường (SSMF)

sẽ ít bị ảnh hưởng bởi hiêụ ứng FWM hơn hệ thống WDM làm việc trên sợi tán sắc dịchchuyển (DSF)

Ảnh hưởng của hiệu ứng FWM càng lớn nếu như khoảng cách giữa các kênh trong

hệ thống WDM càng nhỏ cũng như khi khoảng cách truyền dẫn và mức công suất củamỗi kênh lớn Vì vậy, hiệu ứng FWM sẽ hạn chế dung lượng và cự ly truyền dẫn của hệthống WDM

2.4 Các ưu điểm của hệ thống DWDM

So với hệ thống truyền dẫn đơn kênh quang, hệ thống DWDM có những ưu điểmnổi trội:

- Tận dụng được phần lớn băng thông của sợi quang, tạo ra được dung lượngtruyền dẫn lớn Công nghệ DWDM cho phép sử dụng toàn bộ tài nguyên băng thông rấtlớn của sợi quang (khoảng 25THz) để nâng cao dung lượng truyền dẫn của hệ thống

- Khoảng cách truyền dẫn xa bằng cách sử dụng công nghệ khuếch đại quang sợiEDFA

- Cho phép truy nhập nhiều loại hình dịch vụ: các bước sóng trong hệ thốngDWDM độc lập nhau, do đó có khả năng truyền nhiều loại hình dịch vụ trên cùngmột cáp sợi quang như: SDH, GE hay ATM…

- Hạn chế được số sợi quang cần sử dụng: hệ thống DWDM ghép nhiều bướcsóng trên một sợi quang nên tiết kiệm được rất nhiều cáp quang, từ đó có thể giảmđược cho phí xây dựng đường dây

Trang 39

- Khả năng nâng cấp và mở rộng dễ dàng, đáp ứng linh hoạt việc nâng cấp dung lượng

hệ thống Kỹ thuật DWDM cho phép tăng dung lượng của mạng hiện có mà không cầnphải lắp đặt thêm sợi quang Việc nâng cấp dung lượng đơn giản là cắm thêm card mớitrong khi hệ thống vẫn hoạt động

- Quản lý băng tần và cấu hình mềm dẻo, linh hoạt nhờ việc định tuyến và phân bố bướcsóng trong mạng DWDM nên có khả năng quản lý hiệu quả băng tần truyền dẫn và cấuhình lại dịch vụ mạng trong chu kỳ sống của hệ thống

- Ngoài ra còn ứng dụng để truyền nhiều chương trình truyền hình chất lượng cao, cự lydài.[3],[6]

• Bên cạnh những ưu điểm trên, hệ thống WDM còn có những hạn chế:

• Chưa khai thác hết băng tần hoạt động có thể của sợi quang ( chỉ mới tận dụngđược băng C và băng L)

• Chi phí cho khai thác, bảo dưỡng tăng do có nhiều hệ thống cùng hoạt động

2.5 Kết luận chương

Qua chương này, chúng ta hiểu được tại sao phải ghép kênh quang phân chia theobước sóng, nguyên lý ghép bước sóng quang, các tham số ảnh hưởng đến chất lượngtruyền dẫn và ưu điểm của công nghệ DWDM

Đồng thời ta hiểu được để giải quyết vấn đề băng thông và phát triển hệ thống đadịch vụ trên cùng một mạng, công nghệ DWDM đã thực hiện ghép nhiều bước sóng trêncùng một sợi quang Với việc tăng số bước sóng ghép trên một sợi quang một cách đáng

kể so với công nghệ WDM trước đây, điểm nổi bật của DWDM chính là khả năng chophép truyền trên sợi quang một lưu lượng khổng lồ lên tới hàng Terabits/s

Các hệ thống DWDM hiện nay làm việc trên các kênh bước sóng theo khuyếnnghị của ITU-T dành cho DWDM Nhiều bước sóng ghép trên một sợi quang đã mang lại

sự linh hoạt và mềm dẻo cho cả các dịch vụ và băng thông Mỗi kênh bước sóng có thểtruyền tải một loại lưu lượng khác nhau như SONET/SDH trên một kênh, ATM trên mộtkênh khác, tín hiệu thoại TDM hay Internet trên một kênh khác nữa

Trang 40

CHƯƠNG 3 CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MẠNG DWDM

3.1 Cấu trúc truyền dẫn cơ bản của mạng DWDM.

Hệ thống DWDM thực hiện ghép bước sóng danh định khác nhau (tương ứng vớicác tín hiệu kênh quang riêng lẻ) thành một chùm sáng và được truyền dẫn trên một sợi,trong đó mỗi kênh quang mang dịch vụ khác nhau

Cấu trúc cơ bản của hệ thống DWDM gồm các thành phần chính sau:

• Khối phát đáp quang OTU

• Khối tách/ ghép kênh quang MUX/DEMUX

• Khối khuếch đại quang sợi EDFA

• Khối xen/rẽ kênh quang OADM

• Khối bù tán sắc

• Khối kết nối chéo quang OXC

• Khối đường truyền

3.2 Khối phát đáp quang.

OTU (Optical Transponder Unit) là thiết bị được sử dụng để thực hiện sửa dạngtín hiệu Nó chuyển đổi những tín hiệu của các kênh quang đầu vào ở phía Client sidethành các tín hiệu quang chuẩn theo khuyến nghị G.692 của ITU-T để có thể truyền trên

hệ thống DWDM Nguyên lý hoạt động:

OTU thực hiện việc chuyển đổi quang - điện với các tín hiệu quang đưa vào ghépkênh theo khuyến nghị G.957 và thực hiện tái tạo tín hiệu, khôi phục định thời và khôi

Ngày đăng: 14/05/2016, 11:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w