Agribank Xuyên Á có nhiệm vụ quản lý tài chính và thanh toán, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên địa bàn Quận 12 và các khu vực lân cận, kiểm soát các hoạt động của ph
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 07/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại HọcNông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN
VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN –
CHI NHÁNH XUYÊN Á, TP HỒ CHÍ MINH” do Ngô Thị Bích Vân, sinh viên khóa 32,
khoa Kinh Tế, chuyên ngành Kế Toán - Tài Chính, đã bảo vệ thành công trước hội đồngvào ngày
TÔN THẤT ĐÀONgười hướng dẫn
Ngày….tháng….năm 2010
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày….tháng….năm 2010 Ngày….tháng….năm 2010
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến :
- Ban Giám Hiệu, các thầy cô trường Nông Lâm TP Hồ Chí Minh cùng toàn thể
các thầy cô khoa Kinh Tế đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu, làm
hành trang vững chắc cho em bước vào đời Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
thầy Tôn Thất Đào đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp
này
- Ban Giám Đốc NHNo&PTNT – Chi nhánh Xuyên Á cùng toàn thể các Anh
Chị, các phòng ban đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực tập và
nghiên cứu đề tài!
Sinh viên thực hiện
Ngô Thị Bích Vân
Trang 4Một quốc gia phát triển phải có một nền kinh tế phát triển Và một nền kinh tế pháttriển phải biết tận dụng mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng để đầu tư, mang lạinguồn lợi cho đất nước Huy động vốn trong hệ thống Ngân hàng phải phát huy mọi khảnăng để khai khác nguồn tài chính dồi dào đó Bên cạnh đó, Ngân hàng phải dùng nguồnvốn huy động được để cho vay, mang lại nguồn lợi cho chính bản thân Ngân hàng và cho
cả sự phát triển kinh tế
Thấy được sự khó khăn của công tác huy động vốn và cho vay cũng như vai tròquan trọng của chúng, em quyết định nghiên cứu thực tế kế toán quá trình huy động vốn
và cho vay tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Xuyên Á, TP Hồ Chí Minh
Để công tác huy động vốn được linh hoạt, hoạt động cho vay đáp ứng mọi nhu cầukhách hàng thì hệ thống ngân hàng có nhiều phương thức khác nhau Nhưng trong phạm
vi của khóa luận, em chỉ đi sâu vào các hình thức chủ yếu như kế toán nghiệp vụ TGTK
có kỳ hạn, TGTK không kỳ hạn, kế toán nghiệp vụ TGTT, kế toán nghiệp vụ phát hànhgiấy tờ có giá cũng như cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn
Từ sự tìm hiểu thực tế, tiến hành mô tả về các mặt như quy trình huy động vốn,quy trình cho vay, quy trình luân chuyển chứng từ, tình hình thực hiện kế toán huy độngvốn, tình hình thực hiện kế toán cho vay tại đơn vị để có những bài học kinh nghiệm chobản thân, cũng như những nhận xét, những kiến nghị phù hợp để hoàn thiện hơn
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt viii
Danh mục các bảng ix Dạnh mục các hình x Danh mục phụ lục xi CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Sơ lược về cấu trúc khóa luận 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn – Chi nhánh Xuyên Á, TP Hồ Chí Minh 3
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển 3
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ bản 3
2.1.3 Hướng phát triển trong tương lai 4
2.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại Ngân hàng 5
2.2.1 Cơ cấu tổ chức 5
2.2.2 Bộ máy kế toán 5
2.2.3 Nhiệm vụ phòng kế toán ngân quỹ 6
2.2.4 Hình thức kế toán tại Ngân hàng áp dụng 7
2.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu 7
2.3.1 Đối với khách hàng cá nhân 7
2.3.2 Đối với khách hàng doanh nghiệp 8
2.4 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng 8
2.4.1 Thuận lợi 8
2.4.2 Khó khăn 8
Trang 6CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nghiệp vụ kế toán huy động vốn 9
3.1.1 Tổng quan về nghiệp vụ kế toán huy động vốn 9
3.1.2 Các hình thức huy động vốn 10
3.1.3 Kế toán hoạt động huy động vốn 12
3.2 Nghiệp vụ kế toán cho vay 20
3.2.1 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay 21
3.2.2 Các hình thức cho vay 22
3.2.3 Kế toán hoạt động cho vay 22
3.3 Hệ thống tài khoản ngân hàng sử dụng 27
3.3.1 Cấu trúc tài khoản 27
3.3.2 Ký hiệu tiền tệ 27
3.3.3 Định khoản ký hiệu tài khoản chi tiết 27
3.3.4 Phương pháp hạch toán tài khoản 28
3.4 Phương pháp nghiên cứu 28
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Kế toán huy động vốn 29
4.1.1 Các loại hình sản phẩm dịch vụ cung ứng 29
4.1.2 Chứng từ kế toán 30
4.1.3 Quy trình thu chi tại ngân hàng 32
4.1.4 Huy động vốn bằng tiền gửi 40
4.1.5 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá 56
4.2 Kế toán hoạt động cho vay 61
4.2.1 Các loại hình sản phẩm dịch vụ cung ứng 61
4.2.2 Chứng từ kế toán 61
4.2.3 Quy trình cho vay tại ngân hàng 62
4.2.4 Kế toán cho vay cá nhân và hộ gia đình 65
4.2.5 Kế toán cho vay doanh nghiệp 77
Trang 7CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận 85
5.1.1 Đối với kế toán huy động vốn 85
5.1.2 Đối với kế toán cho vay 87
5.2 Kiến nghị 89
5.2.1 Đối với kế toán huy động vốn 89
5.2.2 Đối với kế toán cho vay 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agribank Agriculture And Rual Development Bank
ATM Automated Teller Machine
TGKKH Tiền gửi không kỳ hạn
TGTKCKH Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
TGTKKKH Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
TGTT Tiền gửi thanh toán
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1:Bảng tạm nhập ấn chỉ
Bảng 4.2:Bảng lãi suất kỳ phiếu có thưởng
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ Bộ máy tổ chức
Hình 2.1: Sơ đồ Bộ máy kế toán
Hình 4.1: Quy trình thu tiền mặt
Hình 4.2: Quy trình chi tiền mặt
Hình 4.3: Quy trình chuyển khoản
Hình 4.4: Lưu đồ luân chuyển chứng từ trong ngày
Hình 4.5: Sơ đồ quy trình cho vay tại ngân hàng
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Giấy nộp tiền, Sổ phụ, Phiếu thu
Phụ lục 2: Sổ Phụ, Giấy báo Nợ, Ủy nhiệm chi, Chứng từ giao dịch, Lệnh thanh toán.Phụ lục 03: Séc, Giấy lãnh tiền mặt
Phụ lục 04: Mẫu sổ TKKKH, Thẻ lưu TKKKH, Giấy rút tiền, Phiếu chi
Phụ lục 05: Thẻ lưu TKCKH, Mẫu sổ TKCKH, Giấy gửi tiền, Giấy rút tiền, Phiếu chi.Phụ lục 06: Giấy đăng ký mở TK TKHĐ, Thẻ TK TKHĐ, Giấy gửi tiền
Phụ lục 07: Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, Thẻ lưu TKCKH, Giấy rút tiền
Phụ lục 08: Giấy gửi tiền, Kỳ phiếu, Thẻ lưu TKCKH
Phụ lục 09: Giấy đề nghị vay vốn, Dự án vay vốn, Biên bản xác nhận giá trị tài sản đảm bảo, Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng
Phụ lục 10: Hợp đồng tín dụng kiêm hợp đồng cầm cố chứng từ có giá, Chứng từ giao dịch, Phiếu thu
Phụ lục 11: Giấy đề nghị vay vốn, Dự án vay vốn, Biên bản xác nhận giá trị tài sản đảm bảo, Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng
Phụ lục 12: Giấy biên nhận, Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng tín dụng, Giấy nhận nợ(lần 1)
Phụ lục 13: Giấy đề nghị vay vốn, Phương án sử dụng vốn vay, Biên bản xác nhận giá trị tài sản đảm bảo, Hợp đồng tín dụng, Phụ lục hợp đồng
Phụ lục 14: Bảng kiệt kê chứng từ giao dịch trong ngày, Báo cáo giao dịch cuối tháng
Trang 12CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Hệ thống NH giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh kế của mọi quốc gia
Là người đi vay để cho vay, NH giữ một vai trò chủ lực giữa chủ thể thừa vốn và thiếuvốn Thế nhưng NH không thể huy động tối đa nguồn vốn trong xã hội, vẫn còn mộtlượng vốn nhàn rỗi không được đầu tư, sinh lời
Tìm kiếm nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý, cho vay đạt hiệu quả là mục tiêucủa mọi NH Do vậy, huy động vốn và cho vay là vấn đề không thể thiếu đối với mọi NH
Và nghiệp vụ kế toán huy động vốn cũng như kế toán cho vay giữ một phần quan trọng,ảnh hưởng to lớn đối với cả hệ thống NH
Việc theo dõi vốn huy động các loại và cho vay đa dạng được giao nhiệm vụ cho
bộ phận kế toán Và bộ phận kế toán của đơn vị đã ghi nhận các nghiệp vụ huy động vốn
và cho vay ra sao? có điểm mạnh gì và tồn tại gì trong quá trình hạch toán?
Để nhận diện các vấn đề trên, tôi chọn nội dung “ Kế toán huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Xuyên Á” làm
khóa luận tốt nghiệp chương trình học bậc cử nhân
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hình thức huy động vốn như: huy động vốn từ tiền gửi, phát hành giấy
tờ có giá, vay ngân hàng khác, vay ngân hàng nhà nước và các hình thức huy động kháccũng như hình thức cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn
Mô tả công tác kế toán trong hình thức huy động vốn và cho vay, quy trình luânchuyển chứng từ, phương pháp hạch toán kế toán khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh…trong từng hình thức huy động vốn, hình thức cho vay
Qua đó rút ra những ưu nhược điểm của công tác kế toán trong từng hình thức huy động vốn, từng hình thức cho vay để có những đề nghị xác đáng, thích hợp
Trang 131.3 Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện trong phạm vi nghiên cứu sau:
- Về không gian: Tại NHNo&PTNT – Chi nhánh Xuyên Á
- Về thời gian: Từ tháng 03/2010 đến tháng 06/2010
- Về nội dung: Kế toán huy động vốn và cho vay tại NHNo&PTNT- Chi nhánhXuyên Á
1.4 Sơ lược cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT- Chi nhánh Xuyên
Á, cơ cấu tổ chức của chi nhánh, hình thức kế toán áp dụng, những thuận lợi và khó khăncủa ngân hàng
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, lý luận cơ bản và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác huy động vốn, công tác cho vay tại NHNo&PTNT - Chi nhánhXuyên Á, từ đó có những nhận xét về công tác kế toán tại ngân hàng
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Qua những vấn đề nghiên cứu, thấy được những ưu nhược điểm của công tác kếtoán tại Ngân hàng, từ đó đề xuất những ý kiến nâng cao hiệu quả hoạt động
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về NHNo&PTNT- Chi nhánh Xuyên Á
2.1.1 Quá trình ra đời và phát triển
NHNo&PTNT – Chi nhánh Xuyên Á có Hội sở chính tại tòa nhà Anna Building,công viên phần mềm Quang Trung, phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TPHCM
Là một trong 154 đơn vị thành viên trực thuộc hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam,được thành lập 01/04/2008, tách ra từ NHNo&PTNT – Chi nhánh Hóc Môn và đượcchuyển từ NH chi nhánh cấp II lên chi nhánh cấp I trực thuộc Trung ương NH thực hiệnhạch toán kinh tế có tư cách pháp nhân và hoạt động theo sự chỉ đạo của Hội sở
Chi nhánh Xuyên Á với số vốn ban đầu là 122 tỷ đồng, dư nợ cho vay là 44 tỷ.Nhưng cuối năm 2008 số vốn đã lên tới 1035 tỷ, dư nợ cho vay là 338 tỷ đồng, hoànthành kế hoạch kinh doanh được giao Ưu thế của NH là hỗ trợ vay vốn cho nông nghiệpvùng ven, ngoại thành, góp phần nâng cao đời sống nông dân
Bên cạnh đó, việc mở rộng mạng lưới hoạt động của chi nhánh nhằm nâng caohiệu quả hoạt động của NH cũng như mang lại cho người dân những dịch vụ NH tiện ích,tiên tiến hơn, thuận lợi hơn Và thực tế NH đã thành lập được Phòng giao dịch số 1 vàphòng Dịch vụ & Marketing trực thuộc, nằm trong địa bàn Quận 12, nơi có dân cư đôngđúc, đời sống khá ổn định và đang ngày càng phát triển
Hoạt động được hơn 2 năm nhưng NH đã dần chiếm lĩnh khu vực ngoại thành, thuhút được ngày càng nhiều KH trong khu vực lân cận
Từ khi thành lập, NHNo&PTNT – Chi nhánh Xuyên Á đã lớn mạnh, tạo dựngđược uy tín, hình ảnh đẹp trong lòng KH Các sản phẩm dịch vụ phong phú, đa dạng,công nghệ tiên tiến hiện đại, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản
Trang 15Agribank Xuyên Á có nhiệm vụ quản lý tài chính và thanh toán, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên địa bàn Quận 12 và các khu vực lân cận, kiểm soát các hoạt động của phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.
2.1.3 Định hướng phát triển
- Tập trung sức toàn hệ thống để xây dựng NHNo&PTNT Việt Nam thành tậpđoàn tài chính Đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nôngthôn, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ NH; Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhânlực, đổi mới công nghệ NH theo hướng hiện đại hoá, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập.Nâng cao năng lực tài chính và phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kếthợp với văn hoá doanh nghiệp
- Với phương châm “AGRIBANK mang phồn thịnh đến cho khách hàng”, “phục
vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi”, NH đã thu hút được ngày càng nhiều KH, tăng lòng tin
và sự gắn bó của NH với KH
- Là một thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam, agribank Xuyên Á cũng đãkhông ngừng phấn đấu, đẩy nhanh tiến độ triển khai áp dụng công nghệ thông tin, nângcao năng suất lao động, đầu tư vào con người, phát triển năng lực nhân viên, đào tạochuyên sâu theo yêu cầu công việc, tăng cường huấn luyện tại chỗ, khuyến khích tự học
để nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên Nâng cao năng lực điều hành và phát triểncác kỹ năng quản trị NH hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra,kiểm toán nội bộ Mục tiêu của NH là đạt được những chỉ tiêu mà Hội sở đã đặt ra, thànhcông của chi nhánh sẽ góp phần đạt mục tiêu chung của toàn hệ thống
2.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban
2.2.1 Bộ máy tổ chức
Hình 2.1 Sơ đồ Bộ Máy Tổ Chức
Trang 16
Phòng Hành Chính NHNo&PTNT- CN Xuyên Á
Agribank Xuyên Á đã thực hiện triển khai mô hình tổ chức theo loại hình doanhnghiệp NH đặc biệt và sắp xếp lại bộ máy tổ chức gọn nhẹ, năng động, có sự phân côngnhiệm vụ cụ thể, khoa học Từ những định hướng mà NH đề ra, Agribank Xuyên Á luôn
cố gắng thực hiện định hướng trên nhằm phấn đấu để đưa NH không chỉ đạt mục tiêuchung của toàn hệ thống mà còn mang lại một kết quả kinh doanh tốt trong thời gian tới
Tổ tín dụng và thanh toán quốc
tế Phòng tín dụng
Trang 17Phòng Hành Chính NHNo&PTNT- CN Xuyên Á
2.2.3 Chức năng nhiệm vụ của phòng Kế Toán - Ngân Quỹ
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, và thanh toán theo quy định củaNHNN, NHNo&PTNT Việt Nam
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quỹtiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn, trình NHNo&PTNT cấp trên phê duyệt
- Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theoquy định
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao
Kế toán giao dịch, thanh toán viên
Bộ phận quỹ
Kế toán tổng hợp Kiểm soát viên giao dịch
Trang 18này sẽ tập trung về máy chủ của KSV Cuối ngày, KSV in bảng Nhật ký quỹ và Bảng liệt
kê chứng từ KSV tiến hành chấm chứng từ trên cơ sở đối chiếu giữa chứng từ gốc vànhững bút toán trên Bảng liệt kê chứng từ Phần mềm được thiết kế sẵn sẽ tự động tạoBảng cân đối tài khoản ngày, tháng, quý, năm và các báo cáo khác phục vụ nhu cầu quản
lý của NH
Hình thức Chứng từ ghi sổ được thực hiện theo các trình tự sau:
Nghiệp vụ phát sinh lập chứng từ vào Sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi, Sổ chi tiếtcác TK cần chi tiết (hàng ngày) lập Chứng từ ghi sổ vào Sổ cái các TK ; Sổ đăng kýchứng từ ghi sổ cuối kỳ lập Bảng cân đối số phát sinh Đối chiếu và lập Báo cáo tàichính
2.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu.
2.3.1 Đối với khách hàng cá nhân
- Nhận tiền gửi: TGTT, TGTKKKH ;TGTKCKH;Tiết kiệm gửi góp; Tiết kiêm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi; Tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo lũy tiến tiền gửi;Tiết kiệm có thưởng…
- Phát hành GTCG như kỳ phiếu, CCTG ngắn hạn, CCTG dài hạn, trái phiếu…
- Cho vay: Cho vay vốn sản xuất kinh doanh; Cho vay lưu vụ; Cho vay đáp ứng yêu cầu phục vụ đời sống; Cho vay mua sắm nhà ở; phương tiện vận chuyển…; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; Cho vay trả góp; Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng
- Dịch vụ như: chuyển tiền kiều hối qua tài khoản và qua chứng minh thư; Dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua kênh Western Union; Dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài; Dịch
vụ thẻ Agibank
2.3.2 Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Thanh toán quốc tế; Dịch vụ tài khoản TGTT; Dịch vụ trả và nhận lương tự động; Dịch vụ bảo lãnh; Cho vay doanh nghiệp; Dịch vụ sec; Các dịch vụ kinh doanh ngoại tệ; Dịch vụ bao thanh toán
* Sản phẩm mới: Tiết kiêm học đường
2.4 Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng
Trang 192.4.1 Thuận lợi
- Hội sở chính của chi nhánh tọa lạc trong tòa nhà Anna Building sang trọng, lịch
sự, thoáng mát, có nhiều quầy giao dịch Sở Giao Dịch nằm trên đường số 1 Xuyên Á với nhiều thuận lợi trong giao dịch
- Nằm trong khu vực đông dân cư, đời sống người dân ngày càng phát triển
- Là chi nhánh cấp I của NHNo&PTNT nên đã có uy tín trên thị trường
- Trang thiết bị hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, phục vụ đắc lực cho mọi công tác của ngân hàng
- Ban lãnh đạo ngân hàng dày dạn kinh nghiệm trong chuyên môn nghiệp vụ cũng như trong công tác lãnh đạo, quản lý ngân hàng
- Đội ngũ nhân viên hòa nhã, nhiệt tình, tận tâm phục vụ khách hàng
- Chính sách bố trí, luân chuyển cán bộ làm việc ngày thứ 7 đã đáp ứng được một lượng lớn khách hàng, mang lại sự thuận tiện trong giao dịch, góp phần tạo nên hình ảnh đẹp của ngân hàng trong lòng khách hàng
2.4.2 Khó khăn
- Vị trí ngân hàng là thuận lợi nhưng không phải là thuận lợi nhất trong khu vực,không nằm trong trung tâm của Q12 Vì vậy lượng khách hàng tìm đến giao dịch còn thấphơn khả năng thực tế
- Ngân hàng được thành lập vừa hơn 2 năm, đó không phải là thời gian dài để thuhút lượng khách hàng tiềm năng trong khu vực
- Sự cạnh tranh gay gắt của hệ thống ngân hàng khác hệ thống và cả hệ thống ngânhàng cùng hệ thống nằm trong khu vực
- Sản phẩm dịch vụ có đa dạng, phong phú nhưng chưa thu hút được sự quan tâmcủa khách hàng trong và ngoài khu vực
- Khoa học công nghệ có tiên tiến nhưng chưa nắm bắt được sư phát triển nhanhchống của thời đại
Trang 20CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nghiệp vụ kế toán huy động vốn
3.1.1 Tổng quan về nghiệp vụ kế toán huy động vốn
3.1.1.1 Khái niệm và vai trò kế toán huy động vốn
a) Khái niệm
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM.Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụ cho hoạtđộng tín dụng của mình nên nguồn vốn này được xem như một khoản nợ của NH.Vì vậy,nghiệp vụ huy động vốn được xem như nghiệp vụ TS nợ
b)Vai trò
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong các NH Nếu
NH phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở rộng công tác cho vay, tăngcường vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho NH nhiều lợi nhuận
- Đối với khách hàng: Được tiết kiệm và đầu tư sinh lời, cung cấp cho KH mộtnơi an toàn cất trữ và tích lũy nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
- Đối với xã hội: Quản lý được lượng tiền trong lưu thông, định hướng đầu tưcho các ngành và vùng kinh tế, điều hòa vốn giữa người thiếu và người thừa
- Đối với NH: Vốn huy động giữ một vai trò rất quan trọng, là nguồn giải quyếtvấn đề đầu vào cho mọi NH
3.1.1.2 Ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán huy động vốn
a) Ý nghĩa
- Kế toán HĐV cung cấp những thông tin về phạm vi HĐV, tỷ trọng mỗi hìnhthức huy động, tỷ trọng nguồn vốn bằng nội tệ hay ngoại tệ trong tổng nguồn vốn Từ đó,ban quản trị có phương hướng đầu tư vào các ngành kinh tế, sử dụng nguồn vốn sao cho
có hiệu quả cao và có kế hoạch trả nợ vay đúng hạn
Trang 21- Ngoài ra NH còn có thể theo dõi tình hình HĐV để từ đó mở rộng hay giảmnguồn vốn huy động.
b) Nhiệm vụ
- Phản ánh, ghi chép một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác về mọi hoạt độngHĐV khi có nghiệp vụ phát sinh
- Theo dõi chặt chẽ kỳ hạn rút tiền, hạch toán trả nợ và lãi kịp thời
- Phản ánh vào sổ sách thích hợp tình hình HĐV và trả nợ, giúp cho ban lãnhđạo NH có kế hoạch HĐV và sử dụng vốn có hiệu quả hơn
3.1.2 Các hình thức huy động vốn
3.1.2.1 Huy động vốn từ tiền gửi
a) Huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn (Tiền gửi thanh toán)
- Mục đích chính của việc gửi tiền vào tài khoản là nhằm đảm bảo an toàn vàthực hiện các khoản thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng
- Hầu hết các NH đều tính và thu phí dịch vụ trên TK này để bù đắp cho khoảnchi phí lớn mà NH phải bỏ ra để theo dõi và xử lý khối lượng giao dịch khổng lồ trênTGTT
b) Huy động vốn từ tiền gửi có kỳ hạn
- Là những khoản tiền có kỳ đáo hạn cố định cho một số tiền nhất định nào đó.Mục đích chính của việc gửi tiền có kỳ hạn là được hưởng lãi Người gửi tiền chỉ được rúttiền khi đến hạn thỏa thuận Nếu khách hàng rút trước hạn thì được trả lãi với mức thấphơn thỏa thuận đầu (hưởng lãi suất không kỳ hạn)
- Việc phát hành một sổ TGCKH cũng tương tự như việc phát hành một CCTG,chỉ khác ở chổ là việc phát hành CCTG chỉ tập trung trong khoản thời gian NHTM muốntăng nhanh vốn huy động
c) Huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
- Là loại tiền gửi mà KH có thể tích lũy dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứngmột khoản chi tiêu nào đó trong tương lai mà vẫn được hưởng lãi KH có thể tùy ý gửihoặc rút tiền
- Đối với loại tiền gửi này NH trả lãi cho KH với lãi suất thường thấp
Trang 22- Khi KH gửi TGTKKKH, KH sẽ được NH cung cấp một sổ tiền gửi, phản ánhtất cả các giao dịch gửi tiền, rút tiền, số dư hiện có, tiền lãi được hưởng hoặc KH đượccung cấp một báo cáo TK sau mỗi lần giao dịch thay cho sổ tiền gửi.
d) Huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Ngoài việc trả lãi cho KH còn kèm theo mục đích cụ thể: Tiết kiệm mua nhà,tiết kiệm có thưởng…
3.1.2.2 Huy động vốn qua phát hành giấy tờ có giá
GTCG là chứng nhận của NH phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận mộtnghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điềukhoản cam kết giữa NH và người mua
a) Giấy tờ có giá ngắn hạn và dài hạn
- GTCG ngắn hạn là GTCG có thời hạn dưới 12 tháng như Kỳ phiếu, CCTGngắn hạn và các GTCG ngắn hạn khác
- GTCG dài hạn là GTCG có thời hạn trên 12 tháng, bao gồm trái phiếu, CCTGdài hạn và các GTCG dài hạn khác
b) Phương thức trả lãi
- Tính lãi trước: Tính lãi ngay khi phát hành, khi đáo hạn KH nhận tiền bằngmệnh giá
- Tính lãi sau: Chỉ thanh toán lãi khi đáo hạn cùng mệnh giá
- Trả lãi định kỳ: Căn cứ vào phiếu trả lãi theo định kỳ 6 tháng hay 1 năm đốivới GTCG dài hạn
c) Các trường hợp phát hành
- Phát hành GTCG ngang giá: Là phát hành GTCG đúng bằng mệnh giá
- Phát hành GTCG có chiết khấu: Là phát hành GTCG nhỏ hơn mệnh giá, phầnchênh lệch gọi là chiết khấu
- Phát hành GTCG có phụ trội: Là phát hành GTCG với giá lớn hơn mệnh giá.Phần chênh lệch gọi là phụ trội
3.1.2.3 Huy động vốn từ tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng Nhà Nước
Trang 23Các TCTD có thể vay lẫn nhau và đi vay từ các TCTD nước ngoài Ngoài raTCTD còn được vay vốn ngắn hạn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định.
3.1.2.4 Huy động vốn từ nguồn khác
3.1.3 Kế toán hoạt động huy động vốn
3.1.3.1 Kế toán nghiệp vụ tiền gửi
a) Chứng từ sử dụng
Để có cơ sở ghi chép nghiệp vụ tiền gửi vào sổ sách kế toán, kế toán NH sửdụng các chứng từ : Giấy gửi tiền, Giấy lãnh tiền, Phiếu thu, phiếu chi, Sổ tiền gửi hoặcsao kê số dư tiền gửi, Bảng kê tính lãi, phiếu chuyển khoản, phiếu thanh toán
b) Tài khoản sử dụng
* TK 42 - Tiền gửi của KH
- TK 421 - Tiền gửi KH trong nước bằng VNĐ
+ TK 4211 - TG không kỳ hạn+ TK 4212 - TG có kỳ hạn+ TK 4214 - TG vốn chuyên dùng
- TK 422 - Tiền gửi KH trong nước bằng ngoại tệ
+ TK 4221 - Tiền gửi không kỳ hạn+ TK 4222 - Tiền gửi có kỳ hạn+ TK 4224 - Tiền gửi vốn chuyên dùng
- TK 423 - Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ
+ TK 4231 - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn+ TK 4232 - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn+ TK 4238 - Tiền gửi tiết kiệm khác
- TK 424 - Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ
+ TK 4241 - Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn+ TK 4242 - Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
* TK 49 - Lãi và phí phải trả
- TK 491 - Lãi trả cho tiền gửi
+ TK 4911 - Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng Việt Nam
Trang 24+ TK 4912 - Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ+ TK 4913 - Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam+ TK 4914 - Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ
* TK 80 - Chi phí hoạt động tín dụng
- TK 801 - Trả lãi tiền gửi
c) Nội dung và kết cấu tài khoản tiền gửi
* TK 42 - Tiền gửi của KH
TK này phản ánh các khoản tiền do KH gửi vào NH Nội dung phản ánhtrong TK này như sau:
KH đang gửi tại NH
- Số tiền lãi đã trả - Số tiền lãi phải trả tính
dồn tích
Dư có: Số tiền lãi phải trả tính dồn tích
Trang 25Nợ TK 1113 - TGTT tại NHNN
Nợ TK 5012 - TT bù trừ của NH thành viên
Nợ TK 5112\ 5212 - Chuyển tiền đến năm nay\ liên hàng đến …
Có TK 4211\4212 - TG không kỳ hạn\ TG có kỳ hạn(3) Khi KH rút TM
Nợ TK 4211\4212 - TG không kỳ hạn\ TG có kỳ hạn
Có TK 1011- TM tại quỹ(4) Khi khách hàng chuyển tiền để thanh toán cho người thụ hưởng
Nợ TK 4211\4212 - TG không kỳ hạn\ TG có kỳ hạn
Có TK thích hợp ( 4211, 4212, 1113, 5012…)
Có TK 711 - Thu phí dịch vụ
Có TK 4531 - Thuế GTGT phải nộpQuy trình tiền gửi phải đạt được yêu cầu kiểm soát tất cả các nghiệp vụ phát sinh
dù được ghi chép bằng tay, bằng máy hay bằng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
Trang 26Có TK 423 - TGTK bằng đồng Việt Nam(2) Khi KH rút tiết kiệm bằng TM
Nợ TK 423 - TGTK bằng đồng Việt Nam
Có TK 1011- TM tại quỹ(3) Khi KH yêu cầu thay đổi các kỳ hạn gửi tiền
Nợ TK 4231 - TGTK không kỳ hạn
Có 4232 - TGTK có kỳ hạnHay
Nợ TK 4232 - TGTK có kỳ hạn
Có TK 4231 - TGTK không kỳ hạn
3.1.3.2 Kế toán ngân hàng phát hành các giấy tờ có giá
a) Chứng từ sử dụng: Giống như chứng từ dùng trong kế toán huy động tiền gửi b) Tài khoản sử dụng
* TK TCTD phát hành GTCG
- TK 431, 434- Mệnh giá GTCG bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ
- TK 432, 435 - Chiết khấu GTCG bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ
- TK 433, 436 - Phụ trội GTCG bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ
- TK 388 - Chi phí chờ phân bổ
c) Nội dung và kết cấu tài khoản phát hành GTCG
* TK 431, 434 – Mệnh giá GTCG bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ
TK này phản ánh giá trị của GTCG phát hành theo mệnh giá khi NHTM đivay bằng hình thức phát hành GTCG và việc thanh toán GTCG đáo hạn trong kỳ Nộidung ghi chép trên TK này như sau:
431, 434
* TK 432, 435 – Chiết khấu GTCG bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ
-Thanh toán GTCG khi đáo
hạn - Giá trị GTCG phát hành theo mệnh giá trong kỳ
Dư có: phản ánh giá trị GTCG đã phát hành chưa thanh toán
Trang 27TK này phản ánh CK GTCG phát sinh khi NHTM đi vay bằng hình thức pháthành GTCG có chiết khấu và việc phân bổ chiết khấu GTCG trong kỳ.
432, 435
* TK 433, 436 – Phụ trội GTCG bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ
TK này phản ánh phụ trội GTCG phát sinh khi NHTM đi vay bằng hình thứcphát hành GTCG có phụ trội và việc phân bổ phụ trội GTCG trong kỳ
433, 436
* TK 388 – Chi phí chờ phân bổ
TK này phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kếtquả kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc phân bổ các khoản chi phí này vào chi phícủa các kỳ kế toán
- Phân bổ chiết khấu GTCG trong kỳ
- Phân bổ phụ trội GTCG
phát sinh trong kỳ - Phụ trội GTCG phát sinh trong kỳ
Dư có: Phản ánh phụ trội GTCG chưa phân bổ còn lại trong kỳ
- Chi phí trả trước chờ
phân bổ đầu kỳ
Dư nợ: Chi phí trả trước chưa được phân bổ
- Chi phí trả trước được phân bổ định kỳ
- Số tiền lãi thoái thu
Trang 28Nợ TK thích hợp (TM, TG) - Số tiền thu về phát hành GTCG
Có TK 431\434 - Mệnh giá GTCG(2) Khi trả lãi
- Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ
Nợ TK 803 - Trả lãi phát hành GTCG
Có TK thích hợp – Số tiền trả lãi GTCG trong kỳ
- Nếu trả lãi GTCG sau (Khi GTCG đáo hạn), định kỳ NH phải tính trướcchi phí lãi vay phải trả trong kỳ vào chi phí
Nợ TK 803 - Trả lãi phát hành GTCG
Có TK 492- Lãi phải trả về phát hành GTCGCuối thời hạn của GTCG, NH thanh toán gốc và lãi
Nợ TK 492 – Lãi phải trả về phát hành GTCG
Nợ TK 431\434 – Mệnh giá GTCG
Có TK thích hợp – Trả lãi và gốc
- Nếu trả lãi GTCG ngay khi phát hành, chi phí vay được phản ánh
+ Tại thời điểm phát hành
Nợ TK thích hợp (Tổng số tiền thực thu)
Nợ TK 388 – Chi phí chờ phân bổ
Có TK 431\434 – Mệnh giá GTCG+ Định kỳ phân bổ lãi GTCG trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ
Trang 29Định kỳ phân bổ chi phí phát hành GTCG vào chi phí
- Nếu trả lãi GTCG theo định kỳ
Trang 30Nợ TK 432\435 – Chiết khấu GTCG
Có TK 431\434 – Mệnh giá GTCG+ Định kỳ phân bổ lãi GTCG trả trước vào chi phí đi vay từng kỳ
Nợ TK 803 – Lãi phải trả về phát hành GTCG
Có TK 388 – Chi phí chờ phân bổ
Có TK 432\435 – Chiết khấu GTCG(3) Chi phí phát hành GTGT: Tương tự như phát hành GTCG theo mệnh giá(4) Thanh toán GTCG: Tương tự như phát hành GTCG theo mệnh giá
- Nếu trả lãi sau
+ Định kỳ trích trước chi phí lãi vay phải trả
Trang 31Nợ TK 803– Chi phí phát hành GTCG
Có TK 388– Chi phí chờ phân bổĐồng thời phân bổ dần phụ trội
Nợ TK 433\436 – Phụ trội GTCG
Có TK 803 – Chi phí phát hành GTCG(3) Chi phí phát hành GTGT: Tương tự như phát hành GTCG theo mệnh giá(4) Thanh toán GTCG: Tương tự như phát hành GTCG theo mệnh giá
3.2 Nghiệp vụ kế toán cho vay
3.2.1 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay
3.2.1.1 Khái niệm và vai trò
a) Khái niệm
Kế toán nghiệp vụ cho vay là hoạt động ghi chép, phản ánh tổng hợp một cáchđầy đủ, chính xác, kịp thời các khoản cho vay trong tất cả các khâu từ giải ngân, thu nợ,thu lãi và theo dõi dư nợ toàn bộ quá trình cho vay của NHTM, trên cơ sở đó để giám đốcchặt chẽ toàn bộ số tiền đã cấp tín dụng cho khách hàng đồng thời làm tham mưu chonghiệp vụ TD
b)Vai trò
Nghiệp vụ cho vay giữ một vai trò quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn
bộ tài sản Có của NH Nguồn vốn cho vay là nguồn hình thành từ huy động trong KH, dovậy NH phải sử dụng có hiệu quả nghĩa là cho vay phải thu được nợ để trả cho người gửi
và thu lãi để bù đắp kinh phí
Trang 323.2.1.2 Ý nghĩa và nhiệm vụ
a) Ý nghĩa
- Phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế quốc dân đồng thời tạođiều kiện cho các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân có đầy đủ vốn để sản xuất kinh doanh,
mở rộng lưu thông hàng hóa
- Kế toán cho vay cung cấp những thông tin về phạm vi cho vay, tỷ trọng mỗihình thức cho vay, tỷ trọng nguồn cho vay bằng nội tệ hay ngoại tệ trong tổng vốn chovay
- Thông qua số liệu kế toán cho vay để biết được phạm vi, phương hướng đầu
tư, hiệu quả đầu tư của NH vào các ngành kinh tế
- Kế toán cho vay theo dõi hiệu quả sử dụng vốn vay của từng đơn vị qua đótăng cường khuyến khích cho vay vốn hay hạn chế cho vay đối với từng KH
- Tính và thu lãi cho vay chính xác, đầy đủ, kịp thời
- Giám sát tình hình tài chính của khách hàng thông qua hoạt động của tàikhoản tiền gửi và tài khoản cho vay
- Thông qua số liệu của kế toán cho vay để phát huy vai trò tham mưu của kếtoán trong quản lý nghiệp vụ tín dụng
3.2.2 Các hình thức cho vay
3.2.2.1 Cho vay ngắn hạn thông thường
- Là các khoản cho vay có thời hạn tới 12 tháng
- NHTM có thể cho vay ngắn hạn dưới các hình thức: Cho vay từng lần, cho vaytheo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn, cho vay theo hạnmức tín dụng dự phòng…
3.2.2.2 Cho vay trung và dài hạn
Trang 33- Cho vay trung hạn là các khoản cho vay từ 12 đến 60 tháng
- Cho vay dài hạn là các khoản cho vay trên 60 tháng
- Cho vay trung và dài hạn cũng có các hình thức như cho vay ngắn hạn
3.2.3 Kế toán hoạt động cho vay
3.2.3.1 Kế toán hoạt động cho vay ngắn hạn
a) Chứng từ sử dụng
- Chứng từ gốc
+ Đơn xin vay: là chứng từ do KH lập để xin vay vốn NH, trong đó trình bày
rõ mục đích vay, số tiền vay, là căn cứ ban đầu để NH xem xét cho vay
+ Hợp đồng tín dụng: là căn cứ quan trọng để giải quyết tranh chấp nếu cóxảy ra giữa KH và NH
+ Hợp đồng thế chấp bảo lãnh, cầm cố tài sản
+ Phương án sản xuất kinh doanh
+ Kế hoạch vay vốn trả nợ
+ Các báo cáo tài chính của khách hàng vay vốn
+ Các giấy tờ liên quan đến việc vay vốn
+ Khế ước vay kiêm kỳ hạn nợ: là chứng từ chứng nhận số tiền NH phát vaycho KH theo lịch trình cụ thể, đây cũng là căn cứ để KH trả nợ NH theo đúng định kỳ
- Chứng từ ghi sổ
+ Giấy lĩnh tiền mặt, phiếu chi,…
+ Các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: sec, ủy nhiệm chi,
+ Phiếu chuyển khoản và bảng kê tính lãi hàng tháng
b) TK sử dụng
* Nhóm các TK liên quan đến nghiệp vụ tín dụng
* TK 21- Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
- TK 211 - Cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam
+ TK 2111 - Nợ đủ tiêu chuẩn+ TK 2112 - Nợ cần chú ý+ TK 2113 - Nợ dưới tiêu chuẩn
Trang 34+ TK 2114 - Nợ nghi ngờ+ TK 2115 - Nợ có khả năng mất vốn
- TK 241,242 - Trả thay KH bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ
- TK427, 428 - Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ
- TK 381, 382 - Góp vốn đồng tài trợ
- TK 383, 384 - Ủy thác, đầu tư cho vay
- TK 4599 - Các khoản chờ thanh toán khác
- TK 994, 996 - Thế chấp,cầm cố của KH
* Nhóm các TK liên quan đến thu lãi cho vay
- TK 394 - Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
- TK 702 - Thu lãi cho vay
* TK 94 - Lãi cho vay chưa thu được
* Nhóm các TK liên quan đến rủi ro tín dụng
c) Nội dung kết cấu TK
* TK 21 - Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước
Phản ánh số tiền NH đang cho KH vay TK này dùng để hạch toán số tiềnđồng VN, NH cho các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước vay ngắn hạn và các khoản vayđược NH gia hạn nợ và được đánh giá là có khả năng trả nợ đúng hạn, đầy đủ khi đến hạntrả nợ mới
Trang 352111
*TK427, 428 - Tiền ký quỹ bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ
Phản ánh số tiền bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ mà NH nhận ký quỹ , kýcược cho KH để đảm bảo cho các hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán, cấp tín dụngthực hiện theo hợp đồng cam kết
427,428
* TK 394: Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
Phản ánh lãi phải thu dồn tích trên hoạt động tín dụng
Dư nợ: Số tiền KH đang nợ
bảo thanh toán hoặc ký quỹ
Dư có: Số tiền KH gửi để đảm bảo thanh toán hoặc ký quỹ
- Số tiền lãi phải thu tính
cộng dồn
Dư nợ: Số tiền lãi cho vay
NH còn phải thu
- Số tiền lãi KH đã trả
- Số tiền lãi thoái thu
Trang 36Nội dung: Bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung, dùng để phản ánhviệc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH theo quyđịnh hiện hành về phân loại nợ.
219,229,…
* TK 702 – Thu lãi cho vay
702
d) Quy trình cho vay ngắn hạn
(1) Khi KH thế chấp, hay cầm cố TS đảm bảo nợ vay
Ghi đơn Nợ TK 994 – TS thế chấp, cầm cố của KH(2) Khi giải ngân
- Nếu giải ngân bằng TM
- Sử dụng dự phòng để xử
lý các rủi ro tín dụng
- Hoàn nhập số chênh lệch
dự phòng đã lập theo quy định
- Số dự phòng được trích lập từ chi phí
Dư có: Số dự phòng hiện có cuối kỳ
- Điều chỉnh hạch toán sai sót trong năm (nếu có)
- Chuyển số dư có vào TK lợi nhuận khi quyết toán cuối năm
- Tiền thu lãi vay
Dư có: Phản ánh số tiền thu lãi hiện có của NH
Trang 37Nợ TK 2112 – Nợ cần chú ý
Có TK 2111 – Nợ đủ tiêu chuẩn(5) Khi chuyển nợ dưới tiêu chuẩn (Nợ quá hạn từ 90 ngày tới 180 ngày)
Nợ TK 2113 – Nợ dưới tiêu chuẩn
Có TK 2112 – Nợ cần chú ý(6) Khi chuyển nợ nghi ngờ (Nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
Nợ TK 2191\ 2192
Có TK 2115 – Nợ có khả năng mất vốnĐồng thời ghi đơn Nợ TK 971 – Nợ bị tổn thất đang trong thời gian theo dõiKhi hết thời gian theo dõi ghi đơn Có TK 971
Khi KH trả nợ và lãi theo hợp đồng thì NH tiến hành thanh lý hợp đồng TD
Nợ TK 394 – Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng
Có TK 702 – Thu lãi cho vay(10) Khi KH trả lãi
- Nếu KH trả lãi đúng hạn
Nợ TK thích hợp (1011, 4211,…)
Có TK 394 (702 – Nếu không tính lãi dự thu)
Trang 38- Nếu lãi đến kỳ trả mà KH không trảGhi đơn Nợ TK 941 – Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
- Nếu phải xóa
Nợ TK 702 – Thu lãi cho vay
Có TK 394 – Lãi phải thu từ hoạt động tín dụngĐồng thời ghi đơn Có TK 941 - Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam
3.2.3.2 Kế toán hoạt động cho vay trung và dài hạn
Hạch toán tương tự như cho vay ngắn hạn nhưng với các TK tương ứng gồm TK
212, 213
3.3 Hệ thống tài khoản ngân hàng sử dụng
3.3.1 Cấu trúc tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán NH được ban hành theo quy định hiện hành479/2004/QĐ- NHNN ngày 29/04/2004 và áp dụng ngày 01/10/2004
Hệ thống TK kế toán các TCTD bao gồm 9 loại, trong đó từ loại 1 đến 8 là TKtrong bảng, loại 9 là TK ngoài bảng CĐKT, được bố trí theo hệ thống thập phân nhiềucấp, từ TK cấp I đến TK cấp V, ký hiệu từ 2 đến 6 chữ số
- TK cấp I ký hiệu bằng 2 chữ số, từ 10 đế 99, mỗi loại TK được bố trí tối đa 10
TK cấp I
- TK cấp II ký hiệu bằng 3 chứ số, 2 số đầu là số hiệu TK cấp I, số thứ 3 là số thứ
tự TK cấp II TK cấp III, IV, V tương tự
3.3.2 Ký hiệu tiền tệ
Để phân biệt tiền Việt Nam và các loại ngoại tệ khác, NHNo&PTNT sử dụng kýhiệu tiền tệ bằng số (Từ 00 đến 99), bằng ba chữ (như VND, USD, ) để ghi vào bên phảitiếp theo số liệu tổng hợp
VD: 00: đồng VN; 14: EUR; 37: USD; 35: GBP…; 99: Các loại ngoại tệ khác
3.3.3 Định khoản ký hiệu tài khoản chi tiết
Số hiệu TK chi tiết gồm 2 phần
VD: 4211.00 000001
I II
Trang 39Phần I: Số hiệu TK tổng hợp và ký hiệu tiền tệ.
Phần II: Số thứ tự tiểu khoản trong TK tổng hợp
- Nếu một TK tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệubằng một chữ số từ 1 đến 9 Nếu một TK tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểukhoản được ký hiệu bằng hai chữ số từ 01 đến 99 Nếu một TK tổng hợp có dưới 1000tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng ba chữ số từ 001 đến 999
- Nhóm TK quan hệ với khách hàng (tiền gửi, tiền vay) số thứ tự tiểu khoản thốngnhất quy định 6 chữ số bắt đầu từ 000001
- Số lượng chữ số của các tiểu khoản trong cùng một TK tổng hợp bắt buộc phảighi thống nhất theo quy định trên (một, hai, ba chữ số…) nhưng không bắt buộc phải ghithống nhất số lượng chữ số của các tiểu khoản giữa các TK tổng hợp khác nhau
- Số thứ tự tiểu khoản được ghi vào bên phải của số hiệu TK tổng hợp và ký hiệutiền tệ Giữa số hiệu TK tổng hợp, ký hiệu tiền tệ và số thứ tự tiểu khoản, ghi thêm dấuchấm để phân biệt
3.3.4 Phương pháp hạch toán các tài khoản
Việc hạch toán các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổkép Các TK trong bảng được chia làm 3 loại
- Loại TK thuộc TS Có: Luôn luôn có số dư Nợ
- Loại TK thuộc TS Nợ: Luôn luôn có số dư Có
- Loại TK thuộc TS Nợ - Có: Lúc có số dư Có, lúc có số dư Nợ,hoặc có cả hai sốdư
Khi lập bảng Cân đối TK, phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của cácloại TK và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ, Có của TK thuộc loại TS Nợ - Có
Việc hạch toán các TK ngoại bảng được tiến hành theo phương pháp ghi đơn
3.4 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu từ sổ sách, chứng từ
- Thu thập số liệu từ phòng kế toán, ngân quỹ
- Thu thập thông tin từ internet
- Quan sát thực tế, mô tả
Trang 40CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kế toán huy động vốn
4.1.1 Các loại hình sản phẩm dịch vụ cung ứng
a) Tiền gửi thanh toán
Là loại TGKKH do KH gửi vào TK dùng để thanh toán và hưởng lãi suất theoquy định của NH Đối với TGKKH, doanh nghiệp sử dụng để hưởng những dịch vụ tiệních trong việc TTKDTM như sec, UNC,… KH là cá nhân thường sử dụng để chuyển tiềncho người thân, trả lương qua thẻ ATM,…
b) Tiền gửi có kỳ hạn
Là loại tiền gửi chủ yếu dùng để hưởng lãi suất Loại tiền gửi này ổn định, NH
dễ ra quyết định kinh doanh
c) Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Loại tiền gửi này, lãi được tính trả hàng tháng (vào ngày cuối tháng) theophương pháp tích số Nếu KH không đến nhận lãi thì lãi được nhập vào vốn gốc
d) Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Bao gồm TKCKH trả lãi trước, trả lãi định kỳ và trả lãi sau
e) Tiền gửi TK học đường
Là loại TGTKCKH Mỗi tháng KH gửi vào một số tiền nhất định, (tối thiểu là100.000 nhưng không hạn chế mức tối đa) theo sự thỏa thuận trong hợp đồng, với mộtkhoản thời gian nhất định đã đăng ký trước Lãi suất được tính theo cơ chế thả nổi Sảnphẩm này có rất nhiều khả năng phát triển rộng, mang lại nguồn vốn lớn cho NH để thựchiện kế hoạch kinh doanh
f) Tiền gửi tiết kiệm hưởng lãi bậc thang theo thời gian gửi
g) Tiền gửi tiết kiệm bằng vàng
h) Tiền gửi tiết kiệm bằng VND đảm bảo theo giá trị vàng.