1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận triết học những điều kiện tiền đề cho sự ra đời triết học mác

38 1,4K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 713,5 KB

Nội dung

Trong bối cảnh thời đại thế kỷ XXI, được mệnh danh là “thời đại của bộ não”, chúng ta suy nghĩ về Các Mác, “bộ não” vĩ đại của thế kỷ XIX, để hiểu rõ tầm vóc tư duy của bộ não lớn ấy của loài người nhằm hiểu sâu hơn những tác động ảnh hưởng của những tư tưởng lý luận của C.Mác và những tư duy thiên tài đi trước thời đại của ông. Cho đến nay thì vẫn chưa có được một tầm vóc khoa học nào vượt được thiên tài Các Mác. Chẳng thế mà có nhà khoa học không phải là cộng sản, với 30 năm nghiên cứu về C.Mác đã cho rằng “cả loài người hiện nay sống trong mặc cảm Mác, không thoát khỏi mặc cảm Mác”. Còn Jacques Derrida, tác giả của cuốn sách “Những bóng ma của Mác” (Spectres de Marx) thì tuyên bố cần phải trở về với Mác vì “không có tương lai nếu không có Mác, nếu không có di sản của Mác”. Vấn đề là nhìn nhận di sản ấy như thế nào. Đây không đơn thuần chỉ là vấn đề lý luận, mặc dầu đối với lý luận của chúng ta, hiểu thấu đáo di sản của C.Mác có ý nghĩa hết sức lớn lao. Triết học nói chung và lịch sử triết học nói riêng là một bộ phận không tách rời của văn hóa, văn minh nhân loại. Vì vậy nghiên cứu, học tập lịch sử triết học để trang bị cho mình những tri thức có tính trí tuệ cao cuả môn học này là nhu cầu khách quan của con người. Triết học là hệ thống những quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó; nó đã có lịch sử ra đời và phát triển trên 2000 năm trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản. Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “logic nội tại khách quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp. Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển triết học của nhân loại. C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, không điều hoà với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình. Để xây triết học duy vật biện chứng, Mác đã phải cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng duy tâm của Hêghen.

Trang 1

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh thời đại thế kỷ XXI, được mệnh danh là “thời đại của bộnão”, chúng ta suy nghĩ về Các Mác, “bộ não” vĩ đại của thế kỷ XIX, để hiểu rõtầm vóc tư duy của bộ não lớn ấy của loài người nhằm hiểu sâu hơn những tác độngảnh hưởng của những tư tưởng lý luận của C.Mác và những tư duy thiên tài đi trướcthời đại của ông

Cho đến nay thì vẫn chưa có được một tầm vóc khoa học nào vượt được thiên tàiCác Mác Chẳng thế mà có nhà khoa học không phải là cộng sản, với 30 năm nghiêncứu về C.Mác đã cho rằng “cả loài người hiện nay sống trong mặc cảm Mác, khôngthoát khỏi mặc cảm Mác” Còn Jacques Derrida, tác giả của cuốn sách “Những bóng

ma của Mác” (Spectres de Marx) thì tuyên bố cần phải trở về với Mác vì “không cótương lai nếu không có Mác, nếu không có di sản của Mác” Vấn đề là nhìn nhận disản ấy như thế nào Đây không đơn thuần chỉ là vấn đề lý luận, mặc dầu đối với lýluận của chúng ta, hiểu thấu đáo di sản của C.Mác có ý nghĩa hết sức lớn lao

Triết học nói chung và lịch sử triết học nói riêng là một bộ phận không tách rờicủa văn hóa, văn minh nhân loại Vì vậy nghiên cứu, học tập lịch sử triết học để trang

bị cho mình những tri thức có tính trí tuệ cao cuả môn học này là nhu cầu khách quancủa con người

Triết học là hệ thống những quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí củacon người trong thế giới đó; nó đã có lịch sử ra đời và phát triển trên 2000 năm tronglịch sử tư tưởng nhân loại

Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơngiản Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó làcuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng

và phương pháp siêu hình - tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái

“logic nội tại khách quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sứcphức tạp

Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sửphát triển triết học của nhân loại C Mác và Ph Ăngghen đã kế thừa một cách có phêphán những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt

để, không điều hoà với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình Để xây triết học duy vật

Trang 2

biện chứng, Mác đã phải cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ và cả phép biện chứng duy tâmcủa Hêghen

Một ngành khoa học nào khi ra đời cũng đều có nguồn gốc của nó Nó không

ngẫu nhiên xuất hiện, mà nó ra đời đều có quá trình với những lý do đặt ra: Nó ra đời

là vì cái gì? Ra đời như thế nào? Ra đời trong hoàn cảnh ra sao? Nó phát triển quatừng thời kì như nào? Yếu tố nào tác động khiến nó ra đời và phát triển là như thế nàychứ không phải như thế kia? Đây đều là những câu hỏi mà khi nghiên cứu, xem xét,phân tích làm rõ bất kì một ngành khoa học nào đều phải đụng đến Và khi nghiên cứutriết học Mác chúng ta cũng cần phải đi từ cái ban đầu của nó Chỉ như vậy chúng tamới có thể hiểu rõ và nắm vững được quá trình phát triển của nó Rằng tại sao nó lạiphát triển như thế Đây là một vấn đề có tầm quan trọng lớn, và chúng ta cần quan tâm

và làm rõ Vì nó có ảnh hưởng trực tiếp lớn đến triết học Mác nói riêng và hệ thốngtriết học của nhân loại nói chung Vì thế đặt ra câu hỏi: triết học Mác ra đời trên nhữngđiều kiện gì? Là câu hỏi thật sự cần, và đi trả lời câu hỏi đó lại còn cần hơn nữa đối

với chúng ta Chính vì yếu tố cần thiết đó mà tôi đã chọn làm đề tài “ những điều kiện tiền đề cho sự ra đời triết học Mác” để làm rõ cho sự ra đời của triết học Mác và tại

sao triết học Mác lại phát triển như thế? Có phải vì nó có những tiền đề hợp lý và phùhợp với những điều kiện tự nhiên xã hội Nên nó mới ra đời và tồn tại vững vàng trướcmọi sự phá hoại xuyên tạc của các trường phái triết học khác Và nó được sử dụng làmtiền đề để phát triển xã hội nói chung và con người nói riêng, chứ không phải làm xãhội bất ổn và con người sống trong khổ đau tăm tối do ảnh hưởng của các tư tưởngtriết học trước Mác

Trang 3

B NỘI DUNG

I CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI CHO SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MÁC

Mỗi một sự vật hiện tượng đều ra đời và tồn tại trong một giai đoạn lịch sử cụ thể.Không có và không thể có cái gì ra đời mà không gắn với một sự kiện cả? Con người haybản thân sự vật đó không thể bóc tách nó ra khỏi những quy luật tự nhiên đó Cũng nhưthế mỗi một tư tưởng quan điểm của một ngành khoa học nào cũng đều có nguồn gốckinh tế cụ thể của nó, nó gắn và phản ánh, bảo vệ lợi ích của một giai cấp Chính vì thế màngay cả triết học Mác cũng vậy, triết học Mác ra đời cũng gắn với những điều kiện cụ thểcủa một giai đoạn cụ thể Có thể nói các tư tưởng quan điểm trong triết học Mác có bắtnguồn từ cơ sở kinh tế Đồng thời phản ánh cở sở kinh tế và xã hội của một xã hội cụ thể,

mà ở đây là xã hội tư bản chủ nghĩa.Vậy là ta có thể thấy được rằng điều kiện kinh tế xãhội trong giai đoạn này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành của chủ nghĩa Mác

1 Cơ sở kinh tế

Chủ nghĩa mác xuất hiện ở Tây Âu giữa thế kỉ XIX,là nơi mà hồi đónhững mâu thuẫn trong xã hội tư bản chủ nghĩa trở nên hết sức mạnh mẽ điều kiệnquan trọng nhất cho chủ nghĩa mác ra đời đó chính là sự ra đời của giai cấp vô sản trên

vũ đài lịch sử ,giai cấp này có sứ mệnh đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản và sáng lập rachủ nghĩa cộng sản Những lợi ích và nhu cầu căn bản của giai cấp công nhân đượcbiểu hiện một cách khoa học trong học thuyết chủ nghĩa Mác,trong chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa duy vật lích sử

Triết học Mác ra đời vào những năm 30- 40 của thế kỷ XIX Đây là giai đoạn màchủ nghĩa tư bản ở một số nước Tây Âu như: Anh, Pháp và một phần ở Đức có bướcphát triển mới nước Anh khi đó đã là một nước tư bản, một cường quốc công nghiệphùng mạnh Lúc này phương thức sản xuất tư bản ở Anh phát triển nhanh và mạnh.Nước Pháp cũng hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp vào những năm 50-60 củathế kỷ XIX Nhờ cách mạng công ngiệp, lực lượng sản xuất xã hội tăng nhanh đáng

kể từ những năm 30- 40, số máy hơi nước, độ dài đường sắt tăng lên hàng chục lần.tạo điều kiện cho trao đổi buôn bán hàng hóa diễn ra thuận lợi hơn Chính vì thế màđẩy mạnh hơn sản xuất trao đổi hàng hòa làm cho kinh tế sản xuất để phục vụ cho nhucầu buôn bản trao đổi tăng nhanh Cùng với đó khai thác than đá, sản xuất gang, sắtthép cũng tăng nhanh và tạo ra lượng sản phẩm khổng lồ

Trang 4

Ở Đức tuy đi vào và tiến hành công nghiệp chậm hơn các nước khác, và còn phụthuộc vào Anh, Pháp Song cuộc cách mạng công nghiệp cũng làm cho phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa lớn lên nhanh chóng Tỷ trọng các ngành sản xuất côngnghiệp ngày càng tăng Ngoài ra ở một số nước Tây Âu khác như Hà Lan, Ý, Bắc Mĩcũng có sự phát triển tương tự như thế Nhìn vào sự phát triển công nghiệp của cácnước trên càng chứng minh cho ta một điều: tính chất tiến bộ hơn hẳn của phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa so với chế đọ phongkiến và các chế độ trước đó Phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đem lại một năng suất lao động cao và nguồn của cảinhiều chưa từng có trong lịch sử mà C.Mác về sau đã nhận xét rằng “ giai cấp tư sảntrong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra lực lượng sản xuấtnhiều hơn và đồ sộ hơn lực lương sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia cộng lại”chính cái sự ra đời và phát triển của lực lượng sản xuất mới đó mà đã làm thay đổi cănbản phương thức sản xuất vật chất Chính vì thế mà phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa là phương thức ưu việt và tiến bộ trong giai đoạn này Tạo ra tính xã hội hóacao Và để tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi phải phát triển khoahọc kỹ thuật và phương thức tư duy trên cơ sở thế giới quan triết học mới Chứ khôngphải những quan điểm cũ và lạc hậu thiếu tính thực tế khoa học của các quan điểmtriết học trước đây Vậy là có thể nói những tư tưởng triết học mới có chịu sự tác độnglớn từ lực lượng sản xuất qua những khâu trung gian như: quan hệ kinh tế, chính trị xãhội khác có ảnh hưởng trực tiếp tới sự ra đời và phát triển của thế giới quan, phươngpháp luận của triết học.

2 Sự phát triển của mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản không chỉ tạo ra những phát triển kinh tế cho

xã hội, đối với tiến trình phát triển lịch sử Mà nó còn lại làm cho những mâu thuẫnbên trong vốn có của xã hội tư bản thêm phần găy gắt hơn Đó là những mâu thuẫn:lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sởhữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Hay là tình trạng phân hóa giàunghèo Những người nắm giữ về tư liệu sản xuất ngày càng trở nên giàu có do sự bóclột lao đông với những người lao động làm thuê, còn bộ phận làm thuê thì bị bóc lộtthậm tệ Có thể nói chủ nghĩa tư bản ngày càng tạo ra sự giàu có, nhưng đó là sự giàu

Trang 5

có cho một bộ phận nhỏ trong xã hội Còn đa phần những bộ phận khác thì khôngđược hưởng sự giàu có này Vì thế mà nó tao ra mâu thuẫn lớn trong lòng xã hội lúcnày Trước tình hình đó một số nhà đại diện cho tư tưởng của giai cấp phong kiến hoặc

tư sản bị phá sản kêu gọi quay trở về “ thời kỳ hoàng kim”

Hay là những nhà tư sản nhỏ của chủ nghĩa xã hôi tư sản thì chủ trương quay trở lạichế độ tư hữu nhỏ Nhưng tất cả những ý kiến trên đều là sai lầm vì họ không thấy rằng tưhữu lớn là sinh ra từ tư hữu nhỏ và chủ nghĩa tư bản lúc này đã phát triển ở trình độ cao,nên không thể có chuyện quay trở lại tư hữu nhỏ được

3 Sự xuất hiện của giai cấp vô sản với tư cách là lực lượng chính trị xã hội chống chủ nghĩa tư bản

Nền đại công nghiệp, thứ vũ khí mà giai cấp tư sản dùng để chiền thắng giai cấpphong kiến trước đây đã quay trở lại đánh vào giai cấp tư sản bởi vì “giai cấp tư sảnkhông những đã rèn ra những vũ khí giết mình, nó còn tạo ra những người sử dụng vũkhí ấy những công nhân hiện đại, những người vô sản.” có thể nói giai cấp tư sản vàgiai cấp vô sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát triển của phương thứcsản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ phong kiến Giai cấp vô sản cũng đã đitheo tư sản để chống phong kiến Nhưng đến lúc thắng lợi đạt được thì giai cấp tư sảntrở thành giai cấp thống trị còn vô sản thành giai cấp bị trị Chính vì thế mà mâu thuẫngiữa hai giai cấp này đã diễn ra rất sâu sắc cụ thể là đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranhcủa công nhân chống lại giai cấp tư sản mang tính chất tự phát, song cũng đã thể hiện

sự đấu tranh diễn ra mạnh mẽ như: cuộc khởi nghĩa của những người thợ dệt Lyong(Pháp) năm 1831, phong trào Hiến chương 1835 tới 1842 ở Anh, khởi nghĩa côngnhân Xiledi năm 1844… những cuộc khởi nghĩa của công nhân các nước Tây Âunhưngx năm 30- 40 đã chứng tỏ rằng:

Thứ 1 xã hội tư bản không phải sự hòa hợp lợi ích giữa giai cấp tư bản và lao

động, không phải thể hiện hạnh phúc cho tất cả mọi người

Thứ 2: vai trò của giai cấp tư sản về cở bản đã mất dần Nếu trước dây chống

phong kiến giai cấp tư sản dương cao ngọn cờ tự do bình đẳng bác ái Thì sau khigiành được thắng lợi giai cấp tư sản lại không thực hiện điều đó Vì thế một số họcthuyết tư sản trước kia là phù hợp, thì nay đã không còn phù hợp nữa.và nó đặt ra yêucầu phải xây dựng hệ thống lý luận mới đáp ứng đoì hỏi mới của giai cấp công nhân

Trang 6

Thứ 3: giai cấp công nhân là sản phẩm của nền đại công nghiệp Nó không ngừng

lớn mạnh cùng với sự phát triển của nền đại công nghiệp Giai cấp công nhân đóngmột vai trò hết sức to lớn nhưng chính họ lại chưa ý thức được điều đó, chưa nhậnthức được con đường và phương thức thực hiện giải phóng bản than và giải phóng toàn

xã hội Chính vì thế mà phong trào của công nhân Tây Âu lúc bấy giờ còn mang tính

tự phát, chua có hệ thống, mục tiêu, con đường biện pháp đấu tranh cụ thể Họ chưa ýthức được tư hữu là nguồn gốc của bất công và cần phải lật nhaò cái chế độ tư hữu ấy.Phong trào công nhân càng lớn mạnh bao nhiêu thì giai cấp tư sản càng tỏ ra bạcnhược hèn yếu bảo thủ bấy nhiêu Nhất là ở nước Đức lúc này, mâu thuẫn xã hội diễn

ra gay gắt : mâu thuẫn giữa tư sản với phong kiến, mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản,mâu thuẫn thuẫn giữa vô sản với phong kiến các mâu thuẫn đó chồng chéo lên nhau

và trở nên sâu sắc vô cùng Đáng lẽ ra giai cấp tư sản phải tiến hành cuộc đấu tranhxóa bỏ phong kiến Nhưng do giai cấp tư sản Đức lúc này mới xuất hiện còn non yếu,mặt khác họ lại sợ trước sự lớn mạnh của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranhcủa giai cấp công nhân lúc này ở các nước khác và cụ thể ở nước Đức Nên giai cấp tưsản Đức đã quay lại thỏa hiệp với phong kiến để đàn áp công nhân.Giai cấp tư sản Đức

mơ ước biến đổi nền quân chủ phong kiến Đức thành dân chủ tư sản một cách hòabình Vì vậy giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài chính trị không chỉ có sứ mệnh là “

kẻ phá hoại” chủ nghĩa tư bản mà còn là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranhcho nền dân chủ và tiến bộ xã hội

Có thể nói chính thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhấtcho sự ra đời triết học Mác Từ thực tiễn của phong trào công nhân đã đặt ra yêu cầu:các phong trào phải có một lý luận các mạng soi đường Các phong trào công nhântrước khi có lý luận của chủ nghĩa Mác còn mang tính tự phát chưa có tổ chức, chưa cómục tiêu, con đường đấu tranh cụ thể Vì thế các phong trào đấu tranh hầu như là đivào con đường thất bại Điều đó đặt ra yêu cầu phải có lý luận cách mạng đúng đắn, vàtriết học Mác đã ra đời trên yêu cầu cấp thiết đó Sự ra đời của triết học Mác phản ánhquá trình kinh tế xã hội, sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp không chỉ ở Đức màcòn ở cả Châu Âu

Chủ nghĩa Mác ra đời là do nhu cầu giải quyết những nhiệm vụ nhân loại đặt ra

đó là : Vấn đề giải phóng con người tạo điều kiện để con người sống và phát triển Vấn

Trang 7

đề xóa bỏ chế độ bất công trong xã hội, xây dựng một chế độ mới tốt đẹp Triết họcMác là lý luận cách mạng của giai cấp vô sản, đáp đúng đắn những vấn dề hiện thựclích sử trên lập trường của giai cấp vô sản có thế nói “triết học thấy giai cấp vô sản là

vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần củamình

ra từ những phong trào công đó là: lý luận cách mạng soi đường cho các phong tràonày Mà đã làm cơ sở cho triết học Mác hình thành và ngày càng phát triển

II NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌCMÁC

Để có được mặt khái quát lý luận về con đường xóa bỏ chế độ tư bản và xây dưngchế độ mới tiến bộ mà về sau theo Mác đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa, một xã hộidựa trên chế độ tư hữu và dân chủ Thì ngoài những tiền kinh tế xã hội, C.Mác còn tiếpthu những cái tích cực từ các tiền đề lý luận để hình thành và phát triển triết học Mác.Theo V.I.Lenin cho rằng, nguồn gốc cho sự ra đời cho chủ nghĩa Mác nói chung vàtriết học Mác nói riêng là: triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh, chủ nghĩa xãhội không tưởng Pháp

1 Triết học cổ điển Đức

Triết cổ điển Đức là một trong ba tiền đề lý luận quan trọng trong việc hình thànhtriết học Mác Trong triết học cổ điển Đức C.Mác và Ph.Angghen chịu ảnh hưởng từhai nhà triết học lớn đai diện cho hai trường phái triết học đối lập nhau: Heghen vớitriết học duy tâm và Phơ Bách với triết học duy vật

Trang 8

1.1 Heghen

Heghen theo nhận xét của Ph.Ăngghen “ không chỉ là một thiên tài sáng tạo, màcòn là một nhà bác học có tri thức bách khoa, nên trong mọi lĩnh vực ông xuất hiện ra

là một người vạch thời đại.”

Heghen sinh ra trong gia đình quan chức cao cấp Hồi còn trẻ ông chủ yếu quantâm tới vấn đề lịch sử, pháp quyền và tôn giáo Từ 1800-1803 ông chịu ảnh hưởng củatriết học Schelling Từ đây ông bắt đầu say mê nghiên cứu triết học với nhiều tác phẩmnhư “ hiện tượng học tinh thần”, “ khoa học logic” “ bách khoa toàn thư của các khoahọc triết học”… có thể nói triết học của Heghen là sự kết thúc và là điểm khởi đầu caonhất của chủ nghĩa duy tâm Đức vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX Vì thế trướcMác thì hệ thống triết học của Heghen là đồng bộ và sâu sắc nhất, ông là người cuốicùng kết thúc triết học là khoa học của mọi khoa học Heghen đã dựa vào sự vận động

và phát triển của ý niệm tuyệt đối để chia hệ thống triết học của mình làm 3 phần:

logic học, triết học tự nhiên, triết học tinh thần.

Heghen giải quyết những vấn đề chủ yếu của triết học trên lập trường duy tâmkhách quan Ông lấy tinh thần thế giới làm cơ sở cho mọi hiện tượng của tự nhiên và

xã hội Trong khi ông phát triển thế giới quan duy tâm, ông đã đặc biệt chú ý tới vấn

đề biện chứng của khái niệm từ những lý thuyết của những nhà triết học như Kant,Schelling, Phich tơ Đó là những biện chứng chưa được xây dựng và phát triển thành

hệ thống Thì Heghen đã xây dựng nên phương pháp biện chứng của mình Phươngpháp biện chứng ấy là một trong những thành quả quan trọng nhất của triết học trướcMác

Và chính là yếu tố này “ phép biện chứng duy tâm” đã gây ảnh hưởng rất nhiềuđến C.Mác và Ph.Ăngghen Ngay cả hai ông về sau này cũng đã nói rằng: trong sựphát triển trí tuệ của mình, hai ông chịu ơn nhiều nhà triết học Đức trong đó cóHeghen Công lao của Heghen là đã phê phán lại phương pháp siêu hình, đối lập nóvới phương pháp biện chứng Heghen là người đầu tiên đã diễn đạt một cách rõ ràngnhững quy luật và phạm trù của phép biện chứng

C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng những tư tưởng cách mạng trong phép biện chứngcủa Heghen để luận giải cho những khát vọng dân chủ cách mạng của mình C.Mác vàPh.Ăngghen đánh giá cao công lao của Heghen trong việc phát triển phép biện chứng

Trang 9

như là lý luận sâu sắc về sự phát triển Đồng thời hai ông cũng phê phán quyết liệt chủnghĩa duy tâm của Heghen biểu hiện trong học thuyết “ ý niệm tuyệt đối”, trong quanniệm nhà nước và pháp quyền Vậy là có thể thấy tầm ảnh hưởng của Heghen trongquá trình hình thành triết học Mác là khá lớn Và chúng ta sẽ đi làm rõ cái tích cực màC.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa trên cơ sở có phê phán trong triết học của Heghen Đểhiểu rõ sự ảnh hưởng của nó tới sự hình thành của triết học Mác.

Có thể nói tới hai khía cạnh trong triết học của Heghen là phương pháp biệnchứng và hệ thống siêu hình bảo thủ C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa mặt tích cựccủa Heghen đó là phương pháp biện chứng Trong phương pháp biện chứng củaHeghen chứa đựng trong lòng nó “ hạt nhân hợp lý” là học thuyết về sự phát triển.quan niệm về phát triển là thành quả quan trọng nhất của triết học Heghen Chính cáiquan niệm ấy là cơ sở cho phương pháp biện chứng của ông Trong cuốn Khoa họclogic, ở phần đầu Heghen đã phát biểu tư tưởng biện chứng về sự đổi chất lượng thành

số lượng và ngược lại Trong phần thứ 2 ông trình bày học thuyết về sự mâu thuẫn củaphát triển còn phần thứ 3 ông tổng hợp lại quan niệm của sự phát triển với tư cách là(phủ định của phủ định), chính quan niệm này xuyên suốt tác phẩm của ông Và trong

chính tác phẩm này ông đã xây dựng nên tam đoạn thức Được ông sử dụng làm sơ đồ

biện chứng duy tâm của những khái niệm

Phần đầu của Khoa học logic của Heghen là học thuyết về tồn tại Phần này gồm

3 chương : chất lượng, số lượng và độ Theo Heghen thì sự phát triển trong tinh thầnthế giới trong lĩnh vực tồn tại là sự thay thế liên tục của các khái niệm chất lượng, sốlượng và độ Ông đã có những định nghĩa có thể nói là hợp lý về chất, lượng, độ.Nhưng tiếc rằng những khái niệm này của ông lại không gắn với chính bản thân sự vật.Ông đã hiểu rằng một sự vật nhờ chất của nó là nó, nhưng ở đây Heghen cũng mới chỉhiểu chất là khái niệm chất đơn thuần mà không phải chất gắn với sự vật Theo ônggiai đoạn nối tiếp của tồn tại là số lượng, số lượng là tính quy định bên ngoài của tồntại Heghen cho rằng cái nhà vẫn là cái nhà dù nó có to hay nhỏ Ông cho rằng kháiniệm chất lượng chuyển thành khái niệm số lượng và ngược lại ông cho rằng do kếtquả của sự vận động như thế của khái niệm chất lượng và số lượng thì xuất hiện kháiniệm độ Độ xuất hiện với tư cách là sự thống nhất giữa chất lượng và số lượng Nghĩa

là theo ông số lượng có tính chất chất lượng Ở đây trong phạm vi độ, khi lượng vượt

Trang 10

qua phạm vi của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất và theo Heghen sự thay đổi về chất

đó là bước nhảy vậy là ở đây Heghen đã có sự phỏng đoán về sự phát triển thực hiệnqua bước nhảy và khi lượng đổi dẫn đến chất đổi thì độ cũ sẽ mất đi rồi độ mới ra đời,cái quá trình độ cũ mất đi và độ mới ra đời là đường nút của độ Nghĩa là ông nêu lên

sự phát triển trong đó có sự tiệm tiến bằng những bước nhảy Heghen viết rằng: “ mọi

sự sinh ra và mọi sự chết đi không phải sự tiệm tiến liên tục, mà trái lại là sự gián đoạncủa sự tiệm tiến ấy và là bước nhảy vọt phát sinh từ những thay đổi về lượng chuyểnthành thay đổi về chất” vậy là ở đây nổi bật lên tư tưởng cho rằng, đến những giaiđoạn nhất định nào đấy thì sự phát triển nhịp nhàng, liên tục, tuần tự sẽ thay thế bằng

sự phát triển theo bước nhảy vọt, sự phát triển cách mạng Ông đã nêu ra ví dụ như sựchuyển hóa từ nước từ thể lỏng sang thể rắn đó không phải sự tiệm tiến, không phảidẻo ra rồi càng ngày càng cứng lại mà thành băng Mà nó đông lại một cách đột ngột

và để nó trong trạng thái tĩnh nó sẽ giữ được tạng thái lỏng Cũng theo quan niệm nàycủa ông thì chất_lượng là 2 mặt đối lập của bất kì sự vật nào, giữa chúng có mối quan

hệ tác động lẫn nhau, thâm nhập và chuyển hóa cho nhau.thực chất là Heghen đangtrình bày quy luật thay đổi lượng dẫn tới thay đổi chất, nhấn mạnh sự chuyển hóa củacác mặt đối lập Có thể nói đổi từ chất lượng sang số lượng và ngược lại theo Heghen

là biện chứng của những khái niệm tự nhiên Quan điểm này đã giúp loại bỏ đi nhữngquan điểm siêu hình về những phạm trù ấy và bao hàm sự dự đoán hợp lý về: pháttriển với tư cách là sự chuyển đổi những thay đổi về lượng dẫn tới thay đổi căn bản vềchất

Trong phần 2 của Logic học, Heghen trình bày học thuyết về bản chất theo như

biện chứng duy tâm của ông thì khái niệm tồn tại,khi nó đạt được sự toàn vẹn của nótrong cái độ thì nhường chỗ cho khái niệm bản chất, như thế là tinh thần thế giới đượcmột sự quy định mới sâu sắc hơn và cụ thể hơn Trong biện chứng của những kháiniệm của Heghen đã thể hiện sự dự đoán của ông cho rằng nhận thức của người ta vàgiới tự nhiên đi sâu từ hiện tượng đến bản chất Ông cho rằng bản chất là một sự quyđịnh sâu hơn tồn tại của tinh thần thế giới, tư tưởng biện chứng của Heghen thể hiện ởchỗ ông cho rằng bản chất có 3 giai đoạn: bản chất với tính cách là bản chất, hiệntượng và hiện thực Điều quý giá nhất trong học thuyết của ông về bản chất là dự đoáncủa ông về mâu thuẫn, coi mâu thuẫn là nguồn gốc của vận động, là nguyên lý của sự

Trang 11

phát triển ông khẳng định rằng mâu thuẫn là vốn có trong các khaí niệm, nhờ mâuthuẫn mà những khái niệm biểu hiện được sự hoạt động của chúng và phát triển được.Theo tư tưởng của Heghen thì lúc đầu bản chất là sự đồng nhất giữa những sự quyđịnh khác nhau, rồi sau trong sự đồng nhất ấy phát hiện ra sự khác biệt, khác biệt lạchuyển hóa thành đối lập, và cuối cùng xuất hiện mâu thuẫn Heghen cho rằng mâuthuẫn là dây thần kinh chủ yếu bắt buộc những khái niệm chuyển động, thay đổi, biếnthành sự đối lập của chúng Tuy vậy trong phương pháp biện chứng của ông là biệnchứng duy tâm Ở đây không nói đến những mâu thuẫn thật sự của các hiện tượng tựnhiên mà là mâu thuẫn trong sự phát triển của tinh thần thế giới đồng thời ông cũngcho rằng mâu thuẫn sẽ được giải quyết một cách hòa bình, cái mới sẽ thỏa hiệp với cái

cũ Đối với Heghen thì phát triển không đưa đến sự giải quyết mâu thuẫn theo lối cáchmạng Nhưng dù đặc điểm của triết học Heghen là đã đem thần bí hóa quá trình pháttriển khách quan, nhưng những tư tưởng của ông về sự phát triển Thông qua nhữngmâu thuẫn đã chứa đựng sự dự đoán về những quy luật thật sự của thế giới vật chất.Trong phần này Heghen cũng đã nêu ra những tư tưởng hợp lý cho rằng hiện tượng vàbản chất giàng buộc lẫn nhau Rằng bản chất được thể hiện ra trong hiện tượng, rằnghiện thức là sự thống nhất giữa hiện tượng và bản chất

Và cuối cùng Heghen kết thúc học thuyết triết học của ông về bản chất bằng cáchphân tích một cách biện chứng khái niệm hiện thực coi hiện thực là sự thống nhất giữabản chất với hiện tượng( sự tồn tại) Heghen phê phán quan niệm siêu hình về nhữngphạm trù: tất yếu,ngẫu nhiên; khả năng và hiện thực và ông đã xem xét chúng trênquan điểm duy tâm của những khái niệm Heghen đã trình bày những mối quan hệ nàykhá thống nhất Và những tư tưởng quan điểm này đã được C.Mác và Ph.Ăngghen kểthừa có phê phán

Trong phần thứ 3 của tác phẩm Logic học, Heghen xây dựng lý thuyết duy tâm

về khái niệm Học thuyết về khía niệm được Heghen chia làm 3 chương: tính chủquan, tính khách quan, ý niệm khái niệm Trong khi phát triển một cách logic trải qua

3 giai đoạn: khái niệm chủ quan, khái niệm khách quan, khái niệm tuyệt đối Tính chủquan theo Heghen thì lại bao gồm 3 giai đoạn: khái niệm thuần túy, phán đoán, suy lý.Tất cả những lý luận ấy của Heghen đều nhằm chống lại quan điểm siêu hình về logichọc Trong học thuyết về khái niệm có bao hàm tư tưởng về sự thống nhất cái chung

Trang 12

với cái riêng Hạt nhân hợp lý trong phần này còn nằm trong tư tưởng của Heghen về

sự thống nhất và chuyển hóa lẫn nhau giữa quy nạp và diễn dịch, giữa phân tích vàtổng hợp

Giai đoạn phát triển tiếp của khái niệm là phạm trù về tính khách quan, hay làphạm trù khách thể Thể hiện trong 3 hình thức sau: cơ giới luận, hóa học luận và mụcđích luận Đứng trên quan điểm duy tâm khách quan của hệ thống của ông, Heghen trìnhbày phạm trù khách quan như là sự quy định của tinh thần thế giới Tuy vậy hạt nhânhợp lý trong chương này là ở chỗ nó dự đoán được rằng: hoạt động có mục đích của conngười phải dựa vào sự thong hiểu những quy luật của giới tự nhiên ( những quy luật cơhọc và hóa học) Trong phần này Heghen đặc biệt chú ý tới phương pháp biện chứng.Theo ông nội dung của phương pháp biện chứng là biện chứng của bản than đối tượng,cũng như phương pháp đều bị ông giải thích một cách duy tâm Và đặc biệt một hạtnhân hợp lý được C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa tích cực đó là tam đoạn thức củaHeghen, trong tam đoạn thức vế thứ nhất là chính đề, vế thứ hai là phủ định chính đề làphản đề và vế cuối cùng phủ nhận phản đề là hợp đề Heghen đã nhận thấy quy luật phủđịnh của phủ định ở mặt tư tưởng và đây là hạt nhân hợp lý về sau cho C.Mác xây dựngnên quy luật phủ định của phủ định của mình, nhưng quy luật phủ định của phủ định củaC.Mác khác về chất so với tam đọa thức của Heghen

Không chỉ trong tác phẩm logic học của Heghen là chứa đựng những hạt nhântích cực cho C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa trên cơ sở phê phán mà ở trong các tácphẩm như triết học tự nhiên và triết học tinh thần của Heghen cũng chứa đựng nhữnghạt nhân tích cức hết sức có giá trị đối với C.Mác và Ph.Ăngghen nhưng có thể nói ởlogic học có những hạt nhân mà được C.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa nhiều hơn cả Đó

là sự phát triển được triển khai qua ừng phần cụ thể, mà những phần đoa đã đượcC.Mác và Ph.Ăngghen kế thừa có phê phán để về sau các ông xây dựng lên nhữngnguyên lý, quy luật của mình: nguyên lý về sự phát triển, quy luật phủ định của phủđịnh, quy luật lượng chất, quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nhữngcặp phạm trù Đã được các ông xây dựng trên thế giới quan duy vật khoa học và phépbiện chứng duy vật chứ không phải hệ thống triết học duy tâm và phép biện chứng duytâm của Heghen C.Mác đã kể thừa có phê phán những cái tích cực của Heghen màchúng ta không thể phủ nhận được Nhưng C.Mác cũng đã phê phán chủ nghĩa duy

Trang 13

tâm của Heghen và hệ thống triết học đó đã thể hiện tư tưởng của chế độ quân chủ Phổđang tồn tại ở Đức lúc bấy giờ Hghen trong triết học của ông đã ngả về phía bảo thủnhiều hơn Chính vì thế mà phép biện chứng của Heghen cũng duy tâm, phếp biênchứng của “ ý niệm tuyệt đối” và được thể hiện dưới cái vỏ thần bí đó là thứ triết học

tư biện say rượu, một thứ triết học duy tâm C.Mác đã từng nói phép biện chứng củaHeghen là phép biện chứng đi bằng đầu xuống đất, chỉ cần đặt nó trên cơ sở duy vậttước bỏ đi các hình thức thần bí thì nó sẽ trở thành hình thức hợp lý của phép biệnchứng

Vậy là có thể nói triết học của Heghen đã có ảnh hưởng khá lớn tới quá trìnhC.Mác và Ph.Ăngghen hình thành hệ thống triết học của mình Heghen là người màcác ông chịu ảnh hươngr đầu tiên trong quá trình xây dựng nên hệ thống triết học củamình Đặc biệt là phép biện chứng của Heghen mà từ đó về sau C.Mác xây dựng nênphép biện chưng duy vật của mình Vậy là Heghen có tầm ảnh hưởng khá lớn tới quátrình hình thành chủ nghĩaMác

1.2 Lút vích Phơ Bách

Phơ Bách là nhà đại diện lỗi lạc của triết học cổ điển Đức Một trong những nhàduy vật lớn nhất của thời kì trước Mác Lúc đầu ông theo học thuyết của Heghennhưng sau ông đứng trên lập trường duy vật ra sức phát triển chủ nghĩa duy vật, và phêphán những nguyên lý của chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo Chủ nghĩa duy vật của PhơBách đã có tầm ảnh hưởng lớn tới quá trình hình thành chủ nghĩa Mác của C.MácvàPh.Ăngghen “ rất nhanh chóng chúng tôi trở thành môn đò của Phơ.Bách” vậy là cóthể hiểu C.Mác và Ph.Ăngghen chịu ảnh hưởng củ triết học duy vật của Phơ.Bách nhưthế nào

Phơ.Bách sinh trưởng trong một gia đình một nhà luật học, ngay từ quá trình họctập ở trong trường đại học Hây-den-béc ông đã không thỏa mãn với tính chất trừutượng của triết học Heghen Và từ đó ông bắt đầu nghiên cứu các khoa học tự nhiên vàtiếp tục nghiên cứu và xây dựng nên hệ thống triết học duy vật qua từng thời kì củamình

Có thể nói triết học duy vật của Phơ.Bách có ảnh hưởng rất lớn trong quá trìnhhình thành và chuyển biến tư tưởng triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen năm 1841 với

Trang 14

cuốn sách BẢN CHẤT ĐẠO THIÊN CHÚA Mà đã giúp C.Mác chuyển từ chủ nghĩa

duy tâm sang chủ nghĩa duy vật Trong tác phẩm này của Phơ.Bách, ông đã nêu lênthực chất của tôn giáo Trên cơ sở đó Phơ.Bach đã phê phán tôn giáo một cách quyếtliệt và mạnh mẽ hết sức “ông đã kéo tôn giáo từ trên trời xuống để phê phán” vàC.Máckhi bắt gặp được triết học duy vật của Phơ.Bach ông đã nhanh chóng chuyểnsang triết học của Phơ.Bách

C.Mác đã thấy được công lao to lớn của Phơ.Bách là ở chỗ: trong cuộc đấu tranhchống chủ nghĩa duy tâm và thần học, ông đã khôi phục địa vị xứng đáng cho triết họcduy vật Theo câu nói của C.Mác thì ông đã thay thế cái thứ tư biện say rượu bằng triếthọc tỉnh táo

Phơ.Bách đã chưng minh một cách rõ ràng rằng thế giới là vật chất, rằng giới tựnhiên tồn tại không phụ thuộc vào ý thức, không phụ thuộc vào bất cứ thứ triết họcnào Giới tự nhiên là cơ sở và con người lớn lên trên cơ sở đó Ngoài tự nhiên và conngười ra thì không còn gì nữa Giới tự nhiên không phải do ai sáng tạo ra , nó lànguyên nhân của bản than nó,cơ sở tồn tại của nó lằm ngay trong chính bản thân nó.Vậy là những luận điểm của Phơ.Bách là hết sức duy vật, nó nhằm hướng vào chốnglại hệ thống triết học duy tâm của Heghen

Phơ.Bách chú ý vào lật đổ những giáo lý của duy tâm và tôn giáo về sự độc lậpcủa linh hồn đối với thể xác Ông đã vạch ra sự phụ thuộc của tâm lý vào cơ thể conngười Và như thế là ông đã phần nào hiểu vấn đề chủ yếu của triết học về sự quan hệgiữa ý thức với tồn tại như là vấn đề giữa linh hồn và thể xác con người Ông gọi chủnghĩa duy vật của mình là nhân loại học, nghĩa là đó là học thuyết về con người Trong cuộc đấu tranh chống lại bất khả tri và chủ nghĩa duy tâm Phơ.Bach đãbênh vực cho cảm giác luận duy vật Ông chứng minh rằng, đối tượng nhận thức củachúng ta là thế giới vật chất, thế giới này tồn tại khách quan bên ngoài ý thức của conngười Rằng nhận thức đi từ đối tượng tới cảm giác rồi từ cảm giác tới tư duy, rằngbiểu tượng và quan niệm chỉ là sự phản ánh của những sự vật vào ý thức con người.Vậy là Phơ.Bách không chỉ đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy tâm mà ông đoạn tuyệt cảvới chủ nghĩa duy vật tầm thường Ông cho rằng trong thế giới cái gì tồn tại cho tôi,nghĩa là cái gì chủ quan thì cái ấy chỉ là những biểu tượng thuần túy của tinh thần,không phải vật chất, không cảm giác được Còn cái gì tồn tại tự nó, khách quan, thì cái

Trang 15

ấy là hiện tượng vật chất có thể cảm giác được Nhận thức của Phơ.Bách đã thấmnhuần một niềm tin vào khả năng nhận thức của con người, rằng con người có thểnhận thức được thế giới tự nhiên Phơ.Bách đã từng viết: tự nhiên không hề lẩn trốncon người trái lại nó còn bám chặt vào con người một cách không biết xấu hổ nữa Vậy là Phơ.Bách đã góp phần khẳng định thế giới vật chất tồn tại khách quan,không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người Đối với Phơ.Bách thì tự nhiênnhư một thực thể muôn hình vạn trạng, mà người ta có thể dùng giác quan để lĩnh hộiđược Không nên coi những nguyên tố đầu tiên của vật chất như là một cái gì đơnđiệu Ngoài ra Phơ.Bách cũng khẳng định không có vật chất ở bên ngoài thời gian vàkhông gian Theo tư tưởng này của ông thì không gian và thời gian là những hình thứccăn bản của sự tồn tại vật chất Phơ.Bách luôn thừa nhận những quy luật khách quantrong tựn nhiên, thừa nhận tính nhân quả khách quan Khẳng định này của ông giúpchống lại những quan điểm của tôn giáo khi cho rằng: thế giới vật chất phụ thuộc vào

ý chúa Và chủ nghĩa duy tâm khi cho rằng thế giới vật chất là do ý thức sinh ra vàquyết định Đồng thời cũng khẳng định giới tự nhiên là đối tượng của nhận thức, vàcon người có khả năng nhận thức được thế giới Nhưng ở đây ông chỉ xét con người làmột sinh vật có thân thể, có cảm giác, mà không phải là một sinh vật xã hội lịch sử.Đây là hạn chế lớn của Phơ.Bách, khi ông cho rằng chủ thể của nhận thức là conngười, nhưng ở đây là con người đứng bên ngoài những mối quan hệ xã hội lích sử.Ông chứng minh rằng: sự sống thể hiện ra ở chỗ sống, cảm giác và biểu lộ tình cảm.Con người đối lập với thế giới bên ngoài chỉ có bằng cách phản ánh thụ động tác độngcủa thế giới bên ngoài đến mình Trong sự thống nhất giữa chủ thể (con người) vớikhách thể (tự nhiên) thì con người là một phần tử phục tùng tự nhiên một cách thụđộng Phơ.Bách đã không thấy con người cũng phụ thuộc vào những quan hệ xã hội.Ông chỉ thấy được tự nhiên tác động vào con người Mà không thấy được con ngườithông qua những công cụ lao động của mình, tác động tich cực tới tự nhiên làm thayđổi bộ mặt của nó và làm cho nó tích ứng với những nhu cầu của họ Phơ.Bách nói tới

sự hoạt động của các giác quan, nhưng ông lại không nghiên cứu hoạt động thực tiễncủa con người Đây là hạn chế của Phơ.Bách mà về sau đã được C.Mác chỉ rõ và trên

cơ sở đó ông đã xây dựng lên các quan điểm của mình một cách tiến bộ hơn Ông cònhạn chế ở chỗ trong nhận thức về: ông coi toàn bộ triết học duy vật của mình có tính

Trang 16

chất tĩnh quan Ông coi nhận thức chỉ là sự tĩnh quan, lúc đầu là cảm tính rồi sau là lýtính Mà không có liên quan gì với thực tiễn xã hội, cùng với sự biến đổi cách mạngcủa hiện thực khách quan Một thiếu sót nữa của ông trong nhận thức luận là: ôngkhông có quan điểm lịch sử về nhận thức

Ông hiểu sự chuyển đổi từ cảm giác tới lý trí một cách đơn thuần số lượng Ở đâyPhơ.Bách không hiểu mối liên hệ biện chứng giữa cảm giác và tư duy lý luận Ôngkhông hiểu được chủ thể của nhận thức, không hiếu được con người theo quan điểmlịch sử, vì ông không thấy sản xuất xã hội chính là cơ sở của sự hoạt động nhận tứccủa con người Đây là do ảnh hưởng của phương pháp siêu hình của ông, phản ánh rấtđúng hệ tư tưởng của giai cấp tư sản Anh lúc bấy giờ Nhưng bên cạnh những hạn chếcủa ông chúng ta không thể phủ nhận vai trò hết sức to lớn của ông trong cuộc chiếnchống lại tôn giáo, chủ nghĩa duy tâm, thuyết bất khả tri Đem lại cho chúng ta nhậnthức mới về tôn giáo và cho chúng ta một thế giới quan hết sức duy vật

Ông cho rằng đặc điểm của chủ nghĩa duy tâm cũng như tôn giáo là ở chỗ nó chủtrương rằng cái trừu tượng, cái không cảm giác được, cái không có thân thể là cái cótrước chủ nghĩa duy tâm cũng như tôn giáo biến những ý niệm của người thành tathành một thực thể độc lập và từ cái thực thế độc lập ấy, như là từ một cơ sở vạn năngthần thánh, có thể rút ra được cả thế giới kinh nghiệm, cụ thể Trong chủ nghĩa duytâm và tôn giáo tự nhiên đã bị lật ngược Phơ.Bách đã chỉ ra rằng vấn đề có tồn tạithượng đế hay không chỉ là vấn đề: cái khái niệm chung có tồn tại độc lập hay không.Phơ.Bách phê phán tôn giáo rất kịch liệt, trong qúa trình phê phán tôn giáo đặcbiệt là thiên chúa giáo Ông đã giáng một đòn nặng nề vào những quan hệ chính trịphong kiến lỗi thời thống trị lúc bấy giờ

Phơ.Bach nói rằng điều cần thiết cho sự phê phán tôn giáo là: không thừa nhận ởtrong con người có tình cảm tôn giáo bẩm sinh Ông cho rằng nếu phải thừa nhận quanđiểm về tính bẩm sinh của tình cảm tôn giáo thì người ta đi tới chỗ thừa nhận: trongcon người có cơ quan đặc biệt giành cho tôn giáo, giành cho sự mê tín, dốt nát và lườibiếng Nhưng theo ông ở trong con người thì không có loại cơ quan đặc biệt đó

Vì thế mà theo ông thì phải tìm nguồn gốc của tôn giáo trong những điều kiệnsinh sống của con người và sự phản ánh độc đáo của chúng trong ý thức con người.Ông giải thích rằng: bản chất của tôn giáo là những ảnh hưởng mà các hiện tượng tự

Trang 17

nhiên khi tác động vào con người tạo ra Sự phản ánh của các hiện tượng tự nhiênkhông phải sự phản ánh đung đắn vào trong đầu óc con người thượng đế được tạo ra

do sự viễn tưởng bịa đặt trong ầu óc con người Vậy là ông đã chỉ ra: công việc của óctưởng tượng là đem vào trong những hiện tượng tự nhiên những khát vọng, cảm xúc

mà chỉ con người mới có Con người chỉ thần thánh hóa tự nhiện trong chừng mực mà

nó gán cho tự nhiên những tình cảm của chính mình Tôn giáo chỉ mô tả những cái màđầu óc tưởng tượng ra, rồi đem vào trong đối tượng cảm tính cái mà thực tế không có.Phơ.Bách nhận xét: trong tôn giáo, con mắt phục vụ ta bằng cách làm cho ta khôngthấy gì và trở nên mù quáng một cách tuyệt vọng, còn lý trí thì phục vụ ta bằng cáchlàm cho người ta không suy nghĩ gì và trở nên ngu xuẩn một cách tuyệt vọng

Vậy là những điều Phơ.Bách nêu ra đã giúp phê phán và chống lại những quanđiểm duy tâm, những cái định nghĩa về tôn giáo khi thổi phồng sự ra đời của nó vàtuyệt đối hóa vai trò của tôn giáo

Nhưng sự khẳng định của ông về những nhu cầu và nguyện vọng của con người là

cơ sở cuối cùng quyết định tín ngưỡng tôn giáo Chính điều đó đã dẫn ông rơi vào quanđiểm duy tâm trong việc giải thích đời sống xã hội ông đã bất lực không giải quyếtđược đúng đắn vấn đề về nguồn gốc và sự tiến hóa lịch sử của tôn giáo Ông đã thổiphồng vai trò của tôn giáo đến mức biến nó thành lực lượng chính trị của phát triển xãhội Đồng thời ông cũng coi sự phát triển của tôn giáo làm cơ sở để phân biệt các thời kìlịch sử khác nhau Đây là điểm hạn chế lớn của ông, ông đã chủ trương xóa bỏ tôn giáonhưng ông cho rằng cần thiết xây dựng một thứ tôn giáo mới mà không có thượng đế.Theo ông đó là thứ tôn giáo tình yêu, đặc biệt ông đề cao tình yêu nam nữ Như vậy làkhi hạ thấp xuống trình độ nhân bản học, ông lại nâng nhân bản học lên ngang với thầnhọc và chính bản thân ông theo câu nói của Ph.Ăngghen “ đã giống như một ngườimuốn quyết định rằng môn hóa học hiện đại là cái thuật luyện vàng chân thực” Ở đâykhông giải quyết đúng đắn vấn đề nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng tôn giáo Ông

đã không nhìn thấy nguồn gốc xã hội của tôn giáo, gici cấp của tôn giáo Không thấyđược mối quan hệ của nó với tính chất đối kháng nhất định của sự phát triển xã hội, với

sự người bóc lột người Quan điểm này về sau được C.Mác chỉ ra trong điểm thứ 7 củaluận cương về Phơ.Bách “ Phơ.Bách không nhìn thấy rằng chính tình cảm tôn giáo cũng

là một sản phẩm của xã hội Phơ.Bách đã không biết biến sự phê phán tôn giáo, sự phê

Trang 18

phán trời thành sự phê phán đất, nghĩa là phê phán pháp lý, chính trị, những quan hệ xãhội tư sản nói chung”

Tuy nhiên dù sự phê phán của ông có thiển cận, hạn chế tới đâu Thì đặt trong lúcbấy giờ của nước Đức thì sự phê phán này cũng mang tính tiến bộ Là một giai đoạnquan trọng trong cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm, của

vô thần chống lại tôn giáo Và chúng ta cũng không thể phủ nhận chủ nghĩa duy vậtcủa Phơ.Bách đã mang lại một thế giới quan cho C.Mácvà Ph.Ăngghen xây dựng lênchủ nghĩa Mác sau này

C.Mác đã kế thừa những điểm tiến bộ tích cực của Phơ.Bách nhưng trên cơ sởphê phán Bởi trong hệ thống triết học của ông cũng vẫn còn nhiều những mâu thuẫn:ông là nhà triết học duy vật về tự nhiên nhưng duy tâm về mặt xã hội, thế giới quanduy vật nhưng lại sử dụng phương pháp siêu hình Trong khi phê phán tôn giáo thìnhững quan điểm của ông cũng hàm chứa nhiều mâu thuẫn: ông cho rằng trong conngười không có thứ tình cảm tôn giáo bẩm sinh, nhưng lại cho rằng có tồn tại một loạitôn giáo đặc biệt đó là tôn giáo tình yêu Ông chủ trương xóa bỏ tôn giáo nhưng lại chorằng cần phải xây dựng tôn giáo tình yêu Ngoài ra con người trong triết học của ông

là con người thuần túy về mặt sinh học, con người đó là con người phi xã hội Trongnhận thức ông cũng chỉ thấy được tự nhiên con người tác động vào tự nhiên mà khôngthấy được vai trò của con người tác động tới tự nhiên Ngay cả khi phê phán triết họccủa Heghen ông cũng phủ nhân sạch trơn, mà không thấy rằng trong triết học củaHeghen cũng có những hạt nhân tích cực như là phép biện chứng của ông ChínhC.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã từng trách Phơ.Bách: “về chỗ ông đã không áp dụngchủ nghĩa duy vật tới cùng, về chỗ ông đã xa lánh chủ nghĩa duy vật vì những sai lầmcủa một số nhà duy vật Về chỗ ông đã chiến đấu chống tôn giáo với mục đích đổi mới

nó hoặc lập ra một tôn giáo mới Về chỗ trong xã hội học, ông đã không biết vứt bỏcâu nói duy tâm đi, để có thể trở thành nhà duy vật” về sau những hạn chế này của ông

đã được C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ trong các tác phẩm như: “ Luận cương vềPhơ.Bách”, “ Hệ tư tưởng Đức”, “ Lút vích Phơ.Bách và sự cáo chung của triết học cổđiển Đức”

Khẳng định cuối cùng về Phơ.Bách là ông đã đóng vai trò to lớn trước nhất trong

sự phát triển tinh thần của nhân dân Đức Ông đã đấu tranh chống lại hệ tư tương của

Trang 19

tôn giáo và thần học đã thống trị bao thế kỉ, và chống lại triết học duy tâm Sự phêphán của Phơ.Bách đã chống lại những khía cạnh đen tối của hiện thực Đức, chống lạitính ty tiện của giai cấp có của ở Đức cam chịu làm nô lệ trước chế độ chuyên giả vàsức mạnh thô bảo, chống lại sự giả đạo đức, giả nhân nghĩa của của chúng Công laocủa nó không hề nhỏ, nó là một trong những tiền đề lý luận hết sức quan trọng, đặt nềnmóng cho thế giới quan duy vật và chủ nghĩa vô thần trong triết học Mác.

Ta có thể đi đánh giá chung về quá trình triết học cổ điển Đức góp phần hìnhthành chủ nghĩa Mác như sau: nó là một trong những tiền đề quan trọng, một trongnhững nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác

Triết học cổ điển Đức đặt ra những vấn đề chủ yếu cuả quan niệm biện chứng tựnhiên, xã hội và nhận thức Mà về sau nội dung chủ yếu của triết học Mác cũng là sựgiải quyết các vấn đề đó Sự phát triển của triết học cổ điển Đức không những vạch ratính thiển cận của triết học duy tâm khi giải quyết vấn đề đó, mà đã chỉ ra cả những sailầm của chủ nghĩa duy vật cũ Nhưng chính triết học cổ điển Đức đã đem lại cho chủnghĩa duy vật một hình thức mới, đó là hình thức biện chứng

2 Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp

Sự hình thành nhưng quan điểm duy vật biện chứng của C.Mác và Ph.Ăngghenkhông chỉ do ảnh hưởng của triết học cổ điển Đức Mà còn do sự nghiên cứu lý luận

về chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp Trên cơ sở kế thừa có phê phán những tưtưởng của những nhà không tưởng Pháp Mà đã giúp C.Mác và Ph.Ăngghen hìnhthành thế giới quan duy vật của mình Trong chủ nghĩa xã hội không tưởng PhápC.Mác và Ph.Ăngghen nghiên cứu tư tưởng của các đại biểu: Henri Saint Simon,Charle Fourie, Robert Owen

2.1 Henri Saint Simon

Ông xuất thân trong một gia đình quý tộc lâu đời Ngay từ nhỏ ông đã có khả

năng đặc biệt về trí thông minh và tinh thần cải cách xã hội Xanhximong rất say mênghiên cứu và tuyên truyền tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái Chính vì rất quan tâm tới

tư tưởng này nên khi quan sát cách mạng dân chủ tư sản Pháp năm 1789 Ông chorằng nó giành thắng lợi, nhưng nó lại chưa thiết lập được một chế độ phù hợp vớiquyền lợi của giai cấp nghèo khổ và đông đảo nhất Mà cái chế độ mà nó thiết lập chỉmang lại lợi ích và đặc quyền cho giai cấp tư sản và một bộ phận nhỏ trong xã hội Do

Ngày đăng: 09/05/2016, 18:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đề cương giáo trình Lịch sử Triết học Mác Khác
2. Lịch sử Triết học cổ điển Đức Khác
3. Giáo trình Triết học Mác - Lênin Khác
4. Lịch sử Triết học Khác
5. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học Khác
6. Giáo trình Kinh tế chính trị Khác
7. Sinh học đại cương Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w