1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Sở hữu trí tuệ - Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet

27 6,7K 79

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 116,18 KB

Nội dung

Quyền tác giả trong môi trường Internet là một vấn đề rất rộng và phức tạp. Bài tiểu luận này sẽ giúp làm rõ thực trạng, cũng như những biện pháp cần thực hiện để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ nói chung, và quyền tác giả nói riêng trong môi trường internet.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

LỜI NÓI ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

1 Tổng quan về đối tượng bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet 4

1.1 Một số khái niệm chung về bảo hộ quyền tác giả 4

1.1.1 Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả 4

1.1.2 Hành vi xâm phạm và biện pháp bảo hộ quyền tác giả 4

1.2 Khái quát chung về môi trường Internet và bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet 6

1.2.1 Khái quát về môi trường Internet 6

1.2.2 Đối tượng bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet 6

2 Thực trạng và nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trong môi trường Internet ở Việt Nam hiện nay 10

2.1 Thực trạng 10

2.1.1 Lĩnh vực nhạc số 10

2.1.2 Lĩnh vực sách điện tử 12

2.1.3 Lĩnh vực phần mềm 15

2.2 Nguyên nhân 18

2.2.1 Nguyên nhân từ người sử dụng 18

2.2.2 Nguyên nhân từ tác giả 19

2.2.3 Nguyên nhân liên quan đến pháp luật và thực thi pháp luật 19

2.2.4 Nguyên nhân từ các bên trung gian 20

3 Một số giải pháp cải thiện tình trạng vi phạm quyền tác giả trong môi trường Internet 20

3.1 Hoàn thiện thể chế pháp luật về sở hữu trí tuệ 20

3.2 Nâng cao năng lực kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quyền tác giả trong môi trường Internet 21

3.3 Nâng cao ý thức của các cơ quan, tổ chức, tác giả và người sử dụng 22

3.4 Nâng cao năng lực xét xử của Tòa án đối với các vụ việc về xâm phạm quyền tác giả trong môi trường Internet 23

Trang 2

3.5 Tăng cường hợp tác quốc tế 24

KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng được xem lànhững công cụ hữu hiệu giúp phát huy sự sáng tạo của mỗi cá nhân, tổ chức,doanh nghiệp và ngăn chặn những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh, gópphần không nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế và phát huy các giá trị vănhóa, tinh thần của đất nước

Trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của nước ta hiện nay, cáchoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền tác giả lại càng được coitrọng và quan tâm thực hiện

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt làcông nghệ thông tin mà nổi bật nhất là Internet, tình trạng vi phạm quyền tác giảđang diễn ra hết sức phổ biến và phức tạp, ảnh hưởng lớn đến quyền, lợi íchđồng thời cản trở sự sáng tạo của các tác giả

Vì lý do đó, nhóm nghiên cứu đã quyết đinh nghiên cứu đề tài “Vấn đề bảo

hộ quyền tác giả trong môi trường Internet ở Việt Nam hiện nay” để làm rõ thực

trạng, nguyên nhân của tình trạng vi phạm quyền tác giả phổ biến trong môitrường Internet như hiện nay, đồng thời đưa ra một số giải pháp để cải thiện tìnhtrạng này

Quyền tác giả trong môi trường Internet là một vấn đề rất rộng và phức tạp,

do đó, trong giới hạn một bài tiểu luận, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểunhững vi phạm liên quan tới lĩnh vực nhạc số, sách điện tử (ebook) và phầnmềm

Trang 4

NỘI DUNG

1 Tổng quan về đối tượng bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet

1.1 Một số khái niệm chung về bảo hộ quyền tác giả

1.1.1 Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả

Đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vựcvăn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất

kỳ phương tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vàobất kỳ thủ tục nào Nói cụ thể hơn, đó là các tác phẩm văn học, tác phẩm âmnhạc, tác phẩm hội họa, tác phẩm nghe nhìn…Gọi chung là các tác phẩm vănhọc nghệ thuật

Các sản phẩm sáng tạo hội tủ đủ 2 điều kiện sau sẽ được bảo hộ quyền tácgiả:

- Tính nguyên gốc: sản phẩm do chính tác giả tạo ra, thể hiện sự sáng tạo trí

1.1.2 Hành vi xâm phạm và biện pháp bảo hộ quyền tác giả

Hành vi xâm phạm bản tác giả là hành vi xảy ra thường xuyên và gây thiệthại rất lớn tới chủ sở hữu Các hành vi sau được coi là những hành vi xâm phạmquyền:

1 Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học

Trang 5

2 Mạo danh tác giả.

3 Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả

4 Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép củađồng tác giả đó

5 Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gâyphương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

6 Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tácgiả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 củaLuật Sở Hữu Trí Tuệ

7 Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữuquyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh

8 Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả,không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy địnhcủa pháp luật

9 Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vậtchất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả

10.Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tácphẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật

số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

11.Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.Khi có hành vi xâm phạm quyền tác gỉa, chủ thể quyền có thể thực hiệnquyền tự bảo vệ gồm những biện pháp sau:

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyềntác giả;

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phảichấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệthại;

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyềntác giả

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củamình

Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc pháthiện hành vi xâm phạm quyền tác giả gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho

xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâmphạm quyền tác giả theo quy định của Luật này và các quy định khác của phápluật có liên quan

Trang 6

1.2 Khái quát chung về môi trường Internet và bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet

1.2.1 Khái quát về môi trường Internet

Internet hay liên mạng là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truynhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau Hệ thống nàytruyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trênmột giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP) Hệ thống này baogồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các việnnghiên cứu và các trường đại học, của người dùng cá nhân và các chính phủ trêntoàn cầu

Internet là một phát minh vĩ đại của nhân loại Nhờ Internet, thế giới đã cóbước phát triển vượt bậc, đạt được những thành tích phi thường trên hầu hết cáclĩnh vực đời sống, đưa thế giới vượt qua trình độ văn minh công nghiệp bướcvào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên toàn cầu hóa và phát triển kinh tế tri thức

Ngày 19 tháng 11 năm 1997, Việt Nam chính thức kết nối với mạng Internettoàn cầu Gần 2 thập kỷ qua, Việt Nam đã kiên trì, nhất quán chính sách tạo mọiđiều kiện thuận lợi cho việc phát triển Internet Cho đến cuối năm 2014, ViệtNam có gần 45 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ trên 49% dân số, cao hơnmức trung bình của thế giới (40,4%) và cao hơn nhiều mức trung bình của khuvực châu Á - Thái Bình Dương (32,4%)

Tuy nhiên, đi cùng với những ích lợi to lớn mà mạng internet mang lại chongười dùng, chúng ta cũng đang phải đối mặt vỡi những thách thức về bảo vệquyền tác giả trong môi trường Internet ở Việt Nam hiện nay

1.2.2 Đối tượng bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet

Công nghệ số cho phép sử dụng dữ liệu để biểu diễn và lưu trữ mọi tư liệuđược thể hiện dưới hình thức đồ thị hoặc âm thanh

Như vậy, mọi đối tượng bảo hộ thuộc lĩnh vực quyền tác giả và quyền liênquan mà hình thức thể hiện là đồ thị hoặc âm thanh đều có thể được định hìnhbằng dữ liệu sao cho dựa vào đó đối tượng bảo hộ có thể được nhận biết, saochép hoặc truyền đạt, trực tiếp hoặc thông qua một thiết bị Ví dụ tác phẩm vănhọc, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm hội họa, tác phẩm nghe nhìn, chương trình

Trang 7

máy tính, bản ghi âm, cuộc phát sóng đều có thể được định hình bằng tệp dữliệu

Liên quan đến hành vi vi phạm quyền tác giả trong môi trường internet,chúng ta chưa có quy định cụ thể trong luật cũng như văn bản hướng dẫn thihành để xác định hành vi xâm phạm Hành vi chia sẻ dữ liệu qua mạng internet

có thể bị xử lí về một trong các hành vi được quy định tại khoản 8 Điều 28 Luật

sở hữu trí tuệ: sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tácgiải không trả tiền nhuận bút thù lao hay các quyền lợi vật chất khác" hoặc hành

vi được quy định tại khoản 10 Điều 28: " nhân bản, sản xuất bản sao, phânphối trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông

và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyềntác giả" Bên cạnh đó, khoản 3, khoản 8 Điều 35 quy định về các hành vi xâmphạm quyền liên quan như: "công bố, sản xuất và phân phối cuộc biểu diễn đãđược định hình, bản ghi âm ghi hình, chương trình phát sóng mà không đượcphép của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng,phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộcbiểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình khi biết hoặc có cơ sở đểbiết thông tin quản lí quyền dưới hình thức điện tử đã bị dỡ bỏ hoặc đã bị thayđổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan"

Các công ước quốc tế và luật pháp Việt Nam có liên quan đến bảo hộ quyềntác giả trong môi trường Internet

Theo pháp luật Việt Nam, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan đến quyềntác giả (sau đây gọi chung là quyền tác giả) nói riêng, quyền sở hữu trí tuệ nóichung được điều chỉnh bởi một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, bao gồm:

- Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;

- Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm

2005, được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6năm 2009 (Luật SHTT);

- Nghị định 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 21/9/2006 quyđịnh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật

Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan;

- Nghị định số 85/2011/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/9/2011sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006;

Trang 8

- Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 16/10/2013quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan;

- Chỉ thị số 04/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày22/02/2007 về việc tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trìnhmáy tính

- Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày31/12/2008 về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả

vả quyền liên quan

- Thông tư liên tịch số 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL ngày 19/6/2012quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trung gian trong việc bảo hộquyền tác giả, quyền liên quan trên môi trường mạng Internet và mạngviễn thông

- Thông tư số 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 hướng dẫn hoạtđộng giám định quyền tác giả, quyền liên quan

- Thông tư liên tịch số 01/2008 ngày 29/02/2008 hướng dẫn việc truy cứutrách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

- Thông tư liên tịch số 02/2008 ngày 03/4/2008 hướng dẫn áp dụng một sốquy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sởhữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân

- Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999, được sửađổi bổ sung bởi Luật số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009

- Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 06 năm 2001, được sửađổi bổ sung bởi Luật số 42/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005

- Luật Xuất bản số 19/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012

- Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi

bổ sung bởi Luật số 31/2009/QH12 ngày 18 tháng 6 năm 2009

- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006

- Nghị định 154/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 15/12/2005quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểmtra, giám sát hải quan

- Thông tư số 44/2011/TT-BTC ngày 01/4/2012 hướng dẫn công tác chốnghàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan

Ngoài các quy định của pháp luật Việt Nam, việc bảo hộ quyền tác giả tạiViệt Nam còn có thể được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế đa phương, songphương quan trọng mà Việt Nam đã là thành viên trong lĩnh vực này như:

- Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 1886 (cóhiệu lực tại Việt Nam từ ngày 26/10/2004)

- Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghihình và các tổ chức phát sóng (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày01/3/2007)

Trang 9

- Công ước Geneve về bảo hộ các nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việcsao chép trái phép bản ghi âm của họ (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày06/7/2005)

- Công ước Brussel liên quan đến việc phân phối các tín hiệu mang chươngtrình được truyền qua vệ tinh (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày12/01/2006)

- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trítuệ (có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 11/01/2007)

- Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Hợp chủngquốc Hoa Kỳ về thiết lập quan hệ quyền tác giả ngày 27/6/1997

- Hiệp định giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủ Liên bangThụy Sĩ về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữutrí tuệ ngày 07/7/1999;

- Hiệp định thương mại giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam và Chính phủHợp chủng quốc Hoa Kỳ ngày 13/7/2000

Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh, Việt Nam chưa gia nhập một số điều ướcquốc tế đa phương quan trọng trong lĩnh quyền tác giả, trực tiếp điều chỉnh vấn

đề bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số Đó là: (i) Hiệp ước của WIPO vềquyền tác giả (WCT, có hiệu lực từ ngày 06/3/2002, hiện nay có 91 quốc gia làthành viên), được ký kết nhằm làm rõ một số quy định của Công ước Berne vềbảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật trong môi trường số, ví dụ làm rõ hơn vềquyền sao chép, quyền truyền đạt tác phẩm trong môi trường số Đồng thời,Công ước này cũng bổ sung thêm một số quyền của tác giả, quyền và nghĩa vụcủa quốc gia thành viên trong việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số; (ii)Hiệp ước của WIPO về quyền của người biểu diễn (WPPT, có hiệu lực từ ngày20/5/2002, hiện nay có 92 quốc gia là thành viên) được ký kết nhằm làm rõ và

bổ sung một số quy định của Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn,nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và các tổ chức phát sóng trong môi trường số

2 Thực trạng và nguyên nhân của tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trong môi trường Internet ở Việt Nam hiện nay

2.1 Thực trạng

Thực tế cho thấy, tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trên Internet ở nước

ta hiện nay vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp với nhiều phương thức, thủđoạn mới tinh vi Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng ta sẽ cùng xem xét ba lĩnh vực hoạtđồng có nhiều vi phạm nhất và rất dễ bắt gặp

Trang 10

2.1.1 Lĩnh vực nhạc số

Theo những thống kê gần đây, ước tính tại Việt Nam có khoảng 25 triệungười thường xuyên nghe nhạc online, trong số đó có 6 triệu người nghe trênđiện thoại di động Đây thực sự là một thị trường vô cùng tiềm năng nếu biếtmỗi người nghe chỉ phải trả 3.000 đồng/tháng thì doanh thu sẽ lên tới gần 1.000

tỉ đồng mỗi năm Việc thu phí nhạc số không chỉ đảm bảo thu nhập cho ca sỹ,nhạc sỹ mà bên cạnh đó còn tạo điều kiện để cho những tác phẩm hay ra đờinhằm phục vụ công chúng Điều này dường như đã rất quen thuộc đối với ngườinghe nhạc quốc tế nhưng ở Việt Nam, đây vẫn luôn là giấc mơ "xa xỉ"

Hồi tháng 8/2012, thị trường nhạc số Việt chứng kiến một sự kiện quantrọng, khi RIAV chọn công ty MVCorp là đối tác duy nhất thay mặt mình quản

lý bản quyền trên lĩnh vực Internet và điện thoại di động Kho nhạc mà RIAVhiện có cũng khá đồ sộ, lên tới hơn 40.000 ca khúc có bản quyền Bên cạnh việchợp tác này, hàng loạt các website nghe nhạc trực tuyến lớn nhất thời bấy giờnhư Zing, Nhaccuatui, Nhac.vui.vn cũng ký thỏa thuận với MVCorp để đồngloạt thu phí tải nhạc trực tuyến Thời điểm bắt đầu thu phí được ấn định vàongày 1/11/2012 Lúc đó, những người làm trong ngành âm nhạc đều hy vọngvào thời kỳ tươi sáng của nhạc số sẽ được bắt đầu Tuy nhiên thực tế lại diễn ra

đã khiến không ít người thất vọng khi chỉ sau 5 tháng thu phí, liên minh RIAV

và MVCorp đã chính thức tan rã Mặc dù ký hợp đồng hợp tác kéo dài tận 3 nămnhưng với lý do gặp phải quá nhiều khó khăn trong khâu triển khai, MVCorp đãxin thanh lý trước thời hạn Sau quãng thời gian thu phí ngắn ngủi, số tiền cóđược theo công bố của MVCorp chỉ khoảng vài trăm triệu đồng Thậm chí,trong tháng đầu tiên triển khai, tổng số tiền thu được chỉ có hơn 15 triệu đồng,trong đó website NhacCuaTui, đứng thứ 2 trên thị trường tại thời điểm đó chỉmang về được 36.000 đồng Nguyên nhân của sự thất bại có rất nhiều Đầutiên, do thói quen nghe nhạc của người Việt Nam chưa thể thay đổi trong 1 sớm

1 chiều, nên hầu như mọi người chọn các trang web không yêu cầu đóng phí,hoặc chọn hình thức nghe online chứ không tải về Bên cạnh đó các trang webcũng có những kẽ hở: chỉ thu phí người dùng khi tải nhạc chất lượng 320kbs,miễn phí với chất lượng 128kbs Phương thức thanh toán của các website nhạctrực tuyến cũng có nhiều bất cập và người dân chưa có thói quen trả phí trực

Trang 11

tuyến Ngoài ra, trong số những ca khúc mà RIAV và MVCorp giữ bản quyền,

đa phần trong số đó đã thuộc vào hàng "cổ" được sản xuất từ lâu, khó thu hútđược sự chú ý của những người trẻ tuổi, đối tượng sẵn sàng bỏ tiền ra để trả phí.Còn với những ca khúc đang nổi hoặc của những tên tuổi lớn trên thị trườngnhạc Việt thì thường được ca sỹ ủy quyền cho công ty của mình lập ra giữ bảnquyền chứ không trao cho RIAV

Sau khi chấm dứt hợp tác với MVCorp, ngày 21/11/2013 RIAV đã quay rabắt tay với công ty cổ phần VNG (đơn vị sở hữu website nghe nhạc ZingMP3),qua đó chọn đây là đối tác quản lý bản quyền âm nhạc của mình Tuy nhiênkhông lâu sau đó, tháng 11 năm 2013, RIAV đã kiện các trang nhacvui.vn,nhaccuatui.com và nhacso.net đã sử dụng trái phép các bản nhạc có bản quyềnthuộc RIAV do hợp đồng giữa RIAV về quyền sử dụng các bản thu âm với cácwebsite trên đã chấm dứt hồi tháng 7/2013 Cụ thể, trên trang nhacvui.vn có1.255 ca khúc vi phạm bản quyền; Trên trang nhacso.net có 2.069 ca khúc viphạm bản quyền; Trên trang nhaccuatui.com có 2.181 ca khúc vi phạm bảnquyền Sau đó các trang này cũng đã gỡ bỏ hoàn toàn những ca khúc bị tố viphạm bản quyền và tỏ ý muốn ký tiếp hợp đồng với RIAV Tuy nhiên cuối cùng,Nhacso.net bị đóng cửa do chí phí bản quyền phải đóng cho RIAV quá lớn.Điều này đồng nghĩa với một dấu chấm hết cho một trong những websitenghe nhạc trực tuyến đầu tiên của Việt Nam Việc ngừng tham gia thị trườngnhạc số của MV Corp và Nhacso.net đã cho thấy, nếu chỉ kinh doanh nhạc bảnquyền mà không có các hệ sinh thái giải trí khác xung quanh cũng như khôngtận dụng hay không có được các cộng đồng lớn của mình thì sẽ ngay lập tứcgặp “khó” trong việc kiếm tiền từ người dùng Ngoài ra, việc kinh doanh các sảnphẩm trên môi trường online cũng đòi hỏi tính kiên nhẫn rất lớn của doanhnghiệp tham gia Như với lĩnh vực thương mại điện tử, dù đang là "hiệntượng" trong lĩnh vực TMĐT ở Việt Nam, nhưng ông Nguyễn Ngọc Điệp, ngườisáng lập và điều hành sàn mua sắm trực tuyến Vật Giá (vatgia.com) xác định

làm TMĐT ở Việt Nam là quá trình cực kỳ khắc nghiệt, khi mà "nhu cầu thị trường sẵn sàng trả cho công việc này cực kỳ thấp, nếu không biết ăn cơm nắm nằm vùng như Bác Hồ làm cách mạng ngày xưa thì sẽ không có ngày toàn thắng".

Trang 12

2.1.2 Lĩnh vực sách điện tử

Ebook – Hay còn gọi là Sách điện tử đã không còn là một thuật ngữ quá xa

lạ đối với chúng ta hiện nay, đặc biệt trong thời đại phát triển của công nghệthông tin khi mà Internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sốngcủa mỗi con người Nhưng cũng vì vậy mà việc vi phạm quyền tác giả đối vớisách điện tử trong môi trường Internet lại trở nên phổ biến, phức tạp và khó giảiquyết hơn bao giờ hết

Khi sử dụng công cụ tìm kiếm Google với dòng chữ “vi phạm bản quyềnsách điện tử”, chúng ta có được khoảng 4.820.000 kết quả trong vòng 0,37 giâytrên phạm vi toàn cầu, còn nếu thêm cụm từ “ở Việt Nam” vào nữa thì cókhoảng 1.400.000 kết quả trong vòng 0,29 giây, có chứa nội dung trên Nhữngcon số ấy, đã cho thấy một thực trạng đáng báo động và cần có những biện phápgiải quyết ngay lập tức đối với những hành vi vi phạm bản quyền của sách điện

tử trên Internet

Tiến hành số hóa các tác phẩm văn học, kinh doanh sách văn học điện tử(ebook) thông qua việc cho phép đọc, truy cập, sao chép và lưu trữ trên cácwebsite, sao chép cá nhân bằng các kỹ thuật hiện đại mà không xin phép tác giả

và không trả tiền bản quyền tác giả,…tất cả những hình thức trên đều được quy

về các dạng vi phạm quyền tác giả điển hình trong lĩnh vực này và đem lại rấtnhiều thiệt hại cho tác giả cũng như nhà xuất bản

Đối với một cuốn sách được đánh giá là “Best-seller” có nghĩa là bán chạynhất, tiền mua bản quyền sẽ tiêu tốn của nhà xuất bản từ 2000 – 3000 USD, caonhất sẽ lên đến 5000 USD Tiếp theo đó sẽ là một loạt những công đoạn khácnhư biên dịch, xin giấy phép, in ấn, quảng cáo truyền thông,…tổng chi phí đểsản xuất một đầu sách bán chạy sẽ dao động từ 70 đến 80 triệu VNĐ Nếu đểlàm lậu sách in thì ít nhất cũng phải trải qua nhiều công đoạn mất thời gian nhưsao chép, in ấn, phát hành….và cũng tốn rất nhiều chi phí thì ngày nay, với cáctác phẩm được lan truyền trên mạng, việc copy ra nhiều bản khác nhau trở nêncực kỳ đơn giản và hầu như không tốn công sức, thời gian

Trang 13

Không quá khó để chúng ta có thể kể tên một số website nổi tiếng trong lĩnhvực đăng tải và chia sẻ ebook như www.thuvienebook.com,

www.sahara.vn Các trang web, diễn đàn này thu hút hàng trăm ngàn thànhviên đăng ký tham dự Truy cập vào thư viện ebook có thể xem cả trăm ngànđầu sách với đủ thể loại, từ sách trong nước đến sách dịch Việc đọc hay tảixuống (dowload) ebook hoặc miễn phí hoặc chỉ phải trả một khoản phí rất nhỏ(thường 2.000 đồng/lượt), do đó số người truy cập ngày càng đông Những trangweb này còn có cả một đội ngũ tình nguyện viên chuyên ngồi gõ lại những cuốnsách hay và đang ăn khách trong nước để đưa lên mạng Những ấn bản điện tửbất hợp pháp này thường có mặt trên internet chỉ sau khi phát hành bản in vàingày

Những ví dụ về việc các nhà xuất bản bị xâm phạm quyền tác giả sẽ chochúng ta thấy tốc độ lan truyền và vi phạm vô cùng nhanh của các loại sách điện

tử này

Nhã Nam là một nhà xuất bản sách khá nổi tiếng với rất nhiều đầu sách hay

và theo kịp xu hướng trên thế giới Hiện tại Nhã Nam có gần 30% số sách inđược phát hành dưới dạng ebook, mỗi khi phát hành ebook, chỉ sau 15 phút làsách đã bị bẻ khóa và chia sẻ tràn lan trên mạng với chất lượng y hệt Và trênthực tế, thì có tới 70% số sách in của công ty này đã được các trang chia sẻ sáchđưa lên Vì vậy, doanh thu từ ebook của Nhã Nam, hầu như không đáng kể.Tình hình ở Việt Nam tương phản với ở nước ngoài Anh Nguyễn Xuân Minh,Phó phòng Tu thư ở công ty Nhã Nam còn cho biết thêm “Ở Mỹ, ebook lậucũng có, nhưng chỉ được lén lút đưa lên mạng, nếu có người thông báo, ebook

đó sẽ bị xóa đi Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, ebook lậu luôn thắng thếebook xịn”

Bên cạnh Nhã Nam cũng còn có rất nhiều nhà xuất bản khác phải đương đầuvới tình trạng bị xâm phạm bản quyền tác giả mạnh mẽ mà không thể đưa ra mộtcách giải quyết triệt để: 80% số đầu sách của Bách Việt bị chuyển đổi thànhebook lậu Tập 5 bộ truyện Percy Jackson của Chibooks phải lùi ngày phát hành

vô thời hạn vì lo ngại sự xâm lấn của ebook lậu Hầu hết sách của Nhã Nam bịđưa lên mạng một cách bất hợp pháp, Tập truyện Kẻ chiêu hồn của Nhà xuất

Ngày đăng: 05/05/2016, 23:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Đỗ Khắc Chiến, 2014, Về bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet, http://phapluatsohuutritue.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=310:v-bo-h-quyn-tac-gi-trong-moi-trung-internet&catid=54:plshtt&Itemid=179,truy cập ngày 21/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://phapluatsohuutritue.vn/index.php?"option=com_content&view=article&id=310:v-bo-h-quyn-tac-gi-trong-moi-"trung-internet&catid=54:plshtt&Itemid=179
5. Cục Bản quyền tác giả, 2010, Vấn đề bảo vệ quyền sơ hữu trí tuệ trong Luật Công nghệ thông tin và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?option=com_content&view=article&id=873&catid=51&Itemid=107 , truy cập ngày 21/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://www.cov.gov.vn/cbq/index.php?"option=com_content&view=article&id=873&catid=51&Itemid=107
6. Phạm Thị Kim Oanh, 2015, Bảo hộ quyền tác giả - nhìn từ khung pháp lý mới, http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/bao-ho-quyen-tac-gia-nhin-tu-khung-phap-ly-moi/1619.html, truy cập ngày 23/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/bao-ho-quyen-tac-gia-"nhin-tu-khung-phap-ly-moi/1619.html
7. Nguyễn Thị Tuyết, 2014, Chia sẻ dữ liệu trong môi trường Internet và vấn đề liên quan đến quyền tác giả, http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/120/470, truy cập ngày 23/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-"tiet/120/470
8. Lê Tài Tiếp, 2011, Báo động tình trạng vi phạm bản quyền tác giả trên Internet, http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=5112%3Abao-ng-tinh-trng-vi-phm-bn-quyn-tac-gi-tren-internet&catid=52%3Atin-tc&Itemid=68, truy cập ngày 22/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://www.haiduongdost.gov.vn/index.php?"option=com_content&view=article&id=5112%3Abao-ng-tinh-trng-vi-phm-bn-"quyn-tac-gi-tren-internet&catid=52%3Atin-tc&Itemid=68
9. Nguyễn Thu Thủy, 2013, Ba website nghe nhạc trực tuyến lớn bị tố vi phạm bản quyền, http://dantri.com.vn/suc-manh-so/ba-website-nghe-nhac-truc-tuyen-lon-bi-to-vi-pham-ban-quyen-1385576262.htm, truy cập ngày 23/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://dantri.com.vn/suc-manh-so/ba-website-nghe-nhac-"truc-tuyen-lon-bi-to-vi-pham-ban-quyen-1385576262.htm
10. Việt Văn, 2014, Sách điện tử vi phạm bản quyền, http://laodong.com.vn/van-hoa/sach-dien-tu-vi-pham-ban-quyen-46166.bld , truy cập ngày 23/11/2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: http://laodong.com.vn/van-hoa/sach-dien-tu-vi-pham-ban-quyen-46166.bld

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w