1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP và GIẢI PHÁP kỹ THUẬT THI CÔNG

22 13,7K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 501,5 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công và tổ chức thi công là khâu quan trọng nhất màNhà thầu quan tâm, chỉ có lời giải đáp bằng việc lựa chọn những biện pháp thi công cụ thể,p

Trang 1

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT THI CÔNG

I LỜI NÓI ĐẦU

Thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công và tổ chức thi công là khâu quan trọng nhất màNhà thầu quan tâm, chỉ có lời giải đáp bằng việc lựa chọn những biện pháp thi công cụ thể,phù hợp với năng lực thiết bị, trình độ quản lý và lao động kỹ thuật của mình, thì mới có thểđảm bảo chắc chắn “Thoả mãn các điều kiện và yêu cầu đặt ra của Chủ đầu tư trong hồ sơmời thầu”

Xuất phát từ yêu cầu trên, Nhà thầu đưa ra các phương án, giải pháp kỹ thuật để thicông gói thầu xây lắp sốp 16 – Phần thân 3 nhà CT1, CT2 & CT3 qua nghiên cứu các tàiliệu trong hồ sơ mời thầu, khảo sát và tìm hiểu thực tế hiện trường, theo các nội dung sauđây:

- Nghiên cứu về công trình xây dựng: Công trình chính, các hạng mục phụ trợ & phốihợp thi công cùng lúc 3 nhà

- Tổ chức mặt bằng thi công

- Biện pháp thi công tổng thể & giải pháp kỹ thuật thi công chi tiết

II CÔNG TRÌNH TẠM & MẶT BẰNG THI CÔNG

* Qua nghiên cứu vị trí, đặc điểm, điều kiện thi công công trình và khảo sát hiệntrường, Nhà thầu lập thiết kế mặt bằng tổ chức thi công; Trên mặt bằng được bố trí chi tiếtcác công trình tạm, thiết bị, vật tư bao gồm:

- Nhà làm việc văn phòng công trường

- Nhà kho kín, nhà, lán làm kho trống

- Bãi tập kết vật liệu

- Bãi gia công

- Vị trí đặt máy thi công

- Nguồn cấp điện, nước thi công & sinh hoạt

- Trên mặt bằng thi công Nhà thầu bố trí các biển báo di động:

Biển chỉ lối đi

Biển báo nguy hiểm

Biển báo cấm

Biển báo cấm lửa hoặc dễ cháy, nổ

Đèn báo ban đêm

Nội qui chung và nội qui riêng

- Hệ thống điện chiếu sáng bảo vệ công trình ban đêm

* Điện, nước cho thi công và sinh hoạt:

+ Điện thi công và sinh hoạt

Nhà thầu quan hệ với Chủ đầu tư & Chi nhánh điện TP để sử dụng điện tại trạm biến

áp gần nhất ( thông qua hợp đồng kinh tế ) Tại các vị trí lấy điện có lắp đồng hồ đo diện,

Trang 2

cầu giao để khống chế mạng điện cần dùng, dây dẫn điện là loại dây bọc nhựa PVC hoặcbọc cao su, các đường nhánh dẫn đến các điểm sử dụng nếu phải vượt qua đường giao thôngtrên công trường thì chiều cao cột đỡ dây phải > 6m và được cơ quan quản lý điện quyếtđịnh Nhà thầu dùng thêm 1 máy phát điện chạy Diêjez 35 KVA để dự phòng phát điện khimất điện lưới.

+ Nước thi công và sinh hoạt

Nước thi công & sinh hoạt phải là nước sạch, không có tạp chất, không lẫn dầu mỡ

Độ PH = 4 - 7; Hợp chất hữu cơ < 15 mg / lít, hàm lượng muối < 3,5 g / lít, hàm lượngsunphát < 2,5 g / lít Nước đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4506 - 87 Nguồn nước được sửdụng từ các giếng khoan khai thác trên công trường hoặc hệ thống cấp nước sạch thành phố

* Giải pháp thoát nước mưa, tiêu nước mạch

- Xung quanh công trình chính, công trình phụ được khơi rãnh thoát nước ra hệ thốngcống rãnh của đường phố

- Thi công các hố móng phải có máy bơm thường trực để bơm nước mạch, nướcmưa Khi có mưa, những vị trí đọng nước trên mặt bằng phải khơi rãnh thoát nước - không

để nước đọng trên mặt bằng lâu

* Giải pháp đảm bảo giao thông:

- Ngay sau khi nhận được thông báo trúng thầu Nhà thầu liên hệ với chính quyền địaphương, Chủ đầu tư và cơ quan quản lý giao thông để xin các giấy phép cần thiết sử dụngtrong thời gian thi công

- Xin giấy phép để cắm các biển báo tốc độ, báo chú ý trên tuyến đường vào côngtrường, phù hợp với mặt bằng thi công và bảo đảm giao thông

- Đường giao thông trong công trường được qui hoạch theo tuyến Những đoạnđường trong công trường cho xe cơ giới đi lại để vận chuyển vật liệu được gia cố một lớp đádăm tiêu chuẩn dày > 100 mm lu lèn chật

- Sau khi kết thúc công trình được nghiệm thu kỹ thuật, Nhà thầu di dời tất cả cáccông trình tạm, máy thiết bị thi công ra ngoài, hoàn trả lại mặt bằng trước khi bàn giao

III HIỂU BIẾT VỀ GÓI THẦU:

A Về kiến trúc:

1.1 Sử dụng vật liệu:

Vật liệu kiến trúc sử dụng chủ yếu là vật liệu cao cấp sản xuất trong nước như: gạch,

đá, bê tông cốt thép, nền lát gạch Ceramic gỗ, khu WC ốp gạch Ceramic và lát gạch chốngtrơn, cửa gỗ kính chớp, panô hay nhôm kính Tất cả các chủng loại vật liệu đều đạt các tiêuchuẩn kỹ thuật, mỹ thuật và có tính an toàn cao

Hoàn thiện mặt ngoài :

Mặt ngoài các tầng 1 và 2 ốp đá với gam màu xanh rêu, vách kính trong suốt

Các tầng trên là khu nhà ở, tường trát vữa xi măng lăn sơn trực tiếp bằng sơn ngoàinhà

Trang 3

Cửa sổ, cửa đi mặt ngoài toàn nhà được sử dụng hệ thống cửa nhựa vách kính có giacường lõi thép.

Cửa ra vào của từng căn hộ sử dụng loại cửa gỗ tự nhiên

1.2 Hoàn thiện trong căn hộ:

Tường và trần sơn không bả

Nền các phòng lát gạch Ceramic

Cửa thông phòng của từng căn hộ sử dụng loại cửa gỗ công nghiệp

Khu vệ sinh ốp gạch men kính màu sắc phù hợp với gạch lát nền, ốp cao đến sát trần

1.3 Hoàn thiện không gian sảnh, hành lang chung, cầu thang :

Nền lát gạch có kích thước 300x300

Tường và trần lăn sơn, chân tường ốp gạch cùng loại với sàn

Bậc thang được ốp đá, lan can hoa sắt, tay vịn lan can bằng gỗ hoặc Inox

Thiết bị điện:

Dây dẫn điện được đi ngầm trong ống gen cứng

Các vị trí giữa trần các phòng đặt 01 dây chờ sẵn trong hộp nối

Dây dẫn điện, áptomat, ống thoát nước được lắp sẵn tại các phòng để chờ lắp thiếtbị

Khu vực bếp:

Ốp gạch men kính màu sắc phù hợp với gạch lát nền

Sử dụng tủ bếp gồm cả tủ trên và dưới bằng gỗ công nghiệp mặt bằng đá granit tựnhiên

1.4 Xử lý chống thấm cách nhiệt:

Mái được chống nóng bằng phương pháp tạo luồng không khí lưu thông tầng áp máicao 1,3m, khả năng thoát nhiệt cao Mặt trên lát gạch lá nem 2 lớp tạo sân chơi trên mái chocác tầng cao

Nền các khu vệ sinh được chống thấm tốt, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

B Về kết cấu

Nhà được kết cấu chịu lực là hệ thống khung và vách Bê tông cốt thép được tínhtoán, thiết kế để chịu đồng thời chịu tải trọng đứng và tải trọng ngang

Kết cấu phần thân nhà được lựa chọn theo phương án sau:

- Hệ khung vách kết hợp được tính toán để chịu toàn bộ tải trọng đứng từ dầm, sàntruyền về Hệ vách được bố trí tại tâm công trình được thiết kế sử dụng bê tông thương

phẩm mác 400# và được thi công bằng phương pháp cốt pha trượt của cộng hoà Áo (do nhà thầu khác thực hiện) Hệ dầm, sàn sử dụng kết cấu bê tông dự ứng lực bán tiền chế, các cấu

kiện sau khi lắp đặt được toàn khối hoá bằng lớp bê tông đổ bù mác 350, dày 60 có lưới thépD5, a150

- Tường xây chèn khung được coi là vách bao che ngăn cách kết hợp với hệ dầmkhung và sàn đổ tại chỗ truyền tải lên hệ thống khung vách - lõi Bê tông cốt thép và cùngvới nó tham gia chịu lực

Trang 4

Để tăng thêm độ ổn định công trình và để đảm bảo việc truyền tải ngang, cứ mỗi đợtnăm tầng sàn ( tầng 5, 10, 15 và 20 ) hệ kết cấu được bố trí thêm lớp đổ bù toàn khối tại chỗdày 110 cm, các tầng khác lớp đổ bù mỏng trên lớp sàn lắp ghép Việc bố trí này sẽ giúp chocông trình ổn định về tổng thể hơn

IV TỔ CHỨC VÀ BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT

1 Công tác lắp dựng cấu kiện bê tông đúc sẵn:

1.1 Sản phẩm bê tông đúc sẵn tiền chế:

Cột, dầm, tấm panel sàn… được sản xuất tại Nhà máy do Công ty Cổ phân bê tông vàxây dựng Vinaconex Xuân Mai thực hiện và cung cấp tại chân công trình

a Kiểm tra chất lượng cấu kiện trước khi lắp dựng:

- Độ chính xác của các kích thước

- Độ phẳng, thẳng của các cấu kiện

b Chuẩn bị trước khi lắp dựng:

- Xếp đặt các cấu kiện theo trình tự: cẩu lắp trước xếp gần và trên; Cẩu lắp sau xếptrước và xa

- Kiểm tra móc cẩu, maní…

- Bố trí lao động móc cẩu và lắp đặt

- Chuẩn bị mặt bằng thông thoáng

- Kiểm tra an toàn khu vực cẩu hoạt động…

c Lắp dựng:

- Thiết bị gồm: Cẩu tháp và cẩu ô tô

- Lắp đặt xong cấu kiện nào thì hoàn thiện chèn vữa và chất kết dính tấm đó

- Sâu, dưới lắp trước; Trên lắp sau và căn cứ vào khớp, mối liên kết của dầm, cột đểlắp trwocs lắp sau cho phù hợp

2 Thi cônmg bê tông tại chỗ:

2.1 Công tác ván khuôn và yêu cầu kỹ thuật:

- Copha khi tiếp xúc với bê tông phải được chống dính

- Trụ chống của đà giáo phải đặt vững chắc trên nền cứng không bị trượt và không bịbiến dạng khi chịu tải trọng trong quá trình thi công

- Trong quá trình lắp, dựng copha cần cấu tạo 1 số lỗ thích hợp ở phía dưới khi cọ rửamặt nền nước và rác bẩn thoát ra ngoài

- Khi lắp dựng copha, đà giáo được sai số cho phép theo quy phạm

Trang 5

b Tháo dỡ:

- Copha, đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ cần thiết để kết cấu chịuđược trọng lượng bản thân và tải trọng thi công khác Khi tháo dỡ coffa cần tránh không gâyứng suất đột ngột hoặc va chạm mạnh làm hư hại đến kết cấu bê tông

- Các bộ phận copha, đà giáo không còn chịu lực sau khi bê tông đã đóng rắn có thểtháo dỡ khi bê tông đạt 50 daN/cm2

- Đối với copha, đà giáo chịu lực chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt cường độ quy địnhtheo quy phạm

c Thiết kế và lựa chọn loại copha sử dụng:

Ván khuôn kim loại do công ty Hòa phát và Coma chế tạo

- Thanh chống kim loại

Ưu điểm của bộ ván khuôn kim loại:

Có tính "vạn năng" được lắp ghép cho các đối tượng kết cấu khác nhau: móng khốilớn, sàn, dầm, cột, bể nước

- Trọng lượng các ván nhỏ, tấm nặng nhất khoảng 16 Kg, thích hợp cho việc vậnchuyển lắp, tháo bằng thủ công

Các đặc tính kỹ thuật của tấm ván khuôn được nêu trong bảng sau:

Bảng đặc tính kỹ thuật của tấm khuôn phẳng:

Rộng(mm)

Dài(mm)

Cao(mm)

Mômenquán tính (cm4) kháng uốn (cm3)Mômen300

300220200150150100

1800150012001200900750600

55555555555555

28,4628,4622,5820,0217,6317,6315,68

6,556,554,574,424,34,34,08

Bảng đặc tính kỹ thuật tấm khuôn góc trong:

Trang 6

Kiểu Rộng

(mm)

Dài(mm)

700600300

15001200900

1500

100150

1200900750600Bảng đặc tính kỹ thuật tấm khuôn góc ngoài:

(mm)

Dài(mm)

100100

180015001200900750600

d Kiểm tra và nghiệm thu:

Theo tiêu chuẩn Việt nam TCVN 4453-1995

2.2 Công tác cốt thép và yêu cầu kỹ thuật:

- Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng

- Các thanh thép bị bẹp , bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân kháckhông vượt quá giới hạn đường kính cho phép là 2% Nếu vượt quá giới hạn này thì loạithép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện còn lại

- Hàn cốt thép:

Trang 7

Liên kêt hàn thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, các mối hàn phải đảm bảoyêu cầu: Bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng không có bọt, đảm bảo chiều dài vàchiều cao đường hàn theo thiết kế.

- Nối buộc cốt thép:

+ Việc nối buộc cốt thép: Không nối ở các vị trí có nội lực lớn

+ Trên 1 mặt cắt ngang không quá 25% diện tích tổng cộng cốt thép chịu lực đượcnối, (với thép tròn trơn) và không quá 50% đối với thép gai

+ Chiều dài nối buộc cốt thép không nhỏ hơn 250mm với cốt thép chịu kéo và khôngnhỏ hơn 200mm cốt thép chịu nén và được lấy theo bảng của quy phạm

+ Khi nối buộc cốt thép vùng chịu kéo phải được uốn móc (thép trơn) và không cầnuốn móc với thép gai Trên các mối nối buộc ít nhất tại 3 vị trí

b Lắp dựng:

- Các bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại cho bộ phận lắp dựng sau, cần cóbiện pháp ổn định vị trí cốt thép để không gây biến dạng trong quá trình đổ bê tông

- Theo thiết kế ta rải lớp cốt thép dưới xuống trước sau đó rải tiếp lớp thép phía trên

và buộc tại các nút giao nhau của 2 lớp thép Yêu cầu là nút buộc phải chắc không để cốtthép bị lệch khỏi vị trí thiết kế Không được buộc bỏ nút

- Cốt thép được kê lên các con kê bằng bê tông mác 100# để đảm bảo chiều dầy lớpbảo vệ Các con kê này được đặt tại các góc của móng và ở giữa sao cho khoảng cách giữacác con kê không lớn hơn 1m Chuyển vị của từng thanh thép khi lắp dựng xong khôngđược lớn hơn 1/5 đường kính thanh lớn nhất và 1/4 đường kính của chính thanh ấy Sai sốđối với cốt thép móng không quá  50 mm

- Các thép chờ để lắp dựng phải được lắp vào trước và tính toán độ dài chờ phải >25d

- Khi có thay đổi phải báo cho đơn vị thiết kế và phải được sự đồng ý mới thay đổi

- Cốt thép đài cọc được thi công trực tiếp ngay tại vị trí của đài Các thanh thép đượccắt theo đúng chiều dài thiết kế, đúng chủng loại thép Lưới thép đáy đài là lưới thép buộcvới nguyên tắc giống như buộc cốt thép sàn

+ Đảm bảo vị trí các thanh

+ Đảm bảo khoảng cách giữa các thanh

+ Đảm bảo sự ổn định của lưới thép khi đổ bê tông

- Sai lệch khi lắp dựng cốt thép lấy theo quy phạm

- Vận chuyển và lắp dựng cốt thép cần:

+ Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép

+ Cốt thép khung phân chia thành bộ phận nhỏ phù hợp phương tiện vận chuyển

Trang 8

kế Dùng dây thép buộc lại thành lưới sau đó lắp dựng cốt thép chờ của đài Cốt thép giằngđược tổ hợp thành khung theo đúng thiết kế đưa vào lắp dựng tại vị trí ván khuôn

Dùng các viên kê bằng BTCT có gắn râu thép buộc đảm bảo đúng khoảng cách abv

d Nghiệm thu cốt thép:

Trước khi tiến hành thi công bê tông phải làm biên bản nghiệm thu cốt thép gồm có:

- Cán bộ kỹ thuật của đơn vị Chủ đầu tư trực tiếp quản lý công trình (Bên A)

- Cán bộ kỹ thuật của Nhà thầu

- và Tư vấn giám sát

Những nội dung cơ bản cần của công tác nghiệm thu:

- Đường kính cốt thép, hình dạng, kích thước, mác, vị trí, chất lượng mối buộc, sốlượng cốt thép, khoảng cách cốt thép theo thiết kế

- Chiều dày lớp bê tông bảo vệ

Chú ý : Phải ghi rõ ngày giờ nghiệm thu, chất lượng cốt thép; Trường hợp phải sửa

chữa thì tiến hành ngay trước khi đổ bê tông Sau đó tất cả các thành viên tham gia nghiệmthu phải ký vào biên bản

+ Hồ sơ nghiệm thu phải được lưu trữ theo qui định để xem xét quá trình thi côngtiếp theo

2.3 Công tác bê tông và yêu cầu kỹ thuật:

a Đối với vật liệu:

- Thành phần cốt liệu phải phù hợp với mác thiết kế

- Chất lượng cốt liệu ( độ sạch, hàm lượng tạp chất ) phải đảm bảo các yêu cầu:+ Ximăng: Sử dụng đúng Mác quy định, không bị vón cục

+ Đá dăm: Sạch, tỷ lệ các viên dẹt không quá 25%

+ Cát vàng: Sạch, tỷ lệ tạp chất lẫn trong cát < % qui định

+ Sử dụng nước sinh hoạt, sạch, không dùng nước thải, bẩn

b Đối với bê tông thương phẩm:

Vữa bê tông bơm là bê tông được vận chuyển bằng áp lực qua ống cứng hoặc ốngmềm và được chảy vào vị trí khối đổ bê tông Bê tông bơm không chỉ đòi hỏi cao về mặtchất lượng mà còn yêu cầu cao khi bơm Do đó bê tông bơm phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Bê tông bơm được tức là bê tông di chuyển trong ống theo dạng hình trụ hoặc thổi

bê tông, ngăn cách với thành ống 1 lớp bôi trơn Lớp bôi trơn này là lớp vữa gồm xi măng,cát và nước

- Thiết kế thành phần hỗn hợp của bê tông phải đảm bảo sao cho thổi bê tông quađược những vị trí thu nhỏ của đường ống và qua được những đường cong của ống khi bơm

- Hỗn hợp bê tông bơm có kích thước tối đa của cốt liệu lớn là 1/5 - 1/8 đường kínhnhỏ nhất của ống dẫn Đối với cốt liệu hạt tròn có thể lên tới 40% đường kính trong nhỏnhất của ống dẫn

- Yêu cầu về nước và độ sụt của bê tông bơm có liên quan với nhau và được xem làmột yêu cầu cực kỳ quan trọng Lượng nước trong hỗn hợp có ảnh hưởng tới cường độ hoặc

độ sụt hoặc tính dễ bơm của bê tông Lượng nước trộn thay đổi tuỳ theo cỡ hạt tối đa của cốt

Trang 9

liệu và cho từng độ sụt khác nhau của từng thiết bị bơm Do đó đối với bê tông bơm chọnđược độ sụt hợp lý theo tính năng của loại máy bơm sử dụng và giữ được độ sụt đó trongquá trình bơm là yếu tố rất quan trọng Thông thường đối với bê tông bơm độ sụt hợp lý là1416 cm Độ sụt thực tế được xác định theo kết quả mẫu thí nghiệm.

- Việc sử dụng phụ gia để tăng độ dẻo cho hỗn hợp bê tông bơm là cần thiết bởi vìkhi chọn được 1 loại phụ gia phù hợp thì tính dễ bơm tăng lên, giảm khả năng phân tầng và

độ bôi trơn thành ống cũng tăng lên

- Bê tông bơm phải được sản xuất với các thiết bị có dây chuyền công nghệ hợp lý đểđảm bảo sai số định lượng cho phép về vật liệu, nước và chất phụ gia sử dụng

- Bê tông bơm cần được vận chuyển bằng xe tải trộn từ nơi sản xuất đến vị trí bơm,đồng thời điều chỉnh tốc độ quay của thùng xe sao cho phù hợp với tính năng kỹ thuật củaloại xe sử dụng

- Hỗn hợp bê tông dùng cho công nghệ bơm bê tông cần có thành phần hạt phù hợpvới yêu cầu kỹ thuật của thiết bị bơm, đặc biệt phải có độ lưu động ổn định và đồng nhất

Độ sụt của bê tông thường là lớn và phải đủ dẻo để bơm được tốt, nếu khô sẽ khó bơm vànăng xuất thấp, hao mòn thiết bị Nhưng nếu bê tông nhão quá thì dễ bị phân tầng, dễ làmtắc đường ống và tốn xi măng để đảm bảo cường độ

c Vận chuyển bê tông:

Việc vận chuyển bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ bê tông cần đảm bảo các yêu cầu:

- Sử dụng phương tiện vận chuyển hợp lý, tránh để bê tông bị phân tầng, bị chảynước xi măng và bị mất nước do nắng, gió

- Sử dụng thiết bị, nhân lực và phương tiện vận chuyển cần bố trí phù hợp với khốilượng, tốc độ trộn, đổ và đầm bê tông

d Đổ và đầm bê tông:

- Không làm sai lệch vị trí cốt thép, vị trí copha và chiều dày lớp bảo vệ cốt thép

- Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong copha

- Bê tông phải được đổ liên tục cho đến khi hoàn thành một kết cấu nào đó theo quiđịnh của thiết kế

- Để tránh sự phân tầng, chiều cao rơi tự do của hỗn hợp bê tông khi đổ không đượcvượt quá 1,5m

- Khi đổ bê tông có chiều cao rơi tự do >1,5m phải dùng máng nghiêng hoặc ống vòivoi để dẫn bê tông đến vị trí khối đổ Nếu chiều cao >10m phải dùng ống vòi voi có thiết bịchấn động

- Giám sát chặt chẽ hiện trạng copha đỡ giáo và cốt thép trong quá trình thi công

- Mức độ đổ dày bê tông vào copha phải phù hợp với số liệu tính toán độ cứng chịu

áp lực ngang của copha do hỗn hợp bê tông mới đổ gây ra

- Khi trời mưa phải có biện pháp che chắn không cho nước mưa rơi vào bê tông

- Chiều dày mỗi lớp đổ bê tông phải căn cứ vào năng lực trộn, cự ly vận chuyển, khảnăng đầm, tính chất kết và điều kiện thời tiết để quyết định, nhưng phải theo quy phạm

- Khi đổ bê tông tiếp tục vào lớp cũ cần có biện pháp vệ sinh bề mặt, dùng bàn chảisắt đánh sạch, dội nước ximăng rồi mới đổ bêtông

Trang 10

- Đầm bê tông phải đảm bảo sau khi đầm bê tông được đầm chặt không bị rỗ, thờigian đầm bê tông tại 1 vị trí đảm bảo cho bê tông được đầm kỹ (nước xi măng nổi lên mặt).

- Khi sử dụng đầm dùi bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 bán kính tiết diệncủa đầm và phải cắm sâu vào lớp bê tông đã đổ trước 10cm

- Khi cắm đầm lại bê tông thì thời điểm đầm thích hợp là 1,52giờ sau khi đầm lầnthứ nhất (thích hợp với bê tông có diện tích rộng)

e Bảo dưỡng bê tông:

- Sau khi đổ bê tông phải được bảo dưỡng trong điều kiện có độ ẩm và nhiệt độ cầnthiết để đóng rắn và ngăn ngừa các ảnh hưởng có hại trong quá trình đóng rắn của bê tông

- Bảo dưỡng ẩm: Giữ cho bê tông có đủ độ ẩm cần thiết để mình kết và đóng rắn

- Thời gian bảo dưỡng: Theo qui phạm

- Trong thời gian bảo dưỡng tránh các tac động cơ học như rung động, lực xung kíchtải trọng và các lực động có khả năng gây lực hại khác

Thời gian bảo dưỡng bê tông cần thiết theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5592

-1991 như sau:

Vùng khí hậu Tên mùa Tháng Rth BD % R28 Tct BD ngày đêmDiễn Châu trở ra

miền Bắc ĐôngHè 10 - 34 - 9 50 - 5540 - 50 > 3> 4

Trong đó: Rth BD là cường độ bảo dưỡng tới hạn

Tct BD là thời gian bảo dưỡng cần thiết

2.4 Lựa chọn phương pháp thi công bê tông:

Hiện nay tổ chức thi công xây lắp đang tồn tại ba dạng chính về thi công bê tông:

- Thủ công hoàn toàn

- Bê tông thương phẩm ( Trạm trộn tập trung )

- ………

+ Thi công bê tông thủ công hoàn toàn chỉ dùng khi khối lượng bê tông nhỏ và phổbiến trong khu vực công trình dân dụng nhỏ và dân cư Tình trạng chất lượng của loại bêtông này rất thất thường Đối với gói thầu này không được thực hiện, sử dụng loại bê tôngnày

+ Bê tông thương phẩm đang được nhiều đơn vị sử dụng tốt Bê tông thương phẩm

có nhiều ưu điểm trong khâu bảo đảm chất lượng và thi công thuận lợi Bê tông thươngphẩm kết hợp với máy bơm bê tông là một tổ hợp thi công có hiệu quả

Hiện nay trên khu vực Hà nội đã có nhiều nơi cung cấp bê tông thương phẩm với sốlượng ngày lên đến 1000m3 như (Thịnh Liệt, Việt-úc, Vimeco, ) Chất lượng bê tông củanhững cơ sở này không thua kém nước ngoài mà giá bán phù hợp

Hiện tại trên mặt bằng công trường Chủ đầu tư đã lắp trạm trộn công suất 100m3 / h

đã và đang cung cấp bê tông cho Nhà thầu thực hiện gói thầu trước đó và thị trường lân cận.Nhà thầu chọn phương pháp cung cấp bê tông bằng Trạm bê tông thương phẩm là hợp lýhơn cả Những khối đổ nhỏ < 2m3 thì sản xuất tại công trường bằng máy trộn nhỏ > 250lít

Trang 11

2.5 Chọn máy thi công bê tông:

a Máy bơm bê tông:

Sau khi ván khuôn móng được ghép xong tiến hành đổ bê tông cho đài móng vàgiằng móng

Chọn máy bơm bê tông Putzmeister M43 với các thông số kỹ thuật sau:

Bơm cao

(m)

Bơm ngang(m)

Bơm sâu(m)

Dài (xếplại) (m)

Ưu điểm của việc thi công bê tông bằng máy bơm là với khối lượng lớn thì thời gianthi công nhanh, đảm bảo kỹ thuật, hạn chế được các mạch ngừng, chất lượng bê tông đảmbảo

b Xe vận chuyển bê tông thương phẩm :

Mã hiệu SB-92B có các thông số kỹ thuật như sau (Xem phần thi công cọc nhồi) :Kích thước giới hạn: - Dài 7,38 m

- Rộng 2,5 m

- Cao 3,4 m

c Máy đầm bê tông :

- Đầm dùi: Loại dầm sử dụng U21-75

3 Công tác xây tường:

3.1 Chuẩn bị vật liệu:

* Gạch xây:

Nhà thầu sẽ chuẩn bị và sử dụng gạch xây theo đúng yêu cầu thiết kế và yêu cầu củachủ đầu tư Gạch đảm bảo đặc chắc đồng đều, không phân lớp, đạt cường độ và kích thước.Gạch nứt vỡ, cong vênh, mặt lồi lõm, non không đạt cường độ thiết kế sẽ bị loại bỏ

Ngày đăng: 10/05/2016, 16:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w