Nước mặt là nguồn tài nguyên quan trọng, nước mặt được sử dụng trong hầu hết các hoạt động công – nông ngư nghiệp, trong sinh hoạt… Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với 2.372 con sông với chiều dài hơn 10km, trong đó có 109 sông chính và 26 phân lưu của các sông lớn. Trong đó có 9 con sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 nhánh sông (sông Đà, sông Lô, sông SêSan, sông SrePok) có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2. Nói chung lượng nước của nước ta khá phong phú tuy nhiên môi trường nước đang bị ô nhiễm do tác động của phần lớn là con người. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đã thải trực tiếp ra các dòng sông.
Trang 1Trường Đại Học Đồng Tháp
Khoa Sinh Học Lớp KHMT07
Đề Tài:
Ô Nhiễm Nước Mặt Ở Việt Nam - Nguyên Nhân Ô Nhiễm Nuớc Mặt Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Trang 2GVHD: thầy Phạm Quốc Nguyên Nhóm SVTH: Nhóm 6
Trường Đại Học Đồng Tháp
Khoa Sinh Học Lớp KHMT07
Đề Tài:
Ô Nhiễm Nước Mặt Ở Việt Nam - Nguyên Nhân Ô Nhiễm Nuớc Mặt Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long
Nhóm 6:
1 Nguyễn Văn Mộng
2 Lê Minh Trí
3 Võ Kim Lăng
4 Nguyễn Phú Hải
5 Nguyễn Duy Phương
6 Nguyễn Hiếu Nghĩa
Trang 37 Nguyễn Hữu Quốc
Mục Lục
A Ô nhiễm nước mặt 4
I Hiện trạng ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam 4
II Nguyên nhân ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam 5
III.Hậu quả của ô nhiễm nước ở Việt Nam 7
B Ô nhiễm nước ở ĐBSCL 8
I Giới thiệu về nguồn nước mặt ở ĐBSCL 8
1 ĐBSCL 8
2 Vai trò của nguồn nước mặt ở ĐBSCL 8
II Tình hình ô nhiễm nước mặt ở ĐBSCL 9
III.Nguyên nhân ô nhiễm nước mặt ở ĐBSCL 10
1 Do tự nhiên 10
1.1 Do hiện tượng chua phèn 10
1.2 Do hiện tượng nhiễm mặn 10
1.3 Do hiện tượng mưa, lũ 11
2 Do nhân tạo 11
2.1 Do sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản 11
2.2 Do sinh hoạt 14
2.3 Do khai thác khoáng sản 15
2.4 Do công nghiệp 15
IV Hậu quả do ô nhiễm nước ở ĐBSCL 16
V Các giải pháp khắc phục ô nhiễm ở ĐBSCL 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4A Ô NHIỄM NƯỚC MẶT:
I Hiện trạng ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam:
Nước mặt là nguồn tài nguyên quan trọng, nước mặt được sử dụng trong hầu hết các hoạt động công – nông - ngư nghiệp, trong sinh hoạt… Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc với 2.372 con sông với chiều dài hơn 10km, trong đó có 109 sông chính và
26 phân lưu của các sông lớn Trong đó có 9 con sông (sông Hồng, sông Thái Bình, sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Mã, sông Cả, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Đồng Nai và sông Cửu Long) và 4 nhánh sông (sông Đà, sông Lô, sông Sê-San, sông Sre-Pok) có diện tích lưu vực lớn hơn 10.000km2 Nói chung lượng nước của nước ta khá phong phú tuy nhiên môi trường nước đang bị ô nhiễm do tác động của phần lớn là con người Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý đã thải trực tiếp ra các dòng sông Do ô nhiễm nên chất lượng nước các con sông này đã suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu quan trọng như BOD, COD, DO, NH4, P… vượt mức tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
Mức độ ô nhiễm ở một số sông lớn:
S Đồng Nai (đoạn từ hồ Trị An
đến hợp lưu S Sài Gòn)
S Cầu (đoạn nhà máy giấy
Hoàng Văn Thụ đến cầu Gia
Bảy)
0,4 – 1,5 >1000
Bảng 1 Mức độ ô nhiễm nước trên một số sông lớn ở Việt Nam (nguồn http://nuoc.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=34&Itemid=63 và báo cáo hiện trạng môi trường 2005 – phần tổng quan, chương 3)
Trang 5Qua kết quả điều tra, phân tích và đánh giá của Cục Quản lý Tài nguyên Nước, có 5/16 lưu vực sông ở nước ta xếp vào loại kém nhất (bị ô nhiễm nghiêm trọng, có màu đỏ); năm lưu vực sông loại khá vì có màu xanh; còn lại là trung bình có màu trắng Điều quan trọng là chất lượng nước ở các lưu vực sông đang bị suy thoái và trở nên nghiêm trọng ở một số điểm
Các lưu vực sông bị ô nhiễm nghiêm trọng xếp theo thứ tự là lưu vực đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng - sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Vu Gia - Thu Bồn và lưu vực sông Cả Các lưu vực sông bị ô nhiễm nghiêm trọng, có nhiều điểm nóng là sông Đồng Nai-Thị Vải, sông Trà Khúc, sông Hồng (có cả sông Cầu, sông Nhuệ- sông Đáy)
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nước tại các đô thị được biểu hiển rõ nhất Đặc biệt
là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Hầu hết hai thành phố này chưa có hệ thống xử
lý nước thải tập trung mà trực tiếp xả ra các nguồn tiếp nhận là sông, hồ, kênh… Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, một số bệnh viện và cơ sở y tế chưa có hệ thống xử lý nước thải; thêm vào đó một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố, khu đô thị không thu gom hết được… là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng Không chỉ ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh mà ở các đô thị khác như Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… nước thải sinh hoạt cũng không được xử lý, độ
ô nhiễm nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiểu chuẩn cho phép (TCCP), các thông số chất lơ lửng (SS), BOD, COD, oxy hoà tan (DO) đều vượt từ 5-10 lần, thậm chí có nơi vượt quá 20 lần TCCP
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 70,4% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao (theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2009)
Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ người dân Sử dụng nước cho mục đích sản xuất nông nghiệp đòi hỏi một lượng nước ngày càng tăng nguyên nhân là do thâm canh, tăng vụ
Trong nuôi trồng thủy sản, do nuôi trồng ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước Cùng với việc
sử dụng nhiều và không đúng cách, các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam
Trang 6II Nguyên nhân ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam:
- Do sự gia tăng dân số quá nhanh
- Do khai thác quá mức tài nguyên nước (TNN) và các tài nguyên liên quan đến nước như đất, rừng khiến TNN bị suy kiệt
- Xây dựng các hồ chứa nước: các hồ thuỷ điện lớn khi vận hành chỉ nhằm phục
vụ cho phát điện cũng gây cạn kiệt dòng chảy cho hạ lưu Mực nước của một số sông, như sông Hồng những năm gần dây xuống thấp ngoài nguyên nhân suy giảm lượng mưa còn do việc vận hành của các hồ Hoà Bình và các hồ loại vừa và lớn ở thượng nguồn thuộc đất Trung Quốc
Việc Trung Quốc đã và sẽ xây dựng các đập lớn trên thượng nguồn sông Đà như đập Long Mạ cao 140m, đập Japudu cao 95m, đập Gelanta cao 113m với mục đích chính
là phát điện thì ngay cả thuỷ điện Sơn La và Hoà Bình cũng bị ảnh hưởng do chế độ vận hành của các hồ này… và các đập ở thượng nguồn sông Cửu Long, sẽ gây ảnh hưởng tới chế độ thuỷ văn, cũng như sự bồi lắng của đồng bằng sông Cửu Long… không chỉ gây ảnh hưởng lớn tới điều kiện tự nhiên mà còn ảnh hưởng tới các mặt kinh tế - xã hội
- Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thoả đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn Tốc độ đô thị hoá, công nghiệp hoá, làng nghề thủ công ngày càng mở rộng, lượng chất thải rắn, thải lỏng chưa kiểm soát được thải vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm suy thoái nhanh các nguồn nước mặt, nước dưới đất, làm gia tăng tình trạng thiếu nước và ô nhiễm nước, nhất là về mùa khô, điển hình nhất là ở sông Nhuệ, sông Thị Vải…
- Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu Khí hậu toàn cầu đang nóng lên đã và
sẽ tác động nhiều đến tài nguyên nước Nhiều dự báo trên thế giới và ở trong nước đã cho thấy khi nhiệt độ không khí tăng bình quân 1,5o thì tổng lượng dòng chảy có thể giảm khoảng 5% Ngoài ra, khi trái đất nóng lên, băng tan nhiều hơn sẽ làm nước biển dâng cao, mặn sẽ xâm nhập sâu hơn ở những vùng đồng bằng thấp khiến nguồn nước ngọt phân bố trên các sông chảy ra biển sẽ bị thu hẹp lại Tất cả những điều đó sẽ làm suy thoái thêm nguồn nước khiến không có đủ nguồn nước ngọt để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt
- Do những nguyên nhân về quản lý:
Về tổ chức: nguyên nhân khách quan là do còn gặp nhiều khó khăn về tổ chức quản lý tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông ở cấp Bộ và tổ chức có hiệu lực ở cấp lưu vực sông để quản lý tài nguyên nước
Về quy hoạch: trong thời gian vừa qua, Nhà nước đã đầu tư nhiều kinh phí cho các
Bộ, ngành làm quy hoạch Nhưng do nội dung lập quy hoạch và sự phối hợp giữa các ngành trên lưu vực sông chưa gắn bó, nên quy hoạch của các ngành còn nặng về khai
Trang 7thác phục vụ riêng cho chuyên ngành của mình, do vậy cần thiết cần có quy hoạch tổng hợp lưu vực sông trong đó có quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước, quy hoạch thoát và xử
lý nước thải, các chất thải rắn cho các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề thủ công làm cơ
sở cho việc quản lý và đưa quy hoạch bảo vệ này vào kế hoạch thực hiện hàng năm như
là thực hiện quy hoạch phát triển thuỷ lợi, thuỷ điện, cấp nước đô thị, công nghiệp…
•Do hoạt động sinh hoạt của con người: ăn uống, tắm rửa… các chất thải chưa qua xử lý được dthải thẳng ra sông làm ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng
•Do sản xuất nông nghiệp: các hoá chất sử dụng trong nông nghiệp như: phân bón, thuốc trừ sâu… được nông dân thải trực tiếp ra sông làm ô nhiễm nước mặt
•Do sản xuất công nghiệp: hóa chất, dầu mở công nghiệp…là những chất độc, khó phân hủy thải vào sông, hồ, kênh rạch làm ô nhiễm trực tiếp nguồn nước mặt
•Chăn nuôi, thủy sản:Các chất thải chăn nuôi, thức ăn thừa…cũng làm ô nhiễm nước mặt
•Do giao thông đường thuỷ, du lịch: khi sự cố tràn dầu, dầu rò rỉ xuống sông làm nhiễm bẩn nguồn nước
•Do vi sinh vật: sinh vật có mặt trong môi trường nước ở nhiều dạng khác nhau Bên cạnh các sinh vật có ích có nhiều nhóm sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho người và sinh vật Trong số này, đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như các loại ký sinh trùng bệnh tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, siêu vi khuẩn viêm gan B, siêu vi khuẩn viêm não Nhật bản, giun đỏ, trứng giun v.v
Nguồn gây ô nhiễm sinh học cho môi trường nước chủ yếu là rác thải, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải các bệnh viện v.v
III Hậu quả của ô nhiễm nước mặt:
•Tác hại của chất hữu cơ:
Lượng chất hữu cơ trong nước quá cao sẽ dẫn đến suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan phân hủy các chất hữu cơ Nồng độ oxy hòa tan thấp có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của các sinh vật trong nước, ngoài ra còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nước
•Tác hại của chất rắn lơ lửng:
Các chất rắn lơ lửng hạn chế ánh sáng chiếu tới các tầng nước phía dưới, gây ảnh hưởng tới quá trình quang hợp của tảo, rong rêu… do đó cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên thủy sinh
Chất rắn lơ lửng làm tăng độ đục của nguồn nước, bồi lắng dòng kênh, gây tắt cống, ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh, gây tác hại về mặt cảm quan
•Tác hại của các chất dinh dưỡng (N, P):
Trang 8Sự dư thừa các chấtdinh dưỡng có thể dẫn đến sự phát triển bùng nổ của các loài tảo, sau đó sự phân hủy các tảo lại hấp thụ nhiều oxy Thiếu oxy, nhiều thành phần trong nước lên men và thối Ngoài ra, các loài tảo nổi lên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới thiếu ánh sáng làm cho sự quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ Nếu nồng độ N cao hơn 1,0 mg/l và P cao hơn 0,01mg/l tại các dòng sông chảy chậm
là điều kiện gây nên hiện tượng phú dưỡng, gây tác động xấu tới chất lượng nước…
•Tác hại của kim loại nặng:
Kim loại nặng là nguyên tố độc hại đối với cây trồng, có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng nước Các kim loại nặng khi thải ra môi trường sẽ tích tụ thông qua chuỗi thức
ăn, ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe con người Kim loại nặng khi thải vào các sông rạch gây ô nhiễm nguồn nước cấp cho sinh hoạt
•Tác hại của dầu mỡ:
Dầu từ nhiên liệu và dầu mỡ từ tẩy rữa kim loại, sinh hoạt, khi thải vào nguồn nước sẽ loang trên mặt nước tạo thành màng dầu gây cạn kiệt oxy của nước, một phần nhỏ hòa tan trong nước hoặc tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương
Ô nhiễm dầu dẫn đến khả năng tự làm sạch của nguồn nước bị giảm do giết chết các sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy tham gia vào quá trình tự làm sạch Ngoài ra dầu trong nước có tác động tiêu cực đến đời sống thủy sinh và ảnh hưởng tới mục đích cấp nước sinh hoạt, sản xuất…
•Tác hại của axit:
Nước bị nhiễm axit có thể gây tác động xấu đến chất lượng nguồn nước và thủy sinh Nếu nước chứa axit chảy tràn ra xung quanh sẽ ảnh hưởng đến thực vật như héo, rụng lá, không phát triển và chết Ngoài ra, nguồn nước bị axit hóa sẽ gây cạn kiệt nguồn thủy sinh, gây ăn mòn các công trình xây dựng
B Ô nhiễm nước ở ĐBSCL:
I- Giới thiệu về nguồn nước mặt ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL):
1 ĐBSCL:
ĐBSCL có tổng số dân 17.178.871 (ngày 1/4/2009, theo cục điều tra dân số) diện tích 39.734km2 có vị trí nằm liền kề với Đông Nam Bộ, Bắc giáp Capuchia, Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, Đông Nam là biển Đông Được hình thành từ trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỉ nguyên thay đổi mực nước biển
Nguồn nước mặt ở ĐBSCL chủ yếu là nước mưa và nước từ sông Cửu Long Lượng mưa vùng ĐBSCL dao động từ 1400mm ở vùng trung tâm phía Tây Bắc đến 2400mm ở phía Nam (Atlas tài nguyên nước Việt Nam 2003) Ngoài lượng nước mưa, sông ngòi rất quan trọng, nó cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt, di chuyển, sản xuất của con người Ngoài ra còn là môi trường sống cho các sinh vật trong nước
Trang 9ĐBSCL có 13 tỉnh: Đồng Tháp, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An
ĐBSCL có 2 con sông chính:
• Sông Hậu chảy qua Châu Đốc, Long Xuyên, Thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng
đổ ra biển bằng 3 cửa Định An, của Ba Thắc, cửa Tranh Đề
• Sông Tiền có lòng sông rộng với nhiều cù lao giữa sông chảy qua Tân Châu, Hồng Ngự, Cao Lãnh, Cai Lậy, chia làm 4 sông đổ ra biển bằng 6 cửa:
o Sông Mỹ Tho, chảy qua thành phố Mỹ Tho, và phía nam sông Gò Công
ra biển bằng cửa Đại và cửa Tiếu qua đường sông Cửa Tiếu
o Sông Hàm Luông chảy qua phía Nam tỉnh Bến Tre, ra cửa Hàm Luông
o Sông Cổ Chiên, làm thành ranh giới tỉnh Bến Tre và Trà Vinh, đổ ra biển bằng cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu
o Sông Ba Lai chảy qua phía Bắc tỉnh Bến Tre, ra cửa Ba Lai Hiện nay đã
bị hệ thống cống đập Ba Lai ngăn lại, nằm trong dự án ngọt hoá vùng ven biển của tỉnh Bến Tre
2 Vai trò của nguồn nước mặt ở ĐBSCL:
ĐBSCL có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt nên nguồn nước có vai trò rất quan trọng:
- Nước là tài nguyên cần thiết cho sự sống Nước là một nguồn lợi thiên nhiên quan trọng, gắn liền với sự phát sinh và phát triển của sinh vật và con người người
- Nước rất cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày của con người
- Được sử dụng công nghiệp
- Ngoài ra còn được sử dụng để tưới tiêu trong nông nghiệp
II- Tình hình ô nhiễm nước mặt ở ĐBSCL:
Do sự phát triển kinh tế nên nhu cầu sử dụng nước ở ĐBSCL chủ yếu là sinh hoạt, sản xuất công – nông – ngư nghiệp Trong đó nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt là khá lớn Tuy nhiên lượng nước này lại không được xử lý sau khi sử dụng mà thải trực tiếp ra sông qua các hệ thống cống trong các khu đô thị và ở nông thôn Trong nông nghiệp, nhu cầu sử dụng nước cũng tăng do phát triển tăng vụ trong trồng trọt, chăn nuôi Thêm vào
đó là tình trạng sử dụng phân bón thuốc trừ sâu một cách bừa bãi vô ý thức đã tác động xấu đến nguồn nước Trong sản xuất công nghiệp, ở ĐBSCL có 12.757 doanh nghiệp đang hoạt động, tác động mạnh đến các thành phần của môi trường, nhất là môi trường nước Đặc biệt có 113 khu công nghiệp và cụm sản xuất công nghiệp, 119 cơ sở chế biến thủy sản với công suất 3.200 tấn/ngày… Kèm theo đó là sự phát triển của các khu công
Trang 10nghiệp dọc theo bờ sông đặc biệt là sông Hậu và sông Tiền do tại đây thuận lợi về giao thông và gần nguồn nước
Sự phát triển mạnh mẽ nuôi thủy sản ở ĐBSCL với hơn 1 triệu ha mặt nước hiện nay cũng đã gây ô nhiễm với qui mô ngày càng lớn và đa dạng vì trong quá trình nuôi, người nuôi đã xả nước bẩn trong ao hồ ra sông ngòi Lượng cá tôm càng lớn thì chất thải càng nhiều, nước thải, bùn chứa phân của các loại thủy sản, thức ăn dư thừa bị thối rữa, chất tồn dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như hóa chất, vôi, chất khoáng, khí hữu cơ, khí vô cơ như H2S, NH3 từ nơi nuôi thải ra sông rạch càng gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
Chất thải rắn công nghiệp 220.000 tấn Chất thải nuôi trồng thủy sản 456 triệu m3 Chất thải công nghiệp nguy hại >2.400 tấn Chất thải rắn sinh hoạt 606.000 tấn Nước thải sinh hoạt >102 triệu tấn Bảng 2 Lượng thải những năm gần đây tại ĐBSCL (nguồn Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)
Số liệu quan trắc môi trường nước trên sông rạch gần các đô thị vùng ĐBSCL như
An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Long An, Hậu Giang, Cà Mau cho thấy hàm lượng các chất BOD, SS, N-NH3, amoniac, coliforms đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép
III- Nguyên nhân ô nhiễm nước mặt ở ĐBSCL:
1 Do tự nhiên:
1.1 Do hiện tượng chua phèn:
Nước mặt ở ĐBSCL bị chua phèn chủ yếu do ở ĐBSCL diện tích đất chua phèn lớn, khoảng 1,6 triệu ha Hàng năm, người dân ở ĐBSCL sử dụng một khối lượng lớn nguồn nước mặt để cải tạo đất phèn hoặc do lũ lụt Hàng năm, lũ về rửa trôi phèn, sau đó lượng nước này theo hệ thống kênh rạch thải ra các sông và lan từ nơi này đến nơi khác làm cho nguồn nước mặt bị nhiễm chua phèn
Nước bị nhiễm chua phèn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước và kéo theo các tác động xấu đến sinh hoạt và sản xuất
1.2 Do nhiễm mặn:
Ngoài nhiễm phèn, xâm nhập mặn cũng là một vấn đề cần được lưu ý ở ĐBSCL Với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, ăn thông ra biển, mặn dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa Trong mùa mưa nhờ có lượng nước ngọt phong phú (do mưa và dòng sông Mêkông mang đến) nên mặn bị đẩy lùi ra gần biển, nhưng vào mùa khô khi lưu