1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tập Thanh tra đất

18 714 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 132,5 KB

Nội dung

Biện pháp khắc phục hậu quả: a Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư quy định; trường hợp không thể thực hiện được đúng khoảng cách

Trang 1

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG Môn: Thanh tra đất đai Tình huống 1:khi bố, mẹ mất, chị M được gia đình tin tưởng giao quản lý di sản

thừa kế, tực hiện các thủ tục phân chia thừa kế, lập hs xin cấp GCNQSD đấtcho từng người TK trong quá trình thẩm tra hs, cơ quan có thẩm quyền phát hiện chị M

dã sửa chữa 1 số giấy tờ biên lai thu thuế đất nên đã không cấp GCN QSD đất, hành

vi của chị M có bị xử phạt không và mức phạt?

Trả lời: vì hành vi của chị M chưa dẫn đễn cấp GCN QSD đất nên Theo khoản 1

Điều 28 của nghị định Số: 102/2014/NĐ-CP thì sẽ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất

Tình huống 2: Thực hiện dự án SX VLXD, doanh nghiệp X đã dc địa phương phê

duyệt và giao cho 1.500m2 đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở kinh doanh Ngay sau

đó giám đốc CTY đã tự ý sử dụng một phần diện tích nói trên để XD nhà ở cho cán

bộ, công nhân của công ty với giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất vi phạm quy thành tiền là gần 2 tỷ đồng khi phát hiện vụ việc, chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định xử phạt doanh nghiệp X với mức phạt 1 tỷ đồng trường hợp này việc chủ tịch UBND cấp tỉnh xử phạt vi phạm hành chính với doanh nghiệp X có đúng thẩm quyền không?

Trả lời: Việc tự ý sử dụng đất được giao để xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh

sang làm đất ở của doanh nghiệp X là hành vi sử dụng đất không đúng mục đích, chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở Đây là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt vi phạm hành chính

Theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 8 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP, với giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền là gần 2 tỷ đồng, hậu quả hành vi vi phạm của doanh nghiệp X thuộc mức bốn (trường hợp giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm quy thành tiền từ một tỷ (1.000.000.000) đồng trở lên đối với đất phi nông nghiệp), nên bị xử phạt với mức phạt tiền từ một trăm triệu (100.000.000) đồng đến ba trăm triệu (300.000.000)

Do vậy, việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định xử phạt doanh nghiệp X với mức phạt là 1 tỷ đồng là khônng đúng với quy định của pháp luật và đúng thẩm quyền, vì căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 105/2009/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các quyền:

“a) Phạt cảnh cáo;

Trang 2

b) Phạt tiền đến năm trăm triệu (500.000.000) đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; tước giấy phép, chứng chỉ hành nghề định giá; cấm hành nghề tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

d) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm; buộc khắc phục tình trạng làm suy giảm đất, khắc phục việc thải chất độc hại vào đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; tịch thu lợi ích có được do vi phạm; buộc phải thực hiện đúng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật về đất đai; buộc phải cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu và chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra.”

Tình huống 3 Vợ chồng bà Mai có con trai đã lập gia đình nhưng bị tai nạn giao

thông chết sau khi con trai chết vợ chồng bà mai có cho con dâu một mảnh đất và xây cho 1 căn nhà nhưng không có sổ đỏ( mảnh đất đó do ông cha để lại cho vợ chồng bà Mai) Nay vợ chồng bà Mai muốn lấy lại ngôi nhà và mảnh đất đó vì bà Mai cho rằng sau khi con trai mất thì cô con dâu có những hành vi mà gia đình bà mai không thể chấp nhận được và hai bên đã xảy ra tranh chấp hãy cho biết trách nhiệm của UBND phường trong việc hòa giải? căn cứ pháp lý để giải quyết trong trường hợp này?

Trả lời: Trách nhiệm của UBND phường trong việc hòa giải là: Tranh chấp đất đai

trong trường hợp vợ chồng bà Mai và con dâu tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định của Luật Đất đai thì các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan hành chính để được giải quyết Cơ quan hành chính các cấp giải quyết tranh chấp đất đai

- Để việc tranh chấp được giải quyết theo đúng trình tự pháp luật, hai hộ tranh chấp phải chủ động gặp gỡ để tự hòa giải, nếu không thỏa thuận được thì thông qua hòa giải cơ sở để giải quyết Trường hợp tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp để hòa giải Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Căn cứ pháp lý để giải quyết trong trường hợp này:

- Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đưa ra ( ở đây hộ gia đình bà Mai đưa ra nguồn gốc đất cha ông để lại)

- Ý kiến của hội đồng tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai của UBND cấp xã gồm có:

Trang 3

+ chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã, phường thị trấn là chủ tịch hội đồng.

+ Đại diện mặt trận tổ quốc Việt Nam phường

+ Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu đất đô thị, trưởng thôn, ấp, bản, buôn đối với khu vực nông thôn

+ Đại diện một số hộ dân sinh lâu đời ở phường biết rõ về quá trình, nguồn gốc sử dụng đất của thửa đất có tranh chấp

+ Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp phường

- Thực tế diện tích các bên có tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương

- Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất đang có tranh chấp với quy hoạch sử dụng đất chi tiết đã được phê duyệt

- Chính sách ưu đãi người có công với nhà nước

- Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất

Tình huống 4 Trước năm 1980 ông bà A mua mảnh đất đứng tên ông A ( chỉ có

giấy viết tay) Gia đình ông A có 2 con trai là B và C năm 1990, anh B lấy vợ ông

bà A đã mua căn nhà khác để anh B ra ở riêng và căn nhà đó mang luôn tên anh B năm 1995, anh C lấy vợ và ở cùng ông bà A năm 2000 bà A mất đến năm 2005 ông

A cũng mất và cả 2 đều không để lại di chúc Đến năm 2010, vợ chồng anh C đã phá dỡ căn nhà cũ và xây lại căn nhà mới khang trang Anh B thì nghĩ ông bà đã mua cho mình căn nhà riêng rồi nên gần chục năm không đòi quyền thừa kế đến đầu năm 2014 anh B bị bệnh qua đời khi anh B mất được 1 tháng thì vợ và con của anh B sang đòi quyền thừa kế với anh C và bắt vợ chồng anh C phải định giá căn nhà để chia cho họ một nửa và hai bên đã xảy ra tranh chấp vậy theo tình huống tranh chấp trên thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết? căn cứ pháp lý để giải quyết?

Trả lời: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án

Căn cứ để giải quyết là theo Bộ luật dân sự - Phần 4: Thừa kế - Chương 24: Thừa

kế theo pháp luật Điều 677 Thừa kế thế vị

Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với

Trang 4

người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống

Tình huống 5:

Cơ sơ sản xuất miến dong, bánh đa của bà Nguyễn Thị Thanh ở phường Đ, thành phố N với công suất từ 1 đến 1,2 tấn mỗi ngày Toàn bộ nước thải từ ngâm, tẩy trắng bột, cùng với nước thải trong chăn nuôi và sinh hoạt hằng ngày đều chảy trược tiếp vào hệ thống cống chung của khu phố bốc mùi hôi và ô nhiễm môi trường hãy cho biết trách nhiệm của UBND phường trongvieecj xử lý vi phạm đối với trường hợp trên?

Trả lời: Theo nghị định 179/2013 NĐ-CP thì :

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hoạt động sản xuất, kho tàng sau đây không thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư:

a) Có chất dễ cháy, dễ gây nổ;

b) Có chất phóng xạ hoặc bức xạ mạnh;

c) Có chất độc hại đối với sức khỏe con người và gia súc, gia cầm;

d) Phát tán mùi ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người

Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng đối với các trường hợp vi phạm

Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư quy định; trường hợp không thể thực hiện được đúng khoảng cách

an toàn về bảo vệ môi trường theo quy định thì phải di dời ra khỏi khu dân cư;

b) Buộc phải xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm

c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường

Trang 5

hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm

d) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm

Câu hỏi thảo luận

Câu 1 Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về đất đai được quy định như thế

nào? Trường hợp anh A đã bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, nay chưa hết thời hiệu xử phạt mà lại tiếp tục vi phạm hành chính cũng trong lĩnh vực này thì thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm mới được tính như thế nào?

Trả lời:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau

Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản

lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản;

Trang 6

quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm

Theo điểm a, khoản 1, điều 6 của Nghị quyết số 51/2001/QH10 thì hành vi của anh

A tái phạm trong khi chưa hết thời hiệu, thì thời hiệu mới sẽ được tính từ thời điểm xuất hiện hành vi vi phạm mới là 2 năm

Câu 2 Gia đình ông Trần Ngọc Minh bị chủ tịch UBND phường B xử phạt vi

phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai vì hành vi sử dụng không đúng mục đích

Đã 15 ngày nhưng gia đình ông vẫn không chấp hành QĐ xử phạt trong trường hợp này gia đình ông Minh có bị ấp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành không? Quyết định cưỡng chế hành chính gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Gia đình ông Minh bị áp dụng biện pháp cưỡng chế

1 Việc cưỡng chế hành chính chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế hành chính của người có thẩm quyền quy định tại Điều 4 của Nghị định số

37/2005/NĐ-CP Quyết định cưỡng chế hành chính bao gồm những nội dung sau: ngày, tháng, năm ra quyết định; căn cứ ra quyết định; họ tên, chức vụ (cấp bậc), đơn vị người ra quyết định; họ tên, nơi cư trú, trụ sở của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; biện pháp cưỡng chế; thời gian, địa điểm thực hiện; cơ quan được giao chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế; cơ quan có trách nhiệm phối hợp; chữ ký của người ra quyết định, dấu của cơ quan ra quyết định

2 Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế trước khi thi hành Quyết định cưỡng chế của Uỷ ban nhân dân cấp dưới phải gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định này thì quyết định phải được gửi cho Chủ tịch

Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế trước khi thi hành để phối hợp thực hiện

Quyết định cưỡng chế phải được gửi cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cá nhân, tổ chức có liên quan 5 ngày trước khi tiến hành cưỡng chế

Đối tượng bị xử phạt bị áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định

xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trong các trường hợp sau:

Trang 7

a) Quá thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt mà đối tượng bị xử phạt không chấp hành;

Trường hợp người có thẩm quyền xử phạt quyết định cho phép nộp tiền phạt nhiều lần nhưng quá thời hạn nộp tiền của lần cuối cùng mà đối tượng bị xử phạt không chấp hành

b) Quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính

Nội dung của Quyết định cưỡng chế thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều

6 của Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sau đây gọi là Nghị định số 37/2005/NĐ-CP)

Quyết định cưỡng chế của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp dưới phải gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp Trường hợp cưỡng chế bằng biện pháp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 3 của Thông tư này thì quyết định cưỡng chế phải gửi cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức cưỡng chế để phối hợp thực hiện

Câu 3 Trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, đối

tượng nào và trường hợp nào cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thí hành QĐ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai? Khi nào UBND cấp trên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của cấp dưới?

Trả lời:

Đối tượng bị xử phạt bị áp dụng biện pháp cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trong các trường hợp sau: a) Quá thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt mà đối tượng bị xử phạt không chấp hành; trường hợp người có thẩm quyền xử phạt quyết định cho phép nộp tiền phạt nhiều lần nhưng quá thời hạn nộp tiền của lần cuối cùng mà đối tượng

bị xử phạt không chấp hành; b) Quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định phạt tiền theo quy định tại Điều 65 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (Khoản 1 Điều 5 Thông tư 16/2010/TT-BTNMT)

Trang 8

Những người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và tổ chức việc cưỡng chế thi hành đối với quyết định xử phạt của cấp dưới trong các trường hợp sau:

1) Cấp dưới không có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế;

2) Cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cưỡng chế;

3) Việc thi hành quyết định xử phạt liên quan đến nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân hoặc cá nhân bị cưỡng chế là những người có chức sắc tôn giáo, có uy tín trong xã hội, cấp trên xét thấy cần thiết phải ra quyết định cưỡng chế (quy định tại Điều 5 Nghị định 37/2005/NĐ-CP ngày 18-3-2005 của Chính phủ quy định thủ tục

áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính) Đối với trường hợp tháo dỡ nhà ở, công trình xây dựng trái phép trên đất thì người

có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính để buộc khôi phục lại tình trạng của đất như trước khi vi phạm, bao gồm: Chủ tịch UBND cấp huyện; chủ tịch UBND cấp tỉnh (Khoản 3 Điều 4 Thông tư 16/2010/TT-BTNMT)

Câu 4 Đối với mỗ vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ môi tường, cá nhân,

tổ chức vi phạm phải chịu các hình thức, mức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?

Trả lời: 1 Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt:

Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức

2 Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với: Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy phép quản lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Giấy chứng nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu; Giấy xác nhận đủ điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; Giấy chứng nhận túi ni lon (hoặc ni lông) thân thiện với môi trường; Giấy chứng nhận lưu hành chế phẩm sinh học trong xử

lý chất thải tại Việt Nam; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường; Giấy phép khai thác loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy phép nuôi, trồng các loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy chứng

Trang 9

nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Giấy phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai; Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen; Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng, cho, thuê loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức

ăn chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép môi trường) hoặc đình chỉ hoạt động

có thời hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính)

3 Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều (179/2013/NĐ-CP), cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không đúng quy định về bảo

vệ môi trường; buộc tháo dỡ công trình, trại chăn nuôi, khu nuôi trồng thủy sản, nhà

ở, lán trại xây dựng trái phép trong khu bảo tồn;

c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và

đa dạng sinh học;

d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa loài ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen;

đ) Buộc tiêu hủy pháo nổ, hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu đưa vào trong nước không đúng quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại

Trang 10

cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa

có Giấy chứng nhận an toàn sinh học;

e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ;

g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên sản phẩm thân thiện môi trường;

h) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định; buộc thu hồi kết quả phát sinh từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

k) Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung, quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, xử lý chất thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; buộc lập, thực hiện đề án cải tạo, phục hồi môi trường; buộc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường, mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, thực hiện các yêu cầu có liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường;

l) Buộc xây lắp công trình xử lý môi trường theo quy định; buộc vận hành đúng quy trình đối với công trình xử lý môi trường theo quy định;

m) Buộc di dời ra khỏi khu vực cấm; thực hiện đúng quy định về khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường đối với khu dân cư;

n) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp theo quy định; buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp

có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành

Mức phạt tiền:

1 Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Mục 1, Chương

II của Nghị định(179/2013/NĐ-CP) là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân

2 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 50 đến Điều 53 của Nghị định 179/2013/NĐ-CP là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt

Ngày đăng: 13/05/2016, 15:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w