Nếu người phỏng vấn hỏi bạn chủ đề mà bạn không tự tin bạn có thể sử dụng những mẫu câu như: “I’m not an expert”, “I’m not able to go into technicalities” … • Không nên sử dụng nhưng từ
Trang 1ta càng được nhân rộng để giới trẻ Việt Nam sớm ngang bằng với bạn bè quốc tế
Năm 2011 vừa qua đánh dấu sự thành công của Hội khi đạt hơn 10,000 thành viên cùng vô số kinh nghiệm, chia sẻ mỗi ngày Ngoài các hoạt động thường xuyên trên Facebook, Hội còn kết nối thành công các sĩ tử IELTS ở ngoài đời trong các sự kiện như IELTS Camp SG, Tư vấn IELTS tại HN, Christmas Party tại SG Từ các sự kiện này, các sĩ tử đã trở thành bạn bè và cùng nhau lập nhóm học IELTS offline Nhân đây ban admins chúng mình cũng muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả các thành viên tích cực, tình nguyện viên đã đóng góp rất nhiều công sức cho các hoạt động của Hội
Năm 2012 sẽ là một khởi đầu mới cho Hội với nhiều dự án bổ ích cho các sĩ tử Các admins sẽ tổ chức offline thường xuyên ở TP.HCM và HN nhằm tạo cơ hội giao lưu, học hỏi nhiều hơn cho các bạn Còn các dự án khác sẽ được bật mí trong tương lai nhé ;) Hi vọng rằng cả nhà sẽ luôn đồng hành cùng chúng mình trên con đường chinh phục IELTS ^_^
Thay mặt ban admins và CTV
Hoàng Tú Quỳnh
22/2/2012
Like us on Facebook
Trang 2MỤC LỤC Tổng kết hoạt động offline 2011 Trang 3
Kinh nghiệm học IELTS Các câu hỏi thường gặp về IELTS
Trang 4 Trang 6
Trang 21 Trang 18
Trang 3Buổi tư vấn IELTS với sự góp mặt của các khách mời là những bạn đã đạt điểm IELTS 7.0, 7.5, 8.0 đã giúp giải đáp không ít thắc mắc của mọi người và cũng tạo động lực lớn cho các sĩ tử đang gặp gian nan với IELTS
TƯ VẤN IELTS (HN)
Tuy thông báo hơi muộn nhưng các sĩ tử vẫn đến rất đông, hơn
30 bạn Các khách mời đạt điểm cao trong kì thi IELTS là Minh
Hoa, Bùi Hải Anh và Thủy đã cho các sĩ tử nhiều chia sẻ quý
báu 2 bạn đã tận tình trả lời thắc mắc đến quên cả cơn đói
giữa trưa Tinh thần chia sẻ như thế chỉ có ở Hội mình ^^
CHRISTMAS PARTY (SG)
Nhờ buổi Christmas Party này mà ad mới biết Hội nhà mình
học cũng dữ mà chơi cũng sung không kém nha Hôm ấy
gần 40 con người chen chúc trong 1 phòng karaoke nhưng
mà chơi vui ơi là vui, quậy đến bể cả sân khấu (hên là
không bị bắt đền, hihi) Cũng từ buổi offline này mà mình
quen được rất nhiều bạn mới Thật là 1 mùa Giáng sinh
đầy ý nghĩa Cảm ơn Flashcard Blueup đã tài trợ cho
chương trình :x
Trang 4KINH NGHIỆM HỌC IELTS
Bài viết sau đây tập hợp 1 số kinh nghiệm luyện thi từ các cao thủ IELTS Ngoài ra còn có một số lưu ý giúp bạn ăn điểm cao hơn trong kì thi
Speaking:
• Nên viết nhật kí ở dạng nói Hay nói cách khác, bạn hãy ghi âm lại lời nói của bạn hằng ngày,
hãy nói về cảm giác của bạn trong ngày, những gì bạn đã làm, hay kể những mẩu chuyện vụn vặt
• Luyện tập phát âm thường xuyên bằng cách đọc to một đoạn văn ngắn Trước tiên phải đọc
đúng tất cả các từ trong đoạn văn Tiếp đó đọc toàn bộ đoạn văn chậm và chính xác (chú ý đến ending sound) Sau đó tăng tốc độ đọc mỗi câu, đọc nhanh nhưng vẫn phải phát âm đúng Cuối cùng, đọc lại toàn bộ bài ở tốc độ bình thường hoặc có thể nhanh hơn một chút nhưng phải bao gồm cả ngữ điệu Nên luyện phát âm đúng, có ending sound, có word stress, sentence stress đến khi nó trở thành 1 thói quen
• Đừng thử từ vựng, câu hoặc ý khó khi chưa thật sự chắc chắn Nếu không biết nói gì bạn có
thể nói: “I have never thought about this, let me see” và cố gắng nghĩ ra câu trả lời Đừng ngồi im lặng và nhìn họ
• Nói ở tốc độ vừa phải và rõ ràng Nếu người phỏng vấn hỏi bạn chủ đề mà bạn không tự tin bạn
có thể sử dụng những mẫu câu như: “I’m not an expert”, “I’m not able to go into technicalities” …
• Không nên sử dụng nhưng từ đơn giản như “good, bad, nice, or okay” Sử dụng những từ bộc
lộ cảm xúc Luyện tập sử dụng những từ ít gặp như: “thrilled” thay vì “happy”, hoặc “depressed” thay vì
“sad” Nếu bạn mắc lỗi sử dụng từ hoặc chia động từ sai, bạn có thể nói “sorry” và sửa chữa lỗi
Reading:
• Luyện tập lấy ý chính của bài đọc bằng phương pháp scanning và skimming
• Reading đòi hỏi một lượng lớn từ vựng nhưng bạn không cần phải biết tất cả các từ mà chỉ cần nắm chắc các key words (có thể nằm trong các list từ academic for IELTS/TOEFL)
• Để làm kịp giờ, tốc đọc đọc phải nhanh vì vậy lọc các ý chính trong bài trước rồi mới đọc ý chi
tiết
• Trong khi thi, đừng sử dụng hết 60’ để đọc toàn bộ bài Sau khi đọc tựa đề nên đọc luôn câu
hỏi Đọc 3,4 câu hỏi cùng một lúc và tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó trong bài đọc
Trang 5Listening:
• Nhớ để ý trình tự câu hỏi Một số dạng như table, map, diagram sẽ có cách đặt câu hỏi lộn xộn
Trước khi nghe, phải biết câu nào trước câu nào sau để theo dõi cho đúng
• Gạch chân key words Phần khó nhất là phần lựa chọn A, B, C, D Tuy nhiên, mình nhận ra rằng
nếu gạch chân key words (từ khoá) trước khi nghe thì mình sẽ không bị rối
• Đoán trước câu trả lời dựa vào các từ xung quanh Dĩ nhiên chúng ta sẽ không thể đoán được
cụ thể đó là gì nhưng có thể đoán được nó là loại từ gì, số ít hay số nhiều (nếu là noun hoặc verb), thậm chí có thể đoán được vùng nghĩa Nhờ đó mà bắt được đúng từ cần nghe
• Dựa vào các keywords xung quanh để biết khi nào sắp đến từ cần điền Rất khó để nghe và
hiểu toàn bộ bài, vì vậy khi nghe đến các từ có xuất hiện trong đề thì hãy tập trung thật cao độ vì băng sắp nói đến từ cần điền
• Trong phần thi Listening, bạn có thể sẽ bị lỡ một, hai câu hỏi Lời khuyên là đừng cố gắng nhớ câu bạn đã bỏ lỡ, bởi vì chúng có thể làm bạn phân tâm và không chú ý đến đoạn băng nữa, như vậy
sẽ bỏ lỡ tiếp các câu sau
Writing:
• Nên viết chữ rõ ràng vì nếu người chấm bài không đọc được bài của bạn thì bạn sẽ dễ bị điểm
kém
• Đọc bài mẫu đạt band 8 hoặc 9 và cố gắng học hỏi từ đó, nhưng không nên sao chép hoàn toàn,
bạn sẽ bị lạc đề nếu bạn cố gắng sao chép lại những bài văn đó Hơn nữa, bài của bạn có thể bị chấm điểm 0 nếu giám khảo phát hiện ra bạn sao chép nhiều
• Trong writing, cấu trúc là điều quan trọng nhất, vì thế bạn phải kiểm tra việc mình sử dụng cấu
trúc và kết cấu bài essay đã đúng hay chưa Cố gắng học cách viết essay với cấu trúc chặt chẽ
Dịch và tổng hợp: Nguyễn Thanh Xuân
Trang 6CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ IELTS
C á c c â u h ỏ i c h u n g
Với các môn toán lý hóa, chỉ cần học vài ba bài là có thể thấy rõ sự
tiến bộ Nhưng tiếng anh thì khác, mình cảm giác học 3-4 ngày
nhưng sự tiến bộ gần như bằng 0 Cảm giác mình không nạp từ
vựng vào bình trí nhớ được Mình cảm thấy rất thất vọng và chán
chường Có cách nào thoát khỏi tâm lý này không?
Bạn nên chia nhỏ thời gian ra chứ đừng học liên tục 3-4 tiếng vì vấn đề ko
phải ở bình trí nhớ mà là sự tập trung Vd như mình chỉ có thể tập trung tốt nhất trong khoảng 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng, sau đó mình sẽ bắt đầu mệt, đọc cái gì cũng ko vô Lúc đó bạn nên chuyển sang 1 hoạt động khác, ví dụ tắm rửa, nghe nhạc, tập thể dục, để tinh thần và cơ thể được refresh khoảng 30' đến
1 tiếng, sau đó hãy quay lại bàn học
Còn về việc học mà không tiến bộ nhiều có thể là do cách học hoặc tài liệu chưa phù hợp với bạn Đúng
là với tiếng Anh, sự tiến bộ sẽ chậm hơn các môn khác nên mình phải ứng dụng thì mới thấy được sự tiến bộ Nếu bạn học từ mới nhưng ko sử dụng nó để nói hay viết thì sẽ quên ngay Vì vậy bạn cứ năng luyện đề, brainstorm ideas cho essay (trong sổ tay), luyện phản xạ nói, Ví dụ 1 ngày nào đó nhìn lại thấy mình đã brainstorm ideas được 20 bài essay, bạn sẽ thấy ngay bước tiến của mình và có thêm động lực chiến đấu ^_^ (Tú Quỳnh)
Thi IELTS có nên chọn cùng ngày thi với General không?
2 format general và academic của IELTS thi chung ở 2 kĩ năng nghe và nói, như thế nếu ngày thi có general thì thường phần listening sẽ có thể dễ hơn xíu, tuy nhiên reading lại dài hơn đó bạn Lưu ý đây là
xu hướng thường thấy chứ ko phải khi nào cũng vậy (Minh Hoa)
Có nên thi thử IELTS không?
Nên thi thử để rút kinh nghiệm cho lần thi thật, nhưng dù sao thi thật cũng tâm lý hơn thi thử Thi thử chỉ giúp đánh giá bạn đang ở đâu để định hướng ôn tập tốt hơn (Đinh Hoàng Long)
Cách học từ vựng như thế nào có hiệu quả?
Khi học từ vựng, nên chia ra thành 3 thể loại:
1 Từ mình có thể cần dùng trong writing
2 Từ dùng trong speaking
3 Từ thường gặp trong các bài đọc
Trang 7Nên học từ kèm với ngữ cảnh Ví dụ như khi đọc được 1 từ mới thì ghi lại cả nghĩa lẫn câu ví dụ Nên search để tìm câu mẫu hay (câu mẫu có sẵn trong từ điển thường ko hay) Ngữ cảnh càng gần gũi với mình thì càng dễ nhớ Hoặc bạn tự đặt câu, càng vui nhộn càng tốt 1 ngày chỉ cần học kĩ 10-15 từ như thế Ngày hôm sau, review lại số từ của ngày hôm qua trước khi học thêm từ mới Cách 3 ngày review lại hết 1 lần Những từ nào chưa thuộc, đánh dấu lại để tìm hiểu kĩ hơn (tìm các bài đọc or clip liên quan) Khi đọc và nghe nhiều thì sẽ dễ thuộc hơn Số lượng từ không quan trọng bằng việc mình vận dụng nó vào kĩ năng viết và nói được hay không Vì vậy khi học xong 1 topic, nên cố gắng viết vài bài về topic đó, vận dụng những từ đã học; kiếm các bài nghe về topic đó, tập nói về topic đó
Còn 1 cách khác là ghi âm lại từ mới + ví dụ rồi cứ nghe đi nghe lại đến khi thuộc Cách này chắc phù hợp với các bạn nghe giảng trên lớp là thuộc bài luôn (Tú Quỳnh)
Khi học từ vựng thì nên giải thích nghĩa bằng tiếng anh luôn hay dịch
sang tiếng việt? Có phải nếu học bằng tiếng anh thì tốn thời gian nhớ
nhiều hơn và học được ít từ hơn?
Điều này tùy thuộc vào trình độ hiện tại của bạn Nếu bạn ở trình độ khá và
giỏi thì nên học nghĩa bằng tiếng Anh, nếu trình độ thấp hơn thì nên dịch sang
tiếng Việt (Tú Quỳnh)
Nguồn tài liệu để học từ vựng luyện thi IELTS ở đâu?
Bạn có thể lên mạng tìm và download bộ 570 hay 22,000 từ academic về học, sách Vocabulary in Use, Verbal Advantage Ngoài ra thì việc học từ vựng có thể thông qua sách, báo, phim ảnh, âm nhạc, internet nguồn tài liệu rất linh hoạt, 1 số tài liệu có thể được tìm thấy trong Notes của hội, chịu khó tìm bới trong đó nhé! (Trường Phan)
Có phải IDP chấm dễ hơn BC?
Các câu khẳng định IDP chấm dễ hơn BC hoặc ngược lại đều sai cả Giám khảo chấm theo thang điểm chặt chẽ mà đây là thang điểm chung trên toàn thế giới rồi Hơn nữa giám khảo phải liên tục đổi địa điểm chấm thi mà 2 nơi này chỉ khác nhau về cơ sở vật chất, địa điểm thi và các chương trình khuyến mãi thôi (nhiều người)
Hình như mua nhiều sách và tàng trữ quá nhiều ebook Ielts thì khi ôn thi dễ bị 'loạn' đúng không nhỉ Mình mua nhiều sách quá, mỗi cuốn có cái hay riêng, giờ ôn thi phải lục tung đào bới tùm lum, rối tinh luôn >”< Có ai bị giống mình ko?
Chia nhóm các sách ra bạn ui, sách từ vựng, luyện đề, luyện skills trong mỗi nhóm pick ra vài cuốn ưng
ý nhất rùi cày là được (Minh Hoa)
Trang 8Các câu hỏi cụ thể về từng kĩ năng:
A Kĩ năng viết
Sách nào luyện viết từ cơ bản?
Xác định các dạng bài chính - học thuộc các template cho các dạng đó - viết mẫu mỗi dạng độ 5 bài - đọc thêm bài band 8-9 để học hỏi và mở rộng cách viết - cao siêu hóa vấn đề lên nếu có thể (Bùi Hải Anh) Trên trang www.ielts-simon.com có các template mẫu đó bạn Nếu chưa sẵn sàng viết cả bài, bạn có thể tập viết câu với quyển Improve your IELTS (Writing) Quyển này khá là cơ bản (Tú Quỳnh)
Mình đọc trong note của hội, thấy mọi người chia sẻ là đọc nhiều sẽ viết tốt nhưng là đọc như thế nào?
Học từ mới, học cấu trúc, những bài nào hay thì có thể học cách họ triển khai ý và nên có 1 cuốn sổ nhỏ ghi lại những cụm từ hay, câu văn hay và quan trọng nhất phải ôn tập thường xuyên thì sẽ viết + đọc tốt hơn (Hung Tran, Trang Nguyen)
Trong các đề của writing task 2, làm sao phân biệt được topic nào viết theo argument, topic nào viết theo discussion?
Discussion và Argument thực ra là 1 dạng Nhưng Discussion thì sẽ yêu cầu phân tích 2 quan điểm trong
đề bài còn Argument chỉ cần 1 quan điểm mà thôi Như vậy dạng bài discussion sẽ có câu “Discuss both views and give your opinion” (Đinh Hoàng Long)
B Kĩ năng nói
Làm thế nào để nói tiếng anh thật thành thạo và phản xạ nhanh?
Theo lời khuyên của các giáo viên thì nên tập suy nghĩ bằng tiếng anh,như vậy thì mới có phản xạ nhanh được Một cách luyện hiệu quả là trc khi đi ngủ dành 10' để suy nghĩ mọi việc trong ngày bằng tiếng anh
Và quan trọng nhất là thực hành, thực hành và thực hành (Thuy Nguyen)
Làm sao được điểm cao phần speaking? Mình đã tham khảo vận dụng cấu trúc của Mark Clark nhưng part 2 mình cố gắng nói chậm để phát âm chuẩn nên không đủ giờ, kết quả chỉ được 4.5.
Quan trọng là bạn nên tham khảo thôi và biến cái của người ta thành cái của mình, chứ đừng sử dụng 1 cách máy móc, vì nếu bạn nói ko tự nhiên, thì giám khảo sẽ nhận ra ngay (Binh Nguyen) Cấu trúc của Mat Clark dành cho các bạn ko thể produce các cấu trúc câu phức tạp trong bài nói của mình và không có nhiều ý để nói Còn nếu bạn đã có nhiều ý rồi thì ko nên lạm dụng mấy cấu trúc đó gì,
sẽ bị lố giờ mà không kể được những nội dung quan trọng Ngoài ra, điểm speaking của bạn còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như fluency, grammar, vocabulary, pronunciation nữa (Tú Quỳnh)
Trang 9Khi thi speaking, lỡ mình nói phải 1 từ mà mình phát âm không chuẩn khiến examiner không rõ
Họ hỏi lại mình, mình explain từ đó nhưng họ vẫn có vẻ không hiểu Để tiết kiệm thời gian, liệu mình có nên spell từ đó ra không hay cố giải thích cho họ hiểu?
Giải thích cho họ hiểu hoặc đơn giản hóa rồi chuyển ý Không đánh vần (Bùi Hải Anh)
Nên nói theo form hay nói free?
Bản chất của các form speaking (Trong 2 cuốn Mat Clark và Mark Allen) rèn cho chúng ta cách nói logic giữa các ý giúp người nghe dễ hiểu và score bạn cao hơn Điều này rất quan trọng Tuy nhiên khi thi chúng ta phải tận dụng các form một cách linh hoạt, và quan trọng là kết hợp form với một cách nói tự nhiên, thái độ tích cực Một vài từ academic, phrasal verbs hay idioms cũng giúp bạn đạt điểm cao hơn! (Minh Hoa)
C Kĩ năng nghe
Làm thế nào để biết khi nào cần thêm “s”?
- Tập nghe số ít số nhiều Cái này là căn bản nhất
- Đoán khi nghe Nếu có a/an thì sẽ là số ít, không có thì khả năng là số nhiều
- Kết hợp đoán ý với thông tin trong bài điền, sẽ tìm ra cái hợp lý hơn Ví dụ khi nói đến nhiều thứ tương
tự nhau thì khả năng sẽ đều là số ít hoặc đều là số nhiều (Bùi Hải Anh)
Nên luyện nghe như thế nào, vừa nghe vừa nhìn script hay chỉ nghe thôi?
Em cứ nghe và làm các bài trong Cambridge IELTS Làm xong check đáp án và nghe lại 1 lần nữa những câu mình sai để biết tại sao mình sai mà lần sau tránh Nếu vẫn không nghe ra mới xem script Ngoài luyện các bài trong Cambridge, em cũng nên luyện nghe thêm ở ngoài, ví dụ trên các trang voa, bbc Khi nghe tin tức dạng này, nên take note những ý mà mình nghe được, ban đầu sẽ khó khăn nhưng vậy nhiều sẽ quen và trình độ nghe sẽ tốt hơn Làm xong nghe lại với tape script để kiểm tra và học phát
âm chuẩn (Tú Quỳnh)
Trang nào hay để luyện nghe?
1 Nếu trình độ nghe của bạn còn yếu thì nên bắt đầu với Listen Carefully hay Listening Extra của Miles Craven Sách chia thành các bài nghe theo từng dạng, cơ bản và đơn giản cho beginners
2 Các website luyện nghe: recommend trang này của Randall: http://www.esl-lab.com/ Bài nghe là các dialogues ngắn chia theo topics và trình độ từ Easy đến Difficult Từng bài nghe còn có bài tập MCQs ở dưới cũng như Scripts kèm giải thích từ mới Ngoài ra còn nhiều trang khác mọi ng tự google thêm nhé
Trang 103 VOA special English, tốc độ không quá nhanh
Bạn nên nghe theo các bước sau: 1 Bật lên nghe vô thức, cứ để các sounds lướt qua tai xem mình cảm nhận được bao nhiêu 2, Nghe có ý thức, tập trung nghe và bắt key words và hiểu nội dung Lặp lại vài lần nếu thấy bài nghe quá nhanh và lạ tai 3 Nghe và tập take notes lại ý chính và key words 4 Giờ là lúc giở scripts ra check xem mình nghe được bn, nghe âm nào đúng âm nào sai 5 Nhìn scripts vừa nghe vừa nói lại các câu nhại theo người ta Cố gắng phát âm chuẩn và ngữ điệu lên xuống giống họ
4 BBC, CNN, xem tivi, xem phim (tốt nhất là không phụ đề hoặc phụ đề Tiếng Anh)
5 Ra hồ Gươm hay mấy nơi du lịch tìm vài anh chị Tây và bắt chuyện Bạn có thể tham gia CLB TA nào
đó hay hoạt động gì đó liên quan Giai đoạn này chính là thực hành những gì bạn đã học và luyện Rất quan trọng đấy nhé (Hana Tran)
D Kĩ năng đọc
Phương pháp nào để làm bài reading dạng matching heading?
Nên làm các dạng câu hỏi chi tiết (Y/N/NG, Matching sentences, multiple choice) trước rồi quay lại headings sau, như vậy tức là đã dc đọc các đoạn qua 1 lần và hiểu sơ sơ rùi Lưu ý là bài đọc được viết theo một cấu trúc có logic, nếu nắm được logic đó thì sẽ làm headings rất dễ dàng Làm headings ko nên đọc quá kĩ vì dễ bị rối trong đống thông tin bùi nhùi, bạn chỉ scan để xác định ý chủ đạo rồi mới đọc kĩ ý
đó Trong văn academic thì thông thường phần ý cốt lõi đó đc đề cập ở trong topic sentences nằm ở đầu hoặc cuối đoạn Tuy nhiên không phải đoạn nào cũng như vậy mà có thể dẫn dắt vài 3 ý rồi mới đến ý chính tác giả muốn đề cập Cũng có trường hợp ý chính không nằm trong 1 câu mà rải rác trong đoạn nên cũng cần nâng cao cảnh giác (Tú Quỳnh, Minh Hoa)
Mình toàn làm sai dạng Yes/No/Not Given, đọc đáp án vẫn không hiểu vì sao Có cách gì để làm dạng bài này hiệu quả không?
Theo tớ thì bạn nên tìm đúng chỗ và xác định đúng 1 câu nào đó trong phần này vì phần này sắp theo thứ tự nên bạn dễ dàng tìm ra các câu còn lại Lưu ý những chữ như most, all, only, hardly vì thường chúng là F hoặc NG Nhớ đừng dựa vào kiến thức sẵn có mà tự suy ra nha Đáng lẽ ra NG mà cứ suy ra lung tung chọn T/F thì khổ Từ khi cải thiện được cái tính "thông minh ko cần thiết" này phần T/F/NG của
tớ ít khi sai lắm (Nguyên Hà) Chi tiết xem thêm trong note của Hội nè: click here
Tổng hợp: Bùi Tuyết Vân & Nguyễn Tiến Chương
Để xem thêm các câu hỏi khác, các bạn vào Wall của Hội nha Click here
Trang 11Information and knowledge are meant to be shared with others, and by sharing what we know, helping others to
succeed & achieve their goals, everyone wins!