1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

đồ án nước thải thủy sản

66 875 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Một số công nghệ chế biến thủy sản và các thành phần chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất...16 1.2... nước thải ngày càng đi sâu vào áp dụng công nghệ sinh học và các biện pháp s

Trang 1

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔITRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN

VÀ MÔI TRƯỜNG TPHCM

Khoa Môi Trường

Bộ môn Kỹ thuật Môi trường

-oOo -NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN MÔN HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Hậu MSSV: 0710020182

Lớp : 07CĐ.KTMT-2 Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường

4 Yêu cầu và số liệu ban đầu:

- Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành

QCVN 11: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế

biến thủy sản

- Số liệu ban đầu được cho ở bảng 1

5 Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:

Lập bản thuyết minh tính toán bao gồm:

 Tổng quan về nước thải và các phương pháp xử lý

 Đề xuất 02 phương án công nghệ xử lý nước thải đặc trưng, từ đó phân tích lựa

chọn công nghệ thích hợp

 Tính toán 03 công trình đơn vị chính của sơ đồ công nghệ

 Tính toán và lựa chọn thiết bị (bơm nước, thiết bị khuấy trộn,…) cho các công

trình đơn vị tính toán trên

Trang 2

6 Các bản vẽ kỹ thuật:

- Vẽ bản vẽ mặt cắt công nghệ của phương án chọn: 01 bản vẽ khổ A2

- Vẽ chi tiết 02 công trình đơn vị hoàn chỉnh: 02 bản vẽ khổ A2

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Tôn Thất Lãng đã hướng dẫn emtận tình trong quá trình thực hiện đồ án xử lý nước thải Và cùng tất cả các giáo viên bộmôn đã chỉ dẫn em trong quá trình học tập

Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình làm đồ án không tránh khỏi có những thiếusót mong thầy cô bỏ qua, và chỉ bảo hướng dẫn thêm cho em

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

……….

……….

………

………

……….

………

……….

………

……….

……….

………

……….

……….

……….

………

Chữ kí giảng viên

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

……….

………

……….

……….

……….

……….

………

………

………

……….

……….

……….

……….

………

………

Chữ kí giảng viên

Trang 6

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN 1

LỜI CẢM ƠN 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN 4

DANH MỤC CÁC BẢN, HÌNH, SƠ ĐỒ 7

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN 8

1.1 Đặt vấn đề 8

1.1.1 Giới thiệu chung 8

1.1.2 Tổng quan nghành chế biến thủy sản ở Việt Nam 9

1.1.3 Giới thiệu chung về công ty cổ phần chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BASEAFOOD) 13

1.1.4 Một số công nghệ chế biến thủy sản và các thành phần chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất 16

1.2 Các phương pháp sử lý 21

1.2.1 Phương pháp xử lý cơ học 21

1.2.2 Phương pháp xử lý hóa lý 23

1.2.3 Phương pháp xử lý sinh học 26

CHƯƠNG 2: ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN 30

2.1 Phương án xử lý nước thải thủy sản của công ty 30

2.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ 37

CHƯƠNG 3: TINH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH TRONG HỆ THỐNG 39

3.1 Tính toán bể điều hòa 39

3.1.1 Lưu lượng nước tính toán 39

3.1.2 Thể tích bể điều hòa 40

3.1.3 Kích thước bể điều hòa 40

3.1.4 Tính hệ thống cấp khí cho bể điều hòa 40

3.1.5 tính toán bơm dùng cho bể điều hòa 41

3.1.6 Tính toán máy nén khí 42

3.2 Tính toán bể UASB 43

3.3 Tính toán bể Aerotank 48

3.4 Bể lắng đợt II 61

3.4.1 Nhiệm vụ 61

Trang 7

3.4.2 Tính toán 61

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64

4.1 Kết luận 64

4.2 Kiến nghị 65

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢN, HÌNH, SƠ ĐỒ

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Công ty BASEAFOOD 14

Hình 1.2 Một số hình ảnh công ty BASEAFOOD 15

Hình 1.3 : Một số sản phẩm của công ty………17

Hình 1.4: công đoạn chế biến thủy sản……… 17

Hình 1.5: Một số bể lắng 22

Hình 1.6: Một số bể xử lý sinh học 28

Hình 1.7: Qúa trình lọc nhỏ giọt 29

Hình3.1 Sơ đồ thiết lập cân bằng sinh khối quanh bể aerote 55

DANH MỤC BẢNG Bảng 1.2: Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2013/2014 (nghìn tấn) 11

Bảng 2.1: Giá trị các thông số ô nhiễm của công ty FASEAFOOD 31

Bảng 2.2: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị 31

Bảng 2.3.hiệu suất xử lý của phương án 1 34

Bảng 2.4 Hiệu suất xử lý của phương án 2 35

Bảng 2.5 so sánh hai phương án 36

Bảng3.1 : Các thông số thiết kế cho bể UASB 43

Bảng 3.2: Tải trọng thể tích hữu cơ của bể UASB 44

Bảng 3.3: Các thông số thiết kế bể Aerotank theo kiểu xáo trộn hoàn toàn 49

Bảng 3.4.: các kích thước điển hình cho bể aerotank xáo trộn hoàn toàn 52

Hình3.1 Sơ đồ thiết lập cân bằng sinh khối quanh bể aerote 53

Bảng 3.5 Các thông số tính toán của bể aeroten 60

Bảng 3.7: thông số thiết kế bể lắng II 63

Trang 9

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN VỀ NGUỒN NƯỚC THẢI NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN

1.1 Đặt vấn đề.

1.1.1 Giới thiệu chung

Môi trường và các vấn đề môi trường hiện nay đang là vấn đề được hầu hết các nướctrên thế giới quan tâm hàng đầu bới các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa con người

Việt Nam đang trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nềnkinh tế thị trường là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi ngành kinh tế, trong đó cóngành chế biến lương thực, thực phẩm tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cho nhucầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu Tuy nhiên, ngành này cũng tạo ra mộtlượng lớn chất thải rắn, khí, lỏng… là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môitrường chung của đất nước

Cùng với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thì ngành chế biến thuỷsản cũng trong tình trạng đó Do đặc điểm công nghệ của ngành, ngành chế biến thuỷ sản

Trang 10

đã sử dụng một lượng nước khá lớn trong quá trình chế biến Vì vậy, ngành đã thải ramột lượng nước khá lớn cùng với các chất thải rắn, khí thải Vấn đề ô nhiễm nguồn nước

do ngành chế biến thuỷ sản thải trực tiếp ra môi trường đang là mối quan tâm hàng đầucủa các nhà quản lý môi trường Nước bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến con người và sựsống của các loài thuỷ sinh cũng như các loài động thực vật sống gần đó Vì vậy, việcnghiên cứu xử lý nước thải ngành chế biến thuỷ sản cũng như các ngành công nghiệpkhác là một yêu cầu cấp thiết đặt ra không chỉ đối với những nhà làm công tác bảo vệ môitrường mà còn cho tất cả mọi người chúng ta Mục đích nghiên cứu Với hiện trạng môitrường như vậy, vấn đề nghiên cứu công nghệ thích hợp xử lý nước thải cho ngành chếbiến thuỷ sản là cần thiết

1.1.2 Tổng quan nghành chế biến thủy sản ở Việt Nam

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dương,

có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km Vùng nội thuỷ và lãnh hảirộng 226.000km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hơn 4.000 hònđảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1.160km2 được che chắn tốt dễ trú đậutàu thuyền Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) khá cao, cũng là nơi phátsinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt đới ấn Độ - Thái Bình Dươngvới chừng 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạtđộng khai thác và nuôi trồng thủy sản Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăngtrưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm Với chủ trươngthúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước pháttriển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm,đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước

Trong khi đó, trước sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ của hoạtđộng khai thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai tháctăng khá thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm

Năm 2014, công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được các ban ngànhquan tâm chỉ đạo sát sao, đặc biệt là các chính sách khuyến khích và hỗ trợ ngư dân đóngtầu công suất lớn đi khai thác vùng biển xa với nhiều nghề đánh bắt hiệu quả như lưới rêkhơi, vây, pha xúc…cùng với yếu tố thời tiết thuận lợi đã mang lại những sản phẩm biển

có giá trị kinh tế cao như: cá thu, cá ngừ, mực, cá cơm… Trên bờ, các hoạt động thu mua,

Trang 11

chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng được chú trọng đầu tư góp phần nâng caochất lượng sản phẩm sau thu hoạch.

Ước sản lượng khai thác thủy sản cả năm 2014 đạt 2.918 ngàn tấn, tăng 4,1 % so với năm

2013, trong đó: khai thác biển ước đạt 2.712 ngàn tấn, tăng 4%

Theo báo cáo của 3 tỉnh ven biển chuyên đánh bắt cá ngừ, sản lượng khai thác cá ngừ mắt

to vây vàng cả năm 2014 tại Bình Định ước đạt 9.419 tấn, tăng 12,6% so với năm 2013,Phú Yên ước đạt cá ngừ đại dương khai thác khoảng 4030 tấn giảm 11%, Khánh Hòa ướcđạt khoảng 5.164 tấn, giảm so với cùng kỳ năm trước

Bảng 1.2: Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2013/2014 (nghìn tấn)

Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới, ngành thủy sảnhiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao động (khoảng 3,4 triệungười) của cả nước Nhóm hàng chủ đạo trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam là cá tra,

cá basa, tôm và các động vật thân mềm như mực, bạch tuộc, nghêu, sò,… Trong vòng 20năm qua ngành thủy sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng từ 10-20% (INEST,2009)

Các vùng hoạt động thủy sản mạnh trong nước

Hoạt động sản xuất, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nằm rải rác dọc đất nước với

sự đa dạng về chủng loại thủy sản, nhưng có thể phân ra thành 5 vùng xuất khẩu lớn:Vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải miền T

Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2013/2014 (nghìn tấn)

Trang 12

rung: nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ, đặc biệt phát huy thế mạnh nuôi biển, tập trungvào một số đối tượng chủ yếu như: tôm các loại, sò huyết, bào ngư, cá song, cá giò, cáhồng

Vùng ven biển Nam Trung Bộ: nuôi trồng thủy sản trên các loại mặt nước mặn lợ, vớimột số đối tượng chủ yếu như: cá rô phi, tôm các loại

Vùng Đông Nam Bộ: Bao gồm 4 tỉnh là Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu vàTP.HCM, chủ yếu nuôi các loài thủy sản nước ngọt hồ chứa và thủy sản nước lợ như cásong, cá giò, cá rô phi, tôm các loại

Vùng ven biển ĐBSCL: gồm các tỉnh nằm ven biển của Đồng Bằng Sông Cửu Longnhư Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang…Đây làkhu vực hoạt động thủy sản sôi động, hoạt động nuôi trồng thủy sản trên tất cả các loạimặt nước, đặc biệt là nuôi tôm, cá tra - ba sa, sò huyết, nghêu và một số loài cá biển.Các tỉnh nội vùng: Bao gồm những tỉnh nằm sâu trong đất liền nhưng có hệ thống sôngrạch khá dày đặc như Hà Nội, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang,thuận lợi cho nuôi trồng các loài thủy sản nước ngọt như: cá tra - basa, cá rô phi, cáchép…

Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, với điều kiện lý tưởng có hệ thống kênh rạchchằng chịt và nhiều vùng giáp biển, đã trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủysản chính của Việt Nam Theo thống kê, năm 2011 cả nước có 37 tỉnh có doanh nghiệpxuất khẩu thủy sản, trong đó các tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất lần lượt

là Cà Mau (chủ yếu nhờ kim ngạch xuất khẩu lớn của Minh Phú, Quốc Việt), TP.HCM,Cần Thơ, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Sóc Trăng…

Cùng với ngành nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản thì ngành chế biến thuỷ sản đãđóng góp xứng đáng chung trong thành tích của ngành thuỷ sản Việt Nam Nguồn ngoại

tệ cơ bản của ngành đem lại cho đất nước là của ngành chế biến thuỷ sản

Trong đó mặt hàng đông lạnh chiếm khoảng 80% Trong 5 năm (1991-1995) ngành đã thu về 13 triệu USD, tăng 529,24% so với kế hoạch 5 năm (1982-1985) và tăng 143% so với kế hoạch 5 năm (1986-1990), tăng 49 lần trong 15 năm Tốc độ trung bình trong 5 năm (1991-1995) đạt trên 21% / năm, thuộc nhóm hàng tăng trưởng mạnh nhất của ngànhkinh tế quốc doanh Việt Nam (trong năm 1995 đạt 550 triệu USD) Tổng kim ngạch xuất khẩu (1991-1995) có được là do ngành đã xuất khẩu được 127.700 tấn sản phẩm (tăng156,86% so với năm 1990) cho 25 nước trên thế giới, trong đó có tới 75% lượng hàng được nhập cho thị trường Nhật, Singapore, Hong Kong, EU, đạt 30 triệu USD/ năm Sản

Trang 13

phẩm thuỷ hải sản của Việt Nam đứng thứ 19 về sản lượng, đứng thứ 30 về kim ngạch xuất khẩu, và đứng hàng thứ năm về nuôi tôm.

Ngành chế biến thủy sản hiện nay phát triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế Với sự tăng trưởng nhanh vàhiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đóng góp hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho trên 4 triệu lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư khắp các vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi…, đồng thời góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc phòng trên vùng biển đảo của Tổ quốc

Ngành chế biến thuỷ sản là một phần cơ bản của ngành thuỷ sản, ngành có hệ thống cơ sởvật chất tương đối lớn, bước đầu tiếp cận với trình độ khu vực, có đội ngũ quản lý có kinh nghiệm, công nhân kỹ thuật có tay nghề giỏi Sản lượng xuất khẩu 120.000 –

130.000 tấn/ năm, tổng dung lượng kho bảo quản lạnh là 230 ngàn tấn, năng lực sản xuất nước đá là 3.300 tấn/ ngày.Ngành công nghiệp chế biến thủy hải sản đã và đang đem lại những lợi nhuận không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và của người nông dân nuôi trồng thủy hải sản nói riêng Nhưng bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại như tạo công việc tăng trưởng GDP cho quốc gia thì nó cũng để lại những hậu quả thật khó lườngđối với môi trường sống của chúng ta Hậu quả là các con sông, kênh rạch nước bị đen bẩn và bốc mùi hôi thối một phần là do việc sản xuất và chế biến thủy hải sản thải ra một lượng lớn nước thải có mùi hôi tanh vào môi trường mà không qua bất kỳ giai đoạn xử lý nào Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đối với con người và hệ sinh thái gần các khu vực có lượng nước thải này thải ra

Chế biến thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn mang lại nhiều ngoại tệ cho đấtnước Tuy nhiên, song song với những thành quả đạt được ngành chế biến thủy sản cũnggây ra nhiều vấn đề về môi trường bởi tính chất và thành phần chất thải của nó Đây cũng

là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp thủy sản Nhìn chung, nước thải chế biếnthủy sản thường có các thành phần ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn thải cho phép nhiều lần.Trong khi đó, lưu lượng nước thải tính trên một đơn vị sản phẩm cũng khá lớn, thường từ

30 – 80 m3 nước thải cho một tấn thành phẩm (Lâm Minh Triết và ctv., 2004) Xây dựng

hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cho bất cứ cơ sở sản xuất hay nhà máy nào đều cũngkhông đơn giản, đòi hỏi kinh phí thực hiện cũng như diện tích đất xây dựng khá lớn Điềunày chính là rào cản cho việc đầu tư xử lý nước thải của nhà máy chế biến thủy sản vàlàm cho vấn đề về môi trường thêm trầm trọng Vì vậy việc áp dụng, lựa chọn cácphương pháp hợp lý để xử lý nguồn nước thải là hết sức quan trọng Công nghệ xử lý

Trang 14

nước thải ngày càng đi sâu vào áp dụng công nghệ sinh học và các biện pháp sinh họccũng đã chứng minh hiệu quả xử lý triệt để, hơn hẳn những biện pháp xử lý hóa lý khác.

Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học đáp ứng mục đích đưa dòng thải vào vòng tuầnhoàn tự nhiên của vật chất, chất thải được xử lý và phân hủy theo chu trình sinh học tựnhiên Kết quả của quá trình xử lý là các chất thải được chuyển hóa hoàn toàn thành dòngthải sạch Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả xử lý nước thải nhà máy chếbiến thủy sản của những tổ hợp vi sinh vật ở những nồng độ khác nhau trong điều kiệnhiếu khí và kỵ khí

1.1.2 Giới thiệu chung về công ty cổ phần chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BASEAFOOD).

Tên doanh nghiệp phát hành : Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy SảnTỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tên giao dịch : Ba Ria Vung Tau Seafood Processing and Import – Export Joint StockCompany

Tên viết tắt : BASEAFOOD

Giấy đăng ký kinh doanh : số 4903000114 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bà rịa – Vũng tàucấp ngày 20 tháng 8 năm 2004

Là một doanh nghiệp cổ phần có quy mô lớn được thành lập từ năm 1981 Sauhơn 30 năm xây dựng và phát triển, hiện Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có kinhnghiệm và trình độ chuyên sâu về Chế biến thủy sản, có đội ngũ công nhân lành nghề vớitrên 1.000 người Ngoài ra Công ty đã trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại có thểchế biến các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao để có thể đáp ứng được nhu cầu củacác thị trường khó tính nhất Công ty có nhiều xí nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn Châu Âu

DL 34, DL 20, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn xuất vào các nước hồi giáo HALAL, tiêuchuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Việt Nam HACCP, chứng chỉ ISO 9001: 2008 Sảnlượng thành phẩm xuất khẩu hàng năm đạt 9.000 tấn, trong đó 90% xuất khẩu, 10% tiêuthụ nội địa Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty gồm hàng đông các loại như: Tôm, Cácác loại, surimi các loại, Ghẹ, Bạch tuộc, mực nang, mực ống… nguyên con, phi lê, thànhphẩm đóng gói nhỏ phục vụ cho các siêu thị Hàng khô gồm: các loại Cá, Mực… tẩm gia

vị và nướng ăn liền…Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt từ 25 đến 30 triệu US

Hiện nay, có trên 40 khách hàng các nước thường xuyên quan hệ mua bán với Công

ty Thị trường lớn nhất là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ukraina, Belarus, Tây BanNha, Mỹ, và một số nước thuộc Trung Đông Mục tiêu kinh doanh của Công ty là luônchú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm Đầu tư nâng cấp các nhà xưởng, đào tạo đội

Trang 15

ngũ công nhân lành nghề, có kinh nghiệm trong sản xuất và coi trọng những yêu cầu vềmẫu mã và chất lượng sản phẩm của khách hàng Công ty luôn giữ uy tín thương hiệuBASEAFOOD trên thị trường Quốc tế.

Hình 1.1 Công ty BASEAFOODNgành nghề kinh doanh :

- Nuôi trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh hàng nông, lâm, thủy sản;

- Kinh doanh cây, con giống các lọai;

- Kinh doanh xe chuyên dùng các loại; kinh doanh xe ôtô tải, xe ôtô khách các lọai; xemôtô các lọai;

- Kinh doanh máy móc, thiết bị, phụ tùng động cơ các lọai;

- Kinh doanh hóa chất các loại ( không phải hóa chất có tính độc hại mạnh và cấm kinhdoanh );

- Kinh doanh vật liệu xây dựng; Kinh doanh gỗ các lọai;

- Kinh doanh bao bì các lọai;

- Kinh doanh dịch vụ ăn uống đầy đủ;

- Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải đường biển; dịch vụ môi giới hàng hải;

- Mua bán thực phẩm các loại;

- Đại lý mua, bán các loại thực phẩm và đồ uống không cồn;

- Mua bán đồ uống có cồn ( rượu, bia ) ( đối với rượi từ 35 độ cồn trở lên chỉ được muabán sau khi được Sở Thương mại tỉnh cấp Giấy phép kinh doanh rượu);

- Vận tải hành khách bằng xe ô tô ( trừ taxi, xe buýt );

- Vận tải hàng hóa bằng xe thùng, xe bảo ôn chở thịt thực phẩm;

- Cho thuê kho, bãi;

Trang 16

- Sản xuất và mua bán nước đá ướp lạnh.

Trang 17

Hình 1.3: Một số sản phẩm của công ty.

1.3 Một số công nghệ chế biến thủy sản và các thành phần chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất

Hình 1.4: công đoạn chế biến thủy sản

Trang 18

ơ đồ chế biến trác fillet đông lạnh

Ngâm – bảo quản

Fillet

Bảo quản nguyên liệu

Rửa 1

Đóng thùng – ghi nhãn

Tiếp nhận nguyên liệu

Nước

chlorine(50ppm

) +nước 15s

Loại bỏ hết tạp chất

Mạ băng

Trang 19

Sơ đồ chế biến tôm đông lạnh

Tiêu thụ

Đóng hàng, bảo quảnKhí thải

Tiếp nhận

Rửa 3

Bảo quảnRửa 1

Nước thải, rong rêu

Nước, đá , hóa

lẫn tạp chất, thịt tôm vụn

Mạ băng

Trang 20

Chất thải phát sinh trong quá trình chế biến thủy sản của công ty.

Với quy trình công nghệ như trên thì nguồn phát sinh chất thải ô nhiễm ở công ty đượcchia làm bạng: chất thải rắn, nước thải vá chất thải khí.trong quá trình sản xuất còn gây ramột số ô nhiễm khác như tiếng ồn, độ rung, cháy nổ

 Chất thải rắn

Chất thải rắn thu được từ quá trình chế biến tôm, mực, cá, sò có đầu vỏ

tôm, vỏ sò, da, mai mực, nội tạng… Thành phần chính của phế thải sản xuất cácsản phẩm thuỷ sản chủ yếu là các chất hữu cơ giàu đạm, canxi, phốtpho Toàn bộphế liệu này được tận dụng để chế biến các sản phẩm phụ, hoặc đem bán chodân làm thức ăn cho người, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm hoặc thuỷ sản.Ngoài ra còn có một lượng nhỏ rác thải sinh hoạt, các bao bì, dây niềng hưhỏng hoặc đã qua sử dụng với thành phần đặc trưng của rác thải đô thị

 Chất thải khí

Khí thải sinh ra từ công ty có thể là:

- Khí thả Chlorine sinh ra trong quá trình khử trùng thiết bị, nhà xưởng chế biến

1.2 Tác động của nước thải chế biến thủy hải sản đến môi trường

Nước thải chế biến thuỷ sản có hàm lượng các chất ô nhiễm cao nếu không được xử

lý sẽ gây ô nhiễm các nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực

Trang 21

 Đối với nước ngầm tầng nông, nước thải chế biến thuỷ sản có thể thấm xuống đất

và gây ô nhiễm nước ngầm Các nguồn nước ngầm nhiễm các chất hữu cơ, dinhdưỡng và vi trùng rất khó xử lý thành nước sạch cung cấp cho sinh hoạt

 Đối với các nguồn nước mặt, các chất ô nhiễm có trong nước thải chế biến thuỷsản sẽ làm suy thoái chất lượng nước, tác động xấu đến môi trường và thủy sinhvật, cụ thể như sau:

 Các chất hữu cơ : Các chất hữu cơ chứa trong nước thải chế biến thuỷ sảnchủ yếu là dễ bị phân hủy Trong nước thải chứa các chất nhưcacbonhydrat, protein, chất béo khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảmnồng độ oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng ôxy hòa tan đểphân hủy các chất hữu cơ Nồng độ oxy hòa tan dưới 50% bão hòa có khảnăng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá Oxy hòa tan giảmkhông chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng

tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinhhoạt và công nghiệp

 Chất rắn lơ : Các chất rắn lơ lửng làm cho nước đục hoặc có màu, nó hạnchế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hưởng tới quátrìnhquang hợp của tảo, rong rêu Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gâyảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặtcảm quan (tăng độ đục nguồn nước) và gây bồi lắng lòng sông, cản trở sựlưu thông nước và tàu bè…

 Chất dinh dưỡng (N, P)

 Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triểnbùng nổ các loài tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gâynên hiện tượng thiếu oxy Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượngthủy vực chết ảnh hưởng tới chất lượng nước của thủy vực Ngoài ra, cácloài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng khiến cho bên dưới không cóánh sáng Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị ngưng trệ Tất

cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh hưởng tới

hệ thuỷ sinh, nghề nuôi trồng thuỷ sản, du lịch và cấp nước

 Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ Nồng độ làm chết tôm,

cá, từ 1,2 - 3 mg/l Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản củanhiều quốc gia yêu cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l

 Vi sinh vật

 Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồnnước là nguồn ô nhiễm đặc biệt Con người trực tiếp sử dụng nguồn nướcnhiễm bẩn hay qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch chongười như bệnh lỵ, thương hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêuchảy cấp tính

Trang 22

1.2.1 Phương pháp xử lý cơ học

Phương pháp xử lý cơ học sử dụng nhằm mục đích tách các chất không hòa tan

và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải Những công trình xử lý cơhọc bao gồm :

Song chắn rác nhằm chắn giữ các cặn bẩn có kích thước lớn hay ở dạng sợi:giấy, rau cỏ, rác … được gọi chung là rác Rác được chuyển tới máy nghiền đểnghiền nhỏ, sau đó được chuyển tới bể phân hủy cặn (bể mêtan) Đối với các tạpchất < 5 mm thường dùng lưới chắn rác Cấu tạo của thanh chắn rác gồm cácthanh kim loại tiết diện hình chữ nhật, hình tròn hoặc bầu dục… Song chắnrác được chia làm 2 loại di động hoặc cố định, có thể thu gom rác bằng thủ cônghoặc cơ khí Song chắn rác được đặt nghiêng một góc 60 – 90 0 theo hướng dòngchảy

 Dựa vào chức năng,vị trí có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đợt 1 trướccông trình xử lý sinh học và bể lắng đợt 2 sau công trình xử lý sinh học

 Dựa vào nguyên tắc hoạt động, người ta có thể chia ra các loại bể lắng như: bểlắng hoạt động gián đoạn hoặc bể lắng hoạt động liên tục

 Dựa vào cấu tạo có thể chia bể lắng thành các loại như sau: bể lắng đứng, bể lắngngang, bể lắng ly tâm và một số bể lắng khác

Trang 23

Hình 1.5: Một số bể lắng

 Bể lắng đứng

Bể lắng đứng có dạng hình tròn hoặc hình chữ nhật trên mặt bằng Bể lắng đứngthường dùng cho các trạm xử lý có công suất dưới 20.000 m3 /ngàyđêm Nước thải đượcdẫn vào ống trung tâm và chuyển động từ dưới lên theo phương thẳng đứng Vận tốcdòng nước chuyển động lên phải nhỏ hơn vận tốc của các hạt lắng Nước trong được tậptrung vào máng thu phía trên Cặn lắng được chứa ở phần hình nón hoặc chóp cụt phíadưới

 Bể lắng ngang

Bể lắng ngang có hình dạng chữ nhật trên mặt bằng, tỷ lệ giữa chiều ộng và chiềudài không nhỏ hơn ¼ và chiều sâu đến 4m

Bể lắng ngang dùng cho các trạm xử lý có công suất lớn hơn 15.000 m / ngàyđêm Trong

bể lắng nước thải chuyển động theo phương ngang từ đầu bể đến cuối bể và được dẫn tớicác công trình xử lý tiếp theo, vận tốc dòng chảy trong vùng công tác của bể không đượcvượt quá 40 mm/s Bể lắng ngang có hố thu cặn ở đầu bể và nước trong được thu vào ởmáng cuối bể

 Bể lắng ly tâm

Bể lắng ly tâm có dạng hình tròn trên mặt bằng Bể lắng ly tâm được dùng cho cáctrạm xử lý có công suất lớn hơn 20.000 m3/ngàyđêm.Trong bể lắng nước chảy từ trungtâm ra quanh thành bể Cặn lắng được dồn vào hố thu cặn được xây dựng ở trung tâm đáy

bể bằng hệ thống cào gom cặn ở phần dưới dàn quay hợp với trục 1 góc 45 Đáy bểthường được thiết kế với độ dốc i = 0,02 – 0,05 Dàn quay với tốc độ 2-3 vòng trong1giờ Nước trong được thu vào máng đặt dọc theo thành bể phía trên

Trang 24

 Bể vớt dầu mỡ

Bể vớt dầu mỡ thường được áp dụng khi xử lý nước thải có chứa dầu mỡ (nước thảicông ngiệp), nhằm tách các tạp chất nhẹ Đối với thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡkhông cao thì việc vớt dầu mỡ thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi

 Bể lọc

Bể lọc nhằm tách các chất ở trạng thái lơ lửng kích thước nhỏ bằng cách chonước thải đi qua lớp lọc đặc biệt hoặc qua lớp vật liệu lọc Bể này được sử dụng chủyếu cho một số loại nước thải công nghiệp Quá trình phân riêng được thực hiện nhờvách ngăn xốp, nó cho nước đi qua và giữ pha phân tán lại Quá trình diễn ra dưới tácdụng của áp suất cột nước

 Hiệu quả của phương pháp xử lý cơ học

Có thể loại bỏ được đến 60% tạp chất không hoà tan có trong nước thải và giảmBOD đến 30% Để tăng hiệu suất công tác của các công trình xử lý cơ học có thể dùngbiện pháp làm thoáng sơ bộ, thoáng gió đông tụ sinh học, hiệu quả xử lý có thể đạt tới75% theo hàm lượng chất lơ lửng và 40-50 % theo BOD

Trong số các công trình xử lý cơ học có thể kể đến bể tự hoại, bể lắng hai vỏ, bểlắng trong có ngăn phân huỷ là những công trình vừa để lắng vừa để phân huỷ cặn lắng

1.2.2 Phương pháp xử lý hóa lý

Bản chất của quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý là áp dụng các quátrình vật lý và hoá học để đưa vào nước thải chất phản ứng nào đó để gây tác động vớicác tạp chất bẩn, biến đổi hoá học, tạo thành các chất khác dưới dạng cặn hoặc chất hoàtan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường Giai đoạn xử lý hoá lý có thể làgiai đoạn xử lý độc lập hoặc xử lý cùng với các phương pháp cơ học, hoá học, sinh họctrong công nghệ xử lý nước thải hoàn chỉnh

Những phương pháp hoá lý thường được áp dụng để xử lý nước thải là: keo tụ,đông tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc …

Phương pháp keo tụ và đông tụ

Quá trình lắng chỉ có thể tách được các hạt rắn huyền phù nhưng không thể táchđược các chất gây nhiễm bẩn ở dạng keo và hòa tan vì chúng là những hạt rắn có kíchthước quá nhỏ Để tách các hạt rắn đó một cách có hiệu quả bằng phương pháp lắng, cầntăng kích thước của chúng nhờ sự tác động tương hổ giữa các hạt phân tán liên kết thànhtập hợp các hạt, nhằm tăng vận tốc lắng của chúng Việc khử các hạt keo rắn bằng lắng

Trang 25

trọng lượng đòi hỏi trước hết cần trung hòa điện tích của chúng, thứ đến là liên kết chúngvới nhau Quá trình trung hoà điện tích thường được gọi là quá trình đông tụ(coagulation), còn quá trình tạo thành các bông lớn hơn từ các hạt nhỏ gọi là quá trìnhkeo tụ (flocculation)

Keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các chất cao phân tử vào nước.Khác với quá trình đông tụ, khi keo tụ thì sự kết hợp diễn ra không chỉ do tiếp xúc trựctiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ trên các hạt lơlửng

Chất keo tụ thường dùng có thể là hợp chất tự nhiên và tổng hợp chất keo tự nhiên

là tinh bột, ete, xenlulozơ, dectrin (C6 H10O5 )n và dioxyt silic hoạt tính (xSiO2.yH2O)

Quá trình thuỷ phân các chất đông tụ và tạo thành các bông keo xảy ra theo các giaiđoạn sau :

M3+ + HOH → M(OH)2+ + H+

M(OH)2+ + HOH → M(OH)+ + H+

M(OH)+ + HOH → M(OH)3 + H+

M3+ + 3HOH → M(OH)3 + 3H+

Chất đông tụ thường dùng là muối nhôm, sắt hoặc hỗn hợp của chúng Việc chọnchất đông tụ phụ thuộc vào thành phần, tính chất hoá lý, giá thành, nồng độ tạp chất trongnước, pH

Các muối nhôm được dùng làm chất đông tụ: Al2(SO4 )3 18H2O, NaAlO2,Al(OH)2Cl, Kal(SO)4.12H2 O, NH4Al(SO4)2.12H2O Thường sunfat nhôm làm chất đông

tụ vì hoạt động hiệu quả pH = 5 – 7.5, tan tốt trong nước, sử dụng dạng khô hoặc dạngdung dịch 50% và giá thành tương đối rẻ Các muối sắt được dùng làm chất đông tụ:Fe(SO3).2H2O,Fe(SO4)3.3H2O, FeSO4.7H2O và FeCl3 Hiệu quả lắng cao khi sử dụngdạng khô hay dung dịch 10 -15%

Trang 26

Quá trình tuyển nổi được thực hiện bằng cách sục các bọt khí nhỏ (thường là khôngkhí ) vào trong pha lỏng Các khí đó kết dính với các hạt và khi lực nổi của tập hợp cácbóng khí và hạt đủ lớn sẽ kéo theo hạt cùngnổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp lại vớinhau thành các lớp bọt chứa hàm lượng các hạt cao hơn trong chất lỏng ban đầu

 Hấp phụ

Phương pháp hấp phụ được dùng rộng rãi để làm sạch triệt để nước thải khỏi cácchất hữu cơ hoà tan sau khi xử lý sinh học cũng như xử lý cục bộ khi nước thải có chứamột hàm lượng rất nhỏ các chất đó Những chất này không phân huỷ bằng con đườngsinh học và thường có độc tính cao Nếu các chất cần khử bị hấp phụ tốt và chi phí riêngcho lượng chất hấp phụ không lớn thì việc ứng dụng phương pháp này là hợp lý hơn cả

Các chất hấp phụ thường được sử dụng như: than hoạt tính, các chất tổng hợp và chấtthải của vài ngành sản xuất được dùng làm chất hấp phụ(tro, rỉ, mạt cưa …) Chất hấpphụ vô cơ như đất sét, silicagen, keo nhôm và các chất hydroxit kim loại ít được sử dụng

vì năng lượng tương tác của chúng với các phân tử nước lớn Chất hấp phụ phổ biến nhất

là than hoạt tính, nhưng chúng cần có các tính chất xác định như : tương tác yếu với cácphân tử nước và mạnh với các chất hữu cơ, có lỗ xốp thô để có thể hấp phụ các phân tửhữu cơ lớn và phức tạp, có khả năng phục hồi Ngoài ra, than phải bền với nước và thấmnước nhanh Quan trọng là than phải có hoạt tính xúc tác thấp đối với phản ứng oxy hóabởi vì một số chất hữu cơ trong nước thải có khả năng bị oxy hoá và bị hoá nhựa Cácchất hoá nhựa bít kín lổ xốp của than và cản trở việc tái sinh nó ở nhiệt độ thấp

 Phương pháp trao đổi ion

Trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion trên bề mặt của chất rắn trao đổi vớiion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau

Các chất này gọi là các ionit (chất trao đổi ion), chúng hoàn toàn không tan trong nướcCác chất có khả năng hút các ion dương từ dung dịch điện ly gọi là cationit, những chấtnày mang tính axit Các chất có khả năng hút các ion âm gọi là anionit và chúng mangtính kiềm Nếu như các ionit nào đó trao đổi cả cation và anion gọi là các ionit lưỡngtính

Phương pháp trao đổi ion thường được ứng dụng để loại ra khỏi nước các kim loạinhư: Zn, Cu, Cr, Ni, Pb, Hg, M ,…v…v…, các hợp chất của Asen, photpho, Cyanua vàcác chất phóng xạ

Các chất trao đổi ion là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên hay tổnghợp nhân tạo Các chất trao đổi ion vô cơ tự nhiên gồm có các zeolit, kim loại khoángchất, đất sét, fenspat, chất mica khác nhau …vô cơ tổng hợp gồm silicagen, pecmutit(chất làm mềm nước ), các oxyt khó tan và hydroxyt của một số kim loại như nhômcrôm, ziriconi … Các chất trao đổi ion hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên gồm axit humic và

Trang 27

than đá chúng mang tính axit, các chất có nguồn gốc tổng hợp là các nhựa có bề mặtriêng lớn là những hợp chất cao phân tử.

 Các quá trình tách bằng màng

Màng được định nghĩa là một pha đóng vai trò ngăn cách giữa các pha khác nhau.Viêc ứng dụng màng để tách các chất phụ thuộc vào độ thấm của các hợp chất đó quamàng Người ta dùng các kỹ thuật như: điện thẩm tích, thẩm thấu ngược, siêu lọc và cácquá trình tương tự khác

Thẩm thấu ngược và siêu lọc là quá trình lọc dung dịch qua màng bán thẩm thấu,dưới áp suất cao hơn áp suất thấm lọc Màng lọc cho các phân tử dung môi đi qua và giữlại các chất hoà tan Sự khác biệt giữa hai quá trình là ở chỗ siêu lọc thường được sửdụng để tách dung dịch có khối lượng phân tử trên 500 và có áp suất thẩm thấu nhỏ(ví dụ như các vi khuẩn, tinh bột, protein, đất sét …) Còn thẩm thấu ngược thường được

sử dụng để khử các vật liêu có khối lượng phân tử thấp và có áp suất cao

 Phương pháp điện hoá

Mục đích của phương pháp này là xử lý các tạp chất tan và phân tán trong nướcthải, có thể áp dụng trong quá trình oxy hoá dương cực, khử âm cực, đông tụ điện và điệnthẩm tích Tất cả các quá trình này đều xảy ra trên các điện cực khi cho dòng điện 1 chiều

đi qua nước thải

Nhược điểm lớn của phương pháp này là tiêu hao điện năng lớn

1.2.3 Ph ương pháp xử lý sinh học ng pháp x lý sinh h c ử lý sinh học ọc

Phương pháp xử lí sinh học là sử dụng khả năng sống, hoạt động của vi sinh vật đểphân huỷ các chất bẩn hữu cơ có trong nước thải Các vi sinh vật sử dụng các hợp chấthữu cơ và một số khoáng chất làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng.Trong quá trìnhdinh dưỡng, chúng nhận các chất dinh dưỡng để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinhsản vì thế sinh khối của chúng được tăng lên Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ visinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa Phương pháp xử lý sinh học có thể thực hiệntrong điều kiện hiếu khí ( với sự có mặt của oxy) hoặc trong điều kiện kỵ khí( không cóoxy)

Phương pháp xử lý sinh học có thể ứng dụng để làm sạch hoàn toàn các loại nướcthải chứa chất hữu cơ hoà tan hoặc phân tán nhỏ Do vậy phương pháp này thường được

áp dụng sau khi loại bỏ các loại tạp chất thô ra khỏi nước thải có hàm lượng chất hữu cơcao

Quá trình xử lý sinh học gồm các bước

Trang 28

 Chuyển hoá các hợp chất có nguồn gốc cacbon ở dạng keo và dạng hoà tan thànhthể khí và thành các vỏ tế bào vi sinh.

 Tạo ra các bông cặn sinh học gồm các tế bào vi sinh vật và các chất keo vô cơtrong nước thải

 Loại các bông cặn ra khỏi nước thải bằng quá trình lắng

Để tách các chất bẩn hữu cơ dạng keo và hoà tan trong điều kiện tự nhiên người ta xử

lí nước thải trong ao, hồ ( hồ sinh vật) hay trên đất ( cánh đồng tưới, cánh đồng lọc…)

 Hồ sinh vật

Hồ sinh vật là các ao hồ có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo, còn gọi là hồ oxy hoá,

hồ ổn định nước thải, … xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học Trong hồ sinh vậtdiễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ nhờ các loài vi khuẩn, tảo và các loạithủy sinh vật khác, tương tự như quá trình làm sạch nguồn nước mặt Vi sinh vật sử dụngoxy sinh ra từ rêu tảo trong quá trình quang hợp cũng như oxy từ không khí để oxy hoácác chất hữu cơ, rong tảo lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân huỷ,oxy hoá các chất hữu cơ bởi vi sinh vật Để hồ hoạt động bình thường cần phải giữ giá trị

pH và nhiệt độ tối ưu Nhiệt độ không được thấp hơn 6o C

Theo bản chất quá trình sinh hoá, người ta chia hồ sinh vật ra các loại hồ hiếu khí,

hồ sinh vật tuỳ tiện (Faculative) và hồ sinh vật yếm khí

 Hồ sinh vật hiếu khí

Quá trình xử lí nước thải xảy ra trong điều kiện đầy đủ oxy, oxy được cung cấp quamặt thoáng và nhờ quang hợp của tảo hoặc hồ được làm thoáng cưỡng bức nhờ các hệthống thiết bị cấp khí Độ sâu của hồ sinh vật hiếu khí không lớn từ 0,5-1,5m

 Hồ sinh vật tuỳ tiện

Có độ sâu từ 1.5 – 2.5m, trong hồ sinh vật tùy tiện, theo chiều sâu lớp nước có thể diễn

ra hai quá trình: oxy hoá hiếu khí và lên men yếm khí các chất bẩn hữu cơ Trong hồ sinhvật tùy tiện vi khuẩn và tảo có quan hệ tương hổ đóng vai trò cơ bản đối với sự chuyểnhóa các chất

 Hồ sinh vật yếm khí

Trang 29

Có độ sâu trên 3m, với sự tham gia của hàng trăm chủng loại vi khuẩn kỵ khí bắtbuộc và kỵ khí không bắt buộc Các vi sinh vật này tiến hành hàng chục phản ứng hoásinh học để phân huỷ và biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơngiản, dễ xử lý Hiệu suất giảm BOD trong hồ có thể lên đến 70% Tuy nhiên nước thảisau khi ra khỏi hồ vẫn có BOD cao nên loại hồ này chỉ chủ yếu áp dụng cho xử lý nướcthải công nghiệp rất đậm đặc và dùng làm hồ bậc 1 trong tổ hợp nhiều bậc

 Bể lọc sinh học

Bể lọc sinh học là công trình nhân tạo, trong đó nước thải được lọc qua vật liệu rắn

có bao bọc một lớp màng vi sinh vật Bể lọc sinh học gồm các phần chính như sau: phầnchứa vật liệu lọc, hệ thống phân phối nước đảm bảo tưới đều lên toàn bộ bề mặt bể, hệthống thu và dẫn nước sau khi lọc, hệ thống phân phối khí cho bể lọc

Quá trình oxy hóa chất thải trong bể lọc sinh học diễn ra giống như trên cánh đồnglọc nhưng với cường độ lớn hơn nhiều Màng vi sinh vật đã sử dụng và xác vi sinh vậtchết theo nước trôi khỏi bể được tách khỏi nước thải ở bể lắng đợt 2 Để đảm bảo quátrình oxy hoá sinh hóa diễn ra ổn định, oxy được cấp cho bể lọc bằng các biện pháp thônggió tự nhiên hoặc thông gió nhân tạo Vật liệu lọc của bể lọc sinh học có thể là nhựaPlastic, xỉ vòng gốm, đá Granit……

Hình 1.6: Một số bể xử lý sinh học

Trang 30

Vật liệu lọc của bể sinh học nhỏ giọt thường là các hạt cuội, đá… đường kính trungbình 20 – 30 mm Tải trọng nước thải của bể thấp (0,5–1,5m3/m3 vật liệu lọc /ngàyđêm).Chiều cao lớp vật liệu lọc là 1.5 – 2m Hiệu quả xử lý nước thải theo tiêu chuẩn BOD đạt90% Dùng cho các trạm xử lý nước thải có công suất dưới 1000 m3 /ngàyđêm

Hình 1.7: Qúa trình lọc nhỏ giọt

 Bể lọc sinh học cao tải

Bể lọc sinh học cao tải có cấu tạo và quản lý khác với bể lọc sinh học nhỏ giọt, nướcthải tưới lên mặt bể nhờ hệ thống phân phối phản lực Bể có tải trọng 10 – 20m3 nướcthải/1m bề mặt bể /ngàyđêm Nếu trường hợp BOD của nước thải quá lớn người ta tiếnhành pha loãng chúng bằng nước thải đã làm sạch Bể được thiết kế cho các trạm xử lýdưới 5000m3/ngàyđêm

 Bể hiếu khí bùn hoạt tính – Bể Aerotank

Là bể chứa hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính, khí được cấp liên tục vào bể để trộnđều và giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng trong nước thải và cấp đủ oxy cho vi sinh vật oxyhóa các chất hữu cơ có trong nước thải Khi ở trong bể, các chất lơ lửng đóng vai trò làcác hạt nhân để cho các vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặngọi là bùn hoạt tính Vi khuẩn và các vi sinh vật sống dùng chất nền (BOD) và chất dinhdưỡng (N, P) làm thức ăn để chuyển hoá chúng thành các chất trơ không hòa tan vàthành các tế bào mới Số lượng bùn hoạt tính sinh ra trong thời gian lưu lại trong bểAerotank của lượng nước thải ban đầu đi vào trong bể không đủ làm giảm nhanh các chấthữu cơ do đó phải sử dụng lại một phần bùn hoạt tính đã lắng xuống đáy ở bể lắng đợt 2,bằng cách tuần hoàn bùn về bể Aerotank để đảm bảo nồng độ vi sinh vật trong bể

Trang 31

CHƯƠNG 2:

ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN

2.1 Phương án xử lý nước thải thủy sản của công ty.

Các thông số của nguồn nước thải thủy sản của công ty

Bảng 2.1: Giá trị các thông số ô nhiễm của công ty FASEAFOOD

Bảng 2.2: Giá trị các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị

tối đa cho phép

Trang 32

Theo QCVN 11: 2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệpchế biến thủy sản

biến thủy sản

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chế biếnthủy sản khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải không vượt quá giá trị Cmax đượctính toán như sau:

Trang 33

Cmax = C * Kq * Kf

Trong đó:

Cmax là nồng độ tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp chếbiến thủy sản khi thải vào nguồn nước tiếp nhận nước thải, tính bằng miligam trên lítnước thải (mg/l);

C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại mục 2.2

Kq là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn nước tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.3

Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.4.

Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số

pH và tổng coliforms

 Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép Cmaxtrong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải vào các nguồn nước tiếp nhậnnước thải được quy định tại Bảng 3.Từ bảng 1 và bảng 3 ở trên, ta thấy các thông số củanguồn nước thải thủy sản của công ty đã vượt qua giới hạn giá trị cho phép rất nhiều lần.Trong đó:

- Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa chophép trong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải vào các nguồn nước đượcdùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột A1 và A2của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt)

- Cột B quy định giá trị C của các thông số làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phéptrong nước thải công nghiệp chế biến thủy sản khi thải vào các nguồn nước không dùngcho mục đích cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 củaQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ).Dụa vào tính chất và thành phần của nước thải thủy sản của công ty BASEAFOOD ta có

sơ đồ công nghệ xử ly như sau:

 Phương án 1:

Ngày đăng: 05/05/2016, 09:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w