1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi thử vào 10 môn ngữ văn

5 483 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 221,53 KB

Nội dung

Đây là đề thi vào 10 do trường THPT Yên Định 1 biên soạn để học sinh tham khảo nhằm giúp xác định đúng học lực thật của mình giúp các em chọn trường thi vào 10 môn cách đúng đắn nhất ,tránh việc thi không hợp với học lực gây ra hậu quả đáng tiếc

Trang 1

Họ và tên thí sinh: ………Số báo danh: …………

Câu 1: (2 điểm)

a Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“ Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? (0,25 điểm)

- Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong các câu thơ trên? ( 0,25 điểm)

- Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên? Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ

ấy trong đoạn thơ? ( 1,0 điểm)

b Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau và gọi tên thành phần biệt lập ấy ( 0,5 điểm)

- Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm

( Nam Cao, Lão Hạc.)

Câu 2: (3 điểm)

Có nhiều ý kiến cho rằng:“ Tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng.”

Từ ý kiến trên, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của mình về

vai trò của tổ ấm gia đình đối với mỗi người trong cuộc sống

Câu 3: (5 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“ Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu”

( Hữu Thỉnh, Sang thu)

-HẾT -

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I

-

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

Năm học: 2015 - 2016 MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ A

Trang 2

Họ và tên thí sinh: ………Số báo danh: …………

Câu 1: (2 điểm)

a Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”

- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai? ( 0,25 điểm)

- Tìm các từ láy trong đoạn thơ trên.( 0,25 điểm)

- Xác định biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên, nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp tu từ trong đoạn thơ? ( 1,0 điểm)

b Xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau và gọi tên thành phần biệt lập ấy (0,5 điểm)

- Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn cảnh sáng tác còn là một chặng đường dài

( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

Câu 2: (3 điểm)

“ Thông cảm với nỗi khổ của bạn là tốt, ra tay cứu giúp bạn còn là điều tốt hơn”

( F Vôn-te)

Từ ý kiến trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 30 dòng) trình bày suy nghĩ của mình

về tình bạn chân chính

Câu 3: (5 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“ Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu

Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi.”

( Hữu Thỉnh, Sang thu)

-HẾT -

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HÓA

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH I

-

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT

Năm học: 2015 - 2016 MÔN NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Đề thi có 01 trang)

ĐỀ B

Trang 3

Hướng dẫn chấm đề A

điểm Câu 1 a,

- Đoạn thơ trích trong bài thơ “ Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy

- Các từ láy: vành vạnh, phăng phắc

- Phép nhân hóa: trăng ( cứ tròn vành vạnh, kể chi, im phăng phắc)

- Tác dụng: trăng trở thành một con người (có khuôn mặt: tròn vành vạnh, có thái

độ: kể chi, có tâm trạng: im phăng phắc) Hơn thế nữa, trăng trở thành một người

bạn, một nhân chứng bao dung, độ lượng nhưng cũng rất nghiêm khắc nhắc nhở

nhà thơ và cả chúng ta về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, thủy chung, ân tình cùng

quá khứ

b,

- Thành phần phụ chú: tôi nghĩ vậy

0,25đ

0,25đ 0,5đ 0,5đ

0,5đ Câu 2 a, Về kĩ năng:

- Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một

cách lô gic, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi

dùng từ cơ bản…

b, Về kiến thức:

* Giải thích:

- Ý kiến khẳng định: tầm quan trọng của tổ ấm gia đình

- Gia đình bao gồm một số người có quan hệ huyết thống hoặc một số quan hệ

ràng buộc khác nhau

- Với mỗi người, tổ ấm gia đình là nơi được chăm sóc, yêu thương, được dạy dỗ,

được nuôi dưỡng để trưởng thành…

* Bàn luận:

- Vai trò của tổ ấm gia đình:

+ Gia đình là chỗ dựa vững chắc giúp ta vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống

+ Gia đình có ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển nhân cách của mỗi thành viên

trong gia đình

+ Sự bình yên trong gia đình góp phần làm nên sự bình yên trong tâm hồn mỗi

thành viên và cũng là sự bình yên của xã hội

- Gia đình tan vỡ thì mỗi thành viên sẽ đau đớn, bất hạnh, đặc biệt là trẻ em…

* Bài học:

- Gia đình có vai trò thật quan trọng

- Mỗi người cần có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ tổ ấm gia đình, không nên vì bất

cứ lí do gì mà làm tổn hại đến tình cảm gia đình…

0,5đ

0,25đ 0,25đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,25đ

Câu 3 a, Yêu cầu về mặt kĩ năng:

- Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một

cách lô gic, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi

dùng từ cơ bản…

b, Yêu cầu về kiến thức:

- Giới thiệu đôi nét tác giả, tác phẩm, vị trí hai khổ thơ cảm nhận trong bài thơ

- Cảm nhận nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Từ “bỗng” thể hiện sự đột ngột, bất chợt trong cảm nhận, nhưng chính cái bất

ngờ ấy mới tạo ra sự nên thơ, thú vị để rồi tất cả như òa vỡ trong cái ngỡ ngàng,

bối rối “ hình như thu đã về”

+ Tiết trời chuyển từ hạ sang thu được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua những hình

ảnh và hương vị đặc trưng của mùa thu:

0.5đ

0,5đ 0,75đ

0,75đ

Trang 4

++ Hương vị của ổi: “ hương ổi phả vào trong gió se”, đó là hương vị chua chua,

ngòn ngọt của những quả ổi chín vàng ươm Một hương vị đơn sơ, mộc mạc, đồng

nội

+ +Gió heo may se lạnh mang theo cả hương ổi Từ “phả” đã diễn tả được tốc độ

của gió đủ chậm để nhà thơ nhận ra sự hiện hữu của nó trong không gian và sự bất

chợt trong cảm nhận

+ +Sương: “chùng chình qua ngõ” , tác giả đã nhân hóa làn sương để diễn tả sự cố

ý chuyển động chậm chạp, duyên dáng, mềm mại, yểu điệu như hình bóng của

một thiếu nữ đi ngang ngõ Từ láy “ chùng chình” còn diễn tả tâm trạng đợi chờ,

tư lự…

+ +Sông “dềnh dàng”: đó là sự chuyển động chậm rãi, thư thả,không còn cái cuồn

cuộn ào ạt như mùa hè của nước sông

+ +Chim “vội vã” tranh thủ bay đi kiếm mồi hay đi trú rét ở phương Nam khi trời

còn ấm áp Hình ảnh có tính chất đối lập nhưng vẫn tạo nên bức tranh thu đẹp

+ +Đám mây mùa hạ: “ vắt nửa mình sang thu”, đó không phải cái màu xám xịt,

cũng chẳng phải cái màu xanh ngắt, những đám mây bồng bềnh, lững lờ, bảng

lảng trên tầng không tạo ra không gian và thời gian thu thật đẹp

- Đánh giá:

+ Bằng con mắt tinh tế, tâm hồn nhạy cảm cộng với một tình yêu thiên nhiên tha

thiết, sống gắn bó với làng quê Việt Nam, Hữu Thỉnh đã miêu tả thật sinh động

khung cảnh thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ

1,0đ

Hướng dẫn chấm đề B

điểm Câu 1 a,

- Đoạn thơ được trích trong bài thơ “ Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt

- Từ láy: dai dẳng

- Biện pháp tu từ: + ẩn dụ : Ngọn lửa

+ Điệp ngữ: một ngọn lửa

- Tác dụng: diễn đạt tình yêu thương chân thành của người bà dành cho gia đình

mà đặc biệt là những đứa cháu , cùng với một niềm tin không bao giờ lụi tàn vào

một cuộc sống tốt đẹp

b, - Thành phần cảm thán: chao ôi

0,25đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ

Câu 2 a, Về kĩ năng:

- Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một

cách lô gic, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi

dùng từ cơ bản…

b, Về kiến thức:

+ Giải thích:

- ý nghĩa câu nói: người bạn tốt là người bạn biết sẻ chia khó khăn, nỗi bất hạnh

của ta nhưng sẽ tốt hơn nhiều khi biết thể hiện bằng hành động giúp đỡ ta khi

hoạn nạn Đó là biểu hiện của một tình bạn chân thành, cao đẹp

- Tình bạn là sự kết thân hoàn toàn tự nguyện dựa trên sự hiểu biết về tính tình,

tình cảm, sở thích của nhau trong quá trình học tập, công tác, sinh hoạt, vui chơi

0,5đ

0,25đ

0,25đ

Trang 5

+ Bàn luận:

- Tình bạn chân thành có vai trò quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống:

+ Là chỗ dựa, là động lực tinh thần cho mỗi người

+ Là người sẻ chia, là chiếc gương để ta tự soi lại mình và giúp ta chiến thắng

chính mình.…

- Phê phán những người không biết quý trọng tình bạn

- Để giữ gìn tình bạn cần: sự chân thành, thẳng thắn, biết tha thứ, vượt qua tự ái

* Bài học:

- Cần phải nhận thức được vai trò quan trọng của tình bạn chân thành trong cuộc

sống

- Cần phải trân trọng, gìn giữ tình bạn và xây dựng những tình bạn ngày càng tốt

đẹp…

0,25đ 0,25đ 0,5đ

0,5đ 0,25đ 0,25đ

Câu 3 a, Yêu cầu về mặt kĩ năng:

- Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp xếp ý một

cách lô gic, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi

dùng từ cơ bản…

b, Yêu cầu về kiến thức:

- Giới thiệu đôi nét tác giả, tác phẩm, vị trí hai khổ thơ cảm nhận trong bài thơ

- Cảm nhận nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

+ Tiết trời chuyển từ hạ sang thu được nhà thơ cảm nhận tinh tế qua các hình ảnh

đặc trưng cuả khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu:

+ +Sông “dềnh dàng”: Không chỉ có hương ổi, gió se, sương chùng chình mà đó

còn là dòng sông với sự chuyển động chậm rãi, thư thả, không còn cái cuồn cuộn

ào ạt như trong mùa hè

+ +Chim “vội vã” tranh thủ bay đi kiếm mồi hay đi trú rét ở phương Nam khi trời

còn ấm áp Hình ảnh có tính chất đối lập nhưng vẫn tạo nên bức tranh thu đẹp

+ +Đám mây mùa hạ: “ vắt nửa mình sang thu”, không phải cái màu xám xịt, cũng

chẳng phải cái màu xanh ngắt, những đám mây bồng bềnh, lững lờ, bảng lảng trên

tầng không tạo ra không gian và thời gian thu thật thơ mộng

+ +Nắng cuối hạ đầu thu vẫn còn nhiều nhưng đã bớt nồng nàn, oi ả

+ +Mưa đã “vơi dần”: trời ít mưa hơn, những cơn mưa ào ạt cũng thưa dần sấm

cũng ít đi, hàng cây cũng không còn phải giật mình đột ngột

+ Hai câu thơ cuối bài thơ mang triết lí sâu sắc: “sấm” là những âm vang, tác động

bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời “ Hàng cây đứng tuổi” chính là những con

người từng trải đứng tuổi sẽ vững vàng hơn trước tác động của ngoại cảnh

- Đánh giá:

+ Bằng con mắt tinh tế, tâm hồn nhạy cảm cộng với một tình yêu thiên nhiên tha

thiết, sống gắn bó với làng quê Việt Nam, Hữu Thỉnh đã miêu tả thật sinh động

khung cảnh thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa từ hạ sang thu

+ Đoạn thơ kết lại bằng một triết lí sâu sắc được đúc kết qua những trải nghiệm

của chính cuộc đời tác giả Vì vậy mà giá trị của bài thơ được nâng lên rất nhiều

0,5đ

0,5đ 0,5đ

0,5đ

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ

0,75đ

0,5đ 0,5đ

Ngày đăng: 05/05/2016, 06:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w