Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cỡi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu Đin
Trang 1Đề 1: Nước Đại Việt ta là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
Bài làm
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó
“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo” Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỡi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Trang 2Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt Ta
có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy
và hoàn thiện Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác, Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá, ) Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả
Đề 2: Văn học và tình thương
Bài làm
Nhà phê bình Hoài Thanh trong văn bản "Ý nghĩa văn chương" từng viết: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có" Nhận định ấy đã nêu lên những tác động cơ bản của văn học đối với tình cảm con người Không dừng lại ở đó, giữa văn học và tình thương còn có những mối quan hệ sâu sắc
Văn học bao gồm những tác phẩm thơ, truyện, kịch, ca dao, hò vè vô cùng đa dạng, phong phú Một nội dung quan trọng của những tác phẩm ấy là phản ánh đời sống xã hội, thể hiện những tâm tư tình cảm của con người Đó là tình anh em sâu nặng, tình bạn bè, cô trò cảm động trong "Cuộc chia tay của những con búp bê" (tác giả Khánh Hoài), "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến; đó là tình cảm gia đình sâu sắc trong những bài ca dao về tình cảm gia đình; là tình thương đối với những kiếp người bé nhỏ, mong manh trong chùm ca dao than thân, trong bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan, trong vở chèo "Quan Âm Thị Kính",
Qua những tác phẩm ấy, văn học đã ngợi ca tình yêu thương đẹp đẽ, trong sáng, cao thượng giữa người với người, giữa người với vạn vật xung quanh Từ đó, văn học xây đắp, bồi dưỡng cho ta tình yêu thương đối với những người thân yêu, với những người hàng xóm, bạn bè, với quê hương đất nước Đọc
Trang 3bài ca dao "Công cha như núi Thái Sơn ”, người đọc thấm thìa hơn công ơn "như núi”, "như nước trong nguồn chảy ra" của cha và mẹ Bài ca dao khiến ta biết yêu hơn, biết thương hơn những đấng sinh thành Đọc truyện ngắn "Cuộc chia tay của những con búp bê" của Khánh Hoài, ai cũng rưng rưng cảm động và thấy xót thương cho những số phận bé thơ sớm phải chịu cảnh gia đình chia lìa đôi ngả "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến lại khiến người đọc thấy trân trọng và tin yêu vào tấm lòng của những người bạn hữu trong cuộc đời, Có thể nói văn học chính là dòng suối ngọt mát bồi đắp những yêu thương cho tâm hồn con người Nó khiến mỗi chúng ta biết yêu thương, quan tâm chia sẻ với nhau để sống nhân văn
và ý nghĩa hơn giữa cuộc đời này
Đến lượt mình, tình thương trở thành nguồn gốc, động lực cho sự ra đời của văn học Trong "Ý nghĩa văn chương", Hoài Thanh đã dùng một câu chuyện - một hình ảnh thật hay để lí giải nguồn gốc của thơ ca hay chính là văn học nghệ thuật nói chung: Một tu sĩ khóc thương một con chim nhỏ bị thương, tiếng khóc - lòng thương của ông đã bật lên thành tiếng thơ ca Thật vậy, phải có lòng yêu quý, trân trọng tấm lòng của bạn sâu sác, Nguyễn Khuyến mới chắp bút viết nên "Bạn đến chơi nhà" hóm hĩnh Phải có một tấm lòng dầy ưu tư, đa cảm trước tình đời, tình người Bà Huyện Thanh Quan mới viết nên những câu thơ đầy cảm động:
"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia"
Trong nỗi "nhớ nước", "thương nhà" của tác giả là một khối sầu thương u ẩn về thời thế và cuộc đời Văn chương, nói như học giả Lê Quý Đôn: "Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần", thực sự được bắt nguồn từ tình yêu thương bao la giữa người với người, giữa con người và vạn vật
Có thể nói, giữa văn học và tình thương có mối liên hệ qua lại rất mật thiết Văn học bồi đắp tình thương và tình thương trở thành nguồn gốc, động lực của văn học Điều đó cho ta những bài học quan trọng trong việc học văn và xây dựng tình cảm với người thân, bạn bè, cộng đồng Học văn là để làm đẹp, làm phong phú cho tâm hồn và ngược lại, khi đọc văn - học văn phải biết "lấy hồn ta để cảm hồn người",
có vậy mới thấm thìa hết những giá trị nhân văn sâu sắc của các tác phẩm văn học
Đề 3: Câu nói của M.Go-rơ-ki :"Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức,chỉ có kiến thức mới là con đường sống."
Bài làm
BÀI VĂN 1
M.Go-rơ-ki là một nhà văn, một nhà hoạt động chính trị người Nga, ông là một nhà văn xuất sắc, các tác phẩm của ông được các bạn trẻ trên toàn thế giới đón nhận Một trong những câu nói nổi tiếng của ông là: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiên thức chỉ có kiến thức mới là con đường sống” đã tác động đến các bạn trẻ rất nhiều
Trang 4Vậy sách là gì? Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu và là kho tàng quý báu của nhân loại Sách còn là di sản văn hoá của mỗi dân tộc trên đất nước được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Sách cũng là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này Kiến thức là nguồn hiểu biết vô tận, là những thông tin, những kinh nghiệm được đi kết quả các thế
hệ ở mọi lĩnh vực Vậy sách và kiến thức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Tại sao sách là con đường sống? Vì sách là nguồn kiến thức vô tận của loài người Tất cả mọi thứ từ
xa xưa, con người đều ghi lại trên thẻ tre, hòn đá hay nềN đất sét Thời nay, con người đã biết chế tạo ra giấy rồi ghi lại những thông tin mà người cổ xưa để lại và đúc kết thành một cuốn sách Và khi đó, nhiều tác giả tài năng với những cuốn sách tuyệt vời phục vụ cho lợi ích của cộng đồng Từ sách cổ xưa, ta lại nghiên cứu sâu hơn về những điều bí ẩn trong cuộc sống mà chưa khám phá hết được Và với những kiến thức vốn có sẵn, ta có thể tìm ra những lối đi thích hợp trong đời sống của con người
Vậy sách có tác dụng gì? Sách giúp con người hiểu sâu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các loại sách khoa học; hiểu sâu hơn về tâm lí, tình cảm qua những cuốn truyện dài, ngắn hoặc tiểu thuyết; hiểu sâu hơn về cơ thể con người qua các loại sách y học; sách âm nhạc giúp ta biết thêm về cuộc đời nghệ thuật của những người nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới mà mình yêu thích Sách còn cung cấp cho chúng ta nhiều điều mới lạ và thú vị hơn nữa qua nhiều loại sách khác nhau Không những vậy, sách còn
là một công cụ để gắn kết nhiều dân tộc trẽn thế giới, giúp dân tộc này hay công dân nước này hiểu thêm
về dân tộc kia hay công dân nước kia về mặt xã hội, kinh tế, du lịch,
Bên cạnh đó, vẫn có những loại sách hay truyện đen, sách có nội dung không hay, thô tục như văn hoá phẩm đồi trụy gây ảnh hưởng đến nhiều người nếu như quá tò mò về những nội dung ấy gây ra các hậu quả khó lường, tệ nạn xã hội ngày một tăng Không những ham mê đọc sách mà ta còn phải khôn ngoan lựa chọn cho mình những loại sách phù hợp với lứa tuổi, tình trạng hiện tại, hoàn cảnh gia đình để tránh
sa vào các tệ nạn xã hội chỉ vì tính tò mò của bản thân
Sách là một vật rất cần thiết cho mỗi con người chúng ta Nhờ sách soi sáng mà ta có thể đi đúng hướng tiến lên phía trước hướng gần đến tương lai và thành công hơn nữa Ngày nay, vẫn có nhiều phương pháp học khác nhau như học qua In-tơ- nét, qua trang web Nhưng đọc sách vẫn là cách hiệu quả nhất vì nó bồi dưỡng kiến thức rõ hơn, ta sẽ hiểu hơn và cố gắng rèn luyện nề nếp học tập như câu nói của M.Go-rơ-ki
BÀI VĂN 2 Trong cuộc đời của mỗi con người, sách luôn là một vật rất quan trọng không thể thiếu được Nó như
là một món ăn tinh thần giúp con người giải trí sau những giờ phút căng thẳng Vì thế, khi nhận định về sách, M.Go-nư-ki đã nói: ‘‘Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” Vậy, chúng ta hiểu gi về câu nói trên?
Nếu ví tri thức nhân loại như biển cả mênh mông thì sự hiểu biết của mỗi con người chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông ấy Con người không ngừng tìm hiểu về những kiến thức trong “đại dương” ấy để rồi lớn lên, để tạo nên tiếng nói cho riêng mình, để trở thành người có ích Vậy, bàng cách nào họ có thể làm được như vậy? Đó cũng nhờ sách mà ra Sách là nguồn kiến thức tổng hợp từ xưa đến nay Từ thời xa xưa, khi chưa có sách, hình thức học của con người chỉ là chữ viết khắc trên đá, trên thẻ tre, Sách là vô tận, sách giúp ta xuyên thời gian đi vào thế giới cố tích, tìm hiểu những trang sử hào hùng của các anh hùng dân tộc, tìm hiểu về những nơi ta chưa từng đến Từ nước Việt Nam nhỏ bé trên
Trang 5bản đồ thế giới, thông qua sách, ta có thể đến những nước ở tận Châu Mỹ, Châu Phi, tìm hiểu về nlùmg nét văn hoá đặc sắc của họ
Sách có rất nhiều loại Sách khoa học giúp ta tìm hiểu về những phát minh vĩ đại của những bậc thầy vật lí như Niu-tơn, Ác-si-mét, Sách lịch sử giúp tìm hiểu về các trận chiến của các vị tướng lãnh đạo tài
ba Sách kinh tế chính trị giúp ta hiểu biết thêm thông tin về tình hình xã hội có gì đối mới Ngoài ra, khi đọc tiểu thuyết, thơ, truyện dài, giúp ta mở mang trí óc, làm não hoạt động không ngừng liên tưởng về những tình huống xảy ra trong sách Sách ghi nhận biết bao điều để con người học tập Sách như một người bạn của chúng ta Đặc biệt đối với học sinh, sách giáo khoa là người bạn tri kỉ rất quan trọng Nó giúp chúng ta học tập tốt hơn Ngoài ra, bên cạnh sách giáo khoa còn có sách tham khảo, sách giải bài tập nâng cao, giúp nâng trình độ học tập của ta lên một bậc cao hơn
Một người có thể tự học mà không cần thầy cô nhưng nhất định phai có sách Sách giữ vai trò quan trọng, nó dường như không thể thiếu được Sách mở đường cho ta những chân trời mới, giúp ta khám phá
ra những điều mà ta không ngờ tới Chúng dẫn ta vào các câu chuyện cổ tích để rồi rút ra bài học quý giá cho đời Sách tổng hòa kinh nghiệm và tâm huyết của những người viết ra nó Cũng chính vì vậy mà M.Go-rơ-ki khuyên chúng ta: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”
Nhưng bên cạnh đó, khi sử dụng sách cần bảo quản sách cho tốt Khi đọc sách xong cần để ngăn nắp, không vứt bừa bãi Tránh làm sách lại bị ướt, nhăn, Ngoài ra, cách đọc cũng rất quan trọng, khi đọc sách cần chú ý tư thế ngồi và nơi đọc sác có đủ điều kiện ánh sáng Cách tốt nhất là không nên nằm đọc sách, như thế sẽ hư mắt
Ngoài sách tốt, trong xã hội đang dần xuất hiện các loại sách đồi trụy, gieo vào đầu con người những ý nghĩ xấu, những việc làm sai trái đã làm họ thay đổi cách suy nghĩ Các loại sách như vậy, chúng ta không nên đọc Do đó, phải chọn sách mà đọc, chọn những cuốn sách phù hợp với bản thân mà đọc Chúng ta ai cũng không muốn mê muội hão huyền để rồi sống một cách vô nghĩa Hãy đặt sách lên trên cuộc đời chứ đừng đắm mình vào sách một cách vô nghĩa Có nghĩa là chúng ta phải lấy những kiến thức, những bài học từ sách mà áp dụng vào đời sống Đó mới là mục đích chính của việc đọc sách Một cuốn sách sẽ trở nên vô cùng ý nghĩa
Hay là tẻ nhạt đều dựa vào người đọc nó Cho nên hãy yêu sách và biến cuốn sách trở thành vật vô giá, vận dụng sách vào đời sống để hoàn thiện bản thân
Thực tế, một người có thể đọc rất nhiều sách nhưng tài năng của họ không phụ thuộc vào số lượng sách mà họ đọc được mà chính là nguồn tri thức họ nhận được từ sách Câu nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” của M.Go-rơ-ki quả thật không sai Riêng tôi, tôi sẽ học thật giỏi và vận dụng những điều sách dạy để tôi trở thành con ngoan trò giỏi giúp ích cho đời
BÀI VĂN 3 Trong cuộc sống con người có rất nhiều điều mà chúng ta không hề biết đến Vì vậy chúng ta pHải cần đến những quyển sách đế mở mang tri thức cũng như sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh Sách đúng là một thứ tuyệt vời các bạn nhỉ? Chính vì thế nên M.Go-rơ-ki đã từng nói: “Hây yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” Vậy các bạn có suy nghĩ gì về câu nói này? Muốn tìm hiểu câu nói trên thì trước tiên chúng ta cần phải biết sách là gì? Sách chính là vật dùng để ghi chép, bảo lưu những kiến thức, kinh nghiệm sống hay những nhận thức trong các lĩnh vực tự nhiên,
xã hội, Thật ra, từ xa xưa, sách đã được hình thành bằng chữ viết của con người trên những thanh tre,
Trang 6thanh trúc Dần dần người ta nâng cấp nó lên thành một quyển sách có hình, có chữ màu được in ra rõ và đẹp hơn Điều này lại càng khẳng định vai trò quan trọng của sách trong đời sống Nó đã cho ta những kiến thức, giúp ta rèn luyện trí tuệ và biết nhận định về những việc phải trái, đúng sai trong cuộc sống Bây giờ, thế giới đang rất phát triển nên mỗi con người cần phải có những kiến thức sâu rộng hơn Và chỉ
có những quyển sách mới có thể cho ta được những hiểu biết vô tận và các bài học bổ ích để ta có thể theo kịp tiến độ hiện nay
Ngoài ra, sách bây giờ còn rất đa dạng, phong phú với nhiều lĩnh vực và thể loại khác nhau Điển hình
là có nhũng cuốn sách nấu ăn dạy ta làm ra những món ăn ngon, sách thủ công thì giúp ta tạo ra những con vật dễ thương, ngộ nghĩnh Đồng thời, đọc sách cũng là con đường ngắn nhất dẫn đến những nơi xa xôi nhất Đúng thật là vậy, sách có thể đưa bạn vượt thời gian để trở về với lịch sử hay đưa bạn đến mọi miền đất nước tham quan Nhưng đối với học sinh thì những quyển sách giáo khoa là không thể thiếu được Sách Văn có thể bồi dưỡng tâm hồn con người hay cho ta biết thêm về cuộc sống đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến Hoặc sách Toán có thể giúp ta tính toán nhanh nhẹn, đầu óc thông minh hơn Đặc biệt, thị trường hiện nay còn có những cuốn văn mẫu, giải bài tập toán khó, Có thể nói sách cũng giống như người thầy, người cô thầm lặng dạy cho ta những điều hay, lẽ phải Sách còn là một phương tiện học tập nhỏ gọn và ít tốn kém nhất Nhưng đối với học sinh chúng ta thì sách là một người bạn đồng hành thân thiết trên con đường học vấn
Bên cạnh đó, sách còn giúp cho chúng ta thư giãn, xả stress sau những giờ học căng thẳng mệt mỏi bàng những cuốn truyện cười vui tươi Các bạn biết không, sách còn dạy cho ta những đạo lí làm người, làm con Hoặc cùng có những cuốn truyện gợi cho ta về tình bạn thiêng liêng, cao cả và tinh thần đoàn kết vĩ đại Ôi! Sách quả là tuyệt vời! Nó như có một ma thuật khiến ta cỏ thể cảm thấy buồn vui, xúc động tùy vào từng thể loại sách Cũng như âm nhạc nó có thể lay động tâm hồn, cuộc sống con người Vì vậy chúng ta hãy yêu sách, các bạn nhé!
Trong thơ văn cũng có rất nhiều câu nói ca ngợi về sách như là: “Sách là ánh sáng soi đường cho văn minh”, “Đọc sách là mở một cái cửa nhìn vào thế giới thần tiên” Nhắc đến đọc sách chắc hẳn có nhiều người cũng chưa biết đọc sách đúng cách Đọc sách phải đọc bằng cả trái tim và phải có khoảng cách thích hợp ở nơi đầy đủ ánh sáng Đặc biệt khi đọc sách cũng phải biết giữ gìn, không được quăng bừa bãi hay làm rách sách
Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, chúng ta cũng cần phải 'biết cách phân biệt sách tốt và sách đen Sách tốt là sách giúp con người biết sống nhân ái, vươn đến những điều cao đẹp Còn sách đen sẽ khiến con người trở nên ích kỉ với những lối sống đồi trụy, xấu xa
Qua đó, ta cũng đã biết được vai trò quan trọng của sách Vì vậy, chúng ta phải biết trân trụng và yêu quý nó Không được vứt bỏ bừa bãi khi đã đọc qua nó Riêng; tôi cũng sẽ gìn giữ và bảo vệ sách - đó là những nguồn kiến thức vô tận của nhân loại Còn các bạn có suy nghĩ và cảm nhận giống tôi không?
Đề 4: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ , hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
Trang 7Bài làm
Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá
Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc
Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu,
Dự Nhượng, Kỉ Tín, Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình
Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa
Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn Ông
đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!
Trần Quốc Tuấn cũng vậy Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái
độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học
từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai
Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…
Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển
Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ
vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa” Từ việc có
ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này
Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn công
Trang 8Đề 5: Tuổi trẻ và tương lai.
Bài làm
Trong cuộc sống hằng ngày, ai cũng biết rằng tuổi trẻ là một thành phần, yếu tố quan trọng , ảnh hưởng đến tương lai đất nước, vì thế mà Bác đã căn dặn: “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt nam có bước đến đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em” Chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của tuổi trẻ với tương lai đất nước
Tuổi trẻ là những công dân ở lứa thành niên, thanh niên là thế hệ măng đã sắp thành tre, là người đã đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận biết vai trò của mình đối với bản thân, xã hội
Tuổi trẻ của mỗi thời đại là niềm tự hào dân tộc, là lớp người tiên phong trong công cuộc xây dựng, đổi mới, phát triển đất nước
Tương lai đất nước là vận mệnh, là số phận của đất nước mà mỗi công dân sẽ góp phần xây dựng, phát triển, trong đó quan trọng nhất là thế hệ trẻ
Thế kỉ 21, thế kỉ của sự phát triển, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá kinh tế, đất nước Để có thể bắt kịp đà phát triển của những nước lớn mạnh thì đòi hỏi sự chung sức đồng lòng của tất cả mọi người
mà lực lượng chủ yếu là tuổi trẻ Bởi đó là lực lượng nồng cốt, là chủ nhân tương lai, là nhân vật chính góp phần tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho non sông Tổ quốc
Tuổi trẻ hôm nay là tôi, là bạn, là những anh chị đang có mặt trên giảng đường đại học,đang hoạt động bằng cả tâm huyết để cống hiến sức trẻ với những đam mê cùng lòng nhiệt tình bốc lửa Tuổi trẻ tốt thì xã hội tốt, còn xã hội tốt sẽ tạo điều kiện cho tầng lớp trẻ phát triển toàn diện, sinh ra những người con có ích cho đất nước, đó là điều tất yếu, hiển nhiên mà ai cũng biết
Bài làm 2 Người Việt nam thường nói: “tre già măng mọc”, “con hơn cha là nhà có phúc” Vấn đề truyền thống
là mạch ngầm trong lòng dân tộc, là sức sống diệu kì trong hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước Cha ông ta trao cho con cháu ngọn lửa thiêng liêng của nền văn hóa, văn hiến và hơn ai hết tuổi trẻ của thế hệ hôm nay phải có sứ mệnh thắp sáng hơn, đưa ngọn lửa thiêng liêng ấy đến đài vinh quang trong tương lai
Thời kì nào cũng vậy, dân tộc nào cũng vậy, tuổi trẻ là nguồn tài nguyên vô giá và là nhân vật chính tạo nên cái thế, cái dáng đứng cho Tổ quốc, cho dân tộc
Tuổi trẻ là thế hệ măng đã sắp thành tre, là những con người đủ điều kiện, đủ ý thức để nhận thức vị trí của mình trong cuộc đời đối với chính mình và xã hội
Tuổi trẻ của đất nước hôm nay là bạn, là những anh chị hơn mình tuổi tác đang có mặt trong các giảng đường Đại học, Cao đẳng, đang hoạt động bằng tâm huyết của mình để cống hiến nhiều nhất sức trẻ với
sự đam mê, hăng say, nhiệt tình bốc lửa
Trang 9Nhiệm vụ của tuổi trẻ thời nào cũng có những mục đích rất cụ thể Thời kì chống Pháp, chống Mĩ, hàng triệu thanh niên đã ngã xuống, đem lại độc lập, tự do cho đất nước Giờ đây, hàng triệu Thanh niên Việt Nam cần phải thấm nhuần lời dạy của Bác là phải: “Học tập tốt, lao động tốt” Hơn bao giờ hết chúng ta cần suy ngẫm tới những lời nói vàng ngọc xuất phát tự đáy lòng của Bác trong “Thư gửi học sinh Việt Nam” nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm Châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu”
Ngay những ngày đầu mở nước, Bác đã quan tâm diệt giặc *** Bác coi loại giặc này còn nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm Với kinh nghiệm từng trãi, với việc chứng kiến nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới Bác đã hiểu rằng: “Một dân tộc dốt nát, dân trí thấp thì trước sau cũng chỉ là nô lệ cho thế lực bên ngoài”
Nói đến tuổi trẻ hôm nay là nói tới việc học hành Tuy nhiên, có người coi chuyện học hành như một việc khổ sai Việc học là sự thúc ép của cha mẹ, của thầy cô Việc học không tự giác đã dẫn tới lười biếng, cẩu thả Chính mình tự đầu độc mình bằng…học Người ta coi học tập là ngày hội, thì một số người coi học tập là nỗi nhọc nhằn phải chịu đựng Kiến thức các bộ môn cứ y như cỏ rơm mà con người phải nhai lại vậy
Có người coi chuyện học tập, chuyện thi cử chỉ là hình thức Bởi họ cần bằng cấp không cần kiến thức
Có bằng cấp họ lại được “sắp”, “xếp” vào những vị trí như mong muốn của bản thân, thậm chí theo như ý của các ông bố, bà mẹ Vị trí của họ sớm đã được xác định nên dẫn tới một bộ phận thanh niên không đem hết tài sức để phấn đấu Thật nguy hại cho lối học cơ hội này bởi lối học đó sẽ tạo nên những nhân cách cơ hội, phương cách làm giàu “kiểu chụp dật may rủi” chúng chẳng những không đưa nước ta sánh vai với các cường quốc mà ngược lại chúng làm dân tộc ta tụt hậu, lụn bại…
Thời đại của tri thức, của khoa học công nghệ Ai nắm được tri thức công nghệ, người ấy sẽ nắm chiếc đũa thần để tạo bước đi thần diệu cho đất nước Nhiệm vụ của tuổi trẻ phải có chiếc đũa thần ấy Bất cứ ai
ở tuổi ăn học, phải tạo mọi điều kiện, tiếp cận với tri thức Chỉ có tri thức dồi dào, đạo đức nhân tâm trong sáng, khát vọng sống, lao động cống hiến mãnh liệt trong tầng lớp tuổi trẻ thì tương lai của dân tộc mới sáng lạn, lấp lánh hào quang
Tuổi trẻ Việt Nam không phải không có nhân tài Nhưng tất cả tuổi trẻ Việt Nam phải biết hóa thân cho “dáng hình xứ sở” Mọi người phải là anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân ngày nào
“Đoàn vệ quốc quân một ngày ra đi
Nào có sá chi đâu ngày trở về
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi…”
Chúng ta phải học tập với tinh thần quyết chiến, quyết thắng Phải coi chuyện học tập hằng ngày của chúng ta là những chiến công Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thanh niên ta hiện nay cần phải lập những Điện Biên Phủ mới để đưa đất nước bước vào kỉ nguyên huy hoàng, ấm no, hạnh phúc… “Thành công là do 99% tài năng và 1% may mắn” Tôi, bạn và những người lắng nghe dòng tâm sự này hãy cố gắng nỗ lực hết mình để Việt Nam mãi trường tồn với thời thời gian,vĩnh cửu trên thế giới
Bài làm 3 Trong thư gởi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh
Trang 10quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" Lời nhắn nhủ của Bác một lần nữa càng giúp ta thấm thía hơn vai trò, trách nhiệm của thế hệ với tương lai đất nước
"Một năm khởi đầu từ mùa xuân Cuộc đời khởi đầu từ tuổi trẻ Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" Vâng, tuổi trẻ là chặng đời con người có thể có những đóng góp lớn lao nhất cho xã hội Vì sao vậy? Bởi
lẽ, tuổi trẻ là tuổi sung sức nhất trong cuộc đời mỗi con người Tuổi trẻ là tuổi ôm ấp bao ước mơ, hoài bão Tuổi trẻ là tuổi năng động và sáng tạo Tuổi trẻ cũng là tuổi có sức bật mạnh hơn hết thảy Với tất cả những phẩm chất tinh tuý ấy, không bàn cãi gì nữa, thế hệ trẻ sẽ là những chủ nhân của đất nước, sẽ là nguồn động lực hàng đầu trong công cuộc xây dựng một đất nước phát triển và giàu mạnh Song, để có thể sống và đóng góp một cách trọn vẹn, viên mãn nhất cho đất nước, tuổi trẻ cũng cần chuẩn bị cho mình những hành trang cần thiết để tiến vào tương lai, đảm đương vai trò, sứ mệnh thiêng liêng của mình Tuổi trẻ ấy không ai khác chính là chúng ta, thế hệ học sinh, sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường Vậy, chúng ta phải chuẩn bị những gì cho hàng trang đi vào tương lai? Thiết nghĩ, trước hết chúng ta phải
là những con người có đọc dức tốt, có nhân cách cao đẹp Đồng thời, phải không ngừng nỗ lực để nâng cao tri thức, hiểu biết, trí tuệ nhằm đem tài năng của mình phục vụ cho Tổ quốc Nghĩa là, mỗi người phải phần đấu để trở thành con người toàn diện, vừa có đức, vừa có tài Lời Bác dạy vẫn còn đó: "Có tài mà không có đức là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó
Con đường tiếp cận tri thức của nhân loại là cả một hành trình không mệt mỏi, không có chỗ dừng Để
có thể thực sự trở thành những chủ nhân vững vàng của đất nước tương lai, ngay từ bây giờ, mỗi chúng ta phải không ngừng học tập, nắm bắt một cách đầy đủ những kiến thức cơ bản để có thể tiến xa hơn trên con đường khám phá tri thức nhân loại, trở thành lực lượng lao động tri thức, trở thành những con người cốt cán của thời đại khoa học kĩ thuật
Tương lai đất nước phụ thuộc vào việc học của chúng ta Lời nhắn nhủ của Bác đặt trong hoàn cảnh hiện nay càng sâu sắc hơn bao giờ hết Sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, của hoa học tự nhiên, khoa học xã hội sẽ không chấp nhận những ai bằng lòng với những gì mình đang có.Điều đó cũng có nghĩ làm không chịu học, không ham học thì chúng ta sẽ bị tụt hậu Chắc chắn, sứ mệnh của những chủ nhân tương lai sẽ không phải là chúng ta Điều này quả là ngoài ý muốn của những ai biết yêu Tổ quốc, giống nòi, biết tự hào với truyền thống cao đẹp của "con Hồng cháu Lạc"
Vậy chúng ta phải học tập như thế nà để có thể đáp ứng được yêu cầu lớn lao đó? Thiết nghĩ, mỗi người phải ý thức rõ vai trò chủ nhân tương lai đất nước Không ngừng học tập và học hỏi, học với tất cả
sự nhiệt tình và niềm say mê khám phá không ngừng để tiếp cận chân lí của tri thức nhân loại Xác định
rõ mục tiêu học tập vinh quang ấy, mỗi học sinh phải xem những tấm gương hiếu học, những gương mặt tài năng trẻ không chỉ là niềm tự hào của tuổi trẻ chúng ta mà còn là cái đích vươn lên của mỗi con người Trau dồi kiến thức, học đến đâu chắc đến đó; kết hợp học với hành, lí thuyết gắn với thực nghiệm để có kích thích sáng tạp; tìm tòi cái mới Và tất nhiên, không bao giờ quên ý thức trau dồi trở thành con người toàn diện cả tài và đức Bởi chỉ thực sự có tài và có đức thì mới mong đóng góp được nhiều cho đất nước, cho dân tộc
Bác mong các cháu ma khôn lớn
Nối gót ông cha bước kịp mình
(Tố Hữu)