- Vai trò của Progesteron: Kích thích niêm mạc tử cung phát triển để đón trứng làm tổ; ức chế tuyến yên bài tiết FSH, LH và ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH.. - Người này không có khả năng
Trang 1BÀI TẬP SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, SINH SẢN
Câu 1:
a Nêu vai trò của hooc môn Estrogen và hooc môn progesteron trong chu kì kinh nguyệt.
- Vai trò của Estrogen: Kích thích niêm mạc tử cung dày lên, trong nửa đầu chu kì kinh nguyệt, kích thích tuyến yên tăng tiết FSH và LH, gây trứng chín và rụng, nửa sau chu kì ức chế tuyến yên tiết FSH, LH, ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH
- Vai trò của Progesteron: Kích thích niêm mạc tử cung phát triển để đón trứng làm tổ; ức chế tuyến yên bài tiết FSH, LH và ức chế vùng dưới đồi tiết GnRH
b Nếu một người bị hỏng thụ thể progesteron và Estrogen ở các tế bào niêm mạc tử cung thì có xuất hiện chu kì kinh nguyệt hay không? Khả năng mang thai của người này như thế nào?
- Tử cung của người này không đáp ứng với Estrogen và progesteron nên không dày lên và cũng không bong ra, do đó không có chu kì kinh nguyệt
- Người này không có khả năng mang thai do niêm mạc tử cung không dày lên dẫn đến:
+ Trứng không thể làm tổ
+ Nếu trứng làm tổ được cũng khó phát triển thành phôi do thiếu chất dinh dưỡng; dễ bị sẩy thai
Câu 2: Phân biệt cơ chế điều hòa ngược âm tính và điều hòa ngược dương tính Trong hai
cơ chế đó, cơ chế nào quan trọng hơn? Vì sao?
- Sự tăng nồng độ của các hoocmon tuyến
đích là tín hiệu ức chế tuyến chỉ huy, làm
ngừng tiết các các hoocmon kích thích Kết
quả là làm giảm nồng độ hoocmon tuyến
đích
- Rất phổ biến và có tính lâu dài
- Tăng nồng độ của các hoocmon tuyến đích làtín hiệu làm tăng tiết các hoocmon kích thích của tuyến chỉ huy Kết quả là nồng độ hoocmon tuyến đích tiếp tục tăng thêm
- Kém phổ biến và có tính tạm thời
- Cơ chế ngược âm tính quan trọng hơn vì nó đảm bảo duy trì sự ổn định nồng độ của các loại hoocmon trong máu Cơ chế điều hòa ngược dương tính chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn nhất định, vì nó làm cho nồng độ hoocmon tăng liên tục, nếu kéo dài sẽ gây rối loạn sinh lí cơ thể
Câu 3: Ở người bị bệnh cường giáp (bazodo), tại sao khi hoocmon tuyến giáp kích thích (TSH) từ tuyến yên càng giảm tiết thì chuyển biến của bệnh càng nặng thêm?
- Bệnh Badơđô ở người là do tuyến giáp tiết ra tirôxin quá nhiều Nguyên nhân tirôxin ở những bệnh nhân này tiết nhiều không phải do TSH từ tuyến yên tiết ra mà là do một globulin miễn dịch -TSI
- TSI có tác động giống như TSH, nó gắn vào thụ thể của tế bào tuyến giáp thay thế TSH làm cho tuyến giáp tăng tiết nhiều tiroxin lên gấp từ 5-15 lần bình thường trong khi lượng TSH từ tuyến yên tiết ra dần giảm đi Do đó, khi lượng TSH từ tuyến yên tiết ra càng giảm tức lượng TSI tiết ra càng tăng dẫn đến tirôxin tiết ra càng nhiều, biến chuyển của bệnh càng nặng thêm
Câu 4: Nhau thai có chức năng gì? Phân tích rõ các chức năng đó?
Câu 5: Một người phụ nữ sử dụng biện pháp tránh thai là thắt ống dẫn trứng
- Nêu cơ chế tác dụng của việc thắt ống dẫn trứng
- Chu kì kinh nguyệt của người đó có điều gì bất thường không? Giải thích
- cơ chế tác dụng: ngăn cản trứng di chuyển xuống tử cung
- Chu kì kinh nguyệt bình thường:
+ việc thắt ống dẫn trứng không ảnh hưởng gì đến việc tiết hormon GnRH của vùng dưới đồi, FSH
và LH của tuyến yên
+ sự rụng trứng và tạo thể vàng vẫn diễn ra
Trang 2+ hormon ostrogen và progesteron do thể vàng tiết ra kích thích niêm mạc tử cung dày và xung huyết
+ trứng ko được làm tổ -> lớp niêm mạc bong -> kinh nguyệt
Câu 6: Các bệnh nhân ưng thư tuyến giáp được điều trị theo phác đồ: phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp,uống iot phóng xạ để tiêu diệt hết tế bào ung thư Trước khi iot phóng xạ bệnh nhân không sử dụng hoocmon tuyến giáp (tổng hợp nhân tạo) trong một tháng Trong thời gian này khả năng chịu lạnh và trí nhớ của bệnh nhân như thế nào? Giải thích?
Khả năng chịu nhiệt và trí nhớ của bệnh nhân sẽ giảm sút vì:
-Các bệnh nhân cắt tuyến giáp không được tiếp nhận hoocmon tuyến giáp trong một tháng->cơ thể còn rất ít tiroxin
-Tiroxin ít->chuyển hóa cơ bản giảm-> sinh nhiệt giảm->chịu lạnh giảm, đồng thời trí nhớ giảm
Câu 7: Trong thực tế, có 3 biện pháp tránh thai thường được sử dụng: dùng bao cao su, viên thuốc tránh thai, đặt vòng tránh thai Hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai trên?
-Điều kiện để có thai: trứng phải chín, rụng, được thụ tinh và hợp tử được làm tổ trong tử cung
- Cơ sở khoa học của việc sử dụng bao cao su là ngăn cản không cho trứng gặp tinh trùng…
- Dùng viên thuốc tránh thai: ngăn không cho trứng chín và rụng…
- Sử dụng dụng cụ tránh thai: ngăn không cho hợp tử làm tổ…
Câu 8: Nêu ưu nhược điểm của giao phối và tự phối; thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
- Giao phối và tự phối :
+ Giao phối giữa 2 cá thể khác nhau của loài về mặt di truyền con sẽ có sức sống cao hơn, tạo ra những biến dị cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và giúp cá thể thích nghi với điều kiện môi trường luôn thay đổi
+ Tự phối: thuận lợi cho sự phát triển của cá thể trong điều kiện môi trường ổn định, ít thay đổi nhưng sức sống sẽ giảm đầu dần, khó tồn tại trong diều kiện môi trường thay đổi không ổn định
- Thụ tinh trong và thụ tinh ngoài:
+ Thụ tinh trong có ưu điểm là hiệu suất thụ tinh cao, tiết kiệm được vốn gen, xuất hiện hình thức này đối với đa số động vật trên cạn, thụ tinh ngoài ko phù hợp vì tinh trùng và trứng sẽ bị khô + Thụ tinh ngoài chỉ xảy ra dối với động vật sống ở nước hoặc sinh sản cần môi trường nước tuy
đã lên cạn như lưỡng cư Thụ tinh ngoài hiệu suất thụ tinh rất thấp, sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng xảy ra ngẫu nhiên, nhiều trứng có thể ko được thụ tinh, do đó số lượng trứng đẻ ra thường nhiều
Câu 9: Một phương pháp đơn giản để kiểm tra phụ nữ có mang thai hay không đó là kiểm tra lượng hoocmon HCG trong nước tiểu của phụ nữ Giả sử có một loại thuốc ức chế thụ thể của HCG thì kết quả sẽ như thế nào trong trường hợp người phụ nữ mang thai uống thuốc
đó ở tuần thứ 2 và tuần thứ 25 của thai kì?
- Nếu uống thuốc ở tuần thứ 2 sẽ ức chế thụ thể tại thể vàng nên thể vàng không nhận được HCG do vậy không tiết progesteron nên hàm lượng progesteron giảm do đó niêm mạc
tử cung không được được duy trì => sảy thai
- Nếu uống thuốc ở tuần thứ 25 sẽ không gây nahr hưởng gì, vì khi đó thể vàng đã thoái hóa, niêm mạc tử cung được duy trì bằng progesteron và estrogen của nhau thai.
Câu 10: Nguyên nhân nào làm cho nồng độ prôgesterôn trong máu thay đổi ở chu kì kinh nguyệt của phụ nữ? Sự tăng và giảm nồng độ prôgesterôn gây tác dụng gì?
- Thể vàng hình thành ở giữa chu kì kinh nguyệt tiết ra prôgesterôn và estrôgen nên lượng prôgesterôn tăng lên trong máu
Trang 3- Nồng độ prôgesterôn tăng lên làm niêm mạc tử cung phát triển, dày, xốp và xung huyết để chuẩn
bị đón hợp tử làm tổ và đồng thời ức chế tuyến yên tiết FSH và LH nang trứng không phát triển, không chín và rụng
- Khi không có thai thể vàng thoái hoá do LH giảm, làm giảm nồng độ prôgesterôn trong máu
- Nồng độ prôgesterôn giảm gây bong niêm mạc tử cung xuất hiện kinh nguyệt và giảm ức chế lên tuyến yên, làm tuyến yên tiết ra FSH và LH
Câu 11: Hãy cho biết:
- Trong quá trình mang thai, yếu tố nào kích thích tinh hoàn tiết testosteron đã tạo nên sự phân hóa phôi thai theo hướng đực ở thú?
- Trong quá trình mang thai của phụ nữ, tại sao cơ trơn tử cung không co.
- Vai trò của Ca 2+ trong qúa trình thụ tinh
- Trong quá trình mang thai, vào tuần 8 - 9, tinh hoàn bắt đầu xuất hiện dưới tác dụng của yếu tố tạo tinh hoàn do nhiễm sắc thể Y hoạt động Thời gian này, thể vàng tiết HCG, HCG kích thích tinh hoàn tiết testosteron đã tạo nên sự phân hóa phôi thai theo hướng đực ở thú
- Trong quá trình mang thai của phụ nữ, cơ trơn tử cung không co vì khi mang thai thể vàng hoặc nhau thai tiết ra progesteron, duy trì nồng độ chất này cao trong máu vì thế làm cơ trơn tử cung không co
- Vai trò của can xi:
+ Tham gia vào phản ứng vỏ làm cứng màng sáng, ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng
+ Hoạt hóa trứng hoàn thiện nốt giảm phân II
Câu 12: Tại sao sâu non phải qua nhiều lần lột xác mới thành nhộng và sau đó thành bướm?
- Sâu non khi còn nhỏ nồng độ juvenin trong máu cao ngăn cản quá trình sâu biến thành nhộng
và bướm
- Sâu non do tác động của ecdixon qua nhiều lần lột xác đạt kích thước nhất định, lúc này nồng
độ juvenin trong máu giảm tới mức giới hạn không còn tác dụng nữa thì sâu biến thành nhộng và sau đó thành bướm
Câu 13: Dựa vào đặc điểm sinh trưởng phát triển ở một số loài động vật, hãy giải thích:
a Để tránh bị bệnh sốt xuất huyết, người dân không nên để nước đọng lâu ngày ở các dụng cụ gia đình như xô, chậu, thùng
- Muỗi truyền bệnh đẻ trứng vào trong nước , trứng nở thành ấu trùng (loăng quăng), ấu trùng sau nhiều lần lột xác kết kén rồi biến đổi thành muỗi trưởng thành
- Một giai đoạn dài trong vòng đời của mỗi diễn ra trong môi trường nước vì vậy người dân cần tránh để nước đọng trong các xô, chậu để ngăn chặn sự phát triển của muỗi
b Bướm không phá hoại mùa màng nhưng nông dân vẫn bẫy loại bỏ
- Bướm là một giai đoạn phát triển trong vòng đời của sâu hại cây trồng Đó là kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn
- Mỗi con sâu khi thành bướm có thể đẻ hàng ngàn vạn trứng, gặp điều kiện thuận lợi sẽ nở thành sâu non để tiếp tục vòng đời và phá hoại trên diện rộng Do đó, ngoài việc diệt sâu bằng phương pháp sinh học, hoá học,… còn cần dùng đèn để bẫy bướm diệt trừ tận gốc sâu hại
Câu 14: Rắn nước đẻ con, rắn thằn lằn đẻ trứng, quá trình sinh sản của hai loài này giống nhau và khác nhau như thế nào?
-Giống nhau: thụ tinh trong, phôi phát triển nhờ noãn hoàng của trứng
- Khác nhau:
+ Rắn nước sinh sản theo kiểu noãn thai sinh, phôi phát triển trong cơ thể mẹ thành con mới chui ra ngoài
Trang 4+Thằn lằn đẻ trứng, phôi phát triển trong trứng ngoài cơ thể mẹ.
Câu 15: Trong một chu kỳ rụng trứng, nồng độ progesteron trong máu thay đổi như thế nào? Sự tăng và giảm nồng độ progessteron có tác dụng như thế nào tới niêm mạc tử cung?
- Thể vàng hình thành và phát triển ở giữa chu kỳ kinh nguyệt Khi thể vàng phát triển sẽ tiết ra progesteron và ostrogen làm cho nồng độ progesteron trong máu tăng lên
- Ở cuối chu kỳ kinh nguyệt, thể vàng thoái hóa làm giảm nồng độ progesteron trong máu
- Nồng độ progesteron tăng lên làm dày niêm mạc tử cung, chuẩn bị đón hợp tử làm tổ và đồng thời ức chế tuyến yên tiết ra FSH, LH, nang trứng không chín và trứng không rụng
- Nồng độ progesteron giảm gây bong niêm mạc tử cung xuất hiện kinh nguyệt và giảm ức chế tuyến yên, làm tuyến yên tiết ra FSH và LH dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Câu 16: Tại sao tinh trùng và trứng có thể di chuyển được trong ống dẫn trứng?
- Sự di chuyển của tinh trùng trong ống dẫn trứng
+ Lực đẩy của đuôi
+ co bóp của ống dẫn trứng
+ Co bóp của tử cung
- Sự di chuyển của trứng trong ống dẫn trứng
+ chuyển động của lông cực nhỏ trên thành ống dẫn trứng
+ co bóp của ống dẫn trứng
+ Co bóp của tử cung
Câu 17: FSH và LH có tác dụng khác nhau như thế nào ở con cái và con đực?
-FSH:
+ Ở con đực: kích thích ống sinh tinh phát triển, tác động vào tế bào sertoli => tham gia vào quá trình sản sinh ra tinh trùng
+ Ở con cái: kích thích nang trứng đang phát triển, tác động vào tế bào hạt của của nang trứng gây tăng sinh tế bào hạt
- LH:
+ Ở con đực: tác dụng vào tế bào kẽ (tế bào Leydig) => tăng tiết testosteron
+ Ở con cái: cùng với FSH làm trứng chín và rụng, kích thích sự phát triển của thể vàng, tạo ostrogen và progesteron
* Vai trò chung của progesteron và ostrogen trong sinh sản:
- Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết FSH, LH
- Hình thành và duy trì lớp niêm mạc tử cung
- Có tác dụng an thai
* Sự khác nhau:
- Ostrogen: được tiết ra từ buồng trứng và sau khi mang thai được tiết ra từ nhau thai
Tác dụng hình thành và duy trì lớp niêm mạc tử cung ở mức độ thấp
Hình thành lớp niêm mạc tử cung đầu tiên Từ lớp niêm mạc này mới hình thành các thụ thể tiếp nhận progesteron
- Progesteron: được tiết ra từ thể vàng và từ nhau thai
Có vai trò giống của ostrogen nhưng hoạt tính cao hơn Sau khi Ostrogen hình thành lớp niêm mạc
tử cung đầu tiên và hình thành thụ thể tiếp nhận progesterone thì lúc này làm dày lớp niêm mạc tử cung lên chủ yếu là do tác động của progesterone
b.Nếu một người phụ nữ bị rối loạn chức năng vỏ tuyến trên thận làm tăng đáng kể hoocmôn sinh dục nam trong máu sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thich?
- Người phụ nữ đó sẽ không có kinh nguyệt vì:
+ Hoocmon sinh dục nam ức chế vùng dưới đồi=> giảm tiết GnRH, ức chế tuyến yên => giảm tiết FSH và LH
Trang 5+ Không đủ hoocmon kích thích buồng trứng hoạt động làm giảm hoocmon buồng trứng, không có trứng chín và rụng => mất kinh nguyệt
Câu 18: Thể vàng có tồn tại suốt trong thời kì mang thai ở người phụ nữ không? Vì sao?
Thể vàng không tồn tại trong suốt quá trình mang thai
- Nếu trứng được thụ tinh thì thể vàng tồn tại thêm khoảng 2 tháng nữa và sau đó teo đi
- Nguyên nhân: Trong 2 tháng đầu mang thai , nhau thai tiết hoocmon HCG duy trì sự tồn tại của thể vàng Từ tháng thứ 3 trở đi nhau thai thay thế thể vàng tiết ra prôgesteron và estrogen để duy trì
sự phát triển của niêm mạc tử cung, đồng thời nhau thai ngừng tiết HCG dẫn tới thể vàng teo đi
Câu 19: Trình bày cơ chế ngăn cản không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng trong quá trình thụ tinh?
- Cơ chế ngăn cản nhanh
Khi tinh trùng gắn với màng tế bào trứng làm biến đổi điện thế màng ở tế bào trứng, giúp ngăn cản nhanh không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng
- Cơ chế ngăn cản lâu dài: Sự biến đổi điện thế màng gây giải phóng Ca2+ từ lưới nội chất của tế bào trứng và giải phóng dịch hạt vỏ vào trong khe giữa màng sinh chất và màng sáng Các enzim trong dịch hạt vỏ gây ra phản ứng cứng màng sáng lại không cho tinh trùng khác xâm nhập vào tế bào trứng