Thông qua Sông Đà, bằng ngòi bút tài hoa, già dặn của mình, Nguyễn Tuân không chỉ phác họa đượcbức chân dung ông lái đò trên sông Đà, bức chân dung người lao động trên sông nước được nân
Trang 1Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi
gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sông và cái chết
GỢI Ý
- Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về hạnh phúc, về lẽ sông và cái chết Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
+ Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được Tôi muốn được là tôi toàn vẹn
+ Sống nhờ vào đồ đạc của cải của người khác đã là chuyện không nên đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt Ông chỉ nghĩ đơn giả là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết.
- Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và thấm thía qua lời thoại này.
+ Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa Không thể
có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi, con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đổ lỗi cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn
+ Thứ hai, sống thực sự cho ra một con người quả không dễ dàng, đơn giản Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là chính mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa Những lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật
đã ý thức rõ về tình cảm trớ trêu, đầy tính chất bi hài của mình thấm thìa nỗi đau khổ ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc Đế Thích xuất hiện.
Trang 2Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con, cháu), nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào trạng thái bất ôn và phải chịu đau khố? Trương Ba có thái độ như thế nào trước
những rắc rối đó?
GỢI Ý
Nỗi đau khổ tuyệt vọng của hồn Trương Ba càng được đẩy lên khi đối thoại với những người thân:
- Người vợ mà ông rất mực thương yêu giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ
đi Với bà “đi đâu cũng được còn hơn là thế này” bà đã nói ra cái điều mà chính ông cũng cảm nhận được: “Ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trươm Ba làm vườn ngày xưa”.
- Cái Gái, cháu ông bây giờ không cần phải chú ý Nó một mực khước từ tình thân (tôi không phải là cháu ông Ông nội tôi chết rồi) Cái Gái yêu quý ông bao nhiêu thì bây giờ nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “tò bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong sốt mê man ý cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền Với nó, “ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy” Nỗi giận dữ cái Gái biến thành sự xua đuổi quyết liệt “ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! lão đồ tể, cút đi!”.
- Người con dâu là người sâu sắc, chín chắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt Chị cảm thây thương bố chồng trong tình cành trớ trêu Chị biết ông khổ lắm ukhổ hơn xưa nhiều lắm" Nhưng nỗi buồn đau trước cảnh gia đình “như sắp tan hoang ra cả” khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó Thầy bảo con: cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả như lệch lạc, nhoà mờ dần đi đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa ”
Tất cả những người thân yêu của hồn Trương Ba đều nhận ra cái nghịch cảnh trớ trêu Họ đã nói ra thành lời bởi với họ ngày chôn xác Trương Ba xuống đất họ đau,
họ khổ, nhưng “cũng không khổ bằng bây giờ”
Sau tất cả những đối thoại ấy, mỗi nhân vật bằng cách nói riêng, giọng nói riêng của mình đã khiến hồn Trương Ba không thể chịu nổi Nỗi cay đắng với bán thân mình cứ lớn dần lớn dần, muốn đứt tung, muốn vọt trào Đặc biệt sau hàng loạt câu hỏi cỏ vẻ tuyệt vọng của chị con dâu: “Thầy ơi, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vỏ tôt lành như thầy của chúng con ngày xưa kia? Làm nế nào, thầy ơi?” thì dường như hồn không thể chịu đựng hơn được nữa.
Trang 3Nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã để cho hồn Trường Ba còn lại trơ trọi một mình với nỗi đau khổ, tuyệt vọng lên đến đỉnh điểm, một mình với những lời độc thoại đầy chua chát đầy quyết liệt: “Mày đã thắng thế rồi, cái thân xác không phải của ta ạ Nhưng lẽ nào ta tại phải chịu thua mày”, khuất phục mày và tự đánh mất mình?
“Chẳng lẽ không còn cách nào khác!” Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác? Có thật không còn :ách nào khác? Không cần đến đời sống do mày đem lại! Không cần! Đây là lời độc thoại có tính chất quyết định tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt khoát.
Trang 4Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy\" với một lời độc thoại
đầy khẩn thiết GỢI Ý
- Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: “Không, không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi lắm rồi! Cái thân kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ
mi, ta muôn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này dù chỉ một lát”.
Rõ ràng hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ, những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với cái ước nguyện khắc khoải của hồn đã nói lên điều đó Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi thân xác mà hồn ghê tởm Hồn ghê tởm không còn là mình nữa Trương Ba bây giờ đâu còn là một người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con, quan tâm tới hàng xóm láng giềng như ngày trước Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi Trương ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phủ phàng lắm Người đọc, người xem càng lúc càng thấy
rõ điều đó qua các đối thoại và hồn Trương ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.
- Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối
lí, bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn thì hồn vẫn phải thừa nhận Đó là cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với "tay chân run rẩy”,
”hơi thở nóng rực”, ”cổ nghẹn lại” và "suýt nữa thì ” Đó là cái lần ông tát thằng con ông ”toé máu mồm máu mũi”., tất cả đều là sự thật Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả sự thật ấy khiến hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để nguỵ biện: ”ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn ” Trong cuộc đối thoại này xác thắng thế nên rất hả hê tuôn ra với những lời thoại dài với giọng khi thì mỉa mai cười nhạo, khi thì lên mặt dạy đời, chỉ trích, châm chọc Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với những giọng nhát gừng kèm theo tiếng than, tiếng kêu Không chỉ đau khổ, hồn còn xấu hổ thấy những lời nói công khai của xác mà trước đó hồn
đã cảm thấy mà không muốn ít nói ra, nhận thấy mà không không muốn thừa nhận.
Trang 5Cảm nhận về hồn trương ba da hang thịt của lưu quang vũ
BÀI LÀM
Như chúng ta đã biết, Lưu Quang Vũ trở thành một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch những năm tám mươi của thế kỉ XX, một nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn hoá nghệ thuật Việt Nam hiện đại Nhiều vở kịch của ông đã gây chấn động dư luận, ta có thể kể đến: Lời nói dối cuối cùng, Lời thề thứ 9, Nàng xi la Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong số đó.
Hồn Trương Ba, da hăng thịt (viết năm 1981 đến năm 1984 mới ra mắt công chúng) là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước Từ một cốt truyện dân gian, tác giả đã xây dựng thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí và nhân văn sâu sắc.
Tóm tắt nội dung vở kịch: Trương Ba đánh cờ bị Nam Tào bắt chết nhầm Vì muốn sửa sai, nên Nam Tào và Đế Thích cho hồn Trương Ba sống lại, nhập vào xác anh hàng thịt vừa mới chết Trú nhờ linh hồn trong thể xác anh hàng thịt Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt chống, gia đinh Trương Ba cũng thấy anh xa lạ ; bản thân Trương Ba thì khổ vì phải sống trái tự nhiên, giả tạo Đặc biệt thân xác hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói xấu, một số nhu cầu vốn không phải của chính bản thân mình Trước nguy cơ tha hoá về nhân cách và sự phiền toái do mượn thân của kẻ khác Trương Ba quyết định trả lại xác cho hàng thịt và chấp nhận chết, để "không còn cái vật quái gở mang lên "Hồn Trương Ba da hàng thịt nữa Trước khi lìa đời, hồn Trương Ba dặn
dò, an ủi, vĩnh biệt vợ con.
Cảnh VII là đoạn cuối, mâu thuẫn kịch được đẩy lên cao trào để giải quyết Muôn thế phải đưa hồn Trương Ba vào sự đau khổ cực độ: bị những người thân chê trách xa lánh, tự mình ý thức được sự tha hoá của mình, bị thân xác của anh hàng thịt sỉ nhục, bị cường hào nhũng nhiễu, nhìn thấy con trai hư hỏng không dạy
dỗ được, Tất cả những cái đó làm cho hồn Trương Ba vốn cao khiết không thể chịu đựng được nữa và nhận cái chết Những lớp trong đoạn , sự dồn nén của mâu thuẫn kịch Đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt vừa là hành động kịch đẩy mâu thuẫn lên cao vừa là một đoạn văn sinh động đầy ý nghĩa triết
lí Trước khi kết thúc, tác giả còn đưa nhân vật vào thử thách cuối cùng, lúc đối mặt với cái chết: có thể còn một sự lựa chọn là nhập vào thân xác cu Tị, một em bé hàng xóm vừa chết Hồn Trương Ba đã xin dành phép màu duy nhất của Đế Thích cho cu Tị sống lại còn mình kiên quyết nhận cái chết Kịch hấp dẫn đến cùng và đầy chất nhân văn Đoạn kết ngắn nhưng đầy chất thơ và dư ba.
Trang 6Dưới đây, chúng la sẽ tìm hiểu các lớp của cảnh VII và đoạn kết của vở kết qua các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài:
- Lớp kịch Cuộc đổi thoại giữa Hồn và Xác (câu hỏi 1)
- Lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, cháu gái, con dâu) (câu hỏi 2)
- Lớp kịch hồn Trương Ba và Đế Thích (câu hỏi 3 và 4)
- Đoạn kết (cảnh vườn cây, Trương Ba chập chờn xuất hiện, vợ Trương Ba chị Lụa, cu Tị, cái Gái) (câu hỏi 5).
1 Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hành thịt, tìm hàm ý mà nhà viết kịch muốn gửi gắm
Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt: hành động kịch đầy mâu thuẫn, xung đột tới cao trào Một đoạn văn sinh động đầy nghĩa triết lí Xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba Hồn Trương Ba đau khổ đến cực độ và thấy không thể chịu đựng được nữa
Xác hàng thịt: ẩn dụ về thể xác của con người.
Hồn Trương Ba: ẩn dụ về linh hồn của con người.
Cuộc đối thoại giữa xác hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đâu tranh giữa thể xác và linh hồn trong một con người Thể xác và linh hồn là hai thực thể có quan
hệ hữu cơ với nhau Thể xác có tính độc lập tương đối của nó, có tiếng nói của nó,
có khả năng tác động vào linh hồn, linh hồn phải đâu tranh với những đòi hỏi không chính đáng của thể xác để toàn diện nhân cách.
Hàm ý mà nhà viết kịch muốn gửi gắm chính là: trong một con người, hồn và xác không thể tách rời (lời xác hàng thịt: "Đã bảo chúng ta tuy hai mà một!"), vì vậy việc hồn Trướng Ba phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt là một bi kịch, một mâu thuẫn đòi hỏi phải có cách giải quyết như ta sẽ thấy trong các lớp nếp theo.
2 Qua lớp kịch hồn Trương Ba và gia đình (vợ, con dâu, cháu gái), nguyên nhân nào đã khiến cho người thân của Trương Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn
và phải chịu đau khổ? Trương Ba có thái độ như thế nào trước những rắc rối đó? Nguyên nhân đã khiến cho người thân của Trươns Ba và cả chính Trương Ba rơi vào bất ổn là do hồn Trương Ba đã phải sống trong xác hàng thịt và chính cái xác hàng thịt đó đã làm thay đổi con người của Trương Ba, làm cho hồn Trương Ba giờ đây không còn là của Trương Ba trước kia nữa:
- Mang xác hàng thịt, hồn Trương Ba trở nên thô vụng hơn (làm gãy cây trong vườn, gãy diều của cu Tị, ) bởi bây giờ "ông đâu còn là ông, đâu còn là ông Trương Ba làm vườn ngày xưa” (lời vợ Trương Ba).
Trang 7- Trương Ba ngày càng xa lạ hơn với những người thân: vợ muốn bỏ đi để "ông được thảnh thơi với cô vợ người hàng thịt": cháu gái nội không nhận ông vì "ông nội đời nào thô lỗ phũ phàng như vậy", mà còn rủa ông và đuổi ông: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi!"; ngay cả con dâu, người thông cảm với hồn Trương Ba hơn cả, cũng thây bố chồng "mỗi ngày một đổi khác dần, mất mát dần" Đây chính là điều đau đớn nhất của hồn Trương Ba, là bi kịch lớn, là mâu thuẫn đã được đẩy tới cao trào.
- Hồn Trương Ba cũng nhận ra những điều đó.,ông thây không thể sống như thế được nữa, không thể khuất phục trước thể xác tự đánh mất mình Thái độ của hồn Trương Ba lúc này thật rõ ràng, dứt khoát, quyết liệt: "Nhưng lẽ nào ta lại chịu thua mày, khuất phục mày và tự đánh mất mình?" "Chẳng còn cách nào khác!"
"Mày nói như thế hả? Nhưng có thật là không còn cách nào khác?
Không cần đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!" và ông quyết đi: thắp hương gọi Đế Thích xuống để bàn chuyện này.
3 Sự khác nhau trong quan niệm của Trương Ba và Đế Thích vê ý nghĩa sự sống
- Đế Thích quan niệm về sự sống còn đơn giản: sống chỉ là để được sống với hàm nghĩa là không chết: cho nên Đế Thích mới cho nhập hồn Trương Ba vào xác anh hàng thịt để sống và bây giờ lại giúp Trương Ba lần thứ hai: nhập hồn Trương
Ba vào xác cu Tị để sông Chính vì vậy nên Trương Ba mới trách Đế Thích, người đem lại cho mình sự sống: "Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!” Như thế thì sự sống còn có ý nghĩa gì?
- Lời trách Đế Thích trên đây đã nói lên một quan niệm đúng đắn vẻ ý nghĩa sự sống của Trương Ba, sống không phải là để tồn tại (không chết) mà phải để được sống trong một cuộc sống có ý nghĩa: "sống nhờ vào đồ đạc, cài cải người khác đã
là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt",
"Ông tưởng tôi không ham sống hay sao? Nhưng sống thế này, còn khổ hơn là cái chết Mà không phải chỉ một mình tôi khổ! Những người thân của tôi sẽ còn phải khổ vì tôi!" chính thế mà Trương Ba muốn trả thân xác này cho anh hàng thịt để không còn cái quái gở mang tên "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" nữa.
4 Khi Trương Ba kiên quyết đòi trả xác cho hàng thịt, Đế Thích định cho hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tị, Trương Ba đã từ chối Vì sao?
Trước khi kết thúc, tác giả còn đưa nhân vật vào cuộc thử thách cuối cùng lúc đôi mặt với cái chết, trước một sự lựa chọn: nhập vào xác cu Tị, một em bé hàng xóm vừa chết Hồn Trương Ba rất thương cu Tị vì đó là một đứa bé ngoan bạn thân của cái Gái, cháu nội yêu quý của ông Nhưng ông không thể tái diễn bi kịch sống trong thân xác mượn của người khác: "Không thể bên trong một đằng bên ngoài
Trang 8một nẻo được Tôi muốn được là tôi toàn vẹn" Vì thế ông đi xin cho cu Tị được sống lại, còn mình thì xin được chết.
Hành động chấp nhận cái chết, trả lại xác cho anh hàng thịt của hồn Trương Ba là một hành động đúng đắn, dũng cảm và đạo đức Từ tư tưởng triết lí ví quan hệ giừa thể xác và linh hồn Lưu Quang Vũ đã đi đến một quan niệm đúng đắn về cách sống: sống chân thật, sống vì mọi người, vì hạnh phúc và sự tốt đẹp của con người Trương Ba chết nhưng hồn Trương Ba vẫn sống, sống trong tình cảm của mọi người, sống trong sự sống mà không cần mượn đến thân xác của ai.
5 Cảm nghĩ về đoạn kết
Trương Ba chết, nhưng hồn ông vẫn còn đó, "giữa màu xanh cây vườn, Trương
Ba chập chờn xuất hiện" và ông đã nói với vợ mình những lời tâm huyết, hàm chứa
ý nghĩa: "Tôi đây bà ạ Tôi ở liền ngay bên bà đây, ngay trên bậc cửa nhà ta, trong ánh lửa bà nấu cơm, cầu ao bà vo gạo, trong cái cơi bà đựng trầu, con dao bà rẫy cỏ, Không phải mượn thân ai cả, tôi vẫn ở đây, trong vườn cây nhà ta, trong những điều tốt lành của cuộc đời, trong mỗi trái cây cái Gái nâng niu "
Đó là sự bất tử của linh hồn trong sự sống, trong lòng người, tô đậm thêm nhân cách cao thượng của Trương Ba và khắc sâu thêm tư tưởng nhân văn cao cả của tác phẩm Đây là một đoạn kết đầy chất thơ và có dư ba với hình ảnh của sự sống vẫn nảy nở trong "vườn cây rung rinh ánh sáng", "hai đứa trẻ cùng ăn na ngon lành" và
"gieo hạt na xuống đất cho nó mọc thành cây mới.
Trang 9Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương qua lịch sử và trong thơ ca? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả? Qua đoạn trích, nêu những nét đặc sắc của văn phong tác giả Nét đặc sắc của vãn
phong tác giả qua đoạn trích?
GỢI Ý
a Phẩm chất của sông Hương được tác giả tô đậm: thơ mộng, hoang dã nhưng duyên dáng, đa tình, lịch lãm và cổ kính.
b Cách nhìn độc đáo của tác eiả: từ góc độ văn hóa truyền thông, giàu chất thơ.
c Nét đặc sắc của văn phong tác giả qua đoạn trích
- Soi bóng tâm hồn với tình yêu say đắm, lắng sâu niềm tự hào tha thiết đối với quê hương, xứ sở vào đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền
ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người.
- liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hoá, nghệ thuật và trải nghiệm của bản thân
- Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tư từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ
- Có sự kết hợp hài hoà của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.
Trang 10chứng minh nét riêng trong lối viết kí của tác giả qua hình ảnh sông Hương
GỢI Ý
a Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang
dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm.
Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh: “bản trường ca của rừng già", những hình ảnh đầy ấn lượng: “rầm rộ giữa bóng cây dại ngàn” Sự mãnh liệt thể hiện qua những ghềnh thác, cuộn sống như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn…
- Vẻ dịu dàng, say đắm: sắc màu rực rỡ (“những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa
đỗ quyên rừng").
- Dòng sông được nhân hoá của một cô gái di - gan phóng khoáng và man dại, rừng già đã hun đúc cho “cô gái” một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
Ngay từ đầu trang viết người đọc đã cảm nhận được sự cảm nhận tài hoa của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng kì thú, xác đáng, ngôn từ gợi cảm tạo sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống.
- Kết thúc đoạn văn, tác giả giới thiệu trọn vẹn con sông (tâm hồn sâu thẳm của nó) vừa dẫn dắt, gợi mở sang đoạn liếp theo sẽ miêu tả khuôn mặt kinh thành của dòng sông.
b) Sông Hương đoạn chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố
Lúc này, sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng được
“người tình mong đợi” đến đánh thức Kiến thức về địa lí đã khiến tác giả miêu tả
tỉ mỉ sông Hương với những khúc quanh và những lưu vực của nó.
Đoạn văn thể hiện năng lực quan sát tinh thế và sự phong phú về ngôn từ hình tượng giúp nhà văn viết được những câu văn đầy màu sắc tạo hình và ấn tượng:
“Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “Sắc nước trở ru: xanh thẳm”, “nó trôi đi giữa hai dải đồi sừng sững như thành quách, dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi” Rồi giữa đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn thu của vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu.
Vận dụng kiến thức về văn hoá, văn học, tác giả tạo cho người đọc ấn tượng về
vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí, như cổ thi gắn với thành quách, lăng tẩm của vua chúa thuở trước.
Trang 11c) Sông Hương khi chảv vào thành phố có nét đẹp riêng Nếu ở trên, người đọc cảm nhận phần nào vẻ đẹp man dại, dịu dàng, trầm mặc của con sông, thì giờ đây con sông được khám phá, phát hiện ở sắc thái tâm trạng Sông Hương gặp thành phố như đến với điểm hẹn tình yêu, trở nên vui tươi và đặc biệt chậm rãi, êm dịu, mềm mại Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ,
lí thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối”, “chiếc cầu trắng ở thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”, sông Hương “uốn một cành cũng rất nhẹ sang cống Hiến”, đường cung ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu, “nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh” làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có “những vấn vương của một nỗi lòng, không nỡ rời xa thành phố” Quả đúng như nhà thơ Thu Bồn đã viết:
Con sông dùng dằng, con sông không chảy Sóng chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
Trang 12Cảm nhận về Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường
BÀI LÀM
Con sông Hương thơ mộng của xứ Huế đã làm ngẩn ngơ không ít những tâm hồn nhạy cảm và cũnglàm “khổ” không ít bậc nghệ sĩ tài hoa Ta bắt gặp sông Hương ở muôn mặt của nghệ thuật: thơ, ca,nhạc, hoạ Đến với bút kí Ai đã dặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường một lần nữa ta cảmnhận vẻ đẹp sông Hương và sự đam mê của tác giả khi viết về dòng sông
Bài bút kí đưa ta về với cội nguồn con sông Hương của xứ Huế phát hiện những vẻ đẹp đẩy chất thơkhi nó chảy qua những vùng đất khác nhau, làm cho ta càng thêm yêu con sông của xứ sở từ lâu đă đivào tâm thức của mỗi người Việt Nam, không riêng gì những người quê ở đất cố đô
Đoạn trích học gồm 5 phần:
- Mở đầu, gợi cảm xúc để đến với dòng sông Hương
- Vẻ đẹp của sông Hương ở nơi đầu nguồn, vùng thượng lưu
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố
- Vẻ đẹp của sông Hương khi chảy vào thành phố Huế
- Kết thúc bài kí: huyền thoại về sông Hương nói lên sâu sắc ý nghĩa của nhan đề bài kí
Bài bút kí cũng chảy như một dòng sông theo mạch cảm xúc và suy nghĩ của tác giả Vì vậy, ở đây,cũng sẽ phân tích văn bản đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông? Liền mạch từ đầu đến cuối để có mộtcảm nhận toàn vẹn và nhất quán về vẻ đẹp của con sông Hương, (trong đó có vẻ đẹp riêng khi nó chảyqua các vùng đất khác nhau như đã nói trong các phần trên đây)
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí Nét đặc sắc trong phong cáchnghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và chính luận, sử thi hoá lịch sử và khámphá chiều sâu văn hoá của đối tượng Chất trữ tình trong bút kí của ông xuyên thấm vào tất cả và thănghoa thành chất thơ của ngôn ngữ
Ai đã đặt tên cho dòng sông là bài bút kí mà Hoàng Phủ Ngọc Tường đã viết bằng tất cả tình yêu sayđắm với sông Hương đẹp và dịu dàng, với Huế cổ kính mà thơ mộng
Đoạn mở đẩu với những khu vườn cổ, những kí ức về Nguyễn Du đã gợi cảm xúc về một vùng đất có
vẻ đẹp sâu lắng (thanh khiết, cổ kính, có tác dụng như một khúc dạo đầu của một bản đàn hay bài ca thơmộng)
Mỗi đoạn văn là một chắt lọc tinh tuý về hành trình, về dáng vẻ, về vẻ đẹp và sức cuốn hút riêng củamỗi đoạn sông
Sông Hương được miêu tả như một cá thể sống, như một người con gái với những từ gợi cảm, diễn tảtình yêu say đắm của con người với dòng sông “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình nhưmột cô gái Digan phóng khoáng và man dại" "Sông Hương khi về đồng bằng đã thay đổi tính cách, sôngnhư đi chế ngự bản năng của người con gái để mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành phù sacủa một vùng văn hoá xứ sở"
Trang 13Với liên tưởng kỳ thú, diễm tinh, tác giả ví sông Hương như một người con gái đẹp được người tìnhmong đợi đến đánh thức Những câu văn đẹp, đầy màu sắc và ấn tượng "Sông Hương vẫn đi trong dưvang của Trường Sơn", "Sắc nước trở nên xanh thắm", "Nó trôi đi giữa hai dẫy đồi sừng sững nhưnhững thành quách" "Dòng sông như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược nhỏ bé vừa bằng conthoi, những ngọn đồi này tạo nên nhiều mảng phản quang nhiều màu sắc", "Sớm xanh, trưa vàng, chiềutím”.
Đến ngoại vi thành Huế, sông Hương lại có vẻ đẹp trầm mặc như những rừng thông u tịch và nhữnglăng tẩm đồ sộ phong kín niềm hãnh âm u
Đoạn tả sông Hương chảy vào thành phố, tác giả sáng tạo những hình ảnh đầy ấn tượng "chiếc cầutrắng in ưên nền trời, uốn một cánh cung rất nhẹ" Tác giả sử dụng rộng rãi đặc sắc những phép tu từ gợicảm vốn là sở trường của như so sánh kết hợp với nhân hoá, ẩn dụ: "Dòng sông mềm hẳn đi như tiếngvang không nói ra của tình yêu, khúc quanh trước khi ra biển, như một vấn vương cả một chút lẳng lơ kínđáo của tình yêu" Những chi tiết về phong tục, lễ hội cũng trở thành hoạ, thành nhạc, thành tình, nghĩa làthành thơ "Trăm nghìn cánh hoa đang bồng bềnh vào những đêm hội răm tháng bảy từ điện Chén vềbỗng ngập ngừng như muốn đi, muốn ở, chao nhẹ trên mặl nước những vấn vương của một nỗi lòng" Thi trung hữu nhạc đó là nhạc của lòng, trong văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng có nhạc, gợi nhớnhạc "điệu chảy lặng lờ của nó (sông Hương) ngang qua thành phố Đúng là điệu slow tình cảm dànhriêng cho Huế" Những câu văn trải dài, uyển chuyển, du dương mà tự nhiên, nhuần nhị như dòng sông,dòng nhạc đẹp, một "Đa nuyp xanh" trong văn
Trí tưởng tượng thật phong phú trong những liên tưởng so sánh, những hồi tưởng đầy hình ảnh kỳ thú
"Sông Nêva với những phiến băng trôi nhanh như những chiếc thuyền của những chú chim hải âu”(Chim hải âu đứng băng trên bang – NBS)
Vẻ đẹp của đoạn văn tăng lên trong từng chi tiết, đến chi tiết cuối thì thăng hoa cao nhất, đẹp nhất Tácgiả lí giải tên dòng sông bằng huyền thoại đầy thơ khiến cho dòng sông vốn có cái tên thơ càng thơ hơn:Hương là thơm, thơm của ngàn hoa, của nước nâu trăm loài hoa đổ xuống, làm thơ đến cả từng hơi đất Bài kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cung cấp thêm cho người đọc nhiều tri thức, sự việc mới lạ vềsông Hương, nó góp phần tạo nên sức hấp đẫn của tác phẩm Nhưng đó không phải là yếu tố chính, bêncạnh những tri thức tiếp nhận được, người đọc còn cảm nhận được vốn văn hoá, vốn sống đầy đặn vàđặc biệt sự ngân vang của chất thơ trong bài kí Tất cả được viết nên bằng nguồn cảm xúc, bằng tìnhyêu nồng nàn với dòng sông, với xứ Huế mà ông đã gửi gắm nhiều kỉ niệm của những năm tháng tuổithơ
Trang 14Cảm nhận về đoạn “Thuyền tôi trôi trên sông Đà trên dòng trên
BÀI LÀM
Nếu có một buổi tôi hỏi “Anh biết Nguyễn Tuân không ?”, anh đáp “Biết !” nhưng nếu tôi thêm “Anh biếttác phẩm Sông Đà không ?”, anh trả lời “Không !” thì tôi tin mình đã có đủ cơ sở để khẳng định lời anhthiếu chính xác Thật thế, nói đến Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám, người ta phải nhắc Vangbóng một thời cũng như sau cách mạng tháng Tám, nhắc đến Nguyễn Tuân người ta không thể quên tậptùy bút Sông Đà của ông
Thông qua Sông Đà, bằng ngòi bút tài hoa, già dặn của mình, Nguyễn Tuân không chỉ phác họa đượcbức chân dung ông lái đò trên sông Đà, bức chân dung người lao động trên sông nước được nâng lênngang tầm nghệ sĩ, mà còn đem đến con sông Đà một cái hồn người thực sự: cũng biết vui, buồn, giậndỗi, phẫn nộ, nhớ thương Nhưng, gấp lại trang sách, đọng lại trong tôi vẫn là đoạn này: “Thuyền tôi trôitrên sông Đà trên dòng trên”
Sau những đợt gầm rung giận dữ, sóng vỗ tung bờ, sau những trận “làm mình mẩy” với con người TâyBắc, con sông Đà lại trở về với cái đằm thắm, hiền hòa cố hữu của nó: “Cảnh sông ở đây lặng tờ Hìnhnhư từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi” Câu văn đọc nghe cứ êmtrải, mênh mang , mênh mang như chính những gợn sóng trên sông Đà Tôi dám cuộc rằng, nếu tác giảchỉ phác họa cảnh “lặng lờ” không thôi, người đọc cũng đủ hình dung ra cái tĩnh lặng của dòng trôi, cùnglắm như con sông quê nội, quê ngoại mình hay như con sông trước ngõ nhà mình Song, ở đây NguyễnTuân đã viết thêm:
“Hình như từ đời Lí, đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi” Con sông bây giờkhông hẳn chỉ là của hiện tại, mà nó trôi ngược về ạuá khứ Bởi người ngắm nó - người đang lênh đênhgiữa dòng sông, đang chìm trong hoài niệm, mạch cảm xúc bơi ngược về với lịch sử dân tộc NguyễnTuân cho phả vào câu chữ của mình, phủ lên bề mặt con sông Đà một lớp sương khói huyền hoặc, mơ
hồ, xa xăm, đẹp và thơ mộng lạ kì Bỗng dưng tôi nhớ mấy câu ca dao:
Mịt mù khỏi tỏa ngàn sươngNhịp chày Yên Thái, mặt gương Tăy Hồ
Cũng là lãng đãng khói sương, nhưng rõ ràng không gian mặt hồ bị cô lập và có giới hạn hơn khônggian con sông Đà của Nguyễn Tuân
Vẫn miên man trong mạch xúc cảm đằm sâu, ta có cảm giác con người tác giả đang hiện diện đâu đótrên con sông Đà đã nhập thân làm một với cỏ cây sóng nước, để cho hiện dần lên trước ống kính những
vẻ đẹp cụ thể gợi cảm Đúng vậy ! Phải là người của cảnh này, tình này mới có được những hình ảnhnào là “nõn búp”, “búp có tranh”, “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiên như một nỗiniềm cổ tích tuổi xưa”, nào là “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”, “một tiếng còisương”, rồi “đàn cá quẫy vọt bụng trắng như bạc rơi thoi” cùng cái dáng dấp “lững lờ như nhớ nhưthương những hòn đá thác xa xôi” của con sông Đà Một loại những sắc màu, hình ảnh, một loạt những
so sánh ví von khiến người đọc phải thích thú cảm phục người cảm phục người cầm bút Song, đọc kĩ lại
ta mới hay rằng Nguyễn Tuân không chỉ muốn người đọc tâm phục đôi mắt nghệ sĩ có một không hai củamình mà chắc rằng, đằng sau một loạt ngôn từ sáng tạo tài hoa đó là cả một thực thể nguyên khai như
“nụ sữa” thuần khiết Ngẩm lại mà xem, từ “ nõn búp” đến “búp có tranh” là một cái gì rất tươi non, e ấp,
Trang 15đến “con hươu thơ ngộ”, bờ sông “hoang dại như một bờ tiền sử”, “hồn nhiên như một nổi niềm cổ tíchtuổi xưa” đều là những cái ban đầu, băng trinh, nguyên sơ Và đằng sau, những dáng vẻ, những thựcthể, màu sắc ấy, người ta còn thấy một sức sống ngồn ngộn, tươi rói, trẻ trong đang ẩn nấp, đang ngầmsinh sôi, chuuyển động, kết giao Bắt được cái thần thái của cảnh vật, đòi hỏi cảm xúc Nguuyễn Tuânphải tinh tế đến cỡ nào Chính xác hơn, như trên đã nói Nguvễn Tuân đã hòa mình vào thiên nhiên, vàotrời mây non nước sông Đà, để thay mặt nó, ra trạng thái trinh nguyên của nó Có thể hiểu rằng, NguyễnTuân không tả cảnh quan sông Đà hoàn toàn theo cái nhìn chủ quan của người ngắm mà còn tả bằngđôi mắt khách quan như bản thân con sông Đà hiện có.
Đoạn văn trích cho ta thấy được vẻ đẹp thơ mộng tiềm tàng sức sống của sông Đà, xúc cảm rất chânthành của người ngắm cảnh và một lần nữa, buộc ta phải khâm phục, ngưỡng mộ ngòi bút tài hoa tài tửcủa Nguyễn Tuân, những chữ nghĩa, ví von có hồn có mắt được nâng niu, cẩn thận góp nhặt qua “ hàngtrăm tuần trà, hàng ngàn lần dạo phố Hà Nội, đi Đông đi Tây chắt lọc lại, giữ lại cho chúng ta”
Tôi sinh ra và lớn lên ở miền Nam, uống ngụm nước ngọt của dòng Cửu Long phù sa hiền hòa, đọcvăn Nguyễn Tuân sao tôi cứ thây ao ước, bồn chồn: ước một lần được đặt chân đến với con sông đà,được chiêm ngưỡng vẻ đẹp có thật của một con sông ở miền Bắc Tổ quốc mình
Mình cũng là người Việt Nam, cũng biết yêu mến và rung cảm với cái của non sông gấm vóc Việt Nam,biết đâu mình cũng có thể viết nên những dòng suy nghĩ đậm đà chất thơ theo tấm gương sáng tạo củatác giả tùy bút Sông Đà
Trang 16Cảm nhận về hình tượng người lái đò qua bài tùy bút Người lái đò sông Đà
BÀI LÀM
Nguyền Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đau Mỗi tác phẩm của ông là mộtbài ca về cái đẹp của cuộc sống, của con người với tư tưởng, tình cảm gắn bó với đất nước quê hương.Nguyễn Tuân được người đọc đặc biệt chú ý về phong cách nghệ thuật rất riêng và rất độc đáo của ôngNgười lái đò Sông Đà, đó là một bài tùy bút, cũng là một bài thơ bằng văn xuôi đã thể hiện được nhữngnét tiêu biểu về phong cách đó
Người lái đò Sông Đà ưước hết là một tác phẩm viết về một con người một con sông Nhưng dưới ngòibút đầy hứng thú và tài hoa của ông mọi cảnh vật thiên nhiên đều trở thành những công trình mĩ thuật,con người đều thành những nghệ sĩ điêu luyện Bằng sự tiếp cận quan sát và khả năng mô tả cùng vớimột kho chữ nghĩa vô cùng giàu có, chuẩn xác, Nguyễn Tuân đã dựng lên những bức tranh hết sức sốngđộng, những hình tượng kì vĩ giàu sức hấp trong thiên tùy bút độc đáo này
Người lái đò trên sông Đà trong tác phẩm, trước hết là một ông già bảy mươi tuổi, đã giành một phầnlớn đời mình cho nghề lái đò dọc trên sông Đà Đó một người lái đò lão luyện: “Trên dòng sông Đà, ôngxuôi, ông ngược hơn trăm lần rồi, chính tay giữ lái độ sáu chục lần ” trong thời gian hơn chục năm làmcái nghề đầy nguy hiểm và gian khổ này Đây là một con người từng trải hiểu biết, rất thành thạo trongnghề lái đò, và đã đạt đến trình độ “bằng cách lấy mắt và nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng đất tất cảnhững luồng nước tất cả những con thác hiểm trở” Nguyễn Tuân tiếp tục bày tỏ sự khâm phục với conngười này “Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cànhững dấu chám than, châm câu và cả những đoạn xuống dòng” Thật là một cách so sánh “rất vănchương” đầy thú vị và cũng “rất Nguyễn Tuân”
Hình tượng người lái đò với “cái đầu bạc quắc thước ấy đặt trên một thân hinh cao to và gọn quánhnhư chất sừng, chất mun” và những cánh tay vẫn là cánh tay của một “chàng trai”, “trẻ tráng quá”,Nguyễn Tuân đã gọi đó là một thứ “vàng mười” Ông đã đứng trước những thách thức của con sông Đàvới những thế lực của những bãi đá ghê gớm, những cạm bẫy đầy kinh hoàng: “Ngoặt khúc sông lượn,thây sóng bọt đã trắng xóa cả một chân giời đá Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòngsông, hình như mỗi lần có chiếc nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếcthuyền nào nhô vào đường ngoặt sóng là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền” Và một mìnhmột thuyền ông đã giao chiến như một dũng sĩ: hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địaphóng thẳng vào mình Mặt nước hò la vang dậy quanh mình, ùa vào mà bẻ gẫy cán chèo, vũ khí trêncánh tay mình”, và sóng nước “thúc vào gối bụng và hông thuyền Có lúc chúng đội cả thuyền lên Nướcbám vào gối bụng và hông thuyền Có lúc chúng đội cả thuyền lên Nước bám lấy thuyền như đồ vật túmthắt lưng ông đò, đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt” Có lúc tưởng như ônglái đò bị nhấn chìm dưới dòng sông Cách miêu tả chân thực và táo bạo này cho thấy sức mạnh ghêgớm của dòng thác hung dữ, con người chỉ cần lóa mắt, lỡ tay một chút là phải trả giá bằng sinh mạngcủa mình
Nhưng dũng cảm và gan dạ chưa đủ, mà cái quan trọng hơn là tài nghệ của người cầm lái để lái con
đò đến mức điêu luyện và nghệ thuật Tác giả so sánh người lái đò sông Đà với người lái xe lao xuốngdốc đèo; tuy rất nguy hiểm nhưng người lái xe còn có phanh chân, phanh tay, có tiến lên, lùi lại “còn nhưcái thuyền mà lao xuống thác thì chả có cái phanh nào cả, chỉ có lao đi chứ không lùi lại, không lao trúng
Trang 17tim luồng nước thì thuyền quay ngang mà ụp, chứ không có lùi gì cả ”, vẫn bằng phương pháp so sánh,nhưng với những hình ảnh táo bạo, khơi gợi lạ lùng, tác giả đã tả sông Đà thiên biến vạn hóa, mỗi chỗnhư có một bầy nguy hiểm riêng, đòi hỏi người lái đò phải có một cách ứng phó riêng Có chỗ thì nướcsông “reo lên như đun sôi lên một trăm độ muốn hất tung đi một cái thuyền đang phải đóng vai một cáinắp ấm một ấm nước sôi khổng lồ” “Có luồng nước đi lầm vào thì chết ngay” Lại có những “hút nước”xoáy sâu như lòng giếng “cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi” Thật là mộl dòng sông Đà đầy hiểm trở, đầy nguy nan cho con người Thế nhưng, “ông lái đò cố nénvết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cái cuống lái ” Mặc dù mặt “méo bệch đi” vì những đòn hiểm,
“nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh láo của người cầm lái Rõràng qua cách miêu tả đến tột cùng sự dữ dội của con sông, Nguyễn Tuân nhằm đến một mục đích lớn:
ca ngợi sự dũng câm, tài trí của con người, ca ngợi sự chiến thắng vĩ đại của ông lái đò, đã vượt baothác ghềnh, sóng to gió cả đưa con đò về đến bến bình yên, không phải chỉ một lần, mà hàng trăm lần,suốt mười lăm năm làm người lái thuyền vượt sông Đà Cuộc đọ sức giữa con người và thiên nhiên thậtghê gớm, căng thẳng, đầy sáng tạo và con người đã chiến thắng, trở về cuộc sống thanh bình: “Thế làhết thác Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh ( ) Sông nước lại thanh bình Đêm ấynhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam ”
Cảm hứng lãng mạn đậm đà trong sáng, lan tỏa trong từng câu văn tả thực tạo cho đoạn văn một sứclôi cuốn không thể cưỡng nổi Đó là một bài ca về lao động, về con người lao động Sau mười năm làmnghề lái đò, cả sau khi đã thôi nghề vài chục năm, trên ngực người lái đò vẫn còn “bầm tụ” mộl “củ khoainâu”, với Nguyễn Tuân, “đó cũng là cái hình ảnh quý giá của một thứ huy chương lao động siêu hạng” Cảm ơn nhà văn Nguyễn Tuân đã cho chúng ta thưởng thức một công trình nghệ thuật đầy sáng tạp.Ngoài việc cung cấp cho chúng ta những kiến thức và tri thức về cuộc sống, về văn hóa và lịch sử địa lí,
về ngôn ngữ , tác phẩm còn là một khối kiến trúc thẩm mĩ độc đáo, giúp ta cảm thụ được cái đẹp mộlcách sâu sắc, cái đẹp của con người cụ thể, con người lao động Người lái đò Sông Đà Nguyễn Tuânđích thực là một nghệ sĩ tài hoa bậc thầy trong việc ngợi những con người lao động gian lao nguy hiểmnhưng đầy vinh quang
Trang 18Nhđn vật ông lâi đò trong thiín tùy bút “Người lâi đò sông Đă” của Nguyễn Tuđn
BĂI LĂM
Với mười lăm băi tùy bút vă một băi thơ phâc thảo sau chuyến thực tế ngược miền Tđy Bắc điệp trùng
mă đầy kỳ thú, tập “Tùy bút sông Đă” của nhă văn Nguyễn Tuđn ra đời (1960) đê góp cho văn học nướcnhă một tâc phẩm giâ trị khẳng định cuộc sống vă con người Tđy Bắc trong sự nghiệp dựng xđy đấtnước “Người lâi đò sông Đă” lă một thiín tùy bút đặc sắc trong tập tùy bút của Nguyễn Tuđn Đặc biệthình ảnh ông lâi đò dũng cảm vă tăi ba đê để lại ấn tượng khó phai mờ trong tđm trí người đọc Cùng vớihình tượng năy, phong câch nghệ thuật độc đâo của Nguyễn Tuđn căng rõ thím, ấn tượng thím
Nhđn vật ông lâi chắc chắn sẽ bị mờ nhạt nếu như tâc giả chỉ miíu tả ông trong cuộc mưu sinh phẳnglặng trín sông nước hiền hòa Người lâi đò trong tâc phẩm thực sự trở thănh hình tượng chđn thật văsông động lă sự ký thâc ý tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Tuđn, văn sĩ suốt một đời say mí kiếm tìm văkhẳng định câi đẹp Hình tượng ông lâi đò đẹp một câch kiíu hênh trong mối tương quan đồng hiện vớinhđn vật sông Đă dữ dằn mă kỳ vĩ ! Đấy cũng chính lă dụng ý tư tưởng vă nghệ thuật của Nguyễn Tuđn,khi ông muốn “ghi ở đoạn năy câi hình ảnh chiến đấu gian lao của người lâi đò trín chiến trường sông
Đă, trín một quêng thủy chiến ở mặt trận sông Đă
Vẻ đẹp đầy ấn tượng về ông lâi đò lă sự lồn tại sống động trước thử thâch ghí gớm của dòng sông Đă
Ta hình dung như cả một “thạch trận trín sông” dăn giăng muốn bổ chụp hòng nuốt lấy con thuyền vẵng lâi Trong tình thế ấy, sông Đă mới dữ dội vă kỳ quâi lăm sao: “Nó bầy thạch trận trín sông Đâmtảng, đâm hòn chia lăm ba hăng chặn ngang trín sông đòi ăn chết câi thuyền một câi thuyền đơn độc ”.Trong trận đồ bât quâi đó “với đâ, nước thâc reo hò lăm thanh viện những hòn đâ bệ vệ oai phong lẫmliệt”, sông nước mă dữ dằn như quỷ dữ Nhưng cũng chính từ cảnh tượng dữ dội mă kỳ vĩ ấy, hìnhtượng ông lâi hiện lín rõ răng trong vẻ đẹp của sức mạnh vă bản lĩnh cao cường
Thiín nhiín muốn lấn ât, muốn nuốt sống, ông lâi đò bình tĩnh vă quả cảm vượt lín sóng dữ: “Ông lâi
đò hai tay giữ mâi chỉo khỏi bị hắt lín khỏi sóng trận địa phóng thẳng văo mình” Bao nhiíu thử thâchcủa sông nước ông lâi phải vượt qua Không có nghị lực phi thường vă sự bình tĩnh chủ động lăm saoông qua được con quỷ dữ sóng nước: “có lúc chúng muốn đội cả thuyền lín Nước bâm lấy thuyền như
đồ vật túm thắt lưng ông lâi đò đòi lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la nêo bạt ”
Quả lă nhă văn Nguyễn Tuđn đê huy động một binh chủng ngôn ngữ thật đa dạng, ở nhiều lĩnh vực đểmiíu tả đầy kịch tính, đầy ấn tượng về cuộc giao tranh giữa con người (ông lâi đò) vă thiín nhiín (sôngĐă) Những cảm giâc mạnh luôn đến với ta đấy lă câi dữ dội mă kỳ vĩ của dòng nước ấy lă câi bình tĩnhchủ động đầy quả cảm, đầy bản lĩnh của ông lâi đò Con người dũng cảm tăi ba vă thiín nhiín dữ tợn kỳquâi cùng lao văo trong cuộc quyết chiến Vă hình tượng ông lâi đò căng về sau căng trở nín kiíu dũng,quyết liệt đến tận cùng trong cuộc giao đấu Ông lâi vượt lín sóng dữ bằng dũng khí tuyệt vời bởi ông
“cưỡi lín thâc sông Đă, phải cưỡi đến cùng như cưỡi hổ Ông lâi đò ghì cương lâi bâm chắc lấy luồngnước đúng mă phóng nhanh văo cửa sinh, mă miết một đường chỉo về phía cửa đâ ấy”
Một đặc điểm của phong câch nghệ thuật Nguyễn Tuđn lă “thiín nhiín hay con người đều được chú ýkhâm phâ ở phướng diện văn hóa, mĩ thuật của nó” Vì thế, ta còn bắt gặp ở đđy hình ảnh một ông lâi đòrất mực tăi hoa, nghệ sĩ bín cạnh vẻ đẹp của lòng dũng cảm vă bản lĩnh cao cường trước thử thâch củathiín nhiín
Trang 19Một tư thế tuyệt đẹp của ông lái lúc “ghì cương” mà “phóng nhanh vào cửa sinh” cho ta thấy ấn tượng
về một chàng kỵ sĩ dũng mãnh và rất đỗi hào hoa Một phong thái bình thản, tự tin khi ông lái ứng chiếnvới sóng dữ” đè sắn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến” Và hình ảnh con thuyền vượt lên “như mộtmũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước ” đem đến cho ta một cảm giác vừa sảng khoái, vừa hả hê trước
sự chiến thắng của ông lái - nghệ sĩ Và đây - hình ảnh cuối của người lái đò cũng là hình ảnh tập trungcủa sự ký thác tâm tình và nghệ thuật của Nguyễn Tuân
“ Trên thác hiên ngang một người lái đò sông Đà có tư do, vì người lái đò ấy đã nắm được cái quyluật tất yếu của dòng nước sông Đà Hình tượng ông lái đò một con người lao động bình dị mà phithường được Nguyễn Tuân khắc họa như một biểu tượng đẹp của con người Việt Nam trong sự nghiệpxây dựng đất nước Đây là một cách nhìn, cách khám phá và khẳng định con người Việt Nam trong thờiđại mới ! Chính vì thế tùy bút “Người lái đò sông Đà” nói riêng và mười lăm thiên tùy bút về sông Đà củaNguyễn Tuân nói chung đã góp phần khẳng định vẻ đẹp của cuộc sống mới và con người mới trên đấtnước Việt Nam chúng ta
Bài tùy bút “Người lái đò sông Đà” mà ấn tượng mạnh mẽ là cuộc vượt thác sông Đà của ông lái đògiúp chúng ta nhận ra một điều lý thú: vẻ đẹp hào hùng tài hoa của những người lao động bình thườngnơi có dòng sông ngọn thác hoang vu kia là có thật Chủ nghĩa anh hùng cách mạng đâu chì có ở nơichiến trường với tiếng súng tiếng bom gầm
Đọc hết “Người lái đò sông Đà” mà tâm tri ta vẫn như hiển hiện hình ảnh ông lái đò dũng mãnh và hàohoa với con thuyền nhỏ cưỡi lên sóng dữ mà đi tới mà chiến thẳng, vẻ đẹp ấy huy hoàng và tráng lệ làmsao !
Trang 20Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua hình tượng con sông Đà
BÀI LÀM
Khát khao cống hiến cho nghệ thuật, khát khao đi tìm và thể hiện những cảm giác mạnh mẽ dữ dội,cộng với chất nghệ sĩ đã phóng túng, tự do đã thúc đẩy Nguyễn Tuân đến với sông Đà và bằng “nghệthuật bậc thầy của ngôn từ”, ông đã sáng tạo nên hình tượng con sông Đà - một trong những kiệt tác củanghệ thuật văn xuôi Văn học Việt Nam có thêm hình tượng một dòng sông, người yêu văn chương cóthêm một tác phẩm để mà yêu dấu, trân trọng Có lẽ hình tượng con sông Đà trong “Người lái đò sôngĐà” là một trong những hình tượng thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Tiếp xúc với văn chương của Nguyễn Tuân, ta bắt gặp ẩn tàng trong những trang văn là “cảm xúcmạnh, là hơi thở nồng” (Nguyễn Đăng Mạnh) của cái tôi trữ tình nghệ sĩ mang khát vọng cuồng nhiệt,muốn biến những trang văn thành những trang hoa lộng lẫy, yêu kiều vừa mê hoặc, vừa thách đố ngườiđọc
Trải suốt từ trang đầu đến trang cuối tác phẩm là hình ảnh dòng sông Đà được chụp lại ở nhiều chiều,nhiều góc độ khác nhau, Qua việc tìm hiểu dòng sông, người đọc được hiểu thêm về một con người, mộtnghệ sĩ “suốt đời đi lìm cái thật và cái đẹp” - nhà văn Nguyễn Tuân, bởi vì hình tượng con sông vĩ đại củavùng đất Tây Bắc xa xôi là sự thể hiện khá đầy đủ phong cách hay cái nhìn cuộc sông của nhà văn, ở đó,bạn đọc đã thấy một con người ưa sự độc đáo trong sự tài hoa - uyên bác; một cá tính mạnh mẽ luônsăn tìm những gì dữ dội mãnh liệt; một thầy phù thủy ngôn từ, hình ảnh
Dòng sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân bên cạnh vẻ dữ dội, hung bạo như “kẻ thù số một” củacon người, cũng có lúc hiện lên rất bay bổng mơ màng, có nét trữ tình của một con người nồng nàn xúccảm Nếu có ai hỏi tôi về đoạn văn tâm đắc nhất tôi sẽ trả lời ngay rằng đó là đoạn văn miêu tả vẻ đẹpcủa dòng sông hiền hòa “con sông Đà luôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình cuồn cuộn mù khóinúi Mèo đốt nước xuân” Đoạn văn như một khúc nhạc nhẹ êm ái, lại như một bức tranh thủy mặc mangđến cho tâm hồn người đọc những rung động tinh vi, những xúc cảm nhẹ nhàng Bằng tất cả tài năng vàtâm huyết của mình, dòng sông dữ dội đã mờ phai, chỉ còn hình ảnh của dòng nước nhẹ nhàng, cũng cónhững rung động yêu thương “dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi
để lại trên thượng nguồn Tây Bắc Dù được tái hiện dưới góc độ thiên nhiên nhưng Nguyễn Tuân đã thổivào dòng sông Đà những cảm xúc tinh tế của một con người nghệ sĩ tài hoa Nó cũng biết “dịu dàng”,cũng yêu thương, duyên dáng, cũng hồn nhiên, lặng lẽ Nsuyễn Tuân không chỉ nhìn dòng sông ấy nhưmột con người, mà còn hơn thế, một con người có một tâm hồn nghệ sĩ Chính vì vậy Nguyễn Tuân mớicoi dòng sông Đà như một “cố nhân” (“nó đằm đằm âm ấm như gặp lại cố nhân”), trong nhiều tác phẩm,nhà văn họ Nguyễn đã thể hiện tình yêu với những con người tài hoa, những thiên nhiên mĩ lệ Tùy bút
“Sông Đà” là một tác phẩm như thế là sự kết hợp của tình yêu con người và tình yêu thiên nhiên tậptrung trong hình ảnh dòng sông Đà Từ xưa đến nay đã có ai có niềm vui “như thấy nắng giòn tan sau kìmưa dầm, như nối lại chiêm bao đứt quãng” khi trông thấy dòng sông Đó chính là vì Nguyễn Tuân đãnhìn đòng sông như một con người, và hơn thế, một con người tài hoa, một cố nhân lâu ngày gặp lại Tình yêu cuộc sống, lòng ham hiểu biết về con sông, cây cầu của non sông đất nước cũng như ý thích
đi lại hoạt động…đã tạo cho mỗi trang viết của Nguyền Tuân ngồn ngộn kiến thức, thể hiện một sự hiểubiết tường tận từng chi tiết được nói tới trong văn mình Dòng sông Đà có thể được tái hiện rất trữ tình,thơ mộng nhưng cũng có lúc khúc Đà giang vĩ đại hiện lên chính xác trong từng con số Nguyễn Tuân
Trang 21thoắt trở thành nhà địa lí khi đưa ta về với thượng nguồn sông Đà ở Cảnh Đông tỉnh Vân Nam sau đóchan hòa vào sông Hồng, chảy trên đất Việt 500 cây số trong tổng chiều dài 883 nghìn thước mét, khi kể
ra rất chính xác, cụ thể về “những cái thác, những cái ga nước trên sông Đà từ Vạn Yên về xuôi” Cũng
có khi nhà văn trở thành một nhà điện ảnh, với ngôn ngữ của nghệ thuật thứ 7” những thước phim màucũng xoay tít, cái máy lia ngược contre - ploneéc lên cái mặt giếng mà thành giếng ” Quả thật, khi miêu
tả dòng sông Đà, Nguyễn Tuân đã đứng trong vai trò của nhiều nhà khoa học: một người chuyên nghiêncứu lịch sử biết dòng sông dưới thời Pháp thuộc có một “cái tên Tây lếu láo”; một nhà chính trị khi biết
“châu Quỳnh Nhai được giải phóng trước tiên ở Tây Bắc”, trở thành “cơ sở bàn đạp ở Tây Bắc” xuyênvào lòng địch Không chỉ thế Nguyễn Tuân còn huy động những hiểu biết về những môn nghệ thuật gầngũi với văn chương như hội họa (“cong sông Đà tuôn dài "); điêu khắc có chỗ vách đá thành chẹt lòngsông Đà như một cái yết hầu” ), ở những lĩnh vực rất xa văn chương, Nguyễn Tuân cũng rất hiểu biết
và sử dụng rất linh hoạt qua đó tái hiện Đà giang ở nhiều góc độ khác nhau Nguyễn Tuân đã sử dụng cảkiến thức võ thuật để dựng một thạch trận dòng sông: kiến thức thể thao khi miêu tả cuộc chiến đấu “cácluồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác” Nhờ những hiểu biết này,sông Đà đã hiện lên thật sinh động cụ thể, thật dữ dội cứng cỏi của võ thuật thật bay bổng của hội họa,văn chương Nguyễn Tuân đã vươn tới văn chương chuẩn mực: trữ tình, sâu lắng mà chính xác, khoahọc Trong quá trình làm sống dậy dòng sông Đà, Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện mình là người biết,
mà còn rất ham hiểu biết, say sưa khám phá những lĩnh vực mới mẻ trong cuộc sống Trong Lịch sử vănhọc, có lẽ chẳng có ai đủ kì công như nhà văn đất Thăng Long khi mấy lần bay qua dòng sông Đà chỉ để
hạ bút viết mây câu: đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân hay trên sông Đà vì mỗi độ thu về”
Với lòng yêu say tiếng mẹ đẻ, sự hiểu biết sâu sắc về sự biết đổi từng của từ ngữ Nguyễn Tuân đã trởthành thầy phù thủy ngôn từ với hàng trăm phép biến hòa mà mỗi phép biến hóa có công dụng lạ lùngmặc dù trong cuộc đời, nhà văn chỉ thừa nhận ông là “người viết văn bằng tiếng Việt” chứ không phải
“nhà văn” hay bất cứ một danh hiệu cao quý nào khác Trong tùy bút “Sông Đà” - ông đã dùng hết tàinăng, vốn từ ngữ của mình tung ra trang giấy để tái hiện sự hung bạo của dòng sông cũng như vẻ đẹptrữ tình của một nhân lâu ngày lặp lại” Với sự hiểu biết rộng rãi cùa mình, Nguyễn Tuân đi dùng từ ngữtrong nhiều lĩnh vực để tái hiện được hết tất cả những góc độ khác nhau của dòng sông Có ngôn ngữcủa điện ảnh (“Contre - plongée”); có võ thuật (“đánh khuýp quật vu hồi”); có cả từ ngữ về ô tô (“sang sốnhấn ga" Những từ ngữ này mang đặc trứng của mỗi lĩnh vực nhưng đều tập trung thể hiện dòng sông
Đà Với cách sử dụng từ ngữ như thế, nhà văn đã đưa nhiều lĩnh vực tưởng xa với văn chương trở nêngần gũi đã tập trung thể hiện hình tượng văn học
Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” ta còn gặp rất nhiều phép so sánh liên tưởng thú vị và bất ngờ
Để diễn tả cảm giác lạnh lẽo khi ngồi trong khoang đò qua một quãng sông, Nguyễn Tuân đã “cảm thấymình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái lầng nhà thứ mâynào vừa tắt phụt đèn điện” Có phép so sánh nào độc đáo và hiệu quả đến thế không ? Có những khiNguyễn Tuân đã lấy lửa để so sánh với nước “thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộngđang lồng lộn giữa rừng vẩu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét vớiđàn trâu da cháy bùng bùng” Hình ảnh so sánh cùng nhịp câu văn ngắn, dồn dập tạo cảm giác sóng gióđang cuồn cuộc dâng trào Phép so sánh “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiênnhư một nỗi niềm cổ tích ngày xưa tập trung thể hiện lòng trân trọng giá trị văn hóa truyền thống, thể hiệnlòng yêu say thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời thể hiện một cách cảm nhận cuộc sống tươi sáng, trongngần như pha lê của người chiến sĩ văn hóa
Trang 22Hình tượng dòng sông Đà được tái hiện trong trang văn bằng tất cả tài năng và tâm huyếi của nhà văn.Dòng sông Đà giang vĩ đại đã cuồn cuộc, dữ dội mà hiền hòa dịu êm sau trang văn; hung bạo, mãnh kiệt
mà chất chứa nhớ thương Phải chăng đó cũng là một phần con người phong cách Nguyễn Tuân; conngười ngang làng đấy, mạnh mẽ đây mà cũng nồng nàn tình cảm với đất nước, con người quê hương.Con sông Đà được nhìn nhận như “một cố nhân lâu ngày gặp lại” duyên dáng, thướt tha hồn nhiên, đượcnhà văn hiểu rất sâu sắc và chính xác; được tái hiện đầy đủ lung linh trong câu chữ thần kì Qua hìnhtượng con sông, một Nguyễn Tuân đã được khẳng định chắc chắn trong lịch sử văn học như một phongcách độc đáo của một tâm hồn tài hoa uyên bác, mãnh liệt mà ngập tràn yêu thương Văn chương baogiờ cũng là con người tác giả, thể hiện cái nhìn tác giả trong từng chi tiết, hình ảnh Nhiều yếu tố tập hợplại, cho người đọc làm quen với một con người nhà văn hoàn thiện
Người đọc mãi nhớ về một dòng sông Đà trong văn học Việt Nam - dòng sông hung bạo và trữ tình,cũng như mãi kính yêu một vì sao sáng của bầu trời văn học - nhà văn - người nghệ sĩ Nguyễn Tuân
Trang 23Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua hình tượng con sông Đà
BÀI LÀM
Khát khao cống hiến cho nghệ thuật, khát khao đi tìm và thể hiện những cảm giác mạnh mẽ dữ dội,cộng với chất nghệ sĩ đã phóng túng, tự do đã thúc đẩy Nguyễn Tuân đến với sông Đà và bằng “nghệthuật bậc thầy của ngôn từ”, ông đã sáng tạo nên hình tượng con sông Đà - một trong những kiệt tác củanghệ thuật văn xuôi Văn học Việt Nam có thêm hình tượng một dòng sông, người yêu văn chương cóthêm một tác phẩm để mà yêu dấu, trân trọng Có lẽ hình tượng con sông Đà trong “Người lái đò sôngĐà” là một trong những hình tượng thể hiện rõ nét phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Tiếp xúc với văn chương của Nguyễn Tuân, ta bắt gặp ẩn tàng trong những trang văn là “cảm xúcmạnh, là hơi thở nồng” (Nguyễn Đăng Mạnh) của cái tôi trữ tình nghệ sĩ mang khát vọng cuồng nhiệt,muốn biến những trang văn thành những trang hoa lộng lẫy, yêu kiều vừa mê hoặc, vừa thách đố ngườiđọc
Trải suốt từ trang đầu đến trang cuối tác phẩm là hình ảnh dòng sông Đà được chụp lại ở nhiều chiều,nhiều góc độ khác nhau, Qua việc tìm hiểu dòng sông, người đọc được hiểu thêm về một con người, mộtnghệ sĩ “suốt đời đi lìm cái thật và cái đẹp” - nhà văn Nguyễn Tuân, bởi vì hình tượng con sông vĩ đại củavùng đất Tây Bắc xa xôi là sự thể hiện khá đầy đủ phong cách hay cái nhìn cuộc sông của nhà văn, ở đó,bạn đọc đã thấy một con người ưa sự độc đáo trong sự tài hoa - uyên bác; một cá tính mạnh mẽ luônsăn tìm những gì dữ dội mãnh liệt; một thầy phù thủy ngôn từ, hình ảnh
Dòng sông Đà trong tác phẩm của Nguyễn Tuân bên cạnh vẻ dữ dội, hung bạo như “kẻ thù số một” củacon người, cũng có lúc hiện lên rất bay bổng mơ màng, có nét trữ tình của một con người nồng nàn xúccảm Nếu có ai hỏi tôi về đoạn văn tâm đắc nhất tôi sẽ trả lời ngay rằng đó là đoạn văn miêu tả vẻ đẹpcủa dòng sông hiền hòa “con sông Đà luôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình cuồn cuộn mù khóinúi Mèo đốt nước xuân” Đoạn văn như một khúc nhạc nhẹ êm ái, lại như một bức tranh thủy mặc mangđến cho tâm hồn người đọc những rung động tinh vi, những xúc cảm nhẹ nhàng Bằng tất cả tài năng vàtâm huyết của mình, dòng sông dữ dội đã mờ phai, chỉ còn hình ảnh của dòng nước nhẹ nhàng, cũng cónhững rung động yêu thương “dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi
để lại trên thượng nguồn Tây Bắc Dù được tái hiện dưới góc độ thiên nhiên nhưng Nguyễn Tuân đã thổivào dòng sông Đà những cảm xúc tinh tế của một con người nghệ sĩ tài hoa Nó cũng biết “dịu dàng”,cũng yêu thương, duyên dáng, cũng hồn nhiên, lặng lẽ Nsuyễn Tuân không chỉ nhìn dòng sông ấy nhưmột con người, mà còn hơn thế, một con người có một tâm hồn nghệ sĩ Chính vì vậy Nguyễn Tuân mớicoi dòng sông Đà như một “cố nhân” (“nó đằm đằm âm ấm như gặp lại cố nhân”), trong nhiều tác phẩm,nhà văn họ Nguyễn đã thể hiện tình yêu với những con người tài hoa, những thiên nhiên mĩ lệ Tùy bút
“Sông Đà” là một tác phẩm như thế là sự kết hợp của tình yêu con người và tình yêu thiên nhiên tậptrung trong hình ảnh dòng sông Đà Từ xưa đến nay đã có ai có niềm vui “như thấy nắng giòn tan sau kìmưa dầm, như nối lại chiêm bao đứt quãng” khi trông thấy dòng sông Đó chính là vì Nguyễn Tuân đãnhìn đòng sông như một con người, và hơn thế, một con người tài hoa, một cố nhân lâu ngày gặp lại Tình yêu cuộc sống, lòng ham hiểu biết về con sông, cây cầu của non sông đất nước cũng như ý thích
đi lại hoạt động…đã tạo cho mỗi trang viết của Nguyền Tuân ngồn ngộn kiến thức, thể hiện một sự hiểubiết tường tận từng chi tiết được nói tới trong văn mình Dòng sông Đà có thể được tái hiện rất trữ tình,thơ mộng nhưng cũng có lúc khúc Đà giang vĩ đại hiện lên chính xác trong từng con số Nguyễn Tuân
Trang 24thoắt trở thành nhà địa lí khi đưa ta về với thượng nguồn sông Đà ở Cảnh Đông tỉnh Vân Nam sau đóchan hòa vào sông Hồng, chảy trên đất Việt 500 cây số trong tổng chiều dài 883 nghìn thước mét, khi kể
ra rất chính xác, cụ thể về “những cái thác, những cái ga nước trên sông Đà từ Vạn Yên về xuôi” Cũng
có khi nhà văn trở thành một nhà điện ảnh, với ngôn ngữ của nghệ thuật thứ 7” những thước phim màucũng xoay tít, cái máy lia ngược contre - ploneéc lên cái mặt giếng mà thành giếng ” Quả thật, khi miêu
tả dòng sông Đà, Nguyễn Tuân đã đứng trong vai trò của nhiều nhà khoa học: một người chuyên nghiêncứu lịch sử biết dòng sông dưới thời Pháp thuộc có một “cái tên Tây lếu láo”; một nhà chính trị khi biết
“châu Quỳnh Nhai được giải phóng trước tiên ở Tây Bắc”, trở thành “cơ sở bàn đạp ở Tây Bắc” xuyênvào lòng địch Không chỉ thế Nguyễn Tuân còn huy động những hiểu biết về những môn nghệ thuật gầngũi với văn chương như hội họa (“cong sông Đà tuôn dài "); điêu khắc có chỗ vách đá thành chẹt lòngsông Đà như một cái yết hầu” ), ở những lĩnh vực rất xa văn chương, Nguyễn Tuân cũng rất hiểu biết
và sử dụng rất linh hoạt qua đó tái hiện Đà giang ở nhiều góc độ khác nhau Nguyễn Tuân đã sử dụng cảkiến thức võ thuật để dựng một thạch trận dòng sông: kiến thức thể thao khi miêu tả cuộc chiến đấu “cácluồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác” Nhờ những hiểu biết này,sông Đà đã hiện lên thật sinh động cụ thể, thật dữ dội cứng cỏi của võ thuật thật bay bổng của hội họa,văn chương Nguyễn Tuân đã vươn tới văn chương chuẩn mực: trữ tình, sâu lắng mà chính xác, khoahọc Trong quá trình làm sống dậy dòng sông Đà, Nguyễn Tuân không chỉ thể hiện mình là người biết,
mà còn rất ham hiểu biết, say sưa khám phá những lĩnh vực mới mẻ trong cuộc sống Trong Lịch sử vănhọc, có lẽ chẳng có ai đủ kì công như nhà văn đất Thăng Long khi mấy lần bay qua dòng sông Đà chỉ để
hạ bút viết mây câu: đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân hay trên sông Đà vì mỗi độ thu về”
Với lòng yêu say tiếng mẹ đẻ, sự hiểu biết sâu sắc về sự biết đổi từng của từ ngữ Nguyễn Tuân đã trởthành thầy phù thủy ngôn từ với hàng trăm phép biến hòa mà mỗi phép biến hóa có công dụng lạ lùngmặc dù trong cuộc đời, nhà văn chỉ thừa nhận ông là “người viết văn bằng tiếng Việt” chứ không phải
“nhà văn” hay bất cứ một danh hiệu cao quý nào khác Trong tùy bút “Sông Đà” - ông đã dùng hết tàinăng, vốn từ ngữ của mình tung ra trang giấy để tái hiện sự hung bạo của dòng sông cũng như vẻ đẹptrữ tình của một nhân lâu ngày lặp lại” Với sự hiểu biết rộng rãi cùa mình, Nguyễn Tuân đi dùng từ ngữtrong nhiều lĩnh vực để tái hiện được hết tất cả những góc độ khác nhau của dòng sông Có ngôn ngữcủa điện ảnh (“Contre - plongée”); có võ thuật (“đánh khuýp quật vu hồi”); có cả từ ngữ về ô tô (“sang sốnhấn ga" Những từ ngữ này mang đặc trứng của mỗi lĩnh vực nhưng đều tập trung thể hiện dòng sông
Đà Với cách sử dụng từ ngữ như thế, nhà văn đã đưa nhiều lĩnh vực tưởng xa với văn chương trở nêngần gũi đã tập trung thể hiện hình tượng văn học
Trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” ta còn gặp rất nhiều phép so sánh liên tưởng thú vị và bất ngờ
Để diễn tả cảm giác lạnh lẽo khi ngồi trong khoang đò qua một quãng sông, Nguyễn Tuân đã “cảm thấymình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào trên cái lầng nhà thứ mâynào vừa tắt phụt đèn điện” Có phép so sánh nào độc đáo và hiệu quả đến thế không ? Có những khiNguyễn Tuân đã lấy lửa để so sánh với nước “thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộngđang lồng lộn giữa rừng vẩu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét vớiđàn trâu da cháy bùng bùng” Hình ảnh so sánh cùng nhịp câu văn ngắn, dồn dập tạo cảm giác sóng gióđang cuồn cuộc dâng trào Phép so sánh “bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử Bờ sông hồn nhiênnhư một nỗi niềm cổ tích ngày xưa tập trung thể hiện lòng trân trọng giá trị văn hóa truyền thống, thể hiệnlòng yêu say thiên nhiên tươi đẹp, đồng thời thể hiện một cách cảm nhận cuộc sống tươi sáng, trongngần như pha lê của người chiến sĩ văn hóa
Trang 25Hình tượng dòng sông Đà được tái hiện trong trang văn bằng tất cả tài năng và tâm huyếi của nhà văn.Dòng sông Đà giang vĩ đại đã cuồn cuộc, dữ dội mà hiền hòa dịu êm sau trang văn; hung bạo, mãnh kiệt
mà chất chứa nhớ thương Phải chăng đó cũng là một phần con người phong cách Nguyễn Tuân; conngười ngang làng đấy, mạnh mẽ đây mà cũng nồng nàn tình cảm với đất nước, con người quê hương.Con sông Đà được nhìn nhận như “một cố nhân lâu ngày gặp lại” duyên dáng, thướt tha hồn nhiên, đượcnhà văn hiểu rất sâu sắc và chính xác; được tái hiện đầy đủ lung linh trong câu chữ thần kì Qua hìnhtượng con sông, một Nguyễn Tuân đã được khẳng định chắc chắn trong lịch sử văn học như một phongcách độc đáo của một tâm hồn tài hoa uyên bác, mãnh liệt mà ngập tràn yêu thương Văn chương baogiờ cũng là con người tác giả, thể hiện cái nhìn tác giả trong từng chi tiết, hình ảnh Nhiều yếu tố tập hợplại, cho người đọc làm quen với một con người nhà văn hoàn thiện
Người đọc mãi nhớ về một dòng sông Đà trong văn học Việt Nam - dòng sông hung bạo và trữ tình,cũng như mãi kính yêu một vì sao sáng của bầu trời văn học - nhà văn - người nghệ sĩ Nguyễn Tuân
Trang 26Một người Hà Nội của Nguyễn Khải
GỢI Ý
1 Khái quát chung
- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm
- Giới thiệu được chi tiết và bước đầu đánh giá được: đây là chi tiết góp phần thể hiện bản lĩnh, cáchứng xử của bà Hiền
+ Đây cũng là lúc bà dạy con bài học về lòng tự trọng
- Nguyễn Khải muốn khẳng định cá tính và bản lĩnh của bà Hiền: không tạo uy tín, danh dự bằng lờinói không thành thực, luôn dám là mình Đồng thời, cho thấy được tấm lòng người mẹ Việt Nam trongtính cách của nhân vật này
3 Đánh giá chung
Vốn sống, bản lĩnh và cá tính của bà Hiền là phẩm chất thật của người Hà Nội có văn hoá, xứng đángvới người Hà Nội bởi chuẩn mực văn hoá của người Việt Nhận thức được như vậy mỗi công dân Hà Nộiphải có ý thức giữ gìn và phát huy chuẩn mực đó
Trang 27Nhận xét về giọng điệu trẩn thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong Một
người Hà Nội
GỢI Ý
a Giọng điệu trần thuật: một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trìu nặng suy tư, vừa giàuchất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh Sự tự nhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất códuyên trong giọng kể của nhân vật “tôi", tính cách đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự sự xenlẫn hoài nghi, tự sự xen lẫn tự hào.) Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đặc sắc, đặc chất tự
sự rất đời thường mà hiện đại
b Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
+ Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật “tôi” và các nhân vật khác
+ Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tô đậm vẻ suy tư, chiêmnghiệm, lại pha chút hài hước, tự hào, ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát )
c Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh nói lên quy luật bất diệt của
sự sống Quy luật này được khẳng định bằng niềm tin của con người thành phố đã kiên trì cứu sốngđược cây si
Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp của Hà Nội Hà Nội có thể bịtàn phá, bị nhiễm bệnh vẫn là một người Hà Nội với truyền thống văn hoá đã được nuôi dưỡng suốttrường kì lịch sử, là cốt cách tinh hoa, linh hồn đất nước
Trang 28Nêu cảm nghĩ về nhân vật tôi, Dũng, những thanh niên Hà Nội
GỢI Ý
Các nhân vật khác trong truyện:
- Nhân vật “tôi”; Thấp thoáng sau những dòng chữ là hình ảnh nhân vật "tôi” - đó là một người đãchứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử dân tộc Trên những chặng đường ấy, nhân vật
“tôi” đã có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc xảo, đặc biệt là về nhân vật cô hiền, về HàNội và người Hà Nội ăn sâu trong giai điệu vừa vui vừa đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hìnhảnh một con người gắn bó thiếl tha với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị văn hoá của nhânvật Nhân vật “tôi” mang hình bóng Nguyễn Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc bénđem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thật khách quan và đúng đắn, sâu sắc
- Nhân vật Dũng con trai đầu rất mực yêu quý của cô Hiền Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy
về cách sống của người anh hùng cùng với 660 thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường dâng hiến tuổixuân của mình cho đất nước Dũng, Tuất và tất cả những chàng trai Hà Nội đã góp phần tô thắm thêmcốt cách tinh thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp cùa con người Việt Nam
- Bên cạnh sự thật về những người Hà Nội có phẩm chất cao đẹp, còn có những người tạo nên
“nhận xét không mấy vui vẻ” của nhân vậi “tôi” về Hà Nội Đó là “ông bạn trẻ đạp xe như gió” đã làm xengười ta xuýt đổ lại còn phóng xe vượt qua rồi quay mặt lại chửi “Tiên sư cái anh già ” là những người
mà nhân vật tôi quên đường đi hỏi thăm Đó là “những hạt sạn” của Hà Nội, nay cần phải làm rất nhiềuđiểm để giữ gìn và phát huy cái đẹp trong tính cách người Hà Nội
Trang 29Nhận xét về tính cách cô Hiền trong truyện Một người Hà Nội
GỢI Ý
a) Tinh cách, phẩm chất của nhân vật cô Hiền
- Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là cô Hiền, cũng như những người Hà Nội, cô đã cùng Hà Nội,cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng hoa nhưng vẫn giữa được cốt cách người Hà Nội Cô sốngthẳng thắn, chân thành không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh
- Suy nghĩ về cách ứng xử của cô trong từng thời đoạn của đất nước
+ Hoà bình lập lại ở miền Bắc, cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoạncủa cuộc sống xung quanh: “vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều ” theo cô “chính phủ can thiệp vào nhiềuviệc của dân quá” cô tính toán mọi việc trước sau rất khôn khéo và “đã tính là làm, đã làm là không để
ý đến những đàm tiếu của thiên hạ ”
+ Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với chiến tranh phá hoại hàng loạt bằng không quân của Mĩ
Cô Hiền dạy con biết cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chât của người HàNội Đó cũng là lí do vì sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao khôngmuốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn Nó dám đi cũng là biết tự trọng ”
+ Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì đổi mới, với không khí xô bồ của thời kì kinh
tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà Nội của hôm nay, thuần tuý Hà Nội, không pha trộn Từchuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn b) Cô Hiền - “một hạt bụi vàng" của Hà Nội, vì:
- Nói đến hạt bụi, người la nghĩ đến vật nhỏ bé, tầm thường Có điều là hạt bụi vàng thì dù nhỏ bénhưng có giá trị quý báu
- Cô Hiền là một người Hà Nội bình thường thấm sâu những nét tinh hoa trong bản chất người HàNội Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiéu người như cô Hiền sẽ hợp lại thành nhữnc “áng vàng” chói sáng,áng vàng ấy là phẩm giá neứời Hà Nội, là truyền thống cốt cách người Hà Nội
Trang 30Tình huống truyện và ý nghĩa giáo dục của Chiếc thuyền ngoài xa
mẻ của Đẩu Đó là các chi tiết:
- Người đàn ông đánh vợ, cần tìm hiểu chi tiết này từ phương diện tâm li tính cách nhân vật Vì sao khimới rời thuyền, người đàn ông “lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới” củangười đàn bà nhưng chỉ khi hai người đã đi khuất vào sau chiếc xe rà phá mìn “to lớn gấp đôi một chiếc
xe tăng” thì lão “lập tức trở nên hùng hổ”? Vì sao trong khi “trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùngchiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà” giọng lão lại “rên ri đau đớn”? Vì sao chuyện lão đánh
vợ diễn ra thường xuyên vi việc lão đánh vợ ở bãi xe tăng hỏng có phải ngẫu nhiên không?
- Thái độ cam chịu đầy nhẫn nhục của người đàn bà: “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũngkhông tìm cách chạy trốn” Đây là một thái độ lạ lùng Phải chãng bà ta bị đòn nhiều đến mức quen rồi,không còn biết đau nữa Hay bà ta tăm tối, dốt nát đến mức không còn chút ý thức về quyền sống củamình ? hay đó là một sự lựa chọn bất đắc dĩ nhưng đã được suy tính kĩ lưỡng, sáng suốt ? Trong hoàncảnh con đông mà cuộc sống trên mặt nước đầy nhọc nhằn, bất trắc, nỗi lo cơm áo không lúc nào buôngtha, liệu bà ta có cách lựa chọn nào tối hơn không ? Phải chăng tác giả đã dùng hình ảnh bãi xe tănghỏng như một gợi ý rằng cuộc chiến đấu chống đói nghèo, tăm tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến chốngngoại xâm và chừng nào chưa thoát khỏi đói nghèo, chừng đó con người còn phải chung sống với cáixấu, cái ác?
- Phản ứng của cậu bé Phác: “nhảy xổ” vào người bố, “giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳngngười vung chiếc khoá sắt quật vào giữa khuông ngực” ông ta Đây là sự phản ứng tự nhiên của một tâmhồn trẻ thơ yêu mẹ hay là sự căm phẫn mù quáng Cậu bé hành động như thế là đúng hay sai?
- Người bố đánh Phác rồi bỏ đi, người mẹ “dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn - vừa đau đớn vừaxấu hổ, nhục nhã Bà gọi tên con “ôm chầm lấy nó”, rồi lại buông ra “chắp tay vái lấy vái để rồi lại ômchầm lấy” Có phải hà mẹ đau đớn vì rốt cuộc đã không sao tránh được cho con cái khỏi bị thương tổn vìcảnh bạo lực trong gia đình (Phác đã chứng kiến cảnh bà bị đòn) ? bà xấu hổ, nhục nhã vì phải giấugiếm con cái tình trạng khốn khổ của mình, vì mình bất lực hay xấu hổ, nhục nhã vì không dạy đượccon ? tại sao lúc chịu đòn đau đến mấy bà cũng không kêu xin, khóc lóc mà bây giờ khi không bị đòn bàlại khóc ? Bà “vái lây vái để” đứa con là để “tạ tội” với nó hay cầu xin nó đừng căm thù bố, đừng trở nênđộc ác như bố nó?
- Đẩu mời người đàn bà đến công sở để trao đổi chuyện gia đình bà Anh khuyên bà nên bỏ chồngnhưng bà kiên quyết chối từ Qua chi tiết này có thể thấy rõ Đẩu là người tốt bụng, đầy thiện chí nhưng
Trang 31lại nông nổi Anh hiểu luật pháp nhưng lại không thực sự hiểu đời sống nên cho rằng giải phóng chongười phụ nữ kia khỏi sự trói buộc với người chồng vũ phu là giải pháp đúng đắn So với anh, rõ ràngngười đàn bà làng chài lạc hậu, thất học nhưng bù lại, bà hiểu đời sống, hiểu con người Bà nói với Đẩu
“lòng các chú tốt, nhưng các chú ( ) đâu có hiểu cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó nhọc” Bàhiểu nổi bế tắc, khốn khổ của người chồng và hơn cả, bà hiểu thiên chức làm mẹ Phải chăng vì thiênchức đó, vì những niềm vui nhỏ bé bình dị (“cũng có lúc vợ -chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận vuivẻ”, “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no” ) mà bà chấp nhận tình trạng bị hànhhạ
2 Sau khi thấy các biện pháp giáo dục, răn đe người chồng không có kết quả, Đẩu – với tư cách thẩmphán huyện - đã khuyên người vợ nên li hôn để thỏi bị hành hạ, ngược đãi Anh mời người đàn bà đếncông sở để trao đổi về vấn đề này Có lẽ Đẩu đã tin rằng giải pháp mình chọn cho bà ta là đúng đắn.Nhưng sau buổi nói chuyện thì mọi lí lẽ của anh đều bị người đàn bà chất phác, lam lũ “bác bỏ” Hoá ralòng tốt của anh là lòng tốt phi thực tế Anh bảo vệ luật pháp bằng sự thông hiểu sách vở nên trước mộtcuộc sống đích thực anh trở thành kẻ nông nổi, ngây thơ Người đàn bà làng chài thất học, quê mùanhưng thật sâu sắc khi “nhìn suốt cả đời mình” đã khiến “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Côngcủa cái phố huyện vùng biển” Có thể anh vừa “ngộ” ra '’những nghịch lí đời sống - những nghịch lí conngười buộc phải chấp nhận, phải “trút một tiếng thở dài đầy chua chát”: “trên thuyền phải có một ngườiđàn ông dù hắn man rợ, tàn bạo” Cũng có thể, anh bắt đầu hiểu ra rằng, muốn con người thoát khỏicảnh đau khổ, tăm tối, man rợ cần có những giải pháp thiết thực chứ không phải chỉ là thiện chí hoặc các
lí thuyết đẹp đẽ nhưng xa rời thực tiễn Đây cũng là sự “vỡ ra” của người thợ chụp ảnh về “độ chênh”giữa “cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh” mà anh vừa hân hoan thu vào ống kính với cuộc sống nhọcnhằn chẳng thi vị chút nào của cái gia đình dân chài trên con thuyền mà anh lấy làm tâm điểm cho bứcảnh nghệ thuật
3 Hậu quả tình trạng bạo lực trong gia đình cậu bé Phác là nổi đau khổ nặng nề mà người mẹ vànhững đứa con phải gánh chịu Người mẹ không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị giày vò về tinh thần
vì bà luôn nơm nớp lo sợ con bị tổn thương Dù bà hết sức che chắn (xin chồng đừng đánh mình trênthuyền trước mặt con cái) nhưng rồi những đứa con vẫn biết sự thật khiến bà “vừa đau đớn vừa vô cùngxấu hổ, nhục nhã” Đứa con - cậu bé Phác - vì yêu mẹ, thương mẹ mà thành căm ghét bố Nó xông vàođánh bố để bảo vệ mẹ và như vậy, niềm tin trong trẻo của tuổi thơ đã bị rạn vỡ
Nói về tệ nạn này, Nguyễn Minh Châu không chỉ lên án thói vũ phu, báo động về tình trạng bạo lực màcon ca ngợi vẻ đẹp tình mẫu tử, lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong tình yêu thương, yên bìnhcủa trẻ em Con mắt nhân đạo của nhà văn còn thể hiện ở nổi lo âu đầy trách nhiệm: cậu bé sẽ thànhngười thế nào nếu môi trường sống không thay đổi tích cực?
Trang 32Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
DÀN BÀI
I MỞ BÀI
- Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơngiản, nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử” Và quả thật ông đãđào sâu vào các tầng sâu lịch sử, phát hiện ra con người và cuộc sống với nhiều nghịch lí để đi đến mộttriết lí nào đó Trong các tác phẩm của mình Nguyễn Minh Châu đã thể hiện điều này như một sở trường
- Trong Bức tranh, Mảnh trăng cuối rừng, Bến quê và đến Chiếc thuyền ngoài xa ta vẫn bắt gặp nghịch
lí trong cuộc sống mà Nguyễn Minh Châu đã phát hiện ra và lấy nó làm tâm điểm để xây dựng tác phẩm
II THÂN BÀI
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa là phát hiện về đời sống và con người trong nhiều mối quan hệ xã hộiphức tạp, chằng chịt Bao nghịch lí đời thường được mở ra: một người trưởng phòng thông minh muốn
có tờ lịch "tĩnh vật hoàn toàn” nhưng thực tế không thể tước bỏ được hình ảnh con người; một nghệ sĩsăn được cảnh thuyền và biển thật đẹp thì chính từ cảnh đó lại xuất hiện những cái thật xấu một ngườiđàn bà bị chồng hành hạ vô lí nhưng không bao giờ muốn từ kẻ bỏ độc ác ấy; những chiến sĩ nhiệt thànhtừng chiến đấu giải phóng miền Nam khỏi nanh vuốt quân xâm lược nhưng lại không thể làm thế nào đểgiải thoát cho một người đàn bà bất hạnh v.v Đây là những minh chứng sinh động cho cách nhìn đadiện của Nguyễn Minh Châu, như chính ông từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật mộtcách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử"
1 Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh
a) Phát hiện thứ nhất
Để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùngbiển từng là chiến trường cũ của anh, đã dự tính bố cục, đã "phục kích" mấy buổi sáng để "chộp” đượcmột cảnh thật ưng ý Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp
"trời cho" trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp đượcmột lần: " trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ Mũi thuyền in một nét mơ
hồ loè nhoè vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướngmặt vào bờ Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới toàn bộ khung cảnh từ đường nét đếnánh sáng đều hài hoà và đẹp tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện,khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần tâm hồn" Niềm hạnh phúc của người nghệ sĩ chính là cáihạnh phúc của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp, cái tuyệt diệu Dường như trong hìnhảnh chiếc thuyền ngoài xa giữa trời biển mơ sương, anh đã bắt gặp cái tận Thiện, tận Mĩ, thấy tận tâmhồn mình như được gột rửa, trở nên thật trong trẻo, tinh khôi bởi cái đẹp hài hoà, lãng nạn của cuộc đời b)Phát hiện thứ hai
Nếu phát hiện thứ nhất của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mông thì phát hiện thứ hai lại đầynghịch lí, nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống Phùng đã từng có "cái khoảnh khắchạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại", anh đã từng
Trang 33chiên nghiệm "bản thân cái đẹp chính là do đạo đức", vậy mà hoá ra đằng sau cái đẹp "toàn bích, toànthiện" mà anh vừa bắt gặp trên mặt biển xa lại chẳng phải là "đạo đức", là "chân lí của sự hoàn thiện".Anh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy bước ra một người đàn bà xấu xí, mệtmỏi và cam chịu; một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ một phương cách để giảitoả những uất ức, khổ đau Phùng đã từng là người cầm súng chiến đấu để có vẻ đẹp thanh bình củathuyền, biển mênh mông, không thể chịu được khi chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lí
và thô hạo Nhưng anh chưa kịp công ra thì thằng Phác, con lão đàn ông đã kịp để che chở cho người
mẹ đáng thương Chỉ đến lần thứ hai, khi lại phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện được bản chấtngười lính không thể làm ngơ sự bạo hành của cái ác Phùng cay đắng nhận thấy những cái ngang tráixấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phimhuyền diệu mà anh dày công chụp được bỗng hình thật khủng khiếp, ghê sợ
2 Câu chuyện của người đàn bà hàng chài
Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toà án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời, nó giúpnhững người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lí Bề ngoài, đó làmột người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập thật khốn khổ “
ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng", vậy mà vẫn nhất quyết gắn bó với lão đàn ông vũ phu
ấy Chỉ qua những lời giãi bày thật tình của người mẹ đáng thương đó mới thấy nguồn gốc mọi sự chịuđựng, hi sinh của bà là tình thương vô bờ đối với những đứa con: " đám đàn bà hàng chài ở thuyềnchúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng mộtsắp con nhà nào cũng đến dưới chục đứa phải sống cho chứ không thể sống cho mình " Nếu hiểu sựviệc một cách đơn giản, chỉ yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong Nhưng nếu nhìn vấn đề một cáchthấu suốt sẽ thấy suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được Trong khổ triền miên, người đàn bà
ấy vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi: "Vui nhất là lúc nhìn đàn con tôi chúng nó được
ăn no ", "trên thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ"; ”ông trời sinh rangười đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn " Qua câu chuyện của người đàn bà càngthấy rõ; không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận sự việc, hiện tượng của cuộc sống
3 Cảm nghĩ của tác giả về các nhân vật trong chuyện
a) Người đàn bà hàng chài
Tuy không có tên tuổi cụ thể, một người vô danh như biết bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng sốphận con người ấy lại được tác giả lập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyệnngắn này Trạc ngoài 40 tuổi, thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với "khuôn mặt mệt mỏi", ngườiđàn bà ấy gợi ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ Bà thầm lặng chịu đựng mọi đớn đau, khi bịchồng đánh "không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy", bà coi đó là lẽ đươngnhiên, chỉ đơn giản bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiếm sống ngoài biển xa cần
có một người đàn ông khoẻ mạnh và biết nghề, chỉ vì những đứa con của bà cần được sống và lớn lên:
" Tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời hìnhnhư mụ chẳng bao giờ để lộ rõ rệt ra bề ngoài" - một sự cam chịu nhẫn nhục như thế thật đáng để chia
sẻ, cảm thông Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao người phụ nữ Việl Namnhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha, đức hi sinh
b) Lão đàn ông độc ác
Trang 34Có lẽ cuộc sống đói nghèo, vất vả, quẩn quanh bao nhiêu lo toan, cực nhọc đã biến "anh con trai cụctính nhưng hiền lành" xưa kia thành một người chồng vũ phu, một lão đàn ông độc ác Cứ khi nào thấykhổ quá là lão đánh vợ, đánh như để giải toả uất ức, để trút cho sạch nỗi tức tối, buồn phiền: "lão trút cơngiận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà” Trong đời vẫn cónhững kẻ như thế, nói như Nam Cao trước kia, chỉ để thoả mãn lòng ích kỉ chúng tự cho mình cái quyềnđược hành hạ mọi người Lão đàn ông "mái tóc tổ quạ", "chân chữ bát", "hai con mắt đầy vẻ độc dữ" vừa
là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên biết bao đau khổ cho chính những ngườithân của mình Phải lảm sao để nâng cái phần thiện, cái phần người trong những kẻ thô bạo ấy
ở dưới biển này thì mẹ nó không bị đánh” Mặc dù thật khó chấp nhận kiểu bảo vệ của nó, nhưng hìnhảnh thằng Phác vẫn khiến người ta cảm động bởi tình thương mẹ dạt dào
d) Người nghệ sĩ nhiếp ảnh
Vốn là người lính chiến từng vào sinh ra tử, Phùng căm ghét mọi sự áp bức bất công, sẵn sàng làm tất
cả vì điều thiện, lẽ công bằng Anh thực sự xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền lúcbình minh Một người nhạy cảm như anh tránh sao khỏi nỗi tức giận khi phát hiện ra ngay sau cảnh đẹpchiếc thuyền ngoài xa là sự bạo hành của cái xấu, cái ác Mới đầu, chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ
và người vợ nhẫn nhục chịu đựng, Phùng hết sức "kinh ngạc", anh "há mồm ra mà nhìn", rồi sau nhưmột phản xạ tự nhiên, anh "vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới" Hành động ấy nói được nhiềuđiều Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, một khoảng cách đủ để tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, nhưng sựthật cuộc đời lại ở rất gần Đừng vì nghệ thuật mà quên cuộc đời, bởi lẽ nghệ thuật chân chính luôn làcuộc đời và vì cuộc đời Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biếtyêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ đời thường tình, biết hành động để có một cuộc sống xứng đáng với conngười
4 Nét nghệ thuật độc đáo
a) Cách tạo tình huống truyện
Ở tác phẩm này, nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu là cách tạo tinh huốngmang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống Nếu coi tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện
về đời sống Nếu coi tình huống là sự kiện có ý nghĩa bộc lộ mối quan hệ, bộc lộ khả năng ứng xử, thửthách phẩm chất, tính cách, đôi khi tạo ra những bước ngoặt trong tư tưởng, tình cảm, trong cuộc đờicon người, thì với Phùng, việc chứng kiến lão đàn ông đánh vợ là một sự kiện như thế Trước đó, Phùngnhìn đời bằng con mắt của một nghệ sĩ, anh rung động, say mê trước vẻ đẹp "trời cho" của thuyền và
Trang 35biển sớm mai Chính trong giây phút tâm hồn thăng hoa những cảm xúc lãng mạn nhất, anh bất ngờchứng kiến đôi vợ chồng từ con thuyền "thơ mộng” bước xuống, rồi lão đàn ông đánh vợ một cách dãman và vô lí, tình huống đó được lặp lại một lần nữa, Phùng không chỉ chứng kiến người đàn bà nhẫnnhục chịu đựng mà còn thấy được thái độ, hành động của chị em thằng Phác trước sự hung bạo của chavới mẹ Từ đó đến cuối truyện, Phùng đã có một cách nhìn đời khác hẳn Anh thấy rõ những cái ngangtrái trong gia đình thuyền chài ấy, hiểu sâu thêm tính cách người đàn bà, chị em thằng Phác, hiểu sâuthêm bản chất người đồng đội của mình (Đẩu) và hiểu thêm chính mình Tình huống truyện đã đượcNguyễn Minh Châu đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn để phát hiện tính cách nhìn người, pháthiện sự thật cuộc đời.
b) Ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật
Người kể chuyện ở đây là nhân vật Phùng Việc chọn người kể chuyện như thế đã tạo ra điểm nhìntrần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời thường của tình huống truyện, lời kể chuyện trởnên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục
Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người: Giọng điệu lão đàn ông thậtthô bỉ, tàn nhẫn với những từ ngữ đầy vẻ tục tằn, hung bạo: những lời của người đàn bà thật dịu dàng vàxót xa khi nói với con, thật đớn đau và thấu trải lẽ đời khi nói về thân phận của mình: những lời của Đẩu
ở toà án huyện là giọng điệu của một naười tốt bụng, nhiệt thành, Việcsử dụng ngôn ngữ rất linh hoạt,sáng tạo như thế đã góp phần khắc sâu thêm chủ đề - tư tưởng của truyện ngắn
Trang 36Phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
BÀI LÀM
Viết về đề lài gia đình trong chiến tranh, truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thiđược coi là một tác phẩm thành công, góp phần vào sự thành công của cả tác phẩm chính là nghệ thuật
kể chuyện linh hoạt, độc đáo hấp dẫn
Tác phẩm kể truyện một gia đình cách mạng, mọi thành viên đều là chiến sĩ diệt Mĩ kiên cường Thùnhà nợ nước thống nhất làm một Tình gia đình và tình cách mạng hoà lẫn vào nhau: ba má Việt gặp vàlấy nhau vì cùng cầm súng giết giặc Họ đều ngã xuống trong chiến đấu Những đứa con của họ (Việt vàChiến gắn bó với nhau trong tình ruột thịt và trong niềm tự hào về truyền thống cách mạng của gia đình.Người mẹ nuôi con lớn lên để rửa thù cho cha Những đứa con giành nhau nhập ngũ để trả thù cho bamá Một câu chuyện như thế tuy cảm động nhưng khá nặng nề, dễ đơn điệu và trùng lặp, nếu khôngsáng tạo một cách trần thuật độc đáo, linh hoạt
Tác giả đã chọn một lối trần thuật theo quan điểm của nhân vật, một chú lính trẻ tên Việt Chú giảiphóng quân này bị trọng thương và lạc đồng đội, một mình nằm giữa chiến trường sau một trận ác chiếncòn để lại khói lửa mịt mù và xác giặc ngổn ngang Chú nhớ đồng đội, nhớ chị, nhớ chú Năm, nhớ nhữngngày ba má còn sống, nhớ những buổi bắn chim, câu cá, bắt ếch, nhớ ngày cùng chị nhập ngũ và lênđường câu chuyện được thuật kể qua dòng hồi ức của chú khi đứt khi nối bởi vì chú nhiều lần ngất đirồi lại tỉnh lại Câu chuyện vì thế không diễn ra theo trật tự thời gian, không gian tự nhiên mà theo logicchủ quan của tâm lí nhân vật nên hết sức biến hoá Các sự việc, các nhân vật của gia đình hiện lên vớimàu sắc tình cảm đậm đà và hấp dẫn Chuyện kể đến đâu thì tính cách nhân vật cũng hiện ra đến đâymột cách sinh động và đậm nét
Đây không phải thủ pháp nghệ thuật nhưng không phải ai cũng sử dụng được thành công Phải amhiểu sâu sắc tâm lí nhân vật phải nhập vai nhân vật và nói được đúng giọng nhân vật Đây là sở trườngcủa Nguyễn Thi, nhà văn của người nông dân vùng đồng bằng Nam Bộ
Bên cạnh nghệ thuật kể chuyện độc đáo, vừa phân tích, Nguyễn Thi vừa xây dựng được những tínhcách nhân vật phong phú, hấp dẫn Qua dòng hồi tưởng của Việt, một “đứa con trong gia đình" cáchmạng, ta thấy hiện lên các nhân vật: ba, má Việt, chú Năm, chị Chiến và Rất dễ dàng nhận thấy cả nămnhân vật đều cùng chung bản chất, xét về phương diện phẩm chất cách mạng: yêu nước, căm thù giặc,thuỷ chung với cách mạng và tự hào truyền thống mạng của gia đình
Ngoài ra, những nhân vật chính diện của Nguyễn Thi thường có một tính :chất chung này gọi là: “Chất
út Tịch”, ấy là cái tinh thần kiên cường gan góc, thù ngùn ngụt, say mê chiến đấu, dường như sinh ra là
để cầm súng giết giặc Tuy nhiên mỗi người lại có một gương mặt riêng, một tính cách khác nhau Chỗđặc sắc của nghệ thuật khắc hoạ hình tượng nhân vật của Nguyễn Thi là ở Đáng chú ý hơn cả là banhân vật chú Năm, Chiến và Việt
Chú Năm đúng là một người nông dân Nam bộ, thật thà, vui tính, bộc trực, người này rất giàu tình cảm
và trí tưởng tượng lãng mạn, nhất là khi nổi cảm hứng và cất tiếng hò: “Lúc đó, gân cổ chú nổi đỏ lên, taychú đặt lên vai Việt, đôi mắt chú mở to, đọng nước, nhìn thẳng vào mặt Việt, đầu chú lắc lư, nhắn nhủ,làm chính Việt là nơi cụ thể để chú gởi gắm những câu hò ấy, hoặc chính Việt là những câu hò đó Theotừng câu hò, khi thì Việt biến thành tấm áo quàng hoặc sông dài cá lội của chú, khi thì Việt biến thànhngười nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn Biển Gò Công, hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười”
Trang 37Chiến là một cô gái mới lớn lên, tính khí còn rất “trẻ con”: tranh công bắt ếch, tranh công bắn tàu giặcvới em Ngay trước khi nhập ngũ để trở thành một giải phóng quân, vẫn giành nhau với em để đi bộ độitrước Nhưng khác với đứa em trai, cô có thể ngồi lì suốt một buổi chiều để đánh vần cuốn sổ ghi côngđình của chú Năm - đây là cái chất gan lì thừa hưởng từ mẹ Ba má mất cả, là chị nên sớm biết nhườngnhịn em, sớm biết tính toán lo liệu việc nhà Điều này thể hiện rất rõ trong giờ phút cùng em lên đườngđánh giặc để trả thù ba má Không phải ngẫu nhiên mà Việt thấy chị nghĩ ngợi, nói năng “nghe in như mávậy” còn chú Năm thì thật sự tán phục “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng,gọn bề gia thất, đặng bề nước noa ”
Ngoài ra ở nhân vật này có một chất trẻ trung và cái duyên dáng của một cô thiếu nữ, thể hiện ở cái cửchỉ bịt miệng cười khi chú Năm cất tiếng hò, ở nét lông mày cau lại, chéo khăn hờ ngang miệng, cặm cụingồi đánh vần cuốn sổ chú Năm, ở cái tiếng “hứ một cái cóc” khi cậu em bảo mình nói năng hệt như mávậy
Việt thì tỏ ra là một cậu con trai của đồng quê, tính hiếu động (suốt ngày lang thang bắn chim, câu cá,bắt ếch, lúc nào cũng có cái ná thun trong người, tể cả khi đã đi bộ đội ), hiếu thắng (Bắt ếch, bắn tàugiặc, ghi tên nhập ngũ bao giờ cũng tranh phần hơn) Là con trai, là em (quen được chiều chuộng) nênmọi việc đều được ỉ lại cho chị, cho chú; chỉ kém chị một tuổi, “trẻ con” hơn nhiều và vô tâm vô tínhchẳng biết lo nghĩ gì, kể cả ngày nhập ngũ Là trai, Việt thường che dấu tình cảm uỷ mị, nhưng bản chấtrất giàu tình cảm Nằm ở chiến trường, chú nhớ má, nhớ chú Năm, chị Chiến, nhớ thằng em nhớ anh emđồng đội Chú “Ước gì bây giờ lại được gặp má Phải, ví như má đang bơi xuồng, má sẽ ghé lại, xoa đầuViệt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xong cơm đi làm đồng để dưới xuồng lên cho Việt ăn ” Chú nhớ chịthương chị vô cùng, tuy vẫn giành phần hơn với chị, ở đơn vị, chú giấu biệt chị đi vì chỉ sợ lộ ra họ sẽ lấymất chị Cách thể hiện tình cảm đích đáng nhất ở Việt là đánh giặc Đấy là cách thương má, thương ba,thương chị, thương chú Năm của Việt cho nên khi đồng đội tìm thấy Việt nằm ngất đi ở chiến trườngngón tay chú vẫn đặt trên cò súng và một viên đạn đã lên nòng sẵn sàng bắn vào quân giặc
Ngoài nghệ thuật kể truyện, ngoài thành công trong cách xây dựng nhân Những đứa con trong gia đìnhcòn có những đoạn văn tuyệt hay ấy là đoạn Việt nhớ lại ngày chị em Việt ghi tên tòng quân và chuẩn bịlên đường
Đêm ấy hai chị em trò truyện với nhau, thu xếp chuyện nhà chuyện chuyện cửa, gửi lại chú Năm bànthờ má và thằng em út, chuyện hứa hẹn, khuyên nhau Chị Chiến bỗng ăn nói nghiêm trang, xưng chị
em (chứ không mày tao như mọi khi), bàn bạc, dặn dò em y hệt như giọng của mẹ xưa Còn Việt thì vẫnrất trẻ con, mặc cho chị lo toan tất cả Nhưng chú nhớ má vô cùng và tưởng như má cũng trở về để ngócoi chị em Việt tính chuyện nhà chuyện cửa như thế nào trước lúc lên đường Đây là một đoạn đối thoạirất sinh động, vui và cảm động
Sáng hôm sau, trước lúc lên đường, chị em Việt khiêng bàn thờ má sang gửi bên chú Năm Việtthương chị vô cùng, thương má vô cùng Mối căm thù trĩu nặng trên vai như một trọng lượng cụ thể Đâycũng là một đoạn văn có thể làm rơi nước mắt:
“Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm
đỏ màu cháy nắng, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bỗng một đầu bàn thờ má lên.Việt ghé vào một đầu Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú chúng con đi đánh giặc trả thù cho mà đếnchừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về Việt khiêng trước Chiến khiêng lịch bịch phía sau Nghe
Trang 38tiếng chân chị Việt Ihâý thương chị Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế Còn mối thù thằng
Mĩ thì có thể sờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai”
Trang 39Điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình
DÀN BÀI
I MỞ BÀI
Những đứa con trong gia đình thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi Thành công nổitrội của truyện là nghệ thuật xây dựng các tính cách nhân vật với cá tính đậm nét, đặc biệt là hai nhân vậtViệt và Chiến
II THÂN BÀI
1 Hai nhân vật có nhiều nét giống nhau về bản chất vì họ đều xuất thân từ một gia đình có truyềnthống yêu nước và cách mạng
a) Thương cha thương mẹ, căm thù giặc sâu sắc, cùng một ý chí cầm súng đánh giặc trả thù cho bamá
- Giành nhau ghi tên tòng quân
- Khiêng bàn thờ má gửi sang nhà chú Năm trước khi lên đường nhập ngũ “Nào, đưa má sang đènặng ở trên vai”
b) Dũng cảm gan góc và từng lập nhiều chiến công
- Bắn tàu chiến từ giặc trên sông, phá xe tăng địch trong trận đánh giáp lá cà
- Cuộc đối thoại giữa hai chị em trước lúc lên đường đánh giặc: (Chú Năn nói vậy à!)
c) Tuổi đời còn rất trẻ, ngây thơ như con trẻ
- Chị mười tám, em mười bảy
- Giành nhau mọi thứ như trẻ con: trong việc bắt ếch, ghi tên tòng quân, bắn tàu chiến Mĩ
2 Nhân vật có tính chất khác nhau, Chiến là chị, Việt là em
a) Chị kiên trì: ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình của chú Năm
- Em hiếu động: thích bắt ếch, câu cá, bắn chim
b) Chị chưa hết tính trẻ con, có lúc còn tranh nhau với em nhưng vì thương em nên cuốì cùng cũngnhường em: nhường phần ếch nhiều, nhường cả vết đạn bắn tàu giặc trên sông Định Thuỷ
- Em thì hiếu thắng: còn trẻ con hơn, là em nên không chịu nhường
c) Chị đảm đang, tháo vát, khôn ngoan, già dặn trước tuổi: lo toan việc nhà chu đáo trước khi lênđường, khiến Việt thấy chị giống hệt Má ngày trước và chú Năm cũng phải khen chị
- Em thì phó mặc tất cả, ừ ào khi nghe chị bàn việc nhà, rồi “ngủ quên lúc ỉào không biết”, đi bộ đội vẫngiữ chiếc ná thun, đánh giặc không sợ chết nhưng lại sợ ma
- Chị là cô gái mới lớn, bắt đầu thích soi gương, đi đánh giặc vẫn có cái gương trong túi
Trang 40III KẾT BÀI
Chiến và Việt, hai nhân vật trung tâm của truyện Những đứa con trong gia đình, bản chất có nhiều nétgiống nhau, nhưng cá tính thì thật phong phú, mỗi người đều mang nét riêng và cả hai đều đáng yêu,đáng mến Họ mang những vẻ đẹp tiêu biểu cho thế hệ trẻ Miền Nam cầm súng diệt Mĩ, cứu nước cứunhà